Hợp đồng Giữ chỗ

Mẫu Hợp đồng Giữ chỗ

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

——–***——-

 

HỢP ĐỒNG GIỮ CHỖ

(Số: ……………./HĐGC)

 

Hôm nay, ngày …… tháng ……năm 20…..,

Tại ………………….………………………………………….…………………………

Chúng tôi gồm có:

BÊN ĐẶT GIỮ CHỖ (BÊN A):

Ông (Bà): …………………………………………………………………………. Năm sinh:………………..…….

CMND số: ………………………………… Ngày cấp ……………….. Nơi cấp ………………………………….

Hộ khẩu: ……………………………………………………………………………………………………………….

Địa chỉ: …………………………………………………………………………………………………………………

Điện thoại: ……………………………………………………………………………………………………………..

 

BÊN NHẬN GIỮ CHỖ (BÊN B):

Ông (Bà): ……………………………………………………… Năm sinh:………………………………………….

CMND số: ………………………….…… Ngày cấp ……………….. Nơi cấp ……………………………………

Hộ khẩu: ……………………………………………………………………………………………………………….

Địa chỉ: …………………………………………………………………………………………………………………

Điện thoại: ……………………………………………………………………………………………………………..

 

Hai bên đồng ý thực hiện việc giữ chỗ theo các thoả thuận sau đây:

 

ĐIỀU 1: TÀI SẢN ĐẶT GIỮ CHỖ (1)

…………………………………………………………………………………………………………………………

ĐIỀU 2: THỜI HẠN ĐẶT GIỮ CHỖ

Thời hạn đặt giữ chỗ là: …………….., kể từ ngày ….. tháng …… năm ……

 

ĐIỀU 3: MỤC ĐÍCH ĐẶT GIỮ CHỖ

Ghi rõ mục đích đặt giữ chỗ, nội dung thỏa thuận (cam kết) của các bên về việc bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng dân sự.

 

ĐIỀU 4: QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA BÊN A

4.1. Bên A có các nghĩa vụ sau đây:

  1. a) Giao tài sản đặt giữ chỗ cho Bên B theo đúng thỏa thuận;
  2. b) Giao kết hoặc thực hiện nghĩa vụ dân sự đã thỏa thuận tại Điều 3 nêu trên. Nếu Bên A từ chối giao kết hoặc thực hiện nghĩa vụ dân sự (mục đích đặt giữ chỗ không đạt được) thì Bên A bị mất tài sản đặt giữ chỗ;
  3. c) Các thỏa thuận khác …

4.2. Bên A có các quyền sau đây:

  1. a) Nhận lại tài sản đặt giữ chỗ từ Bên B hoặc được trả khi thực hiện nghĩa vụ trả tiền cho Bên B trong trường hợp 2 Bên giao kết hoặc thực hiện nghĩa vụ dân sự (mục đích đặt giữ chỗ đạt được);
  2. b) Nhận lại và sở hữu tài sản đặt giữ chỗ và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt giữ chỗ (trừ trường hợp có thỏa thuận khác) trong trường hợp Bên B từ chối việc giao kết hoặc thực hiện nghĩa vụ dân sự (mục đích đặt giữ chỗ không đạt được);
  3. c) Các thỏa thuận khác …

 

ĐIỀU 5: QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA BÊN B

5.1. Bên B có các nghĩa vụ sau đây:

  1. a) Trả lại tài sản đặt giữ chỗ cho Bên A hoặc trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền trong trường hợp 2 Bên giao kết hoặc thực hiện nghĩa vụ dân sự (mục đích đặt giữ chỗ đạt được);
  2. b) Trả lại tài sản đặt giữ chỗ và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt giữ chỗ cho Bên A (trừ trường hợp có thỏa thuận khác) trong trường hợp Bên B từ chối việc giao kết hoặc thực hiện nghĩa vụ dân sự (mục đích đặt giữ chỗ không đạt được);
  3. c) Các thỏa thuận khác …

5.2. Bên B có các quyền sau đây:

  1. a) Sở hữu tài sản đặt giữ chỗ nếu Bên A từ chối giao kết hoặc thực hiện nghĩa vụ dân sự (mục đích đặt giữ chỗ không đạt được).
  2. b) Các thỏa thuận khác …

 

ĐIỀU 6: PHƯƠNG THỨC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP

Trong quá trình thực hiện Hợp đồng mà phát sinh tranh chấp, các bên cùng nhau thương lượng giải quyết trên nguyên tắc tôn trọng quyền lợi của nhau; trong trường hợp không giải quyết được, thì một trong hai bên có quyền khởi kiện để yêu cầu tòa án có thẩm quyền giải quyết theo quy định của pháp luật.

ĐIỀU 7: CAM ĐOAN CỦA CÁC BÊN

Bên A và bên B chịu trách nhiệm trước pháp luật về những lời cam đoan sau đây:

7.1. Việc giao kết Hợp đồng này hoàn toàn tự nguyện, không bị lừa dối hoặc ép buộc;

7.2. Thực hiện đúng và đầy đủ tất cả các thỏa thuận đã ghi trong Hợp đồng này;

7.3. Các cam đoan khác…

 

ĐIỀU 8: ĐIỀU KHOẢN CHUNG

8.1. Hai bên hiểu rõ quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình được thỏa thuận trong hợp đồng này.

8.2. Hai bên đã tự đọc lại hợp đồng này, đã hiểu và đồng ý tất cả các điều khoản đã ghi trong hợp đồng.

8.3. Hợp đồng này có hiệu lực kể từ ngày …… tháng ……. năm 20…  đến ngày …… tháng ….. năm 20…

Hợp đồng được lập thành ………. (………..) bản, mỗi bên giữ một bản và có giá trị như nhau.

 

BÊN A                                                                          BÊN B

(Ký, điểm chỉ và ghi rõ họ tên)                                   (Ký, điểm chỉ và ghi rõ họ tên)

 

 

Ghi chú:

(1) Mô tả chi tiết về tài sản đặt giữ chỗ (khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác).

 

 

Tham khảo thêm:

Thông báo về việc sử dụng mẫu con dấu của doanh nghiệp

Mẫu Thông báo về việc sử dụng mẫu con dấu của doanh nghiệp

CÔNG TY TNHH

……………………………………….

——————–

Số: 01/TB

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

 


Hà Nội, ngày 06 tháng 06 năm 2016
                            

THÔNG BÁO

Về việc sử dụng mẫu con dấu của doanh nghiệp

Kính gửi: Phòng Đăng ký kinh doanh thành phố Hà Nội

Tên doanh nghiệp (ghi bằng chữ in hoa): CÔNG TY …………………………….

Mã số doanh nghiệp: …………………………….

Địa chỉ trụ sở chính: …………………………….

Thông báo về mẫu con dấu như sau:

  1. Mẫu con dấu:
Mẫu con dấu Ghi chú
 

 

 

 

 
  1. Số lượng con dấu: 01 con dấu.
  2. Thời điểm có hiệu lực của mẫu con dấu: từ ngày ….. tháng ….. năm 2016

Kính đề nghị Quý Phòng công bố mẫu con dấu của doanh nghiệp trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

Doanh nghiệp chịu trách nhiệm về tính trung thực, chính xác, hợp pháp, phù hợp thuần phong mỹ tục, văn hóa, khả năng gây nhầm lẫn của mẫu con dấu và tranh chấp phát sinh do việc quản lý và sử dụng con dấu.

 

Các giấy tờ gửi kèm:

-…………………

-…………………

ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT

CỦA DOANH NGHIỆP

(Ký, ghi họ tên)

 

PHAN VĂN DŨNG

 

Tham khảo thêm:

HỢP ĐỒNG HỢP TÁC KINH DOANH

Mẫu HỢP ĐỒNG HỢP TÁC KINH DOANH

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do- Hạnh phúc

———0o0———

HỢP ĐỒNG HỢP TÁC KINH DOANH

Số: 101015/HDHTKD

 

–   Căn cứ  Bộ Luật dân sự nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2005;

–   Căn cứ vào khả năng và nhu cầu của hai bên;

–   Dựa trên tinh thần trung thực và thiện chí hợp tác.

 

Hôm nay ngày 10 tháng 10 năm 2015, tại thành phố Hà Nội, Việt Nam

Chúng tôi gồm có:

 

  1. CÔNG TY ………………………………………………….

(Sau đây gọi tắt là Bên A)

Địa chỉ               : ………………………………

Mã số thuế        : ………………………………

Đại diện            : Ông ………………………………

Chức vụ            : Giám Đốc

 

  1. CÔNG TY ………………………………………………….

(Sau đây gọi tắt là Bên B)

Địa chỉ             : ………………………………

Mã số thuế      : ………………………………

Đại diện          : ………………………………

Chức vụ          : ………………………………

 

 

Cùng thoả thuận ký Hợp đồng hợp tác kinh doanh này với các điều khoản và điều kiện sau đây:

 

Điều 1.  Mục tiêu và phạm vi  hợp tác kinh doanh

Bên A và Bên B nhất trí cùng nhau hợp tác kinh doanh trên tất cả các lĩnh vực nằm trong phạm vi hoạt động của cả hai bên.

Điều 2.  Thời hạn hợp đồng.

Hợp đồng này là hợp đồng không xác định thời hạn, có hiệu lực kể từ ngày 10-10-2015.

Hai bên có thể kết thúc hiệu lực của Hợp đồng này bằng biên bản thanh lý hợp đồng.

Điều 3.  Phân công trách nhiệm và phân chia kết quả kinh doanh

3.1 Trách nhiệm của từng bên và việc phân chia lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh sẽ được các bên thỏa thuận cụ thể trong các hợp đồng công việc sau này.

3.2 Chi phí cho hoạt động sản xuất bao gồm:

+  Chi phí nhân công;

+  Chi phí điện, nước;

+  Khấu hao tài sản;

+  Chi phí chạy máy móc, bảo dưỡng máy móc, thiết bị, nhà xưởng;

+  Các chi phí khác…

Điều 4.   Các nguyên tắc tài chính

Hai bên phải tuân thủ các nguyên tắc tài chính kế toán theo qui định của pháp luật về kế toán của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Mọi khoản thu chi cho hoạt động kinh doanh đều phải được ghi chép rõ ràng, đầy đủ, xác thực.

Điều 5.  Điều khoản chung          

5.1. Hợp đồng này được hiểu và chịu sự điều chỉnh của Pháp luật nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

5.2. Hai bên cam kết thực hiện tất cả những điều khoản đã cam kết trong hợp đồng.  Bên nào vi phạm hợp đồng gây thiệt hại cho bên kia (trừ trong trường hợp bất khả kháng) thì phải bồi thường toàn bộ thiệt hại xảy ra.

Trong quá trình  thực hiện hợp đồng nếu bên nào có khó khăn trở ngại thì phải báo cho bên kia trong vòng 1 (một) tháng kể từ ngày có khó khăn trở ngại.

5.3. Các bên có trách nhiệm thông tin kịp thời cho nhau tiến độ thực hiện công việc. Đảm bảo bí mật mọi thông tin liên quan tới quá trình sản xuất kinh doanh.

Mọi sửa đổi, bổ sung hợp đồng này đều phải được làm bằng văn bản và có chữ ký của hai bên. Các phụ lục là phần không tách rời của hợp đồng.

5.4 Mọi tranh chấp phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng được giải quyết trước hết qua thương lượng, hoà giải, nếu hoà giải không thành việc tranh chấp sẽ được giải quyết tại Toà án có thẩm quyền.

Điều 6.  Hiệu lực Hợp đồng

6.1. Hợp đồng chấm dứt khi hết thời hạn hợp đồng theo quy định tại Điều 2 Hợp đồng này hoặc các trường hợp khác theo qui định của pháp luật.

Khi kết thúc Hợp đồng, hai bên sẽ làm biên bản thanh lý hợp đồng. Nhà xưởng, máy móc, thiết bị ….sẽ được trả lại cho Bên B.

6.2. Hợp đồng này gồm 03 (ba) trang không thể tách rời nhau, được lập thành 02 (hai) bản bằng tiếng Việt, mỗi Bên giữ 01 (một) bản có giá trị pháp lý như nhau và có hiệu lực kể từ ngày ký.

 

ĐẠI DIỆN BÊN A

GIÁM ĐỐC

………………………………

ĐẠI DIỆN BÊN B

 

………………………………

 

 

Tham khảo thêm:

DANH SÁCH CỔ ĐÔNG SÁNG LẬP

 Mẫu DANH SÁCH CỔ ĐÔNG SÁNG LẬP

DANH SÁCH CỔ ĐÔNG SÁNG LẬP

S

 

T

T

Tên cổ đông sáng lập Ngày, tháng, năm sinh đối với cổ đông sáng lập là cá nhân Giới tính Quốc tịch Dân tộc Chỗ ở hiện tại đối với cổ đông sáng lập là cá nhân Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú đối với cá nhân; địa chỉ trụ sở chính đối với tổ chức Số, ngày, cơ quan cấp Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân hoặc Hộ chiếu đối với cá nhân; Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (hoặc các giấy chứng nhận tương đương) đối với doanh nghiệp; Quyết định thành lập đối với tổ chức Vốn góp[1] Số, ngày, cơ quan cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (nếu có)    
Tổng số cổ phần Tỷ lệ (%) Loại cổ phần Thời điểm góp vốn Chữ ký của cổ đông sáng lập[2] Ghi chú[3]
Số lượng Giá trị Phổ thông ……..

 

 

   
Số lượng Giá trị Số lượng Giá trị  
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20
1 ………………………… ……………… ….. Việt Nam Kinh ……… ……… CMND số: ………    Ngày cấp: ………

 

Nơi cấp: ………

 

………

 

000

Cổ phần

……..

 

000.

000

(Tiền mặt VNĐ)

 

….% ………

 

000

Cổ phần

………

 

000.

000

(Tiền mặt VNĐ)

 

     

 

/…/

2016

     
2 …………………………                         ……………… ……. Việt Nam Kinh ……….. ……….. CMND số: ………..            Ngày cấp: ………..               Cơ quan cấp: CA ………..

 

 

 

 

………

 

Cổ phần

………

 

000.

000

(Tiền mặt VNĐ)

…% ………

 

Cổ phần

………

 

000.

000

(Tiền mặt VNĐ)

     

 

/…/

2016

     
3 ………………………… ……………… ……. Việt Nam Kinh ……….. ……….. CMND số: ………..

 

Ngày cấp: ………..    Nơi cấp:  CA ………..

 

……….

 

Cổ phần

……….

 

000.

000

(Tiền mặt VNĐ)

…% ……….

 

Cổ phần

………

 

000.

000

(Tiền mặt VNĐ)

     

 

/…/

2016

     
   

 

 

Hà Nội, ngày……tháng……năm 2016

ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT CỦA CÔNG TY

(Ký, ghi họ tên)[4]

………………………………….

   
                                           

 

Tham khảo thêm:

HỢP ĐỒNG MÔI GIỚI THƯƠNG MẠI

Mẫu HỢP ĐỒNG MÔI GIỚI THƯƠNG MẠI

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

—-***—-

 

HỢP ĐỒNG MÔI GIỚI THƯƠNG MẠI

Số: ………/HĐMG

–         Căn cứ Luật Thương mại nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

–         Căn cứ nhu cầu nguyện vọng của hai bên

Hôm nay, ngày … tháng … năm 2014, tại trụ sở chính CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ THƯƠNG MẠI Á – ÂU: Số 18, LK 6A, làng Việt Kiều Châu Âu, phường Mộ Lao, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam, chúng tôi gồm có:

 

BÊN MÔI GIỚI:

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ THƯƠNG MẠI Á – ÂU

Địa chỉ               : Số 18, LK 6A, làng Việt Kiều Châu Âu, phường Mộ Lao, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam

Mã số thuế        : 0106083045

Đại diện            : Ông NGUYỄN TRUNG THÔNG

Chức vụ            : Tổng Giám Đốc

Trong hợp đồng này gọi tắt là Bên A

BÊN ĐƯỢC MÔI GIỚI:

CÔNG TY CỔ PHẦN DU LỊCH VÀ BẢO TỒN SINH THÁI BẾN EN

Địa chỉ trụ sở chính: Khu phố 1, thị trấn Bến Sung, huyện Như Thanh, tỉnh Thanh Hóa, Việt Nam

Mã số thuế        : 2801408933

Đại diện            : Ông NGUYỄN TÀI THẮNG

Chức vụ            : Chủ tịch Hội đồng quản trị

Trong hợp đồng này gọi tắt là Bên B

Sau khi bàn bạc, thảo luận hai bên đi đến thống nhất ký hợp đồng môi giới với những nội dung và điều khoản sau:

Điều 1: Nội dung công việc giao dịch

Bên B nhờ bên A tìm và chọn lọc nguồn vốn khả dụng để Bên B tiến hành hoạt động xin vay hỗ trợ cho công việc kinh doanh của mình.

Điều 2: Mức thù lao và phương thức thanh toán

  1. Bên B đồng ý thanh toán cho bên A số tiền môi giới là: [……. %] trên tổng giá trị hợp đồng vay mà bên B ký kết.
  2. Bên B thanh toán cho bên A bằng đồng Việt Nam với phương thức tiền mặt hoặc chuyển khoản.
  3. Việc thanh toán được chia làm 02 lần.
  • Lần thứ nhất: …………………… đồng ngay sau khi ký kết hợp đồng này coi như tiền đặt cọc để các bên thực hiện thỏa thuận.

  • Lần thứ hai: Số tiền còn lại sẽ được thanh toán ngay sau khi bên B ký kết được hợp đồng vay vốn với nguồn vốn mà Bên A tìm được.

Điều 3: Trách nhiệm và quyền lợi của mỗi bên

  1. Bên A được tiến hành các nghiệp vụ trung gian tìm kiếm bằng các hình thức quảng cáo trên báo chí, truyền hình hoặc các hình thức thông tin khác…
  2. Bên A chịu trách nhiệm tư vấn cho Bên B mọi vấn đề có liên quan đến thỏa thuận của hợp đồng này.
  3. Bên B tạo điều kiện tốt nhất để bên A hoàn thành nhiệm vụ của mình, trong điều kiện cho phép bên B có thể ủy quyền cho bên A làm thủ tục với bên thứ 3, các chi phí phát sinh từ hoạt động này được coi là chi phí ngoài hợp đồng do các bên tự thỏa thuận.
  4. Nếu Bên B đơn phương chấm dứt hợp đồng, thì số tiền đặt cọc theo quy định của pháp luật sẽ thuộc về Bên A. Ngoài ra, Bên B còn phải bồi thường 100% những tổn thất thực tế (nếu có).

Điều 4: Điều khoản về tranh chấp

  1. Hai bên cần chủ động thông báo cho nhau biết tiến độ thực hiện hợp đồng, nếu có vấn đề bất lợi gì phát sinh, các bên phải kịp thời báo cho nhau biết và chủ động bàn bạc giải quyết trên cơ sở bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau (có lập biên bản ghi toàn bộ nội dung đó).
  2. Trong trường hợp không tự giải quyết được thì hai bên đồng ý sẽ khiếu nại tới toà án. Mọi chi phí về kiểm tra xác minh và lệ phí tòa án do bên có lỗi chịu.

Điều 5: Thời hạn có hiệu lực hợp đồng

  1. Hợp đồng này có hiệu lực từ ngày ký kết. Hai bên sẽ tổ chức họp và lập biên bản thanh lý hợp đồng sau khi hợp đồng này chấm dứt hiệu lực đó. Hai bên có trách nhiệm tổ chức vào thời gian, địa điểm thích hợp.
  2. Hợp đồng này được làm thành 02 bản có giá trị như nhau, mỗi bên giữ 01 bản.

          

        ĐẠI DIỆN BÊN A                                                    ĐẠI DIỆN BÊN B

                  Tổng Giám Đốc                                                 Chủ tịch Hội đồng quản trị

               (Ký tên, đóng dấu)                                                  (Ký tên, đóng dấu)

 

        NGUYỄN TRUNG THÔNG                                     NGUYỄN TÀI THẮNG

 

Tham khảo thêm:

HỢP ĐỒNG LIÊN DANH

Mẫu HỢP ĐỒNG LIÊN DANH

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

———***———

Thanh Hóa, ngày 14tháng 08 năm 2014

 

 

HỢP ĐỒNG LIÊN DANH

Số: 140814/2014/HĐLD

V/v : Nhà máy cấp nước sinh hoạt

Địa điểm : Xã Quảng Lưu, huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa

Giữa

CÔNG TY

CỔ PHẦN NHẬT VI

CÔNG TY

CỔ PHẦN XÂY DỰNG THƯƠNG MẠI DU LỊCH HÙNG TÂM

 

 

 

 

MỤC LỤC

 

PHẦN 1 – CÁC CĂN CỨ KÝ KẾT HỢP ĐỒNG

PHẦN 2 – CÁC ĐIỀU KHOẢN VÀ ĐIỀU KIỆN CỦA HỢP ĐỒNG

Điều 1: Mục đích liên danh

Điều 2: Trao đổi thông tin

Điều 3: Luật và ngôn ngữ sử dụng trong Hợp đồng

Điều 4: Tên và phân công trong liên danh

Điều 5: Phân chia trách nhiệm quyền hạn giữa các thành viên trong liên danh, người đứng đầu liên danh

Điều 6: Nguyên tắc hoạt động của liên danh

Điều 7: Công tác tài chính kế toán

Điều 8: Trách nhiệm của mỗi bên trong liên danh

Điều 9. Nhân lực của các bên

Điều 10. Bản quyền và quyền sử dụng tài liệu

Điều 11. Rủi ro và bất khả kháng

Điều 12. Chấm dứt hợp đồng

Điều 13: Khiếu nại và giải quyết tranh chấp

Điều 14: Sửa đổi, bổ sung

Điều 15: Quy định chung

Điều 16: Các điều khoản khác

 

 

 

PHẦN 1 – CÁC CĂN CỨ KÝ KẾT HỢP ĐỒNG

Căn cứ Luật Dân sự ngày 14/6/2005;

Căn cứ Luật Thương mại số 36/2005/QH11 thông qua ngày 14/6/2005;

Căn cứ Luật Xây dựng ngày 26/11/2003;

Căn cứ Luật Đấu thầu số 61/2005/QH11;

Căn cứ luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản số 38/2009/QH12 ngày 19/6/2009 của quốc hội khoá 12;

Căn cứ Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình; Thông tư số 03/2009/TT-BXD ngày 26/03/2009 của Bộ Xây dựng quy định chi tiết một số nội dung của Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình;

Căn cứ Nghị định số 83/2009/NĐ – CP ngày 15/10/2009 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình;

Căn cứ nghị đinh số 15/2013/NĐ – CP ngày 06 tháng 02 năm 2013 của chính phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng

Căn cứ Nghị định số 85/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009 của Chính phủ về hướng dẫn thi hành Luật đấu thầu và lựa chọn nhà thầu theo Luật Xây dựng;

Căn cứ Nghị định số 68/2012/NĐ-CP ngày 12/9/2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 85/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009 của Chính phủ về hướng dẫn thi hành Luật đấu thầu và lựa chọn nhà thầu theo Luật Xây dựng;

Định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng công trình ban hành theo quyết định 957/QĐ-BXD ngày 29/9/2009 của Bộ Trưởng Bộ Xây dựng;

Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ, ngành nghề kinh doanh tại các giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của các bên.

Khả năng, năng lực hiện có về tài chính, thiết bị, nhân lực và kinh nghiệm thi công công trình của các bên tham gia liên doanh

Căn cứ nhu cầu của các bên.

 

PHẦN 2 – CÁC ĐIỀU KHOẢN VÀ ĐIỀU KIỆN CỦA HỢP ĐỒNG

Hôm nay, ngày 14 tháng 08 năm 2014 tại xã Quảng Lưu, huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa chúng tôi gồm:

 

  1. THÀNH VIÊN THỨ NHẤT:    

Bên A  :   CÔNG TY CP NHẬT VI

–  Đại diện : Ông Nguyễn Văn Hưng             Chức vụ: Giám đốc

–  Địa chỉ: Số nhà 101 Tân Phong, thị trấn Quảng Xương, huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa.

–  Điện thoại: 037. 8755884                        Fax: 037. 8755884

Email:

– Mã số thuế    : 2801017898 Do Sở kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thanh Hóa

– Cấp ngày       : 30/11/2006 ( Thay đổi lần 05 ngày 02 tháng 04 năm 2013).

 

  1. THÀNH VIÊN THỨ HAI: 

Bên B:   CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG THƯƠNG MẠI DU LỊCH HÙNG TÂM

–  Đại diện : Ông Lê Văn Hùng              Chức vụ: Giám đốc

–  Địa chỉ: Khu đô thị Quảng Tân, xã Quảng Tân, huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa

–  Điện thoại: 0914330885                            Fax:

Email:

– Mã số thuế    : 2801741109 Do Sở kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thanh Hóa

– Cấp ngày       : 11/11/2011

 

Các bên cùng nhau thống nhất ký kết các hợp đồng liên danh với nội dung như sau:

Điều 1: Mục đích liên danh.

Các bên thống nhất thành lập Liên danh để tham gia nhận thầu và thi công công trình Nhà máy cấp nước sinh hoạt tại Xã Quảng Lưu, huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa

Dựa trên nguyên tắc bình đẳng về quyền lợi, trách nhiệm giữa các bên và nghĩa vụ đối với Nhà nước.

 

Điều 2: Trao đổi thông tin

2.1. Các thông báo, chấp thuận, chứng chỉ, quyết định,… của bên này gửi cho bên kia phải đưa ra bằng văn bản và được chuyển đến bên nhận.

2.2. Trường hợp bên nào thay đổi địa chỉ liên lạc thì phải thông báo cho bên kia để đảm bảo việc trao đổi thông tin. Nếu bên thay đổi địa chỉ mà không thông báo cho bên kia thì phải chịu mọi hậu quả do việc thay đổi địa chỉ mà không thông báo.

 

Điều 3: Luật và ngôn ngữ sử dụng trong Hợp đồng

3.1. Hợp đồng này chịu sự điều chỉnh của hệ thống pháp luật của Việt Nam.

3.2. Ngôn ngữ của Hợp đồng này được thể hiện bằng tiếng Việt.

 

Điều 4: Tên và phân công trong liên danh.

4.1 Tên liên danh:

Liên danh CÔNG TY CỔ PHẦN NHẬT VI và CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG THƯƠNG MẠI DU LỊCH HÙNG TÂM

4.2 Các thành viên liên danh: Liên danh gồm hai thành viên

  1. Công ty CP Nhật Vi
  2. Công ty CP xây dựng thương mại du lịch Hùng Tâm

4.3 Đại diện liên danh:

Các bên thống nhất ủy quyền cho Công ty CP Nhật Vi làm đại diện cho liên danh để trực tiếp giao dịch, ký kết, giải quyết mọi thủ tục liên quan đến công tác tham dự thầu, chịu trách nhiệm chính trước chủ đầu tư về công tác thực hiện dự án.

4.4 Người đại diện liên danh:

Các bên thống nhất ủy quyền cho Ông Nguyễn Hồng Quang là Phó Giám đốc Công ty Cổ phần Nhật Vi là người đứng đầu liên danh, người đại diện cho liên danh.

Người đại diện liên danh được ủy quyền trực tiếp quan hệ với Chủ đầu tư và các cơ quan liên quan ký hợp đồng dự thầu, hợp đồng kinh tế và các tài liệu liên quan đến dự án trên cơ sở sự thống nhất của cả hai bên.

4.5 Con dấu của liên danh:

Các bên thống nhất sử dụng con dấu trong các văn bản của liên danh là con dấu của Công ty CP Nhật Vi 

4.6 Địa chỉ giao dịch:

  –  Tên công ty          : Công ty Cổ Phần Nhật Vi 

  –  Địa chỉ:  Số nhà 101 Tân Phong, thị trấn Quảng Xương, huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa.

4.7 Thời hạn của liên danh:

Hợp đồng liên danh có hiệu lực kể từ ngày ký đến khi thanh lý hợp đồng.

Hợp đồng liên danh sẽ tự động hết hiệu lực nếu liên danh không nhận được dự án.

 

Điều 5: Phân chia trách nhiệm quyền hạn giữa các thành viên trong liên danh, người đứng đầu liên danh.

5.1 Công ty CP Nhật Vi : 50% khối lượng

5.2 Công ty CP Xây dựng thương mại du lịch Hùng Tâm: 50% khối lượng

5.3 Trên cơ sở phần khối lượng được phân chia theo tỷ lệ 50% – 50% các bên phải chịu trách nhiệm tổ chức triển khai theo tiến độ của dự án và thực hiện đầy đủ các điều khoản trong hợp đồng giao nhận được ký kết giữa chủ đầu tư và liên danh.

5.4 Trách nhiệm của nhà thầu đứng đầu liên danh: Nhà thầu đứng đầu liên danh chịu trách nhiệm trước chủ đầu tư về mọi công việc, mọi giao dịch liên quan đến việc thực hiện gói thầu, hợp đồng kinh tế.

5.5 Trách nhiệm, quyền hạn của người đứng đầu liên danh: Chịu trách nhiệm tổ chức trong liên danh để thực hiện tiến độ của gói thầu. Trường hợp một trong những thành viên trong liên danh không đảm bảo tiến độ chất lượng, người đứng đầu liên danh có quyền báo cáo được Chủ đầu tư chấp thuận bằng văn bản sẽ điều chuyển phương tiện, thiết bị, nhân lực, tiền vốn trong liên danh để vận chuyển đảm bảo tiến độ yêu cầu.

 

Điều 6: Nguyên tắc hoạt động của liên danh.

6.1 Trong quá trình lập hồ sơ dự thầu các bên sẽ cung cấp cho nhau các thông tin và hồ sơ cần thiết, cùng tập trung các điều kiện về năng lực sản xuất và tài chính của đơn vị mình cho liên danh với mục đích thắng thầu, hợp đồng kinh tế.

6.2 Tổ chức thực hiện dự án:

Các bên sẽ bàn bạc thống nhất thành lập Ban điều hành công trường và hoạt động theo quy chế của Ban điều hành được các bên nhất trí thông qua.

Khối lượng, giá trị thanh toán cho mỗi thành viên trong liên danh: Từng kỳ thanh toán căn cứ khối lượng và giá trị được thanh toán với Chủ đầu tư. Ban điều hành sẽ phân công, triển khai và được các đơn vị thành viên ký xác nhận để làm cơ sở thanh toán tiền cho các đơn vị thành viên.

 

Điều 7: Công tác tài chính kế toán.

Mỗi bên độc lập về tài chính, tự chịu trách nhiệm về chế độ tài chính của mình và tự chịu trách nhiệm về kết quả lỗ lãi trong phần việc được giao.

 

Điều 8: Trách nhiệm của mỗi bên trong liên danh:

8.1 Trong quá trình thi công mỗi thành viên phải tự chịu trách nhiệm riêng trong phạm vi hợp đồng của mình về mọi vấn đề liên quan đến khối lượng, tiến độ thi công, chịu trách nhiệm liên đới nhau theo tỷ lệ phân chia khối lượng đối với các vấn đề chung liên quan đến dự án.

8.2 Không một thành viên nào trong liên danh được quyền chuyển nhượng quyền lợi và trách nhiệm của mình theo hợp đồng liên danh này cho bên thứ ba nếu chưa có văn bản chấp thuận của các thành viên khác trong liên danh.

 

Điều 9: Nhân lực của các bên

9.1. Nhân lực của các bên phải đủ điều kiện năng lực, có chứng chỉ hành nghề theo quy định, trình độ chuyên môn, kinh nghiệm phù hợp về nghề nghiệp, công việc của họ và phù hợp với quy định về điều kiện năng lực trong pháp luật xây dựng.

9.2. Các bên có quyền yêu cầu nhau thay thế nhân sự nếu đưa được ra bằng chứng rằng người đó không đáp ứng được yêu cầu của công việc đề ra.

9.3. Các bên sẽ tổ chức thực hiện công việc theo tiến độ đã thỏa thuận.

 

Điều 10: Bản quyền và quyền sử dụng tài liệu

Các bên sẽ giữ bản quyền tài liệu về các công việc, kết quả tư vấn do mình thực hiện. Đảm bảo tính bí mật của tài liệu và chỉ cung cấp cho bên thứ ba khi có sự đồng ý của bên còn lại.

 

Điều 11: Rủi ro và bất khả kháng

11.1. Rủi ro là nguy cơ ảnh hưởng tiêu cực đến việc thực hiện Hợp đồng. Các bên phải đánh giá các nguy cơ rủi ro, lập kế hoạch quản lý rủi ro, các phương án quản lý rủi ro của mình.

11.2. Bất khả kháng là sự kiện rủi ro không thể chống đỡ nổi khi nó xảy ra như: động đất, bão, lũ, lụt, lốc, sóng thần, lở đất hay hoạt động núi lửa, chiến tranh.

a) Bất khả kháng không bao gồm sự sơ xuất hoặc cố ý của một bên nào đó, hoặc bất kỳ sự cố nào mà một bên đã dự kiến được vào thời điểm ký kết Hợp đồng và tránh (hoặc khắc phục) trong quá trình thực hiện Hợp đồng.

b) Việc một bên không hoàn thành nghĩa vụ của mình sẽ không bị coi là vi phạm Hợp đồng trong trường hợp phát sinh từ sự kiện bất khả kháng với điều kiện bên bị ảnh hưởng bởi sự kiện bất khả kháng đã thực hiện các biện pháp đề phòng theo nội dụng của Hợp đồng này.

11.3. Các biện pháp thực hiện trong tình trạng bất khả kháng

a) Bên bị ảnh hưởng bởi sự kiện bất khả kháng phải tiến hành các biện pháp để hoàn thành các nghĩa vụ theo Hợp đồng với thời gian sớm nhất và phải thông báo cho bên kia biết sự kiện bất khả kháng vào thời gian sớm nhất và trong bất kỳ tình huống nào cũng không chậm hơn 05 ngày sau khi sự kiện bất khả kháng xảy ra; cung cấp bằng chứng về bản chất và nguyên nhân, đồng thời thông báo việc khắc phục trở lại điều kiện bình thường vào thời gian sớm nhất.

b) Các bên sẽ thực hiện mọi biện pháp để giảm tối đa mức thiệt hại do sự kiện bất khả kháng gây ra.

c) Trong trường hợp xảy ra bất khả kháng, các bên sẽ gia hạn thời gian thực hiện hợp đồng tương ứng bằng thời gian diễn ra sự kiện bất khả kháng mà bên bị ảnh hưởng không thể thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng của mình

d) Nếu trường hợp bất khả kháng xảy ra mà mọi nỗ lực của một bên hoặc các bên không đem lại kết quả và buộc phải chấm dứt công việc tại một thời điểm bất kỳ, một bên sẽ gửi thông báo việc chấp dứt hợp đồng bằng văn bản cho bên kia và việc chấm dứt sẽ có hiệu lực 05 ngày sau khi bên kia nhận được thông báo.

11.4. Thanh toán khi xảy ra bất khả kháng

Các khoản chi phí phát sinh hợp lý do các bên phải chịu hậu quả bất khả kháng để phục hồi hoạt động được các bên thỏa thuận xem xét để phân chia hợp lý.

Điều 12: Chấm dứt hợp đồng

12.1. Chấm dứt Hợp đồng bởi thỏa thuận của hai bên (ngoại trừ các quy định tại khoản 4.7 Điều 4  và Điều 11 trên của Hợp đồng này)

Các bên có thể chấm dứt Hợp đồng, sau 05 ngày kể từ ngày hai bên thống nhất và giải quyết hết các khoản nghĩa vụ, quyền lợi còn tồn đọng của hợp đồng.

12.2. Khi chấm dứt hợp đồng, thì các quyền và nghĩa vụ của các bên sẽ chấm dứt trừ điều khoản về giải quyết tranh chấp.

12.3. Khi một trong hai bên chấm dứt Hợp đồng, thì ngay khi gửi hay nhận văn bản chấm dứt hợp đồng, bên kia sẽ thực hiện các bước cần thiết để kết thúc công việc một cách nhanh chóng và cố gắng để giảm thiểu tối đa mức chi phí.

 

Điều 13: Khiếu nại và giải quyết tranh chấp

13.1.   Khi một bên phát hiện bên kia thực hiện không đúng hoặc không thực hiện nghĩa vụ theo đúng Hợp đồng thì có quyền yêu cầu bên kia thực hiện theo đúng nội dung Hợp đồng đã ký kết. Khi đó bên phát hiện có quyền khiếu nại bên kia về nội dung này. Bên kia phải đưa ra các căn cứ, dẫn chứng cụ thể để làm sáng tỏ nội dung khiếu nại trong vòng 05 ngày. Nếu những các căn cứ, dẫn chứng không hợp lý thì phải chấp thuận những khiếu nại của bên kia.

Trong vòng 30 ngày kể từ ngày phát hiện những nội dung không phù hợp với hợp đồng đã ký, bên phát hiện phải thông báo ngay cho bên kia về những nội dung đó và khiếu nại về các nội dung này. Ngoài khoảng thời gian này nếu không bên nào có khiếu nại thì các bên phải thực hiện theo đúng những thoả thuận đã ký.

Trong vòng 30 ngày kể từ ngày nhận được khiếu nại, bên nhận được khiếu nại phải chấp thuận với những khiếu nại đó hoặc phải đưa ra những căn cứ, dẫn chứng về những nội dung cho rằng việc khiếu nại của bên kia là không phù hợp với hợp đồng đã ký. Ngoài khoảng thời gian này nếu bên nhận được khiếu nại không có ý kiến thì coi như đã chấp thuận với những nội dung khiếu nại do bên kia đưa ra.

13.2.   Khi có tranh chấp phát sinh trong quá trình thực hiện Hợp đồng, các bên sẽ cố gắng thương lượng để giải quyết bằng biện pháp hòa giải.

Trường hợp thương lượng không có kết quả thì trong vòng 10 ngày kể từ ngày phát sinh tranh chấp Hợp đồng không thể hòa giải, các bên sẽ gửi vấn đề lên Trọng tài để xử lý tranh chấp theo các quy tắc của Việt Nam (hoặc Toà án Nhân dân) theo qui định của pháp luật. Quyết định của Trọng tài (hoặc Toà án Nhân dân) là quyết định cuối cùng và có tính chất bắt buộc với các bên liên quan.

13.3. Hợp đồng bị vô hiệu, chấm dứt không ảnh hướng đến hiệu lực của các điều khoản về giải quyết tranh chấp.

 

Điều 14: Sửa đổi, bổ sung

Hợp đồng liên danh này có thể được sửa đổi, bổ sung sau khi có thoả thuận bằng văn bản giữa các Bên, các bên cùng nhau bàn bạc nội dung cụ thể để hướng tới mục đích ký kết hợp đồng kinh tế nhanh nhất.

 

Điều 15: Quy định chung

Mọi vấn đề có liên quan không được quy định cụ thể tại Hợp đồng hợp tác kinh doanh này sẽ được các Bên thực hiện theo quy định của pháp luật Việt Nam.

 

Điều 16: Các điều khoản khác:

16.1 Các bên cam kết thực hiện đầy đủ các điều khoản của thỏa thuận liên danh này trên cơ sở thiện chí, trung thực, minh bạch, hợp tác và tuyệt đối tin tưởng lẫn nhau. Trong quá trình tham gia xây dựng có gì vướng mắc các bên sẽ thông báo cho nhau để cùng nhau thống nhất.

Trong khả năng của mình, các bên phải tạo mọi điều kiện thuận lợi để phía bên kia thực hiện được các quyền và nghĩa vụ theo hợp đồng.

16.2 Khi triển khai dự án nếu có bổ sung thay đổi hai bên sẽ ký phụ lục hợp đồng liên danh và cùng nhau bàn bạc nội dung cụ thể để ký hợp đồng kinh tế.

16.3 Hợp đồng liên danh này bao gồm 12 trang, được lập thành 05 bản bằng tiếng Việt có giá trị pháp lý như nhau, mỗi bên giữ 02 bản để thực hiện. ( 01 Bản gửi chủ đầu tư)

 

THÀNH VIÊN THỨ NHẤT

 

CÔNG TY CỔ PHẦN NHẬT VI

 

 

THÀNH VIÊN THỨ HAI

 

CÔNG TY CỔ PHẦN

XÂY DỰNG THƯƠNG MẠI DU LỊCH HÙNG TÂM

 

Tham khảo thêm:

HỢP ĐỒNG GIAO NHẬN THẦU KHẢO SÁT ĐỊA ĐIỂM DỰ KIẾN XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH

Mẫu HỢP ĐỒNG GIAO NHẬN THẦU KHẢO SÁT ĐỊA ĐIỂM DỰ KIẾN XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

—————

 

HỢP ĐỒNG GIAO NHẬN THẦU KHẢO SÁT

ĐỊA ĐIỂM DỰ KIẾN XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH

Hợp đồng số …/HĐKS ngày … tháng … năm …

 

–          Căn cứ Luật………. ngày …./…/……. của ………. hướng dẫn thi hành …….

–          Căn cứ Nghị định ……………. ngày ./../….. hướng dẫn thi hành;

–          Căn cứ Quy chế về HĐKT trong XDCB theo QĐ số …… ngày ../…/….. của Bộ Xây dựng;

–          Căn cứ biên bản xác nhận kết quả đấu thầu ngày … tháng … năm … (nếu có). Chúng tôi gồm có:

Hôm nay ngày …… tại ……………………………………………………………………………………

Chúng tôi gồm:

 

Bên A  (chủ đầu tư)

–          Tên doanh nghiệp: (hoặc cơ quan)…………………………………………………………………

–          Địa chỉ trụ sở chính: …………………………………………………………………………….……

–          Điện thoại: ……………………………………………………………………………………..……..

–          Tài khoản số: ………………………………………………………………………………….………

Mở tại ngân hàng: ………………………………………………………………………………………..

–          Đại diện là Ông (bà) ………………………………………………………………….………………

Chức vụ: …………………………………………………………………………………………………..

–          Giấy ủy quyền số ………….. (Nếu ký thay thủ trưởng) viết ngày …. tháng … năm ……..….

Do …………………………….. Chức vụ …………………………………………………….……… ký

 

Bên B (đơn vị khảo sát)

–     Tên doanh nghiệp: (hoặc cơ quan)…………………………………………………………….……

–          Địa chỉ trụ sở chính: …………………………………………………………………………..………

–          Điện thoại: ……………………………………………………………………………………………..

–          Tài khoản số: ………………………………………………………………………………..…………

Mở tại ngân hàng: ……………………………………………………………………………….………..

–          Đại diện là Ông (bà) ………………………………………………………………………..…………

Chức vụ: ………………………………………………………………………………………….………..

–          Giấy ủy quyền số ………….. (Nếu ký thay thủ trưởng) viết ngày ….…. tháng ….. năm ….….

Do …………………………….. Chức vụ …………………………………………………… ký

Hai bên thống nhất ký hợp đồng với các điều khoản sau:

 

Điều 1: Nội dung công tác khảo sát

  1. Công tác đo đạt địa hình: Phải bảo đảm chính xác khách quan về số liệu v.v…
  2. Xác định kết cấu của chất đất tại địa điểm khảo sát có ảnh hưởng tới việc xây dựng công trình.
  3. Xác định các mạch nước ngầm, các khối rỗng trong lòng đất khu khảo sát.
  4. ….
  5. ….
  6. ….
  7. Có kết luận dựa trên những căn cứ khoa học về khả năng xây dựng công trình đã dự kiến hay không?

Điều 2: Thời hạn thực hiện

Toàn bộ các nội dung khảo sát bên B tiến hành trong thời gian là … ngày tính từ ngày … đến ngày …

Điều 3: Trị giá hợp đồng

Tổng trị giá toàn bộ các hoạt động khảo sát và khấu hao các phương tiện kỹ thuật sử dụng trong khảo sát địa điểm xây dựng công trình trên là … đồng.

Điều 4: Phương thức thanh toán

Thanh toán bằng chuyển khoản 100% qua ngân hàng ……… (hoặc bằng tiền mặt theo 1 tỉ lệ theo thỏa thuận).

Điều 5: Trách nhiệm bên A

  1. Xác định chính xác tim, mốc và giới hạn địa điểm khảo sát.
  2. Cung cấp các tài liệu cần thiết về địa điểm này.
  3. Nêu chính xác về dự kiến công trình sẽ xây dựng để bên B có nội dung yêu cầu khảo sát cụ thể.
  4. Thanh toán đúng giá trị hợp đồng và đúng thời hạn.

Điều 6: Trách nhiệm bên B

  1. Phải thực hiện đúng quy trình, quy phạm, đạt các thông số kỹ thuật nêu trong yêu cầu, phương án khảo sát.
  2. Cung cấp các số liệu khảo sát chính xác, khách quan, đúng yêu cầu và đúng thời hạn.
  3. Chịu trách nhiệm pháp lý về số liệu khảo sát đã cung cấp.

Điều 7: Điều khoản thi hành

Hai bên cam kết thực hiện đúng các điều khoản đã thỏa thuận trong hợp đồng, bên nào vi phạm sẽ phải chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật.

Hợp đồng có hiệu lực từ ngày …

Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc gì hai bên tự bàn bạc giải quyết. Hợp đồng này được lập thành  …. Bản có giá trị như nhau. Mỗi bên giữ …bản.

 

               ĐẠI DIỆN BÊN A                                                             ĐẠI DIỆN BÊN B

                   Chức vụ                                                                              Chức vụ

             (Ký tên, đóng dấu)                                                             (Ký tên, đóng dấu)

 

 

Tham khảo thêm:

HỢP ĐỒNG KINH TẾ VỀ GIAO NHẬN XÂY DỰNG TỔNG THỀ CÔNG TRÌNH

Mẫu HỢP ĐỒNG KINH TẾ VỀ GIAO NHẬN XÂY DỰNG TỔNG THỀ CÔNG TRÌNH

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

————

 

HỢP ĐỒNG KINH TẾ VỀ GIAO NHẬN

XÂY DỰNG TỔNG THỀ CÔNG TRÌNH

Hợp đồng số: …. / HĐNT Ngày … tháng … năm 2014

 

Hôm nay ngày … tháng … năm 2014, tại Số 18, LK 6A, làng Việt Kiều Châu Âu, phường Mộ Lao, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam

 

Chúng tôi gồm có:

Bên A (Bên giao)

ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN TĨNH GIA, TỈNH THANH HÓA

Địa chỉ: ………………………………….

Điện thoại: ………………………………….

Đại diện là: ………………………………….

Chức vụ: ………………………………….

 

Bên B (Bên nhận)

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ THƯƠNG MẠI Á ÂU

Địa chỉ        : Số 18, LK 6A, làng Việt Kiều Châu Âu, phường Mộ Lao, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam

Mã số thuế : 0106083045

Đại diện     : Ông LÊ NGỌC PHÚ

Chức vụ     : Phó Tổng Giám Đốc

Hai bên cùng thỏa thuận những nguyên tắc giao nhận tổng thầu xây dựng công trình ……………….như sau:

 

Điều 1: Nội dung công tác:

  1. Bên A giao cho bên B tiến hành tất cả các khâu của toàn bộ công trình xây dựng …. gồm:

a-       Tiến hành khảo sát khu vực đã quy hoạch để xây dựng công trình theo đúng các nội dung và yêu cầu về khảo sát xây dựng đảm bảo số liệu đo đạc và số liệu giám định, điều tra chính xác khách quan.

b-      Viết luận chứng kinh tế kỹ thuật cho công trình xây dựng theo đúng các yêu cầu của Thông tư 04/TTLB ngày 9/11/1991 của Liên bộ Ủy ban Kế hoạch Nhà nước-Bộ xây dựng ban hành.

c-       Tiến hành thiết kế công trình theo đúng yêu cầu và nội dung bản luận chứng kinh tế – kỹ thuật đã được duyệt, phải theo đúng quy trình, quy phạm, tiêu chuẩn định mức kinh tế – kỹ thuật và các chế độ thể lệ khác có liên quan của nhà nước, phải xác định rõ lịch giao thiết kế và trách nhiệm bảo đảm việc giao thiết kế theo lịch.

d-      Tiến hành thi công xây lắp các bộ phận công trình theo đúng hồ sơ thiết kế được duyệt.

  1. Toàn bộ vật tư, nhiên liệu cho công trình do bên B cung cấp. Trường hợp bên A nhận cấp vật tư, nhiên liệu tại kho thì bên B được thanh toán tiền và nhiên liệu vận chuyển theo khối lượng và cự ly thực tế.

Điều 2: Thời hạn thực hiện

Theo tiến độ thi công công việc của đề cương nhiệm vụ được duyệt, bao gồm:

  1. Công tác khảo sát, Bên B sẽ báo cáo kết quả số liệu khảo sát cho Bên A sau khi hoàn thành công việc.
  2. Bản luận chứng kinh tế – kỹ thuật cho công trình viết trong thời gian 01 tháng. Bên B chuyển tới bên A sau khi hoàn thành và bên A phải xét duyệt cho kết luận sau khi nhận là 01 tháng.
  3. Công tác thiết kế được được bên B trình, bên A sẽ duyệt trong thời hạn tối đa là 01 tháng.

Điều 3: Trị giá hợp đồng

Tổng dự toán ban đầu đối với hoạt động khảo sát thiết kế của công trình là …. Đồng

Trong quá trình thực hiện, nếu có quy định mới của Nhà nước ban hành liên quan đến giá trị từng công việc thì hai bên sẽ áp dụng quy định mới để thanh toán cho phù hợp.

Điều 4: Cách thức thanh toán, quyết toán

  1. Khi hợp đồng được ký kết Bên A ứng trước cho Bên B bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản qua ngân hàng là … đồng (Viết bằng chữ: ……. ) kinh phí theo dự toán để mua sắm vật tư tiến hành khảo sát thiết kế.
  2. Số tiền còn lại được thanh toán theo thỏa thuận của các bên.
  3. Phần kinh phí thi công còn lại sẽ ghi cụ thể tại hợp đồng thi công.
  4. Sau khi nghiệm thu tổng thể công trình và đưa vào sử dụng hai bên sẽ căn cứ vào các bản hợp đồng cụ thể, tổng hợp các biên bản nghiệm thu khối lượng từng đợt, từng tháng để quyết toán và thanh lý hợp đồng. Bên B phải giao cho bên A hồ sơ hoàn công.

Điều 5: Trách nhiệm bên A

  1. Giải tỏa mặt bằng công trình và đền bù hoa màu, nhà cửa trong phạm vi thi công trước khi bên B tổ chức thi công.
  2. Chuẩn bị đầy đủ kinh phí và thanh toán đúng kỳ hạn cho bên B.
  3. Tổ chức cho bộ phận thi công của bên B được tạm trú tại địa phương, bố trí bảo vệ an ninh trật tự cho đơn vị thi công, bảo vệ vật tư và phương tiện xây lắp tại công trình.

Điều 6: Trách nhiệm bên B

  1. Bàn giao các loại hồ sơ đúng thời hạn quy định.
  2. Cử cán bộ kỹ thuật giám sát theo dõi khối lượng và chất lượng công trình trong suốt thời gian thi công.
  3. Thi công đúng hồ sơ thiết kế và hoàn thành công trình đúng hợp đồng.
  4. Bên B sẽ chịu trách nhiệm về chất lượng công trình trong phạm vi trách nhiệm của mình.

Điều 7: Mức thưởng phạt khi các bên vi phạm hợp đồng.

  1. Nếu hoàn thành từng loại công việc trong HĐKT này trước thời hạn từ một tháng trở lên sẽ được thưởng 10% giá trị phần việc thực việc.
  2. Nếu vi phạm hợp đồng về chất lượng, số lượng, thời hạn hoàn công, thời hạn thanh toán, v.v… Hai bên thống nhất áp dụng các văn bản pháp luật hiện hành của Nhà nước về HĐKT, về XDCB để xử lý.

Điều 8: Điều khoản thi hành

  1. Hợp đồng này có giá trị từ ngày ký đến ngày thanh lý hợp đồng.
  2. Hai bên cam kết thực hiện đúng các điều khoản của hợp đồng, bên nào vi phạm sẽ phải chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật về hợp đồng kinh tế.
  3. Trong quá trình thực hiện nếu có vấn đề tranh chấp thì hai bên chủ động thương lượng giải quyết, khi cần sẽ lập phụ lục hợp đồng hoặc biên bản bổ sung hợp đồng. Hợp đồng này được lập thành 02 bản có giá trị như nhau. Mỗi bên giữ 01 bản. Gửi các cơ quan có liên quan bao gồm:

–          …………………..

–          ………………….

                            ĐẠI DIỆN BÊN A                                              ĐẠI DIỆN BÊN B

                         Chức vụ                                                             Chức vụ

                          (Ký tên, đóng dấu)                                             (Ký tên, đóng dấu)

 

 

Tham khảo thêm:

Quyết định đưa ra phương án hoạt động của Chi nhánh

Mẫu Quyết định đưa ra phương án hoạt động của Chi nhánh

CÔNG TY CỔ PHẦN

………………………………

——————

Số: 2110/2015/QĐ

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

 

                  Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

 

 

Hà Nội, ngày 21  tháng 10  năm 2015

 

ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG

CÔNG TY CỔ PHẦN ……………………………………………

 (V/v: Quyết định đưa ra phương án hoạt động của Chi nhánh khu vực miền Nam)

 

– Căn cứ vào Luật Doanh nghiệp được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam thông qua ngày  26/11/2014;

– Căn cứ vào các văn bản pháp luật khác có liên quan;

– Căn cứ vào Điều lệ Công ty Cổ Phần …………………………………..;

– Căn cứ Biên bản họp Đại Hội đồng cổ đông Công ty Cổ Phần ………………………………….. số 2010 /2015/ BB- ĐHĐCĐ,  ngày 20  tháng 10  năm 2015.

 

QUYẾT ĐỊNH

 

ĐIỀU 1:  Phân công, chỉ đạo phương án hoạt động và phạm vi hoạt động đối với chi nhánh khu vực miền Nam của công ty, Trưởng Chi nhánh là Bà ………………………………….., nội dung cụ thể như sau:

Quyền của chi nhánh:

  1. Thuê trụ sở, thuê, mua các phương tiện, vật dụng cần thiết cho hoạt động của Chi nhánh.
  2. Tuyển dụng lao động, sử dụng lao động để làm việc tại Chi nhánh theo quy định của Luật Lao động.
  3. Phát triển thị trường, phạm vi hoạt động của Chi nhánh nói riêng và của công ty nói chung.
  4. Giao kết các hợp đồng phù hợp với nội dung hoạt động được quy định trong giấy phép thành lập Chi nhánh và theo chỉ thị của Công ty.
  5. Mở tài khoản bằng đồng Việt Nam, bằng ngoại tệ tại ngân hàng được phép hoạt động tại Việt Nam, giao dịch ra nước ngoài theo quy định của pháp luật Việt Nam.
  6. Có con dấu mang tên Chi nhánh.
  7. Thực hiện các hoạt động khám chữa bệnh và các hoạt động thương mại khác phù hợp với giấy phép thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
  8. Các quyền khác theo quy định của pháp luật.

Nghĩa vụ của Chi nhánh:

  1. Thực hiện chế độ kế toán theo quy định của pháp luật Việt Nam; trường hợp cần áp dụng chế độ kế toán thông dụng khác thì phải được Bộ Tài chính nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam chấp thuận.
  2. Báo cáo hoạt động của Chi nhánh tới công ty theo quy định hàng quý, thời hạn là ngày cuối cùng của tháng đầu tiên trong quý tiếp theo.
  3. Chi nhánh phải tự chịu trách nhiệm trên những giao dịch tự xác lập không có sự chấp thuận của công ty.
  4. Chi nhánh phải tự chịu trách nhiệm trong các hoạt động khám chữa bệnh thường ngày khi bản thân chi nhánh là đơn vị trực tiếp thực hiện dịch vụ.
  5. Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

 

ĐIỀU 2: Cập nhật thêm vào Nội quy của Công ty Cổ Phần …………………………………..

 

ĐIỀU 3: Gửi tới các phòng ban liên quan, người được giao nhiệm vụ nhanh chóng hoàn tất các thủ tục pháp lý.

 

ĐIỀU 4:

Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Giám đốc và Trưởng chi nhánh khu vực miền Nam chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.

                                                                                                                                                                                                                              

Nơi nhận:

 

–          Chi nhánh khu vực miền Nam của Công ty;

–          Lưu VP.

   
T/M ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG

 

GIÁM ĐỐC

 

 

TRƯỞNG CHI NHÁNH KHU VỰC MIỀN NAM

 

 

 

 

       

 

Tham khảo thêm:

ĐIỀU LỆ CÔNG TY CỔ PHẦN

Mẫu ĐIỀU LỆ CÔNG TY CỔ PHẦN

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

—-***—-

ĐIỀU LỆ

 CÔNG TY CỔ PHẦN ………………………………………………….

 

– Căn cứ vào Luật Doanh nghiệp số 68/2014/QH13 được Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam thông qua ngày 26/11/2014 và các văn bản hướng dẫn thi hành;

– Điều lệ này được soạn thảo và thông qua bởi các cổ đông ngày ……… tháng….. năm 2016.

CHƯƠNG I

QUY ĐỊNH CHUNG    

 

ĐIỀU 1. HÌNH THỨC, TÊN GỌI VÀ TRỤ SỞ CÔNG TY

  1. Công ty thuộc hình thức Công ty cổ phần, hoạt động theo Luật Doanh nghiệp và các quy định hiện hành khác của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Tên công ty viết bằng tiếng Việt (ghi bằng chữ in hoa): ………………………………………

Tên công ty viết bằng tiếng nước ngoài (nếu có): ………………………………………COMPANY

Tên công ty viết tắt (nếu có): ……………………………………….,JSC

Đia chỉ:

Số nhà, ngách, hẻm, ngõ, đường phố/xóm/ấp/thôn: ………………………………………..

Xã/Phường/Thị trấn: Phường ………………………………………

Quận/Huyện/Thị xã/Thành phố thuộc tỉnh: Quận ………………………………………

Tỉnh/Thành phố: Thành phố ………………………………………

Quốc gia: Việt Nam

Hội đồng quản trị quyết định việc lập hay huỷ bỏ chi nhánh, văn phòng đại diện của Công ty.

ĐIỀU 2. NGÀNH, NGHỀ KINH DOANH

  1. Công ty kinh doanh những ngành nghề sau:
STT Tên ngành Mã ngành
  Bán buôn đồ dùng khác cho gia đình chưa được phân vào đâu

 

Chi tiết:

Bán buôn kính, kính mắt, gọng kính, linh kiện của kính mắt

Bán buôn vali, cặp, túi, ví, hàng da và giả da khác

Bán buôn nước hoa, hàng mỹ phẩm và chế phẩm vệ sinh

Bán buôn dược phẩm và dụng cụ y tế

Bán buôn văn phòng phẩm

4649
  Hoạt động của các phòng khám đa khoa, chuyên khoa và nha khoa

 

Chi tiết:

Nhãn khoa

8620
  Bán lẻ hàng hóa khác mới trong các cửa hàng chuyên doanh

 

Chi tiết:

Bán lẻ kính mắt: kính cận, kính viễn, kính râm, kính chống bụi…kể cả hoạt động đo thị lực, mài, lắp kính phục vụ cho bán lẻ kính mắt

4773
  Bán lẻ thuốc, dụng cụ y tế, mỹ phẩm và vật phẩm vệ sinh trong các cửa hàng chuyên doanh 4772
  Sản xuất thiết bị, dụng cụ y tế, nha khoa, chỉnh hình và phục hồi chức năng

 

Chi tiết:

Sản xuất kính mắt, kính râm, gọng kính, linh kiện kiểm tra quang học phục vụ ngành kính mắt, chuyên ngành kính thuốc, phụ kiện, phụ tùng, linh kiện kính mắt.

3250
  Bán buôn thực phẩm

 

Chi tiết:

Bán buôn thực phẩm chức năng

4632
  Bán lẻ thực phẩm trong các cửa hàng chuyên doanh

 

Chi tiết:

Bán lẻ thực phẩm chức năng

4722
  Bán buôn vải, hàng may sẵn, giày dép

 

 

4641
  Bán buôn máy móc, thiết bị và phụ tùng khác

 

Chi tiết:

Bán buôn máy móc, thiết bị và phụ tùng máy văn phòng (trừ máy vi tính và thiết bị ngoại vi).

Bán buôn máy móc, thiết bị y tế.

4659
  Bán lẻ hàng may mặc, giày dép, hàng da và giả da trong các cửa hàng chuyên doanh 4771
  Bán lẻ đồ điện gia dụng, giường, tủ, bàn, ghế và đồ nội thất tương tự, đèn và bộ đèn điện, đồ dùng gia đình khác chưa được phân vào đâu  trong các cửa hàng chuyên doanh

 

Chi tiết:

Bán lẻ đồ dùng gia đình

4759
  Dịch vụ lưu trú ngăn ngày

 

Chi tiết:

Kinh doanh dịch vụ khách sạn (không bao gồm quán bar, karaoke, vũ trường)

5510
  Nhà hàng và các dịch vụ ăn uống phục vụ lưu động 5610
  Vận tải hàng hóa ven biển và viễn dương 5012
  Vận tải hàng hóa đường sắt 4912
  Đại lý, môi giới, đấu giá

 

Chi tiết:

Đại lý;

4610
  Hoạt động dịch vụ hỗ trợ kinh doanh khác còn lại chưa được phân vào đâu

 

Chi tiết:

Xuất nhập khẩu các mặt hàng công ty kinh doanh.

8299

 

Điều 28 Luật Thương Mại 2005

 

  1. Công ty được phép hoạt động trong khuôn khổ pháp luật và Điều lệ này nhằm đạt hiệu quả kinh tế tốt nhất cho các cổ đông.

ĐIỀU 3. VỐN ĐIỀU LỆ

Vốn điều lệ: …………000.000  (……….. đồng)

Số cổ phần: …………000 Cổ phần

Mệnh giá: 10.000VNĐ/ cổ phần

Loại cổ phần: Phổ thông

Giá trị của tổng số cổ phần đã góp: …………000.000  (……….. đồng)

ĐIỀU 4. CƠ CẤU VÀ PHƯƠNG THỨC HUY ĐỘNG VỐN

  1. Tỷ lệ góp vốn của các cổ đông sáng lập Công ty:
STT Họ và tên Số tiền (đồng) Số cổ phần Tỷ lệ %
1 ……………………..         …………000.000 …………000 ………..
2 …………………….. …………000.000 …………000 ………..
3 …………………….. …………000.000 …………000 ………..

 

  1. Vốn điều lệ công ty có thể được góp bằng tiền, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, giá trị quyền sử dụng đất, giá trị quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, các tài sản khác.
  2. Thời hạn góp vốn: Ngày 20 tháng 01 năm 2016.

ĐIỀU 5. THAY ĐỔI VỐN ĐIỀU LỆ

5.1. Đại hội đồng cổ đông Công ty quyết định tăng vốn điều lệ của Công ty  nếu thấy cần thiết thông qua việc: tích luỹ lợi nhuận mà Công ty thu được, các cổ đông đầu tư vốn bổ sung, phát hành thêm cổ phiếu gọi thêm các cổ đông mới.

5.2. Theo quyết định của Đại hội đồng cổ đông, công ty hoàn trả một phần vốn góp cho cổ đông theo tỷ lệ sở hữu cổ phần của họ trong công ty nếu công ty đã hoạt động kinh doanh liên tục trong hơn 02 năm, kể từ ngày đăng ký doanh nghiệp và bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác sau khi đã hoàn trả cho cổ đông;

5.3 Công ty mua lại cổ phần đã phát hành quy định tại Điều 129 và Điều 130 của Luật Doanh nghiệp 2014;

5.4 Vốn điều lệ không được các cổ đông thanh toán đầy đủ và đúng hạn theo quy định tại Điều 112 của Luật Doanh nghiệp 2014.

ĐIỀU 6. CỔ ĐÔNG SÁNG LẬP CÔNG TY

6.1       Họ tên: ……………………..                            Giới tính: ……………………..

Chức danh: Giám đốc                                  Sinh ngày: ……………………..

Dân tộc: ……………………..                                               Quốc tịch: Việt Nam

Chứng minh nhân dân số: ……………………..           Ngày cấp: ……………………..

Nơi cấp: Công an……………………..

Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú: …………………….. ……………………..

Chỗ ở hiện tại: …………………….. ……………………..

6.2       Họ tên: ……………………..                        Giới tính: ……………………..

Sinh ngày: ……………………..            Dân tộc: Kinh                            Quốc tịch: Việt Nam

CMND số: ……………………..          Ngày cấp: ………………….             Nơi cấp: CA ……….

Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú: …………………….. ……………………..

Chỗ ở hiện tại: …………………….. ……………………..

 

6.3       Họ tên: ……………………………………                            Giới tính: …………………………………

Sinh ngày: ……………              Dân tộc: Kinh                              Quốc tịch: Việt Nam

Số CMND: …………………            Ngày cấp: …………………          Nơi cấp: CA ……………….

Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú: ……………………………………..

Chỗ ở hiện tại: ……………………………………..

 

 

ĐIỀU 7. CÁC LOẠI CỔ PHẦN

  1. Công ty phải có cổ phần phổ thông. Người sở hữu cổ phần phổ thông là cổ đông phổ thông.
  2. Công ty có thể có cổ phần ưu đãi. Người sở hữu cổ phần ưu đãi gọi là cổ đông ưu đãi.

Cổ phần ưu đãi gồm các loại sau đây:

  1. Cổ phần ưu đãi biểu quyết;
  2. Cổ phần ưu đãi cổ tức;
  3. Cổ phần ưu đãi hoàn lại;
  4. Cổ phần ưu đãi khác do Luật doanh nghiệp quy định.
  5. Chỉ có tổ chức được Chính phủ uỷ quyền và cổ đông sáng lập được quyền nắm giữ cổ phần ưu đãi biểu quyết. Ưu đãi biểu quyết của cổ đông sáng lập chỉ có hiệu lực trong ba năm, kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Sau thời hạn đó, cổ phần ưu đãi biểu quyết của cổ đông sáng lập chuyển đổi thành cổ phần phổ thông.
  6. Người được quyền mua cổ phần ưu đãi cổ tức, cổ phần ưu đãi hoàn lại và cổ phần ưu đãi khác do Điều lệ công ty quy định hoặc do Đại hội đồng cổ đông quyết định.
  7. Mỗi cổ phần của cùng một loại đều tạo cho người sở hữu nó các quyền, nghĩa vụ và lợi ích ngang nhau.
  8. Cổ phần phổ thông không thể chuyển đổi thành cổ phần ưu đãi. Cổ phần ưu đãi có thể chuyển đổi thành cổ phần phổ thông theo quyết định của Đại hội đồng cổ đông.

ĐIỀU 8. CỔ PHIẾU

  1. Cổ phiếu là chứng chỉ do công ty phát hành,bút toán ghi sổ hoặc dữ liệu điện tử xác nhận quyền sở hữu một hoặc một số cổ phần của công ty đó. Cổ phiếu phải có các nội dung chủ yếu sau đây:
  2. Tên, mã số doanh nghiệp, địa chỉ trụ sở chính của công ty;
  3. Số lượng cổ phần và loại cổ phần;
  4. Mệnh giá mỗi cổ phần và tổng mệnh giá số cổ phần ghi trên cổ phiếu;
  5. Họ, tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của cổ đông là cá nhân; tên, mã số doanh nghiệp hoặc số quyết định thành lập, địa chỉ trụ sở chính của cổ đông là tổ chức;
  6. Tóm tắt về thủ tục chuyển nhượng cổ phần;
  7. Chữ ký của người đại diện theo pháp luật và dấu của công ty (nếu có);
  8. Số đăng ký tại sổ đăng ký cổ đông của công ty và ngày phát hành cổ phiếu;
  9. Các nội dung khác theo quy định tại các điều 116, 117 và 118 của Luật doanh nghiệp đối với cổ phiếu của cổ phần ưu đãi. Trường hợp có sai sót trong nội dung và hình thức cổ phiếu do công ty phát hành thì quyền và lợi ích của người sở hữu nó không bị ảnh hưởng. Người đại diện theo pháp luật của Công ty chịu trách nhiệm về thiệt hại do những sai sót đó gây ra.

Trường hợp cổ phiếu bị mất, bị rách, bị cháy hoặc bị tiêu huỷ dưới hình thức khác thì cổ đông được công ty cấp lại cổ phiếu theo đề nghị của cổ đông đó.

Đề nghị của cổ đông phải có cam đoan về các nội dung sau đây:

  1. Cổ phiếu bị mất, bị hủy hoại hoặc bị hư hỏng dưới hình thức khác; trường hợp bị mất thì cam đoan thêm rằng đã tiến hành tìm kiếm hết mức và nếu tìm lại được sẽ đem trả công ty để tiêu huỷ;
  2. Chịu trách nhiệm về những tranh chấp phát sinh từ việc cấp lại cổ phiếu mới.

Đối với cổ phiếu có tổng mệnh giá trên mười triệu đồng Việt Nam, trước khi tiếp nhận đề nghị cấp cổ phiếu mới, người đại diện theo pháp luật của công ty có thể yêu cầu chủ sở hữu cổ phiếu đăng thông báo về việc cổ phiếu bị mất, bị hủy hoại hoặc bị hư hỏng dưới hình thức khác và sau mười lăm ngày, kể từ ngày đăng thông báo sẽ đề nghị công ty cấp cổ phiếu mới.

ĐIỀU 9. SỔ ĐĂNG KÝ CỔ ĐÔNG

  1. Công ty Lập và lưu giữ sổ đăng ký cổ đông từ khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Sổ đăng ký cổ đông có thể là văn bản, tập dữ liệu điện tử hoặc cả hai loại này.
  2. Sổ đăng ký cổ đông phải có các nội dung chủ yếu sau đây:
  3. Tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty;
  4. Tổng số cổ phần được quyền chào bán, loại cổ phần được quyền chào bán và số cổ phần được quyền chào bán của từng loại;
  5. Tổng số cổ phần đã bán của từng loại và giá trị vốn cổ phần đã góp;
  6. Họ, tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác đối với cổ đông là cá nhân; tên, mã số doanh nghiệp hoặc số quyết định thành lập, địa chỉ trụ sở chính đối với cổ đông là tổ chức;
  7. Số lượng cổ phần từng loại của mỗi cổ đông, ngày đăng ký cổ phần.
  8. Sổ đăng ký cổ đông được lưu giữ tại trụ sở chính của công ty hoặc Trung tâm lưu ký, chứng khoán. Cổ đông có quyền kiểm tra, tra cứu hoặc trích lục, sao chép nội dung sổ đăng ký cổ đông trong giờ làm việc của công ty hoặc Trung tâm lưu ký, chứng khoán.
  9. Trường hợp cổ đông có thay đổi địa chỉ thường trú thì phải thông báo kịp thời với công ty để cập nhật vào sổ đăng ký cổ đông. Công ty không chịu trách nhiệm về việc không liên lạc được với cổ đông do không được thông báo thay đổi địa chỉ của cổ đông.

ĐIỀU 10. QUYỀN CỦA CỔ ĐÔNG PHỔ THÔNG

  1. Cổ đông phổ thông có các quyền sau đây:
  2. Tham dự và phát biểu trong các ĐHCĐ và thực hiện quyền biểu quyết trực tiếp hoặc thông qua đại diện được uỷ quyền hoặc theo hình thức khác do pháp luật, Điều lệ công ty quy định. Mỗi cổ phần phổ thông có một phiếu biểu quyết;
  3. Được nhận cổ tức với mức theo quyết định của ĐHCĐ;
  4. Được ưu tiên mua cổ phần mới chào bán tương ứng với tỷ lệ cổ phần phổ thông của từng cổ đông trong công ty;
  5. Được tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 119 và khoản 1 Điều 126 của Luật Doanh nghiệp;
  6. Xem xét, tra cứu và trích lục các thông tin trong Danh sách cổ đông có quyền biểu quyết và yêu cầu sửa đổi các thông tin không chính xác;
  7. Xem xét, tra cứu, trích lục hoặc sao chụp Điều lệ công ty, biên bản họp ĐHCĐ và các nghị quyết của ĐHCĐ;
  8. Khi công ty giải thể hoặc phá sản, được nhận một phần tài sản còn lại tương ứng với tỷ lệ sở hữu cổ phần tại công ty;
  9. Các quyền khác theo quy định của Luật Doanh nghiệp và Điều lệ này.
  10. Cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu trên 10% tổng số cổ phần phổ thông trong thời hạn liên tục ít nhất sáu tháng, có các quyền sau đây:
  11. Đề cử người vào HĐQT và Ban kiểm soát (nếu có);
  12. Xem xét và trích lục sổ biên bản và các nghị quyết của HĐQT, báo cáo tài chính giữa năm và hằng năm theo mẫu của hệ thống kế toán Việt Nam và các báo cáo của Ban kiểm soát (nếu có);
  13. Yêu cầu triệu tập họp ĐHCĐ trong trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này;
  14. Yêu cầu Ban kiểm soát kiểm tra từng vấn đề cụ thể liên quan đến quản lý, điều hành hoạt động của công ty khi xét thấy cần thiết. Yêu cầu phải bằng văn bản; phải có họ, tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số Thẻ căn cước công dân, số Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác đối với cổ đông là cá nhân; tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số quyết định thành lập hoặc số đăng ký doanh nghiệp đối với cổ đông là tổ chức; số lượng cổ phần và thời điểm đăng ký cổ phần của từng cổ đông, tổng số cổ phần của cả nhóm cổ đông và tỷ lệ sở hữu trong tổng số cổ phần của công ty; vấn đề cần kiểm tra, mục đích kiểm tra;
  15. Các quyền khác theo quy định của Luật Doanh nghiệp và Điều lệ này.
  16. Cổ đông hoặc nhóm cổ đông quy định tại khoản 2 Điều này có quyền yêu cầu triệu tập họp ĐHCĐ trong các trường hợp sau đây:
  17. HĐQT vi phạm nghiêm trọng quyền của cổ đông, nghĩa vụ của người quản lý hoặc ra quyết định vượt quá thẩm quyền được giao;
  18. Nhiệm kỳ của HĐQT đã vượt quá sáu tháng mà HĐQT mới chưa được bầu thay thế;
  19. Các trường hợp khác theo quy định của Luật doanh nghiệp.

Yêu cầu triệu tập họp Đại Hội đồng cổ đông phải được lập bằng văn bản và phải có họ, tên, địa chỉ thường trú, số Thẻ căn cước công dân, số Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác đối với cổ đông là cá nhân; tên, mã số doanh nghiệp hoặc số quyết định thành lập, địa chỉ trụ sở chính đối với cổ đông là tổ chức; số cổ phần và thời điểm đăng ký cổ phần của từng cổ đông, tổng số cổ phần của cả nhóm cổ đông và tỷ lệ sở hữu trong tổng số cổ phần của công ty, căn cứ và lý do yêu cầu triệu tập họp ĐHCĐ. Kèm theo yêu cầu phải có các tài liệu, chứng cứ về các vi phạm của HĐQT, mức độ vi phạm hoặc về quyết định vượt quá thẩm quyền.

  1. Việc đề cử người vào HĐQT và Ban kiểm soát quy định tại điểm a khoản 2 Điều này được thực hiện như sau:
  2. Các cổ đông phổ thông hợp thành nhóm để đề cử người vào Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát phải thông báo về việc họp nhóm cho các cổ đông dự họp biết trước khi khai mạc Đại hội đồng cổ đông ;
  3. Căn cứ số lượng thành viên HĐQT và Ban kiểm soát, cổ đông hoặc nhóm cổ đông quy định tại khoản 2 Điều này được quyền đề cử một hoặc một số người theo quyết định của ĐHCĐ làm ứng cử viên HĐQT và Ban kiểm soát. Trường hợp số ứng cử viên được cổ đông hoặc nhóm cổ đông đề cử thấp hơn số ứng cử viên mà họ được quyền đề cử theo quyết định của ĐHCĐ thì số ứng cử viên còn lại do HĐQT, Ban kiểm soát và các cổ đông khác đề cử.

ĐIỀU 11. NGHĨA VỤ CỦA CỔ ĐÔNG PHỔ THÔNG

  1. Thanh toán đủ và đúng thời hạn số cổ phần cam kết mua.

Không được rút vốn đã góp bằng cổ phần phổ thông ra khỏi công ty dưới mọi hình thức, trừ trường hợp được công ty hoặc người khác mua lại cổ phần. Trường hợp có cổ đông rút một phần hoặc toàn bộ vốn cổ phần đã góp trái với quy định tại khoản này thì cổ đông đó và người có lợi ích liên quan trong công ty phải cùng liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi giá trị cổ phần đã bị rút và các thiệt hại xảy ra.

  1. Tuân thủ Điều lệ và Quy chế quản lý nội bộ công ty.
  2. Chấp hành quyết định của ĐHCĐ, HĐQT.
  3. Thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của Luật Doanh nghiệp và Điều lệ này.
  4. Cổ đông phải chịu trách nhiệm cá nhân khi nhân danh công ty dưới mọi hình thức để thực hiện một trong các hành vi sau đây:
  5. Vi phạm pháp luật;
  6. Tiến hành kinh doanh và các giao dịch khác để tư lợi hoặc phục vụ lợi ích của tổ chức, cá nhân khác;
  7. Thanh toán các khoản nợ chưa đến hạn trước nguy cơ tài chính có thể xảy ra đối với công ty.

ĐIỀU 12. CỔ PHẦN ƯU ĐÃI BIỂU QUYẾT VÀ QUYỀN CỦA CỔ ĐÔNG ƯU ĐÃI BIỂU QUYẾT

  1. Cổ phần ưu đãi biểu quyết là cổ phần có số phiếu biểu quyết nhiều hơn so với cổ phần phổ thông.

Số phiếu biểu quyết của một cổ phần ưu đãi biểu quyết (nếu có) là 05 (phiếu).

  1. Cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết có các quyền sau đây:
  2. Biểu quyết về các vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông với số phiếu biểu quyết theo quy định tại khoản 1 Điều này;
  3. Các quyền khác như cổ đông phổ thông, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này.
  4. Cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết không được chuyển nhượng cổ phần đó cho người khác.

 

ĐIỀU 13. CỔ PHẦN ƯU ĐÃI CỔ TỨC VÀ QUYỀN CỦA CỔ ĐÔNG ƯU ĐÃI CỔ TỨC

  1. Cổ phần ưu đãi cổ tức là cổ phần được trả cổ tức với mức cao hơn so với mức cổ tức của cổ phần phổ thông hoặc mức ổn định hằng năm. Cổ tức được chia hằng năm gồm cổ tức cố định và cổ tức thưởng. Cổ tức cố định không phụ thuộc vào kết quả kinh doanh của công ty. Mức cổ tức cố định cụ thể và phương thức xác định cổ tức thưởng được ghi trên cổ phiếu của cổ phần ưu đãi cổ tức.
  2. Cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi cổ tức có các quyền sau đây:
  3. Nhận cổ tức với mức theo quy định tại khoản 1 Điều này;
  4. Nhận phần tài sản còn lại tương ứng với tỷ lệ sở hữu cổ phần tại công ty, sau khi công ty đã thanh toán hết các khoản nợ, cổ phần ưu đãi hoàn lại khi công ty giải thể hoặc phá sản;
  5. Các quyền khác như cổ đông phổ thông, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này.
  6. Cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi cổ tức không có quyền biểu quyết, dự họp Đại hội đồng cổ đông, đề cử người vào Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát.

ĐIỀU 14. CỔ PHẦN ƯU ĐÃI HOÀN LẠI VÀ QUYỀN CỦA CỔ ĐÔNG ƯU ĐÃI HOÀN LẠI

  1. Cổ phần ưu đãi hoàn lại là cổ phần được công ty hoàn lại vốn góp theo yêu cầu của người sở hữu hoặc theo các điều kiện được ghi tại cổ phiếu của cổ phần ưu đãi hoàn lại
  2. Cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi hoàn lại có các quyền khác như cổ đông phổ thông, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này.
  3. Cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi hoàn lại không có quyền biểu quyết, dự họp Đại hội đồng cổ đông, đề cử người vào Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát.

ĐIỀU 15. CỔ PHẦN PHỔ THÔNG CỦA CỔ ĐÔNG SÁNG LẬP

  1. Các cổ đông sáng lập phải cùng nhau đăng ký mua ít nhất 20% tổng số cổ phần phổ thông được quyền chào bán tại thời điểm đăng ký doanh nghiệp.
  2. Trong thời hạn ba năm, kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, cổ đông sáng lập có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần phổ thông của mình cho cổ đông sáng lập khác, nhưng chỉ được chuyển nhượng cổ phần phổ thông của mình cho người không phải là cổ đông sáng lập nếu được sự chấp thuận của ĐHCĐ. Trong trường hợp này, cổ đông dự định chuyển nhượng cổ phần không có quyền biểu quyết về việc chuyển nhượng các cổ phần

Các hạn chế đối với cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập được bãi bỏ sau thời hạn 03 năm, kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Các hạn chế của quy định này không áp dụng đối với cổ phần mà cổ đông sáng lập có thêm sau khi đăng ký thành lập doanh nghiệp và cổ phần mà cổ đông sáng lập chuyển nhượng cho người khác không phải là cổ đông sáng lập của công ty.

ĐIỀU 16. CHÀO BÁN CỔ PHẦN

  1. Chào bán cổ phần là việc công ty tăng thêm số lượng cổ phần được quyền chào bán và bán các cổ phần đó trong quá trình hoạt động để tăng vốn điều lệ. Chào bán cổ phần có thể thực hiện theo một trong các hình thức sau đây:
  2. Chào bán cho các cổ đông hiện hữu;
  3. Chào bán ra công chúng;
  4. Chào bán cổ phần riêng lẻ;
  5. Chào bán cổ phần ra công chúng, chào bán cổ phần của công ty cổ phần niêm yết và đại chúng thực hiện theo các quy định của pháp luật về chứng khoán.
  6. Chào bán cổ phần riêng lẻ của công ty cổ phần không phải là công ty cổ phần đại chúng được quy định như sau:
  7. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định chào bán cổ phần riêng lẻ, công ty phải thông báo việc chào bán cổ phần riêng lẻ với Cơ quan đăng ký kinh doanh. Kèm theo thông báo chào bán cổ phần riêng lẻ phải có các tài liệu sau đây:
  • Nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông về chào bán cổ phần riêng lẻ;
  • Phương án chào bán cổ phần riêng lẻ đã được Đại hội đồng cổ đông thông qua (nếu có);
  1. Thông báo chào bán cổ phần riêng lẻ bao gồm các nội dung sau đây:
  • Tên, địa chỉ trụ sở chính, mã số doanh nghiệp;
  • Tổng số cổ phần dự định chào bán; các loại cổ phần chào bán và số lượng cổ phần chào bán mỗi loại;
  • Thời điểm, hình thức chào bán cổ phần;
  • Họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của công ty;
  1. Công ty có quyền bán cổ phần sau 05 ngày làm việc, kể từ ngày gửi thông báo mà không nhận được ý kiến phản đối của Cơ quan đăng ký kinh doanh;
  2. Chào bán cổ phần cho cổ đông hiện hữu là trường hợp công ty tăng thêm số lượng cổ phần được quyền chào bán và bán toàn bộ số cổ phần đó cho tất cả cổ đông theo tỷ lệ cổ phần hiện có của họ tại công ty.
  3. Chào bán cổ phần cho cổ đông hiện hữu của công ty cổ phần không phải là công ty cổ phần đại chúng được thực hiện như sau:
  4. Công ty phải thông báo bằng văn bản đến các cổ đông theo phương thức bảo đảm đến được địa chỉ thường trú hoặc địa chỉ liên lạc của họ trong sổ đăng ký cổ đông chậm nhất 15 ngày trước ngày kết thúc thời hạn đăng ký mua cổ phần;
  5. Thông báo phải có họ, tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của cổ đông là cá nhân; tên, mã số doanh nghiệp hoặc số quyết định thành lập, địa chỉ trụ sở chính của cổ đông là tổ chức; số cổ phần và tỷ lệ cổ phần hiện có của cổ đông tại công ty; tổng số cổ phần dự kiến chào bán và số cổ phần cổ đông được quyền mua; giá chào bán cổ phần; thời hạn đăng ký mua; họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của công ty. Kèm theo thông báo phải có mẫu phiếu đăng ký mua cổ phần do công ty phát hành. Trường hợp phiếu đăng ký mua cổ phần không được gửi về công ty đúng hạn như thông báo thì cổ đông có liên quan coi như đã không nhận quyền ưu tiên mua;
  6. Cổ đông có quyền chuyển quyền ưu tiên mua cổ phần của mình cho người khác.
  7. Trường hợp số lượng cổ phần dự kiến chào bán không được cổ đông và người nhận chuyển quyền ưu tiên mua đăng ký mua hết thì Hội đồng quản trị có quyền bán số cổ phần được quyền chào bán còn lại đó cho cổ đông của công ty hoặc người khác theo cách thức hợp lý với điều kiện không thuận lợi hơn so với những điều kiện đã chào bán cho các cổ đông, trừ trường hợp Đại hội đồng cổ đông có chấp thuận khác hoặc cổ phần được bán qua Sở giao dịch chứng khoán.
  8. Cổ phần được coi là đã bán khi được thanh toán đủ và những thông tin về người mua quy định tại khoản 2 Điều 121 của Luật doanh nghiệp được ghi đầy đủ vào sổ đăng ký cổ đông; kể từ thời điểm đó, người mua cổ phần trở thành cổ đông của công ty.
  9. Sau khi cổ phần được thanh toán đầy đủ, công ty phải phát hành và trao cổ phiếu cho người mua. Công ty có thể bán cổ phần mà không trao cổ phiếu. Trường hợp này, các thông tin về cổ đông quy định tại khoản 2 Điều 121 của Luật doanh nghiệp được ghi vào sổ đăng ký cổ đông để chứng thực quyền sở hữu cổ phần của cổ đông đó trong công ty.
  10. Công ty thực hiện đăng ký thay đổi vốn điều lệ với cơ quan đăng ký kinh doanh trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày hoàn thành đợt bán cổ phần.

ĐIỀU 17. BÁN CỔ PHẦN

Hội đồng quản trị quyết định thời điểm, phương thức và giá bán cổ phần. Giá bán cổ phần không được thấp hơn giá thị trường tại thời điểm chào bán hoặc giá trị được ghi trong sổ sách của cổ phần tại thời điểm gần nhất, trừ những trường hợp sau đây:

  1. Cổ phần chào bán lần đầu tiên cho những người không phải là cổ đông sáng lập;
  2. Cổ phần chào bán cho tất cả cổ đông theo tỷ lệ cổ phần hiện có của họ ở công ty;
  3. Cổ phần chào bán cho người môi giới hoặc người bảo lãnh. Trường hợp này, số chiết khấu hoặc tỷ lệ chiết khấu cụ thể phải được sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông, trừ trường hợp Điều lệ công ty quy định khác;
  4. Trường hợp khác và mức chiết khấu trong các trường hợp đó do Hội đồng quản trị công ty quyết định.

ĐIỀU 18. CHUYỂN NHƯỢNG CỔ PHẦN

  1. Cổ phần được tự do chuyển nhượng, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 15 của Điều lệ này và các điều khoản khác của Điều công ty có quy định hạn chế chuyển nhượng cổ phần. Trường hợp Điều lệ công ty có quy định hạn chế về chuyển nhượng cổ phần thì các quy định này chỉ có hiệu lực khi được nêu rõ trong cổ phiếu của cổ phần tương ứng.
  2. Việc chuyển nhượng được thực hiện bằng hợp đồng theo cách thông thường hoặc thông qua giao dịch trên thị trường chứng khoán. Trường hợp chuyển nhượng bằng hợp đồng thì giấy tờ chuyển nhượng phải được bên chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng hoặc đại diện ủy quyền của họ ký. Trường hợp chuyển nhượng thông qua giao dịch trên thị trường chứng khoán, trình tự, thủ tục và việc ghi nhận sở hữu thực hiện theo quy định của pháp luật về chứng khoán.
  3. Trường hợp cổ đông là cá nhân chết thì người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của cổ đông đó là cổ đông của công ty.
  4. Trường hợp cổ phần của cổ đông là cá nhân chết mà không có người thừa kế, người thừa kế từ chối nhận thừa kế hoặc bị truất quyền thừa kế thì số cổ phần đó được giải quyết theo quy định của pháp luật về dân sự.
  5. Cổ đông có quyền tặng cho một phần hoặc toàn bộ cổ phần của mình tại công ty cho người khác; sử dụng cổ phần để trả nợ. Trường hợp này, người được tặng cho hoặc nhận trả nợ bằng cổ phần sẽ là cổ đông của công ty.

Trường hợp cổ đông chuyển nhượng một số cổ phần thì cổ phiếu cũ bị hủy bỏ và công ty phát hành cổ phiếu mới ghi nhận số cổ phần đã chuyển nhượng và số cổ phần còn lại.

  1. Người nhận cổ phần trong các trường hợp quy định tại Điều này chỉ trở thành cổ đông công ty từ thời điểm các thông tin của họ quy định tại khoản 2 Điều 121 của Luật doanh nghiệp được ghi đầy đủ vào sổ đăng ký cổ đông.

ĐIỀU 19. PHÁT HÀNH TRÁI PHIẾU

  1. Công ty có quyền phát hành trái phiếu, trái phiếu chuyển đổi và các loại trái phiếu khác theo quy định của pháp luật.
  2. Công ty không thanh toán đủ cả gốc và lãi của trái phiếu đã phát hành, không thanh toán hoặc thanh toán không đủ các khoản nợ đến hạn trong 03 năm liên tiếp trước đó sẽ không được quyền phát hành trái phiếu, trừ trường hợp pháp luật về chứng khoán có quy định khác.
  3. Việc phát hành trái phiếu cho các chủ nợ là tổ chức tài chính được lựa chọn không bị hạn chế bởi quy định tại khoản 2 Điều này.
  4. Hội đồng quản trị có quyền quyết định loại trái phiếu, tổng giá trị trái phiếu và thời điểm phát hành, nhưng phải báo cáo Đại hội đồng cổ đông tại cuộc họp gần nhất. Báo cáo phải kèm theo tài liệu và hồ sơ giải trình nghị quyết của Hội đồng quản trị về phát hành trái phiếu.
  5. Trường hợp công ty phát hành trái phiếu chuyển đổi thành cổ phần thì thực hiện theo trình tự, thủ tục tương ứng chào bán cổ phần theo quy định của Điều lệ này và quy định khác của pháp luật có liên quan. Công ty thực hiện đăng ký thay đổi vốn điều lệ trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày hoàn thành việc chuyển đổi trái phiếu thành cổ phần.

ĐIỀU 20. MUA CỔ PHẦN, TRÁI PHIẾU

Cổ phần, trái phiếu của công ty cổ phần có thể được mua bằng Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, giá trị quyền sử dụng đất, giá trị quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, các tài sản khác quy định tại Điều lệ này và phải được thanh toán đủ một lần.

ĐIỀU 21. MUA LẠI CỔ PHẦN THEO YÊU CẦU CỦA CỔ ĐÔNG

  1. Cổ đông biểu quyết phản đối nghị quyết về việc tổ chức lại công ty hoặc thay đổi quyền, nghĩa vụ của cổ đông quy định tại Điều lệ công ty có quyền yêu cầu công ty mua lại cổ phần của mình. Yêu cầu phải bằng văn bản, trong đó nêu rõ tên, địa chỉ của cổ đông, số lượng cổ phần từng loại, giá dự định bán, lý do yêu cầu công ty mua lại. Yêu cầu phải được gửi đến công ty trong thời hạn mười ngày, kể từ ngày ĐHCĐ thông qua quyết định về các vấn đề quy định tại khoản này.
  2. Công ty phải mua lại cổ phần theo yêu cầu của cổ đông quy định tại khoản 1 Điều này với giá thị trường hoặc giá được tính theo nguyên tắc quy định tại Điều lệ công ty trong thời hạn chín mươi ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu. Trường hợp không thoả thuận được về giá thì các bên có thể yêu cầu một tổ chức thẩm định giá chuyên nghiệp định giá. Công ty giới thiệu ít nhất ba tổ chức thẩm định giá chuyên nghiệp để cổ đông lựa chọn và lựa chọn đó là quyết định cuối cùng.

ĐIỀU 22. MUA LẠI CỔ PHẦN THEO QUYẾT ĐỊNH CỦA CÔNG TY

Công ty có quyền mua lại không quá 30% tổng số cổ phần phổ thông đã bán, một phần hoặc toàn bộ cổ phần ưu đãi cổ tức đã bán theo quy định sau đây:

  1. HĐQT có quyền quyết định mua lại không quá 10% tổng số cổ phần của từng loại đã được chào bán trong mỗi mười hai tháng. Trong trường hợp khác, việc mua lại cổ phần do ĐHCĐ quyết định;
  2. HĐQT quyết định giá mua lại cổ phần. Đối với cổ phần phổ thông, giá mua lại không được cao hơn giá thị trường tại thời điểm mua lại, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này. Đối với cổ phần loại khác, nếu Điều lệ công ty không quy định hoặc công ty và cổ đông có liên quan không có thoả thuận khác thì giá mua lại không được thấp hơn giá thị trường;
  3. Công ty có thể mua lại cổ phần của từng cổ đông tương ứng với tỷ lệ cổ phần của họ trong công ty. Trong trường hợp này, quyết định mua lại cổ phần của công ty phải được thông báo bằng phương thức bảo đảm đến được tất cả cổ đông trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày quyết định đó được thông qua. Thông báo phải có tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty, tổng số cổ phần và loại cổ phần được mua lại, giá mua lại hoặc nguyên tắc định giá mua lại, thủ tục và thời hạn thanh toán, thủ tục và thời hạn để cổ đông chào bán cổ phần của họ cho công ty.

Cổ đông đồng ý bán lại cổ phần phải gửi chào bán cổ phần của mình bằng phương thức bảo đảm đến được công ty trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày thông báo. Chào bán phải có họ, tên, địa chỉ thường trú, số Thẻ căn cước công dân, số Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của cổ đông là cá nhân; tên, mã số doanh nghiệp hoặc số quyết định thành lập, địa chỉ trụ sở chính của cổ đông là tổ chức; số cổ phần sở hữu và số cổ phần chào bán; phương thức thanh toán; chữ ký của cổ đông hoặc người đại diện theo pháp luật của cổ đông. Công ty chỉ mua lại cổ phần được chào bán trong thời hạn nói trên.

ĐIỀU 23. ĐIỀU KIỆN THANH TOÁN VÀ XỬ LÝ CÁC CỔ PHẦN ĐƯỢC MUA LẠI

  1. Công ty chỉ được quyền thanh toán cổ phần được mua lại cho cổ đông theo quy định tại Điều 21 và Điều 22 của Điều lệ này nếu ngay sau khi thanh toán hết số cổ phần được mua lại, công ty vẫn bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác.
  2. Cổ phần được mua lại theo quy định tại Điều 21 và Điều 22 của Điều lệ này được coi là cổ phần chưa bán theo quy định tại khoản 4 Điều 111 của Luật doanh nghiệp. Công ty phải làm thủ tục điều chỉnh giảm vốn điều lệ tương ứng với tổng giá trị mệnh giá các cổ phần được công ty mua lại trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày hoàn thành việc thanh toán mua lại cổ phần, trừ trường hợp pháp luật về chứng khoán có quy định khác. Cổ phiếu xác nhận quyền sở hữu cổ phần đã được mua lại phải được tiêu huỷ ngay sau khi cổ phần tương ứng đã được thanh toán đủ. Chủ tịch HĐQT và Giám đốc phải liên đới chịu trách nhiệm về thiệt hại do không tiêu huỷ hoặc chậm tiêu huỷ cổ phiếu gây ra đối với công ty.
  3. Sau khi thanh toán hết số cổ phần mua lại, nếu tổng giá trị tài sản được ghi trong sổ kế toán của công ty giảm hơn 10% thì công ty phải thông báo cho tất cả các chủ nợ biết trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày thanh toán hết số cổ phần mua lại.

ĐIỀU 24. TRẢ CỔ TỨC

  1. Cổ tức trả cho cổ phần ưu đãi được thực hiện theo các điều kiện áp dụng riêng cho mỗi loại cổ phần ưu đãi.
  2. Cổ tức trả cho cổ phần phổ thông được xác định căn cứ vào số lợi nhuận ròng đã thực hiện và khoản chi trả cổ tức được trích từ nguồn lợi nhuận giữ lại của công ty. Công ty chỉ được trả cổ tức của cổ phần phổ thông khi có đủ các điều kiện sau đây:
  3. Công ty đã hoàn thành nghĩa vụ thuế và các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật;
  4. Đã trích lập các quỹ công ty và bù đắp đủ lỗ trước đó theo quy định của pháp luật và Điều lệ công ty;
  5. Ngay sau khi trả hết số cổ tức đã định, công ty vẫn bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác đến hạn.
  6. Cổ tức có thể được chi trả bằng tiền mặt, bằng cổ phần của công ty hoặc bằng tài sản khác quy định tại Điều lệ công ty. Nếu chi trả bằng tiền mặt thì phải được thực hiện bằng Đồng Việt Nam và có thể được chi trả bằng séc, chuyển khoản hoặc lệnh trả tiền gửi bằng bưu điện đến địa chỉ thường trú hoặc địa chỉ liên lạc của cổ đông.
  7. Cổ tức phải được thanh toán đầy đủ trong thời hạn 06 tháng, kể từ ngày kết thúc họp Đại hội đồng cổ đông thường niên. Hội đồng quản trị lập danh sách cổ đông được nhận cổ tức, xác định mức cổ tức được trả đối với từng cổ phần, thời hạn và hình thức trả chậm nhất 30 ngày trước mỗi lần trả cổ tức. Thông báo về trả cổ tức được gửi bằng phương thức bảo đảm đến cổ đông theo địa chỉ đăng ký trong sổ đăng ký cổ đông chậm nhất 15 ngày trước khi thực hiện trả cổ tức. Thông báo phải có các nội dung sau đây:
  8. Tên công ty và địa chỉ trụ sở chính của công ty;
  9. Họ, tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của cổ đông là cá nhân;
  10. Tên, mã số doanh nghiệp hoặc số quyết định thành lập, địa chỉ trụ sở chính của cổ đông là tổ chức;
  11. Số lượng cổ phần từng loại của cổ đông; mức cổ tức đối với từng cổ phần và tổng số cổ tức mà cổ đông đó được nhận;
  12. Thời điểm và phương thức trả cổ tức;
  13. Họ, tên, chữ ký của Chủ tịch Hội đồng quản trị và người đại diện theo pháp luật của công ty.
  14. Trường hợp cổ đông chuyển nhượng cổ phần của mình trong thời gian giữa thời điểm kết thúc lập danh sách cổ đông và thời điểm trả cổ tức thì người chuyển nhượng là người nhận cổ tức từ công ty.
  15. Trường hợp chi trả cổ tức bằng cổ phần, công ty không phải làm thủ tục chào bán cổ phần theo quy định tại các điều 122, 123 và 124 của Luật doanh nghiệp. Công ty phải đăng ký tăng vốn điều lệ tương ứng với tổng giá trị mệnh giá các cổ phần dùng để chi trả cổ tức trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày hoàn thành việc thanh toán cổ tức.

ĐIỀU 25. THU HỒI TIỀN THANH TOÁN CỔ PHẦN MUA LẠI HOẶC CỔ TỨC

Trường hợp việc thanh toán cổ phần mua lại trái với quy định tại khoản 1 Điều 23 hoặc trả cổ tức trái với quy định tại Điều 24 của Điều lệ này thì các cổ đông phải hoàn trả cho công ty số tiền, tài sản khác đã nhận; trường hợp cổ đông không hoàn trả được cho công ty thì tất cả thành viên Hội đồng quản trị phải cùng liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi giá trị số tiền, tài sản đã trả cho cổ đông mà chưa được hoàn lại.

 

CHƯƠNG II

CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ CÔNG TY

ĐIỀU 26. CƠ CẤU TỔ CHỨC QUẢN LÝ CÔNG TY

Công ty có Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị và Giám đốc; trường hợp công ty có trên mười một cổ đông là cá nhân hoặc có cổ đông là tổ chức sở hữu trên 50% tổng số cổ phần của công ty phải có Ban kiểm soát.

ĐIỀU 27. NGƯỜI ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT CỦA CÔNG TY.

  1. Công ty chỉ có một người dại diện theo pháp luật.
  2. Giám đốc là người đại diện theo pháp luật của công ty. Người đại diện theo pháp luật của công ty phải thường trú ở Việt Nam; trường hợp vắng mặt trên ba mươi ngày ở Việt Nam thì phải uỷ quyền bằng văn bản cho người khác theo quy định tại Điều lệ công ty để thực hiện các quyền và nhiệm vụ của người đại diện theo pháp luật của công ty.

ĐIỀU 28. NGHĨA VỤ CỦA NGƯỜI QUẢN LÝ CÔNG TY

  1. Các chức danh quản lý công ty bao gồm: Thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc, các Trưởng, Phó phòng của Công ty:
  2. Người quản lý công ty có các trách nhiệm sau đây:
  3. Thực hiện các quyền và nghĩa vụ được giao theo đúng quy định của Luật này, pháp luật có liên quan, Điều lệ công ty, nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông;
  4. Thực hiện các quyền và nghĩa vụ được giao một cách trung thực, cẩn trọng, tốt nhất nhằm bảo đảm lợi ích hợp pháp tối đa của công ty;
  5. Trung thành với lợi ích của công ty và cổ đông; không sử dụng thông tin, bí quyết, cơ hội kinh doanh của công ty, địa vị, chức vụ và sử dụng tài sản của công ty để tư lợi hoặc phục vụ lợi ích của tổ chức, cá nhân khác;
  6. Thông báo kịp thời, đầy đủ, chính xác cho công ty về doanh nghiệp mà họ và người có liên quan của họ làm chủ hoặc có phần vốn góp, cổ phần chi phối; thông báo này được niêm yết tại trụ sở chính và chi nhánh của công ty
  7. Các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của Điều lệ này và Luật doanh nghiệp.

ĐIỀU 29. HỢP ĐỒNG, GIAO DỊCH PHẢI ĐƯỢC ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG HOẶC HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ CHẤP THUẬN

  1. Hợp đồng, giao dịch giữa công ty với các đối tượng sau đây phải được ĐHCĐ hoặc HĐQT chấp thuận:
  2. Cổ đông, người đại diện uỷ quyền của cổ đông sở hữu trên 10% tổng số cổ phần phổ thông của công ty và những người có liên quan của họ;
  3. Thành viên HĐQT, Giám đốc và người liên quan của họ;
  4. Doanh nghiệp quy định tại khoản 2 Điều 159 của Luật Doanh nghiệp.
  5. HĐQT chấp thuận các hợp đồng và giao dịch có giá trị nhỏ hơn 35% tổng giá trị tài sản doanh nghiệp ghi trong báo cáo tài chính gần nhất. Trong trường hợp này, người đại diện công ty ký hợp đồng phải thông báo các thành viên Hội đồng quản trị, Kiểm soát viên về các đối tượng có liên quan đối với hợp đồng, giao dịch đó; đồng thời kèm theo dự thảo hợp đồng hoặc nội dung chủ yếu của giao dịch. HĐQT quyết định việc chấp thuận hợp đồng hoặc giao dịch trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận được thông báo; thành viên có lợi ích liên quan không có quyền biểu quyết.
  6. ĐHCĐ chấp thuận các hợp đồng và giao dịch khác trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này. Trường hợp này, người đại diện công ty ký hợp đồng phải thông báo Hội đồng quản trị và Kiểm soát viên về các đối tượng có liên quan đối với hợp đồng, giao dịch đó; đồng thời kèm theo dự thảo hợp đồng hoặc thông báo nội dung chủ yếu của giao dịch. Hội đồng quản trị trình dự thảo hợp đồng hoặc giải trình về nội dung chủ yếu của giao dịch tại cuộc họp Đại hội đồng cổ đông hoặc lấy ý kiến cổ đông bằng văn bản. Trường hợp này, cổ đông có lợi ích liên quan không có quyền biểu quyết; hợp đồng hoặc giao dịch được chấp thuận khi có số cổ đông đại diện 65% tổng số phiếu biểu quyết còn lại tán thành.
  7. Hợp đồng, giao dịch bị vô hiệu và xử lý theo quy định của pháp luật khi được giao kết hoặc thực hiện mà chưa được chấp thuận theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này gây thiệt hại cho công ty; người ký kết hợp đồng, cổ đông, thành viên Hội đồng quản trị hoặc Giám đốc có liên quan phải liên đới bồi thường thiệt hại phát sinh, hoàn trả cho công ty các khoản lợi thu được từ việc thực hiện hợp đồng, giao dịch đó.

ĐIỀU 30. ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG

  1. ĐHCĐ gồm tất cả cổ đông có quyền biểu quyết, là cơ quan quyết định cao nhất của công ty.
  2. ĐHCĐ có các quyền và nghĩa vụ sau đây:
  3. Thông qua định hướng phát triển của công ty;
  4. Quyết định loại cổ phần và tổng số cổ phần của từng loại được quyền chào bán; quyết định mức cổ tức hằng năm của từng loại cổ phần;
  5. Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên HĐQT, Kiểm soát viên;
  6. Quyết định đầu tư hoặc bán số tài sản có giá trị bằng hoặc lớn hơn 35% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty;
  7. Quyết định sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty;
  8. Thông qua báo cáo tài chính hằng năm;
  9. Quyết định mua lại trên 10% tổng số cổ phần đã bán của mỗi loại;
  10. Xem xét và xử lý các vi phạm của HĐQT, Ban kiểm soát gây thiệt hại cho công ty và cổ đông công ty;
  11. Quyết định tổ chức lại, giải thể công ty;
  12. Các quyền và nhiệm vụ khác theo quy định của Luật Doanh nghiệp và Điều lệ công ty.
  13. Cổ đông là tổ chức có quyền cử một hoặc một số người đại diện theo uỷ quyền thực hiện các quyền cổ đông của mình theo quy định của pháp luật; trường hợp có nhiều hơn một người đại diện theo uỷ quyền được cử thì phải xác định cụ thể số cổ phần và số phiếu bầu của mỗi người đại diện. Việc cử, chấm dứt hoặc thay đổi người đại diện theo uỷ quyền phải được thông báo bằng văn bản đến công ty trong thời hạn sớm nhất. Thông báo phải có các nội dung chủ yếu sau đây:
  14. Tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số và ngày quyết định thành lập hoặc đăng ký kinh doanh của cổ đông;
  15. Số lượng cổ phần, loại cổ phần và ngày đăng ký cổ đông tại công ty;
  16. Họ, tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đại diện theo uỷ quyền;
  17. Số cổ phần được uỷ quyền đại diện;
  18. Thời hạn đại diện theo uỷ quyền;
  19. Họ, tên, chữ ký của người đại diện theo uỷ quyền và người đại diện theo pháp luật của cổ đông.

Công ty phải gửi thông báo về người đại diện theo uỷ quyền quy định tại khoản này đến cơ quan đăng ký kinh doanh trong thời hạn năm ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông báo.

ĐIỀU 31. THẨM QUYỀN TRIỆU TẬP HỌP ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG

  1. ĐHCĐ họp thường niên hoặc bất thường; ĐHCĐ họp thường niên mỗi năm một lần. Địa điểm họp ĐHCĐ phải ở trên lãnh thổ Việt Nam. Trường hợp cuộc họp Đại hội đồng cổ đông được tổ chức đồng thời ở nhiều địa điểm khác nhau thì địa điểm họp Đại hội đồng cổ đông được xác định là nơi chủ tọa tham dự họp
  2. ĐHCĐ phải họp thường niên trong thời hạn bốn tháng, kể từ ngày kết thúc năm tài chính. Theo đề nghị của HĐQT, cơ quan đăng ký kinh doanh có thể gia hạn, nhưng không quá sáu tháng, kể từ ngày kết thúc năm tài chính.

ĐHCĐ thường niên thảo luận và thông qua các vấn đề sau đây:

  1. Kế hoạch kinh doanh hằng năm của công ty
  2. Báo cáo tài chính hằng năm;
  3. Báo cáo của HĐQT quản trị và kết quả hoạt động của Hội đồng quản trị và từng thành viên Hội đồng quản trị;
  4. Báo cáo của Ban kiểm soát về kết quả kinh doanh của công ty, về kết quả hoạt động của Hội đồng quản trị, Giám đốc ;
  5. Báo cáo tự đánh giá kết quả hoạt động của Ban kiểm soát và của từng Kiểm soát viên
  6. Mức cổ tức đối với mỗi cổ phần của từng loại;
  7. Các vấn đề khác thuộc thẩm quyền.
  8. HĐQT phải triệu tập họp bất thường ĐHCĐ trong các trường hợp sau đây:
  9. HĐQT xét thấy cần thiết vì lợi ích của công ty;
  10. Số thành viên HĐQT, Ban kiểm soát còn lại ít hơn số thành viên theo quy định của pháp luật;
  11. Theo yêu cầu của cổ đông hoặc nhóm cổ đông quy định tại khoản 2 Điều 114 của Luật Doanh nghiệp;
  12. Theo yêu cầu của Ban kiểm soát;
  13. Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật và Điều lệ công ty.
  14. HĐQT phải triệu tập họp ĐHCĐ trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày số thành viên HĐQT còn lại như quy định tại điểm b hoặc nhận được yêu cầu quy định tại điểm c và điểm d khoản 3 Điều này.

Trường hợp HĐQT không triệu tập họp ĐHCĐ như quy định thì Chủ tịch HĐQT và các thành viên HĐQT phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và phải bồi thường thiệt hại phát sinh cho công ty.

  1. Trường hợp HĐQT không triệu tập họp ĐHCĐ theo quy định tại khoản 4 Điều này thì trong thời hạn ba mươi ngày tiếp theo, Ban kiểm soát thay thế HĐQT triệu tập họp ĐHCĐ theo quy định của Luật Doanh nghiệp.

Trường hợp Ban kiểm soát không triệu tập họp ĐHCĐ như quy định thì Ban kiểm soát phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và phải bồi thường thiệt hại phát sinh cho công ty.

  1. Trường hợp Ban kiểm soát không triệu tập họp ĐHCĐ theo quy định tại khoản 5 Điều này thì cổ đông hoặc nhóm cổ đông quy định tại khoản 2 Điều 10 Điều lệ này có quyền đại diện công ty triệu tập họp ĐHCĐ theo quy định của Luật doanh nghiệp.
  2. Người triệu tập phải thực hiện các công việc sau đây để tổ chức họp Đại hội đồng cổ đông:
  3. Lập danh sách cổ đông có quyền dự họp;
  4. Cung cấp thông tin và giải quyết khiếu nại liên quan đến danh sách cổ đông;
  5. Lập chương trình và nội dung cuộc họp;
  6. Chuẩn bị tài liệu cho cuộc họp;
  7. Dự thảo nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông theo nội dung dự kiến của cuộc họp; danh sách và thông tin chi tiết của các ứng cử viên trong trường hợp bầu thành viên Hội đồng quản trị, Kiểm soát viên;
  8. Xác định thời gian và địa điểm họp;
  9. Gửi thông báo mời họp đến từng cổ đông có quyền dự họp theo quy định của Luật doanh nghiêp;
  10. Các công việc khác phục vụ cuộc họp.
  11. Chi phí cho việc triệu tập và tiến hành họp ĐHCĐ theo quy tại các khoản 4, 5 và 6 của Điều này sẽ được công ty hoàn lại.

ĐIỀU 32. DANH SÁCH CỔ ĐÔNG CÓ QUYỀN DỰ HỌP ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG

  1. Danh sách cổ đông có quyền dự họp ĐHCĐ được lập dựa trên sổ đăng ký cổ đông của công ty. Danh sách cổ đông có quyền dự họp Đại hội đồng cổ đông được lập không sớm hơn 05 ngày trước ngày gửi giấy mời họp Đại hội đồng cổ đông.
  2. Danh sách cổ đông có quyền dự họp ĐHCĐ phải có họ, tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của cổ đông là cá nhân; tên, mã số doanh nghiệp hoặc số quyết định thành lập, địa chỉ trụ sở chính của cổ đông là tổ chức; số lượng cổ phần từng loại, số và ngày đăng ký cổ đông của từng cổ đông.Cổ đông có quyền kiểm tra, tra cứu, trích lục và sao danh sách cổ đông có quyền dự họp ĐHCĐ; yêu cầu sửa đổi những thông tin sai lệch hoặc bổ sung những thông tin cần thiết về mình trong danh sách cổ đông có quyền dự họp ĐHCĐ. Người quản lý công ty phải cung cấp kịp thời thông tin sổ đăng ký cổ đông, sửa đổi, bổ sung thông tin sai lệch theo yêu cầu của cổ đông; đồng thời chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại phát sinh do không cung cấp hoặc cung cấp không kịp thời, không chính xác thông tin sổ đăng ký cổ đông theo yêu cầu. Trình tự, thủ tục yêu cầu cung cấp thông tin trong sổ đăng ký cổ đông thực hiện theo quy định tại Điều lệ công ty.

ĐIỀU 33. CHƯƠNG TRÌNH VÀ NỘI DUNG HỌP ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG

  1. Người triệu tập họp ĐHCĐ phải chuẩn bị chương trình, nội dung cuộc họp.
  2. Cổ đông hoặc nhóm cổ đông quy định tại khoản 2 Điều 10 của Điều lệ này có quyền kiến nghị vấn đề đưa vào chương trình họp ĐHCĐ. Kiến nghị phải bằng văn bản và được gửi đến công ty chậm nhất ba ngày làm việc trước ngày khai mạc. Kiến nghị phải ghi rõ tên cổ đông, số lượng từng loại cổ phần của cổ đông, hoặc thông tin tương đương, vấn đề kiến nghị đưa vào chương trình họp Người triệu tập họp ĐHCĐ chỉ có quyền từ chối kiến nghị quy định tại khoản 2 Điều này nếu có một trong các trường hợp sau đây:
  3. Kiến nghị được gửi đến không đúng thời hạn hoặc không đủ, không đúng nội dung;
  4. Vấn đề kiến nghị không thuộc thẩm quyền quyết định của ĐHCĐ;
  5. Trường hợp khác theo quy định của Luật doanh nghiệp.
  6. Người triệu tập họp ĐHCĐ phải chấp nhận và đưa kiến nghị quy định tại khoản 2 Điều này vào dự kiến chương trình và nội dung cuộc họp, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này; kiến nghị được chính thức bổ sung vào chương trình và nội dung cuộc họp nếu được ĐHCĐ chấp thuận.

ĐIỀU 34. MỜI HỌP ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG

  1. Người triệu tập họp ĐHCĐ phải gửi thông báo mời họp đến tất cả cổ đông trong Danh sách cổ đông có quyền dự họp chậm nhất mười ngày làm việc trước ngày khai mạc. Thông báo mời họp phải có tên, địa chỉ trụ sở chính, mã số doanh nghiệp; tên, địa chỉ thường trú của cổ đông, thời gian, địa điểm họp và những yêu cầu khác đối với người dự họp.
  2. Thông báo được gửi bằng phương thức bảo đảm đến được địa chỉ liên lạc của cổ đông; đồng thời đăng trên trang thông tin điện tử của công ty và đăng báo hằng ngày của trung ương hoặc địa phương, khi xét thấy cần thiết theo quyết định của HĐQT.
  3. Thông báo mời họp phải được gửi kèm theo các tài liệu sau đây:
  4. Chương trình họp, các tài liệu sử dụng trong cuộc họp và dự thảo nghị quyết đối với từng vấn đề trong chương trình họp;
  5. Phiếu biểu quyết;
  6. Mẫu chỉ định đại diện theo ủy quyền dự họp.
  7. Trường hợp công ty có trang thông tin điện tử, việc gửi tài liệu họp theo thông báo mời họp quy định tại khoản 3 Điều này có thể thay thế bằng đăng tải lên trang thông tin điện tử của công ty. Trường hợp này, thông báo mời họp phải ghi rõ nơi, cách thức tải tài liệu và công ty phải gửi tài liệu họp cho cổ đông nếu cổ đông yêu cầu.

ĐIỀU 35. QUYỀN DỰ HỌP ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG

  1. Cổ đông có thể trực tiếp tham dự họp, ủy quyền bằng văn bản cho một người khác dự họp hoặc thông qua một trong các hình thức quy định tại khoản 2 Điều này. Trường hợp cổ đông là tổ chức chưa có người đại diện theo ủy quyền quy định tại khoản 4 Điều 15 của Luật doanh nghiệp thì ủy quyền cho người khác dự họp Đại hội đồng cổ đông.

Việc ủy quyền cho người đại diện dự họp Đại hội đồng cổ đông phải lập thành văn bản theo mẫu do công ty phát hành. Người được ủy quyền dự họp Đại hội đồng cổ đông phải xuất trình văn bản ủy quyền khi đăng ký dự họp trước khi vào phòng họp.

  1. Cổ đông được coi là tham dự và biểu quyết tại cuộc họp Đại hội đồng cổ đông trong trường hợp sau đây:
  2. Tham dự và biểu quyết trực tiếp tại cuộc họp;
  3. Ủy quyền cho một người khác tham dự và biểu quyết tại cuộc họp;
  4. Tham dự và biểu quyết thông qua hội nghị trực tuyến, bỏ phiếu điện tử hoặc hình thức điện tử khác;
  5. Gửi phiếu biểu quyết đến cuộc họp thông qua gửi thư, fax, thư điện tử.

ĐIỀU 36. ĐIỀU KIỆN TIẾN HÀNH HỌP ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG

  1. Cuộc họp ĐHCĐ được tiến hành khi có số cổ đông dự họp đại diện ít nhất 51% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết.
  2. Trường hợp cuộc họp lần thứ nhất không đủ điều kiện tiến hành theo quy định tại khoản 1 Điều này thì được triệu tập họp lần thứ hai trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày dự định họp lần thứ nhất. Cuộc họp của ĐHCĐ triệu tập lần thứ hai được tiến hành khi có số cổ đông dự họp đại diện ít nhất 33% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết.
  3. Trường hợp cuộc họp triệu tập lần thứ hai không đủ điều kiện tiến hành theo quy định tại khoản 2 Điều này thì được triệu tập họp lần thứ ba trong thời hạn hai mươi ngày, kể từ ngày dự định họp lần thứ hai. Trong trường hợp này, cuộc họp của ĐHCĐ được tiến hành không phụ thuộc tổng số phiếu biểu quyết của các cổ đông dự họp.
  4. Chỉ có ĐHCĐ mới có quyền thay đổi chương trình họp đã được gửi kèm theo thông báo mời họp theo quy định tại Điều 34 của Điều lệ này.

ĐIỀU 37. THỂ THỨC TIẾN HÀNH HỌP VÀ BIỂU QUYẾT TẠI ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG

Thể thức tiến hành họp và biểu quyết tại cuộc họp ĐHCĐ được tiến hành theo quy định sau đây:

  1. Trước ngày khai mạc cuộc họp, phải tiến hành đăng ký việc dự họp ĐHCĐ cho đến khi bảo đảm việc đăng ký đầy đủ các cổ đông có quyền dự họp.;
  2. Việc bầu Chủ toạ, thư ký và ban kiểm phiếu được quy định như sau:
  3. Chủ tịch HĐQT làm chủ toạ các cuộc họp do HĐQT triệu tập; trường hợp Chủ tịch vắng mặt hoặc tạm thời mất khả năng làm việc thì các thành viên HĐQT còn lại bầu một người trong số họ làm chủ toạ cuộc họp theo nguyên tắc đa số; trường hợp không bầu được người làm chủ toạ Trưởng Ban kiểm soát điều khiển để Đại hội đồng cổ đông bầu chủ tọa cuộc họp và người có số phiếu bầu cao nhất làm chủ tọa cuộc họp;
  4. Trong các trường hợp khác, người ký tên triệu tập họp ĐHCĐ điều khiển để ĐHCĐ bầu chủ toạ cuộc họp và người có số phiếu bầu cao nhất làm chủ toạ cuộc họp;
  5. Chủ toạ cử một hoặc một số người làm thư ký cuộc họp ĐHCĐ;
  6. ĐHCĐ bầu một hoặc một số người vào ban kiểm phiếu theo đề nghị của chủ toạ cuộc họp;
  7. Chương trình và nội dung họp phải được ĐHCĐ thông qua trong phiên khai mạc. Chương trình phải xác định rõ và chi tiết thời gian đối với từng vấn đề trong nội dung chương trình họp;
  8. Chủ toạ có quyền thực hiện các biện pháp cần thiết để điều khiển cuộc họp một cách có trật tự, đúng theo chương trình đã được thông qua và phản ánh được mong muốn của đa số người dự họp ;
  9. ĐHCĐ thảo luận và biểu quyết theo từng vấn đề trong nội dung chương trình. Việc biểu quyết được tiến hành bằng cách thu thẻ biểu quyết tán thành nghị quyết, sau đó thu thẻ biểu quyết không tán thành, cuối cùng kiểm phiếu tập hợp số phiếu biểu quyết tán thành, không tán thành, không có ý kiến. Kết quả kiểm phiếu được chủ toạ công bố ngay trước khi bế mạc cuộc họp;
  10. Cổ đông hoặc người được uỷ quyền dự họp đến sau khi cuộc họp đã khai mạc vẫn được đăng ký và có quyền tham gia biểu quyết ngay sau khi đăng ký. Chủ toạ không được dừng cuộc họp để những người đến muộn đăng ký; trong trường hợp này, hiệu lực của những nội dung đã được biểu quyết trước đó không thay đổi;
  11. Người triệu tập họp ĐHCĐ có quyền:
  12. Yêu cầu tất cả người dự họp chịu sự kiểm tra hoặc các biện pháp an ninh hợp pháp, hợp lý khác;
  13. Yêu cầu cơ quan có thẩm quyền duy trì trật tự cuộc họp; trục xuất những người không tuân thủ quyền điều hành của chủ toạ, cố ý gây rối trật tự, ngăn cản tiến triển bình thường của cuộc họp hoặc không tuân thủ các yêu cầu về kiểm tra an ninh ra khỏi cuộc họp ĐHCĐ;
  14. Chủ toạ có quyền hoãn cuộc họp ĐHCĐ đã có đủ số người đăng ký dự họp theo quy định đến một thời điểm khác hoặc thay đổi địa điểm họp trong trường các trường hợp sau đây:
  15. Địa điểm họp không có đủ chỗ ngồi thuận tiện cho tất cả người dự họp;
  16. Các phương tiện thông tin tại địa điểm họp không bảo đảm cho các cổ đông dự họp tham gia, thảo luận và biểu quyết;
  17. Có người dự họp cản trở, gây rối trật tự, có nguy cơ làm cho cuộc họp không được tiến hành một cách công bằng và hợp pháp.

Thời gian hoãn tối đa không quá ba ngày, kể từ ngày cuộc họp dự định khai mạc;

  1. Trường hợp chủ toạ hoãn hoặc tạm dừng họp ĐHCĐ trái với quy định tại khoản 8 Điều này, ĐHCĐ bầu một người khác trong số những người dự họp để thay thế chủ toạ điều hành cuộc họp cho đến lúc kết thúc; tất cả các nghị quyết được thông qua tại cuộc họp đó đều có hiệu lực thi hành.

ĐIỀU 38. THÔNG QUA QUYẾT ĐỊNH CỦA ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG

  1. ĐHCĐ thông qua các quyết định thuộc thẩm quyền bằng hình thức biểu quyết tại cuộc họp hoặc lấy ý kiến bằng văn bản.
  2. Nghị quyết của ĐHCĐ về các vấn đề sau đây phải được thông qua bằng hình thức biểu quyết tại cuộc họp ĐHCĐ:
  3. Sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty. Trong trường hợp cần thiết, việc sửa đổi, bổ sung điều lệ công ty có thể được thông qua bằng hình thức lấy ý kiến bằng văn bản.
  4. Thông qua định hướng phát triển công ty;
  5. Quyết định loại cổ phần và tổng số cổ phần của từng loại;
  6. Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên HĐQT và Ban kiểm soát;
  7. Quyết định đầu tư hoặc bán số tài sản có giá trị bằng hoặc lớn hơn 35% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty.
  8. Thông qua báo cáo tài chính hằng năm;
  9. Tổ chức lại, giải thể công ty.
  10. Điều kiện để nghị quyết được thông qua:
  11. Nghị quyết về nội dung sau đây được thông qua nếu được số cổ đông đại diện ít nhất 65% tổng số phiếu biểu quyết của tất cả cổ đông dự họp tán thành:
  • Loại cổ phần và tổng số cổ phần của từng loại;
  • Thay đổi ngành, nghề và lĩnh vực kinh doanh;
  • Thay đổi cơ cấu tổ chức quản lý công ty;
  • Dự án đầu tư hoặc bán tài sản có giá trị bằng hoặc lớn hơn 35% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty, hoặc tỷ lệ, giá trị khác nhỏ hơn do Điều lệ công ty quy định;
  • Tổ chức lại, giải thể công ty;
  1. Các nghị quyết khác được thông qua khi được số cổ đông đại diện cho ít nhất 51% tổng số phiếu biểu quyết của tất cả cổ đông dự họp tán thành, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều này.
  2. Việc biểu quyết bầu thành viên HĐQT và Ban kiểm soát phải thực hiện theo phương thức bầu dồn phiếu, theo đó mỗi cổ đông có tổng số phiếu biểu quyết tương ứng với tổng số cổ phần sở hữu nhân với số thành viên được bầu của HĐQT hoặc Ban kiểm soát và cổ đông có quyền dồn hết tổng số phiếu bầu của mình cho một hoặc một số ứng cử viên. Người trúng cử thành viên Hội đồng quản trị hoặc Kiểm soát viên được xác định theo số phiếu bầu tính từ cao xuống thấp, bắt đầu từ ứng cử viên có số phiếu bầu cao nhất cho đến khi đủ số thành viên quy định tại Điều lệ công ty. Trường hợp có từ 02 ứng cử viên trở lên đạt cùng số phiếu bầu như nhau cho thành viên cuối cùng của Hội đồng quản trị hoặc Ban kiểm soát thì sẽ tiến hành bầu lại trong số các ứng cử viên có số phiếu bầu ngang nhau hoặc lựa chọn theo tiêu chí quy chế bầu cử hoặc Điều lệ công ty.
  3. Trường hợp thông qua nghị quyết dưới hình thức lấy ý kiến bằng văn bản thì nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông được thông qua nếu được số cổ đông đại diện ít nhất 51% tổng số phiếu biểu quyết tán thành.
  4. Nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông phải được thông báo đến cổ đông có quyền dự họp Đại hội đồng cổ đông trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nghị quyết được thông qua; trường hợp công ty có trang thông tin điện tử, việc gửi nghị quyết có thể thay thế bằng việc đăng tải lên trang thông tin điện tử của công ty.
  5. Các nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông có hiệu lực kể từ ngày được thông qua hoặc từ thời điểm hiệu lực ghi tại nghị quyết đó. Các quyết định được thông qua bằng 100% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết là hợp pháp và có hiệu lực ngay cả khi trình tự và thủ tục thông qua nghị quyết đó không được thực hiện đúng như quy định. Trường hợp có cổ đông, nhóm cổ đông yêu cầu Tòa án hoặc Trọng tài hủy bỏ nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông theo quy định tại Điều 41 của Điều lệ này, thì các nghị quyết đó vẫn có hiệu lực thi hành cho đến khi Tòa án, Trọng tài có quyết định khác, trừ trường hợp áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.

ĐIỀU 39. THẨM QUYỀN VÀ THỂ THỨC LẤY Ý KIẾN CỔ ĐÔNG BẰNG VĂN BẢN ĐỂ THÔNG QUA QUYẾT ĐỊNH CỦA ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG

Thẩm quyền và thể thức lấy ý kiến cổ đông bằng văn bản để thông qua Nghị quyết của ĐHCĐ được thực hiện theo quy định sau đây:

  1. HĐQT có quyền lấy ý kiến cổ đông bằng văn bản để thông qua nghị quyết của ĐHCĐ khi xét thấy cần thiết vì lợi ích của công ty;
  2. HĐQT phải chuẩn bị phiếu lấy ý kiến, dự thảo nghị quyết của ĐHCĐ và các tài liệu giải trình dự thảo nghị quyết và gửi đến tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết chậm nhất 10 ngày trước thời hạn phải gửi lại phiếu lấy ý kiến. Việc lập danh sách cổ đông gửi phiếu lấy ý kiến thực hiện theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 137 của Luật doanh nghiệp. Yêu cầu và cách thức gửi phiếu lấy ý kiến và tài liệu kèm theo thực hiện theo quy định tại Điều 139 của Luật doanh nghiệp;
  3. Phiếu lấy ý kiến phải có các nội dung chủ yếu sau đây:
  4. Tên, địa chỉ trụ sở chính, mã số doanh nghiệp;
  5. Mục đích lấy ý kiến;
  6. Họ, tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của cổ đông là cá nhân; tên, mã số doanh nghiệp hoặc số quyết định thành lập, địa chỉ trụ sở chính của cổ đông là tổ chức hoặc họ, tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của đại diện theo ủy quyền của cổ đông là tổ chức; số lượng cổ phần của từng loại và số phiếu biểu quyết của cổ đông;
  7. Vấn đề cần lấy ý kiến để thông qua;
  8. Phương án biểu quyết bao gồm tán thành, không tán thành và không có ý kiến;
  9. Thời hạn phải gửi về công ty phiếu lấy ý kiến đã được trả lời;
  10. Họ, tên, chữ ký của Chủ tịch HĐQT và người đại diện theo pháp luật của công ty;
  11. Cổ đông có thể gửi phiếu lấy ý kiến đã trả lời đến công ty theo một trong các hình thức sau đây:
  12. Gửi thư. Phiếu lấy ý kiến đã được trả lời phải có chữ ký của cổ đông là cá nhân, của người đại diện theo ủy quyền hoặc người đại diện theo pháp luật của cổ đông là tổ chức. Phiếu lấy ý kiến gửi về công ty phải được đựng trong phong bì dán kín và không ai được quyền mở trước khi kiểm phiếu;
  13. Gửi fax hoặc thư điện tử. Phiếu lấy ý kiến gửi về công ty qua fax hoặc thư điện tử phải được giữ bí mật đến thời điểm kiểm phiếu.

Các phiếu lấy ý kiến gửi về công ty sau thời hạn đã xác định tại nội dung phiếu lấy ý kiến hoặc đã bị mở trong trường hợp gửi thư và bị tiết lộ trong trường hợp gửi fax, thư điện tử là không hợp lệ. Phiếu lấy ý kiến không được gửi về được coi là phiếu không tham gia biểu quyết;

  1. HĐQT tổ chức kiểm phiếu và lập biên bản kiểm phiếu dưới sự chứng kiến của Ban kiểm soát hoặc của cổ đông không nắm giữ chức vụ quản lý công ty.

Biên bản kiểm phiếu phải có các nội dung chủ yếu sau đây:

  1. Tên, địa chỉ trụ sở chính, mã số doanh nghiệp;
  2. Mục đích và các vấn đề cần lấy ý kiến để thông qua nghị quyết;
  3. Số cổ đông với tổng số phiếu biểu quyết đã tham gia biểu quyết, trong đó phân biệt số phiếu biểu quyết hợp lệ và số biểu quyết không hợp lệ và phương thức gửi biểu quyết, kèm theo phụ lục danh sách cổ đông tham gia biểu quyết;
  4. Tổng số phiếu tán thành, không tán thành và không có ý kiến đối với từng vấn đề;
  5. Các vấn đề đã được thông qua;
  6. Họ, tên, chữ ký của Chủ tịch HĐQT, người đại diện theo pháp luật của công ty, người giám sát kiểm phiếu và người kiểm phiếu

Các thành viên HĐQT, người kiểm phiếu và người giám sát kiểm phiếu phải liên đới chịu trách nhiệm về tính trung thực, chính xác của biên bản kiểm phiếu; liên đới chịu trách nhiệm về các thiệt hại phát sinh từ các quyết định được thông qua do kiểm phiếu không trung thực, không chính xác;

  1. Biên bản kết quả kiểm phiếu phải được gửi đến các cổ đông trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày kết thúc kiểm phiếu. Trường hợp công ty có trang thông tin điện tử, việc gửi biên bản kiểm phiếu có thể thay thế bằng việc đăng tải lên trang thông tin điện tử của công ty.
  2. Phiếu lấy ý kiến đã được trả lời, biên bản kiểm phiếu, nghị quyết đã được thông qua và tài liệu có liên quan gửi kèm theo phiếu lấy ý kiến đều phải được lưu giữ tại trụ sở chính của công ty.
  3. Nghị quyết được thông qua theo hình thức lấy ý kiến cổ đông bằng văn bản có giá trị như quyết định được thông qua tại cuộc họp ĐHCĐ.

ĐIỀU 40. BIÊN BẢN HỌP ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG

  1. Cuộc họp ĐHCĐ phải được ghi biên bản và có thể ghi âm và lưu giữ dưới hình thức điện tử khác. Biên bản phải lập bằng tiếng Việt, có thể lập thểm bằng tiếng nước ngoài và phải có các nội dung chủ yếu sau đây:
  2. Tên, địa chỉ trụ sở chính, mã số doanh nghiệp;
  3. Thời gian và địa điểm họp ĐHCĐ;
  4. Chương trình và nội dung cuộc họp;
  5. Họ, tên Chủ toạ và thư ký;
  6. Tóm tắt diễn biến cuộc họp và các ý kiến phát biểu tại ĐHCĐ về từng vấn đề trong nội dung chương trình họp;
  7. Số cổ đông và tổng số phiếu biểu quyết của các cổ đông dự họp, phụ lục danh sách đăng ký cổ đông, đại diện cổ đông dự họp với số cổ phần và số phiếu bầu tương ứng;
  8. Tổng số phiếu biểu quyết đối với từng vấn đề biểu quyết, trong đó ghi rõ phương thức biểu quyết, tổng số phiếu hợp lệ, không hợp lệ, tán thành, không tán thành và không có ý kiến; tỷ lệ tương ứng trên tổng số phiếu biểu quyết của cổ đông dự họp;
  9. Các vấn đề đã được thông qua và tỷ lệ phiếu biểu quyết thông qua tương ứng;
  10. Chữ ký của chủ toạ và thư ký.

Biên bản được lập bằng tiếng Việt và tiếng nước ngoài đều có hiệu lực pháp lý như nhau. Trường hợp có sự khác nhau về nội dung biên bản tiếng Việt và tiếng nước ngoài thì nội dung trong biên bản tiếng Việt có hiệu lực áp dụng.

  1. Biên bản họp ĐHCĐ phải làm xong và thông qua trước khi kết thúc cuộc họp.
  2. Chủ toạ và thư ký cuộc họp phải liên đới chịu trách nhiệm về tính trung thực, chính xác của nội dung biên bản.

Biên bản họp ĐHCĐ phải được gửi đến tất cả cổ đông trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày kết thúc cuộc họp; việc gửi biên bản kiểm phiếu có thể thay thế bằng việc đăng tải lên trang thông tin điện tử của công ty (nếu có).

Biên bản họp ĐHCĐ, phụ lục danh sách cổ đông đăng ký dự họp, toàn văn nghị quyết đã được thông qua và tài liệu có liên quan gửi kèm theo thông báo mời họp phải được lưu giữ tại trụ sở chính của công ty.

ĐIỀU 41. YÊU CẦU HUỶ BỎ QUYẾT ĐỊNH CỦA ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG

  1. Trong thời hạn chín mươi ngày, kể từ ngày nhận được biên bản họp ĐHCĐ hoặc biên bản kết quả kiểm phiếu lấy ý kiến ĐHCĐ, cổ đông, nhóm cổ đông quy định tại khoản 2 Điều 10 của Điều lệ này có quyền yêu cầu Toà án hoặc Trọng tài xem xét, huỷ bỏ quyết định của ĐHCĐ trong các trường hợp sau đây:
  2. Trình tự và thủ tục triệu tập họp ĐHCĐ không thực hiện đúng theo quy định của Luật Doanh nghiệpvà Điều lệ công ty; trừ trường hợp quy định tại khoản 6 Điều 39 của Điều lệ này và Khoản 2 Điều 148 Luật doanh nghiệp.
  3. Nội dung nghị quyết vi phạm pháp luật hoặc Điều lệ công ty.

ĐIỀU 42. HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

  1. HĐQT là cơ quan quản lý công ty, có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định, thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công ty không thuộc thẩm quyền của ĐHCĐ.
  2. HĐQT có các quyền và nghĩa vụ sau đây:
  3. Quyết định chiến lược, kế hoạch phát triển trung hạn và kế hoạch kinh doanh hằng năm của công ty;
  4. Kiến nghị loại cổ phần và tổng số cổ phần được quyền chào bán của từng loại;
  5. Quyết định chào bán cổ phần mới trong phạm vi số cổ phần được quyền chào bán của từng loại; quyết định huy động thêm vốn theo hình thức khác;
  6. Quyết định giá chào bán cổ phần và trái phiếu của công ty;
  7. Quyết định mua lại cổ phần theo quy định tại khoản 1 Điều 130 của Luật Doanh nghiệp ;
  8. Quyết định phương án đầu tư và dự án đầu tư trong thẩm quyền và giới hạn theo quy định của pháp luật doanh nghiệp hoặc Điều lệ công ty;
  9. Quyết định giải pháp phát triển thị trường, tiếp thị và công nghệ;
  10. Thông qua hợp đồng mua, bán, vay, cho vay và hợp đồng khác có giá trị bằng hoặc lớn hơn 35% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty. Quy định này không áp dụng đối với hợp đồng và giao dịch quy định tại điểm d khoản 2 Điều 135, khoản 1 và khoản 3 Điều 162 của Luật doanh nghiệp; Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch Hội đồng quản trị; bổ nhiệm, miễn nhiệm, ký hợp đồng, chấm dứt hợp đồng đối với Giám đốc và người quản lý quan trọng khác; quyết định tiền lương và quyền lợi khác của những người quản lý đó; cử người đại diện theo ủy quyền tham gia Hội đồng thành viên hoặc Đại hội đồng cổ đông ở công ty khác, quyết định mức thù lao và quyền lợi khác của những người đó;
  11. Giám sát, chỉ đạo Giám đốc và người quản lý khác trong điều hành công việc kinh doanh hằng ngày của công ty;
  12. Quyết định cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ công ty, quyết định thành lập công ty con, lập chi nhánh, văn phòng đại diện và việc góp vốn, mua cổ phần của doanh nghiệp khác;
  13. Duyệt chương trình, nội dung tài liệu phục vụ họp ĐHCĐ, triệu tập họp ĐHCĐ hoặc lấy ý kiến để ĐHCĐ thông qua quyết định;
  14. Trình báo cáo quyết toán tài chính hằng năm lên ĐHCĐ;
  15. Kiến nghị mức cổ tức được trả; quyết định thời hạn và thủ tục trả cổ tức hoặc xử lý lỗ phát sinh trong quá trình kinh doanh;
  16. Kiến nghị việc tổ chức lại, giải thể hoặc yêu cầu phá sản công ty;
  17. Các quyền và nhiệm vụ khác theo quy định của Luật Doanh nghiệp và Điều lệ công ty.
  18. HĐQT thông qua quyết định bằng biểu quyết tại cuộc họp, lấy ý kiến bằng văn bản. Mỗi thành viên HĐQT có một phiếu biểu quyết.
  19. Khi thực hiện chức năng và nhiệm vụ của mình, HĐQT tuân thủ đúng quy định của pháp luật, Điều lệ công ty và nghị quyết của ĐHCĐ. Trong trường hợp nghị quyết do HĐQT thông qua trái với quy định của pháp luật hoặc Điều lệ công ty gây thiệt hại cho công ty thì các thành viên chấp thuận thông qua nghị quyết đó phải cùng liên đới chịu trách nhiệm cá nhân về quyết định đó và phải đền bù thiệt hại cho công ty; thành viên phản đối thông qua quyết định nói trên được miễn trừ trách nhiệm. Trong trường hợp này, cổ đông sở hữu cổ phần của công ty liên tục trong thời hạn ít nhất một năm có quyền yêu cầu HĐQT đình chỉ thực hiện quyết định nói trên.

ĐIỀU 43. NHIỆM KỲ VÀ SỐ LƯỢNG THÀNH VIÊN HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

  1. HĐQT có không ít hơn ba thành viên, không quá mười một thành viên tuỳ theo số lượng cổ đông và theo đề xuất của các cổ đông. Số thành viên HĐQT phải thường trú ở Việt Nam tối thiểu là 03. Nhiệm kỳ của HĐQT là năm năm. Nhiệm kỳ của thành viên HĐQT không quá năm năm; thành viên HĐQT có thể được bầu lại với số nhiệm kỳ không hạn chế.
  2. HĐQT của nhiệm kỳ vừa kết thúc tiếp tục hoạt động cho đến khi HĐQT mới được bầu và tiếp quản công việc.
  3. Trường hợp có thành viên được bầu bổ sung hoặc thay thế thành viên bị miễn nhiệm, bãi nhiệm trong thời hạn nhiệm kỳ thì nhiệm kỳ của thành viên đó là thời hạn còn lại của nhiệm kỳ HĐQT.
  4. Thành viên HĐQT không nhất thiết phải là cổ đông của công ty.

ĐIỀU 44. TIÊU CHUẨN VÀ ĐIỀU KIỆN LÀM THÀNH VIÊN HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

  1. Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, không thuộc đối tượng không được quản lý doanh nghiệp theo quy định tại khoản 2 Điều 18 của Luật doanh nghiệp;
  2. Có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm trong quản lý kinh doanh của công ty.

ĐIỀU 45. CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

  1. HĐQT bầu Chủ tịch HĐQT. Chủ tịch được bầu trong số thành viên HĐQT. Theo quyết định của Hội đồng quản trị, Chủ tịch HĐQT có thể kiêm Giám đốc công ty..
  2. Chủ tịch HĐQT có các quyền và nhiệm vụ sau đây:
  3. Lập chương trình, kế hoạch hoạt động của HĐQT;
  4. Chuẩn bị chương trình, nội dung, tài liệu phục vụ cuộc họp; triệu tập và chủ toạ cuộc họp HĐQT;
  5. Tổ chức việc thông qua quyết định của HĐQT;
  6. Giám sát quá trình tổ chức thực hiện các nghị quyết của HĐQT;
  7. Chủ toạ họp ĐHCĐ;
  8. Các quyền và nhiệm vụ khác theo quy định của Luật Doanh nghiệp và Điều lệ này.
  9. Trường hợp Chủ tịch Hội đồng quản trị vắng mặt hoặc không thể thực hiện được nhiệm vụ của mình thì ủy quyền bằng văn bản cho một thành viên khác thực hiện các quyền và nghĩa vụ của Chủ tịch Hội đồng quản trị theo nguyên tắc quy định tại Điều lệ công ty. Trường hợp không có người được ủy quyền thì các thành viên còn lại bầu một người trong số các thành viên tạm thời giữ chức Chủ tịch Hội đồng quản trị theo nguyên tắc đa số.
  10. Khi xét thấy cần thiết, Chủ tịch Hội đồng quản trị tuyển dụng thư ký công ty để hỗ trợ Hội đồng quản trị và Chủ tịch Hội đồng quản trị thực hiện các nghĩa vụ thuộc thẩm quyền theo quy định của pháp luật và Điều lệ công ty. Thư ký công ty có các quyền và nghĩa vụ sau đây:
  11. Hỗ trợ tổ chức triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị; ghi chép các biên bản họp;
  12. Hỗ trợ thành viên Hội đồng quản trị trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ được giao;
  13. Hỗ trợ Hội đồng quản trị trong áp dụng và thực hiện nguyên tắc quản trị công ty;
  14. Hỗ trợ công ty trong xây dựng quan hệ cổ đông và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cổ đông;
  15. Hỗ trợ công ty trong việc tuân thủ đúng các nghĩa vụ cung cấp thông tin, công khai hóa thông tin và thủ tục hành chính;
  16. Quyền và nghĩa vụ khác theo quy định tại Điều lệ này và Luật doanh nghiệp.
  17. Chủ tịch Hội đồng quản trị có thể bị bãi miễn theo quyết định của Hội đồng quản trị.

ĐIỀU 46. CUỘC HỌP HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

  1. Chủ tịch Hội đồng quản trị sẽ được bầu trong cuộc họp đầu tiên của nhiệm kỳ Hội đồng quản trị trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc bầu cử Hội đồng quản trị nhiệm kỳ đó. Cuộc họp này do thành viên có số phiếu bầu cao nhất hoặc tỷ lệ phiếu bầu cao nhất triệu tập và chủ trì. Trường hợp có nhiều hơn một thành viên có số phiếu bầu hoặc tỷ lệ phiếu bầu cao nhất và ngang nhau thì các thành viên bầu theo nguyên tắc đa số để chọn 01 người trong số họ triệu tập họp Hội đồng quản trị HĐQT có thể họp định kỳ hoặc bất thường. HĐQT có thể họp tại trụ sở chính của công ty hoặc ở nơi khác.
  2. Cuộc họp của HĐQT do Chủ tịch triệu tập khi xét thấy cần thiết, nhưng mỗi quý phải họp ít nhất một lần.
  3. Chủ tịch HĐQT phải triệu tập họp HĐQT khi có một trong các trường hợp sau đây:
  4. Có đề nghị của Ban kiểm soát;
  5. Có đề nghị của Giám đốc hoặc ít nhất năm người quản lý khác;
  6. Có đề nghị của ít nhất hai thành viên điều hành HĐQT;

Đề nghị phải được lập thành văn bản, trong đó nêu rõ mục đích, vấn đề cần thảo luận và quyết định thuộc thẩm quyền của HĐQT.

  1. Chủ tịch phải triệu tập họp HĐQT trong thời hạn 7 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đề nghị quy định tại khoản 4 Điều này. Trường hợp Chủ tịch không triệu tập họp HĐQT theo đề nghị thì Chủ tịch phải chịu trách nhiệm về những thiệt hại xảy ra đối với công ty; người đề nghị có quyền thay thế HĐQT triệu tập họp HĐQT.
  2. Chủ tịch HĐQT hoặc người triệu tập họp HĐQT phải gửi thông báo mời họp chậm nhất ba ngày làm việc trước ngày họp. Thông báo mời họp phải xác định cụ thể thời gian và địa điểm họp, chương trình, các vấn đề thảo luận và quyết định. Kèm theo thông báo mời họp phải có tài liệu sử dụng tại cuộc họp và phiếu biểu quyết của thành viên.

Thông báo mời họp được gửi bằng bưu điện, fax, thư điện tử hoặc phương tiện khác, nhưng phải bảo đảm đến được địa chỉ của từng thành viên HĐQT được đăng ký tại công ty.

  1. Chủ tịch HĐQT hoặc người triệu tập phải gửi thông báo mời họp và các tài liệu kèm theo đến các kiểm soát viên như đối với thành viên HĐQT.

Kiểm soát viên có quyền dự các cuộc họp của Hội đồng quản trị; có quyền thảo luận nhưng không được biểu quyết.

  1. Cuộc họp HĐQT được tiến hành khi có từ ba phần tư tổng số thành viên trở lên dự họp. Trường hợp cuộc họp được triệu tập theo quy định khoản này không đủ số thành viên dự họp theo quy định thì được triệu tập lần thứ hai trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày dự định họp lần thứ nhất. Trường hợp này, cuộc họp được tiến hành nếu có hơn một nửa số thành viên Hội đồng quản trị dự họp.
  2. Thành viên Hội đồng quản trị được coi là tham dự và biểu quyết tại cuộc họp trong trường hợp sau đây:
  3. Tham dự và biểu quyết trực tiếp tại cuộc họp;
  4. Ủy quyền cho người khác đến dự họp theo quy định tại khoản 10 Điều này.
  5. Tham dự và biểu quyết thông qua hội nghị trực tuyến hoặc hình thức tương tự khác;
  6. Gửi phiếu biểu quyết đến cuộc họp thông qua thư, fax, thư điện tử.

Trường hợp gửi phiếu biểu quyết đến cuộc họp thông qua thư, phiếu biểu quyết phải đựng trong phong bì kín và phải được chuyển đến Chủ tịch Hội đồng quản trị chậm nhất một giờ trước khi khai mạc. Phiếu biểu quyết chỉ được mở trước sự chứng kiến của tất cả những người dự họp.

  1. Nghị quyết của Hội đồng quản trị được thông qua nếu được đa số thành viên dự họp tán thành; trường hợp số phiếu ngang nhau thì quyết định cuối cùng thuộc về phía có ý kiến của Chủ tịch Hội đồng quản trị.
  2. Thành viên phải tham dự đầy đủ các cuộc họp của HĐQT. Thành viên được uỷ quyền cho người khác dự họp nếu được đa số thành viên HĐQT chấp thuận.

ĐIỀU 47. BIÊN BẢN HỌP HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

  1. Các cuộc họp của HĐQT phải được ghi biên bản và có thể ghi âm, ghi và lưu giữ dưới hình thức điện tử khác. Biên bản phải lập bằng tiếng Việt và có thể lập thêm bằng tiếng nước ngoài, có các nội dung chủ yếu sau đây:
  2. Tên, địa chỉ trụ sở chính, mã số doanh nghiệp;
  3. Mục đích, chương trình và nội dung họp;
  4. Thời gian, địa điểm họp;
  5. Họ, tên từng thành viên dự họp hoặc người được uỷ quyền dự họp và cách thức dự họp; họ, tên các thành viên không dự họp và lý do;
  6. Các vấn đề được thảo luận và biểu quyết tại cuộc họp;
  7. Tóm tắt phát biểu ý kiến của từng thành viên dự họp theo trình tự diễn biến của cuộc họp;
  8. Kết quả biểu quyết trong đó ghi rõ những thành viên tán thành, không tán thành và không có ý kiến;
  9. Các vấn đề đã được thông qua;
  10. Họ, tên, chữ ký chủ tọa và người ghi biên bản.

Chủ toạ và người ghi biên bản phải chịu trách nhiệm về tính trung thực và chính xác của nội dung biên bản họp HĐQT.

  1. Biên bản họp HĐQT và tài liệu sử dụng trong cuộc họp phải được lưu giữ tại trụ chính của công ty.
  2. Biên bản lập bằng tiếng Việt và tiếng nước ngoài có hiệu lực ngang nhau. Trường hợp có sự khác nhau về nội dung biên bản tiếng Việt và tiếng nước ngoài thì nội dung trong biên bản tiếng Việt có hiệu lực áp dụng.

ĐIỀU 48. QUYỀN ĐƯỢC CUNG CẤP THÔNG TIN CỦA THÀNH VIÊN HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

  1. Thành viên HĐQT có quyền yêu cầu Giám đốc, người quản lý các đơn vị trong công ty cung cấp các thông tin, tài liệu về tình hình tài chính, hoạt động kinh doanh của công ty và của các đơn vị trong công ty.
  2. Người quản lý được yêu cầu phải cung cấp kịp thời, đầy đủ và chính xác các thông tin, tài liệu theo yêu cầu của thành viên HĐQT.

ĐIỀU 49. MIỄN NHIỆM, BÃI NHIỆM VÀ BỔ SUNG THÀNH VIÊN HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

  1. Thành viên HĐQT bị bãi nhiệm, miễn nhiệm trong các trường hợp sau đây:
  2. Không có đủ tiêu chuẩn và điều kiện theo quy định tại Điều 115 của Luật Doanh nghiệp;
  3. Không tham gia các hoạt động của HĐQT trong sáu tháng liên tục, trừ trường hợp bất khả kháng;
  4. Có đơn xin từ chức;
  5. Ngoài các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thành viên HĐQT có thể bị bãi nhiệm bất cứ lúc nào theo nghị quyết của ĐHCĐ.
  6. Trường hợp số thành viên HĐQT bị giảm quá một phần ba so với số quy định tại Điều lệ công ty thì HĐQT phải triệu tập họp ĐHCĐ trong thời hạn sáu mươi ngày, kể từ ngày số thành viên bị giảm quá một phần ba để bầu bổ sung thành viên HĐQT.

Trong các trường hợp khác, tại cuộc họp gần nhất, ĐHCĐ bầu thành viên mới thay thế thành viên HĐQT đã bị miễn nhiệm, bãi nhiệm

ĐIỀU 50. GIÁM ĐỐC CÔNG TY

  1. HĐQT bổ nhiệm một người trong số họ hoặc thuê người khác làm giám đốc Công ty.
  2. Tổng giám đốc là người điều hành công việc kinh doanh hằng ngày của công ty; chịu sự giám sát của HĐQT và chịu trách nhiệm trước HĐQT và trước pháp luật về việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ được giao.

Nhiệm kỳ của Tổng giám đốc điều hành không quá năm năm; có thể được bổ nhiệm lại với số nhiệm kỳ không hạn chế.

Tiêu chuẩn và điều kiện của Tổng giám đốc điều hành áp dụng theo quy định tại Điều 65 của Luật Doanh nghiệp.

  1. Tổng giám đốc có các quyền và nghĩa vụ sau đây:
  2. Quyết định các vấn đề liên quan đến công việc kinh doanh hằng ngày của công ty mà không cần phải có quyết định của HĐQT;
  3. Tổ chức thực hiện các quyết định của HĐQT;
  4. Tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh và phương án đầu tư của công ty;
  5. Kiến nghị phương án cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ công ty;
  6. Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức danh quản lý trong công ty, trừ các chức danh thuộc thẩm quyền của HĐQT;
  7. Quyết định lương và phụ cấp (nếu có) đối với người lao động trong công ty kể cả người quản lý thuộc thẩm quyền bổ nhiệm của giám đốc;
  8. Tuyển dụng lao động;
  9. Kiến nghị phương án trả cổ tức hoặc xử lý lỗ trong kinh doanh;
  10. Quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật, Điều lệ công ty và nghị quyết của Hội đồng quản trị.
  11. Tổng giám đốc phải điều hành công việc kinh doanh hằng ngày của công ty theo đúng quy định của pháp luật, Điều lệ công ty, hợp đồng lao động ký với công ty và nghị quyết của HĐQT. Nếu điều hành trái với quy định này mà gây thiệt hại cho công ty thì Tổng giám đốc phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và phải bồi thường thiệt hại cho công ty.

ĐIỀU 51. BAN KIỂM SOÁT

  1. Ban kiểm soát có từ ba đến năm thành viên; nhiệm kỳ của kiểm soát viên không quá năm năm; kiểm soát viên có thể được bầu lại với số nhiệm kỳ không hạn chế.
  2. Các kiểm soát viên bầu một người trong số họ làm Trưởng ban kiểm soát. Ban kiểm soát phải có hơn một nửa số thành viên thường trú ở Việt Nam và phải làm việc chuyên trách tại công ty.
  3. Trường hợp Kiểm soát viên có cùng thời điểm kết thúc nhiệm kỳ mà Kiểm soát viên nhiệm kỳ mới chưa được bầu thì Kiểm soát viên đã hết nhiệm kỳ vẫn tiếp tục thực hiện quyền và nghĩa vụ cho đến khi Kiểm soát viên nhiệm kỳ mới được bầu và nhận nhiệm vụ.

ĐIỀU 52. TIÊU CHUẨN VÀ ĐIỀU KIỆN LÀM KIỂM SOÁT VIÊN

Kiểm soát viên phải có tiêu chuẩn và điều kiện sau đây:

  1. Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và không thuộc đối tượng bị cấm thành lập và quản lý doanh nghiệp theo quy định của Luật doanh nghiệp;
  2. Không phải là vợ hoặc chồng, cha đẻ, cha nuôi, mẹ đẻ, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi, anh ruột, chị ruột, em ruột của thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc và người quản lý khác;
  3. Không được giữ các chức vụ quản lý công ty; không nhất thiết phải là cổ đông hoặc người lao động của công ty;
  4. Các tiêu chuẩn và điều kiện khác theo quy định khác của pháp luật có liên quan.

 

ĐIỀU 53. QUYỀN VÀ NHIỆM VỤ CỦA BAN KIỂM SOÁT

  1. Ban kiểm soát thực hiện giám sát HĐQT, Tổng giám đốc trong việc quản lý và điều hành công ty.
  2. Kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp, tính trung thực và mức độ cẩn trọng trong quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh; tính hệ thống, nhất quán và phù hợp của công tác kế toán, thống kê và lập báo cáo tài chính.
  3. Thẩm định tính đầy đủ, hợp pháp và trung thực của báo cáo tình hình kinh doanh, báo cáo tài chính hằng năm và 06 tháng của công ty, báo cáo đánh giá công tác quản lý của Hội đồng quản trị và trình báo cáo thẩm định tại cuộc họp thường niên Đại hội đồng cổ đông.Rà soát, kiểm tra và đánh giá hiệu lực và hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ, kiểm toán nội bộ, quản lý rủi ro và cảnh báo sớm của công ty.
  4. Xem xét sổ kế toán, ghi chép kế toán và các tài liệu khác của công ty, các công việc quản lý, điều hành hoạt động của công ty khi xét thấy cần thiết hoặc theo nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông hoặc theo yêu cầu của cổ đông hoặc nhóm cổ đông quy định tại khoản 2 Điều 10 của Điều lệ này. Khi có yêu cầu của cổ đông hoặc nhóm cổ đông quy định tại khoản 2 Điều 10 của Điều lệ này, Ban kiểm soát thực hiện kiểm tra trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày nhận được yêu cầu. Trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày kết thúc kiểm tra, Ban kiểm soát phải báo cáo giải trình về những vấn đề được yêu cầu kiểm tra đến HĐQT và cổ đông hoặc nhóm cổ đông có yêu cầu.

Việc kiểm tra của Ban kiểm soát quy định tại khoản này không được cản trở hoạt động bình thường của HĐQT, không gây gián đoạn điều hành hoạt động kinh doanh của công ty.

  1. Kiến nghị HĐQT hoặc ĐHCĐ các biện pháp sửa đổi, bổ sung, cải tiến cơ cấu tổ chức quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh của công ty.
  2. Khi phát hiện có thành viên HĐQT, Giám đốc vi phạm nghĩa vụ của người quản lý công ty quy định tại Điều 160 của Luật Doanh nghiệp thì phải thông báo ngay bằng văn bản với HĐQT, yêu cầu người có hành vi vi phạm chấm dứt hành vi vi phạm và có giải pháp khắc phục hậu quả.
  3. Có quyền tham dự và tham gia thảo luận tại các cuộc họp Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị và các cuộc họp khác của công ty.
  4. Có quyền sử dụng tư vấn độc lập, bộ phận kiểm toán nội bộ của công ty để thực hiện các nhiệm vụ được giao.
  5. Ban kiểm soát có thể tham khảo ý kiến của Hội đồng quản trị trước khi trình báo cáo, kết luận và kiến nghị lên Đại hội đồng cổ đông.
  6. Thực hiện các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của Luật Doanh nghiệp, Điều lệ công ty và quyết định của ĐHCĐ.

ĐIỀU 54. QUYỀN ĐƯỢC CUNG CẤP THÔNG TIN CỦA BAN KIỂM SOÁT

  1. Thông báo mời họp, phiếu lấy ý kiến thành viên HĐQT và các tài liệu kèm theo phải được gửi đến Kiểm soát viên cùng thời điểm và theo phương thức như đối với thành viên HĐQT.
  2. Các nghị quyết và biên bản họp của Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị phải được gửi đến cho các Kiểm soát viên cùng thời điểm và theo phương thức như đối với cổ đông, thành viên Hội đồng quản trị.
  3. Báo cáo của Giám đốc trình HĐQT hoặc tài liệu khác do công ty phát hành được gửi đến các kiểm soát viên cùng thời điểm và theo phương thức như đối với thành viên HĐQT.
  4. Kiểm soát viên có quyền tiếp cận các hồ sơ, tài liệu của công ty lưu giữ tại trụ sở chính, chi nhánh và địa điểm khác; có quyền đến các địa điểm làm việc của người quản lý và nhân viên của công ty trong giờ làm việc.
  5. HĐQT, thành viên HĐQT, Giám đốc, người quản lý khác phải cung cấp đầy đủ, chính xác và kịp thời thông tin, tài liệu về công tác quản lý, điều hành và hoạt động kinh doanh của công ty theo yêu cầu của kiểm soát viên hoặc Ban kiểm soát.

ĐIỀU 55. TRÁCH NHIỆM CỦA KIỂM SOÁT VIÊN

  1. Tuân thủ đúng pháp luật, Điều lệ công ty, quyết định của ĐHCĐ và đạo đức nghề nghiệp trong thực hiện các quyền và nghĩa vụ được giao.
  2. Thực hiện các quyền và nghĩa vụ được giao một cách trung thực, cẩn trọng, tốt nhất nhằm bảo đảm lợi ích hợp pháp tối đa của công ty.
  3. Trung thành với lợi ích của công ty và cổ đông công ty; không sử dụng thông tin, bí quyết, cơ hội kinh doanh của công ty, địa vị, chức vụ và tài sản của công ty để tư lợi hoặc phục vụ lợi ích của tổ chức, cá nhân khác.
  4. Các nghĩa vụ khác theo quy định của Luật Doanh nghiệp và Điều lệ này.
  5. Trường hợp vi phạm nghĩa vụ quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này mà gây thiệt hại cho công ty hoặc người khác thì các kiểm soát viên phải chịu trách nhiệm cá nhân hoặc liên đới bồi thường thiệt hại đó. Mọi thu nhập và lợi ích khác mà Kiểm soát viên có được phải hoàn trả cho công ty.
  6. Trường hợp phát hiện có kiểm soát viên vi phạm trong thực hiện quyền và nghĩa vụ được giao thì HĐQT phải thông báo bằng văn bản đến Ban kiểm soát; yêu cầu người có hành vi vi phạm chấm dứt hành vi vi phạm và có giải pháp khắc phục hậu quả.

ĐIỀU 56. MIỄN NHIỆM, BÃI NHIỆM KIỂM SOÁT VIÊN

  1. Kiểm soát viên bị miễn nhiệm trong các trường hợp sau đây:
  2. Không còn đủ tiêu chuẩn và điều kiện làm thành viên Ban kiểm soát theo quy định tại Điều 164 của Luật Doanh nghiệp;
  3. Không thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình trong sáu tháng liên tục, trừ trường hợp bất khả kháng;
  4. Có đơn xin từ chức và được chấp nhận;
  5. Kiểm soát viên bị bãi nhiệm trong các trường hợp sau đây:
  6. Không hoàn thành nhiệm vụ, công việc được phân công;
  7. Vi phạm nghiêm trọng hoặc vi phạm nhiều lần nghĩa vụ của Kiểm soát viên quy định của Điều lệ này và Luật doanh nghiệp;
  8. Theo quyết định của Đại hội đồng cổ đông.

ĐIỀU 57. BÁO CÁO HÀNG NĂM

  1. Tại thời điểm kết thúc năm tài chính, HĐQT phải chuẩn bị các báo cáo và tài liệu sau đây:
  2. Báo cáo về tình hình kinh doanh của công ty;
  3. Báo cáo tài chính;
  4. Báo cáo đánh giá công tác quản lý, điều hành công ty.
  5. Trường hợp công ty theo quy định của pháp luật yêu cầu phải kiểm toán thì báo cáo tài chính hằng năm của công ty đã phải được kiểm toán trước khi trình ĐHCĐ xem xét, thông qua.
  6. Các báo cáo và tài liệu quy định tại khoản 1 Điều này phải được gửi đến Ban kiểm soát để thẩm định chậm nhất ba mươi ngày trước ngày khai mạc cuộc họp thường niên của ĐHCĐ.
  7. Báo cáo và tài liệu do HĐQT chuẩn bị; báo cáo thẩm định của Ban kiểm soát và báo cáo kiểm toán phải có ở trụ sở chính và chi nhánh của công ty chậm nhất mười ngày trước ngày khai mạc cuộc họp thường niên của ĐHCĐ.

Cổ đông sở hữu cổ phần của công ty liên tục ít nhất một năm có quyền tự mình hoặc cùng với luật sư hoặc kế toán và kiểm toán viên có chứng chỉ hành nghề trực tiếp xem xét các báo cáo quy định tại Điều này trong thời gian hợp lý.

 

CHƯƠNG III

CĂN CỨ, PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH THÙ LAO, TIỀN LƯƠNG VÀ THƯỞNG CHO NGƯỜI QUẢN LÝ VÀ THÀNH VIÊN BAN KIỂM SOÁT HOẶC KIỂM SOÁT VIÊN

ĐIỀU 58. THÙ LAO, TIỀN LƯƠNG VÀ LỢI ÍCH KHÁC CỦA THÀNH VIÊN HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ, GIÁM ĐỐC

  1. Công ty có quyền trả thù lao cho thành viên HĐQT, trả lương cho giám đốc và người quản lý khác theo kết quả và hiệu quả kinh doanh.
  2. Thù lao, tiền lương và lợi ích khác của thành viên HĐQT, giám đốc được trả theo quy định sau đây:
  3. Thành viên HĐQT được hưởng thù lao công việc và tiền thưởng. Thù lao công việc được tính theo số ngày công cần thiết hoàn thành nhiệm vụ của thành viên HĐQT và mức thù lao mỗi ngày. HĐQT dự tính mức thù lao cho từng thành viên theo nguyên tắc nhất trí. Tổng mức thù lao của HĐQT do ĐHCĐ quyết định tại cuộc họp thường niên;
  4. Thành viên HĐQT có quyền được thanh toán các chi phí ăn, ở, đi lại và chi phí hợp lý khác mà họ chi trả khi thực hiện nhiệm vụ được giao;
  5. Tổng giám đốc được trả lương và tiền thưởng. Tiền lương của giám đốc do HĐQT quyết định.
  6. Thù lao của thành viên HĐQT và tiền lương của giám đốc và người quản lý khác được tính vào chi phí kinh doanh của công ty theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp và phải được thể hiện thành mục riêng trong báo cáo tài chính hằng năm của công ty, phải báo cáo ĐHCĐ tại cuộc họp thường niên.

ĐIỀU 59. CÔNG KHAI CÁC LỢI ÍCH LIÊN QUAN

Việc công khai hóa lợi ích và người có liên quan của công ty thực hiện theo quy định sau đây:

  1. Công ty phải tập hợp và cập nhật danh sách những người có liên quan của công ty theo quy định tại khoản 17 Điều 4 của Luật doanh nghiệp và các giao dịch tương ứng của họ với công ty;
  2. Thành viên Hội đồng quản trị, Kiểm soát viên, Giám đốc và người quản lý khác của công ty phải kê khai các lợi ích liên quan của họ với công ty, bao gồm:
  3. Tên, mã số doanh nghiệp, địa chỉ trụ sở chính, ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp mà họ có sở hữu phần vốn góp hoặc cổ phần; tỷ lệ và thời điểm sở hữu phần vốn góp hoặc cổ phần đó;
  4. Tên, mã số doanh nghiệp, địa chỉ trụ sở chính, ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp mà những người có liên quan của họ cùng sở hữu hoặc sở hữu riêng phần vốn góp hoặc cổ phần trên 10% vốn điều lệ;
  5. Việc kê khai quy định tại khoản 2 Điều này phải được thực hiện trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày phát sinh lợi ích liên quan; việc sửa đổi, bổ sung phải được thông báo với công ty trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày có sửa đổi, bổ sung tương ứng;
  6. Việc công khai, xem xét, trích lục, sao chép Danh sách người có liên quan và lợi ích có liên quan được kê khai quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này được thực hiện như sau:
  7. Công ty phải thông báo Danh sách người có liên quan và lợi ích có liên quan cho Đại hội đồng cổ đông tại cuộc họp thường niên;
  8. Danh sách người có liên quan và lợi ích có liên quan được lưu giữ tại trụ sở chính của doanh nghiệp; trường hợp cần thiết có thể lưu giữ một phần hoặc toàn bộ nội dung Danh sách nói trên tại các chi nhánh của công ty;
  9. Cổ đông, đại diện theo ủy quyền của cổ đông, thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Giám đốc và người quản lý khác có quyền xem xét, trích lục và sao một phần hoặc toàn bộ nội dung kê khai trong giờ làm việc;
  10. Công ty phải tạo điều kiện để những người quy định tại điểm c khoản này tiếp cận, xem, trích lục và sao chép danh sách những người có liên quan của công ty và những nội dung khác một cách nhanh nhất, thuận lợi nhất; không được ngăn cản, gây khó khăn đối với họ trong thực hiện quyền này.
  11. Thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc nhân danh cá nhân hoặc nhân danh người khác để thực hiện công việc dưới mọi hình thức trong phạm vi công việc kinh doanh của công ty đều phải giải trình bản chất, nội dung của công việc đó trước Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát và chỉ được thực hiện khi được đa số thành viên còn lại của Hội đồng quản trị chấp thuận; nếu thực hiện mà không khai báo hoặc không được sự chấp thuận của Hội đồng quản trị thì tất cả thu nhập có được từ hoạt động đó thuộc về công ty.

ĐIỀU 60. THÙ LAO VÀ LỢI ÍCH KHÁC CỦA KIỂM SOÁT VIÊN

Tiền lương và quyền lợi khác của kiểm soát viên được thực hiện theo quy định sau đây:

  1. Kiểm soát viên được trả tiền lương hoặc thù lao và được hưởng các quyền lợi khác theo quyết định của ĐHCĐ. ĐHCĐ quyết định tổng mức lương, thù lao và ngân sách hoạt động hằng năm của Ban kiểm soát. ;
  2. Kiểm soát viên được thanh toán chi phí ăn, ở, đi lại, chi phí sử dụng dịch vụ tư vấn độc lập với mức hợp lý. Tổng mức thù lao và chi phí này không vượt quá tổng ngân sách hoạt động hằng năm của Ban kiểm soát đã được ĐHCĐ chấp thuận, trừ trường hợp ĐHCĐ có quyết định khác;
  3. Tiền lương và chi phí hoạt động của Ban kiểm soát được tính vào chi phí kinh doanh của công ty theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp, pháp luật có liên quan và phải được lập thành mục riêng trong báo cáo tài chính hằng năm của công ty.

 

CHƯƠNG IV

TÀI CHÍNH

ĐIỀU 61. THỂ LỆ QUYẾT TOÁN, TRẢ CỔ TỨC VÀ LẬP QUỸ

  1. Năm quyết toán bắt đầu từ ngày 1 tháng 1 và kết thúc vào ngày 31 tháng 12 hàng năm, riêng năm đầu tiên hoạt động bắt đầu từ ngày ra hoạt động và kết thúc vào ngày 31 tháng 12 cùng năm. Trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính, công ty phải gửi báo cáo tài chính hàng năm đã được ĐHCĐ thông qua đến cơ quan thuế và cơ quan đăng ký kinh doanh. Tóm tắt nội dung báo cáo tài chính hàng năm phải được thông báo đến tất cả cổ đông.
  2. Việc lập quỹ theo quy định của pháp luật do ĐHCĐ công ty quyết định. Hàng năm sau khi thực hiện các nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước, lợi nhuận được phân bổ như sau:
  3. Quỹ dự trữ bắt buộc: 5%
  4. Quỹ phúc lợi tập thể: 5%
  5. Quỹ phát triển sản xuất kinh doanh: 10%
  6. Quỹ khen thưởng: 5%
  7. Trả cổ tức: Việc trả cổ tức thực hiện theo quy định tại Điều 24 Điều lệ này.

 

CHƯƠNG V

CON DẤU CÔNG TY

ĐIỀU 62. HÌNH THỨC, NỘI DUNG VÀ SỐ LƯỢNG CON DẤU

  1. Công ty có con dấu riêng để thuận tiện trong hoạt động quản lý, kinh doanh của Công ty.
  2. Số lượng: Công ty sử dụng 01 con dấu
  3. Hình thức và nội dung con dấu:
  4. Hình thức con dấu: Con dấu công ty sử dụng là hình tròn, mực đỏ
  5. Nội dung con dấu gồm có:
  • Tên công ty
  • Mã số doanh nghiệp
  • Địa chỉ Công ty: ghi phần quận (huyện), tỉnh (thành phố)
  • Loại hình doanh nghiệp

ĐIỀU 63. QUẢN LÝ, SỬ DỤNG CON DẤU

  1. Trước khi sử dụng, Công ty phải thông báo mẫu con dấu với cơ quan đăng ký kinh doanh để đăng tải công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
  2. Con dấu là tài sản của Công ty. Con dấu được lưu giữ và bảo quản tại trụ sở chính của Công ty. Nếu mang con dấu ra khỏi trụ sở chính phải có sự đồng ý bằng văn bản của Hội đồng quản trị và người đại diện theo pháp luật của Công ty.
  3. Con dấu được sử dụng trong các trường hợp theo quy định của pháp luật hoặc các bên giao dịch có thỏa thuận về việc sử dụng dấu. Con dấu được sử dụng trong hoạt động quản lý, kinh doanh của Công ty, trong các giấy tờ giao dịch với các cơ quan Nhà nước, tổ chức và cá nhân.
  4. Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm quản lý sử dụng con dấu.
  5. Đại hội đồng cổ đông công ty là cơ quan có quyền quyết định có sử dụng hay không sử dụng con dấu Công ty.

CHƯƠNG VI

GIẢI THỂ, PHÁ SẢN VÀ THANH LÝ TÀI SẢN

ĐIỀU 64. CÁC TRƯỜNG HỢP VÀ ĐIỀU KIỆN GIẢI THỂ DOANH NGHIỆP

Doanh nghiệp bị giải thể trong các trường hợp sau đây:

  1. Theo quyết định của ĐHCĐ;
  2. Công ty không còn đủ số lượng cổ đông tối thiểu theo quy định của Luật Doanh nghiệp trong thời hạn sáu tháng liên tục mà không làm thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp;
  3. Bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
  4. Doanh nghiệp chỉ được giải thể khi bảo đảm thanh toán hết các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác và doanh nghiệp không trong quá trình giải quyết tranh chấp tại Tòa án hoặc cơ quan trọng tài. Người quản lý có liên quan và doanh nghiệp quy định tại điểm c khoản 1 Điều này cùng liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ của doanh nghiệp

ĐIỀU 65. THỦ TỤC GIẢI THỂ DOANH NGHIỆP

Việc giải thể doanh nghiệp được thực hiện theo quy định sau đây:

  1. Thông qua quyết định giải thể doanh nghiệp. Quyết định giải thể doanh nghiệp phải có các nội dung chủ yếu sau đây:
  2. Tên, địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp;
  3. Lý do giải thể;
  4. Thời hạn, thủ tục thanh lý hợp đồng và thanh toán các khoản nợ của doanh nghiệp; thời hạn thanh toán nợ, thanh lý hợp đồng không được vượt quá sáu tháng, kể từ ngày thông qua quyết định giải thể;
  5. Phương án xử lý các nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng lao động;
  6. Họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.
  7. HĐQT trực tiếp tổ chức thanh lý tài sản doanh nghiệp, trừ trường hợp cần thiết phải thành lập tổ chức thanh lý riêng theo quyết định của ĐHĐCĐ.
  8. Trong thời hạn bảy ngày làm việc kể từ ngày thông qua, quyết định giải thể và biên bản họp phải được gửi đến cơ quan đăng ký kinh doanh, cơ quan thuế, người lao động trong doanh nghiệp, đăng quyết định giải thể trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp và phải được niêm yết công khai tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp Trường hợp doanh nghiệp còn nghĩa vụ tài chính chưa thanh toán thì phải gửi kèm theo quyết định giải thể phương án giải quyết nợ đến các chủ nợ, người có quyền lợi và nghĩa vụ có liên quan. Thông báo phải có tên, địa chỉ của chủ nợ; số nợ, thời hạn, địa điểm và phương thức thanh toán số nợ đó; cách thức và thời hạn giải quyết khiếu nại của chủ nợ.
  9. Các khoản nợ của doanh nghiệp được thanh toán theo thứ tự sau đây:
  10. Các khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật và các quyền lợi khác của người lao động theo thoả ước lao động tập thể và hợp đồng lao động đã ký kết;
  11. Nợ thuế;
  12. Các khoản nợ khác.
  13. Sau khi đã thanh toán hết các khoản nợ và chi phí giải thể doanh nghiệp, phần còn lại chia cho các cổ đông công ty theo tỷ lệ sở hữu cổ phần của họ tại công ty.
  14. Trong thời hạn năm ngày làm việc kể từ ngày thanh toán hết các khoản nợ của doanh nghiệp, người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp phải gửi đề nghị giải thể doanh nghiệp đến cơ quan đăng ký kinh doanh.
  15. Sau thời hạn 180 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định giải thể theo khoản 3 Điều này mà không nhận được ý kiến về việc giải thể từ doanh nghiệp hoặc phản đối của bên có liên quan bằng văn bản hoặc trong 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ giải thể, Cơ quan đăng ký kinh doanh cập nhật tình trạng pháp lý của doanh nghiệp trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

ĐIỀU 66. GIẢI THỂ TRONG TRƯỜNG HỢP BỊ THU HỒI GIẤY CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ DOANH NGHIỆP HOẶC THEO QUYẾT ĐỊNH CỦA TÒA ÁN

Việc giải thể doanh nghiệp theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 201 của Luật doanh nghiệp được thực hiện theo trình tự, thủ tục sau đây:

  1. Cơ quan đăng ký kinh doanh phải thông báo tình trạng doanh nghiệp đang làm thủ tục giải thể trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp đồng thời với việc ra quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc ngay sau khi nhận được quyết định giải thể của Tòa án đã có hiệu lực thi hành. Kèm theo thông báo phải đăng tải quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc quyết định của Tòa án;
  2. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc quyết định của Tòa án có hiệu lực, Công ty phải triệu tập họp để quyết định giải thể. Quyết định giải thể và bản sao quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc quyết định của Tòa án có hiệu lực phải được gửi đến Cơ quan đăng ký kinh doanh, cơ quan thuế, người lao động trong doanh nghiệp và phải được niêm yết công khai tại trụ sở chính và chi nhánh của doanh nghiệp. Đối với trường hợp mà pháp luật yêu cầu phải đăng báo thì quyết định giải thể doanh nghiệp phải được đăng ít nhất trên một tờ báo viết hoặc báo điện tử trong ba số liên tiếp.
  3. Trường hợp doanh nghiệp còn nghĩa vụ tài chính chưa thanh toán thì phải đồng thời gửi kèm theo quyết định giải thể của doanh nghiệp phương án giải quyết nợ đến các chủ nợ, người có quyền lợi và nghĩa vụ có liên quan. Thông báo phải có tên, địa chỉ của chủ nợ; số nợ, thời hạn, địa điểm và phương thức thanh toán số nợ đó; cách thức và thời hạn giải quyết khiếu nại của chủ nợ.
  4. Việc thanh toán các khoản nợ của doanh nghiệp được thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều 65 của Điều lệ này.
  5. Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp gửi đề nghị giải thể cho Cơ quan đăng ký kinh doanh trong 05 ngày làm việc, kể từ ngày thanh toán hết các khoản nợ của doanh nghiệp.
  6. Sau thời hạn 180 ngày, kể từ ngày thông báo tình trạng giải thể doanh nghiệp theo quy định tại khoản 1 Điều này mà không nhận phản đối của bên có liên quan bằng văn bản hoặc trong 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ giải thể, Cơ quan đăng ký kinh doanh cập nhật tình trạng pháp lý của doanh nghiệp trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
  7. Cá nhân người quản lý công ty có liên quan phải chịu trách nhiệm cá nhân về thiệt hại do việc không thực hiện hoặc không thực hiện đúng quy định tại Điều này.

ĐIỀU 67. CÁC HOẠT ĐỘNG BỊ CẤM KỂ TỪ KHI CÓ QUYẾT ĐỊNH GIẢI THỂ

Kể từ khi có quyết định giải thể doanh nghiệp, nghiêm cấm doanh nghiệp, người quản lý doanh nghiệp thực hiện các hoạt động sau đây:

  1. Cất giấu, tẩu tán tài sản;
  2. Từ bỏ hoặc giảm bớt quyền đòi nợ;
  3. Chuyển các khoản nợ không có bảo đảm thành các khoản nợ có bảo đảm bằng tài sản của doanh nghiệp;
  4. Ký kết hợp đồng mới không phải là hợp đồng nhằm thực hiện giải thể doanh nghiệp;
  5. Cầm cố, thế chấp, tặng cho, cho thuê tài sản;
  6. Chấm dứt thực hiện hợp đồng đã có hiệu lực;
  7. Huy động vốn dưới mọi hình thức khác.

ĐIỀU 68. PHÁ SẢN DOANH NGHIỆP

Việc phá sản doanh nghiệp được thực hiện theo quy định của pháp luật về phá sản.

ĐIỀU 69. TRANH CHẤP VÀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP

Nếu có bất kỳ tranh chấp nào phát sinh giữa các cổ đông hoặc giữa cổ đông và công ty thì biện pháp thương lượng và hoà giải sẽ được ưu tiên giải quyết. Trong trường hợp sau khi đã áp dụng các biện pháp trên mà tranh chấp không được giải quyết, bên có quyền lợi bị xâm phạm sẽ khởi kiện ra toà án có thẩm quyền.

ĐIỀU 70. ĐIỀU KHOẢN CUỐI CÙNG

  1. Việc sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty phải được Đại hội đồng cổ đông thông qua.
  2. Điều lệ này được lập thành 70 điều, đã được toàn thể các cổ đông thông qua và có hiệu lực kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận Đăng ký doanh nghiệp.

Chữ ký của các cổ đông

 

 

 

 

 

 

 

………………………………………

 

 

 

 

 

 

 

………………………………………

 

 

 

 

 

 

 

………………………………………

 

Tham khảo thêm:

HỢP ĐỒNG THI CÔNG XÂY DỰNG NHÀ Ở

Mẫu HỢP ĐỒNG THI CÔNG XÂY DỰNG NHÀ Ở

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh Phúc

————–***———-

 

HỢP ĐỒNG THI CÔNG XÂY DỰNG NHÀ Ở

 

Hôm nay, ngày ……tháng ………năm 20…….

Tại số nhà:……đường ……, phường…….., quận……, tỉnh/tp………….Hai bên gồm có:

BÊN THUÊ THI CÔNG XÂY DỰNG NHÀ Ở ( gọi tắt là Bên A)

Ông/bà: ………………………………………………………………………………

Số CMTND :………………………..….Cấp ngày…/…/…… Tại : Công an…..

Địa chỉ: …………………………………..…………………………………………

Điện thoại: ………………………………..…………………………………………

BÊN NHẬN THI CÔNG XÂY DỰNG NHÀ Ở ( gọi tắt là Bên B)

Ông/Bà/Công ty: ………………………………………………..…………………

Địa chỉ: số nhà ……………………………………………………………………………….

Điện thoại: …………………………………………………………………………

Chứng chỉ hành nghề (hoặc Giấy Chứng nhận ĐKKD, nếu là Công ty)…………

Ngày cấp:………………………….Nơi cấp:……………………………………

 

Hai bên thỏa thuận ký hợp đồng này, trong đó, bên A đồng ý thuê bên B đảm nhận phần nhân công thi công xây dựng công trình nhà ở tọa tại địa chỉ ……………………………………………………. với các điều khoản như sau:

Điều 1: Nội dung công việc, Đơn giá, Tiến độ thi công, Trị giá hợp đồng

  1. Đơn giá xây dựng: Bên A khoán gọn tiền công cho bên B theo mét vuông (m2) xây dựng mặt sàn. Đơn giá mỗi m2xây dựng hoàn thiện được tính như sau:
  • Sàn chính: 640.000 đồng/m2

  • Sàn phụ: 640.000 đồng/m2 x 50%

Giá trên là giá thi công xây dựng hoàn chỉnh đển bàn giao công trình, bao gồm: Gia cố thép móng, cột, sàn đúng kỹ thuật, đổ bê tông, làm cầu thang, xây móng, xây tường, chèn cửa, làm bể nước ngầm, bể phốt hoàn thiện, trát áo trong, ngoài, đắp phào chỉ, chiếu trần, trang trí ban công, ốp tường nhà tắm, nhà bếp, lát sàn trong phần xây dựng công trình, quyét xi măng chống thấm mặt ngoài, lắp đặt hoàn thiện phần điện, nước, lăn sơn đúng yêu cầu kỹ thuật và thiết kế;

Các phần việc khác (nếu có) như: chống đỡ, che chắn đảm bảo an toàn cho nhà liền kề, chuyển đất khi đào móng sẽ được hai bên thỏa thuận riêng ngoài hợp đồng.

  1. Chuẩn bị trước khi thi công: Bên B đảm nhiệm:

-Vận chuyển vật liệu trong nội bộ công trình. Bên A chỉ chịu trách nhiệm vận chuyển vật liệu đến chân công trình;

  • Sàng cát, nắn chặt, uốn cốt thép;

  • Phun ẩm gạch trước khi xây, phun ẩm tường sau khi xây, phun bảo dưỡng bê tông đúng kỹ thuật;

  1. Bên B phải đảm bảo sự kết hợp giữa thợ điện và thợ xây lắp đường nước để lắp đặt đúng kỹ thuật và tiến độ thi công.
  2. Tiến độ thi công.:
  • Ngày bắt đầu thi công: Từ ngày …/ ……. /20…….

  • Thời gian hoàn thiện kết thúc thi công bàn giao công trình đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, thẩm mỹ vào ngày …/ …/ 20…., nếu chậm sẽ phạt 5 % giá trị hợp đồng

  1. Trị giá hợp đồng: Trị giá hợp đồng được xác định như sau:

Thanh toán theo m2 hoàn thiện 640.000 đ/m2

Điều 2: Trách nhiệm của các bên

  1. Trách nhiệm của Bên A:

–         Cung cấp vật tư đảm bảo chất lượng, số lượng, cung cấp điện, nước đến công  trình, tạm ứng và thanh toán kịp thời;

–         Cung cấp bản vẽ kỹ thuật công trình;

–         Cử người trực tiếp giám sát thi công về tiến độ, biện pháp kỹ thuật thi công về khối lượng và chất lượng, bàn giao nguyên liệu và xác nhận phần việc mới cho thi công tiếp;

–         Thay mặt bên B (khi cần thiết) giải quyết các yêu cầu gấp rút trong quá trình thi công;

–         Đình chỉ thi công nếu xét thấy không đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật, an toàn lao động hoặc lãng phí vật tư.

  1. Trách nhiệm của Bên B

–         Cung cấp cốp pha lát sàn bằng gỗ hoặc tôn, xà gồ, cột chống theo đúng yêu cầu kỹ thuật về thời gian và số lượng ( chi phí thuộc về bên B );

–         Luôn luôn đảm bảo từ 5 đến 6 thợ chính và 1 đến 2 thợ phụ trở lên để thi công trong ngày;

–         Thi công theo thiết kế và các yêu cầu cụ thể của Bên A đảm bảo chất lượng, kỹ thuật, mỹ thuật của công trình, sử dụng tiết kiệm, hợp lý nguyên vật liệu. Nếu làm sai, làm hỏng, lãng phí phải làm lại không tính tiền công và phải bồi hoàn vật liệu;

–         Lập tiến độ thi công, biện pháp kỹ thuật an toàn và phải được sự nhất trí của bên A. Từng hạng mục công trình phải được bên A nghiệm thu mới được thi công tiếp;

–         Đảm bảo thi công an toàn tuyệt đối cho người và công trình. Nếu có tai nạn xảy ra, bên B chịu hoàn toàn trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật;

–         Tự lo chỗ ăn, ở, sinh hoạt của công nhân, chấp hành các quy định về trật tư, an ninh, khai báo tạm trú;

–         Bảo quản nguyên vật liệu bên A bàn giao và phương tiện, máy thi công;

–         Khi đổ bê tông bên B phải đảm bảo bê tông phải được làm chắc bằng đầm dung;

–         Bề mặt của tường, trần phải được trát phẳng, khi soi ánh sáng điện vào phải đảm bảo không nhìn rõ vết trát lồi lõm;

–         Chịu trách nhiệm bảo hành công trình  trong thời hạn 6 tháng kể từ ngày được bên A nghiệm thu đưa vào sử dụng. Nếu thấm tường, nứt tường, thấm sàn, nứt sàn bê tông thì bên B chịu trách nhiệm khắc phục, bên A không thanh toán số tiền bảo hành cho bên B;

–         Số tiền bảo hành công trình là ……% tổng giá trị thanh toán.

Điều 3: Thanh toán

–         Các đợt thanh toán dựa trên khối lượng công việc đã hoàn thành và được nghiệm thu:

  • Xong phần xây thô và đổ mái được ứng 40% ( ứng theo từng tầng );

  • Sau khi lát nền, sơn xong và bàn giao công trình bên A được thanh toán không vượt quá 90 % khối lượng công việc đã hoàn thành;

  • Khi công trình hoàn thành đưa vào sử dụng bên A được thanh toán số tiền còn lại sau khi đã trừ các khoản đã thanh toán, tạm ứng và tiền bảo hành công trình.

Điều 4: Cam kết

–         Trong quá trình thi công nếu có vướng mắc, hai bên phải gặp nhau bàn bạc thống nhất để đảm bảo chất lượng công trình;

–         Trong quá trình thực hiện hợp đồng, nếu xét thấy bên B không đảm bảo về năng lực tổ chức và trình độ tay nghề kỹ thuật như đã thoả thuận, bên A có quyền đình chỉ và huỷ bỏ hợp đồng. Trong trường hợp đó bên B sẽ được thanh toán 70% theo khối lượng đã được nghiệm thu. Đối với phần phải tháo dỡ do không đảm bảo yêu cầu kỹ thuật sẽ không được thanh toán tiền công và bên B phải bồi thường thiệt hại hư hỏng;

–         Hợp đồng có giá trị từ ngày ký đến ngày thanh lý hợp đồng. Hai bên cam kết thực hiện đúng các điều khoản của hợp đồng. Bên nào vi phạm sẽ phải chịu trách nhiệm theo pháp luật hiện hành;

–         Hợp đồng được lập thành hai (02) bản có giá trị pháp lý như nhau. Mỗi bên giữ 01 bản để thực hiện.

 

                       ĐẠI DIỆN BÊN A                                                           ĐẠI DIỆN BÊN B

 

 

Tham khảo thêm:

HỢP ĐỒNG CHO VAY TIỀN

Mẫu HỢP ĐỒNG CHO VAY TIỀN

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

——***——-

 

HỢP ĐỒNG CHO VAY TIỀN

 

Hôm nay, ngày …. tháng ….. năm 2015, tại địa chỉ……………………………………………..

……………………………………………………………………………………………………

Chúng tôi gồm có:

Bên A: Ông …………………………….………… Giới tính:Nam

Sinh ngày:……/……../……………Dân tộc:……………………Quốc tịch: Việt Nam

Số CMND:………………………..Cấp ngày:……../……./……..tại:……………………………..

Địa chỉ thường trú: …………………………………………………………………………………

Chỗ ở hiện tại: ………………………………………………………………………………………

Số điện thoại: …………………………………….…..

Bên B: Ông………………………………….………… Giới tính: Nam

Sinh ngày:……/……../……………Dân tộc:……………………Quốc tịch: Việt Nam

Số CMND:………………………..Cấp ngày:……../……./……..tại:……………………………..

Địa chỉ thường trú: …………………………………………………………………………………

Chỗ ở hiện tại: ………………………………………………………………………………………

Số điện thoại: …………………………………….…..

 

Sau khi thỏa thuận cùng nhau ký hợp đồng vay tiền với các điều khoản sau:

  1. Ông ……………………..………..đồng ý cho Ông:…………………….…… vay số tiền là: …………………….……VNĐ (bằng chữ:………….… …………………………………….);
  2. Mục đích vay tiền là:……………………………………………………………………………;
  3. Tài sản thế chấp là:………………………………………………………………………………;
  4. Thời hạn vay là từ ngày……..tháng……năm…….đến ngày…….tháng……năm………;
  5. Phương thức cho vay: Bằng tiền mặt
  6. Mức lãi suất theo thỏa thuận của các bên.
  7. Kể từ thời điểm Bên B ký vào hợp đồng, Bên B xác nhận đã nhận đủ số tiền do Bên A chuyển giao;
  8. Hai bên cam kết ký hợp đồng trong trạng thái tinh thần hoàn toàn minh mẫn, sáng xuất không bị lừa dối, ép buộ
  9. Hợp đồng này có hiệu lực kể từ ngày ký và được lập thành 02 (hai) bản, mỗi bên giữ 01 (một) bản có giá trị pháp lý ngang nhau.

                         ĐẠI DIỆN BÊN A                                                  ĐẠI DIỆN BÊN B

 

 

 

NGƯỜI LÀM CHỨNG

Tôi tên là:……………………………CMTND số:…………..…………Cấp ngày: …./…../…… Tại:…………….……………………………….Xác nhận sự việc trên là hoàn toàn đúng sự thực.

(Ký và ghi rõ họ tên)

 

Tham khảo thêm:

HỢP ĐỒNG LIÊN DANH GIỮA 2 CÔNG TY

Mẫu HỢP ĐỒNG LIÊN DANH GIỮA 2 CÔNG TY

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do- Hạnh phúc

—***—

                                  

                                           HỢP ĐỒNG LIÊN DANH                                         

Số:……./2013 HĐLD

–  Căn cứ Bộ luật dân sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được Quốc hội khóa 11 thông qua ngày 14/6/2005

–  Nghị định số 83/NĐ- CP và Nghị định số 85/NĐ- CP ngày 15/10/2009 của Chính phủ về việc hướng dẫn thi hành luật đấu thầu

–  Nghị định số 12/2009/ NĐ- CP ngày 12/02/2009 của Chính phủ về việc quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình

–  Luật thương mại số 36/2005/QH11 của Nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được Quốc hội khóa 11 thông qua ngày 14/6/205

  • Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ, ngành nghề kinh doanh tại các giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của các bên.

     

  • Khả năng, năng lực hiện có về tài chính, thiết bị, nhân lực và kinh nghiệm thi công công trình của các bên tham gia liên doanh

Hôm nay, ngày … tháng……năm 20…. tại văn phòng Công ty CP Đầu tư xây dựng ….. chúng tôi gồm:

 

  1. THÀNH VIÊN THỨ NHẤT:    

Bên A  :   CÔNG TY CP ĐẦU TƯ XÂY DỰNG ………………………

–  Đại diện : Ông ………………………..               Chức vụ: P.Giám đốc

theo quyết định ủy quyền số ….. ngày …….tháng …… năm 20.…..

–  Địa chỉ: Số ………. đường …………., TP …………, Tỉnh ……….

–  Điện thoại: …………………..…….    Fax: ………………………..

  •  Email: …………………………………..

Tài khoản 1 : …………….. Tại ngân hàng : Ngân hàng …………. chi nhánh……., TP ….

Tài khoản 2 : …………………Tại ngân hàng : Ngân hàng ………….. chi nhánh ………….

  • Mã số thuế    : ………………. Do Sở kế hoạch và Đầu tư ………………….

     

  • Cấp ngày       : …../…./20….( Thay đổi lần 1).

 

  1. THÀNH VIÊN THỨ HAI: 

-Bên B: CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG ………………

Đại diện bởi    :           Ông ……………………                    Chức vụ: Tổng giám đốc

Địa chỉ             :           Số…, ngõ….., phường ……., quận ……., thành phố …………

Mã số thuế      :           ………………………

Các bên cùng nhau thống nhất ký kết các hợp đồng liên danh với nội dung như sau:

Điều 1: Mục đích liên danh.

Các bên thống nhất thành lập Liên danh để tham gia nhận thầu và thi công công trình đường giao thông nông thôn tại …………………………………………..

Dựa trên nguyên tắc bình đẳng về quyền lợi, trách nhiệm giữa các bên và nghĩa vụ đối với Nhà nước.

 

Điều 2: Tên và phân công trong liên danh.

2.1 Tên liên danh:

Liên danh CÔNG TY CP ĐẦU TƯ XÂY DỰNG …………….. và CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG ……………………………

2.2 Các thành viên liên danh: Liên danh gồm hai thành viên

  1. Công ty CP Đầu tư Xây dựng…………………….
  2. Công ty CP Đầu tư Xây dựng …………………….

2.3 Đại diện liên danh:

Các bên thống nhất ủy quyền cho Công ty CP Đầu tư Xây dựng…………. làm đại diện cho liên danh để trực tiếp giao dịch, ký kết, giải quyết mọi thủ tục liên quan đến công tác tham dự thầu, chịu trách nhiệm chính trước chủ đầu tư về công tác thực hiện dự án.

2.4 Người đại diện liên danh:

Các bên thống nhất ủy quyền cho Ông ……………… là phó giám đốc Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng……………. là người đứng đầu liên danh, người đại diện cho liên danh.

Người đại diện liên danh được ủy quyền trực tiếp quan hệ với Chủ đầu tư và các cơ quan liên quan ký hợp đồng dự thầu, hợp đồng kinh tế và các tài liệu liên quan đến dự án.

2.5 Con dấu của liên danh:

Các bên thống nhất sử dụng con dấu trong các văn bản của liên danh là con dấu của Công ty CP Đầu tư XD Quyết Thắng

2.6 Địa chỉ giao dịch:

–  Tên công ty          : Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng……………

  –  Địa chỉ: Số …… đường…………….., TP……….., Tỉnh………….

2.7 Thời hạn của liên danh:

Hợp đồng liên danh có hiệu lực kể từ ngày ký đến khi thanh lý hợp đồng giữa chủ đầu tư và liên danh.

Hợp đồng liên danh sẽ tự hết hiệu lực nếu liên danh không trúng thầu hoặc không ký hợp đồng kinh tế với chủ đầu tư.

 

Điều 3: Phân chia trách nhiệm quyền hạn giữa các thành viên trong liên danh, người đứng đầu liên danh.

3.1 Công ty CP Đầu tư XD ……………: 51% khối lượng

3.2 Công ty CP Đầu tư Xây Dựng ………………..: 49% khối lượng

3.3 Trên cơ sở phần khối lượng được phân chia theo tỷ lệ 51% – 49% các bên phải chịu trách nhiệm tổ chức triển khai theo tiến độ của dự án và thực hiện đầy đủ các điều khoản trong hợp đồng giao nhận được ký kết giữa chủ đầu tư và liên danh.

3.4 Trách nhiệm của của nhà thầu đứng đầu liên danh: Nhà thầu đứng đầu liên danh chịu trách nhiệm trước chủ đầu tư về mọi công việc, mọi giao dịch liên quan đến việc thực hiện gói thầu, hợp đồng kinh tế.

3.5 Trách nhiệm, quyền hạn của người đứng đầu liên danh: Chịu trách nhiệm tổ chức trong liên danh để thực hiện tiến độ của gói thầu. Trường hợp một trong những thành viên trong liên danh không đảm bảo tiến độ chất lượng, người đứng đầu liên danh có quyền báo cáo được Chủ đầu tư chấp thuận bằng văn bản sẽ điều chuyển phương tiện, thiết bị, nhân lực, tiền vốn trong liên danh để vận chuyển đảm bảo tiến độ yêu cầu.

 

Điều 4: Nguyên tắc hoạt động của liên danh.

4.1 Trong quá trình lập hồ sơ dự thầu các bên sẽ cung cấp cho nhau các thông tin và hồ sơ cần thiết, cùng tập trung các điều kiện về năng lực sản xuất và tài chính của đơn vị mình cho liên danh với mục đích thắng thầu, hợp đồng kinh tế.

4.2 Tổ chức thực hiện dự án:

Các bên sẽ bàn bạc thống nhất thành lập Ban điều hành công trường và hoạt động theo quy chế của Ban điều hành được các bên nhất trí thông qua.

Khối lượng, giá trị thanh toán cho mỗi thành viên trong liên danh: Từng kỳ thanh toán căn cứ khối lượng và giá trị được thanh toán với Chủ đầu tư. Ban điều hành sẽ phân công, triển khai và được các đơn vị thành viên ký xác nhận để làm cơ sở thanh toán tiền cho các đơn vị thành viên.

 

Điều 5: Công tác tài chính kế toán.

Mỗi bên độc lập về tài chính, tự chịu trách nhiệm về chế độ tài chính của mình và tự chịu trách nhiệm về kết quả lỗ lãi trong phần việc được giao.

 

Điều 6: Trách nhiệm của mỗi bên trong liên danh:

6.1 Trong quá trình thi công mỗi thành viên phải tự chịu trách nhiệm riêng trong phạm vi hợp đồng của mình về mọi vấn đề liên quan đến khối lượng, tiến độ thi công, chịu trách nhiệm liên đới nhau theo tỷ lệ phân chia khối lượng đối với các vấn đề chung liên quan đến dự án.

6.2 Không một thành viên nào trong liên danh được quyền chuyển nhượng quyền lợi và trách nhiệm của mình theo hợp đồng liên danh này cho bên thứ ba nếu chưa có văn bản chấp thuận của các thành viên khác trong liên danh.

 

Điều 7: Tranh chấp khiếu nại.

7.1 Trường hợp có tranh chấp giữa các bên thì các bên phải cùng nhau thương lượng bàn bạc giải quyết trên tinh thần hợp tác hữu nghị và tôn trọng quyền lợi chính đáng của nhau. Trường hợp các bên không tự giải quyết được thì đưa ra tòa án kinh tế TP Hà Nội.

7.2 Mọi tranh chấp, khiếu nại đều phải gửi cho các bên hữu quan bằng văn bản chính thức.

 

Điều 8: Các điều khoản khác:

8.1 Các bên cam kết thực hiện đầy đủ các điều khoản của thỏa thuận liên danh này. Trong quá trình tham gia xây dựng có gì vướng mắc các bên sẽ thông báo cho nhau để cùng nhau thống nhất.

8.2 Khi triển khai dự án nếu có bổ sung thay đổi hai bên sẽ ký phụ lục hợp đồng liên danh và cùng nhau bàn bạc nội dung cụ thể để ký hợp đồng kinh tế.

8.3 Thỏa thuận liên danh này được lập thành 05 bản có giá trị pháp lý như nhau, mỗi bên giữ 02 bản để thực hiện. ( 01 Bản giửi chủ đầu tư)

THÀNH VIÊN THỨ NHẤT

 

 

THÀNH VIÊN THỨ HAI

 

 

 

 

Tham khảo thêm:

Biên bản ghi nhớ hợp tác

Mẫu Biên bản ghi nhớ hợp tác

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

—————-o0o—————-

BIÊN BẢN GHI NHỚ HỢP TÁC

Số: …/2016/BBGNHT

Hà Nội, ngày    tháng    năm 2016

  • Căn cứ Luật Dân Sự 2005 của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
  • Căn cứ Luật Thương Mại 2005 của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
  • Căn cứ chức năng, khả năng và nhu cầu của hai bên.

Hôm nay, ngày… tháng… năm 2016, tại trụ sở chính của công ty là ………………………………………………

…………………………………………………………………………………., chúng tôi gồm:

 

Bên A:             CÔNG TY ………………..

Địa chỉ                                       : ………………………………….

Mã số thuế                                : ………………………………….

Điện thoại                                  : ………………………………….

Tài khoản ngân hàng                 : ………………………………….

Đại diện                                     : ………………………………….

Chức vụ                                     : Giám đốc

 

Bên B:

Địa chỉ                                     :

Mã số thuế                               :

Điện thoại                                :                                  Fax:

Tài khoản ngân hàng               :

Đại diện                                   :

Chức vụ                                   :

 

Hai Bên cùng thỏa thuận và đồng ý ký kết Biên bản ghi nhớ hợp tác với các điều khoản sau:

Điều 1. Các điều khoản chung:

  • Hai Bên cùng có quan hệ mua bán với nhau theo quan hệ Bạn hàng trên cơ sở hai Bên cùng có lợi.
  • Trong khuôn khổ Hợp đồng này, hai Bên sẽ thực hiện giao dịch bằng Đơn đặt hàng đối với từng lô hàng cụ thể. Chi tiết hàng hóa, số lượng, giá cả, giao hàng, phương thức thanh toán và các điều khoản khác (nếu có) sẽ được chỉ rõ trong các Đơn đặt hàng tương ứng.
  • Các bản sửa đổi bổ sung Biên bản này phải được lập thành văn bản và có sự đồng ý xác nhận của cả hai bên. Điều khoản nào trong Hợp đồng mua bán phát sinh sau này mâu thuẫn với các điều khoản trong Biên bản ghi nhớ hợp tác này thì sẽ thực hiện theo các điều khoản được qui định trong Biên bản ghi nhớ hợp tác này.

Điều 2. Hàng hóa

  • Hàng hoá căn cứ danh mục sản phẩm của bên A từng thời điểm và được phép lưu hành tại Việt Nam.
  • Hàng hóa do bên A cung cấp đảm bảo đúng chủng loại, chất lượng và các thông số kỹ thuật của Hãng cấp hàng/Nhà sản xuất.
  • Trị giá, chi tiết, số lượng hàng hoá được thể hiện trên hoá đơn của bên A phát hành cho bên B theo từng đơn hàng.
  • Trong trường hợp Bên A cung cấp hàng hóa không đúng chủng loại, chất lượng với thỏa thuận mua hàng hay hàng hóa bị lỗi do nhà sản xuất thì Bên B có quyền yêu cầu đổi/trả lại hàng.
  • Bên B được độc quyền phân phối một hay một số model sản phẩm trong phạm vi địa lý nhất định.

Căn cứ vào tình hình thị trường tại khu vực của Bên B, Bên A quyết định cho phép cho Bên B được độc quyển phân phối tại khu vực:………………………………………………………. các nhãn hiệu mặt hàng sau:

1………………………………………………………………………..

2………………………………………………………………………..

3………………………………………………………………………..

Điều 3. Đặt hàng và Giao nhận hàng hóa

  • Hai bên thực hiện giao dịch bằng Đơn đặt hàng (sử dụng thư điện tử, điện thoại, chat trực tiếp) bao gồm các chi tiết:

 

  • Mã hàng hóa
  • Chi tiết hàng hóa
  • Số lượng, giá cả
  • Địa điểm giao nhận hàng
  • Phương thức vận chuyển
  • Điều kiện thanh toán

 

  • Chỉ giao hàng khi được xác nhận là Bên B đã đạt được thỏa thuận thanh toán.
  • Hàng hóa có thể giao một lần hay nhiều lần tùy theo hai Bên thỏa thuận.

Điều 4. Giá cả và phương thức thanh toán, đối chiếu công nợ

  • Các doanh nghiệp là bạn hàng của bên A sẽ được hưởng mức giá dành riêng cho từng khách hàng theo chính sách giá của Bên A. Căn cứ vào doanh số hàng tháng mà Bên B đạt được Bên A sẽ áp dụng chính sách giá khác nhau cụ thể:
  • Nếu Bên B đạt đủ doanh số từ ……….. triệu đồng/tháng trở lên thì sẽ được hưởng mức giá và tỷ lệ chiết khấu dành riêng cho đại lý cấp 1.
  • Trường hợp doanh số tháng đạt dưới ………….. triệu thì Công ty ………………….. sẽ áp dụng mức giá khác nhau cho từng đối tượng khách hàng.

4.2 Các chính sách chiết khấu/giá trị đơn hàng và chính sách chiết khấu/tổng doanh số/tháng sẽ được áp dụng tùy theo giá trị từng đơn hàng và tổng doanh số đạt được trong từng tháng. Các quy định cụ thể, chi tiết sẽ được nêu rõ trong file chính sách bán hàng trong từng thời kỳ.

  • Mọi thay đổi về giá sẽ được bên A thông báo trước bằng văn bản.
  • Bên B thanh toán cho bên A bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản sau khi Bên A xác nhận đơn đặt hàng của Bên B.
  • Thanh toán bằng tiền VND, tỷ giá thanh toán được tính trên cơ sở căn cứ vào tỷ giá bán ra của thị trường tự do công bố tại thời điểm thanh toán.
  • Hạn mức tín dụng
  • Trên cơ sở hợp đồng đại lý được ký kết, Quý đại lý sẽ được hưởng hạn mức tín dụng với thời hạn công nợ tối đa là 20 ngày. Khi quá thời hạn công nợ Bên A có quyền ngừng cung cấp hàng và yêu cầu Bên B thanh toán.
  • Căn cứ vào kết quả hợp tác và lịch sử thanh toán, Quý đại lý sẽ được hưởng mức ưu đãi tốt hơn về chính sách tín dụng, công nợ.
    • Đối chiếu công nợ: Công nợ được hai bên đối chiếu mỗi tháng một lần và được lập thành biên bản có đầy đủ chữ ký và đóng dấu của Giám đốc và kế toán công nợ, khi một bên không đồng ý với số liệu bên kia do chưa khớp số dư thì bên kia vẫn phải ký quyết toán và chốt công nợ, đồng thời ghi ý kiến của mình lên bản xác nhận công nợ đó. Các tranh chấp hay vướng mắc về công nợ phải được giải quyết dứt điểm trong vòng 5 ngày sau đó, khi việc giải quyết khiếu nại hoặc cân số dư công nợ hoàn thành thì việc mua bán hàng hoá mới được tiếp tục.

Điều 5: Điều kiện và thời gian bản hành

5.1. Điều kiện được bảo hành:

  • Trên mỗi thiết bị đều có tem bảo hành, thiết bị được bảo hành căn cứ vào thời gian ghi trên tem.
  • Không bị biến dạng do cơ học, bị bóp méo, trầy xước, nứt vỡ, va đập cơ khí hoặc cháy nổ, rỉ mạch do chập điện hoặc do bảo quản không tốt trong quá trình quý khách sử dụng.
  • Hư hỏng được xác định do lỗi kỹ thuật của nhà sản xuất.

5.2. Trường hợp không được bảo hành miễn phí:

  • Tem bảo hành của Công ty ……………………………………… trên sản phẩm bị rách, bôi xoá, cạo sửa hoặc không đúng mẫu
  • Khách hàng tự tháo gỡ, can thiệp vào máy, thay đổi cấu trúc sản phẩm hoặc đem đến sửa chữa ở những nơi không do Công ty ……………………………………… chỉ định.
  • Sản phẩm đã hết thời hạn được bảo hành.
  • Sản phẩm không được lắp và sử dụng đúng yêu cầu kỹ thuật, không tuân theo những chỉ dẫn trong sổ tay hướng dẫn.
  • Sử dụng sai hiệu điện thế, điện nguồn không ổn định, công suất quá tải, các mối nối điện và ổ cắm điện tiếp xúc không tốt….
  • Sản phẩm sử dụng trong môi trường ẩm ướt, nhiệt độ cao, bị mưa ướt, rơi rớt xuống đất, chấn động mạnh và va vào vật cứng.
  • Sản phẩm hư hỏng do thiên tai, sét đánh, hoả hoạn, rỉ sét, trầy xước, vết mẻ và vết mòn trong quá trình sử dụng.
  • Sản phẩm trong tình trạng bị mã khoá bảo vệ hoặc người sử dụng tự ý nạp phần mềm khác.

5.3. Thời hạn bảo hành

  • Đối với ………………… là …………………. tháng, đối với ………….. là ……… tháng
  • Đối với ………………… là …………………. tháng
  • Đối với ………………… là …………………. tháng, 3 tháng đối với các phụ kiện kèm theo, 6 tháng đối với các phụ kiện rời.
  1. Trách nhiệm của các Bên

6.1 Bên A:

  • Cung cấp bản sao các hồ sơ pháp lý doanh nghiệp và sản phẩm cho bên B khi cần.
  • Đảm bảo cung cấp hàng hóa đúng chủng loại, chất lượng và tiêu chuẩn kỹ thuật của Hãng cấp hàng/Nhà sản xuất.
  • Định kỳ cung cấp cho Bên B các thông tin về sản phẩm như: Danh mục và Catalogue sản phẩm hiện có, giá cả sản phẩm, dịch vụ đối với khách hàng…vv.
  • Căn cứ vào đặt hàng của bên B và tồn kho của bên A, bên A giao hàng và hoá đơn đến địa điểm bên B chỉ định tại kho của bên B trong thời hạn mà hai bên thỏa thuận. Nếu vì lý do không mong muốn mà không đáp ứng được thời hạn giao hàng, bên A phải thông báo cho bên B.
  • Thực hiện các chương trình hỗ trợ, xúc tiến bán hàng phù hợp định hướng phát triển kinh doanh của bên A.
  • Thông báo bằng văn bản đến bên B khi thực hiện các chương trình hỗ trợ, xúc tiến bán hàng hoặc khi thay đổi giá bán các sản phẩm của bên A.
  • Nhận hàng hoá hoàn trả nếu hàng hoá không đạt yêu cầu do lỗi bên A.
  • Thực hiện đúng các cam kết được ghi trong Hợp đồng.
  • Bên B:
    • Cung cấp bản sao các hồ sơ pháp lý doanh nghiệp của bên B
    • Không mua, bán, phân phối, lưu trữ, vận chuyển các hàng nhái, hàng giả hoặc bất kỳ sản phẩm, hàng hoá xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của bên A.
    • Bán và phân phối sản phẩm bên A theo giá bán lẻ thỏa thuận, giao hàng nhanh và thuận tiện đến khách hàng. Hợp tác góp phần thúc đấy doanh số bán sản phẩm của bên A trong phạm vi khu vực địa lý quy định.
    • Đảm bảo thanh toán đúng thời hạn đã thỏa thuận trong điều (4) của Hợp đồng này cũng như trong Thỏa thuận tín dụng.
    • Thực hiện đúng các cam kết được ghi trong Hợp đồng và trong Quy chế đại lý.
  1. Cung cấp và trao đổi thông tin giữa hai Bên
  • Để lập hồ sơ Bạn hàng, hai bên cung cấp cho nhau các thông tin sau:
  • Tên doanh nghiệp
  • Địa chỉ giao dịch chính thức
  • Vốn
  • Tên tài khoản
  • Số tài khoản
  • Tên ngân hàng
  • Người được cử là Đại diện giao dịch trực tiếp của hai Bên (họ tên, chức vụ, chữ ký)

và Bên B cung cấp thêm cho Bên bán các giấy tờ công chứng sau:

  • Giấy phép đăng ký kinh doanh
  • Quyết định thành lập doanh nghiệp
  • Quyết định bổ nhiệm Giám đốc và Kế toán trưởng
  • Quyết định ủy quyền ký thay Giám đốc và hoặc Kế toán trưởng (nếu có)
  • Hai bên thống nhất trao đổi thông tin thông qua các Đại diện liên lạc. Trong trường hợp nhân viên được ủy quyền giao dịch được ghi trên không được quyền tiếp tục đại diện trong việc giao dịch với Bên kia, hai bên cần có thông báo kịp thời, chính thức bằng văn bản/email/fax, gửi người đại diện liên lạc bên kia ngay lập tức và phải được đại diện liên lạc Bên kia xác nhận đã nhận được thông báo đó, nếu không, Bên gây thiệt hại phải chịu hoàn toàn trách nhiệm bồi hoàn chi phí thiệt hại cho Bên kia do việc chậm thông báo trên gây ra.
  • Trong trường hợp có sự thay đổi về những thông tin liên quan đến quá trình giao dịch giữa hai Bên như: thay đổi trụ sở làm việc, thay đổi mã số thuế, thay đổi tài khoản…vv hai Bên phải có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho nhau trước khi phát sinh việc mua bán mới.
  1. Dừng giao hàng hoặc hủy bỏ Hợp đồng trước thời hạn
  • Bên A có quyền dừng giao hàng khi Bên B đã sử dụng hết hạn mức tín dụng hoặc Bên B chưa hoàn thành nghĩa vụ thanh toán các khoản nợ quá hạn được ký kết trong Thỏa thuận tín dụng giữa hai Bên. Trong trường hợp này, Bên B có trách nhiệm thanh toán ngay theo qui định và chỉ khi Bên A xác nhận việc thanh toán trên thì Hợp đồng mới được tiếp tục thực hiện.
  • Nếu Bên nào muốn chấm dứt Hợp đồng trước thời hạn thì phải thông báo trước cho Bên kia và hai Bên phải có xác nhận bằng văn bản, đồng thời hai bên tiến hành quyết toán hàng hóa và công nợ. Biên bản thanh lý Hợp đồng có xác nhận bởi cấp có thẩm quyền của các Bên mới là văn bản chính thức cho phép Hợp đồng này được chấm dứt.
  • Nếu Bên nào đơn phương hủy bỏ Hợp đồng làm thiệt hại đến quyền lợi kinh tế của Bên kia thì bên đó phải hoàn toàn chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho bên kia.
  1. Cam kết chung
  • Bên B là Bạn hàng của Bên A và không Bên nào được thay mặt hay mang danh nghĩa của Bên kia giao dịch với khách hàng.
  • Không Bên nào được sử dụng một tên gọi nào đó mà có thể bao hàm rằng trụ sở chính của Bên kia là trụ sở của mình.
  • Hai Bên cam kết thực hiện đúng những điều ghi trên Hợp đồng này. Nếu một trong hai Bên cố ý vi phạm các điều khoản của Hợp đồng này sẽ phải chịu trách nhiệm tài sản về các hành vi vi phạm đó.
  • Trong trường hợp xảy ra tranh chấp, hai Bên cố gắng cùng nhau bàn bạc các biện pháp giải quyết trên tinh thần hòa giải, có thiện chí và hợp tác. Nếu vẫn không thống nhất cách giải quyết thì hai Bên sẽ đưa vụ việc ra Tòa án Kinh tế, toàn bộ chi phí xét xử do Bên thua chịu.
  • Quyết định của Tòa án sẽ mang tính chung thẩm và có giá trị ràng buộc các Bên thi hành. Trong thời gian Tòa án thụ lý và chưa đưa ra phán quyết, các Bên vẫn phải tiếp tục thi hành nghĩa vụ và trách nhiệm của mình theo qui định của Hợp đồng này.
  1. Hiệu lực của Hợp đồng
  • Hợp đồng nguyên tắc này có giá trị …… tháng kể từ ngày ký kết. Hết thời hạn trên, nếu hai Bên không có ý kiến gì thì Hợp đồng được tự động kéo dài …… tháng tiếp theo và tối đa không quá ….. năm.
  • Hợp đồng này chỉ chính thức hết hiệu lực khi hai Bên đã quyết toán xong toàn bộ hàng hóa và công nợ theo điều 7.2 nói trên.
  • Các Hợp đồng bán hàng, Thỏa thuận tín dụng cũng như các sửa đổi, bổ sung được coi như các phụ lục và là một phần không thể tách rời của Hợp đồng này.

 

Biên bản ghi nhớ hợp tác này được lập thành 04 bản, mỗi bên giữ 02 bản có giá trị pháp lý như nhau.

ĐẠI DIỆN BÊN A                                                      ĐẠI DIỆN BÊN B

 

 

Tham khảo thêm:

HỢP ĐỒNG HỢP TÁC THI CÔNG DỰ ÁN

Mẫu HỢP ĐỒNG HỢP TÁC THI CÔNG DỰ ÁN

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do- Hạnh phúc

——————-

 

HỢP ĐỒNG HỢP TÁC

Số: 300714/HDHTKD

(V/v: Thi công dự án đường giao thông từ Cống Bạng đi đền Quang Trung và cảng cá Lạch Bạng tại xã Hải Thanh, huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa)

 

–   Căn cứ  Bộ Luật dân sự  nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2005

  •  Căn cứ Pháp lệnh hợp đồng kinh tế ngày 25-9-1989 của Hội đồng Nhà nước và Nghị  định số 17/HĐBT ngày 16-01-1990 của Hội đồng Bộ trưởng;

–   Căn cứ vào khả năng và nhu cầu của hai bên.

–   Dựa trên tinh thần trung thực và thiện chí hợp tác của các bên.

 

Hôm nay ngày 30 tháng 07 năm 2014, tại trụ sở chính CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ THƯƠNG MẠI Á – ÂU: Số 18, LK 6A, làng Việt Kiều Châu Âu, phường Mộ Lao, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam

 

Chúng tôi gồm có:

 

  1. CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ THƯƠNG MẠI Á – ÂU

(Sau đây gọi tắt là Bên A)

Địa chỉ               : Số 18, LK 6A, làng Việt Kiều Châu Âu, phường Mộ Lao, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam

Mã số thuế        : 0106083045

Đại diện            : Ông LÊ NGỌC PHÚ

Chức vụ            : Phó Giám Đốc

  1. CÔNG TY ………………………………………………….

(Sau đây gọi tắt là Bên B)

Địa chỉ               : ……………………………………………………………

Mã số thuế        :   ………………………………………………………….

Đại diện            :  Ông ……………………………………………………..

Chức vụ            :  Giám đốc

Cùng thoả thuận ký Hợp đồng hợp tác kinh doanh này với các điều khoản và điều kiện sau đây:

Điều 1.  Mục tiêu và phạm vi  hợp tác kinh doanh

Bên A và Bên B nhất trí cùng nhau hợp tác trong các hoạt động thi công, xây dựng đối với hệ thống công trình đường giao thông từ Cống Bạng đi đền Quang Trung và cảng cá Lạch Bạng tại xã Hải Thanh, huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa.

Điều 2.  Thời hạn hợp đồng.

Theo tiến độ thi công công việc của đề cương nhiệm vụ được duyệt.

Điều 3.  Phân công trách nhiệm và phân chia kết quả kinh doanh

3.1. Phân công trách nhiệm

Bên A sẽ cung cấp cho Bên B những hồ sơ về các vấn đề về pháp lý, cũng như những sơ đồ bản vẽ đối với phần mà Bên B nhận Thi công thuộc hệ thống công trình đường giao thông tại xã Hải Thanh, huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa.

Bên B sẽ chịu trách nhiệm phân phối nhân công tiến hành đầy đủ các hoạt động thi công, xây dựng đối với hệ thống công trình đường giao thông tại xã Hải Thanh, huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa (Các bước thi công theo đúng các quy đinh về an toàn của pháp luật).

 

3.2. Chi phí hoạt động

Chi phí cho hoạt động bao gồm:

  • Chi phí tổ chức thực hiện bên B lo

  • Chi phí hồ sơ, khảo sát, thiết kế bên A lo

 

Điều 4.   Các nguyên tắc tài chính

Hai bên phải tuân thủ các nguyên tắc tài chính kế toán theo qui định của pháp luật về kế toán của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Mọi khoản thu chi cho hoạt động kinh doanh đều phải được ghi chép rõ ràng, đầy đủ, xác thực.

 

Điều 5.   Ban điều hành hoạt động

Hai bên sẽ thành lập một Ban điều hành hoạt động thi công, xây dựng gồm có đại diện hai bên là lãnh đạo và các chuyên viên phù hợp với từng công việc chuyên môn. Trong đó Bên A sẽ cử ông Lê Ngọc Phú, Bên B sẽ cử ông ……………………. đại diện khi cần phải đưa ra các quyết định liên quan đến nội dung hợp tác được quy định tại Hợp đồng này. Mọi quyết định của Ban điều hành sẽ được thông qua khi có ít nhất 02 thành viên đồng ý.

Đại diện của Bên A là: Ông Lê Ngọc Phú – Phó giám đốc

Đại diện của Bên B là:  Ông ………………………. – Giám đốc

 

Trụ sở của ban điều hành đặt tại: Số 18, LK 6A, làng Việt Kiều Châu Âu, phường Mộ Lao, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam

 

Điều 6.  Quyền nghĩa vụ và cam kết của Bên A

6.1 Chịu trách nhiệm về tính pháp lý, chính xác của hồ sơ tài liệu cung cấp

6.2 Đảm bảo phối hợp hỗ trợ bên B trong quá trình thực hiện.

 

Điều 7.  Quyền, nghĩa vụ và cam kết của bên B

7.1 Có trách nhiệm thực hiện, quản lý, điều hành toàn bộ quá trình thi công, xây dựng. Đưa nhân công, máy móc thiết bị thuộc quyền sở hữu của mình vào sử dụng. Chịu trách nhiệm và đảm bảo kết quả công trình có chất lượng đáp ứng được yêu cầu của dự án sau này theo đúng quy định.

7.2 Triệt để tuân thủ các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường và các quy định khác của pháp luật trong quá trình thi công, xây dựng.

7.3 Hạch toán toàn bộ thu chi của quá trình thi công, xây dựng theo đúng các quy định của pháp luật về tài chính kế toán của Việt Nam.

7.5 Trực tiếp chịu trách nhiệm tuyển dụng, quản lý, điều động cán bộ, công nhân để thực hiện công việc. Lên kế hoạch trả lương và các chế độ khác cho công nhân, cán bộ làm việc tại dự án.

 

Điều 8.  Điều khoản chung          

8.1. Hợp đồng này được hiểu và chịu sự điều chỉnh của Pháp luật nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

8.2. Hai bên cam kết thực hiện tất cả những điều khoản đã cam kết trong hợp đồng.  Bên nào vi phạm hợp đồng gây thiệt hại cho bên kia (trừ trong trường hợp bất khả kháng) thì phải bồi thường toàn bộ thiệt hại xảy ra.

Trong quá trình  thực hiện hợp đồng nếu bên nào có khó khăn trở ngại thì phải báo cho bên kia trong thời gian sớm nhất kể từ ngày có khó khăn trở ngại.

8.3. Các bên có trách nhiệm thông tin kịp thời cho nhau tiến độ thực hiện công việc. Đảm bảo bí mật mọi thông tin liên quan tới quá trình sản xuất kinh doanh.

Mọi sửa đổi, bổ sung hợp đồng này đều phải được làm bằng văn bản và có chữ ký của hai bên. Các phụ lục là phần không tách rời của hợp đồng.

8.4 Mọi tranh chấp phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng được giải quyết trước hết qua thương lượng, hoà giải, nếu hoà giải không thành việc tranh chấp sẽ được giải quyết tại Toà án có thẩm quyền.

 

Điều 9. Phương thức thanh toán và ứng chi phí

Bên B tạm ứng số tiền là 400.000.000 đồng để đặt cọc đảm bảo cho Bên A những nội dung đã cam kết trong hợp đồng này.

 

Nếu Bên A đơn phương chấm dứt hợp đồng thì số tiền trên sẽ được hoàn trả cho Bên B.

Nếu Bên B đơn phương chấm dứt hợp đồng thì số tiền trên sẽ được xử lý theo quy định của pháp luật và thuộc về Bên A.

 

Điều 10.  Hiệu lực Hợp đồng

10.1. Hợp đồng chấm dứt khi hết thời hạn hợp đồng theo quy định tại Điều 2 Hợp đồng này hoặc các trường hợp khác theo qui định của pháp luật.

Khi kết thúc Hợp đồng, hai bên sẽ làm biên bản thanh lý hợp đồng. Nhà xưởng, máy móc, thiết bị,… sẽ được trả lại cho Bên B.

10.2. Hợp đồng này gồm 03 (ba) trang không thể tách rời nhau, được lập thành 02 (hai) bản bằng tiếng Việt, mỗi Bên giữ 01 (một) bản có giá trị pháp lý như nhau và có hiệu lực kể từ ngày ký.

 

ĐẠI DIỆN BÊN A

PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC

 

 

 

LÊ NGỌC PHÚ

ĐẠI DIỆN BÊN B

GIÁM ĐỐC

 

 

 

………………………

 

Tham khảo thêm:

Mẫu Hợp đồng dịch vụ tư vấn Pháp luật

Mẫu HỢP ĐỒNG DỊCH VỤ TƯ VẤN PHÁP LUẬT

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

______***_______

HỢP ĐỒNG DỊCH VỤ TƯ VẤN PHÁP LUẬT

SỐ:………………………..

Hợp đồng này được lập ngày …tháng … năm 20……, tại Hà Nội giữa các bên sau đây:

BÊN A:………………………………………………………………………………..

Người đại diện theo pháp luật: Ông ……………………………. – Chức danh: Giám đốc  

Địa chỉ: Thôn ……, xã …….., huyện …….., thành ………………….

Mã số thuế :………………………

BÊN B: ………………………………..

Người đại diện:                    Chức vụ: Giám đốc

Địa chỉ trụ sở :………………………………………………………………….

Mã số thuế :……………………………….

Hai bên thống nhất và ký kết hợp đồng này với các điều khoản sau đây:

Điều 1: Đối tượng của Hợp đồng

Bên B tư vấn và thực hiện ………….. theo yêu cầu của bên A với nội dung chi tiết nêu tại Điều 2 và với Phí tư vấn nêu tại Điều 3 của Hợp đồng này.

Điều 2. Phạm vi tư vấn, Phương thức tư vấn và Thời hạn tư vấn

2.1   Phạm vi tư vấn:

Phạm vi tư vấn gồm các công việc sau đây:

– Tư vấn sơ bộ và giải đáp thắc mắc cho Bên A trước khi tiến hành ……………….;

– Soạn thảo hồ sơ và thay mặt Bên A tiến hành ……………… cho Bên A tại ……………

– Tư vấn và tiến hành các thủ tục cần thiết để thực hiện các ……………. đối với chi cục ………….;

2.2 Phương thức tư vấn:

– Tư vấn trực tiếp cho Bên A.

– Soạn thảo và chuẩn bị hồ sơ cho Bên A.

– Thay mặt Bên A tiến hành các thủ tục tại cơ quan chức năng.

2.3 Thời hạn tư vấn: Thời hạn tư vấn được tính từ thời điểm ký hợp đồng đến thời điểm hay bên ký biên bản thanh lý hợp đồng.

Điều 3. Phí tư vấn và Phương thức thanh toán

Phí tư vấn: Phí tư vấn cho các công việc nêu tại các Điều 2 được tính trọn gói là …000.000VNĐ (bằng chữ: ………….triệu  đồng), đã bao gồm 10% thuế giá trị gia tăng.

Thời hạn thanh toán phí tư vấn:

Phí tư vấn sẽ được Bên A thanh toán cho Bên B thành (02) hai đợt như sau:

Thanh toán đợt 1: Bên A sẽ thanh toán cho Bên B số tiền là:…000.000 VNĐ (bằng chữ: ….triệu  đồng) tại ngày hai bên ký kết Hợp đồng này.

Thanh toán đợt cuối:  Bên A sẽ thanh toán cho Bên B số tiền còn lại là …000.000 VNĐ (bằng chữ:………..triệu đồng) sau khi bên B bàn giao kết quả theo yêu cầu cho bên A.

Cách thức thanh toán: Chuyển khoản hoặc tiền mặt

Đồng tiền thanh toán: là tiền đồng Việt Nam.

Điều 4. Quyền và nghĩa vụ của các bên

Ngoài các quyền và nghĩa vụ thuộc về từng bên được quy định tại các Điều khoản khác của Hợp đồng này, mỗi bên còn có các quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều này, cụ thể như sau:

4.1 Quyền và nghĩa vụ của Bên A:

– Cung cấp cho Bên B đầy đủ các thông tin và tài liệu kèm theo theo hướng dẫn của Bên B. Tự chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính trung thực, chính xác về các nội dung liệu cung cấp cho Bên B.

– Thanh toán cho Bên B phí tư vấn đầy đủ, đúng thời hạn, đúng phương thức mà hai bên thống nhất tại Điều 3 của Hợp đồng.

– Phối hợp kịp thời với Bên B trong việc tiến hành các hạng mục công việc yêu cầu sự có mặt bắt buộc của Bên A.

– Yêu cầu Bên B thực hiện đúng và đầy đủ các nghĩa vụ thuộc về Bên B theo quy định tại Hợp đồng này.

4.2 Quyền và nghĩa vụ của Bên B:

– Thực hiện đúng và đủ các nội dung tư vấn đã quy định trong hợp đồng với điều kiện Bên A đáp ứng đầy đủ quy định của Pháp luật.

– Được nhận thanh toán đủ và đúng thời hạn từ Bên A phí tư vấn.

– Bàn giao cho Bên A kết quả công việc với điều kiện Bên A tuân thủ quy định về việc thanh toán Phí tư vấn và phối hợp kịp thời với Bên B trong tiến hành các thủ tục bắt buộc phải có sự hiện diện của người đại diện theo pháp luật của Bên A.

– Báo trước cho Bên A có mặt tại cơ quan chức năng trong trường hợp pháp luật quy định bắt buộc phải có sự hiện diện của Bên A.

– Yêu cầu Bên A thực hiện đúng và đầy đủ các nghĩa vụ thuộc về Bên A theo quy định tại Hợp đồng này.

Hợp đồng này được lập thành (02) bốn bản gốc có giá trị pháp lý ngang nhau. Mỗi bên giữ (01) hai bản gốc.

ĐẠI DIỆN  BÊN A                                                                        ĐẠI DIỆN BÊN B

 

 

Tham khảo thêm:

Mẫu thông báo thanh toán lợi tức gửi cho các nhà đầu tư

Phụ lục số 20 Mẫu thông báo thanh toán lợi tức gửi cho các nhà đầu tư

(Ban hành kèm theo Thông tư số 224/2012/TT-BTC ngày 26 tháng 12 năm 2012 của Bộ Tài chính hướng dẫn thành lập và quản lý quỹ đóng, quỹ thành viên)

 

THÔNG BÁO THANH TOÁN LỢI TỨC

  1. Tên quỹ:
  2. Tổng số chứng chỉ quỹ đang lưu hành:
  3. Công ty quản lý quỹ:

– Tên công ty:

– Tên tiếng Anh:

– Số giấy phép:                            Ngày cấp:                                             Nơi cấp:

– Địa chỉ trụ sở chính:

– Điện thoại:                                             Fax:

  1. Ngân hàng giám sát:

– Tên ngân hàng:

– Tên tiếng Anh:

– Địa chỉ trụ sở chính:

– Số giấy phép hoạt động lưu ký:                         Ngày cấp:                                 Nơi cấp

– Điện thoại:                                                         Fax:

  1. Lợi nhuận đã thực hiện trong kỳ, lợi nhuận tích lũy, lợi nhuận giữ lại, lợi nhuận phân chia:
  2. Thời điểm, phương thức, hình thức thanh toán.
  3. Thông tin về nhà đầu tư

– Tên nhà đầu tư:

– Số CMT/hộ chiếu/Số giấy phép thành lập và hoạt động hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh/tài liệu tương đương:

– Quốc tịch:

– Địa chỉ liên lạc:

  1. Thông tin về mức thanh toán lợi tức cho nhà đầu tư:

– Số lượng chứng chỉ quỹ của nhà đầu tư:

– Mức chi trả lợi tức …..(bằng tiền)….và/hoặc ….(bằng chứng chỉ quỹ phát hành thêm) trên một chứng chỉ quỹ

– Tổng mức thanh toán…..(bằng tiền)….và/hoặc (bằng chứng chỉ quỹ phát hành thêm) cho nhà đầu tư

 

Giám đốc (Tổng giám đốc)

công ty quản lý quỹ

(ký,ghi rõ họ tên và đóng dấu)

 


 

Tham khảo thêm:

Yêu cầu quyết toán và thanh lý hợp đồng

Mẫu Yêu cầu quyết toán và thanh lý hợp đồng

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh Phúc

 ———o0o———

 

YÊU CẦU QUYẾT TOÁN VÀ THANH LÝ HỢP ĐỒNG

 

–       Căn cứ Hợp đồng ………………………………………………………………, ngày ….. tháng ….. năm ………….. giữa …………………………….. và Công ty …………………………………………………….;

–       Căn cứ Bản cam kết ngày ….. tháng ….. năm …………..

 

Hôm nay, ngày 31 tháng 07 năm 2016, tôi là:

ÔNG/BÀ: ……………………………………………….

  • Số CMND       :………………………..   Ngày cấp: ………………..    Nơi cấp: ………………………..

  • Địa chỉ            :………………………………………………………………………………………………

  • Điện thoại       :………………………………………..

 

Yêu cầu Công ty:

CÔNG TY ………………………………………………………………

  • Địa chỉ            : ………………………………………………………………

  • Mã số thuế      : ………………………………………………………………

  • Người đại diện: ………………………………………………………………                                               Chức vụ: Tổng Giám đốc

 

Thực hiện quyết toán và thanh lý Hợp đồng góp vốn ký ngày ….. tháng ….. năm ………….. với các nội dung sau:

1/ Công ty đã không thực hiện được các công việc thoả thuận trong hợp đồng góp vốn ký với tôi;

2/ Tôi yêu cầu được quyết toán và thanh toán:

  • Tổng số tiền:……………………………………VNĐ

(Viết bằng chữ: …………………………………………………………………………. đồng).

3/ Hợp đồng góp vốn giữa tôi và Công ty ……………………………………………………………… sẽ hết hiệu lực kể từ ngày Công ty ………………………………………………………………thanh toán toàn bộ số tiền trên bằng tiền mặt cho tôi.

 

Tôi cam kết nghiêm túc thực hiện theo trình tự thủ tục pháp luật quy định, ưu tiên tôn trọng thỏa thuận giữa các bên, không tiến hành các hoạt động có thể xâm hại gây ảnh hưởng đến sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của các bên, nếu trong trường hợp không thể thương lượng được sẽ yêu cầu Tòa án có thẩm quyền giải quyết./.

 

 

NGƯỜI YÊU CẦU

 

Tham khảo thêm:

Mẫu di chúc có người làm chứng

Mẫu Di chúc có người làm chứng

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

—–o0o—–

DI CHÚC

Hôm nay, ngày … tháng …  năm ….., tại trụ sở  Phòng Công chứng số … Thành phố Hà Nội – địa chỉ  tại ………………………………………………………………………………….……………

Tôi tên là: ………………………………………………………………………………………

Chứng minh nhân dân số:………………………………………………………………………

Hộ khẩu thường trú tại:…………………….…………………………………………………….

Lập và ký tên vào Di chúc này nhằm để lại phần tài sản của tôi trong khối tài sản chung của vợ chồng cho con có nội dung  nh­ư sau:

I -Tài sản để lại cho người thừa kế: 

Tôi và chồng/vợ tôi (ông/bà ………………………………., đã chết năm……..) là đồng sở hữu toàn bộ 03 khối tài sản là nhà ở gắn liền với đất có đặc điểm cụ thể như sau:

1.Nhà đất tại:…………………………………………………………..với các đặc điểm sau:

+   Thửa đất được quyền sử dụng

–         Thửa đất số: …………………………Tờ bản đồ số:……………………………………..

–         Địa chỉ thửa đất: …………………………………………………………………………….

–         Diện tích: 50,63m2 (Sáu mươi phảy sáu mươi ba mét vuông)

–         Hình thức sử dụng:

Sử dụng riêng: 50,63m2(Sáu mươi phảy sáu mươi ba mét vuông)

Sử dụng chung: 0  m2

–         Mục đích sử dụng: Đất ở đô thị.

–         Thời hạn sử dụng: Lâu dài

–         Nguồn gốc sử dụng: Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất

+   Tài sản gắn liền với đất:

 –  Theo Giấy chứng nhận: Nhà Bê tông 01 tầng; DTXD: 40,0m2; DTSD: 50,0m2

2.Nhà đất tại:…………………………………………………………..với các đặc điểm sau:

+  Thửa đất được quyền sử dụng

–         Thửa đất số: …………………………Tờ bản đồ số:……………………………………..

–         Địa chỉ thửa đất: …………………………………………………………………………….

–         Diện tích: 60,63m2(Sáu mươi phảy sáu mươi ba mét vuông)

–         Hình thức sử dụng:

Sử dụng riêng: 60,63m2(Sáu mươi phảy sáu mươi ba mét vuông)

Sử dụng chung: 0  m2

–         Mục đích sử dụng: Đất ở đô thị.

–         Thời hạn sử dụng: Lâu dài

–         Nguồn gốc sử dụng: Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất

+   Tài sản gắn liền với đất:

 –   Theo Giấy chứng nhận: Nhà Bê tông 01 tầng; DTXD: 40,0m2; DTSD: 60,0m2

3.Nhà đất tại:…………………………………………………………..với các đặc điểm sau:

+   Thửa đất được quyền sử dụng

–         Thửa đất số: …………………………Tờ bản đồ số:……………………………………..

–         Địa chỉ thửa đất: …………………………………………………………………………….

–         Diện tích: 80,63m2(Sáu mươi phảy sáu mươi ba mét vuông)

–         Hình thức sử dụng:

Sử dụng riêng: 80,63m2(Sáu mươi phảy sáu mươi ba mét vuông)

Sử dụng chung: 0  m2

–         Mục đích sử dụng: Đất ở đô thị.

–         Thời hạn sử dụng: Lâu dài

–         Nguồn gốc sử dụng: Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất

+   Tài sản gắn liền với đất:

 –  Theo Giấy chứng nhận: Nhà Bê tông 03 tầng; DTXD: 80,0m2; DTSD: 80,0m2

Đến nay, do tuổi cao, sức yếu tôi làm Di chúc này phân chia toàn bộ phần tài sản thuộc quyền sở hữu hợp pháp của tôi trong khối tài sản chung hợp nhất của vợ chồng tôi và phần tôi được hưởng thừa kế từ chồng tôi (ông/bà ……………………………. – đã chết) để lại cho các con, cháu tôi có tên dưới đây, theo kỷ phần như sau:

…………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………

II-  Những nội dung khác liên quan đến nội dung Di chúc này:

a)    Ngoài người có tên trên đây, tôi không để lại di sản thừa kế cho bất kỳ người nào khác;

b)    Tôi không có bất kỳ một khoản nợ nào phải thanh toán nên những người có tên trên đây được hưởng di sản của tôi.

c)    Tất cả những sự phân chia khác đối với khối di sản này (nếu có) trước khi tôi lập bản Di chúc này đều không có giá trị trước pháp luật.

d)    Việc phân chia di sản trong bản Di chúc này là hoàn toàn do ý nguyện của tôi, được xác lập trong trạng thái hoàn toàn minh mẫn, sáng suốt, không bị bất cứ ai đe doạ, lừa dối hoặc cưỡng ép. Tôi đã nhờ Luật sư………… (Thẻ luật sư số: …… ……………) đánh máy bản di chúc này giúp tôi. Sau khi đánh máy, tôi đã được nghe đọc lại và hiểu rằng bản đánh máy này đã thể hiện được chính xác và đầy đủ ý nguyện của tôi.

e)    Bản Di chúc này gồm có 04 trang (Trong đó có 03 trang là nội dung di chúc và 01 trang là lời chứng nhận của Phòng Công chứng số 6 – Thành phố Hà Nội), được lập thành 05 (năm) bản chính, có giá trị như nhau (Lưu tại Phòng Công chứng …………………. 01 bản).

Người làm chứng                                  Người lập Di chúc


Tham khảo thêm:

Mẫu hợp đồng tư vấn dịch vụ pháp lý

Mẫu Hợp đồng tư vấn dịch vụ pháp lý

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

===o0o===

 

HỢP ĐỒNG DỊCH VỤ PHÁP LÝ

(Số ………./20.…./HĐ)

 

                       – Căn cứ Luật Luật sư số 65/2006/QH11 nước CNHXCN Việt Nam;

                       – Căn cứ Bộ luật dân sự số 33/2005/QH 11 nước CHXHCN Việt Nam;

                       – Căn cứ yêu cầu của bên thuê dịch vụ và khả năng cung cấp dịch vụ pháp lý của Công ty Luật …..

 

 

Hôm nay, ngày ………  tháng …….  năm ……, tại …………………………………………

Chúng tôi gồm có:

Bên thuê dịch vụ (Bên A): 

Người đại diện:

Chức vụ:

Địa chỉ:

Địa chỉ viết hoá đơn TC:

Điện thoại:

Số tài khoản:                                                            Mở tại ngân hàng:             

 

 

Bên thuê  cung cấp dịch vụ (Bên B): 

Người đại diện:

Chức vụ:

Địa chỉ:

Địa chỉ viết hoá đơn TC:

Điện thoại:

Số tài khoản:                                                          Mở tại ngân hàng:                                         

                           

Sau khi bàn bạc, thảo luận, hai bên nhất trí ký kết hợp đồng dịch vụ pháp lý với các điều khoản sau:

 

 

Điều 1. Nội dung vụ việc và các dịch vụ pháp lý:

 

1.1.Nội dung vụ việc:

1.2. Các dịch vụ pháp lý:

Điều 2. Thù lao, chi phí và phương thức thanh toán:

2.1. Thù lao:

– Theo giờ [………… ]; Theo ngày [………]; Theo tháng […….];

– Theo vụ việc với mức thù lao cố định [………];

– Theo vụ việc với mức thù lao theo tỷ lệ […….];

– Thoả thuận khác […………..]………….………

2.2. Chi phí:

– Chi phí đi lại, lưu trú:

– Chi phí sao lưu hồ sơ:

– Chi phí Nhà nước:

– Thuế giá trị gia tăng:

– Các khoản chi phí khác:

2.3. Phương thức và thời hạn thanh toán thù lao, chi phí:

2.4. Tính thù lao và chi phí trong trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng;

2.5. Thoả thuận khác về thù lao và chi phí:

 

 

Điều 3. Quyền và nghĩa vụ của Bên A:

3.1. Bên A có quyền:

a) Yêu cầu Bên B thực hiện các dịch vụ pháp lý đã thoả thuận với tinh thần nhiệt tình, trách nhiệm và đảm bảo quyền lợi chính đáng cho Bên A;

b) Đơn phương chấm dứt hợp đồng nếu xét thấy việc thực hiện công việc không mang lại lợi ích cho Bên A nhưng phải thông báo bằng văn bản cho Bên B biết trước 15 ngày đồng thời phải thanh toán cho Bên B các khoản thù lao, chi phí theo thoả thuận tại Điều 2 Hợp đồng này.

c) Đơn phương chấm dứt hợp đồng và yêu cầu Bên B bồi thường thiệt hại đối với những thiệt hại thực tế xảy ra nếu Bên B vi phạm nghiêm trọng các nghĩa vụ đã thoả thuận.

3.2. Bên A có nghĩa vụ:

a) Đảm bảo các thông tin, tài liệu do Bên A cung cấp cho bên B là sự thật;

b) Cung cấp kịp thời các thông tin, tài liệu, phương tiện cần thiết để Bên B thực hiện công việc.

c) Thanh toán tiền thù lao, chi phí cho Bên B theo thoả thuận tại Điều 2 Hợp đồng này.

d) Thanh toán thù lao và chi phí theo thoả thuận tại Điều 2 Hợp đồng này và bồi thường các thiệt hại thực tế xảy ra cho Bên B nếu Bên A đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật.

 

 

Điều 4. Quyền và nghĩa vụ của Bên B:

4.1. Quyền của Bên B:

a) Yêu cầu Bên A cung cấp các thông tin, tài liệu, chứng cứ, phương tiện cần thiết để thực hiện công việc.

b) Yêu cầu Bên A thanh toán thù lao và chi phí theo thoả thuận.

c) Yêu cầu Bên A thanh toán thù lao, chi phí và bồi thường những thiệt hại thực tế xảy ra cho Bên B nếu Bên A đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật.

4.2. Nghĩa vụ của Bên B:

a) Thực hiện công việc đã thoả thuận với tinh thần nhiệt tình, trách nhiệm để đảm bảo các quyền lợi chính đáng cho Bên A.

b) Không được giao cho tổ chức, cá nhân khác thực hiện công việc nếu không có sự đồng ý bằng văn bản của Bên A.

c) Thông báo kịp thời cho Bên A về mọi vấn đề liên quan đến quá trình thực hiện công việc. Thông báo này được thực hiện bằng điện thoại, lời nói trực tiếp. Việc thông báo bằng văn bản viết, fax, email từ địa chỉ email của Bên B cho Bên A chỉ được thực hiện nếu Bên A có yêu cầu bằng văn bản viết, bản fax hoặc email từ số máy fax, địa chỉ email mà Bên A cung cấp cho Bên B trong hợp đồng này.

d) Giữ bí mật các thông tin, tài liệu, chứng cứ hoặc sự kiện liên quan đến Bên A mà Bên B biết được trong quá trình thực hiện công việc. Chỉ được công bố các thông tin, tài liệu, chứng cứ, sự kiện đó nếu được sự đồng ý bằng văn bản viết, bản fax hoặc email từ từ những số máy fax, địa chỉ email hợp lệ của Bên A.

đ) Bồi thường thiệt hại cho Bên A nếu làm mất mát, hư hỏng tài liệu hoặc tiết lộ thông tin trái thoả thuận.

e) Bồi thường thiệt hại cho Bên A nếu đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật.

 

Điều 5. Thời hạn thực hiện hợp đồng:

…………………………………………………………………………………………………………………………………………….

……………………………………………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………………………………………..

…………………………………………………………………………………………………………………………………………..

 

Điều 6. Điều khoản chung:

6.1. Hai bên cam kết thực hiện đúng các thoả thuận trong hợp đồng, những điều khoản không có trong hợp đồng được thực hiện theo các luật viện dẫn trong Hợp đồng này và các văn bản hướng dẫn của các luật đó.

6.2. Nếu phát sinh tranh chấp về hợp đồng, các bên sẽ tiến hành thương lượng, thoả thuận. Nếu không thoả thuận được, một trong các bên có quyền khởi kiện theo quy định của pháp luật.

6.3. Hợp đồng được lập thành 04 bản, các bản có nội dung và giá trị pháp lý như nhau, mỗi bên giữ 02 bản.

6.4. Hợp đồng có hiệu lực kể từ ngày………………

          ĐẠI DIỆN BÊN A                                                    ĐẠI DIỆN BÊN B

Tham khảo thêm:

Hợp đồng cung cấp dịch vụ

Mẫu Hợp đồng cung cấp dịch vụ

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

————***————

 

HỢP ĐỒNG

Cung cấp dịch vụ.

Số: …………/2008/HĐDV

  • Căn cứ vào Bộ luật Dân sự số 33/2005/QH11, được Quốc hội thông qua ngày 14/06/2005;

  • Căn cứ nhu cầu của các bên;

Hôm nay,  ngày … tháng … năm 20…, tại …………………………………………………

Chúng tôi gồm:

Bên A : …………………………………………………………..

Địa chỉ                        :  …………………………………………

Điện thoại                   :  …………………………………………

Số CMND       :                       Ngày cấp:                    Nơi cấp:

Bên B : …………………………………………………………..

Địa chỉ                        :  …………………………………………

Điện thoại                   :  …………………………………………

Số CMND       :                       Ngày cấp:                    Nơi cấp:

Hai bên thống nhất ký hợp đồng với những điều khoản như sau:

Điều 1: Nội dung dịch vụ

Bên B đồng ý cung cấp cho Bên A các dịch vụ sau :

…………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Điều 2: Phí dịch vụ và phương thức thanh toán

Phí dịch vụ chưa có thuế                    : ………………………………..VND

Thuế GTGT (10%)                              : ………………………………..VND

Phí dịch vụ bao gồm thuế GTGT        : ………………………………..VND

(Bằng chữ:……………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………

Phí dịch vụ được thanh toán theo các lần sau đây:

  • Lần 1: Tạm ứng tiền thù lao dịch vụ               : ………………………………..VND,

  • Lần 2: Thanh toán toàn bộ phí dịch vụ khi đồng ý GDịch : ………………………………..VND,

Phương thức thanh toán: Chuyển khoản hoặc Tiền mặt.

Điều 3: Trách nhiệm và quyền hạn của các Bên

4.1. Trách nhiệm của bên A

Thực hiện đầy đủ các nội dung nghiệp vụ tương ứng với các dịch vụ ký kết, được niêm yết công khai kèm theo biểu giá;

Đảm bảo thực hiện với chất lượng cao và nhiệt tình với công việc, đúng nguyên tắc minh bạch, trung thực, uy tín, khách quan và bí mật về thông tin cá nhân của khách hàng;

Đại diện khách hàng đăng ký, để thực hiện các công việc, các họat động liên quan đến nghiệp vụ tương ứng với dịch vụ ký kết được thỏa thuận của hợp đồng này.

4.2. Trách nhiệm của Bên B

Cung cấp đầy đủ, kịp thời các giấy tờ, tài liệu có liên quan đến tình trạng thực tế của bản than;

Đảm bảo các điều kiện thuận lợi cho Bên B thực hiện dịch vụ;

Thanh toán cho Bên B phí dịch vụ theo Điều 3 đúng hạn.

Điều 4: Cam kết thực hiện

Hai bên cam kết thực hiện tất cả các điều khoản đã ghi trong hợp đồng;

Trong quá trình thực hiện nếu gặp khó khăn hai Bên phải kịp thời thông báo cho nhau, cần thiết thì trao đổi bằng văn bản tìm giải pháp thích hợp;

Mọi tranh chấp nảy sinh trong việc thực hiện Hợp đồng này, hai Bên sẽ giải quyết trên tinh thần hợp tác, tương trợ lẫn nhau. Trường hợp không đạt được thoả thuận để giải quyết tranh chấp thì được đưa ra giải quyết tại Toà án dân sự thành phố Đà Nẵng, quyết định của Toà án là quyết định cuối cùng và buộc hai bên phải thực hiện;

Hợp đồng này được lập thành 02 bản có giá trị như nhau, Bên A giữ 01 bản, Bên B giữ 02 bản và có hiệu lực kể từ ngày ký hợp đồng, cho đến khi bên B hoàn thành các dịch vụ quy định tại Điều 1 và Bên A thanh toán xong phí dịch vụ cho Bên B thì hợp đồng này xem như được thanh lý hoặc cả hai bên cùng thống nhất chấm dứt hợp đồng bằng văn bản.

Đại diện Bên A Đại diện Bên B

Tham khảo thêm:

Mẫu Tờ khai đăng ký thuế cho cá nhân nộp thuế TNCN

Mẫu Tờ khai đăng ký thuế cho cá nhân nộp thuế TNCN

Mẫu số 05-ĐK-TCT: TỜ KHAI ĐĂNG KÝ THUẾ – DÙNG CHO CÁ NHÂN THUỘC DIỆN NỘP THUẾ TNCN
(Thông tư số 80/2012/TT-BTC ngày 22 tháng 05 năm 2012 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn Luật Quản lý thuế về đăng ký thuế)

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
——————–

TỜ KHAI ĐĂNG KÝ THUẾ

TAX REGISTRATION FORM

Mã số thuế

(Cơ quan thuế ghi nếu cấp mới hoặc cá nhân ghi nếu đã được cấp mã số)

[01]. Họ và tên người đăng ký thuế:

[02]. Ngày tháng năm sinh:

ngày     tháng          năm

Nam Nữ

[03]. Giới tính:
[04]. Quốc tịch:………………………………

[05]. Số chứng minh nhân dân

hoặc số hộ chiếu

 

 [05.1]. Ngày cấp:

ngày     tháng          năm

 [05.2]. Nơi  cấp: ……………………………………………………………………………………….

[06]. Địa chỉ đăng ký theo hộ khẩu:

[06.1]. Số nhà/đường phố, thôn, xóm: …………………………………………………………

[06.2]. Xã, phường: …………………………………………………………………………………..

[06.3]. Quận, huyện: ………………………………………………………………………………….

[06.4]. Tỉnh, thành phố: …………………………………

[06.5]. Quốc gia: ……………………..

[07]. Địa chỉ cư trú:

[07.1]. Số nhà/đường phố, thôn, xóm: …………………………………………………………

[07.2]. Xã, phường: ……………………………………………………………………………………

[07.3]. Quận, huyện: ………………………………………………………………………………….

[07.4]. Tỉnh, thành phố: ……………………………………………………………………………..

[08]. Điện thoại liên hệ: ………………………………………..  [09]. Email: …………………………

[10]. Cơ quan thuế quản lý: …………………………………………………………………………………..

[11]. Nơi đăng ký quyết toán thuế:………………………………………………………………

Tôi cam đoan những nội dung kê khai là đúng và chịu trách nhiệm trước pháp luật về những nội dung đã khai./.

…, ngày …tháng  … năm …………

NGƯỜI ĐĂNG KÝ THUẾ

 (Ký và ghi rõ họ tên)

Tham khảo thêm:

Mẫu Danh sách viên chức ngoại giao thuộc đối tượng hoàn thuế GTGT

Mẫu Danh sách viên chức ngoại giao thuộc đối tượng hoàn thuế GTGT

Mẫu số 06-ĐK-TCT-BK01: DANH SÁCH VIÊN CHỨC NGOẠI GIAO THUỘC ĐỐI TƯỢNG HOÀN THUẾ GTGT (Kèm theo mẫu số 06-ĐK-TCT)
(Thông tư số 80/2012/TT-BTC ngày 22 tháng 05 năm 2012 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn Luật Quản lý thuế về đăng ký thuế)

DANH SÁCH VIÊN CHỨC NGOẠI GIAO THUỘC ĐỐI TƯỢNG HOÀN THUẾ GTGT

(Kèm theo mẫu số 06-ĐK-TCT)

List of Diplomatic staff entitled to VAT refund

 

Số TT

 

No.

Tên

 

Name

Quốc tịch

 

Nationality

Chức danh

 

Position

Hộ chiếu/ CMND số

 

Passport or Identify number

         
         
         
         
         
         
         
         
         
         
         
         
         
         
         
         
         
         
         
         
         
         
         
         
         

 

Tham khảo thêm:

Mẫu Tờ khai đăng ký thuế nộp thuế thay nhà thầu nước ngoài

Mẫu Tờ khai đăng ký thuế nộp thuế thay nhà thầu nước ngoài

Mẫu số 04.1-ĐK-TCT: TỜ KHAI ĐĂNG KÝ THUẾ – DÙNG CHO BÊN VIỆT NAM NỘP THUẾ THAY NHÀ THẦU NƯỚC NGOÀI
(Thông tư số 80/2012/TT-BTC ngày 22 tháng 05 năm 2012 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn Luật Quản lý thuế về đăng ký thuế)


Dành cơ quan thuế ghi
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

 

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc 

TỜ KHAI ĐĂNG KÝ THUẾ

Mẫu số:04.1-ĐK-TCT  
Ngày nhận tờ khai:
           
 
   
      DÙNG CHO BÊN VIỆT NAM NỘP THUẾ THAY NHÀ THẦU NƯỚC NGOÀI  
   

 

MÃ SỐ THUẾ DÙNG NỘP THUẾ

 

 

Dành cho cơ quan thuế ghi

 

 
                   
   
   
             

 

1. Tên bên nộp thuế thay ký hợp đồng
 

 

2. Mã số thuế của bên nộp thuế thay (nếu có)

 

3. Địa chỉ trụ sở   4. Địa chỉ nhận thông báo của cơ quan thuế
3a. Số nhà, đường phố, thôn, xóm:   4a. Số nhà, đường phố, thôn,  xóm:
3b. Phường/xã   4b. Phường/xã
3c. Quận/ Huyện:   4c. Quận/ Huyện:
3d. Tỉnh/ Thành phố:   4d. Tỉnh/ Thành phố:
3e. Điện thoại:                                  /Fax:Email:   4e. Điện thoại:                                  /Fax:Email:

 

5. Đăng ký xuất nhập khẩu
                                              Có                                    Không

 

 

6. Các loại thuế bên bên nộp thuế thay có trách nhiệm nộp thay Nhà thầu, Nhà thầu phụ

 

  Giá trị gia tăng   Tiêu thụ đặc biệt   Thuế xuất, nhập khẩu   Tài nguyên   Thu nhập doanh nghiệp   Môn bài
  Tiền thuê đất   Phí, lệ phí   Thu nhập cá nhân   Khác        

 

7. Thông tin về người phụ trách của bên bên nộp thuế thay
7a. Tên: 7b. Địa chỉ
7c. Điện thoại/ Fax: 7d. Email:

 

Tôi xin cam đoan những nội dung trong bản kê khai này là đúng

HỌ VÀ TÊN NGƯỜI KHAI (CHỮ IN)
Chức vụ:
Ngày… /… /……Chữ ký (đóng dấu)

 

Khu vực dành cho cơ quan thuế ghi:

 

Mục lục ngân sách: Cấp   Chương   Loại     Khoản   Mã ngành nghề kinh doanh chính  
                 
Phương pháp tính thuế Giá trị gia tăng   Khấu trừ   Trực tiếp trên GTGT   Trực tiếp trên doanh số   Khoán   Không phải nộp thuế GTGT

Chi tiết mã loại hình kinh tế

  Ngày kiểm tra tờ khai: …./…./……
Nơi đăng ký nộp thuế   Người kiểm tra (ký, ghi rõ họ tên)
Khu vực kinh tế:  
  Kinh tế nhà nước   Kinh tế tư nhân Kinh tế tập thể  
  Kinh tế có vốn ĐTNN   Kinh tế cá thể    

 

 

 

 HƯỚNG DẪN KÊ KHAI MẪU SỐ 04.1-ĐK-TCT
1. Tên bên Việt Nam ký hợp đồng: Ghi rõ ràng, đầy đủ bằng chữ in hoa tên tổ chức là bên Việt Nam ký hợp đồng với nhà thầu nước ngoài.2. Mã số thuế của bên Việt Nam (nếu có):  Ghi rõ mã số thuế đã được cơ quan thuế cấp của tổ chức là bên Việt Nam ký hợp đồng với nhà thầu nước ngoài (nếu có)3. Địa chỉ trụ sở: Địa chỉ trụ sở chính của tổ chức là bên Việt Nam ký hợp đồng. Ghi rõ số nhà, đường phố, thôn/ấp, phường/xã, quận/huyện, tỉnh/thành phố. Nếu có số điện thoại, số Fax thì ghi rõ mã vùng – số điện thoại/số Fax.4. Địa chỉ nhận thông báo  của cơ quan thuế: Nếu có địa chỉ nhận các thông báo của cơ quan thuế khác với địa chỉ của trụ sở chính thì ghi rõ địa chỉ nhận thông báo thuế để cơ quan thuế liên hệ; nếu không có thì ghi đúng địa chỉ trụ sở.5. Đăng ký xuất nhập khẩu:  Nếu có hoạt động xuất nhập khẩu thì đánh dấu “Có” và ngược lại đánh dấu “Không”6. Các loại thuế bên Việt Nam có trách nhiệm nộp thay nhà thầu, nhà thầu phụ: Đánh dấu X vào những ô tương ứng với những sắc thuế phải nộp thay Nhà thầu, nhà thầu phụ nước ngoài.7. Thông tin về người phụ trách của bên Việt Nam: Tên, địa chỉ, số điện thoại, số Fax, Email của người phụ trách bên Việt Nam.Người ký vào Tờ khai đăng ký thuế là người là người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp Việt Nam nộp thuế thay nhà thầu nước ngoài.

 

Tham khảo thêm:

Mẫu báo cáo kết quả chào bán/phát hành chứng chỉ quỹ

Mẫu báo cáo kết quả chào bán/phát hành chứng chỉ quỹ – Phụ lục số 21

(Ban hành kèm theo Thông tư số 224/2012/TT-BTC ngày 26 tháng 12 năm 2012 của Bộ Tài chính hướng dẫn thành lập và quản lý quỹ đóng, quỹ thành viên)

 

 

BÁO CÁO KẾT QUẢ CHÀO BÁN/PHÁT HÀNH CHỨNG CHỈ QUỸ

RA CÔNG CHÚNG

(Tên chứng chỉ quỹ……)

(theo Giấy chứng nhận đăng ký chào bán số …..   ngày …. tháng …. năm….)

 

Kính gửi: Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước

 

  1. Công ty quản lý quỹ:
  • Tên:

  • Địa chỉ trụ sở chính:

  • Điện thoại:

  • Fax:

  1. Ngân hàng giám sát:
  • Tên:

  • Địa chỉ trụ sở chính:

  • Điện thoại:

  • Fax:

 

III. Chứng chỉ quỹ chào bán:

  1. Tên quỹ chào bán:
  2. Mệnh giá:
  3. Số lượng chứng chỉ quỹ đăng ký chào bán/phát hành:
  4. Tổng khối lượng vốn huy động dự kiến :
  5. Hiệu lực đăng ký chào bán/phát hành: từ ngày…/……../…….. tới ngày……./……./……….
  6. Thời hạn nhận đăng ký mua/thanh toán: từ ngày ……/……./…… tới ngày ……../……./……..
  7. Tổ chức bảo lãnh phát hành (nếu có):
  8. Tên tổ chức bảo lãnh phát hành chính:
  9. Tên các tổ chức bảo lãnh phát hành khác và số lượng chứng chỉ quỹ cam kết bảo lãnh, số lượng cổ phiếu còn lại chưa phân phối hết của từng tổ chức (nếu có):
  10. Phí bảo lãnh phát hành:
  11. Đại lý phân phối:
  • Tên:

  • Địa chỉ trụ sở chính:

  • Điện thoại:

  • Fax:

 

  1. Kết quả chào bán/phát hành chứng chỉ quỹ:

 

Đối tượng mua chứng chỉ quỹ Giá chào bán Số chứng chỉ quỹ chào bán Số lượng chứng chỉ quỹ đăng ký mua Số lượng chứng chỉ quỹ được phân phối Số người đăng ký mua Số người được phân phối Số người không được phân phối Số chứng chỉ quỹ còn lại Tỷ lệ chứng chỉ quỹ phân phối
1 2 3 4 5 6 7 8=6-7 9=3-5 10
1. Nhà đầu tư trong nước Cá nhân
Tổ chức
Tổng số
2. Nhà đầu tư nước ngoài Cá nhân
Tổ chức
Tổng số
Tổng số

 

  1. Tổng hợp kết quả đợt chào bán chứng chỉ quỹ:
  2. Tổng số chứng chỉ quỹ đã phân phối:.., chiếm….% tổng số chứng chỉ quỹ đăng ký chào bán.
  3. Tổng số tiền thu được cho quỹ:………………..đồng.
  4. Tổng chi phí :………………………………………………………………..đồng.

–             Phí bảo lãnh phát hành:

–             Phí phân phối:

–             Phí tư vấn luật:

–             Phí khác (nêu rõ)

Danh sách và tỷ lệ sở hữu của từng nhà đầu tư chuyên nghiệp và nhà đầu tư sở hữu từ 5% trở lên số lượng chứng chỉ quỹ lưu hành kể cả trong và ngoài nước (đính kèm)

…, ngày … tháng … năm …

 

Giám đốc (Tổng giám đốc) công ty

quản lý quỹ

(ký,ghi rõ họ tên và đóng dấu)

 

Tham khảo thêm:

Mẫu Bảng kê các nhà thầu phụ của nhà thầu nước ngoài

Mẫu Bảng kê các nhà thầu phụ của nhà thầu nước ngoài

Mẫu số 04-ĐK-TCT-BK01: BẢNG KÊ CÁC NHÀ THẦU PHỤ (SUB-CONTRACTOR DECLARATION) (Kèm theo mẫu 04-ĐK-TCT)
(Thông tư số 80/2012/TT-BTC ngày 22 tháng 05 năm 2012 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn Luật Quản lý thuế về đăng ký thuế)

BẢNG KÊ CÁC NHÀ THẦU PHỤ (SUB-CONTRACTOR DECLARATION)

(Kèm theo mẫu 04-ĐK-TCT)

 

STT

 

No

Tên nhà thầu phụ

 

Name ofsub-contractor

Quốc tịch

 

Nationality

Mã số đăng ký ĐTNT tại VN (nếu có)

 

Taxapayer identification number in Vietnam (if any)

Số hợp đồng

 

Sub-contract number

Giá trị hợp đồng

 

Sub-contract value

Địa điểm thực hiện

 

Location of business according to the sub-contract

Số lượng

 

lao động

Employees hired in the sub-contract

               
               
               
               
               
               
               
               
               
               
               
               
               
               
               
               
               
               
               
               

 

Tham khảo thêm:

Mẫu Thông báo tịnh trạng kê khai, nộp thuế của Đơn vị chuyển địa điểm

Mẫu Thông báo tịnh trạng kê khai, nộp thuế của Đơn vị chuyển địa điểm

Mẫu số 09 – MST: THÔNG BÁO Tình trạng kê khai, nộp thuế của Đơn vị chuyển địa điểm kinh doanh
(Thông tư số 80/2012/TT-BTC ngày 22 tháng 05 năm 2012 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn Luật Quản lý thuế về đăng ký thuế)


Mẫu số 09 – MST

       (TỔNG CỤC THUẾ)

CỤC THUẾ TỈNH/TP………….                   CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

(CHI CỤC THUẾ………………..)                                       Độc lập – Tự do – Hạnh phúc


 

THÔNG BÁO

Tình trạng kê khai, nộp thuế của Đơn vị chuyển địa điểm kinh doanh

  ————————-

Thời điểm chuyển địa điểm:  … Tháng/năm  ….

 

Kính gửi:……………………………………………………..

Cục Thuế/Chi cục Thuế:……………..……………………… xin thông báo:

Người nộp thuế: …………………………….……………………………          MST: ……………………………….

Chuyển địa điểm kinh doanh từ:

Địa chỉ trụ sở cũ: ……………..……………………………….. Quận/huyện: ………………….………. Tỉnh/TP: ……………..………

đến:

Địa chỉ trụ sở mới: ……………..……………………………… Quận/huyện: ………………….………. Tỉnh/TP: ……………..………

Số điện thoại liên hệ mới:…………………………………………………………………

 

  1. Bảng liệt kê tình trạng kê khai, nộp thuế từ đầu năm đến thời điểm chuyển đi:
Loại thuế Mục – TMục Số tờ khai

 

đã nộp

Số lần không nộp tờ khai Số lần nộp chậm tờ khai Số tờ khai sai số học Số thuế phát sinh phải nộp do kê khai từ đầu năm đến thời điểm chuyển đi Số thuế được khấu trừ chuyển kỳ sau đến thời điểm chuyển đi Số thuế nợ (+)/ nộp thừa (-) đến thời điểm chuyển đi Đã tính phạt nộp chậm đến Ngày /tháng

 

/năm.

Số tiền nợ (+)/Nộp thừa (-) Hạn nộp
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 12
1.Thuế GTGT 1700                  
                     
  1. Đã kiểm tra quyết toán các năm: ……………………………………………………….

 

  1. Tình hình quyết toán hoá đơn với cơ quan thuế nơi chuyển đi:
  • Đã quyết toán hoá đơn: ……………….
  • Không sử dụng hoá đơn: ………………
  1. Nhận xét khác:

………………………………………………

 

Nơi nhận:

 

– Như trên;

– …………………….;

– Lưu: VT, …….

………, ngày……..tháng….. năm…….

LÃNH ĐẠO CƠ QUAN THUẾ

(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

 

Tham khảo thêm:

Mẫu Thông báo mã số thuế

Mẫu Thông báo mã số thuế

Mẫu 11-MST: THÔNG BÁO MÃ SỐ THUẾ
(Thông tư số 80/2012/TT-BTC ngày 22 tháng 05 năm 2012 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn Luật Quản lý thuế về đăng ký thuế)

Mẫu: 11-MST

 

TỔNG CỤC THUẾ (GDT)

 

CỤC THUẾ ( ): ……………….

—————

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự Do – Hạnh Phúc

———————

 

THÔNG BÁO MÃ SỐ THUẾ

TAX INDENTIFICATION NUMBER (TIN) NOTIFICATION

——————–

 

Cục Thuế thông báo mã số thuế của đơn vị/ cá nhân như sau:

The Tax Department of ……………………….. Province/City hereby would like to inform your TIN as follows:

 

Mã số thuế                          :……………………………………………………………………………….

Tax identification number     

 

Tên người nộp thuế           :……………………………………………………………………………….

Full name of Taxpayer

 

Địa chỉ trụ sở                     :……………………………………………………………………………….

Office address

 

Ngày cấp mã số thuế         :……………………………………………………………………………….

Date of issue

 

Cơ quan thuế quản lý trực tiếp:……………………………………………………………………….

Tax Department in charge

 

Yêu cầu đơn vị phải sử dụng mã số thuế theo đúng quy định kể từ ngày nhận được

thông báo này.

You are required to use this Tax Identification Number in accordance with stipulated regulations as from the date of receiving this notification.

 

Ngày (date): …… / …… / ………….

THỦ TRƯƠNG CƠ QUAN THUẾ

DIRECTOR OF TAX DEPARTMENT

 

Tham khảo thêm:

Mẫu Tờ khai điều chỉnh đăng ký thuế

Mẫu Tờ khai điều chỉnh đăng ký thuế

Mẫu 08-MST: TỜ KHAI ĐIỀU CHỈNH ĐĂNG KÝ THUẾ
(Thông tư số 80/2012/TT-BTC ngày 22 tháng 05 năm 2012 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn Luật Quản lý thuế về đăng ký thuế)

Mẫu: 08-MST

TỜ KHAI

ĐIỀU CHỈNH ĐĂNG KÝ THUẾ

Tên đơn vị/cá nhân:

Mã số thuế:

Địa chỉ trụ sở chính:

Đơn vị đăng ký thay đổi các chỉ tiêu đăng ký thuế như sau:

Chỉ tiêu

 

 (1)

Thông tin đăng ký cũ

 

(2)

Thông tin đăng ký mới

 

(3)

Ví dụ:

– Chỉ tiêu 4: Địa chỉ nhận Thông báo thuế

– ….


124 Lò Đúc-Hà Nội

235 Nguyễn Thái Học – Hà Nội

Đơn vị/cá nhân cam kết những thông tin kê khai trên là hoàn toàn chính xác.

Phần dành cho cơ quan thuế ghi: Chương ..     Khoản  …

………………, ngày ……. tháng ….. năm ………

LÃNH ĐẠO ĐƠN VỊ/CÁ NHÂN

(Ký, ghi họ tên và đóng dấu)

 

 

HƯỚNG DẪN:

  • Cột (1): Chỉ tiêu ghi trên mẫu tờ khai đăng ký thuế.
  • Cột (2): Ghi lại nội dung thông tin đã kê khai trong lần đăng ký thuế gần nhất.
  • Cột (3): Ghi chính xác chỉ tiêu mới thay đổi.

 

Tham khảo thêm:

Mẫu Tờ khai đăng ký thuế cho cơ quan ngoại giao

Mẫu Tờ khai đăng ký thuế cho cơ quan ngoại giao

Mẫu số 06-ĐK-TCT: TỜ KHAI ĐĂNG KÝ THUẾ – DÙNG CHO CÁC CƠ QUAN NGOẠI GIAO, CƠ QUAN LÃNH SỰ, CƠ QUAN ĐẠI DIỆN TỔ CHỨC QUỐC TẾ
(Thông tư số 80/2012/TT-BTC ngày 22 tháng 05 năm 2012 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn Luật Quản lý thuế về đăng ký thuế)

Dành cơ quan thuế ghi

 

FOR TAX OFFICE ONLY

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

 

TỜ KHAI ĐĂNG KÝ THUẾ

TAX REGISTRATION FORM

Mẫu số:

Form No:

06-ĐK-TCT

 
 

 

Ngày nhận tờ khai:

 

Date of receive

           

 

 
   
      DÙNG CHO CÁC CƠ QUAN NGOẠI GIAO, CƠ QUAN LÃNH SỰ, CƠ QUAN ĐẠI DIỆN TỔ CHỨC QUỐC TẾ

 

Use for diplomatic, consulate, international organization

 
 

MÃ SỐ THUẾ

TAX IDENTIFICATION NUMBER

Dành cho cơ quan thuế ghi For tax office only

 

 
 
                   

 

   
             

 

1. Tên cơ quan đại diện

 

Name of Mission

 

 

 

 

2. Trụ sở tại Việt Nam

 

Address in Vietnam

     
2a. Số nhà, đường phố, thôn  xóm:

 

Number, Street name

 

   
     
2b. Phường/ xã:

 

Ward

   
     
2c. Quận/ Huyện:

 

District

   
   
2d. Tỉnh/ Thành phố:

 

Province/ City

   
2e. Điện thoại:                                      Fax:

 

Tel

   
 

 

3. Đăng ký xuất nhập khẩu:   4. Tài liệu kèm theo: (Attachments)
                 Có                                      Không

 

Yes                                     No

   

 

Trưởng cơ quan đại diện hoặc Phó trưởng cơ quan đại diện

 

Head or Deputy Head of Mission

Ngày……/……/…….

 

Date ……/……/…….

 

Chữ ký

Signature

 

 

 

Vụ Lễ tân Bộ ngoại giao xác nhận Cơ quan đại diện nêu trên thuộc đối tượng được hưởng ưu đãi miến trừ ngoại giao theo quy định của Pháp lệnh về ưu đãi miễn trừ ngoại giao

 

Hà Nội, ngày      tháng      năm

Ha Noi, Date     Month      Year

Vụ trưởng Vụ lễ tân

Director of Protocol Department

 

 

 

 

 

 

Khu vực dành cho cơ quan thuế ghi:                                              Ngày kiểm tra tờ khai: …./…./………….

for tax office only Người kiểm tra (ký, ghi rõ họ tên)
Nơi đăng ký nộp thuế:    
     

 

Mục lục ngân sách:   Cấp   Chương   Loại     Khoản    
                   

 

 

 

Tham khảo thêm:

Mẫu Bảng kê chi tiết tài sản quý hiếm gửi

Mẫu Bảng kê chi tiết tài sản quý hiếm gửi

Mẫu số 03: Mẫu Bảng kê chi tiết tài sản quý hiếm gửi
(Ban hành kèm theo Thông tư số 122/2012/TT-BTC ngày 27 tháng 07 năm 2012 của Bộ Tài chính về việc quy định việc quản lý đối với các loại tài sản quý hiếm và giấy tờ có giá do Kho bạc Nhà nước nhận gửi vào bảo quản)

Mẫu số: 03

TÊN CQ, TC CHỦ QUẢN (1)
TÊN CƠ QUAN, TỔ CHỨC (2)
——–
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————-
  …….., ngày …. tháng ….. năm 20……

 

BẢNG KÊ CHI TIẾT TÀI SẢN GỬI

(Kèm theo Công văn hoặc Giấy đề nghị số ……. ngày … tháng … năm…… của …)

STT Tên tài sản Đơn vịtính Số lượng Trọng lượng hoặc Số sê ri (đối với giấy tờ có giá) Ghi chú
           
           
           
           
           
           
           
           

 

 

 

 

Tên đơn vị hoặc cá nhân gửi tài sản
(ký tên, đóng dấu) (nếu có)
Họ và Tên

Ghi chú:

(1) và (2): Nếu là cá nhân gửi tài sản không cần ghi vào mục này.

 

Tham khảo thêm:

Mẫu Biên bản giao nhận tài sản quý hiếm

Mẫu Biên bản giao nhận tài sản quý hiếm

Mẫu số 04a: Mẫu Biên bản giao nhận tài sản quý hiếm
(Ban hành kèm theo Thông tư số 122/2012/TT-BTC ngày 27 tháng 07 năm 2012 của Bộ Tài chính về việc quy định việc quản lý đối với các loại tài sản quý hiếm và giấy tờ có giá do Kho bạc Nhà nước nhận gửi vào bảo quản)

Mẫu số: 04a

TÊN CQ, TC CHỦ QUẢN
KHO BẠC NHÀ NƯỚC…
——–

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————-

Số:         /BBGN-KBNN….

 

 

BIÊN BẢN GIAO NHẬN TÀI SẢN

Hôm nay, ngày …… tháng …… năm ……, tại KBNN ……………… chúng tôi gồm có:

  1. BÊN GIAO TÀI SẢN
  • Tên cơ quan, đơn vị có tài sản gửi KBNN: (đối với cơ quan, đơn vị)
  • Họ tên, chức vụ người gửi: (đối với cơ quan, đơn vị)
  • Họ tên, địa chỉ, chứng minh nhân dân của người gửi hoặc người được ủy quyền: (đối với cá nhân)
  1. BÊN NHẬN TÀI SẢN
  • Tên cơ quan nhận bảo quản tài sản: KBNN …………………………………………
  • Địa chỉ: ……………………………………………………………………………………
  • Đại diện là ông (bà): ………………………………………………… Chức vụ: ………
  1. NỘI DUNG GIAO NHẬN TÀI SẢN
  • Tên cơ quan, Hội đồng kiểm định tài sản, số hồ sơ (hoặc biên bản) kiểm định tài sản:
  • Mô tả: chất liệu túi, dây buộc miệng túi, niêm phong và mã số, ký hiệu của túi bảo quản:
  • Hình thức nhận giữ, bảo quản tài sản:

(Đính kèm bảng kê chi tiết tài sản gửi)

Biên bản được lập thành 04 bản có giá trị pháp lý như nhau: Bên nhận 01 bản; Bên giao 03 bản (01 bản kèm theo tài sản gửi; Kế toán lưu 01 bản; Thủ kho lưu 01 bản)./.

 

ĐẠI DIỆN BÊN GIAO
(chữ ký, dấu (nếu có))
Họ và Tên

ĐẠI DIỆN BÊN NHẬN
(chữ ký, dấu)
Họ và Tên

 

Mẫu số: 04b

TÊN CQ, TC CHỦ QUẢN
KHO BẠC NHÀ NƯỚC…
——–
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————-
Số:         /BBGN-KBNN….  

 

BIÊN BẢN GIAO NHẬN TÀI SẢN

Hôm nay, ngày …… tháng …… năm ……, tại KBNN ……………… chúng tôi gồm có:

  1. BÊN GIAO TÀI SẢN
  • Tên cơ quan giao tài sản: KBNN………………………………………………………
  • Địa chỉ: ……………………………………………………………………………………
  • Đại diện là ông (bà): …………………………………….. Chức vụ: …………………
  1. BÊN NHẬN TÀI SẢN
  • Tên cơ quan, đơn vị nhận tài sản từ KBNN: (đối với cơ quan, đơn vị)
  • Họ tên, chức vụ người nhận tài sản: (đối với cơ quan, đơn vị)
  • Họ tên, địa chỉ, chứng minh nhân dân của người nhận hoặc người được ủy quyền: (đối với cá nhân).
  1. NỘI DUNG GIAO NHẬN TÀI SẢN
  • Nhận tài sản đã gửi theo Hợp đồng số …../HĐBQTS-KBNN….
  • Mô tả: chất liệu túi, dây buộc miệng túi, niêm phong và mã số, ký hiệu của túi bảo quản:

Biên bản được lập thành 03 bản có giá trị pháp lý như nhau: Bên nhận 01 bản; Bên giao 02 bản (Kế toán lưu 01 bản; Thủ kho lưu 01 bản)./.

 

ĐẠI DIỆN BÊN GIAO
(chữ ký, dấu (nếu có))
Họ và Tên

ĐẠI DIỆN BÊN NHẬN
(chữ ký, dấu)
Họ và Tên

 

Tham khảo thêm:

Mẫu Thông báo lập Chi nhánh, Văn phòng đại diện, Địa điểm kinh doanh

Mẫu Thông báo lập Chi nhánh, Văn phòng đại diện, Địa điểm kinh doanh

Mẫu 07-MST: THÔNG BÁO Về việc lập Chi nhánh/Văn phòng đại diện/Địa điểm kinh doanh
(Thông tư số 80/2012/TT-BTC ngày 22 tháng 05 năm 2012 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn Luật Quản lý thuế về đăng ký thuế)

Mẫu 07-MST

TÊN DOANH NGHIỆP

 

 

——————

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
——————
Số: …………. ……., ngày … tháng … năm……

THÔNG BÁO

Về việc lập Chi nhánh/Văn phòng đại diện/Địa điểm kinh doanh

——————–

Kính gửi: Cục Thuế tỉnh (thành phố)…………….

Tên doanh nghiệp (ghi bằng chữ in hoa):………………………………………………………………………

Mã số doanh nghiệp/Mã số thuế:   ……………………………………………………………………………..

Số Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (chỉ kê khai nếu không có mã số doanh nghiệp/mã số thuế):

Đăng ký hoạt động Chi nhánh/Văn phòng đại diện/Thông báo lập địa điểm kinh doanh với các nội dung sau:

  1. Tên Chi nhánh/Văn phòng đại diện/Địa điểm kinh doanh (ghi bằng chữ in hoa): …………….

…………………………………………………………………………………………………………………………..

  1. Địa chỉ Chi nhánh/Văn phòng đại diện/Địa điểm kinh doanh:

Số nhà, đường phố/xóm/ấp/thôn: ……………………………………………………………………………..

Xã/Phường/Thị trấn: ……………………………………………………………………………………………….

Quận/Huyện/Thị xã/Thành phố thuộc tỉnh:……………………………………………………………………..

Tỉnh/Thành phố: ……………………………………………………………………………………………………..

Điện thoại: ………………………………………. Fax: ………………………………………………………..

Email: …………………………………………… Website: ……………………………………………………

  1. Ngành, nghề kinh doanh, nội dung hoạt động:
  2. a) Ngành, nghề kinh doanh (đối với Chi nhánh, Địa điểm kinh doanh; ghi tên và mã theo ngành cấp 4 trong Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam):
STT Tên ngành Mã ngành
     
     
  1. b) Nội dung hoạt động (đối với văn phòng đại diện): ……………………………………………………….
  2. Người đứng đầu Chi nhánh/Văn phòng đại diện/Địa điểm kinh doanh:

Họ tên người đứng đầu (ghi bằng chữ in hoa): ……………….. Giới tính: ……………………………..

Sinh ngày: …../…../……. Dân tộc: ………………… Quốc tịch: ………………………………………….

Chứng minh nhân dân số: ………………………………………………………………………………………..

Ngày cấp: …../……/…….. Nơi cấp: ……………………………………………………………………………

Giấy tờ chứng thực cá nhân khác (nếu không có CMND): ………………………………………………..

Số giấy chứng thực cá nhân: ……………………………………………………………………………………

Ngày cấp: …../..…./…… Ngày hết hạn: ……/……/…… Nơi cấp: ……………………………………….

Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú:

Số nhà, đường phố/xóm/ấp/thôn: ……………………………………………………………………………..

Xã/Phường/Thị trấn: ……………………………………………………………………………………………….

Quận/Huyện/Thị xã/Thành phố thuộc tỉnh: …………………………………………………………………….

Tỉnh/Thành phố: ……………………………………………………………………………………………………..

Chỗ ở hiện tại:

Số nhà, đường phố/xóm/ấp/thôn: ……………………………………………………………………………..

Xã/Phường/Thị trấn: ……………………………………………………………………………………………….

Quận/Huyện/Thị xã/Thành phố thuộc tỉnh: …………………………………………………………………….

Tỉnh/Thành phố: ……………………………………………………………………………………………………..

Điện thoại: …………………………………. Fax: ………………………………………………………………

Email: ………………………………………. Website: ………………………………………………………..

  1. Chi nhánh chủ quản (chỉ kê khai đối với trường hợp đăng ký hoạt động địa điểm kinh doanh trực thuộc chi nhánh):

Tên chi nhánh: ……………………………………………………………………………………………………….

Địa chỉ chi nhánh: …………………………………………………………………………………………………..

Mã số chi nhánh/Mã số thuế của chi nhánh:………………………………………………………………….

Số Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh (trường hợp không có mã số chi nhánh/mã số thuế của chi nhánh):

  1. Thông tin đăng ký thuế:
STT Các chỉ tiêu thông tin đăng ký thuế
1 Địa chỉ nhận thông báo thuế (chỉ kê khai nếu địa chỉ nhận thông báo thuế khác địa chỉ trụ sở chính):

 

Số nhà, đường phố/xóm/ấp/thôn:…………………………………………………………………..

Xã/Phường/Thị trấn:…………………………………………………………………………………….

Quận/Huyện/Thị xã/Thành phố trực thuộc tỉnh:…………………………………………………..

Tỉnh/Thành phố:………………………………………………………………………………………….

Điện thoại: ………………………………………….. Fax:………………………………………….

Email:……………………………………………………………………………………………………….

2 Ngày bắt đầu hoạt động (trường hợp chi nhánh/văn phòng đại diện/địa điểm kinh doanh được dự kiến bắt đầu hoạt động kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thì không cần kê khai nội dung này): ……/….…/………
3 Hình thức hạch toán (đánh dấu X vào ô thích hợp):

 

Hạch toán độc lập  
Hạch toán phụ thuộc  

 

4 Năm tài chính:

 

Áp dụng từ ngày …./….. đến ngày …/….

(Ghi ngày, tháng bắt đầu và kết thúc niên độ kế toán)

5 Tổng số lao động (dự kiến):…………………………………………………………………………..
6 Đăng ký xuất khẩu (Có/Không):………………………………………………………………………
7 Tài khoản ngân hàng, kho bạc (nếu có tại thời điểm kê khai):

 

Tài khoản ngân hàng:…………………………………………………………………………………..

Tài khoản kho bạc:………………………………………………………………………………………

8 Các loại thuế phải nộp (đánh dấu X vào ô thích hợp):

 

 

Giá trị gia tăng  
Tiêu thụ đặc biệt  
Thuế xuất, nhập khẩu  
Tài nguyên  
Thu nhập doanh nghiệp  
Môn bài  
Tiền thuê đất  
Phí, lệ phí  
Thu nhập cá nhân  
Khác  

 

9 Ngành, nghề kinh doanh/Nội dung hoạt động chính (1): ……………………………………….

 

……………………………………………………………………………………………………………….

(1) Chọn một trong các ngành, nghề kinh doanh, nội dung hoạt động liệt kê tại mục 3 dự kiến là nội dung hoạt động chính của chi nhánh/văn phòng đại diện/địa điểm kinh doanh tại thời điểm đăng ký.

Doanh nghiệp cam kết:

  • Trụ sở chi nhánh/văn phòng đại diện/địa điểm kinh doanh thuộc quyền sở hữu/quyền sử dụng hợp pháp của doanh nghiệp và được sử dụng đúng mục đích theo quy định của pháp luật;
  • Chịu trách nhiệm hoàn toàn trước pháp luật về tính hợp pháp, chính xác, trung thực của nội dung Thông báo này.

 

Các giấy tờ gửi kèm:
– ………………
– ………………
– ……………….

ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT
CỦA DOANH NGHIỆP
(Ký, ghi họ tên và đóng dấu)

 

Tham khảo thêm:

Mẫu Giấy đề nghị gửi tài sản quý hiếm

Mẫu Giấy đề nghị gửi tài sản quý hiếm

Mẫu số 02: Mẫu Giấy đề nghị gửi tài sản
(Ban hành kèm theo Thông tư số 122/2012/TT-BTC ngày 27 tháng 07 năm 2012 của Bộ Tài chính về việc quy định việc quản lý đối với các loại tài sản quý hiếm và giấy tờ có giá do Kho bạc Nhà nước nhận gửi vào bảo quản)

Mẫu số: 02

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————-

GIẤY ĐỀ NGHỊ GỬI TÀI SẢN

Kính gửi: KBNN…………………………..

Tên tôi là:

Địa chỉ:

Giấy chứng minh nhân dân số:                         Ngày cấp:                     Nơi cấp:

Giấy ủy quyền (nếu có): ……………………

Đề nghị cho gửi:

  • Tên tài sản:
  • Nguồn gốc tài sản:
  • Đã được kiểm định tại biên bản (nếu có):
  • Số lượng tài sản:                    túi/gói
  • Trọng lượng tài sản:               gram

(theo bảng kê chi tiết tài sản gửi đính kèm)

Các hồ sơ, tài liệu có liên quan đến tài sản (nếu có) gồm:

 

 

 

…………., ngày….. tháng …. năm ….
NGƯỞI GỬI TÀI SẢN
(Chữ ký)
Họ và Tên

 

Tham khảo thêm:

Mẫu Đơn đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký thuế

Mẫu Đơn đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký thuế

Mẫu số 13-MST: ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP LẠI GIẤY CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ THUẾ/THẺ MÃ SỐ THUẾ CÁ NHÂN/ THÔNG BÁO MÃ SỐ THU
(Thông tư số 80/2012/TT-BTC ngày 22 tháng 05 năm 2012 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn Luật Quản lý thuế về đăng ký thuế)

Mẫu số 13-MST

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập  – Tự do – Hạnh phúc

—————

……………, ngày …… tháng …… năm …………

 

ĐƠN ĐỀ NGHỊ

CẤP LẠI GIẤY CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ THUẾ/THẺ MÃ SỐ THUẾ CÁ NHÂN/

THÔNG BÁO MÃ SỐ THUẾ

 

 

Kính gửi: …………………………………………………

 

  1. Tên tổ chức, cá nhân (Ghi theo đăng ký thuế): ………………………………………

…………………………………………………….………………………………………

  1. Mã số thuế: ……………………………………………………………………………
  2. Địa chỉ trụ sở chính (Ghi theo đăng ký thuế): …..……………………………………
  3. Lý do đề nghị cấp lại: ……………………………………………………………………………..

……………………………………………………………………………………………………………………………….

……………………………………………………………………………………………………………………………….

Tôi xin cam đoan chịu trách nhiệm về việc khai báo và sử dụng mã số thuế./.

 

 

Ghi chú:

– Hộ, cá nhân, nhóm cá nhân  kinh doanh không cần đóng dấu.

NGƯỜI ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT/NGƯỜI ĐỀ NGHỊ CẤP LẠI

(Ký, đóng dấu và ghi rõ họ, tên)

 

Tham khảo thêm:

Mẫu Hợp đồng bảo quản tài sản quý hiếm

Mẫu Hợp đồng bảo quản tài sản quý hiếm

Mẫu số 05 :Mẫu Hợp đồng bảo quản tài sản quý hiếm
(Ban hành kèm theo Thông tư số 122/2012/TT-BTC ngày 27 tháng 07 năm 2012 của Bộ Tài chính về việc quy định việc quản lý đối với các loại tài sản quý hiếm và giấy tờ có giá do Kho bạc Nhà nước nhận gửi vào bảo quản)

Mẫu số: 05

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————-

HỢP ĐỒNG BẢO QUẢN TÀI SẢN

Hợp đồng số …../HĐBQTS-KBNN….

Hôm nay, ngày …… tháng ….. năm ….

Tại trụ sở KBNN: ……………………………………………………. (địa điểm ký kết).

Chúng tôi gồm có:

Bên A (Bên gửi tài sản)

  • Tên (cơ quan, đơn vị, cá nhân): …………………………………………………………….
  • Địa chỉ: ……………………………………………………………………………………………
  • Điện thoại: ……………………………………………………………………………………….
  • Tài khoản số: ………………………….. tại ………………………………………………..
  • Đại diện là ông (bà): ……………………………………………… Chức vụ: ………….
  • Số chứng minh nhân dân: ……………………………………………………………………
  • Số điện thoại: ……………………………………………………………………………………
  • Giấy ủy quyền số (nếu có): ………………………………………………………………….

Hai bên thống nhất thỏa thuận với nội dung hợp đồng như sau:

Bên B: (Bên nhận tài sản)

  • Tên cơ quan nhận bảo quản tài sản: KBNN ……………………………………………..
  • Địa chỉ: ……………………………………………………………………………………………
  • Điện thoại: ……………………………………………………………………………………….
  • Tài khoản số: …………………………….. tại ……………………………………………..
  • Đại diện là ông (bà): ………………………………………. Chức vụ: ………………….

Điều 1: Đối tượng bảo quản

  1. Tên tài sản gửi:
  2. Số lượng túi/gói:
  3. Đặc điểm nhận dạng từng túi/gói:

Điều 2: Thời hạn bảo quản

Từ ngày ……….. tháng ……… năm ………… đến ngày …….. tháng ………. năm ………..

Điều 3: Phí và thanh toán phí bảo quản tài sản

  1. Phí bảo quản tài sản trong thời gian hợp đồng ……………….. đồng (bằng chữ: ………………… …………………………………………………………………..). Toàn bộ phí bảo quản tài sản trong thời hạn hợp đồng được thanh toán một lần tại thời điểm ký hợp đồng.
  2. Phí bảo quản tài sản quá hạn hợp đồng: Trường hợp gửi quá hạn hợp đồng, bên A phải trả cho bên B phí gửi quá hạn bằng 150% mức phí trong hạn cho số ngày quá hạn hợp đồng. Toàn bộ phí bảo quản tài sản quá hạn hợp đồng được thanh toán một lần tại thời điểm nhận lại tài sản.

Điều 4: Quyền và nghĩa vụ của bên A

  1. Có quyền chấm dứt hợp đồng trước hạn.
  2. Có quyền yêu cầu bên B bồi thường thiệt hại phát sinh trong thời gian bên B bảo quản tài sản (trừ sự kiện bất khả kháng hoặc do lỗi của bên A).
  3. Chấp hành các thủ tục, quy định của bên B về gửi, nhận tài sản.
  4. Chịu trách nhiệm trước pháp luật về sở hữu hợp pháp đối với tài sản gửi.
  5. Chịu trách nhiệm về toàn bộ số lượng, trọng lượng, chất lượng tài sản của mình nếu nhận lại túi tài sản vẫn còn nguyên niêm phong.
  6. Thông báo kịp thời cho bên B để có biện pháp ngăn ngừa kẻ gian lợi dụng khi: thay đổi địa chỉ, số điện thoại; mất Chứng minh nhân dân, hợp đồng bảo quản tài sản, biên bản giao nhận tài sản; trường hợp bên A là cơ quan, đơn vị, tổ chức có thay đổi người đại diện theo pháp luật phải thông báo bằng văn bản kèm theo các giấy tờ chứng minh việc thay đổi đó.
  7. Thực hiện việc kiểm tra, niêm phong lại để đảm bảo an toàn tài sản trong quá trình bảo quản theo yêu cầu của bên B.
  8. Có trách nhiệm trả các khoản phí bảo quản tài sản theo quy định. Không được nhận lại phí bảo quản tài sản đã trả trước nếu bên A chấm dứt hợp đồng trước thời hạn.

Điều 5: Quyền và nghĩa vụ của bên B

  1. Có quyền thu các loại phí theo quy định.
  2. Có quyền xử lý tài sản gửi theo yêu cầu của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền trong trường hợp tài sản đó liên quan đến các nghĩa vụ pháp lý của bên A.
  3. Trong trường hợp cần thiết có quyền yêu cầu bên A kiểm tra, niêm phong lại, nhận lại tài sản để đảm bảo an toàn.
  4. Được miễn trừ trách nhiệm bồi thường thiệt hại phát sinh trong trường hợp sự kiện bất khả kháng hoặc do lỗi của bên A.
  5. Đảm bảo bí mật, an toàn tài sản, nếu để xảy ra mất, hỏng phải bồi thường thiệt hại cho bên A.
  6. Không chịu trách nhiệm về số lượng, trọng lượng, chất lượng tài sản trong thùng, túi, gói còn nguyên niêm phong.

Điều 6: Điều khoản chung

  1. Trường hợp bên B làm mất tài sản bảo quản của bên A thì hai bên sẽ cùng nhau thỏa thuận mức bồi thường phù hợp theo quy định sau:

1.1. Đối với tài sản quý: bằng 100% giá trị tài sản tại thời điểm bồi thường.

1.2. Đối với giấy tờ có giá: Bên B có biện pháp xử lý hoặc xác nhận sự việc dẫn đến mất tài sản (theo yêu cầu bên A) và thanh toán các khoản chi phí (nếu có) để đảm bảo cho bên A không bị thiệt hại về tài sản.

Trong trường hợp phải bồi thường thiệt hại, hai bên cùng nhau thỏa thuận mức bồi thường hợp lý.

  1. Sự kiện bất khả kháng, sự kiện xảy ra khách quan không thể biết trước khi ký kết hợp đồng như: cháy nổ, bão lụt, động đất, chiến tranh….

Hợp đồng này có hiệu lực từ ngày ……. tháng ……. năm ……….. và được thanh lý khi hai bên kết thúc quyền và nghĩa vụ.

Hợp đồng gồm ……… trang và được lập thành 03 bản có giá trị như nhau (Bên A giữ 01 bản; Bên B giữ 02 bản).

 

ĐẠI DIỆN BÊN A
Chức vụ (nếu có)
(Ký tên, đóng dấu) (nếu có)
Họ và Tên

ĐẠI DIỆN BÊN B
Chức vụ
(Ký tên, đóng dấu)
Họ và Tên

 

Tham khảo thêm:

Mẫu Biên bản xác nhận tài trợ cho y tế

Mẫu Biên bản xác nhận tài trợ cho y tế

Mẫu số: 04/TNDN: BIÊN BẢN XÁC NHẬN TÀI TRỢ CHO Y TẾ
(Ban hành kèm theo Thông tư số 123/2012/TT-BTC của Bộ Tài chính)

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

________________________

 

BIÊN BẢN XÁC NHẬN TÀI TRỢ CHO Y TẾ

 

Chúng tôi gồm có:

 

Doanh nghiệp (đơn vị tài trợ):

Địa chỉ:                                                               Số điện thoại:

Mã số thuế:

 

Tên cơ sở y tế /đơn vị nhận tài trợ:

Địa chỉ:                                                               Số điện thoại:

 

Mã số thuế (nếu có):

Cùng xác nhận [tên doanh nghiệp] đã tài trợ cho [cơ sở y tế/ đơn vị nhận tài trợ]:

  • Tài trợ cho cơ sở y tế q
  • Tài trợ thiết bị y tế, dụng cụ y tế, thuốc q
  • Tài trợ bằng tiền q

Với tổng giá trị của khoản tài trợ là ……….

Bằng tiền:…………..

Hiện vật:…………….quy ra trị giá VND:…………………..

Giấy tờ có giá ………………quy ra trị giá VND…………………

(kèm theo các chứng từ liên quan khác của khoản tài trợ ).

 

[Tên cơ sở y tế/đơn vị nhận tài trợ] cam kết sử dụng đúng mục đích của khoản tài trợ. Trường hợp sử dụng sai mục đích, người nhận tài trợ ký tên dưới đây xin chịu trách nhiệm trước pháp luật.

Biên bản này được lập vào hồi … tại ………….ngày … tháng…   năm …. và được lập thành…..bản như nhau, mỗi bên giữ 01 bản.

 

Bên nhận tài trợ  

Giám đốc doanh nghiệp

     

 

Tham khảo thêm:

Mẫu Công văn về việc giao tài sản quý hiếm

Mẫu Công văn về việc giao tài sản quý hiếm

Mẫu số 01: Mẫu Công văn về việc giao tài sản quý hiếm
(Ban hành kèm theo Thông tư số 122/2012/TT-BTC ngày 27 tháng 07 năm 2012 của Bộ Tài chính về việc quy định việc quản lý đối với các loại tài sản quý hiếm và giấy tờ có giá do Kho bạc Nhà nước nhận gửi vào bảo quản)


Mẫu số: 01

TÊN CQ, TC CHỦ QUẢN
TÊN CƠ QUAN, TỔ CHỨC
——–
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————-
Số:     /…(1)..-(2).
V/v…
…………….., ngày …. tháng ….. năm 20……

 

Kính gửi: Kho bạc Nhà nước …………………

Căn cứ Quyết định hoặc Biên bản tạm giữ tài sản (nếu có): …………………………………………. (tên cơ quan, đơn vị, địa chỉ) ……… cử ông (bà) …… (Họ tên, chức vụ, cơ quan đơn vị) …….. đến quý cơ quan để giao (gửi) tài sản sau:

  • Tên tài sản:
  • Nguồn gốc tài sản:
  • Đã được kiểm định tại biên bản (nếu có):
  • Số lượng tài sản:            thùng/túi/gói
  • Trọng lượng tài sản:              gram

(theo bảng kê chi tiết tài sản gửi đính kèm)

Các hồ sơ, tài liệu có liên quan đến tài sản (nếu có) gồm:

 

 

 

Nơi nhận:
– Như trên;
– …………;
– Lưu: VT, …..

QUYỀN HẠN, CHỨC VỤ CỦA NGƯỜI KÝ
(Chữ ký, đóng đấu)
Họ và Tên

Ghi chú:

(1) Chữ viết tắt tên cơ quan, tổ chức hoặc chức danh nhà nước ban hành công văn.

(2) Chữ viết tắt tên đơn vị (Vụ, phòng, ban, tổ, bộ phận chức năng) soạn thảo công văn.

 

Tham khảo thêm:

Mẫu Bảng kê thanh toán tiền điện, nước

Mẫu Bảng kê thanh toán tiền điện, nước

Mẫu số: 02/TNDN: BẢNG KÊ THANH TOÁN TIỀN ĐIỆN, NƯỚC
(Ban hành kèm theo Thông tư số 123/2012/TT-BTC của Bộ Tài chính)

BẢNG KÊ THANH TOÁN TIỀN ĐIỆN, NƯỚC

(Ngày……tháng….. năm ………)

 
 
Mã số thuế:

 

  • Tên doanh nghiệp:…………………………………………….

……………………………………………………………………………………

  • Địa chỉ:…………………………………………………………………………………………………
  • Tên chủ sở hữu cho thuê địa điểm sản xuất kinh doanh:………………………………

………………………………………………………………………………………………………………

  • Địa chỉ thuê:…………………………………………………………………………………………

 

Hóa đơn GTGT  thanh toán tiền điện, nước với đơn vị cung cấp Chứng từ thanh toán tiền điện, nước thực tế Doanh nghiệp sử dụng
Số hóa đơn Ngày Tháng năm Đơn vị cung cấp Sản lượng điện, nước tiêu thụ Thành tiền Số chứng từ Ngày tháng năm Sản lượng điện, nước tiêu thụ Thành tiền
                 

 

  • Tổng giá thanh toán (bao gồm cả thuế GTGT):…………………………………………

                                                                                                Ngày…… tháng… năm 20..

  Người lập bảng kê                                                        Giám đốc doanh nghiệp

   (Ký, ghi rõ họ tên)                                                              (Ký tên, đóng dấu)

Tham khảo thêm:

Mẫu Biên bản xác nhận tài trợ xây nhà tình nghĩa

Mẫu Biên bản xác nhận tài trợ xây nhà tình nghĩa

Mẫu số: 06/TNDN: BIÊN BẢN XÁC NHẬN TÀI TRỢ XÂY NHÀ TÌNH NGHĨA
(Ban hành kèm theo Thông tư số 123/2012/TT-BTC của Bộ Tài chính)

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

________________________

BIÊN BẢN XÁC NHẬN TÀI TRỢ XÂY NHÀ TÌNH NGHĨA

 

Chúng tôi gồm có:

 

Doanh nghiệp (đơn vị tài trợ):

Địa chỉ:                                                               Số điện thoại:

 

Mã số thuế:

 

Bên nhận tài trợ: [Tên cá nhân hoặc cơ quan, tổ chức có chức năng huy động tài trợ]

Địa chỉ:                                                               Số điện thoại:

 

Cùng xác nhận [tên doanh nghiệp] đã tài trợ cho [cá nhân, tổ chức] để xây nhà tình nghĩa.

Với tổng giá trị của khoản tài trợ là ……….

Bằng tiền:…………..

Hiện vật:…………….quy ra trị giá VND:…………………..

Giấy tờ có giá ………………quy ra trị giá VND…………………

(kèm theo các chứng từ liên quan khác của khoản tài trợ ).

 

[Tên cá nhân hưởng tài trợ hoặc tổ chức có chức năng huy động tài trợ] cam kết sử dụng đúng mục đích của khoản tài trợ. Trường hợp sử dụng sai mục đích, người nhận tài trợ ký tên dưới đây xin chịu trách nhiệm trước pháp luật.

Biên bản này được lập vào hồi … tại … ………ngày … tháng…   năm …. và được lập thành…..bản như nhau, mỗi bên giữ 01 bản.

 

Bên nhận tài trợ   Giám đốc doanh nghiệp
(Ký tên, đóng   (Ký tên, đóng dấu)

 

Tham khảo thêm:

Mẫu Công văn đề nghị bàn giao tài sản quý hiếm

Mẫu Công văn đề nghị bàn giao tài sản quý hiếm

Mẫu số 06: Mẫu Công văn đề nghị bàn giao tài sản quý hiếm
(Ban hành kèm theo Thông tư số 122/2012/TT-BTC ngày 27 tháng 07 năm 2012 của Bộ Tài chính về việc quy định việc quản lý đối với các loại tài sản quý hiếm và giấy tờ có giá do Kho bạc Nhà nước nhận gửi vào bảo quản)

Mẫu số: 06

TÊN CQ, TC CHỦ QUẢN
TÊN CƠ QUAN, TỔ CHỨC
——–
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————-
Số:     /…(1)..-(2).
V/v…
…………….., ngày …. tháng ….. năm 20……

 

Kính gửi: Kho bạc Nhà nước …………………

….. (tên cơ quan, đơn vị, địa chỉ) ……… đề nghị KBNN ……………… bàn giao (trả lại) số tài sản theo Quyết định (Hợp đồng bảo quản tài sản), cụ thể như sau:

  • Tên tài sản:
  • Nguồn gốc tài sản:
  • Số lượng tài sản:            thùng/túi/gói
  • Trọng lượng tài sản:              gram
  • Ngày, tháng, năm nhận tài sản:
  • Người được cử đến nhận: (Ghi rõ: Họ tên; Chức vụ; Số chứng minh nhân dân)

 

 

 

Nơi nhận:
– Như trên;
– …………;
– Lưu: VT, …..

QUYỀN HẠN, CHỨC VỤ CỦA NGƯỜI KÝ
(Ký tên, đóng đấu)
Họ và Tên

Ghi chú:

(1) Chữ viết tắt tên cơ quan, tổ chức hoặc chức danh nhà nước ban hành công văn.

(2) Chữ viết tắt tên đơn vị (Vụ, phòng, ban, tổ, bộ phận chức năng) soạn thảo công văn.

Tham khảo thêm:

Mẫu Bảng kê thu mua hàng hóa, dịch vụ mua vào không có hóa đơn

Mẫu Bảng kê thu mua hàng hóa, dịch vụ mua vào không có hóa đơn

Mẫu số: 01/TNDN: BẢNG KÊ THU MUA HÀNG HOÁ, DỊCH VỤ MUA VÀO KHÔNG CÓ HOÁ ĐƠN
(Ban hành kèm theo Thông tư số 123/2012/TT-BTC của Bộ Tài chính)

BẢNG KÊ THU MUA HÀNG HOÁ, DỊCH VỤ

MUA VÀO KHÔNG CÓ HOÁ ĐƠN

(Ngày…….tháng….. năm………)

 

Mã số thuế:
  • Tên doanh nghiệp:…………………………………………..

……………………………………………………………………………………

  • Địa chỉ:…………………………………………………………………………………………………
  • Địa chỉ nơi tổ chức thu mua:…………………………………………………………………….
  • Người phụ trách thu mua:………………………………………………………………………..

 

Ngày thángnăm mua hàng Người bán Hàng hoá mua vào Ghi chú
Tên người bán Địa chỉ Số CMT nhân dân Tên mặt hàng Số lượng Đơn giá Tổng giá thanh toán
1 2 3 4 5 6 7 8 9
                 
                 

 

  • Tổng giá trị hàng hoá mua vào:            ……………………………………………………..

 

                                                                                                Ngày…… tháng… năm 201..

  Người lập bảng kê                                                         Giám đốc doanh nghiệp

   (Ký, ghi rõ họ tên)                                                              (Ký tên, đóng dấu)

 

Ghi chú:

  • Căn cứ vào số thực tế các mặt hàng trên  mà đơn vị mua của người bán không có hoá đơn, lập bảng kê khai theo thứ tự thời gian mua hàng, doanh nghiệp ghi đầy đủ các chỉ tiêu trên bảng kê, tổng hợp bảng kê hàng tháng. Hàng hoá mua vào lập theo bảng kê này được căn cứ vào chứng từ mua bán giữa người bán và người mua lập trong đó ghi rõ số lượng, giá trị các mặt hàng mua, ngày, tháng mua, địa chỉ, số CMTND của người bán và ký nhận của bên bán và bên mua.
  • Đối với doanh nghiệp có tổ chức các trạm nơi thu mua ở nhiều nơi thì từng trạm thu mua phải lập từng bảng kê riêng. Doanh nghiệp lập bảng kê tổng hợp chung của các trạm.

Tham khảo thêm:

Mẫu Biên bản xác nhận tài trợ khắc phục hậu quả thiên tai

Mẫu Biên bản xác nhận tài trợ khắc phục hậu quả thiên tai

Mẫu số: 05/TNDN: BIÊN BẢN XÁC NHẬN TÀI TRỢ KHẮC PHỤC HẬU QUẢ THIÊN TAI
(Ban hành kèm theo Thông tư số 123/2012/TT-BTC của Bộ Tài chính)

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

__________________

BIÊN BẢN XÁC NHẬN TÀI TRỢ KHẮC PHỤC HẬU QUẢ THIÊN TAI

 

Chúng tôi gồm có:

 

Doanh nghiệp (đơn vị tài trợ):

Địa chỉ:                                                               Số điện thoại:

Mã số thuế:

 

Bên nhận tài trợ [Tên đơn vị nhận tài trợ hoặc cơ quan, tổ chức có chức năng huy động tài trợ]:

Địa chỉ:                                                               Số điện thoại:

Mã số thuế (nếu có):

 

Cùng xác nhận [tên doanh nghiệp] đã tài trợ cho [đơn vị nhận tài trợ] để khắc phục hậu quả thiên tai:……..

Với tổng giá trị của khoản tài trợ là ……….

Bằng tiền:…………..

Hiện vật:…………….quy ra trị giá VND:…………………..

Giấy tờ có giá ………………quy ra trị giá VND…………………

(kèm theo các chứng từ liên quan khác của khoản tài trợ ).

 

[Tên đơn vị nhận tài trợ] cam kết sử dụng đúng mục đích của khoản tài trợ. Trường hợp sử dụng sai mục đích, người nhận tài trợ ký tên dưới đây xin chịu trách nhiệm trước pháp luật.

Biên bản này được lập vào hồi … tại … ………ngày … tháng…   năm …. và được lập thành…..bản như nhau, mỗi bên giữ 01 bản.

 

Bên nhận tài trợ   Giám đốc doanh nghiệp
(Ký tên, đóng dấu)

 

 

  (Ký tên, đóng dấu)

 

 

 

Tham khảo thêm:

Mẫu Phiếu đăng ký dự thi sát hạch đối với người có chứng chỉ KTV nước ngoài

Mẫu Phiếu đăng ký dự thi sát hạch đối với người có chứng chỉ KTV nước ngoài

PHỤ LỤC SỐ 02c: PHIẾU ĐĂNG KÝ DỰ THI SÁT HẠCH ĐỐI VỚI NGƯỜI CÓ CHỨNG CHỈ KTV NƯỚC NGOÀI
(Ban hành kèm theo Thông tư số 129/2012/TT-BTC ngày 09/8/2012 của Bộ trưởng Bộ Tài chính)

PHỤ LỤC SỐ 02c

(Ban hành kèm theo Thông tư số 129/2012/TT-BTC ngày 09/8/2012 của Bộ trưởng Bộ Tài chính)

BỘ TÀI CHÍNH

  

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

 

HỘI ĐỒNG THI

KIỂM TOÁN VIÊN VÀ KẾ TOÁN VIÊN

HÀNH NGHỀ CẤP NHÀ NƯỚC

Ảnh màu

(3×4)

PHIẾU ĐĂNG KÝ DỰ THI SÁT HẠCH NĂM….

ĐỐI VỚI NGƯỜI CÓ CHỨNG CHỈ KTV NƯỚC NGOÀI

Kính gửi: Hội đồng thi kiểm toán viên và kế toán viên hành nghề

năm ….

  1. Họ và tên (chữ in hoa): …………………………………………………. SBD …………………..
  2. Số điện thoại…………………………..email…………………………………….
  3. Ngày, tháng, năm sinh: …………………………………………………. Nam/Nữ ……………..
  4. Quê quán (hoặc Quốc tịch đối với người nước ngoài): ……………………………………
  5. Chức vụ, đơn vị nơi đang công tác:………………………………………………………………..

……………………………………………………………………………………….

  1. Trình độ chuyên môn:

Tốt nghiệp: Đại học: …………………………. Chuyên ngành ……………….Năm ……..

Đại học: ………………………….. Chuyên ngành ………………Năm ………

Học vị (kê khai học vị cao nhất): ……………… Năm:…………….

Học hàm: ……………………………………………..   Năm ……………

  1. Chứng chỉ KTV nước ngoài:

Tên chứng chỉ: …………………………………………………………..Viết tắt……………………

Số: ……………. ngày: ……………….. Tổ chức cấp: ……………………………………………..

Tổ chức cấp chứng chỉ có là thành viên của IFAC không? Có           Không

Tham dự và đạt yêu cầu 2 môn thi (môn Luật doanh nghiệp và kinh doanh và môn Thuế) theo chương trình thi phối hợp giữa Bộ Tài chính Việt Nam với Hiệp hội kế toán viên công chứng Anh  (ACCA)

Có                                          Không

 

  1. Đăng ký dự thi tại:      Hà Nội                               TP Hồ Chí Minh

Đăng ký dự thi:                      Kiểm toán viên       Kế toán viên hành nghề

  1. Quá trình làm việc:
Thời gian từ … đến … Công việc – Chức vụ Nơi làm việc

 

  ……., ngày … tháng … năm ….
Xác nhận của cơ quan, đơn vị đang công tác   Người đăng ký dự thi
hoặc UBND địa phương nơi cư trú   (Ký, họ tên)

Tham khảo thêm:

Mẫu Biên bản xác nhận tài trợ cho giáo dục

Mẫu Biên bản xác nhận tài trợ cho giáo dục

Mẫu số: 03/TNDN: BIÊN BẢN XÁC NHẬN TÀI TRỢ CHO GIÁO DỤC
(Ban hành kèm theo Thông tư số 123/2012/TT-BTC của Bộ Tài chính)

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

_______________

 

BIÊN BẢN XÁC NHẬN TÀI TRỢ CHO GIÁO DỤC

 

Chúng tôi gồm có:

Tên doanh nghiệp [đơn vị tài trợ]:

Địa chỉ:                          Số điện thoại:

Mã số thuế:

 

Tên cơ sở giáo dục/Học sinh, sinh viên/Cơ quan, tổ chức (đơn vị nhận tài trợ):

Địa chỉ:                               Số điện thoại:

Mã số thuế (nếu có):

 

Cùng xác nhận [tên doanh nghiệp] đã tài trợ cho [cơ sở giáo dục, học sinh, sinh viên] nhằm mục đích:

  • Tài trợ cho trường học q
  • Tài trợ thiết bị phục vụ việc giảng dạy, học tập và hoạt động của trường học q
  • Tài trợ học bổng q
  • Tổ chức cuộc thi….q

Với tổng giá trị của khoản tài trợ là ……….

Bằng tiền:…………..

Hiện vật:…………….quy ra trị giá VND:…………………..

Giấy tờ có giá ………………quy ra trị giá VND…………………

(kèm theo các chứng từ liên quan khác của khoản tài trợ ).

 

[Tên cơ sở giáo dục; tên học sinh, sinh viên; cơ quan, tổ chức có chức năng huy động tài trợ] cam kết sử dụng đúng mục đích của khoản tài trợ. Trường hợp sử dụng sai mục đích, người nhận tài trợ ký tên dưới đây xin chịu trách nhiệm trước pháp luật.

Biên bản này được lập vào hồi … tại ………….ngày … tháng…   năm …. và được lập thành…..bản như nhau, mỗi bên giữ 01 bản.

 

Bên nhận tài trợ   Giám đốc cơ sở
(Ký tên, đóng dấu)

 

 

(Ký tên, đóng dấu)

 

 

Tham khảo thêm:

Mẫu Phiếu đăng ký dự thi hành nghề kế toán

Mẫu Phiếu đăng ký dự thi hành nghề kế toán

PHỤ LỤC SỐ 02a: PHIẾU ĐĂNG KÝ DỰ THI KẾ TOÁN VIÊN HÀNH NGHỀ
(Ban hành kèm theo Thông tư số 129/2012/TT-BTC ngày 09/8/2012 của Bộ trưởng Bộ Tài chính)

PHỤ LỤC SỐ 02a

(Ban hành kèm theo Thông tư số 129/2012/TT-BTC ngày 09/8/2012 của Bộ trưởng Bộ Tài chính)

 

BỘ TÀI CHÍNH

 
   

 

 

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

 

 

HỘI ĐỒNG THI

KIỂM TOÁN VIÊN VÀ KẾ TOÁN VIÊN

HÀNH NGHỀ CẤP NHÀ NƯỚC

 
 
Ảnh màu 3×4

PHIẾU ĐĂNG KÝ DỰ THI

KẾ TOÁN VIÊN HÀNH NGHỀ NĂM ….

 

  1. Họ và tên (chữ in hoa):………………………………SBD:………………
  2. Số điện thoại…………………………………email………………………………………….
  3. Ngày, tháng, năm sinh:……………………………. Nam (Nữ):…………
  4. Quê quán:…………………………………………………………..……….
  5. Chức vụ, đơn vị nơi đang công tác :………………………………………..

………………………………………………………………………………..

  1. Trình độ chuyên môn:

Tốt nghiệp: Đại học: …………………………. Chuyên ngành ……………….Năm ……..

Đại học: ………………………….. Chuyên ngành ………………Năm ………

Học vị (kê khai học vị cao nhất): …………………………. Năm:…………….

Học hàm: …………………………………………………………….Năm ……..

  1. Thời gian thực tế làm tài chính, kế toán, kiểm toán (kèm theo tài liệu chứng minh về thời gian thực tế làm tài chính, kế toán, kiểm toán):
Từ tháng……/…

 

đến tháng…/…

Tên cơ quan, đơn vị nơi làm việc Bộ phận làm việc Chức danh, công việc Số tháng thực tế làm tài chính, kế toán, kiểm toán
         
         
         
         
         
         
Tổng cộng

 

 

x x x  
  1. Đăng ký dự thi:
 
 
 

(1) Lần đầu                (2) Năm thứ 2                (3) Năm thứ 3

  1. Đánh dấu nhân (x) môn thi đăng ký dự thi vào biểu sau:
 

 

Môn thi

Đăng ký dự

 

thi kỳ thi

Năm….

Điểm các môn thi đã dự thi  

 

Ghi chú

    Năm…. Năm ….  
1. Pháp luật về kinh tế và Luật doanh nghiệp        
2. Tài chính và quản lý tài chính nâng cao        
3. Thuế và quản lý thuế nâng cao        
4. Kế toán tài chính, kế toán quản trị nâng cao        

 

Xác nhận của cơ quan, đơn vị nơi đang công tác hoặc UBND địa phương nơi cư trú                  

Ngày …… tháng ……năm….

       Người đăng ký dự thi

(Ký, họ tên)

 

Tham khảo thêm:

Mẫu Chứng chỉ hành nghề kế toán

Mẫu Chứng chỉ hành nghề kế toán

PHỤ LỤC SỐ 05: CHỨNG CHỈ HÀNH NGHỀ KẾ TOÁN
(Ban hành kèm theo Thông tư số 129/2012/TT-BTC ngày 09/8/2012 của Bộ trưởng Bộ Tài chính)

PHỤ LỤC SỐ 05

(Ban hành kèm theo Thông tư số 129/2012/TT-BTC ngày 09/8/2012 của Bộ trưởng Bộ Tài chính)

 

 

BỘ TÀI CHÍNH

MINISTRY OF FINANCE

———–

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

————————————-

CHỨNG CHỈ HÀNH NGHỀ KẾ TOÁN

ACCOUNTING PRACTICE CERTIFICATE

Bộ trưởng Bộ Tài chính/ Minister of Finance

 

Ảnh

(3×4)

 

Cấp cho Ông (Bà)/ Hereby certifies that Mr/Mrs:
………………………………………………………
Năm sinh/Date of birth:……………………………
Quê quán (Quốc tịch)/Nationality…………………
Đạt kết quả kỳ thi Kế toán viên hành nghề do Bộ Tài chính tổ chức tháng … năm …

Has passed the Accounting practice’s Certificate (APC) examination organised by the Ministry of Finance on ………

Hà Nội, ngày … tháng … năm …
Số chứng chỉ HNKT/APC No.: ……………………/KET

Chữ ký/Accountant’s signature:

 

KT. BỘ TRƯỞNG/MINISTER

THỨ TRƯỞNG/VICE MINISTER

(Ký‎‎, họ tên, đóng dấu)

 

   
   

 

 

Tham khảo thêm:

Mẫu Giấy chứng nhận điểm thi sát hạch người có chứng chỉ KTV nước ngoài

Mẫu Giấy chứng nhận điểm thi sát hạch người có chứng chỉ KTV nước ngoài

PHỤ LỤC SỐ 03c: GIẤY CHỨNG NHẬN ĐIỂM THI SÁT HẠCH NGƯỜI CÓ CHỨNG CHỈ KIỂM TOÁN VIÊN NƯỚC NGOÀI
(Ban hành kèm theo Thông tư số 129/2012/TT-BTC ngày 09/8/2012 của Bộ trưởng Bộ Tài chính)

PHỤ LỤC SỐ 03c

 (Ban hành kèm theo Thông tư số 129/2012/TT-BTC ngày 09/8/2012 của Bộ trưởng Bộ Tài chính)

BỘ TÀI CHÍNH

 

 

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập – Tự do – Hạnh phúc

 

HỘI ĐỒNG THI

KIỂM TOÁN VIÊN VÀ KẾ TOÁN VIÊN

HÀNH NGHỀ CẤP NHÀ NƯỚC

 

GIẤY CHỨNG NHẬN ĐIỂM THI SÁT HẠCH
NGƯỜI CÓ CHỨNG CHỈ KIỂM TOÁN VIÊN NƯỚC NGOÀI
NĂM ………(*)

 

HỘI ĐỒNG THI KTV VÀ KẾ TOÁN VIÊN HÀNH NGHỀ CẤP NHÀ NƯỚC

CHỨNG NHẬN:

 

  1. Ông/Bà: ………………………………………………………………….
  2. Năm sinh: ………………………. ……………………………………..
  3. Quốc tịch:……………………………………………………………….
  4. Số báo danh: ……………………………………………………………
  5. Nơi làm việc: ……………………………………………………………..
  6. Điểm thi sát hạch………. Bằng chữ……………………………………

 

  TM. HỘI ĐỒNG THI
CHỦ TỊCH

Tham khảo thêm:

Mẫu Giấy chứng nhận điểm thi hành nghề kế toán

Mẫu Giấy chứng nhận điểm thi hành nghề kế toán

PHỤ LỤC SỐ 03a: GIẤY CHỨNG NHẬN ĐIỂM THI KẾ TOÁN VIÊN HÀNH NGHỀ
(Ban hành kèm theo Thông tư số 129/2012/TT-BTC ngày 09/8/2012 của Bộ trưởng Bộ Tài chính)

PHỤ LỤC SỐ 03

(Ban hành kèm theo Thông tư số 129/2012/TT-BTC ngày 09/8/2012 của Bộ trưởng Bộ Tài chính)

BỘ TÀI CHÍNH

  

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập – Tự do – Hạnh phúc

 

HỘI ĐỒNG THI

KIỂM TOÁN VIÊN VÀ KẾ TOÁN VIÊN

HÀNH NGHỀ CẤP NHÀ NƯỚC

GIẤY CHỨNG NHẬN
ĐIỂM THI KẾ TOÁN VIÊN HÀNH NGHỀ NĂM ………(*)

HỘI ĐỒNG THI KTV VÀ KẾ TOÁN VIÊN HÀNH NGHỀ CẤP NHÀ NƯỚC

CHỨNG NHẬN:

  1. Ông/Bà: ………………………………………………………………..
  2. Năm sinh: ………………………. Số báo danh: …………………….
  3. Nơi làm việc: …………………………………………………………..
  4. Đã tham dự và đạt điểm thi các môn thi như sau:

 

Môn thi     Điểm thi
Bằng số Bằng chữ
1. Pháp luật về kinh tế và Luật doanh nghiệp
2. Tài chính và quản lý tài chính nâng cao
3. Thuế và quản lý thuế nâng cao
4. Kế toán tài chính, kế toán quản trị nâng cao
Cộng:

Giấy chứng nhận điểm thi là căn cứ để xét các thí sinh đạt yêu cầu thi và là căn cứ để lập hồ sơ đăng ký thi tiếp các môn thi chưa thi, thi lại các môn thi chưa đạt yêu cầu hoặc thi để đạt tổng số điểm tối thiểu đối với những thí sinh chưa đạt yêu cầu thi.

  TM. HỘI ĐỒNG THI
CHỦ TỊCH

 

Tham khảo thêm:

Mẫu Giấy đề nghị gia hạn nộp thuế thu nhập doanh nghiệp

Mẫu Giấy đề nghị gia hạn nộp thuế thu nhập doanh nghiệp

Phụ lục số 1: GIẤY ĐỀ NGHỊ GIA HẠN NỘP THUẾ TNDN
(ban hành kèm theo Thông tư số 16/2013/TT-BTC)

 

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

 

GIẤY ĐỀ NGHỊ

GIA HẠN NỘP THUẾ TNDN

 

 

[01] Tên người nộp thuế:……………………………………………………………………………….

               [02] Mã số thuế:

[03] Tên đại lý thuế (nếu có):………………………………………………………………………………………..

               [04] Mã số thuế:

 

[05] Số thuế TNDN của quý …..năm 2013 được gia hạn :…………………………………………………..

Bằng chữ: ……………………………………………………………………………..

……………………………………………………………………………..……………

[06] Thời gian được gia hạn: ……………………………………………………………………………………….

[07] Trường hợp được gia hạn:

q  Doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa.

q  Doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động.

q  Doanh nghiệp đầu tư – kinh doanh (bán, cho thuê, cho thuê mua) nhà ở.

Tôi cam đoan những nội dung kê khai là đúng và chịu trách nhiệm trước pháp luật về những nội dung đã khai ./.

 

 

NHÂN VIÊN ĐẠI LÝ THUẾ

Họ và tên: …………………………….

Chứng chỉ hành nghề số:…………

    Ngày……… tháng……….. năm……….

NGƯỜI NỘP THUẾ hoặc

ĐẠI DIỆN HỢP PHÁP CỦA NGƯỜI NỘP THUẾ

Ký, ghi rõ họ tên; chức vụ và đóng dấu (nếu có)

 

 

 

Tham khảo thêm:

1900.0191