Hợp đồng bốc xếp thời vụ là dạng hợp đồng phát sinh trong một thời gian cố định, tại đây dịch vụ vận chuyển là cần thiết nhưng sau đó sẽ kết thúc khi hết thời gian. Thỏa thuận này tương đối đơn giản và có những giới hạn rõ ràng về hiệu quả yêu cầu, các bạn có thể tham khảo biểu mẫu của chúng tôi.
Mẫu Hợp đồng bốc xếp thời vụ
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập- Tự do- Hạnh phúc
HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG THỜI VỤ
(V/v bốc xếp hàng hóa)
Số: ……………/HĐLĐTV
- Căn cứ theo quy định bộ luật Dân sự nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2015;
- Căn cứ theo Bộ luật Lao động nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 2014;
- Căn cứ theo thỏa thuận các bên;
Hôm nay, ngày … tháng … năm 2020, Tại ………………………………………………., chúng tôi gồm các bên:
Bên người sử dụng lao động – Bên A:
Tên công ty: ……………………………………………………………………………………………………………….
Mã số thuế: …………………………………………………………………………………………………………………
Số tài khoản:…………………………….. Chi nhánh: ……………………………………………………………..
Địa chỉ: ………………………………………………………………………………………………………………………
Số điện thoại: ……………………………………………………………………………………………………………..
Người đại diện theo pháp luật: ……………………………………………….. Chức vụ: ………………….
Bên người lao động – Bên B
Ông/bà: ……………………………………………………………….. Giới tính: ………………………………….
Ngày sinh: …………………………………………………………… Dân tộc:……………………………………
Giấy tờ chứng thực số:………………… Nơi cấp …………………….. Ngày cấp…………………………….
Địa chỉ: …………………………………………………………………………………………………………………….
Tài khoản Ngân hàng:………………………………………….. Chi nhánh: ……………………………….
Số điện thoại:……………………………………………………….
Hai bên cùng thoả thuận ký kết hợp đồng lao động và cam kết làm đúng những điều khoản sau đây:
Điều 1. Nội dung hợp đồng
– Hợp đồng thỏa thuận giữa hai bên về việc bên A sẽ giao khoán công việc bốc xếp hàng hóa theo yêu cầu của bên A tại địa chỉ …
– Thời hạn hợp đồng 12 tháng;
Điều 2. Thời hạn và công việc hợp đồng
- Loại hợp đồng lao động: Thời vụ … tháng.
- Từ ngày … tháng … năm … đến ngày … tháng … năm ….
- Địa điểm làm việc: …
- Công việc phải làm: Bên A sẽ giao khoán cho bên B việc đóng gói hàng hóa, bốc dỡ hàng hóa lên xe, hoặc vào kho theo yêu cầu bên A; Việc thực hiện công việc sẽ được giám sát thực hiện.
Điều 3: Chế độ làm việc:
3.1. Thời giờ làm việc: 8h/ngày
3.2. Công cụ làm việc:
- Nhằm đảm bảo quá trình thực hiện công việc bên sẽ hỗ trợ bên A về phương tiện cần thiết để thực hiện công việc theo yêu cầu;
- Bên B có nghĩa vụ bảo quản phương tiện, dụng cụ thực hiện công việc;
- Khi có hư hỏng tài sản, hay phương tiện phải thông báo cho bên A được biết để xử lý kịp thời;
Điều 4. Chế độ lương thưởng
- Mức lương chính: …………………. đ/tháng (đã bao gồm BHXH, BHYT).
- Hình thức trả lương: Bằng tiền mặt hay chuyển khoản.
- Phụ cấp gồm: Phụ cấp xăng xe, phụ cấp chức vụ …
- Được trả lương: vào ngày 5 hàng tháng
- Tiền thưởng : Theo tình hình tài chính của công ty.
- Chế độ nâng lương: Tùy theo thể hiện công việc của từng người.
- Chế độ nghỉ ngơi (nghỉ hàng tuần, phép năm, lễ tết…): Mỗi tháng được nghỉ 04 ngày.
- Chế độ đào tạo: Bên B sẽ được đào tạo, hướng dẫn nghiệp vụ gói hàng, xếp, dỡ hàng sao cho thuận tiện và nhanh nhất, nhưng đảm bảo làm việc cho bên A trong thời gian thực hiện hợp đồng. Trường hợp bên B nghỉ trước thời hạn sẽ phải hoàn trả chi phí đào tạo đó.
Điều 5: Quyền lợi và nghĩa vụ của bên A
5.1. Quyền của bên A
- Có quyền yêu cầu bên B bồi thường đối với những thiệt hại do quá trình cung cấp dịch vụ của bên B gây ra đối với bên A hoặc bên khác trong quá trình thực hiện hợp đồng.
- Hỗ trợ cho bên B chi phí đào tạo nhân viên mới.
- Yêu cầu bên B thực hiện đúng những công việc và cam kết đã ghi nhận trong hợp đồng
- Điều hành bên B hoàn thành công việc theo hợp đồng (bố trí, điều chuyển, tạm ngừng việc…).
- Tạm hoãn, chấm dứt hợp đồng lao động, kỷ luật bên B theo quy định của pháp luật, thoả ước lao động tập thể (nếu có) và nội quy lao động của doanh nghiệp.
5.2. Nghĩa vụ của bên A
- Bảo đảm việc làm và thực hiện đầy đủ những điều đã cam kết trong hợp đồng lao động.
- Thanh toán đầy đủ, đúng thời hạn các chế độ và quyền lợi cho người lao động theo hợp đồng lao động, thoả ước lao động tập thể (nếu có).
Điều 6. Nghĩa vụ và quyền hạn của bên B
6.1. Quyền của bên B
- Nhận các khoản lương thưởng theo công việc bản thân;
- Yêu cầu bên A thanh toán các chi phí, lương vào đúng thời hạn.
6.2. Nghĩa vụ của bên B
- Hoàn thành những công việc đã cam kết trong hợp đồng lao động.
- Chấp hành lệnh điều hành sản xuất – kinh doanh, nội quy kỷ luật lao động, an toàn lao động.
- Bồi thường vi phạm và vật chất:
Điều 7. Điều khoản chấm dứt hợp đồng:
- Hợp đồng chấm dứt khi hết hiệu lực của hợp đồng mà các bên không thực hiện việc ký kết hợp đồng mới;
- Đơn phương chấm dứt hợp đồng
- Một trong hai bên có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng do một bên vi phạm hợp đồng hoặc không thể thực hiện hợp đồng thì thông báo cho bên kia biết về việc đơn phương chấm dứt hợp đồng. Bên đơn phương chấm dứt hợp đồng không lý do thì phải chịu trách nhiệm bồi thường cho bên còn lại;
Điều 8. Chịu trách nhiệm với hàng hóa
- Trong quá trình bốc xếp hàng hóa lên xe, vào kho bên B có nghĩa vụ bảo quản hàng hóa theo đúng yêu cầu;
- Mọi rủi ro đối với hàng hóa do bên B chịu trách nhiệm khi hàng hóa hư hỏng, mất mát;
- Bên A có nghĩa vụ thông báo cho bên B về loại hàng hóa bốc xếp để bên B đảm bảo thực hiện an toàn;
- Khi có thiệt hại đối với hàng hóa thì bên B có nghĩa vụ phải báo cho bên A được biết hoặc giảm thiệt hại dưới mức tối đa trong thời gian 03 ngày, kể từ ngày xảy ra thiệt hại. Trường hợp bên B không thông báo thì bên B sẽ chịu hoàn toàn trách nhiệm.
- Những thiệt hại do bên B gây ra có nghĩa vụ phải bồi hoàn toàn bộ giá trị thiệt hại hàng hóa;
- Nếu thiệt hại quá lớn thì hai bên cùng nhau thỏa thuận giải quyết kịp thời;
Điều 9. Trường hợp bất khả kháng
- Sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra ngoài sự kiểm soát hợp lý của Các Bên sau khi đã áp dụng các biện pháp cần thiết mà một Bên hoặc Các Bên không thể thực hiện được nghĩa vụ của mình theo Hợp đồng này. Các Sự kiện bất khả kháng bao gồm nhưng không giới hạn bởi: thay đổi về mặt chính sách của nhà nước, chiến tranh, bạo loạn, tình trạng khẩn cấp, đình công, hỏa hoạn, động đất, lụt bão, sét đánh, sóng thần và các thiên tai khác.
- Nếu một Bên bị cản trở không thể thực hiện nghĩa vụ của mình theo Hợp đồng này vì Sự kiện bất khả kháng thì Bên đó phải thông báo cho Bên kia bằng văn bản trong vòng 7 ngày kể từ ngày xảy ra Sự kiện bất khả kháng. Bên bị ảnh hưởng của Sự kiện bất khả kháng cùng với Các Bên sẽ nỗ lực để hạn chế và kiểm soát mức độ thiệt hại của Sự kiện bất khả kháng.
Điều 10. Điều khoản thi hành
- Những vấn đề về lao động không ghi trong hợp đồng lao động này thì áp dụng quy định của thoả ước tập thể, trường hợp chưa có thoả ước tập thể thì áp dụng quy định của pháp luật lao động.
- Hợp đồng lao động được làm thành 02 bản có giá trị ngang nhau, mỗi bên giữ một bản và có hiệu lực từ ngày ký. Khi hai bên ký kết phụ lục hợp đồng lao động thì nội dung của phụ lục hợp đồng lao động cũng có giá trị như các nội dung của bản hợp đồng lao động này.
Đại diện bên A | Đại diện bên B |
Tham khảo thêm:
- Mẫu hợp đồng bốc xếp hàng hóa
- Hợp đồng bốc xúc, vận chuyển đất đá
- Hợp đồng giao khoán bốc xếp
- Hợp đồng giao nhận hàng hoá
- Hợp đồng vận chuyển hàng hoá bằng container
- Hợp đồng dịch vụ giao hàng
- Hợp đồng thuê xe vận chuyển đất