Hợp đồng mua bán hàng hóa là dạng hợp đồng phổ thông và hay gặp nhất, tuy nhiên để sử dụng nó hiệu quả là điều không phải ai cũng nắm được. Hãy cùng chúng tôi tham khảo biểu mẫu đầy đủ dưới đây.

Mẫu Hợp đồng mua bán hàng hóa

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

————–

HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA

Số: …/2020/HĐMB/A-B

  • Căn cứ vào Bộ luật Dân sự 2015;
  • Luật Thương mại năm 2005 và các văn bản hướng dẫn thi hành;
  • Căn cứ nhu cầu và khả năng của cả hai Bên.

Hôm nay, ngày… tháng… năm……, tại …………………, chúng tôi gồm:

BÊN BÁN – BÊN A:  CÔNG TY ……………………………….

Địa chỉ:…………………

Mã số thuế:…………………

Điện thoại: ………………….

Tài khoản ngân hàng:……………..

Ngân hàng: ………………….. chi nhánh………..

Đại diện:…………………..

Chức vụ:………………………….

BÊN MUA – BÊN B: CÔNG TY ……………………

Địa chỉ:…………………..

Mã số thuế:…………………….

Điện thoại: ……………………..

Tài khoản ngân hàng:…………………

Ngân hàng: ……………………. chi nhánh………………..

Đại diện:……………………………

Chức vụ:………………………….

Hai Bên cùng đồng ý ký kết Hợp đồng chiết khấu bán hàng với các điều khoản sau:

Điều 1. GIẢI THÍCH TỪ NGỮ:

  1. Đơn đặt hàng là đề nghị của bên B đối với bên A, theo đó bên B đề nghị bên A cung cấp các sản phẩm của bên A theo nhu cầu và khả năng của bên B. Bên B phải chịu trách nhiệm về tính xác thực và nội dung của đơn đặt hàng.
    1. Tiền chiết khấu là số tiền bên B được hưởng do thực hiện dịch vụ phân hối các sản phẩm do bên A cung cấp. Mức chiết khâu do bên A quy định và có thể thay đổi theo từng thời kỳ.
    1. Sự kiện bất khả kháng là tất cả các tình huống và sự kiện vượt ra ngoài khả năng kiểm soát của các bên bao gồm nhưng không giới hạn ở thiên tai, bạo loạn, chiến tranh, các quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền làm ảnh hưởng tới việc không thực hiện hoặc chậm trễ trong việc thực hiển các nghĩa vụ theo hợp đồng của các bên.

Điều 2. ĐỐI TƯỢNG HỢP ĐỒNG

Bên A đồng ý bán hàng cho bên B để bên B phân phối các sản phẩm của bên A tới khách hàng trong thời gian: … tháng, với các sản phầm sau: …

Trong quá trình phân phối, bên A sẽ chiết khấu cho bên B, số % chiết khấu sẽ quy định cụ thể tại các điều khoản dưới đây.

Điều 3. ĐƠN ĐẶT VÀ GIAO HÀNG

3.1. Đặt hàng

Khi có nhu cầu về sản phẩm, bên B phải gửi yêu cầu cho bên A bằng một “Đơn Đặt hàng”, trong đó ghi rõ chủng loại, số lượng sản phẩm, chất lượng sản phẩm, tổng giá trị đơn hàng, thời gian, địa điểm giao hàng. Bên A có trách nhiệm trả lời đơn đặt hàng trong vòng 03 (ba) ngày kể từ ngày nhận đơn đặt hàng. Cụ thể:

3.2. Giao hàng

3.2.1. Thời điểm giao hàng:

  • Bên A sẽ giao hàng cho bên B trong vòng 03 (ba) ngày, kể từ ngày bên A nhận được đơn đặt hàng và biên lai thanh toán 1 phần giá trị của hàng hóa cho bên B.
  • Trường hợp bên B có yêu cầu được thanh toán chậm một phần giá trị của tổng giá trị đơn đặt hàng thì bên A sẽ thực hiện giao hàng cho bên B trong vòng 03 (ba) ngày kể từ ngày lãnh đạo bên A phê duyệt thư bảo lãnh của Ngân hàng về việc bảo đảm thực hiện nghĩa vụ thanh toán giá trị hợp đồng cho bên B.
  • Tùy vào trường hợp thực tế, bên A có thể chia việc giao hàng thành các đợt nhưng vẫn đảm bảo số hàng giao cho bên B theo đúng hợp đồng và đơn đặt hàng.
    • Địa điểm giao hàng: tại trụ sở của bên Mua hoặc theo sự thỏa thuận của bên mua.
    • Yêu cầu đối với việc giao hàng:
  • Bên A sẽ thực hiện việc giao hàng cho bên B khi bên B đá ứng đầy đủ các điều kiện sau:
  • Có đơn đặt hàng được đại diên có thẩm quyền của bên A phê duyêt.
  • Thanh toán đầy đủ giá trị đơn hàng, hoặc nộp thư bảo lãn của Ngân hàng về việc bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ thanh toán toàn bộ giá trị đơn hàng và thư bảo lãnh đó được bên A chấp thuận.
  • Bên A sẽ giao hàng trực tiếp cho đại diện có thẩm quyền của bên B.
  • Khi nhận hàng, bên B phải kiểm tra toàn bộ sản phẩm theo đơn đặt hàng. Trường hợp phát hiện thấy sản phẩm không đúng với quy cách, chất lượng hoặc không đủ số lượng như trong “Đơn đặt hàng” thì bên B phải thông báo ngay cho bên A hoặc người giao hàng của bên A biết và tiến hành lập biên bản có ký xác nhận của hai bên.
  • Kể từ thời điểm nhận hàng, ký xác nhận trên biên bản giao nhận bên B phải chịu hoàn toàn trách nhiệm đối với mọi rủi ro phát sinh đối với sản phẩm và tổng giá trị hàng hóa đã nhận.

Điều 4. ĐỔI LẠI SẢN PHẨM

4.1. Bên B không được phép đổi lại bất cứ sản phẩm nào đã nhận từ bên A theo hợp đồng này, trừ trường hợp, bên B chứng minh được sản phẩm đó hư hỏng do lỗi của nhà sản xuất và bị hư hỏng, lỗi trong quá trình vận chuyển của bên A (trước khi ký biên bản giao nhận hàng).

4.2. Thời hạn đổi lại sản phẩm: trong vòng 07 (bảy) ngày kể từ ngày nhận được thông báo về sản phẩm hư hỏng, lỗi tại điều 4.1. Sau thời gian nói trên bên A không có quyền chấp nhận đề nghị đổi lại sản phẩm của bên B.

Điều 5. GIÁ TRỊ MUA HÀNG TỐI THIỂU, GIÁ BÁN SẢN PHẨM

5.1. Giá trị mua hàng tối thiểu là tổng giá trị đơn hàng tối thiểu do bên A quy định áo dụng cho một lần mua sản phẩm của bên B. Giá trị mua hàng tối thiểu có thể được thay đổi bởi chính sách kinh doanh của bên A.

5.2. Giá bán sản phẩm

Giá bán của từng loại sản phẩm cho khách hàng tiêu thụ cuối cùng do bên A quyết định và phù hợp với các quy định của nhà nước. Giá bán này có thể được thay đổi bởi bên A và sẽ được thông báo bằng văn bản cho bên B biết khi có quyết định thay đổi trong vòng 07 (bảy) ngày.

Điều 6. THANH TOÁN TIỀN MUA HÀNG

6.1. Thời hạn thanh toán

– Sau khi bên A trả lời chấp thuận đơn đặt hàng, bên B phải thanh toán ngay toàn bộ giá trị đơn hàng đặt cho bên A trước khi lấy hàng.

– Trường hợp có abro lãnh của ngân hàng về việc bảo lãnh thực hiện hợp đồng cho bên B va bên A đã có văn bản đồng ý chấp nhận việc bảo lãnh thì bên B được quyền thanh toán chậm không quá 15 ngày kể từ khi nhận hàng. Quá thời hạn trên, bên B vẫn không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ thanh toán của mình thì bên A có quyền yêu cầu Ngân hàng bảo lãnh cho bên B phải thực hiện nghĩa vụ thanh toán thay cho bên B.

6.2. Phương thức thanh toán

– Việc thanh toán sẽ được thực hiện bằng hình thức chuyển khoản hoặc tiền mjawt theo quy định vào tài khoản của bên A.

– Bên B có thể trực tiếp thanh toán hoặc ủy quyền cho bên thứ ba thanh toán qua ngân hàng nhưng phải thông báo trước cho bên A bằng văn bản về tên đơn vị, địa chỉ, đại diện hợp pháp của đơn vị được ủy quyền thanh toán để có cơ sở đối chiếu chứng từ ngân hàng. Trong trường hợp này, bên B phải hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc ủy quyền cho bên thứ ba thanh toán qua ngân hàng; đồng thời bên A không phải chịu bất kỳ trách nhiệm liên đới nào.

Điều 7. TIỀN CHIẾT KHẤU

  • Khi mua sản phẩm theo hợp đồng này, bên B sẽ được hưởng một khoản tiền chiết khấu nhất định trên tổng giá trị mua hàng của mỗi đơn đặt hàng. Mức chiết khấu do bên A quy định và có thể được thay đổi bởi chính sách kinh doanh của bên A.
  • Trường hợp có sự thay đổi mức tiền chiết khấu đã ghi tại Quyết định kèm theo hợp đồng này, bên A sẽ thông báo bằng văn bản cho bên B biết trong vòng 07 (bảy) ngày trước thời điểm thay đổi và bên B có nghĩa vụ tuân thủ kể từ ngày Quyết định có hiệu lực.
  • Tiền chiết khấu được bên A khấu trừ trực tiếp cho bên B trên hóa đơn xuất cho bên B sau khi bên B hoàn tất các thủ tục thanh toán tiền mua hàng.

Điều 8. QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA BÊN A

8.1. Quyền của bên A

  • Quy định giá bán sản phẩm, điều chỉnh giá bán sản phẩm trong từng thời điểm cụ thể phù hợp với quy định của pháp luật.
  • Quy định mức chiết khấu áo dụng cho từng thời kì.
  • Yêu cầu bên B cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác về các khách hàng khác muốn phân phối sản phẩm.

8.2. Nghĩa vụ của bên A

  • Cung cấp sản phẩm cho bên B đúng thời hạn đã thỏa thuận và đảm bảo chất lượng sản phẩm do mình cung cấp.
  • Hướng dẫn, cung cấp cho bên B các thông tin, tài liệu cần thiết về quảng cáo, xác tiến bán hàng hay tiến hành huấn luyện nhân viên của bên B nếu xét thấy cần thiết.
  • Giải đáp mọi thắc mắc khiếu nại của bên B liên quan đến việc thực hiện hợp đồng này.
  • Phối hợp và hỗ trợ bên B giải quyết các khó khăn vướng mắc phát sinh trong quý trình thực hiện hợp đồng.
  • Thực hiện các dịch vụ liên quan đến việc cung cấp, sửa chữa và bảo hành sản phẩm theo các điều kiện về bảo hành sản phẩm do bên A đặt ra.

Điều 9. QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ BÊN B

9.1. Quyền của bên B

  • Có toàn quyền sở hữu đối với những hàng hóa, sản phẩm đã nhận từ bên A
  • Trên cơ sở nhu cầu của thị trường và khả năng phân phối của mình, bên B có quyền ấn định số lượng, chủng loại sản phẩm của từng đơn đặt hàng nhưng tổng giá trị đơn đặt hàng không thấp hơn giá trị đơn hàng tối thiểu theo quy định của bên A.
  • Được hưởng tiền chiết khấu theo quy định của bên A
  • Yêu cầu bên A hướng dẫn, cung cấp các thông tin, tài liệu cần thiết để thúc đẩy việc bán hàng, trừ các thông tin bên B đã biết hoặc phải biết.

9.2. Nghĩa vụ của bên B

  • Thanh toán tiền mua hàng cho bên A theo đúng các thỏa thuận tại Hợp đồng này.
  • Bên B chịu trách nhiệm thiết lập nhà kho, trang thiết bị và các phương tiện cần thiết khác để bảo quản, phân phối sản phẩm
  • Bán các hàng hóa, sản phẩm không vượt quá giá bán do bên A quy định
  • Khi thực hiện việc quảng cáo bán sản phẩm, thực hiện các hoạt động hỗ trợ bán hàng bên B phải tuân thủ các quy định của pháp luật về quyền sở hữu trí tuệ của bên A đối với tất cả các sản phẩm và dịch vụ.
  • Bên B không được phép khai thác hay tiết lộ bất cứ thông tin nào liên quan đến hợp đồng này, như: kế hoạch bán hàng, nghiên cứu thị trường, các hoạt động tiếp thị, xúc tiến bán hàng, kể cả sau khi hợp đồng này hết hiệu lực. Bên B phải trao lại cho bên A toàn bộ tài liệu nêu trên (nếu có) sau khi chấm dứt hợp đồng này.
  • Thông báo cho bên A những thông tin phản hồi, khiếu nại của khách hàng liên quan đến sản phẩm để bên A có biện pháp điều chỉnh thích hợp nhằm đấp ứng nhu cầu của khách hàng.

Điều 10. TRÁCH NHIỆM DO VI PHẠM HỢP ĐỒNG

Hai bên cam kết thực hiện nghiêm chỉnh các quyền và nghĩa vụ theo quy định của hợp đồng này. Trường hợp vi phạm hợp đồng thì bên vi phạm phải chịu phạt 5% giá trị hợp đồng bị vi phạm, ngoài ra phải bồi thường toàn bọ các thiệt hại phát sinh cho bên bị vi phạm.

Điều 11.  CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG

11.1. Đơn phương chấm dứt hợp đồng

  • Một bên có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng nếu chứng minh được bên kia đã có vi phạm trong việc thực hiện nghĩa vụ hợp đồng và bên vi phạm không có bất kỳ sửa chữa, khắc phục nào trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được thông báo bằng văn bản của bên bị vi phạm. Trường hợp này, bên vi phạm phải chịu phạt vi phạm hợp đồng và bồi thường thiệt hại cho bên bị vi phạm

11.2. Hợp đồng này đương nhiên chấm dứt theo một trong các trường hợp sau:

  • Hết thời hạn của hợp đồng mà không được bên gia hạn thực hiện.
  • Theo thỏa thuận bằng văn bản giữa các bên.
  • Các trường hợp bất khả khấng xảy ra ngoài ý muốn của cả hau bên dẫn đến một trong hai bên không thể tiếp tục thực hiện hợp đồng mặc dù đã cố gắng khắc phục.
  • Theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền buộc các bên chấm dứt hợp đồng này, hoặc một trong hai bên bị giải thể hay phá sản.

Điều 12. ĐIỀU KHOẢN KHÁC

Hợp đồng có thể được gia hạn nhiều lần. việc gia hạn được thực hiện khi một bên thông báo bằng văn bản cho bên kia ít nhất là một tháng trước khi hết liệu lực hợp đồng và được bên kia chấp thuận. Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, các điều khoản và điều kiện của hợp đồng này sẽ giữ nguyên giá trị hợp đồng trong thời gian hợp đồng được gia hạn.

Điều 13. HIỆU LỰC HỢP ĐỒNG

Hợp đòng này có hiệu lực thực hiện từ ngày …/…/… đến hết ngày …/…/… .

Hợp đồng này được lập thành 02 (hai) bản có giá trị pháp lý ngang nhau và mỗi bên giữ 01 (một) bản.

BÊN BÁN                                                               BÊN MUA

Tham khảo thêm:

  • Mẫu hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển
  • Mẫu hợp đồng bốc xếp hàng hóa
  • Hợp đồng order hàng hóa từ nước ngoài
  • Hợp đồng mua bán hàng hóa ba bên
  • Hợp đồng mua bán hàng hóa mẫu chi tiết bản 2020
  • Hợp đồng xuất khẩu hàng hóa, sản phẩm
  • Hợp đồng chuyển nhượng cửa hàng tạp hóa