T6. Th12 1st, 2023

Mẫu hợp đồng bao tiêu lúa được sử dụng như thế nào, cần có những điều khoản ra sao, xin mời các bạn cùng theo dõi biểu mẫu của chúng tôi.

Định nghĩa Mẫu hợp đồng bao tiêu lúa

Mẫu hợp đồng bao tiêu lúa là loại hợp đồng sản xuất lúa gạo có sự thỏa thuận giữa người nông dân và các doanh nghiệp trong việc sản xuất và cung cấp sản phẩm nông nghiệp lúa dựa trên sự thỏa thuận giao hàng trong tương lai, giá cả đã định trước và được kí kết theo các loại hình thức.

Mẫu hợp đồng bao tiêu lúa

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập- Tự do- Hạnh Phúc

……,ngày …..tháng……năm…….

HỢP ĐỒNG BAO TIÊU LÚA

Số:……./HĐBTL

-Căn cứ Luật thương mại của nước CHXHCN Việt Nam năm 2005;

-Căn cứ Luật dân sự  của nước CHXHCN Việt Nam kí ngày 24  tháng 1  năm 2015;

-Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ cũng như khả năng của hai bên

Hôm nay ngày ….. tháng…..năm….., tại địa chỉ…………., chúng tôi bao gồm:

Bên A: Công ty TNHH Dịch vụ thương mại trọng lâm hà nội( Bên Mua)

Địa chỉ:

Điện thoại: ……………………………. Fax…………………………….

Mã số thuế: ………………………………………………………………..

Đại diện pháp luật : Nguyễn Thị C

Chức vụ: Giám đốc

Số tài khoản:………………………………………………………………………..

Ngân hàng:………………………………………………………………………….

Bên B: Công ty TNHH nông sản B( Bên Bán)

Trụ sở:

Điện thoại: ………………………….. Fax…………………………….

Số tài khoản:………………………………………………………………………..

Ngân hàng:………………………………………………………………………….

Cùng bàn bạc thống nhất đưa ra các thỏa thuận sau đây:

Điều 1: Nội dung thỏa thuận

1. Bên A đồng ý Hợp đồng sản xuất và bán (tiêu thụ) lúa cho bên B:

– Thời gian sản xuất: từ ngày…… tháng ….. năm …….. đến ngày…. tháng ……. năm……….

– Diện tích: ………..……………… ha.

– Sản lượng dự kiến: ………………… tấn.

– Địa điểm: …………………………………………………………………………..

2. Bên B bán (trả ngay hoặc ghi nợ) cho bên A giống, vật tư phục vụ sản xuất cụ thể như sau:

Tên sản phẩmDiện tích sản xuất (ha)Số lượng (tấn)Đơn giá (đồng/tấn)Thành tiền (đồng)
1.    
2.    
     
Tổng cộng    

3. Nếu bên B tự mua (tên giống hoặc vật tư)……………. : …………… (tên giống hoặc vật tư)mà bên B tự mua phải là loại …………………. đạt tiêu chuẩn, chất lượng của giống …………., được sự chứng nhận của cơ quan có thẩm quyền.

4. Bên B bán ………………hàng hóa cho bên A:

– Số lượng tạm tính: …………………………………………………………………………

– Với quy cách, chất lượng, phương thức kiểm tra, đánh giá chất lượng sản phẩm…………………. do hai bên đã thoả thuận được ghi ở các điều khoản dưới đây và với số lượng thực tế khi thu hoạch.

Điều 2. Thời gian và bốc xếp hàng hóa

1.Thời gian giao hàng

-Do hai bên thỏa thuận với nhau về thời gian giao hàng.

2.Bốc xếp, vận chuyển hàng hóa

Điều 3. Phương thức giao nhận hàng hóa

1. Phương thức giao hàng hóa

-Bên B có nghĩa vụ giao hàng hóa đúng đối tượng, chất lượng theo thỏa thuận và theo quy định của pháp luật. Chất lượng hàng hóa có thể theo thỏa thuận hoặc xác định theo nhiều cách khác nhau: theo mô phỏng,theo mẫu, theo tiêu chuẩn hàng hóa, theo giám định….Hàng hóa lúa gạo phải đảm bảo không có khuyết tật có thể nhìn thấy được khi bàn giao( khuyết tật bên ngoài) và cả những khuyết tật không thể nhìn thấy trong quá trình sử dụng.Trường hợp không thể xác định hàng hóa lúa gạo được giao có phù hợp với Hợp đồng hay không thì sẽ quy định dựa theo Luật thương mại 2005 về hàng hóa được coi là không phù hợp với hợp đồng.

-Giao hàng đúng số lượng: Trong trường hợp bàn giao số lượng ít hơn bên A có quyền hoặc chấp nhận số lượng ít hơn đó hoặc yêu cầu bàn giao nốt phần còn lại( có thể yêu cầu bồi thường thiệt hại) hoặc yêu cầu hủy bỏ (có thể yêu cầu bồi thường thiệt hại). Trong trường hợp bên B giao hàng nhiều hơn số lượng đã thỏa thuận, bên A có quyền từ chối nhận phần hàng hóa thừa, bên B phải nhận lại hàng hóa và chịu mọi chi phí liên quan.

-Giao chứng từ hàng hóa kèm theo khi giao nhận hàng hóa:

+Chứng nhận chất lượng hàng hóa

+Chứng nhận nguồn gốc xuất xứ

+Biên bản giao nhận

+Bảng kê hóa đơn

-Giao hàng đúng thời hạn và đúng địa điểm mà hai bên đã thỏa thuận với nhau.

2. Phương thức nhận hàng hóa

-Sau khi hoàn thành việc giao nhận, bên B vẫn phải chịu trách nhiệm về những khiếm khuyết của hàng hóa đã được giao, nếu đó là những khiếm khuyết không thể phát hiện được trong quá trình kiểm tra bằng biện pháp thông thường và bên B đã biết hoặc phải biết về các khiếm khuyết đó mà không thông báo cho bên A.

-Khi bên B đã sẵn sàng giao hàng theo HĐ mà bên A không tiếp nhận hàng thì coi như đã vi phạm HĐ và phải chịu các biện pháp chế tài theo thỏa thuận trong HĐ hoặc theo quy định của pháp luật.

Điều 4. Kiểm tra hàng hóa

-Bên B phải thực hiện việc kiểm tra hàng hóa trong một thời gian ngắn nhất mà hoàn cảnh thực tế cho phép. Nếu bên A không thực hiện việc kiểm tra hàng hóa theo thỏa thuận thì đến thời hạn giao hàng, bên B có quyền giao hàng theo HĐ. Khi kiểm tra nếu bên A phát hiện hàng hóa không phù hợp với HĐ thì phải thông báo cho bên B trong một thời hạn hợp lý. Nếu bên A không thực hiện việc thông báo này thì bên B không phải chịu trách nhiệm về những khiếm khuyết của hàng hóa, trừ khi những khiếm khuyết đó không thể phát hiện được trong quá trình kiểm tra bằng biện pháp thông thường và bên B đã biết hoặc phải biết về những khiếm khuyết đó mà không thông báo cho bên A, thông thường bên A sẽ kiểm tra chất lượng hạt lúa bằng cách cắn để xác định lúa đã được phơi khô và đạt chất lượng hay không.

Điều 5. Giá cả và phương thức thanh toán, địa điểm giao hàng

1. Giống và vật tư nông nghiệp (áp dụng cho trường hợp bên A bán ghi nợ cho bên B):

– Giá các loại vật tư, phân bón, công lao động

– Phương thức thanh toán

– Thời hạn thanh toán

2. Sản phẩm hàng hóa

– Tiêu chuẩn: (các tiêu chuẩn sản phẩm hàng hóa phải đạt được).

– Giá nông sản dự kiến (giá trên thị trường tại thời điểm thu hoạch hoặc giá sàn hoặc mức bù giá….)

– Phương thức và thời điểm thanh toán

3. Địa điểm giao hàng

– Ghi rõ địa điểm bên B giao sản phẩm nông sản hàng hoá cho bên A

Điều 6. Trách nhiệm bên A

– Giới thiệu doanh nghiệp cung cấp vật tư nông nghiệp (phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thức ăn) cho bên B nếu bên B có nhu cầu.

– Đảm bảo giao giống đúng số lượng, chất lượng, chủng loại, qui cách và thời hạn đã cam kết (đối với trường hợp bên A bán ghi nợ cho bên B giống phục vụ sản xuất)

– Đảm bảo thu mua sản phẩm hàng hóa đúng theo qui cách – phẩm chất đã cam kết và số lượng thu hoạch thực tế.

– Phối hợp với bên B tổ chức các biện pháp thu mua phù hợp với thời gian thu hoạch của bên B và kế hoạch giao nhận của bên A (căn cứ theo lịch điều phối của bên A).

– Cung cấp bao bì đựng ……… cho bên B (nếu có yêu cầu) sau khi đạt được thỏa thuận mua bán giữa hai bên.

– ……………

Điều 7. Trách nhiệm bên B

– Bên B phải tuân thủ các qui trình canh tác theo yêu cầu của bên A và phù hợp với khuyến cáo của ngành nông nghiệp.

– Giao, bán sản phẩm hàng hóa đúng theo qui cách về phẩm chất, số lượng (theo thực tế thu hoạch), đúng thời gian, địa điểm giao hàng đã được hai bên thống nhất.

– Cung cấp cho bên A các thông tin về quá trình canh tác, thời gian thu hoạch, địa điểm giao hàng v.v….

 Lập danh sách hộ nông dân tham gia liên kết sản xuất trong cánh đồng lớn (có danh sách kèm theo hợp đồng).

– …………….

Điều 8. Chấm dứt hợp đồng

-Khi hai bên đã hoàn thành xong các nghĩa vụ trong hợp đồng và làm biên bản thanh lý hợp đồng

-Khi việc thực hiện hợp đồng không mang lại lợi ích cho các bên

-Khi một bên vi phạm nghĩa vụ của mình theo Hợp đồng và vi phạm đó không được khắc phục trong thời hạn….ngày kể từ ngày có thông báo bằng văn bản về vi phạm đó của bên không vi phạm.

-Khi một bên mát khả năng thanh toán hoặc rơi vào tình trang phá sản

-Khi một trong hai bên chấm dứt hợp đồng mà gây thiệt hại cho bên còn lại thì phải bồi thường thiệt hai cho bên bị thiệt hại.

Điều 9. Giải quyết tranh chấp

-Trong trường hợp phát sinh tranh chấp, các bên đồng ý ưu tiên giải quyết thông qua trao đổi, thương lượng. Việc trao đổi, thương lượng này được thực hiện ….lần và phải được lập thành văn bản. Nếu sau… lần tổ chức trao đổi, thương lượng mà hai bên không thỏa thuận giải quyết được tranh chấp, một bên hoặc cả hai bên có quyền đưa tranh chấp ra Tòa án có thẩm quyền để giải quyết theo quy định của pháp luật hiện hành.

Điều 10. Bât khả kháng

Trong trường hợp bất khả kháng được quy định trong luật dân sự (động đất, bão lụt, hỏa hoạn, chiến tranh, các hành động của chính phủ…mà không thể ngăn chặn hay kiểm soát được) thì bên bị cản trở được quyền tạm dừng việc thi hành nghĩa vụ của mình trong thời gian…. tháng mà không phải chịu trách nhiệm về bất cứ hậu quả nào gây ra do chậm trễ, hư hỏng hoặc mất mát có liên quan, đồng thời phải thông báo ngay lập tức cho bên kia biết về sự cố bất khả kháng đó. Hai bên sẽ cùng nhau giải quyết nhằm giảm thiểu hậu quả một cách hợp lý nhất.

Điều 11. Hiệu lực hợp đồng

Mọi thay đổi, bổ sung nội dung hợp đồng này đều chỉ có giá trị khi được hai bên cùng nhau bàn bạc, trao đổi và đồng ý bằng văn bản.

Hợp đồng có hiệu lực kể từ ngày…tháng….năm, được làm thành …. bản có giá trị pháp lý như nhau, Bên A giữ …bản, Bên B giữ … bản. 

Bên A kí tênBên B kí tên
  

DỊCH VỤ SOẠN THẢO HỢP ĐỒNG CHỈ  500 NGÀN ĐỒNG

TƯ VẤN MIỄN PHÍ  –> GỌI NGAY 1900.0191

Tham khảo thêm:

  • Hợp đồng mua bán lúa gạo
  • Hợp đồng trồng cây ăn quả
  • Mẫu hợp đồng mua bán cát san lấp
  • Hợp đồng mua bán giống cây cao su
  • Hợp đồng mua bán gạo tấm
  • Hợp đồng mua bán heo giống