Menu Đóng

Ở nước ngoài muốn ly hôn mà không về được phải làm thế nào

Em ở nước ngoài, muốn ly hôn đơn phương mà dịch không về được. Có cách nào không mọi người ơi! Em ly thân sắp 2 năm rồi

Trả lời:

Chào anh/chị!

Căn cứ theo điều 81 Luật hôn nhân gia đình 2014:

Điều 127. Ly hôn có yếu tố nước ngoài

1. Việc ly hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, giữa người nước ngoài với nhau thường trú ở Việt Nam được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam theo quy định của Luật này.

2. Trong trường hợp bên là công dân Việt Nam không thường trú ở Việt Nam vào thời điểm yêu cầu ly hôn thì việc ly hôn được giải quyết theo pháp luật của nước nơi thường trú chung của vợ chồng; nếu họ không có nơi thường trú chung thì giải quyết theo pháp luật Việt Nam.

3. Việc giải quyết tài sản là bất động sản ở nước ngoài khi ly hôn tuân theo pháp luật của nước nơi có bất động sản đó.

Như vậy, với trường hợp của anh/chị nếu vợ chồng của anh/chị có nơi thường trú chung ở đâu thì có thể giải quyết ở vấn đề ly hôn ở đó. Trong trường hợp 2 vợ chồng không có nơi thường trú chung thì hai vợ chồng đăng ký kết hôn tại Việt Nam sẽ được giải quyết thủ tục ly hôn theo pháp luật Việt Nam tại Tòa án nhân dân cấp tỉnh, thành phố có thẩm quyền.

Xác định thẩm quyền theo pháp Luật Việt Nam, cụ thể theo quy định của Bộ luật TTDS

Điều 227. Sự có mặt của đương sự, người đại diện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự

1. Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ nhất, đương sự hoặc người đại diện của họ, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự phải có mặt tại phiên tòa; nếu có người vắng mặt thì Hội đồng xét xử phải hoãn phiên tòa, trừ trường hợp người đó có đơn đề nghị xét xử vắng mặt.

Tòa án phải thông báo cho đương sự, người đại diện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự về việc hoãn phiên tòa.

2. Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ hai, đương sự hoặc người đại diện của họ, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự phải có mặt tại phiên tòa, trừ trường hợp họ có đơn đề nghị xét xử vắng mặt; nếu vắng mặt vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan thì Tòa án có thể hoãn phiên tòa, nếu không vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan thì xử lý như sau:

a) Nguyên đơn vắng mặt mà không có người đại diện tham gia phiên tòa thì bị coi là từ bỏ việc khởi kiện và Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án đối với yêu cầu khởi kiện của người đó, trừ trường hợp người đó có đơn đề nghị xét xử vắng mặt. Nguyên đơn có quyền khởi kiện lại theo quy định của pháp luật;

b) Bị đơn không có yêu cầu phản tố, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan không có yêu cầu độc lập vắng mặt mà không có người đại diện tham gia phiên tòa thì Tòa án tiến hành xét xử vắng mặt họ;

c) Bị đơn có yêu cầu phản tố vắng mặt mà không có người đại diện tham gia phiên tòa thì bị coi là từ bỏ yêu cầu phản tố và Tòa án quyết định đình chỉ giải quyết đối với yêu cầu phản tố, trừ trường hợp bị đơn có đơn đề nghị xét xử vắng mặt. Bị đơn có quyền khởi kiện lại đối với yêu cầu phản tố đó theo quy định của pháp luật;

d) Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập vắng mặt mà không có người đại diện tham gia phiên tòa thì bị coi là từ bỏ yêu cầu độc lập và Tòa án quyết định đình chỉ giải quyết đối với yêu cầu độc lập của người đó, trừ trường hợp người đó có đơn đề nghị xét xử vắng mặt. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập có quyền khởi kiện lại đối với yêu cầu độc lập đó theo quy định của pháp luật;

đ) Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự vắng mặt thì Tòa án vẫn tiến hành xét xử vắng mặt họ.

Vậy trong trường hợp nếu anh/chị muốn ly hôn luôn những không thể quay về Việt Nam để tiến hành thủ tục ly hôn thì anh/chị có thể cử người đại diện hợp pháp cho chị để thay chị tiến hành thủ tục ly hôn ra tòa (trong trường hợp tòa án cho phép).

– Vì trường hợp của anh/chị lượng thông tin cụ thể chỉ giới hạn trong nội dung câu hỏi, nên phần tư vấn của chúng tôi có thể còn nhiều thiếu xót. Vụ việc ly hôn sau khi được thụ lý sẽ thuộc một trong 3 trường hợp sau:

+ Ly hôn thuận tình vợ chồng, không tranh chấp tài sản, không tranh chấp quyền nuôi con.

+ Đơn phương ly hôn (trong đó anh/chị là nguyên đơn)

+ Đơn phương ly hôn (trong đó anh/chị là bị đơn).

Nếu anh/chị có bất cứ thắc mắc gì vui lòng liên hệ lại theo số Hotline 1900.0191 để được giải đáp.

Xin cảm ơn!

Vũ Hồng Nhung-9/3

DỊCH VỤ SOẠN THẢO ĐƠN, HỢP ĐỒNG, CÔNG VĂN CHỈ  500 NGÀN ĐỒNG -> GỌI NGAY 1900.0191

1900.0191