Hợp đồng thu mua nông sản được sử dụng ra sao, nội dung thế nào, chúng tôi xin cung cấp biểu mẫu để các bạn tham khảo.
Định nghĩa Hợp đồng thu mua nông sản
Hợp đồng thu mua nông sản là hợp đồng, thỏa thuận mua bán sản phẩm nông nghiệp với số lượng lớn. Thông thường được ký kết giữa tiểu thương và một vùng hoặc một nhóm các cá nhân làm nông nghiệp sở hữu sản lượng.
Mẫu Hợp đồng thu mua nông sản
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
———–o0o———–
…, ngày … tháng … năm …
HỢP ĐỒNG THU MUA NÔNG SẢN
Số: …/HĐMB
- Căn cứ Bộ luật dân sự 2015 ;
- Căn cứ Luật thương mại 2005;
- Căn cứ Luật an toàn thực phẩm 2010;
- Căn cứ Nghị định số 38/2012/NĐ-CP ngày 25/4/2012 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn thực phẩm;
- Căn cứ Nghị định số 80/2013/NĐ-CP ngày 19/7/2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa;
- Căn cứ nhu cầu và khả năng thực tế của các bên.
Hôm nay, ngày … tháng … năm …, tại địa chỉ …, chúng tôi bao gồm:
Bên mua (bên A):
CÔNG TY…
Địa chỉ:
Mã số thuế:
Tel:
Fax:
Đại diện theo pháp luật: Ông/bà
Chức vụ:
CMND số: Ngày cấp: Nơi cấp:
Địa chỉ thường trú:
Nơi cư trú hiện tại:
Bên bán (bên B):
Ông/bà: Ngày sinh: Giới tính:
CMND số: Ngày cấp: Nơi cấp:
Địa chỉ thường trú:
Nơi cư trú hiện tại:
Thông tin liên lạc:
Cùng bàn bạc, thống nhất những thỏa thuận sau đây:
Điều 1. Hàng hóa mua bán
– Bên A thỏa thuận thu mua toàn bộ sản lượng thanh long ruột đỏ do bên B nuôi trồng trong thời hạn 05 năm liên tục, kể từ ngày ký kết Hợp đồng.
– Mặt hàng thanh long ruột đỏ được thu mua phải đảm bảo các điều kiện về chất lượng và quy cách đóng gói, vận chuyển sản phẩm theo Điều 2 và Điều 3 của Hợp đồng này.
– Số lượng thu mua:
+ Đợt giao hàng thứ nhất: 100 kg
+ Đợt giao hàng thứ hai: 200 kg
Điều 2. Tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa
2.1. Trạng thái
– Vỏ ngoài bóng, có màu đỏ đều trên 70% diện tích trái; không có vết tổn thương cơ giới
hay chỗ bị thâm, vết nấm, vết cháy, đốm xanh;
– Tai thẳng, cứng, xanh và dài từ 1,5 cm trở lên;
– Thịt quả rắn chắc, vỏ đỏ, ruột đỏ, hạt đen.
2.2. Trọng lượng: dao động từ 400 – 600 gram/trái.
Điều 3. Quy cách đóng gói, vận chuyển hàng hóa
3.1. Đóng gói hàng hóa
– Bao bì dùng để bao gói quả thanh long phải sạch, thông thoáng, không có mùi lạ, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
– Trên bao bì cần in ấn đủ các thông tin sau:
+ Tên vùng trồng;
+ Tên và địa chỉ hộ gia đình sản xuất (bên B);
+ Tên và địa chỉ đơn vị vận chuyển (Công ty vận tải…);
+ Tên và địa chỉ doanh nghiệp thu mua (bên A);
+ Thông tin về tên gọi, khối lượng tinh và số lượng hàng hóa.
3.2. Vận chuyển hàng hóa
– Điều kiện:
+ Thùng đựng hàng hóa phải có vách ngăn. Giữa các vách ngăn cần đảm bảo khoảng cách, không quá chật dẫn đến làm gãy tai thanh long;
+ Thanh long trong bao được đặt trên lớp xốp chống cấn dập trên đường vận chuyển;
+ Phương tiện vận chuyển phải được làm sạch, khử trùng trước khi xếp thùng hàng lên xe;
+ Nhiệt độ: 15 – 20°C;
+ Độ thông khí: 20 – 25 m3/giờ;
+ Độ ẩm: 90 – 95%;
– Phương tiện: 01 container 20 feet lạnh/đợt
– Thời gian: 17:30 theo 02 đợt/năm (có thể thay đổi theo thời vụ gieo trồng thực tế của bên B)
+ Đợt giao hàng thứ nhất: ngày 1/2
+ Đợt giao hàng thứ hai: ngày 1/7
– Lộ trình: Từ nơi sản xuất (địa điểm của bên B) tới kho bốc dỡ, bảo quản hàng hóa (địa điểm của bên A)
Điều 4. Quy trình kiểm tra, đánh giá chất lượng hàng hóa
4.1. Tại địa điểm của bên B
– Hàng hóa được kiểm tra, đánh giá chất lượng lần 1 trước khi đóng gói và vận chuyển
tới kho hàng của bên A, do ông/bà … – Chức vụ: … phụ trách.
– Ông/bà … tiến hành những công việc sau:
+ Kiểm tra, đánh giá chất lượng đợt hàng thu mua;
+ Tiến hành lập biên bản xác nhận chất lượng hàng hóa (có chữ ký của bên B);
+ Thông báo kết quả kiểm tra, đánh giá cho đại diện của bên A trước khi hàng hóa được đóng gói;
+ Giám sát quá trình đóng gói, vận chuyển hàng hóa.
4.2. Tại địa điểm của bên A
– Hàng hóa được kiểm tra, đánh giá chất lượng lần 2 sau khi vận chuyển thành công tới
kho hàng của bên A, do ông/bà … – Chức vụ: … phụ trách.
– Ông/bà … tiến hành những công việc sau:
+ Kiểm kê khối lượng, số lượng hàng hóa được giao;
+ Tiến hành lập biên bản kiểm kê số lượng hàng hóa (có chữ ký của bên vận chuyển);
+ Kiểm tra, đánh giá lần cuối chất lượng hàng hóa;
+ Thông báo kết quả kiểm tra, đánh giá chất lượng lần 2 cho đại diện của bên A.
Điều 5. Giá thu mua và cách thức thanh toán
5.1. Đơn giá: 10.000 đồng/kg (Bằng chữ: Bảy ngàn đồng chẵn)
5.2. Cách thức thanh toán:
– Bên mua thanh toán cho bên bán theo đúng số lượng thu mua từng đợt, thông qua phương thức chuyển khoản ngay sau khi đã kiểm tra, đánh giá chất lượng hàng hóa lần 2. Cụ thể:
+ Đợt giao hàng thứ nhất: thanh toán 1.000.000 đồng/100 kg
+ Đợt giao hàng thứ hai: thanh toán 2.000.000 đồng/200 kg
– Thông tin tài khoản của bên bán:
Chủ tài khoản: …
Số tài khoản: …
Ngân hàng: …
Chi nhánh: …
Điều 6. Quyền và nghĩa vụ của bên bán
– Yêu cầu bên A nhận tài sản được giao đến kho bãi của bên A;
– Yêu cầu bên A thực hiện nghĩa vụ thanh toán đầy đủ, đúng hạn;
– Giao tài sản đúng thời hạn, địa điểm thỏa thuận;
– Bồi thường thiệt hại cho bên A nếu hàng hóa không đảm bảo chất lượng theo thỏa thuận.
Điều 7. Quyền và nghĩa vụ của bên mua
– Được nhận tài sản đã giao theo đúng số lượng, chất lượng thỏa thuận đến kho;
– Yêu cầu giảm giá hoặc bồi thường thiệt hại nếu hàng hóa không đạt tiêu chuẩn chất lượng;
– Phối hợp với bên B tổ chức các biện pháp thu mua phù hợp với thực tế phát sinh;
– Thanh toán đúng hạn theo từng đợt giao, nhận tài sản;
– Trả lãi trên số tiền chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả trong trường hợp không thực hiện đúng nghĩa vụ trả tiền theo đợt.
Điều 8. Bồi thường thiệt hại
– Bên vi phạm nghĩa vụ trong Hợp đồng này phải bồi thường thiệt hại thực tế phát sinh từ hành vi vi phạm, trừ trường hợp bất khả kháng.
– Khoản tiền bồi thường thiệt hại không vượt quá 60% giá trị Hợp đồng này.
Điều 9. Giải quyết tranh chấp
– Mọi tranh chấp liên quan đến Hợp đồng này đều được giải quyết thông qua thương lượng, hòa giải giữa các bên.
– Trong trường hợp hòa giải không thành, các bên có quyền yêu cầu Tòa án nhân dân nơi bên A đặt trụ sở chính tiến hành giải quyết.
Điều 10. Chấm dứt hợp đồng
Hợp đồng hết hiệu lực trong các trường hợp sau:
– Hết thời hạn quy định trong Hợp đồng;
– Bên A đơn phương chấm dứt thực hiện Hợp đồng;
– Có hành vi vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ hợp đồng dẫn đến việc một trong các bên không đạt được mục đích của việc giao kết hợp đồng.
Điều 11. Hiệu lực hợp đồng
– Hợp đồng có hiệu lực 05 năm, kể từ ngày ký.
– Hợp đồng được lập thành 02 (hai) bản có giá trị ngang nhau, mỗi bên giữ một bản. Phụ lục Hợp đồng được xem là bộ phận không thể tách rời và có giá trị pháp lý như những điều khoản được ghi nhận trong Hợp đồng.
Bên A Bên B
(Ký tên, đóng dấu) (Ký tên)
Tham khảo thêm:
- Hợp đồng trồng cây sau này thu mua
- Hợp đồng mua bán nông sản
- Hợp đồng mua thương hiệu độc quyền
- Hợp đồng mua bán thuốc/dược phẩm
- Hợp đồng mua bán thức ăn/thực phẩm mới nhất
- Hợp đồng mua bán thức ăn chăn nuôi/gia súc
- Hợp đồng mua bán phương tiện thủy nội địa