Hợp đồng thanh toán ba bên được sử dụng như thế nào, cần có những điều khoản ra sao, xin mời các bạn cùng theo dõi biểu mẫu của chúng tôi
Định nghĩa hợp đồng thanh toán ba bên
Hợp đồng thanh toán ba bên là dạng hợp đồng có sự tham gia của 3 chủ thể có quyền và nghĩa vụ với nhau trong việc thanh toán chi phí hợp đồng mua bán.
Mẫu hợp đồng thanh toán ba bên
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập- Tự do- Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 20 tháng 7 năm 2020
HỢP ĐỒNG THANH TOÁN BA BÊN
Số: 12/2020/HDGCBB
- Căn cứ theo quy định Bộ luật Dân sự nước công hòa xã hội chủ nghĩa Việt Năm năm 2015;
- Căn cứ luật thương mại nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Viêt Nam 2005;
- Căn cứ theo thỏa thuận các bên;
Hôm nay, ngày 20 tháng 7 năm 2020, Tại địa chỉ 120 Nguyễn trãi, phường Thanh Xuân Bắc, quận Thanh Xuân, Hà Nội, chúng tôi gồm các bên:
Bên A (Gọi là mua)
Tên công ty: Công ty Trách nhiệm hữu hạn Nam Nam
Mã số thuế: 154647543 Số tài khoản:19652654
Chi nhánh: Vietinbank
Địa chỉ: 10 Nguyễn Trãi, phường Thanh Xuân Bắc, quận Thanh Xuân, Hà Nội
Số điện thoại: 0236542324 số fax: 59556
Người đại diện theo pháp luật: Nguyễn Hòa Nam Chức vụ: Giám đốc
Bên B (bên nhận mua)
Tên công ty: Công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên Bảo An
Mã số thuế: 15462243
Số tài khoản:1963212654 Chi nhánh: Vietinbank
Địa chỉ: 120 Nguyễn Trãi, phường Thanh Xuân Bắc, quận Thanh Xuân, Hà Nội
Số điện thoại: 023654921 số fax: 59561
Người đại diện theo pháp luật: Nguyên Minh Chức vụ: Giám đốc
Bên C (bên bán)
Tên công ty: Công ty Trách nhiệm hữu hạn Ab
Mã số thuế: 154647543 Số tài khoản:19652654
Chi nhánh: Vietinbank
Địa chỉ: 150 Nguyễn Trãi, phường Thanh Xuân Bắc, quận Thanh Xuân, Hà Nội
Số điện thoại: 0236668921 số fax: 5679561
Người đại diện theo pháp luật: Trường Tào Chức vụ: Giám đốc
Các bên cùng bàn bạc và thỏa thuận những nội dung sau đây:
Điều 1. Đối tượng hợp đồng
– Các bên thỏa thuận về việc thanh toán chi phí hợp đồng mua bán hàng hóa giữa Bên B và Bên C do Bên A chi trả mọi chi phí( Bên A và Bên B là công ty mẹ- con)
– Bên A ủy quyền cho bên B nhận hàng hóa còn bên A thực hiện nghĩa vụ trả tiền theo hợp đồng mua bán hàng hóa số…..
Điều 2. Giá trị hợp đồng
– Các bên thỏa thuận về việc bên C cung cấp cho bên B số lượng hàng hóa, giá trị như sau:
Stt | Loại | Giá/chiếc | Số lượng | tiền |
1 | Bộ Ấm chén | 50.000 | 1000 | 50.000.000 |
2 | Bộ Bát | 10.000 | 500 | 5.000.000 |
3 | Bộ đĩa | 20.000 | 600 | 12.000.000 |
4 | Bộ Ly gốm sứ | 20.000 | 400 | 8.000.000 |
Tổng | 2600 | 75.000.000 |
Điều 3. Phương thức thanh toán
– Hình thức thanh toán: Chuyển khoản ngân hàng;
– Thời hạn thanh toán: Chia làm 2 đợt;
+ Đợt 1: Đặt cọc tiền 30% giá trị đơn hàng là 22.500 VNĐ;
+ Đợt 2: Giao toàn bộ số tiền còn lại chậm nhất 3 ngày kể từ thời điểm các bên giao nhận hàng;
– Việc thanh toán sẽ do bên A thực hiện nghĩa vụ;
– Chứng từ thanh toán: hoá đơn trị giá gia tăng bản chính do bên bán phát hành thể hiện đầy đủ, chi tiết hàng hoá, giá cả, số đơn đặt hàng. Biên bản giao nhận hàng hoá có đủ chữ ký của người giao và nhận hàng;
– Sau khi thực hiện việc giao nhận hàng hóa gốm sứ bên B có nghĩa vụ thông báo cho bên A biết để thực hiện nghĩa vụ thanh toán cho bên C;
Điều 4. Quyền và nghĩa vụ các bên
4.1 Quyền và nghĩa vụ bên A
– Thực hiện nghĩa vụ thanh toán mọi chi phí giá trị hợp đồng;
– Chịu trách nhiệm bồi thường, phạt hợp đồng, lãi xuất khi trả quá hạn;
4.2 Quyền và nghĩa vụ bên B
– Thực hiện việc nhận hàng hóa kiểm tra số lượng, chất lượng sản phẩm;
– Thông báo cho bên A nghĩa vụ đặt tiền cọc, thanh toán chi phí hợp đồng;
– Chịu trách nhiệm đối việc giao nhận hàng với bên C;
4.3 Quyền và nghĩa vụ bên C
– Nhận số tiền thanh toán từ bên C;
– Bàn giao hàng hóa đúng số lượng, chất lượng sản phẩm cho bên B;
– Chịu mọi trách nhiệm hàng hóa với bên B;
– Yêu cầu bên A thực hiện thanh toán chi phí hợp đồng thông qua bên B;
Điều 5. Chậm thanh toán
– Trường hợp bên A chậm thực hiện nghĩa vụ thanh toán thì bên C có quyền yêu cầu bên A thanh toán tiền lãi xuất theo quy định của ngân hàng nhà nước Việt Nam tại thời điểm chậm thanh toán;
– Trường hợp bên A chậm thanh toán 90 ngày thì được xem là nợ xấu. Bên C có quyền yêu cầu bên B thực hiện nghĩa vụ chi trả;
Điều 6. Giải quyết tranh chấp
– Giải quyết các tranh chấp phát sinh giữa các bên thông qua thương lượng, hòa giải.
– Nếu tranh chấp không thể giải quyết được bằng thương lượng, hòa giải trong thời gian 07 ngày kể từ ngày phát sinh tranh chấp thì bất kỳ bên nào cũng đều có thể yêu cầu đưa việc tranh chấp ra Tòa án nhân dân có thẩm quyền phân xử, quyết định của Tòa án là quyết định cuối cùng mà các bên phải tuân thủ. Chi phí và án phí do Bên thua chịu.
Điều 7. Điều khoản chung
– Hợp đồng có hiệu lực kể từ ngày ký;
– Các bên cam kết về nội dung đã thỏa thuận là tự nguyện tôn trọng lẫn nhau;
– Hợp đồng chia làm 3 bản, Mỗi bên một bản có giá trị pháp lý như nhau.
Đại diện bên A | Đại diện bên B | Đại điện bên C |
DỊCH VỤ SOẠN THẢO HỢP ĐỒNG CHỈ 500 NGÀN ĐỒNG
TƯ VẤN MIỄN PHÍ –> GỌI NGAY 1900.0191
Tài liệu tham khảo
- Hợp đồng bao nhiêu tiền thì phải chuyển khoản
- Hợp đồng mua bán nhà thế chấp ngân hàng
- Hợp đồng ba bên mua bán nhà ở
- Hợp đồng thanh lý hợp đồng thuê nhà
- Hợp đồng mua bán hàng hóa ba bên
- Hợp đồng xuất khẩu ba bên
- Hợp đồng gia công hàng hóa ba bên
- Hợp đồng mua bán hàng hóa ba bên