Menu Đóng

Chiếm đoạt lừa đảo tài sản thông qua giao dịch dân sự

– Liên quan đến vấn đề dân sự:

Căn cứ vào điều 119. Hình thức giao dịch dân sự

1. Giao dịch dân sự được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể.

Giao dịch dân sự thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử được coi là giao dịch bằng văn bản.

2. Trường hợp luật quy định giao dịch dân sự phải được thể hiện bằng văn bản có công chứng, chứng thực, đăng ký thì phải tuân theo quy định đó.

– Như vậy, việc anh trai anh cùng mẹ anh ngoại trừ thực hiện giao dịch tặng cho bằng văn bản cũng đã đồng thời thực hiện giao dịch cam kết nuôi dưỡng mẹ anh đến cuối đời và phải đưa bà một khoản tiền 200 triệu đồng. Giao dịch này hoàn toàn hợp lệ theo quy định pháp luật và anh của anh phải có nghĩa vụ thực hiện giao dịch đó theo quy định của BLDS 2015.

 Căn cứ theo điều 127. Giao dịch dân sự vô hiệu do bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép

Khi một bên tham gia giao dịch dân sự do bị lừa dối hoặc bị đe dọa, cưỡng ép thì có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự đó là vô hiệu.

Lừa dối trong giao dịch dân sự là hành vi cố ý của một bên hoặc của người thứ ba nhằm làm cho bên kia hiểu sai lệch về chủ thể, tính chất của đối tượng hoặc nội dung của giao dịch dân sự nên đã xác lập giao dịch đó.

Đe dọa, cưỡng ép trong giao dịch dân sự là hành vi cố ý của một bên hoặc người thứ ba làm cho bên kia buộc phải thực hiện giao dịch dân sự nhằm tránh thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, danh dự, uy tín, nhân phẩm, tài sản của mình hoặc của người thân thích của mình.

– Hành vi của anh trai anh là hành vi lừa dối, nhằm lấy lòng tin của mẹ anh tiến hành giao dịch tặng cho trên giấy tờ và thực hiện giao dịch cam kết nuôi dưỡng và đưa 200 triệu cho mẹ anh bằng lời nói vì nghĩ lời nói không có căn cứ sẽ không được pháp luật công nhận.

– Việc anh ghi âm lại đoạn hội thoại có nội dung liên quan đến thực hiện cam kết sẽ là một tài liệu, chứng cứ để tòa xem xét giải quyết vụ án này. Về việc mẹ anh có thể đòi lại quyền sử dụng đất sau khi đã tặng cho hay không phụ thuộc rất nhiều yếu tố để có thể chứng minh hành vi của anh trai anh đang không thực hiện theo đúng thỏa thuận đã giao dịch bằng lời nói trước đó. Khi đó giao dịch tặng cho trước đó sẽ bị tòa tuyên là vô hiệu nếu xác định được hành vi lừa dối nhằm chiếm đoạt tài sản của anh trai anh.

– Liên quan đến vấn đề hình sự

Căn cứ theo điều 174 Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) quy định về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản như sau:

“1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;

b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

– Hành vi của anh trai anh còn có thể bị khởi tố hình sự theo khoản 1+c của bộ luật này. Căn nhà của mẹ anh có trị giá rất lớn và việc sau khi đã chiếm đoạt xong ngôi nhà còn có hành vi không cho mẹ anh vào nhà, ngược đãi và lăng mạ. Như vậy anh trai anh có thể bị phạt cải tạo hoặc phạt tù từ 3 đến 6 tháng.

Nếu anh/chị còn thắc mắc gì vui lòng liên hệ qua

IP: wikiluat@gmail.com hoặc số hotline: 1900.0191

Rất mong có thể tháo gỡ những vướng mắc của quý thân chủ !

Trân trọng./.

Vũ Hồng Nhung 09/04/2021

DỊCH VỤ SOẠN THẢO ĐƠN, HỢP ĐỒNG, CÔNG VĂN CHỈ  500 NGÀN ĐỒNG -> GỌI NGAY 1900.0191

1900.0191