Menu Đóng

Bị người khác lấy hộ khẩu để vay tín chấp thì mình có bị sao không ?

Câu hỏi:  Bị người khác lấy hộ khẩu để vay tín chấp thì mình có bị sao không ?

Chuyện là như thế này. Mình đã ly hôn vợ từ năm trước. Nhưng vẫn để tên vợ cũ trong sổ hộ khẩu. Mình nghĩ để vậy nếu cô ấy có đi xin việc ở đâu mà có hộ khẩu thành phố thì sẽ tốt hơn.

Tháng trước cô ấy có nói là thành lập một nhóm nhà trẻ, cần phải có hộ khẩu để làm hồ sơ xin cấp giấy phép kinh doanh. Cô ấy giữ hộ khẩu đến 20 ngày. Mình thấy hơi lạ là nếu có làm hồ sơ gì đó thì chỉ cần bản sao có công chứng thôi chứ, chứ chẳng lẽ cơ quan Nhà nước lại giữ bản gốc của mình ? Mặt khác nhóm trẻ này ở một địa chỉ khác chứ đâu phải là địa chỉ nhà mình.

Hôm nay tự dưng mình được một ngân hàng gọi điện đến mời vay tín chấp. Nội dung là có thể vay tối đa 50 triệu, mà không cần thế chấp tài sản, chỉ cần có CMND và sổ hộ khẩu là vay được. Mình không vay, nhưng giật mình nghĩ lại. Có khi nào vợ cũ dùng hộ khẩu của mình để đi vay tín chấp ? Vì mở nhóm trẻ thì cần khá nhiều tiền, mà trong hộ khẩu mình lại đứng tên chủ hộ.

Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới Công ty Luật LVN chúng tôi:

Căn cứ pháp luật:

  • Bộ Luật dân sự 2015;
  • Luật Cư trú 2006;
  • Nghị định 163/2006/NĐ-CP.

Trả lời câu hỏi:

“Điều 344. Bảo đảm bằng tín chấp của tổ chức chính trị – xã hội

Tổ chức chính trị – xã hội ở cơ sở có thể bảo đảm bằng tín chấp cho cá nhân, hộ gia đình nghèo vay một khoản tiền tại tổ chức tín dụng để sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng theo quy định của pháp luật.”

Từ quy định trên cho thấy ngoài các biện pháp bảo đảm bằng tài sản, hợp đồng tín dụng có thể được bảo đảm bằng uy tín của các tổ chức chính trị-xã hội.

Tín chấp là việc tổ chức chính trị xã hội tại cơ sở bằng uy tín của mình để bảo đảm cho thành viên của mình vay vốn tại các tổ chức tín dụng bằng việc xác nhận về điều kiện, hoàn cảnh của cá nhân, hộ gia đình nghèo khi vay vốn và phối hợp chặt chẽ với tổ chức tín dụng giúp đỡ, hướng dẫn, tạo điều kiện cho cá nhân, hộ gia đình nghèo vay vốn; giám sát việc sử dụng vốn vay đúng mục đích, có hiệu quả; đôn đốc trả nợ đầy đủ, đúng hạn cho tổ chức tín dụng.

Vì thế, nếu vợ cũ của bạn muốn vay tiền bằng hình thức vay tín chấp thì cũng không ảnh hưởng gì đến bạn cả. Vì nếu có dùng sổ hộ khẩu khi bạn đứng tên chủ hộ để vay tín chấp thì cũng chỉ là để làm thủ tục để vay, còn việc vay tín chấp đã có tổ chức chính trị xã hội tại cơ sở đứng ra bảo đảm bằng uy tín của mình cho khoản vay đó.

—————————————————————————————–
CÔNG TY LUẬT LVN
—————————————————————————————–

Thưa quý thân chủ,

Để được hỗ trợ trực tiếp Quý thân chủ có thể trao đổi trực tiếp với luật sư của công ty qua 

đường dây nóng cố định:  1900.0191 

Rất mong có thể tháo gỡ những vướng mắc của quý thân chủ !

Trân trọng./.

Người tư vấn: Trần Thị Phương Thảo

DỊCH VỤ SOẠN THẢO ĐƠN, HỢP ĐỒNG, CÔNG VĂN CHỈ  500 NGÀN ĐỒNG -> GỌI NGAY 1900.0191

1900.0191