Dịch vụ giặt ủi công nghiệp được các nhà máy xí nghiệp, công ty sử dụng để thực hiện giặt ủi cho sản phẩm của họ.Việc thuê giặt là với số lượng càng lớn thì rủi ro mất mát và kiểm soát sẽ càng khó khăn hơn, chính vì vậy hợp đồng giặt ủi công nghiệp được sử dụng để các bên đưa ra các điều khoản đảm bảo quyền lợi cũng như ràng buộc trách nhiệm của nhau.
Định nghĩa hợp đồng giặt ủi công nghiệp
Hợp đồng giặt ủi công nghiệp là loại hợp đồng dịch vụ theo đó một bên là bên cung cấp dịch vụ giặt ủi công nghiệp, còn một bên có nghĩa vụ thanh toán cho bên cung cấp dịch vụ.
Mẫu hợp đồng giặt ủi công nghiệp
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh Phúc
Hà Nội, Ngày…..tháng…..năm……
HỢP ĐỒNG GIẶT ỦI CÔNG NGHIỆP
– Căn cứ: Bộ luật dân sự số: 91/2015/QH13 được quốc hội ban hành ngày 24/11/2015;
– Căn cứ:Luật thương mại số: 36/2005/QH11 được quốc hội ban hành ngày 14/06/2005;
– Căn cứ vào các văn bản pháp luật khác có liên quan
– Căn cứ nhu cầu và khả năng của các bên
Hôm nay, ngày…tháng…năm…., chúng tôi bao gồm:
Bên A : ……………
Địa chỉ trụ sở:………………………………………………………..
Mã số thuế:…………………………………………………………..
Hotline:………………………….. Số Fax (nếu có):……………………
Người đại diện theo pháp luật: Ông/Bà: Nguyễn Văn A Chức vụ: Giám đốc
Số điện thoại liên hệ:………………………….
Bên B : ……….
Địa chỉ trụ sở:………………………………………………………..
Mã số thuế:…………………………………………………………..
Hotline:………………………….. Số Fax (nếu có):……………………
Người đại diện theo pháp luật: Ông/Bà: Nguyễn Văn B Chức vụ: Giám đốc
Số điện thoại liên hệ:………………………….
Hai bên cùng thoả thuận và nhất trí nhưng điều khoản sau đây:
Điều 1.Đối tượng hợp đồng
Bên B đồng ý nhận giặt ủi công nghiệp cho sản phẩm quần áo của bên A từ ngày………đến ngày……..
Bảng giá dịch vụ được bên B cung cấp đi kèm theo phụ lục I của hợp đồng này.
Điều 2. Quy trình giặt ủi và đóng gói
Bên B cần thực hiện quy trình giặt ủi và đóng gói theo các bước sau:
Bước 1: Tiếp nhận và phân loại đồ trước khi giặt
Bước 2: Xem xét phương pháp giặt tẩy phù hợp và tiến hành chu trình giặt
Bước 3: Sấy khô bằng máy sấy công nghiệp chuyên dụng
Bước 4: Là ủi sản phẩm bằng máy móc chuyên dụng
Bước 5: Kiểm tra chất lượng sản phẩm trước khi đóng gói
Bước 6: Đóng gói và bàn giao
Điều 3. Vận chuyển và giao nhận sản phẩm
-Bên B có trách nhiệm vận chuyển hoặc thuê bên vận chuyển nhận và trả quần áo giặt ủi từ bên A.
Việc giao- nhận trên phải được Bên B giao trực tiếp cho:
Ông……………………….. Sinh năm:………..
Chức vụ:…………….
Chứng minh nhân dân số:………………….. Do CA………….. cấp ngày…/…./…….
-Và ngay khi nhận được quần áo trong từng lần mà Bên B giao tới, Ông…………… có nghĩa vụ kiểm tra số lượng lập văn bản xác nhận việc đã nhận số lượng quần áo cùng tình trạng khi nhận vào Biên bản/…. và giao Biên bản…. trực tiếp cho:
Ông……………………….. Sinh năm:………..
Chức vụ:…………….
Chứng minh nhân dân số:………………….. Do CA………….. cấp ngày…/…./…….
-Trong trường hợp sau khi nhận được quần áo đã giặt ủi từ bên B,trong vòng 5 ngày kể từ khi nhận hàng Bên A kiểm tra kĩ phát hiện hư hỏng do bên B gây ra thì bên B phải bồi thường cho bên A. Sau thời gian này, bên B không chịu trách nhiệm với bất cứ trường hợp hư hỏng kể cả có lỗi của bên B.
-Thời gian giặt ủi không được quá 5 ngày kể từ ngày bên B nhận quần áo từ bên A. Trong trường hợp việc sử lí vết bẩn cần nhiều thời gian hơn, bên B phải thông báo cho bên A qua gmail.
Điều 4.Phí dịch vụ giặt ủi
Phí dịch vụ theo hợp đồng này là:……………..VNĐ/ Tháng
Phí trên đã bao gồm: chi phí máy móc, công cụ, dụng cụ và hoá chất, chi phí vận chuyển
Phí trên chưa bao gồm thuế GTGT
Điều 5. Phương thức thanh toán
5.1.Bên A thanh toán cho bên B bằng hình thức chuyển khoản vào tài khoản:
+Tên chủ tài khoản:…………………
+Tên ngân hàng:……………………
+Số tài khoản:……………………….
-Các loại phí chuyển tiền, phí ngân hàng do bên A gánh chịu
5.2 Thời điểm thanh toán: 1 tháng/1 lần được bên A thanh toán cho bên B vào ngày………hàng tháng
Điều 6 Quyền và nghĩa cụ của bên A
– Bên A có trách nhiệm cử cán bộ kiểm tra giao nhận quần áo cho bên A.
– Có trách nhiệm thông báo các yêu cầu giặt ủi đặc biệt cho các sản phẩm đặc biệt
– Có quyền yêu cầu bên B thực hiện giặt ủi lại sản phẩm không đạt yêu cầu
– Có trách nhiệm thanh toán đầy đủ và đúng hạn cho bên B
Điều 7. Quyền và nghĩa vụ của bên B
-Thực hiện công việc đúng thời hạn theo hợp đồng
– Bên B có trách nhiệm bảo quản quần áo mà bên B gửi giặt ủi, không được làm hư hỏng đến sản phẩm.Trường hợp gây hư hỏng bên B chịu trách nhiệm bồi thường cho bên A.
– Bên B có trách nhiệm chi trả toàn bộ chi phí vận chuyển.
– Bên B có trách nhiệm cung cấp hoá đơn giá trị gia tăng cho bên A.
Điều 8. Trường Hợp Bất Khả Kháng
Trong trường hợp một bên không thể thực hiện được nghĩa vụ hợp đồng do các hiện tượng thiên nhiên, lũ lụt, động đất, chiến tranh, khởi nghĩa, nổi loạn và các sự kiện khách quan không nằm trong sự kiểm soát hợp lý của Bên bị ảnh hưởng, và nếu Bên này đã nỗ lực hợp lý giảm thiểu hậu quả, và đã báo cáo bằng văn bản cho bên còn lại một cách nhanh chóng thì đó sẽ là lý do để biện minh và thời gian thi công sẽ được gia hạn thêm thời gian bị đình trệ bởi sự kiện này. Bất kể nguyên do bất khả khác, nếu Bên bị ảnh hưởng không thực hiện nghĩa vụ trong vòng ….. ngày sau ngày sự kiện bất khả kháng xảy ra thì bên kia có quyền chấm dứt hợp đồng. Việc chấm dứt hợp đồng này sẽ không ảnh hưởng đến nghĩa vụ của các bên cho đến ngày chấm dứt.
Điều 9 : Vi phạm và chế tài
9.1.Trừ trường hợp bất khả kháng, nếu một trong hai bên không thực hiện đúng theo thoả thuận của hợp đồng hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng không có sự thoả thuận của hai bên, thì sẽ bị phạt 15% giá trị hợp đồng.
9.2.Bên vi phạm hợp đồng , ngoài việc chịu phạt vi phạm theo thoả thuận tại khoản 9.1. Điều này, còn phải chịu bồi thường thiệt hại cho bên bị vi phạm theo quy định của pháp luật, bao gồm nhưng không giới hạn những khoản thiệt hại: thiệt hại thực tế, trực tiếp mà một bên phải gánh chịu do bên còn lại vi phạm hợp đồng gây ra; thiệt hại là khoản lợi nhuận mà bên bị vi phạm lẽ ra được hưởng nếu không có hành vi vi phạm hợp đồng của bên còn lại, các khoản chi phí mà bên bị vi phạm bỏ ra để hạn chế khắc, phục thiệt hại, để thực hiện công việc cần thiết nhằm đòi bồi thường thiệt hại, bảo vệ quyền lợi của bên bị vi phạm trong trường hợp bên vi phạm không ngay lập tức khắc phục, bồi thường thiệt hại khi nhận được yêu cầu của bên bị vi phạm.
Điều 10 : Giải quyết tranh chấp hợp đồng
Trong trường hợp phát sinh tranh chấp, các bên đồng ý ưu tiên giải quyết thông qua trao đổi, thương lượng. Việc trao đổi, thương lượng này phải được thực hiện ít nhất là …. lần và phải được lập thành…….. (văn bản). Nếu sau… lần tổ chức trao đổi, thương lượng mà hai bên không thỏa thuận giải quyết được tranh chấp, một bên hoặc cả hai bên có quyền đưa tranh chấp ra Tòa án có thẩm quyền để giải quyết theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự.
Điều 11: Hiệu lực hợp đồng
-Hợp Đồng này có hiệu lực kể từ ngày ký và sẽ chấm dứt khi hết thời hạn hợp đồng và biên bản thanh lý hợp đồng được hai Bên ký kết.
– Mọi sự thay đổi hay bổ sung vào bản hợp đồng này phải được sự thống nhất của cả hai Bên và được lập thành văn bản mới có giá trị hiệu lực.
– Hai Bên cam kết thực hiện nghiêm túc các điều khoản đã thỏa thuận trong hợp đồng.
– Hợp đồng làm thành 02 bản có giá trị pháp lý như nhau, mỗi Bên giữ 01 bản.
BÊN A (ký và ghi rõ họ tên) | BÊN B (ký và ghi rõ họ tên) |
DỊCH VỤ SOẠN THẢO HỢP ĐỒNG CHỈ 500 NGÀN ĐỒNG
TƯ VẤN MIỄN PHÍ –> GỌI NGAY 1900.0191
Danh sách bài viết liên quan:
- Hợp đồng gia công may đồng phục
- Hợp đồng mua bán gỗ thịt
- Hợp đồng thuê nhân viên phục vụ tại trường
- Hợp đồng thuê san lấp mặt bằng
- Hợp đồng thuê thiết kế trang phục
- Mẫu hợp đồng thuê nhân viên nấu ăn
- Mẫu hợp đồng tư vấn tuyển dụng