Hợp đồng lao động theo công việc dưới 12 tháng là những thỏa thuận lao động theo thời vụ hoặc khối lượng công việc cụ thể mà tại đây, thời hạn làm việc sẽ không vượt quá 12 tháng.

Định nghĩa Hợp đồng lao động theo công việc dưới 12 tháng

Hợp đồng lao động công việc là biểu mẫu được thống nhất theo quy định, với những thỏa thuận chi tiết về phạm vi công việc, lương thưởng, làm thêm ca,… trong giới hạn tối đa 12 tháng.

Mẫu Hợp đồng lao động theo công việc dưới 12 tháng

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

———–o0o———–

               …, ngày … tháng … năm …

HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG

Số: …/HĐLĐ

  • Căn cứ Bộ luật dân sự 2015;
  • Căn cứ Bộ luật lao động 2012;
  • Căn cứ nhu cầu và khả năng thực tế của các bên.

Hôm nay, ngày … tháng … năm …, tại địa chỉ …, chúng tôi bao gồm:

Bên A:

CÔNG TY…

Địa chỉ:

Mã số thuế:

Tel:

Fax:

Đại diện theo pháp luật: Ông/bà

Chức vụ:

CMND số:                                         Ngày cấp:                             Nơi cấp:

Địa chỉ thường trú:

Nơi cư trú hiện tại:

Phạm vi đại diện theo pháp luật được xác định theo Điều lệ Công ty … số … ban hành ngày … tháng … năm … 

Bên B:

Ông/bà:                                                 Ngày sinh:                                   Giới tính:

CMND số:                                         Ngày cấp:                             Nơi cấp:

Địa chỉ thường trú:

Nơi cư trú hiện tại:

Thông tin liên lạc:

Cùng bàn bạc, thống nhất những thỏa thuận sau đây:

Điều 1. Công việc đảm nhiệm

Bên A đồng ý thuê bên B đảm nhiệm vị trí kế toán kể từ ngày …/…/… đến hết ngày …/…/… Bên B đảm nhiệm vị trí này trong vòng 06 (sáu) tháng, thay thế cho bà… hiện đang nghỉ việc theo chế độ thai sản.

– Loại hợp đồng: Hợp đồng lao động theo công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng

– Địa điểm làm việc: trụ sở chính của Công ty, số…

– Vị trí: Nhân viên kế toán tại Phòng Kế toán – Tổng hợp của Công ty

– Nội dung công việc:

+ Tiếp nhận, ghi chép, xử lý chứng từ gốc, số liệu liên quan đến giao dịch thuộc nghiệp vụ kinh tế;

+ Theo dõi và quản lý công nợ qua báo cáo của kế toán công nợ;

+ Tính lương và các khoản thưởng bổ sung cho cán bộ, công nhân viên Công ty;

+ Thực hiện các bút toán đầu năm tài chính mới, lập báo cáo thuế theo chu kỳ hàng quý và khóa sổ, lập báo cáo tài chính cuối kỳ.

Điều 2. Chế độ làm việc    

2.1. Thời gian làm việc:

– Làm việc 8 tiếng/ngày từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần.

+ Buổi sáng: từ 7:00 đến 12:00

+ Buổi chiều: từ 13:30 đến 16:30

– Thời giờ nghỉ ngơi (nghỉ trong giờ làm việc, nghỉ hằng tuần, nghỉ lễ, tết, nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương) tuân thủ theo quy định của pháp luật lao động hiện hành.

2.2. Tiền lương và khoản chi phí hỗ trợ:

– Mức lương: 6.000.000 đồng/tháng

– Hỗ trợ đi lại: 100.000 đồng/tháng

– Hỗ trợ ăn trưa: 30.000 đồng/ngày

2.3. Phương thức thanh toán:

– Bên A thực hiện thanh toán tiền lương, các khoản chi phí hỗ trợ và tiền thưởng (nếu có) cho bên B qua hình thức chuyển khoản vào ngày mùng 5 hàng tháng. Nếu ngày trả lương trùng vào ngày nghỉ lễ, tết thì Bên A sẽ trả lương vào ngày làm việc tiếp theo.

Thông tin tài khoản của bên B:

   Chủ tài khoản: …

   Số tài khoản: …

   Ngân hàng: …                    

   Chi nhánh: …

Điều 3. Nghĩa vụ của bên B

– Tuân thủ các quy định pháp luật về lao động, chấp hành nghiêm chỉnh kỷ luật lao động, Nội quy Công ty;

– Hoàn thành công việc, nhiệm vụ được phân công theo đúng nội dung tại Điều 1 của Hợp đồng này, trừ trường hợp có thỏa thuận khác;

Điều 4. Quyền của bên B

– Được xét khen thưởng, chi trả tiền hoa hồng nếu có thành tích xuất sắc hoặc có đóng góp lớn cho Công ty;

– Được Công ty đóng BHXH, BHYT theo mức lương quy định trong Hợp đồng này với tỷ lệ đóng, thời gian đóng, phương thức đóng theo quy định của pháp luật hiện hành;

– Được bảo hộ lao động, làm việc trong điều kiện bảo đảm về an toàn lao động, vệ sinh lao động;

– Đơn phương chấm dứt hợp đồng theo đúng quy định pháp luật về lao động.

Điều 5. Nghĩa vụ của bên A

– Tạo môi trường làm việc thuận lợi, thân thiện; bảo đảm các điều kiện về an toàn lao động, vệ sinh lao động phù hợp với công việc bên B đảm nhiệm;

– Nộp các khoản BHXH, BHYT của bên B cho cơ quan Nhà nước có thẩm quyền;

– Thanh toán đầy đủ, đúng hạn chế độ làm việc và quyền lợi khác (nếu có) cho bên B.

Điều 6. Quyền của bên A

– Trực tiếp quản lý, điều hành bên B hoàn thành công việc theo đúng nội dung tại Điều 1 của Hợp đồng này;

– Bố trí luân chuyển vị trí đảm nhiệm của bên B (nếu cần);

– Khen thưởng hoặc xử lý vi phạm kỷ luật lao động;

– Đơn phương chấm dứt hợp đồng theo đúng quy định pháp luật về lao động.

Điều 7. Bồi thường thiệt hại

– Trường hợp người lao động gây thiệt hại không nghiêm trọng do sơ suất với giá trị không quá 10 tháng lương tối thiểu vùng do Chính phủ công bố được áp dụng tại nơi người lao động làm việc, thì người lao động phải bồi thường 02 tháng tiền lương và bị khấu trừ hằng tháng vào lương với mức khấu trừ là 25% tiền lương hằng tháng sau khi trích nộp các khoản BHXH bắt buộc, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp, thuế thu nhập.

– Trường hợp người lao động làm mất dụng cụ, thiết bị, tài sản của người sử dụng lao động hoặc tài sản khác do người sử dụng lao động giao hoặc tiêu hao vật tư quá định mức cho phép thì phải bồi thường thiệt hại toàn bộ theo giá thị trường, trừ trường hợp bất khả kháng.

– Nguyên tắc xác định mức bồi thường thiệt hại:

+ Các chi phí Công ty phải thanh toán để khắc phục hậu quả do hành vi vi phạm gây ra;

+ Các chi phí Công ty phải chi trả để chứng minh hành vi vi phạm của người lao động (chi phí giám định, xác minh; thuê luật sư, phiên dịch, kiểm toán,…);

+ Các khoản thu nhập, lợi nhuận Công ty lẽ ra được hưởng nhưng bị mất đi do hành vi vi phạm của người lao động.

Điều 8. Phạt vi phạm

Bên vi phạm Hợp đồng phải bồi thường thiệt hại thực tế phát sinh từ hành vi vi phạm, đồng thời phải chịu phạt vi phạm. Các khoản tiền phạt được thỏa thuận như sau:

– Phạt vi phạm đơn phương chấm dứt hợp đồng: … đồng

– Phạt vi phạm kỷ luật lao động: … đồng

– Phạt vi phạm nội dung của hợp đồng: … đồng

Điều 9. Giải quyết tranh chấp

– Mọi tranh chấp liên quan đến Hợp đồng này đều được giải quyết thông qua thương lượng, hòa giải giữa các bên.

– Trong trường hợp hòa giải không thành, các bên có quyền yêu cầu Tòa án nhân dân nơi bên A đặt trụ sở tiến hành giải quyết. Trong quá trình giải quyết tranh chấp tại Tòa án, các bên tiếp tục thực hiện không gián đoạn các nội dung khác của Hợp đồng, trừ nội dung là đối tượng của tranh chấp.

Điều 10. Chấm dứt hợp đồng

Hợp đồng này hết hiệu lực theo các trường hợp sau:

– Hết thời hạn quy định trong Hợp đồng mà các bên không gia hạn hợp đồng;

– Một trong các bên đơn phương chấm dứt hợp đồng;

        Bên B có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng theo một trong các trường hợp sau:

+ Không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm điều kiện làm việc đã thỏa thuận trong hợp đồng lao động;

+ Không được trả lương đầy đủ hoặc trả lương không đúng thời hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng lao động;

+ Bị ngược đãi, quấy rối tình dục, cưỡng bức lao động;

+ Bản thân hoặc gia đình có hoàn cảnh khó khăn không thể tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động;

+ Được bầu làm nhiệm vụ chuyên trách ở cơ quan dân cử hoặc được bổ nhiệm giữ chức vụ trong bộ máy nhà nước;

+ Lao động nữ mang thai phải nghỉ việc theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền;

+ Người lao động bị ốm đau, tai nạn đã điều trị 02 tháng liên tục mà khả năng lao động chưa được hồi phục.

        Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng, bên B phải báo cho bên A biết trước ít nhất 5 ngày làm việc.

        Bên B đơn phương chấm dứt hợp đồng theo một trong các trường hợp sau:

+ Người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động;

+ Người lao động bị ốm đau, tai nạn đã điều trị 04 tháng liên tục mà khả năng lao động chưa hồi phục.

        Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng, bên A phải báo cho bên B biết trước ít nhất 3 ngày làm việc.

– Một trong các bên vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ dẫn đến các bên không thể tiếp tục thực hiện hợp đồng.

Điều 11. Hiệu lực hợp đồng

– Hợp đồng có hiệu lực 06 (sáu) tháng kể từ ngày ký, trừ trường hợp các bên vẫn tiếp tục quan hệ lao động sau thời hạn này. Lúc này, trong vòng 30 ngày, các bên phải ký kết hợp đồng lao động mới. Trường hợp không ký kết hợp đồng mới thì Hợp đồng này trở thành Hợp đồng lao động có thời hạn với thời hạn là 24 tháng.

– Hợp đồng gồm 06 (sáu) trang, được lập thành 02 bản có giá trị ngang nhau, mỗi bên giữ một bản.

– Các Phụ lục và sửa đổi, bổ sung (nếu có) đính kèm hợp đồng được xem là bộ phận không thể tách rời và có giá trị pháp lý như những điều khoản được ghi nhận trong Hợp đồng này.               

                   Bên A                                                                                Bên B

(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)                                               (Ký và ghi rõ họ tên)

DỊCH VỤ SOẠN THẢO HỢP ĐỒNG CHỈ  500 NGÀN ĐỒNG

TƯ VẤN MIỄN PHÍ  –> GỌI NGAY 1900.0191

Tham khảo thêm:

  • Nhận định về tính pháp lý của Hợp đồng lao động 6 tháng
  • Không ký hợp đồng lao động mới có được pháp luật bảo vệ
  • Công ty giải thể thì các hợp đồng lao động được xử lý thế nào
  • Hợp đồng lao động 100 điều khoản chi tiết và lưu ý
  • Bầu 3 tháng thì hết hạn hợp đồng lao động có được hưởng bảo hiểm thai sản
  • Hình thức hợp đồng lao động?
  • Không có hợp đồng lao động có được hưởng chế độ của người lao động