Menu Đóng

Tòa gọi khi ly hôn có cần mang con theo không

Câu hỏi: Em nộp đơn ra tòa rồi nhưng mà không thấy ai gọi điện báo gì. Hôm nay chồng nhắn tin mai di không ….em không biêt nên quay ra hỏi đi đâu, chồng không nói gì rồi gửi cho cái ảnh tòa án nhân dân… Nhưng trong giấy có ghi cho cả con lên nữa lên nhưng em không muốn cho con lên thì có sao không ạ. Mà đang dịch gọi điện cho thư ký thì nói đang dịch hoãn lại nhưng mình không có chút thông tin gì cả thì có nên đi không ạ?

Căn cứ pháp luật:

  • Bộ luật Tố tụng dân sự 2015;
  • Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014;

1. Các bước của thủ tục tố tụng dân sự tại tòa án:

Bước 1: Thụ lý vụ án

Theo quy định tại Điều 191 Bộ luật tố tụng dân sự 2015, Tòa án phải nhận đơn khởi kiện do đương sự nộp trực tiếp tại Tòa án hoặc gửi qua bưu điện và phải ghi vào sổ nhận đơn. Trường hợp Tòa án nhận đơn khởi kiện được gửi bằng phương thức gửi trực tuyến thì Tòa án in ra bản giấy và phải ghi vào sổ nhận đơn.

=> Chánh án tòa phân công Thẩm phán xem xét đơn (Trong thời hạn 3 ngày kể từ ngày nhận đơn)

=> Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày Thẩm phán đước phân công xem xét đơn khởi kiện, Tòa án phải xem xét và có một trong các quyết định sau đây:

+ Thụ lý vụ án nếu vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết;

+ Chuyển đơn khởi kiện cho Tòa án có thẩm quyền và báo cho người khởi kiện, nếu vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án khác;

+ Trả lại đơn khởi kiện cho người khởi kiện, nếu việc đó không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án.

+Tiến hành thủ tục thụ lý vụ án theo thủ tục thông thường hoặc theo thủ tục rút gọn nếu vụ án có đủ điều kiện để giải quyết theo thủ tục rút gọn quy định tại khoản 1 Điều 317 của Bộ luật này  

Bước 2: Hòa giải vụ án

 Theo quy định tại Khoản 1 Điều 205 BLTTDS 2015 thì trong thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án, Tòa án tiến hành hòa giải để các đương sự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án, trừ những vụ án không được hòa giải hoặc không tiến hành hòa giải được quy định tại Điều 206 và Điều 207 BLTTDS.

+ Ra quyết định hòa giải thành  khi không có đương sự thay đổi ý kiến về sự thỏa thuận

+ Trong trường hợp hòa giải không thành, Thẩm phán chủ tọa phiên hòa giải lập biên bản hòa giải không thành và thực hiện các thủ tục tiếp theo để đưa vụ án ra xét xử.

Bước 3: Chuẩn bị xét xử

Trong thời hạn chuẩn bị xét xử, tùy từng trường hợp, Thẩm phán ra một trong các quyết định sau đây:

+ Công nhận sự thỏa thuận của các đương sự;

+ Tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự;

+ Đình chỉ giải quyết vụ án dân sự

+ Đưa vụ án ra xét xử.

Trong thời hạn 01 tháng kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử, Tòa án phải mở phiên tòa, trong trường hợp có lý do chính đáng thì thời hạn này là 02 tháng (Điều 203)

Bước 4: Mở phiên tòa xét xử

Theo quy định tại Điều 196 BLTTDS 2015 phiên tòa phải được tiến hành đúng thời gian, địa điểm đã được ghi trong quyết định đưa vụ án ra xét xử hoặc trong giấy báo mở lại phiên tòa trong trường hợp phải hoãn phiên tòa. Thành phần tham gia phiên tòa được quy định từ Điều 227 đến Điều 232 tại BLTTHS, gồm: Đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sựngười có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan; Người đại diện của đương sự; Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự; Người làm chứng; Người giám định và Người phiên dịch, Kiếm sát viên.

2. Trả lời câu hỏi:

Đối với câu hỏi trên của chị, trong trường hợp vụ việc ly hôn của anh chị có tranh chấp về quyền nuôi con. Khi con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét đến nguyện vọng của con theo quy định tại Khoản 2, Điều 81, Luật hôn nhân và gia đình:

“Điều 81. Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn

2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.”

 => Khi đó, Tòa án bắt buộc phải xem xét nguyện vọng của con. Lúc này, con cái sẽ được quyền chọn lựa muốn ở với bố hay với mẹ. Việc này chỉ là xem xét (có nghĩa là tham khảo) còn cần xem xét cả điều kiện của người trực tiếp nuôi theo nguyện vọng đó của con. Nếu đáp ứng đủ các nhu cầu cơ bản của con + nguyện vọng của con thì Tòa án có thể quyết định người đó là người trực tiếp nuôi con.

Lúc này tòa sẽ hỏi trực tiếp con về nguyện vọng của mình. Nhưng nếu anh chị không muốn làm ảnh hưởng đến tinh thần của con thì con có thể làm đơn trình bày của mình gửi lên Tòa án để Tòa án xem xét nguyện vọng.

DỊCH VỤ SOẠN THẢO ĐƠN, HỢP ĐỒNG, CÔNG VĂN CHỈ  500 NGÀN ĐỒNG -> GỌI NGAY 1900.0191

1900.0191