Hợp đồng chuyển nhượng cửa hàng tạp hóa một dạng của hợp đồng chuyển nhượng thương hiệu, tài sản nói chung với những đặc trưng của cả 2 loại hợp đồng trên.

Định nghĩa Hợp đồng chuyển nhượng cửa hàng tạp hóa

Hợp đồng chuyển nhượng cửa hàng tạp hóa là thỏa thuận chuyển nhượng, sang nhượng lại toàn bộ 1 cửa hàng kinh doanh tạp hóa, bao gồm cả tài sản, hàng hóa, quỹ khách hàng và đôi khi là cả thương hiệu.

Mẫu Hợp đồng chuyển nhượng cửa hàng tạp hóa

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

———–o0o———–

                 …, ngày … tháng … năm …

HỢP ĐỒNG CHUYỂN NHƯỢNG CỬA HÀNG

(V/v: Chuyển nhượng cửa hàng tạp hóa)

Số: …/HĐCN

  • Căn cứ Bộ luật dân sự 2015;
  • Căn cứ Luật thương mại 2005 ;
  • Căn cứ nhu cầu và khả năng thực tế của các bên.

Hôm nay, ngày … tháng … năm …, tại địa chỉ …, chúng tôi bao gồm:

Bên nhận chuyển nhượng (bên A):

Ông/bà:                                                 Ngày sinh:                                   Giới tính:

CMND số:                                         Ngày cấp:                             Nơi cấp:

Địa chỉ thường trú:

Nơi cư trú hiện tại:

Thông tin liên lạc:

Bên chuyển nhượng (bên B):

Ông/bà:                                                 Ngày sinh:                                   Giới tính:

CMND số:                                         Ngày cấp:                             Nơi cấp:

Địa chỉ thường trú:

Nơi cư trú hiện tại:

Thông tin liên lạc:

Là chủ sở hữu cửa hàng tạp hóa X tại số …

Cùng bàn bạc, thống nhất những thỏa thuận sau đây:

Điều 1. Đối tượng chuyển nhượng

– Bên B đồng ý chuyển nhượng cửa hàng tạp hóa X, bao gồm toàn bộ mặt bằng và tất cả cơ sở vật chất, thiết bị trong cửa hàng cho bên A. Cụ thể về đối tượng chuyển nhượng được liệt kê trong Phụ lục đính kèm Hợp đồng này.

– Địa chỉ cửa hàng: …

Điều 2. Thời hạn chuyển nhượng

Bên B tiến hành bàn giao toàn bộ mặt bằng cửa hàng X và cơ sở vật chất, thiết bị của cửa hàng cho bên A trong vòng 15 ngày, kể từ khi Hợp đồng được ký kết.

Điều 3. Giá trị hợp đồng và cách thức thanh toán

– Giá chuyển nhượng: 100.000.000 đồng (Bằng chữ: Một trăm triệu đồng chẵn). Giá trên chưa bao gồm các khoản thuế, phí, lệ phí khác (nếu có).

– Bên A thanh toán cho bên B toàn bộ giá trị Hợp đồng bằng tiền mặt, chậm nhất sau 03 ngày kể từ ngày ký kết Hợp đồng.

– Bên A nhanh chóng hoàn thành nghĩa vụ thanh toán và phải trả lãi trên số tiền chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả trong trường hợp không thực hiện đúng nghĩa vụ theo thời hạn nói trên.

Điều 4. Quyền và nghĩa vụ của bên chuyển nhượng

– Yêu cầu Bên A thanh toán giá chuyển nhượng theo đúng thời hạn;

– Không chịu trách nhiệm đối với các hoạt động kinh doanh của cửa hàng X, kể từ thời điểm hoàn thành nghĩa vụ bàn giao cửa hàng cho bên A.

– Bàn giao toàn bộ trang thiết bị, đồ dùng hiện có và các giấy tờ liên quan;

– Chốt số điện, nước và thanh toán đầy đủ các chi phí liên quan trước thời điểm Hợp đồng này có hiệu lực;

– Bảo đảm quyền sở hữu của bên A với cửa hàng X là hợp pháp, trọn vẹn, không có tranh chấp với bên thứ ba trong và sau thời điểm chuyển nhượng;

– Tạo điều kiện thuận lợi, hỗ trợ tốt nhất cho bên A trong thời gian đầu sử dụng, kinh doanh cửa hàng X.

Điều 5. Quyền và nghĩa vụ của bên nhận chuyển nhượng

– Đối soát và yêu cầu bên B cung cấp các giấy tờ cần thiết để phục vụ hoạt động kinh doanh của mình;

– Yêu cầu bên B hỗ trợ về một số hoạt động trong thời gian đầu sử dụng, kinh doanh cửa hàng X;

– Nhận chuyển nhượng mặt bằng và trang thiết bị theo đúng thỏa thuận tại Điều 1 của Hợp đồng này;

– Thanh toán giá trị hợp đồng đầy đủ, đúng hạn;

– Chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động kinh doanh cửa hàng X sau thời điểm nhận chuyển nhượng.

Điều 6. Phạt vi phạm

Bên vi phạm Hợp đồng phải bồi thường thiệt hại thực tế phát sinh từ hành vi vi phạm, đồng thời phải chịu phạt vi phạm. Các khoản tiền phạt được thỏa thuận như sau:

– Phạt vi phạm nghĩa vụ bàn giao cửa hàng: … đồng

– Phạt vi phạm nghĩa vụ thanh toán Hợp đồng: … đồng

– Phạt vi phạm nội dung của hợp đồng: … đồng

– Phạt vi phạm đơn phương chấm dứt hợp đồng: … đồng

Điều 7. Giải quyết tranh chấp

– Mọi tranh chấp liên quan đến Hợp đồng này đều được giải quyết thông qua thương lượng, hòa giải giữa các bên.

– Trong trường hợp hòa giải không thành, các bên có quyền yêu cầu Tòa án nhân dân có thẩm quyền tiến hành giải quyết.

Điều 8. Chấm dứt hợp đồng

Hợp đồng hết hiệu lực trong các trường hợp sau:

– Tại thời điểm xảy ra muộn hơn, xét trong hai thời điểm sau:

+ Khi bên B hoàn thành nghĩa vụ bàn giao toàn bộ cửa hàng và các giấy tờ liên quan

+ Khi bên A hoàn thành nghĩa vụ thanh toán

– Theo thỏa thuận khác (nếu có);

– Một trong các bên đơn phương chấm dứt thực hiện Hợp đồng.

Điều 9. Hiệu lực hợp đồng

Hợp đồng có hiệu lực kể từ ngày ký.

– Hợp đồng được lập thành 03 (ba) bản có giá trị ngang nhau, mỗi bên trong Hợp đồng và chủ sở hữu nhà ở cho thuê giữ một bản. Phụ lục và các văn bản đính kèm Hợp đồng này là bộ phận không thể tách rời và có giá trị pháp lý như những điều khoản được ghi nhận trong Hợp đồng.

                  Bên A                                                                                 Bên B

       (Ký và ghi rõ họ tên)                                                          (Ký và ghi rõ họ tên)

Công chứng viên

(Ký tên, đóng dấu)

Tham khảo thêm:

  • Hợp đồng chuyển nhượng quán massage
  • Hợp đồng chuyển nhượng quán nhậu
  • Hợp đồng chuyển nhượng homestay
  • Hợp đồng chuyển nhượng toàn bộ dự án
  • Hợp đồng chuyển nhượng cửa hàng lần đầu
  • Hợp đồng mua thương hiệu độc quyền
  • Hợp đồng nhượng quyền thương hiệu cà phê
  • Hợp đồng chuyển nhượng cửa hàng làm đầu