Khoán bảo vệ rừng là một hoạt động được pháp luật quy định tại Luât Lâm nghiệp 2017. Hợp đồng khoán bảo vệ rừng là hình thức thỏa thuận thực hiện công việc trong hoạt động quản lý bảo vệ rừng giữa bên khoán và bên nhận khoán trong một khoảng thời gian nhất định. Bên khoán là Ban quản lý rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên nông, lâm nghiệp nhà nước. Bên nhận khoán là tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư tại chỗ theo quy định tại Luật Lâm nghiệp 2017. Đối tượng rừng được áp dụng trong hợp đồng khoán bảo vệ rừng là diện tích rừng được Nhà nước giao cho Ban quản lý rừng đặc dụng và Ban quản lý rừng phòng hộ; diện tích rừng đặc dụng, rừng phòng hộ được Nhà nước giao cho công ty lâm nghiệp, các đơn vị vũ trang quản lý; diện tích rừng chưa giao, chưa cho thuê do Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là UBND cấp xã) quản lý.
Dưới đây là mẫu hợp đồng khoán bảo vệ rừng:
Hợp đồng khoán bảo vệ rừng
TÊN TỔ CHỨC | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc |
HỢP ĐỒNG KHOÁN BẢO VỆ RỪNG
Số: …./HĐ-…….
- Căn cứ Luật Lâm nghiệp ngày 15 tháng 11 năm 2017;
- Căn cứ Luật đất đai năm ngày 29 tháng 11 năm 2013;
- Căn cứ Bộ Luật dân sự ngày 24 tháng 11 năm 2015;
- Căn cứ Nghị định số 168/2016/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2016 của Chính phủ quy định về khoán rừng, vườn cây và diện tích mặt nước trong các Ban quản lý rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên nông, lâm nghiệp nhà nước;
- Căn cứ Thông tư số 15/2019/TT-BNNPTNT ngày 30 tháng 10 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn một số nội dung quản lý đầu tư công trình lâm sinh.
- Căn cứ Kế hoạch quản lý bảo vệ và phát triển rừng / kế hoạch sản xuất kinh doanh …… phê duyệt ngày … tháng…. năm ……
Hôm nay, ngày … tháng … năm… tại ……………………………………..,chúng tôi gồm:
I. BÊN KHOÁN (BÊN A)
Do ông (bà) ………………………………………. chức vụ ……………………….. làm đại diện
Địa chỉ: ………………………………………………;
Số điện thoại ……………; Fax ………..
Tài khoản số:……………………………………….;
Mã số thuế: …………………………………..
II. BÊN NHẬN KHOÁN (BÊN B)
Do ông (bà): …………………………………………………………………………….. làm đại diện
(nếu là hộ gia đình nhận khoán ghi đầy đủ các thành viên trong gia đình gồm:
(1) Họ và tên ……… quan hệ với chủ nhận khoán,
(2) Họ và tên ……………………… quan hệ với chủ nhận khoán,
(3) Họ và tên ………………… quan hệ với chủ nhận khoán,
(4) Họ và tên ………………… quan hệ với chủ nhận khoán……….)
Địa chỉ: …………………………………………………………………………………………………………….
CMND: …………………………. Ngày cấp ………………….. Nơi cấp …………………………….
Điện thoại: ………………………………………………………………………………………………………
Tài khoản số: …………………………………….. Mã số thuế: ……………………………………..
Hai bên thỏa thuận ký hợp đồng khoán với các Điều, khoản sau đây:
Điều 1. Hình thức, đối tượng, địa điểm khoán
1. Hình thức khoán: Quản lý bảo vệ toàn bộ đối tượng khoán
2. Đối tượng khoán: Rừng …
3. Diện tích khoán …ha để sử dụng vào mục đích khoán bảo vệ rừng.
4. Địa điểm, vị trí ranh giới: Thửa đất:….., Lô…….., khoảnh …….., tiểu khu ……… tên địa danh (nếu có) thuộc xã ………. huyện …………………………… tỉnh …………………………
5. Mô tả hiện trạng: Rừng và tài sản khác gắn liền trên đất.
Vị trí, ranh giới và đặc điểm khu rừng có sơ đồ kèm theo tại phụ lục hợp đồng này.
Điều 2. Nội dung khoán
1. Về công việc:
- Bảo vệ, phòng cháy và chữa cháy rừng;
- Phòng trừ sinh vật gây hại rừng;
- Bảo tồn đa dạng sinh học;
- …
Nội dung yêu cầu công việc về khối lượng và chất lượng được quy định cụ thể tại phụ lục hợp đồng này.
2. Bên khoán cung cấp vật tư kỹ thuật:
- …
- …
Điều 3. Thời hạn khoán
Thời hạn khoán ………. tháng, kể từ ngày …. tháng ……. năm……… đến ngày …. tháng ……. năm……… (không quá 12 tháng)
Điều 4. Quyền và trách nhiệm của các bên
1. Quyền và trách nhiệm của bên A
a) Bảo đảm việc quản lý và sử dụng rừng đúng mục đích, quy hoạch, kế hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
b) Kiểm tra, giám sát việc thực hiện hợp đồng khoán.
c) Khi phát hiện vi phạm hợp đồng hoặc vi phạm pháp Luật, thì tùy theo mức độ vi phạm áp dụng các biện pháp xử lý theo quy định của pháp Luật hoặc đơn phương hủy bỏ hợp đồng và phải chịu trách nhiệm về quyết định xử lý.
d) Bồi thường thiệt hại cho bên nhận khoán theo quy định, nếu vi phạm hợp đồng.
2. Quyền và trách nhiệm của bên B
a) Thực hiện đúng các giao kết trong hợp đồng khoán; chịu sự kiểm tra, giám sát của bên khoán theo giao kết hợp đồng.
b) Được nhận bồi thường thiệt hại do bên khoán vi phạm hợp đồng.
c) Bồi thường thiệt hại cho bên khoán, nếu vi phạm hợp đồng. Đồng thời, phải chịu trách nhiệm trước pháp Luật về những vi phạm và gây thiệt hại.
d) Chấp hành các quy định phòng cháy, chữa cháy rừng.
Điều 5. Giá trị hợp đồng, phương thức thanh toán và đồng tiền thanh toán
1. Giá trị hợp đồng
Tổng giá trị hợp đồng này là … VNĐ (.. Việt Nam đồng)
Giá trị theo từng công việc và giai đoạn được quy định trong phụ lục hợp đồng này.
Sau khi nghiệm thu, trường hợp 100% diện tích rừng không bị tác động phá hoại: được nghiệm thu hoàn thành 100% khối lượng công việc. Bên B được hưởng 100% giá trị hợp đồng này.
Trường hợp rừng bị phá hoại (chặt phá, xâm lấn, phát, đốt rừng làm nương, rẫy, chuyển đổi mục đích sử dụng rừng trái pháp luật…), căn cứ tình hình cụ thể sẽ xác định thanh toán giá trị thực hiện hợp đồng theo tỷ lệ, cụ thể:
– Bên B phát hiện rừng bị xâm hại và báo ngay cho Bên A: hoàn thành nhiệm vụ bảo vệ rừng và được thanh toán tiền công theo hợp đồng.
– Bên B không phát hiện được rừng bị xâm hại hoặc phát hiện nhưng không báo cho Bên A: không được thanh toán tiền công bảo vệ rừng đối với diện tích rừng bị xâm hại, tùy theo mức độ sẽ được xử lý theo quy định của pháp luật và theo hợp đồng này.
2. Phương thức thanh toán:
Bên A sẽ thanh toán cho Bên B bằng cách chuyển khoản qua tài khoản ngân hàng theo thông tin như sau:
- Tên tài khoản :
- Số tài khoản :
- Ngân hàng :
- Chi nhánh :
3. Thanh toán
Bên A thanh toán cho Bên B thành 02 đợt:
a) Lần 1: Bên A tạm ứng giá trị hợp đồng cho Bên B là: … VNĐ (… Việt Nam đồng)
b) Lần 2: Bên A thanh toán khối lượng hoàn thành cho Bên B: … VNĐ (… Việt Nam đồng)
4. Đồng tiền thanh toán: Đồng Việt Nam.
Điều 6. Nghiệm thu, thanh lý hợp đồng
1. Nghiệm thu
a) Thời hạn: Cuối năm kế hoạch
b) Thành phần: …………………………………………………………………………………………..
c) Chỉ tiêu nghiệm thu: thực hiện theo thiết kế được duyệt và hợp đồng giao khoán.
d) Phương pháp tiến hành: kiểm tra thực địa toàn bộ diện tích, căn cứ bản đồ thiết kế để xác định vị trí, ranh giới, tỷ lệ kết quả thực hiện.
e) Nội dung nghiệm thu:………………………………………………………………………………
2. Thanh lý hợp đồng
a) Hợp đồng chấm dứt khi các bên hoàn thành quyền và nghĩa vụ với nhau và không có thỏa thuận khác.
b) Nếu trong quá trình thực hiện hợp đồng, hai bên thỏa thuận được với nhau về việc chấm dứt hợp đồng, hợp đồng này sẽ chấm dứt kể từ thời điểm đạt được thỏa thuận giữa hai bên.
c) Hợp đồng chấm dứt khi một trong hai bên đơn phương chấm dứt hợp đồng theo quy định của pháp luật và hợp đồng này.
Điều 7. Sửa đổi hợp đồng
1. Bất kỳ sự thay đổi hay Điều chỉnh nào của hợp đồng này đều phải được thỏa thuận và đồng ý của hai bên.
2. Mọi sự thay đổi hoặc Điều chỉnh chỉ có hiệu lực khi cả hai bên ký hợp đồng sửa đổi hoặc biên bản ghi nhớ để đưa vào phụ lục hợp đồng.
Điều 8. Chấm dứt hợp đồng
Hợp đồng được chấm dứt trong các trường hợp sau đây:
1. Khi hợp đồng hết thời hạn mà bên B không được tiếp tục gia hạn.
2. Khi Bên B hoặc Bên A có nhu cầu chấm dứt hợp đồng trước thời hạn (phải thông báo trước cho bên A hoặc Bên B biết ít nhất 30 ngày).
3. Bên B hoặc Bên A không thực hiện đầy đủ các nội dung theo thỏa thuận hợp đồng.
Điều 9. Giải quyết tranh chấp
1. Bên khoán và bên nhận khoán giải quyết các tranh chấp phát sinh thông qua thương lượng, hòa giải.
2. Nếu tranh chấp không giải quyết được bằng thương lượng, hòa giải, thì sau thời gian 15 ngày kể từ ngày phát sinh tranh chấp, bên khoán và nhận khoán được chủ động đề nghị Tòa án giải quyết tranh chấp theo quy định của pháp Luật.
Điều 10. Hiệu lực của hợp đồng
Hợp đồng có hiệu lực kể từ ngày ký.
Hai bên cam kết thực hiện đúng quy định tại Hợp đồng này, nếu Bên nào vi phạm Hợp đồng thì phải bồi thường thiệt hại do việc vi phạm hợp đồng gây ra theo quy định của pháp Luật.
Hợp đồng này được lập thành…….. bản có giá trị pháp lý như nhau, mỗi bên giữ 01 bản, các bản còn lại được gửi đến cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền./.
ĐẠI DIỆN BÊN B (Ký, ghi rõ họ tên) | ĐẠI DIỆN BÊN A (Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu) |
Tham khảo thêm:
- Hợp đồng thuê trồng rừng
- Hợp đồng thuê đất rừng
- Hợp đồng khoán việc bảo vệ
- Hợp đồng khoán việc tạp vụ
- Hợp đồng giao khoán nhân công
- Hợp đồng lao động 100 điều khoản chi tiết và lưu ý