Hợp đồng mua bán thuốc đông y được sử dụng như thế nào, cần có những điều khoản ra sao, xin mời các bạn cùng theo dõi biểu mẫu của chúng tôi.
Định nghĩa hợp đồng mua bán thuốc đông y
Hợp đồng mua bán thuốc đông y là một dạng của hợp đồng mua bán hàng hóa. Nhưng đây là loại hàng hóa đặc thù có nhiều quy định chặt chẽ nên có những tiêu chuẩn, quy định riêng đảm bảo quyền và nghĩa vụ giữa các bên trong hợp đồng mua bán thuốc đông y
Mẫu hợp đồng mua bán thuốc đông y
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập- Tự do- Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 20 tháng 7 năm 2020
HỢP ĐỒNG MUA BÁN THUỐC ĐÔNG Y
Số:12/2020/HDMBTDY
- Căn cứ theo quy định Bộ luật Dân sự nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2015;
- Căn cứ luật thương mại nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Viêt Nam năm 2005;
- Thông tư 11/2018/TT-BYT quy định về chất lượng thuốc, nguyên liệu làm thuốc;
- Căn cứ theo thỏa thuận các bên.
Hôm nay, ngày 20 tháng 7 năm 2020, Tại địa chỉ 120 Nguyễn Trãi, phường Thanh Xuân Bắc, quận Thanh Xuân, Hà Nội , chúng tôi gồm các bên:
Bên A (Gọi là cung cấp)
Tên công ty: Công ty Trách nhiệm hữu hạn Ab
Mã số thuế: 154647543 Số tài khoản:19652654
Chi nhánh: Ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương chi nhánh Thanh Xuân
Ngân hàng: Vietinbank
Địa chỉ: 120 Nguyễn Trãi, phường Thanh Xuân Bắc, quận Thanh Xuân, Hà Nội
Số điện thoại: 023654921 số fax: 59561
Người đại diện theo pháp luật: Nguyên Minh Nam Chức vụ: Giám đốc
Bên B (bên mua)
Tên công ty: Công ty Cổ phần BQ
Mã số thuế: 154647543 Số tài khoản:19652654
Chi nhánh: Ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương chi nhánh Thanh Xuân
Ngân hàng: Vietinbank
Địa chỉ: 555 Nguyễn Trãi, phường Thanh Xuân Bắc, quận Thanh Xuân, Hà Nội
Số điện thoại: 023654921 số fax: 59561
Người đại diện theo pháp luật: Hoàng Anh Chức vụ: Giám đốc
Hai bên cùng bàn bạc và thỏa thuận những nội dung sau đây:
Điều 1. Nội dung công việc
– Hai bên thỏa thuận về việc bên A cung cấp thuốc đông y cho bên B với những danh mục sản phẩm sau:
+ Răng miệng;
+ Viêm mũi- viêm họng;
+ Dạ dày- tiêu hóa;
+ Cơ- xương khớp.
Điều 2. Yêu cầu chung
2.1 Yêu cầu về cung cấp thông tin
– Bên A phải cung cấp cho bên B các giấy tờ liên quan đến việc đăng ký kinh doanh ngành nghề thuốc đông y;
– Việc bên A cung cấp các sản phẩm cho bên B các giấy tờ về nguồn gốc, thành phầm sản phẩm đảm bảo việc sản xuất đúng quy trình sản xuất;
– Các giấy tờ liên quan phải đảm bảo tính pháp lý do cơ quan nhà nước cấp;
2.2 Yêu cầu về chất lương
– Đối với thuốc, nguyên liệu làm thuốc đăng ký lưu hành, đăng ký gia hạn: Tại thời Điểm nộp hồ sơ đăng ký, tiêu chuẩn chất lượng thuốc, nguyên liệu làm thuốc phải đáp ứng dược điển thuộc một trong hai trường hợp sau đây:
a) Dược điển phiên bản hiện hành;
b) Các dược điển phiên bản trước phiên bản hiện hành, nhưng không quá 02 năm tính đến thời Điểm dược điển phiên bản hiện hành có hiệu lực.
– Đối với thuốc, nguyên liệu làm thuốc đã được cấp phép lưu hành: Trong thời hạn tối đa 02 năm kể từ thời Điểm phiên bản dược điển mới nhất được ban hành, cơ sở đăng ký, cơ sở sản xuất có trách nhiệm cập nhật tiêu chuẩn chất lượng thuốc, nguyên liệu làm thuốc theo quy định tại phiên bản dược điển đó.
– Trong quá trình lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc, cơ sở sản xuất, cơ sở đăng ký phát hiện yếu tố có ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng, an toàn, hiệu quả của thuốc hoặc theo yêu cầu của Bộ Y tế (Cục Quản lý Dược), cơ sở sản xuất phải tiến hành cập nhật chỉ tiêu vào tiêu chuẩn chất lượng thuốc, nguyên liệu làm thuốc để kiểm soát được yếu tố ảnh hưởng trên.
– Bên A phải đảm bảo về nguồn gốc thuốc, chất lượng thuốc theo quy định pháp luật;
Điều 3. Danh sách, số lượng dược phẩm đông y
– Danh sách thuốc thuốc được thể hiện ở phụ lục 1.
– Số lượng thuốc đông y sẽ do bên B yêu cầu đặt hàng trước thời gian 5 ngày nhận hàng;
– Bên A đảm bảo giao hàng đúng loại thuốc và số lượng;
Điều 4. Giá trị hợp đồng
– Giá trị thanh toán tùy thuộc vào đơn đặt số lượng mà bên B yêu cầu bên A cung cấp;
– Trá trị hàng hóa đã bao gồm thuế VAT;
– Phương thức thanh toán: chuyển khoản ngân hàng;
– Đợt thanh toán: Số tiền thanh toán sẽ được chuyển một đợt sau khi hai bên giao hàng hoàn tất chậm nhất là 2 ngày làm việc;
Điều 5. Địa điểm giao hàng và chứng từ kèm theo
– Địa điểm giao hàng: Hàng sẽ được bên A chuyển cho bên B tại kho bên B địa chỉ 555 Nguyễn Trãi, phường Thanh Xuân Bắc, quận Thanh Xuân, Hà Nội;
– Kiểm tra chất lượng, số lượng dược phẩm
+ Bên B có nghĩa vụ kiểm tra dược phẩm đông y khi bên A giao hàng tại xưởng trước khi nhận hàng;
+ Bên B kiểm tra về chất lượng, Số lượng, Giấy tờ kiểm định kèm theo;
+ Nếu bên A cung cấp không đúng hoặc không đủ số lượng hàng dược phẩm đông y thì có quyền từ chối chận số hàng được phẩm;
– Thời điểm chuyển rủi ro: thời điểm chuyển dịch rủi ro đối với hàng hóa khi bên B nhận hàng tại xưởng.
– Chứng từ xem theo
+ Nếu bên B nhận hàng thì các bên ký kết giấy tờ giao nhận dược phẩm;
+ Bên A cung cấp cho bên B về các chứng từ kèm theo đối với dược phẩm;
– Sau khi nhận hàng bên B chịu mọi trách nhiệm đối với hàng hóa;
Điều 6. Quyền và nghĩa vụ các bên
Quyền và nghĩa vụ các bên
– Cung cấp đầy đủ thông tin về đăng ký kinh doanh cho bên B được biết;
– Cung cấp đầy đủ số lương dược phẩm theo yêu cầu;
– Đảm bảo nguồn gốc của xuất xứ của được phẩm;
– Hỗ trợ bên B giới thiệu sản phẩm, công dụng sản phẩm;
– Nhận các khoản thanh toán chi phí các đợt giao hàng;
– Chịu trách nhiệm đối với dược phẩm;
– Có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại, đình chỉ hợp đồng, phạt hợp đồng;
Quyền và nghĩa vụ bên B
– Quyền kiểm tra sản phẩm trước khi nhận hàng dược phẩm;
– Quyền yêu cầu bên A giới thiệu sản phẩm, công dụng sản phẩm;
– Nghĩa vụ thanh toán chi phí hợp đồng;
– Quyền yêu cầu bồi thường thiệt hai, phạt hợp đồng, chấm dứt hợp đồng;
Điều 7. Phạt hợp đồng và bồi thường thiệt hại
– Trong quá trình thực hiện hợp đồng nếu một bên thực hiện không đúng hoặc không đầy nghĩa vụ của mình thì thông báo cho bên vi phạm về việc phạt hợp đồng. Bên vi phạm sẽ chịu phạt 20% giá trị đơn hàng.
– Trong quá trình thực thực hiện hợp đồng nếu một trong các bên gây thiệt hại cho bên còn lại với lỗi cố ý thì phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trực tiếp do đối phương gây ra.
– Khi có thiệt hại do việc sử dụng dược phẩm thì bên A chịu trách nhiệm về việc bồi thường thiệt hại về dược phẩm mà bên mình cung cấp. Ngoài ra liên đới chịu trách nhiệm pháp lý khác;
– Bên B có nghĩa vụ thực hiện các biện pháp ngăn chặn khắc phục hậu quả sau đó thông báo cho bên A được biết.
– Nếu thiệt hại thực tế quá lớn hai bên có thương lương với nhau về việc giải quyết bồi thường
Điều 8. Chấm dứt hợp đồng
– Hợp đồng chấm dứt khi các bên thỏa thuận về việc chấm dứt hợp đồng mua bán dược phẩm;
– Đơn phương chấm dứt hợp đồng
– Đơn phương chấm dứt hợp đồng: Bên A hoặc Bên B có thể chấm dứt hợp đồng nếu một trong hai bên có vi phạm cơ bản về hợp đồng như sau:
+ Bên A không thực hiện không đúng hoặc không đầy đủ nội dung công việc theo hợp đồng trong thời hạn đã nêu trong hợp đồng hoặc trong khoảng thời gian đã được Bên B gia hạn;
+ Bên A bị phá sản, giải thể.
– Trong trường hợp Bên B chấm dứt hợp đồng theo điều kiện thực hiện không hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ Bên B có thể ký hợp đồng với nhà cung cấp khác để thực hiện phần hợp đồng mà Bên A đã không thực hiện. Bên A sẽ chịu trách nhiệm bồi thường cho Bên B những chi phí vượt trội cho việc thực hiện phần hợp đồng này. Tuy nhiên, Bên A vẫn phải tiếp tục thực hiện phần hợp đồng mà mình đang thực hiện và chịu trách nhiệm bảo hành phần hợp đồng đó.
– Trường hợp chấm dứt hợp đồng do trường hợp bất khả kháng mà các bên không thể lường trước cũng như không thể khôi phục được do:
+ Bệnh dịch nguy hại cấp quốc gia;
+ Thiên tai: bão từ cấp 5 trở đi , lũ lụt nghiêm trọng không thể thực hiện được;
+ Hỏa hoạn,…
– Nếu hợp đồng không thể thực hiện được do trường hợp bất khả kháng thì một trong các bên phải thông báo cho bên còn lại trước 24 giờ thời điểm giao nhận hàng
Điều 9. Giải quyết tranh chấp
– Bên A và Bên B có trách nhiệm giải quyết các tranh chấp phát sinh giữa hai bên thông qua thương lượng, hòa giải.
– Nếu tranh chấp không thể giải quyết được bằng thương lượng, hòa giải trong thời gian 07 ngày kể từ ngày phát sinh tranh chấp thì bất kỳ bên nào cũng đều có thể yêu cầu đưa việc tranh chấp ra Tòa án nhân dân có thẩm quyền phân xử, quyết định của Tòa án là quyết định cuối cùng mà các bên phải tuân thủ. Chi phí và án phí do Bên thua chịu.
Điều 10. Hiệu lực Hợp đồng
– Hợp đồng có hiệu lực kể từ ngày ký.
– Hợp đồng hết hiệu lực sau khi hai bên tiến hành thanh lý Hợp đồng theo luật định.
Hợp đồng được lập thành 02 bản, Bên A giữ 01 bản, Bên B giữ 01 bản, các bản Hợp đồng có giá trị pháp lý như nhau.
Đại diện bên A | Đại diện bên B |
DỊCH VỤ SOẠN THẢO HỢP ĐỒNG CHỈ 500 NGÀN ĐỒNG
TƯ VẤN MIỄN PHÍ –> GỌI NGAY 1900.0191
Tài liệu tham khảo
- Hợp đồng phân phối độc quyền thực phẩm chức năng
- Hợp đồng mua bán hàng hóa mẫu chi tiết bản 2020
- Hợp đồng mua bán hàng hóa căn cứ đơn chào hàng
- Hợp đồng mua bán thuốc/dược phẩm
- Hợp đồng hợp tác kinh doanh thuốc
- Hợp đồng chuyển nhượng nhà thuốc
- Hợp đồng y tế học đường
- Hợp đồng trách nhiệm giữa Trạm y tế và Nhà trường
- Hợp đồng giữa Trạm y tế và Trường mầm non