Hợp đồng thuê bảo vệ công trình là dạng thỏa thuận giữa nhà thầu, chủ thầu hoặc ban quản lý dự án về việc thuê đơn vị bảo vệ cho công trình mà mình đang thi công.
Hợp đồng thuê bảo vệ công trình
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
…….., ngày … tháng … năm …
HỢP ĐỒNG THUÊ BẢO VỆ
(V/v: thuê bảo vệ công trình)
Số: ……/……
- Căn cứ Bộ luật Dân sự 2015;
- Căn cứ Bộ luật Lao động 2012;
- Căn cứ Luật thương mại 2005;
- Căn cứ nhu cầu của hai bên.
Hôm nay, vào lúc … giờ ngày … tháng … năm … tại………………, chúng tôi gồm các bên sau đây tiến hành việc giao kết hợp đồng về việc thuê bảo vệ công trình.
A/ BÊN THUÊ BẢO VỆ – BÊN A
– Đại diện Ông/Bà:……………………………… Chức vụ:………………………
– CMTND số:……………………… Nơi cấp:……………… Ngày cấp:………..
– Số điện thoại:……………………………………………………………………….
– Đại diện cho:……………………………………………………………………….
– Trụ sở:.……………………………………………………………………………..
– MST:………………………………………………………………………………..
– Hotline:……………………………………………………………………………..
B/ BÊN NHẬN BẢO VỆ – BÊN B
– Họ và tên:…………………………………….. Sinh năm:……………………..
– CMTND số:……………………… Nơi cấp:……………. Ngày cấp:………..
– Địa chỉ thường trú:………………………………………………………………….
– Nơi ở hiện nay:……………………………………………………………………..
– Số điện thoại:……………………………………………………………………….
Nội dung hợp đồng cụ thể gồm những điều khoản sau:
ĐIỀU 1. NỘI DUNG THOẢ THUẬN
– Bên A thuê bên B thực hiện những công việc bảo vệ công trình được quy định chi tiết tại Điều 2 trong thời gian từ ngày…tháng…năm… đến ngày…tháng…năm…
– Tên công trình:……………………………………………………………………..
– Địa điểm công trình:………………………………………………………………..
– Thời gian làm việc:…………………………………………………………………
– Bộ phận làm việc:…………………………………………………………………..
– Vị trí bảo vệ:………………………………………………………………………..
– Thời hạn hợp đồng:…………………. Từ ngày …/…/… đến ngày …/…/…
ĐIỀU 2. NỘI DUNG CÔNG VIỆC
2.1 Đối với khách ra vào công trình
– Hỏi tên khách, tên cơ quan công tác, mục đích vào gặp ai, bộ phận/ phòng ban nào
– Liên lạc bằng bộ đàm hoặc điện thoại vào bên trong báo cho người cần gặp ra đón, nếu không có hẹn trước thì phải có sự đồng ý của người mà khách cần gặp thì bảo vệ mới giải quyết cho vào.
– Đăng ký ghi tên khách, tên Công ty, giờ đến của khách vào sổ khách ra vào (giữ lại giấy tờ tùy thân).
– Cấp phát cho khách thẻ khách và các dụng cụ bảo hộ lao động như mũ, giầy, kính,…
– Hướng dẫn phương tiện ra vào trong công trình.
– Kiểm tra các đồ vật khách mang ra (nếu có) có đúng với giấy cho phép mang ra của đơn vị chủ quản (phải có chữ ký của người có thẩm quyền duyệt bảo vệ mới giải quyết). Bảo vệ công trình xây dựng thu lại các vật dụng đã phát cho khách.
– Bảo vệ đề nghị khách ghi vào sổ giờ ra và ký tên, trả lại giấy tờ tùy thân cho khách khi làm xong thủ tục.
2.2 Đối với công nhân
– Kiểm tra thẻ, mũ, trang phục và các trang thiết bị bảo hộ khác trước khi vào làm việc trong công trình.
– Yêu cầu tất cả công nhân phải bỏ mũ xuống, lần lượt ra từng người để kiểm tra.
– Kiểm tra cẩn thận túi xách, đối chiếu vật dụng mang ra, kiểm tra có đúng như đã đăng ký hoặc đúng như trong giấy cho ra của đơn vị chủ quản, ngoài ra không được mang ra bất cứ vật dụng gì ra khỏi công trình.
2.3 Đối với các loại xe ra vào:
– Yêu cầu xe phải dừng tại cổng, người tài xế phải xuất trình giấy tờ, đăng ký tên, số xe, đem những gì vào, giờ vào vào trong sổ, thông báo cho người có trách nhiệm của đơn vị chủ quản ra đón, khi đạt yêu cầu thì mở cổng cho xe vào.
– Kiểm tra xe có đầy đủ điều kiện vào mục tiêu (ví dụ chiều cao không thích hợp, xe quá lớn,…)
– Khi xe ra yêu cầu dừng xe tại cổng, bảo vệ kiểm tra giấy tờ có liên quan đến việc đem hàng hoá ra ngoài, tài xế làm thủ tục giờ ra và đăng ký vào sổ đăng ký.
– Kiểm tra và đối chiếu với thực tế hàng mang ra có trùng khớp với phiếu xuất hàng, kiểm tra cẩn thận các thùng xe, gầm xe, thành xe và cabin xe,.. không giải quyết các hàng hoá không giấy phép mang ra.
2.4 Đối với trang thiết bị, nguyên vật liệu
– Khi vào, kiểm tra hoá đơn, chủng loại, số lượng, mã số,…; liên lạc với người có liên quan của đơn vị chủ quản ra đón; ghi vào sổ đăng ký nguyên vật liệu,…
– Khi ra, kiểm tra hoá đơn, giấy xuất kho có chữ ký của đơn vị chủ quản sau đó kiển tra trên thực tế.
2.5 Tuần tra các vị trí bảo vệ
– Tuần tra khu vực được giao, phát hiện, bắt giữ, lập biên bản những người vi phạm nội quy công trình
– Phát hiện những sự cố cháy nổ tại công trình xây dựng, ngăn chặn những hành vi vi phạm an toàn lao động,…
– Kiểm tra khoá các cửa sổ, cửa ra vào tại công trình xây dựng.
ĐIỀU 3. CHI PHÍ VÀ PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN
– Phí dịch vụ bảo vệ là:…………./ tháng. Chưa bao gồm 10% thuế VAT
– Thời gian thanh toán: từ ngày 01 đến ngày 05 hàng tháng. Trường hợp bên A chậm thanh toán cho bên B thì sẽ phải trả thêm khoản phí ……/ phí dịch vụ của tháng chậm thanh toán cho bên B.
– Phương thức thanh toán: Tiền mặt hoặc chuyển khoản vào tài khoản của bên B theo số tài khoản:
Tên Tài khoản ngân hàng:……………………………………………………………
Số tài khoản:………………………………………………………………………
Ngân hàng:…………………………………. Chi nhánh:……………………
ĐIỀU 4. QUYỀN HẠN VÀ NGHĨA VỤ CỦA MỖI BÊN
1. Quyền và nghĩa vụ của bên A
– Bên A có quyền kiểm tra, giám sát, đánh giá công tác bảo vệ của bên B theo đúng yêu cầu nội dung công việc.
– Bên A có trách nhiệm cung cấp toàn bộ các trang thiết bị cần thiết cho việc thực hiện công việc đã nêu trong hợp đồng cho bên B. Toàn bộ số trang thiết bị,… này sẽ được bên A giao cho bên B vào ngày đầu bên B nhận việc và được bên B giao trả lại với tình trạng như khi nhận (không tính hao mòn trong quá trình thực hiện công việc). Việc giao nhận được thực hiện tại……………………….. và được lập thành văn bản có chữ ký của các bên.
– Tạo điều kiện thuận lợi cho bên B thực hiện công việc của mình
– Hỗ trợ những yêu cầu của bên B nhằm cải thiện hoặc thực thi những biện pháp an ninh cần thiết để bảo vệ công trình.
– Thanh toán chi phí dịch vụ đầy đủ và đúng hạn như đã thoả thuận.
– Các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
2. Quyền và nghĩa vụ của bên B
– Chịu trách nhiệm trong trường hợp có hành vi trái pháp luật, thiếu trách nhiệm, gây thiệt hại cho bên A
– Trang bị đồng phục, trang thiết bị bảo vệ cần thiết cho lực lượng bảo vệ của mình trong quá trình làm nhiệm vụ.
– Giao tiếp với cán bộ công nhân, khách hàng ra vào công trình một cách lịch thiệp.
– Thường xuyên, kịp thời báo cáo cho bên A những vấn đề liên quan đến nhiệm vụ bảo vệ của mình; những tai nạn, rủi ro hoặc sự việc bất thường diễn ra trong công trình.
– Được thanh toán đầy đủ và đúng hạn theo quy định trong hợp đồng của hai bên.
– Các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
ĐIỀU 5. TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG CỦA BÊN B
– Bên B chịu trách nhiệm bồi thường về những thiệt hại tại khu vực công trình được giao bảo vệ nếu do lỗi sơ ý, thiếu trách nhiệm hau không thực hiện tốt nhiệm vụ được giao, để kẻ gian lấy cắp tài sản,…
– Giá trị bồi thường được tính theo giá thị trường tại thời điểm xảy ra thiệt hại. Trong vòng… ngày kể từ khi nhận được tài liệu kê khai tài sản bị thiệt hại do bên A cung cấp, nếu bên B chưa hoàn tất việc bồi thường thì phải chịu hình thức xử phạt …%/ số tiền bồi thường chưa trả/số ngày chậm thanh toán.
– Bên B không chịu trách nhiệm bồi thường nếu đã thông báo trước bằng văn bản về những khuyến cáo hay điều nguy hiểm, đáng ngờ sẽ xảy ra cho công trình với bên A mà bên A không khắc phục triệt để.
– Bên B không bảo vệ cho bất cứ hành vi nào của bên A nếu xét thấy hành vi đó vi phạm pháp luật
ĐIỀU 6. CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG
– Hợp đồng có thể chấm dứt trong các trường hợp sau đây:
+ Theo thoả thuận của hai bên
+ Do bất khả kháng
+ Sau khi các bên hoàn thành các nghĩa vụ của hợp đồng
+ Theo quy định của pháp luật.
– Một bên được quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng nhưng phải thông báo cho bên còn lại trước 30 ngày. Nếu việc chấm dứt hợp đồng của một bên không do lỗi của bên còn lại và hành vi đơn phương chấm dứt hợp đồng gây tổn thất, thiệt hại cho bên còn lại thì bên đơn phương chấm dứt hợp đồng phải bồi thường thiệt hại cho bên kia.
– Trường hợp một bên đơn phương chấm dứt hợp đồng do lỗi của bên còn lại thì bên còn lại phải bồi thường các thiệt hại do lỗi của mình gây ra cho bên đơn phương chấm dứt hợp đồng.
– Trường hợp chấm dứt hợp đồng trước thời hạn vì bất cứ lý do gì, hai bên có nghĩa vụ thanh lý hợp đồng bằng việc lập biên bản thanh lý để xác nhận chấm dứt mọi quyền và nghĩa vụ của mỗi Bên quy định tại hợp đồng này.
– Các khoản phạt và bồi thường thiệt hại và nghĩa vụ thanh toán của bất kỳ Bên nào đối với Bên còn lại phải được thực hiện trong vòng 30 ngày kể từ ngày chấm dứt hợp đồng.
ĐIỀU 7. ĐIỀU KHOẢN BỔ SUNG
– Bên B không được phép tiết lộ thông tin về công nghệ, kỹ thuật, thông tin công trình cho bên khác nếu như chưa được sự đồng ý của bên A.
– Bên B bàn giao kết quả công việc cho bên A bằng biên bản bàn giao kết quả công việc trong vòng … ngày trước khi hợp đồng kết thúc hiệu lực.
– Hai bên có thể chấm dứt hoặc gia hạn hợp đồng trước thời hạn bằng văn bản báo trước cho bên kia … ngày kể từ ngày ghi trên hợp đồng. Mỗi bên có quyền đề xuất bằng văn bản việc chấm dứt hợp đồng nếu xét thấy bên kia vi phạm nghiêm trọng nội dung được nêu trong hợp đồng.
ĐIỀU 8. GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP
– Trong quá trình thực hiện hợp đồng, nếu có tranh chấp phát sinh các bên giải quyết trên tinh thần hoà giải, thương lượng. Trường hợp thương lượng bất thành, một trong hai bên có quyền khởi kiện ra toà án nhân dân có thẩm quyền giải quyết.
Hợp đồng có hiệu lực kể từ ngày …/…/… đến ngày …/…/…. Hợp đồng được lập thành hai bản có giá trị pháp lý như nhau. Khi hai bên ký phụ lục hợp đồng lao động thì nội dung của phụ lục hợp đồng cũng có giá trị như các nội dung của hợp đồng này.
BÊN A BÊN B
Tham khảo thêm:
- Phụ lục Hợp đồng dịch vụ bảo vệ
- Hợp đồng khoán việc bảo vệ
- Không ký hợp đồng lao động mới có được pháp luật bảo vệ
- Hợp đồng thuê bảo vệ
- Hợp đồng lao động dành cho phòng nhân sự
- Hợp đồng đấu thầu toàn bộ công trình xây dựng