Menu Đóng

Xúc phạm nhân phẩm cá nhân thông qua trang mạng viễn thông

 Căn cứ theo điều 34. Quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín của BLDS2015

1. Danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân là bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ.

2. Cá nhân có quyền yêu cầu Tòa án bác bỏ thông tin làm ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của mình.

Việc bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín có thể được thực hiện sau khi cá nhân chết theo yêu cầu của vợ, chồng hoặc con thành niên; trường hợp không có những người này thì theo yêu cầu của cha, mẹ của người đã chết, trừ trường hợp luật liên quan có quy định khác.

3. Thông tin ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân được đăng tải trên phương tiện thông tin đại chúng nào thì phải được gỡ bỏ, cải chính bằng chính phương tiện thông tin đại chúng đó. Nếu thông tin này được cơ quan, tổ chức, cá nhân cất giữ thì phải được hủy bỏ.

4. Trường hợp không xác định được người đã đưa tin ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của mình thì người bị đưa tin có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố thông tin đó là không đúng.

5. Cá nhân bị thông tin làm ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín thì ngoài quyền yêu cầu bác bỏ thông tin đó còn có quyền yêu cầu người đưa ra thông tin xin lỗi, cải chính công khai và bồi thường thiệt hại.

– Người bị xâm phạm nghiêm trọng đến nhân phẩm, danh dự việc xác định mức độ bị xâm phạm như thế nào cũng là một vấn đề khá phức tạp, bởi vì cùng bị xâm phạm như nhau, nhưng theo ý chí chủ quan của người phạm tội hay người bị hại mà mức độ xâm phạm cũng khác nhau nên cũng chưa thể xác định một cách chính xác được mà phải kết hợp với các yếu tố như:

+ Trình độ nhận thức, mối quan hệ gia đình và xã hội, địa vị xã hội, quá trình hoạt động của bản thân người bị hại, phong tục tập quán, truyền thống gia đình v.v…

+ Dư luận xã hội trong trường hợp này cũng có ý nghĩa quan trọng để xác định nhân phẩm, danh dự của người bị hại bị xâm phạm tới mức nào. Sự đánh giá của xã hội trong trường hợp này có ý nghĩa rất lớn để xác định hành vi phạm tội của người có hành vi làm nhục.

– Với trường hợp của anh/chị nếu muốn FB xóa hình ảnh của anh chị trên các trang mạng thì cần có thông báo của tòa án hoặc cơ quan có chức năng yêu cầu FB xóa bỏ các hình ảnh có tính chất bôi nhọ xúc phạm danh dự, nhân phẩm của gia đình anh chị. Và người đăng tải những hình ảnh đó lên truyền thông có thể bị phạt hành chính hoặc truy tố hình sự với hành vi xúc phạm nhân phẩm, danh dự, uy tín của người khác gây ảnh hưởng tới tài sả, sức khỏe và tính mạnh của người bị bôi nhọ.

Điều 155. Tội làm nhục người khác

1. Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:

a) Phạm tội 02 lần trở lên;

b) Đối với 02 người trở lên;

c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

d) Đối với người đang thi hành công vụ;

đ) Đối với người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, chữa bệnh cho mình;

e) Sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội;

g)Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân từ 11% đến 45%.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:

a)Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân 46% trở lên;

b) Làm nạn nhân tự sát.

4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

– Như vậy hành vi đăng tải lên mạng đã vi phạm mục e khoản 2 điều 155 BLHS 2015 sử dụng mạng viễn thông cụ thể là mạng FB xúc phạm đến nhân phẩm và uy tín người khác và xét đến mức độ thiệt hại về người và tài sản có thể sẽ bị phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm.

Nếu anh/chị còn thắc mắc gì vui lòng liên hệ qua

IP: wikiluat@gmail.com hoặc số hotline: 1900.0191

Rất mong có thể tháo gỡ những vướng mắc của quý thân chủ !

Trân trọng./.

Vũ Hồng Nhung 09/04/2021

DỊCH VỤ SOẠN THẢO ĐƠN, HỢP ĐỒNG, CÔNG VĂN CHỈ  500 NGÀN ĐỒNG -> GỌI NGAY 1900.0191

1900.0191