Menu Đóng

Bình luận về lợi nhuận và việc phân phối lợi nhuận trong hoạt động tài chính doanh nghiệp

Bình luận về lợi nhuận và việc phân phối lợi nhuận trong hoạt động tài chính doanh nghiệp.

Với sự phát triển không ngừng của nền kinh tế ngày nay, không thể phủ nhận được tầm quan trọng của lợi nhuận đối với 1 doanh nghiệp daquy nhỏ hay lớn. Lợi nhuận vừa là mục tiêu, vừa là động lực và là điều kiện tồn tại của doanh nghiệp.

A. Lý luận chung về lợi nhuận và việc phân phối lợi nhuận trong hoạt động tài chính doanh nghiệp: 

I. Lợi nhuận: 

1. Khái niệm: 

Lợi nhuận được hiểu đơn giản là phần thu nhập còn lại của doanh nghiệp sau khi bù đắp các khoản chi phí phát sinh trong kỳ của doanh nghiệp. Đây Là Phần chênh lệch giữa tổng thu nhập và chi phí

Công thức xác định lợi nhuận: Lợi nhuận = Tổng thu nhập – Tổng Chi phí Trong đó, tổng thu nhập là đối với các doanh nghiệp chủ yếu là doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ. Doanh thu bán hàng hóa và cung cấp dịch vụ là biểu hiện bằng tiền giá trị sản phẩm hàng hóa, dịch vụ mà doanh nghiệp đã cung cấp cho thị trường trong một thời kỳ nhất định sau khi trừ đi các khoản giảm trừ khác như: giảm giá, chiết khấu thương mại,…thời điểm xác định doanh thu là khi người mua chấp nhận thanh toán. Chi phí là số tiền mà một doanh nghiệp bỏ ra để có được nguồn thu nhập kể trên.

Như vậy, có thể hiểu để tạo ra được lợi nhuận thì tổng doanh thu của doanh nghiệp thực hiện được trong 1 thời kỳ nhất định phải đủ bù đắp được các chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra và phát sinh lãi.

2. Phân loại: 

Hiện nay, các doanh nghiệp ngày càng được phát triển và đa dạng hóa ngành nghề kinh doanh, do đó lợi nhuận thu về đến từ nhiều nguồn gốc khác nhau, bao gồm: 

2.1. Căn cứ vào hoạt động của doanh nghiệp: 
2.1.1. Lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh:

Lợi nhuận đến từ hoạt động này là khoản chênh lệch giữa doanh thu của hoạt động sản xuất kinh doanh và chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh. Hoạt Động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là hoạt động đầu tư vốn nhằm tìm kiếm lợi nhuận theo những mục tiêu đã được xác định sẵn từ đầu. Lợi Nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh có thể kể đến như: Lợi nhuận thu được từ hoạt động kinh doanh hàng hóa dịch vụ; lợi nhuận thu được từ hoạt động sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp,…

2.1.2. Lợi nhuận từ hoạt động tài chính: 

Lợi nhuận thu được từ hoạt động này bao gồm: 

– Lợi nhuận từ góp vốn tham gia liên doanh: 

– Lợi nhuận cho vay vốn 

– Lợi nhuận do bán ngoại tệ 

– Lợi nhuận về cho thuê tài sản 

– Lợi nhuận từ các hoạt động đầu tư mua bán chứng khoán ngắn hạn và dài hạn 

– Lợi nhuận từ các hoạt động đầu tư khác 

2.1.3. Lợi nhuận là hoạt động khác:

Lợi nhuận từ hoạt động khác là khoản chênh lệch giữa doanh thu và chi phí của các hoạt động khác và thuế phải nộp theo quy định (trừ thuế thu nhập doanh nghiệp). Đây là các lợi nhuận thu được từ các hoạt động riêng biệt khác với những hoạt động nêu trên. Những khoản lãi này hiếm khi xảy ra, doanh nghiệp không có dự kiến trước hoặc có kế hoạch nhưng ít có khả năng thực hiện được. 

Lợi nhuận khác thường là các khoản được nhận được từ: – Thu hồi nợ khó đòi đã xử lý, xóa sổ 

– Thu hồi nợ không xác định được chủ 

– Thu tiền phạt vi phạm hợp đồng 

– Doanh thu từ hoạt động kinh doanh của những năm trước bị bỏ sót hoặc quên ghi vào sổ kế toán năm nay mới phát hiện ra. 

2.2. Căn cứ vào quyền chiếm hữu:
2.2.1. Lợi nhuận trước thuế: 

Lợi nhuận trước thuế là số lợi nhuận mà doanh nghiệp thu về sau khi đã trừ đi phần tiền bỏ ra để kinh doanh. Nhưng chưa kể đến thuế phải nộp nhà nước và tiền lãi. 

Công thức tính lợi nhuận trước thuế: EBT= Tổng doanh thu–(Tổng Chi Phí cố định + Tổng chi phí phát sinh). 

Trong đó: 

– Tổng doanh thu: Toàn bộ doanh thu từ hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. 

– Chi phí cố định: Giá vốn bỏ ra, chi phí vận chuyển, chi phí sản xuất,chi phí thuê nhân viên, chi phí thuê địa điểm…

– Chi phí phát sinh: Các chi phí phát sinh theo quá trình hoạt động không theo kế hoạch trước đó. 

Công thức này được áp dụng cho hầu hết các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh.

2.2.2. Lợi nhuận sau thuế: 

Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối là lợi nhuận sau thuế khi chưa được sử dụng để tái đầu tư hay các hoạt động khác. Tức là khoản lợi nhuận vẫn được giữ nguyên, chưa được sử dụng vào bất cứ hoạt động thương mại nào của doanh nghiệp. 

Cuối 1 kỳ kế toán sẽ có các tài liệu thống kê như báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, quyết toán thuế, báo cáo tài chính…Trên cơ sở này, các doanh nghiệp có thể phân chia và sử dụng số tiền lợi nhuận một cách hợp lý.

Lợi nhuận sau thuế không chỉ dùng để tái đầu tư mà các doanh nghiệp thường trích lập các quỹ dự phòng hoặc trích khen thưởng, chia cổ tức, trích lập quỹ phúc lợi… Và nếu công ty nào không chia cổ tức, không trích để tiến hành hoạt động gì mà vẫn giữ nguyên số tiền lợi nhuận. Thì đây được là lợi nhuận sau thuế chưa phân phối. Và số tiền này sẽ được cộng dồn kỳ tiếp theo. 

Đa số doanh nghiệp sẽ tính LNST bằng công thức sau: LNST= Tổng doanh thu – ( 30% số tiền đầu tư cho sản xuất kinh doanh 10% thuế giá trị gia tăng + 20% thuế thu nhập doanh nghiệp) 

2.3. Căn cứ vào yêu cầu quản trị: 

Căn cứ vào yêu cầu quản trị thì lợi nhuận có thể chia là Lợi nhuận trước thuế và lãi vay (EBIT) và Lợi nhuận trước thuế (EBIT) Mối liên hệ của 2 loại lợi nhuận này thể hiện qua công thức: EBIT = EBT + I 

Trong đó: I là chi phí lãi vay trong kỳ. 

3. Các chỉ tiêu đánh giá tình hình lợi nhuận của doanh nghiệp:

Có 5 chỉ tiêu cơ bản để 1 doanh nghiệp có thể dựa vào để đánh giá tình hình lợi nhuận của chính công ty mình, đó là:

– Tổng mức lợi nhuận 

– Tỷ suất lợi nhuận trên tổng vốn kinh doanh – Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu 

– Tỷ suất lợi nhuận trên chi phí 

– Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu 

II. Phân phối lợi nhuận trong hoạt động tài chính doanh nghiệp:

1. Nguyên tắc trong phân phối lợi nhuận: 

Phân phối lợi nhuận nhằm mục đích chủ yếu tái đầu tư mở rộng năng lực hoạt động sản xuất kinh doanh và phát triển vốn của doanh nghiệp, khuyến khích người lao động nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. 

Về nguyên tắc, lợi nhuận được chia làm 2 phần: Phần đem chia là phần không chia. 

Sau khi thực hiện các hoạt động kinh doanh, công ty sẽ tạo ra lợi nhuận, ở giai đoạn này, nhà quản trị cần đóng vai trò quan trọng trong việc định hướng việc phân phối các khoản lợi nhuận này. Để đảm bảo việc phân chia lợi nhuận một cách công bằng và hợp lý, các công ty cần tuân thủ các nguyên tắc sau:- Điều chỉnh hài hòa mối quan hệ lợi ích giữa các chủ thể, bao gồm Nhà nước,công ty và cá nhân, trước hết cần thực hiện nghĩa vụ tài chính đối với nhà nước ( nộp thuế thu nhập) đầy đủ, kịp thời, nhằm tránh trốn thuế, trốn thuế. – Doanh nghiệp nên dành một phần lợi nhuận thỏa đáng để đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh, đồng thời chú trọng bảo vệ lợi ích của các thành viên trong doanh nghiệp; cân bằng giữa lợi ích ngắn hạn và lợi ích dài hạn. 

2. Nội dung phân phối lợi nhuận: 

Doanh nghiệp thực hiện phân phối lợi nhuận theo quy định tại Điều 31 Nghị định 91/2015/NĐ-CP; Điều 2 Nghị định 32/2018/NĐ-CP; Khoản 4 Điều 4 Thông tư 36/2021/TT-BTC và quy định sau:

(1) Lợi nhuận của doanh nghiệp được xác định theo quy định của pháp luật về kế toán sau khi bù đắp lỗ năm trước theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp, trích Quỹ phát triển khoa học và công nghệ, nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật, phần lợi nhuận còn lại được 

phân phối theo quy định tại các khoản 1, 2, 3 Điều 31 Nghị định 91/2015/NĐ-CP Điều 2 Nghị định 32/2018/NĐ-CP. 

(2) Căn cứ để trích lập quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi, quỹ thưởng người quản lý doanh nghiệp, kiểm soát viên xác định như sau: 

– Về xếp loại doanh nghiệp A, B, C làm căn cứ trích lập các quỹ thực hiện theo quy định của Chính phủ về giám sát đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp; giám sát tài chính đánh giá hiệu quả hoạt động và công khai thông tin tài chính của doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100%vốn điều lệ và doanh nghiệp có vốn nhà nước và Thông tư hướng dẫn của Bộ Tài chính. 

– Về tiền lương tháng thực hiện làm căn cứ trích lập các quỹ: 

Đối với trích quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi: căn cứ quỹ tiền lương thực hiện trong năm tài chính của người lao động của doanh nghiệp đã được phê duyệt và được xác định theo quy định tại Nghị định 51/2016/NĐ-CP quy định quản lý lao động, tiền lương và tiền thưởng đối với người lao động làm việc trong công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ và các văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế (nếu có) chia(:)cho 12 tháng. 

Trường hợp, doanh nghiệp thực hiện cơ chế tiền lương, tiền thưởng theo quy định đặc thù thì thực hiện theo quy định riêng của Chính phủ về đặc thù đó. 

Đối với trích quỹ thưởng người quản lý doanh nghiệp, kiểm soát viên: căn cứ quỹ tiền lương, thù lao thực hiện trong năm tài chính của người quản lý doanh nghiệp (chuyên trách và không chuyên trách) đã được chủ sở hữu phê duyệt và được xác định theo quy định của Nghị định 52/2016/NĐ-CP quy định tiền lương, thù lao, tiền thưởng đối với Người quản lý congtytrachnhiem hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100%vốn điều lệ và các văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế (nếu có), chia (:) cho 12 tháng. 

Trường hợp, doanh nghiệp thực hiện cơ chế tiền lương, tiền thưởng theo quy định đặc thù thì thực hiện theo quy định riêng của Chính phủ về đặc thù đó. 

3. Phân phối lợi nhuận ở từng hình thức doanh nghiệp:

3.1. Doanh nghiệp nhà nước: 

– Lợi nhuận thực hiện sau khi bù đắp lỗ năm trước và nộp thuế TNDN được phân phối như sau: 

+ Chia lãi cho các thành viên góp vốn liên doanh liên kết theo(nếu có)

+ Bù đắp khoản lỗ của các năm trước đã hết thời hạn được trừ vào lợi nhuận trước thuế; 

+ Trích 10% vào quỹ dự phòng tài chính; khi số dư bằng 25%vốn điều lệ thì không chích nữa; 

+ Trích lập các quỹ đặc biệt từ lợi nhuận sau thuế theo tỷ lệ đã được nhà nước quy định đối với công ty đặc thù mà pháp luật quy định phải trích lập;

+ Số còn lại sau khi lập các quỹ quy định tại các điểm nếu trên khoản này được phân phối theo tỷ lệ giữa vốn nhà nước đầu tư tại công ty và vốn công ty tự huy động bình quân trong năm. 

Vốn do công ty tự huy động do phát hành trái phiếu, tín phiếu, vay của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước, công ty tự chịu trách nhiệm hoàn trả cả gốc và lãi cho người cho vay theo cam kết, trừ các khoản vay có bảo lãnh của Chính phủ, Bộ Tài chính, các khoản vay được hỗ trợ lãi suất. 

– Phần lợi nhuận được chia theo vốn nhà nước đầu tư được dùng để tái đầu tư bổ sung vốn nhà nước tại công ty nhà nước. Trường hợp không cần thiết bổ sung vốn nhà nước tại công ty nhà nước, đại diện chủ sở hữu quyết định điều động về quỹ tập trung để đầu tư vào các công ty khác. Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập quỹ này. 

– Lợi nhuận được chia theo vốn tự huy động được phân phối như sau: + Trích tối thiểu 30% vào quỹ đầu tư phát triển của công ty; 

+ Trích tối đa 5% lập quỹ thưởng Ban quản lý điều hành công ty. Mức Trích một năm không vượt quá 500 triệu đồng (đối với công ty có Hội đồng quản trị), 200 triệu đồng (đối với công ty không có Hội đồng quản trị)với điều kiện tỷ suất lợi nhuận thực hiện trước thuế trên vốn nhà nước tại công ty phải bằng hoặc lớn hơn tỷ suất lợi nhuận kế hoạch

+ Số lợi nhuận còn lại được phân phối vào quỹ khen thưởng, phúc lợi của công ty. Mức trích vào mỗi quỹ do Hội đồng quản trị hoặc Giám Đốc Công ty quyết định sau khi tham khảo ý kiến của Ban Chấp hành Công đoàn công ty. 

3.2. Công ty TNHH một thành viên nhà nước sở hữu 100%vốn điều lệ:

Lợi nhuận thực hiện sau khi bù đắp lỗ năm trước và nộp thuế thu nhập doanh nghiệp được phân phối như sau: 

+ Quỹ khen thưởng, phúc lợi trích tối đa mỗi quỹ bằng 10%lợi nhuận sau thuế sau khi trích lập quỹ dự phòng tài chính và quỹ đặc biệt nếu có; 

+ Quỹ thưởng ban quản lý điều hành trích tối đa 5%, mức cụ thể do chủ sở hữu quyết định; 

+ Quỹ đầu tư phát triển tối thiểu 65% lợi nhuận sau thuế sau khi trích lập quỹ dự phòng tài chính và quỹ đặc biệt nếu có. 

3.3. Công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh:

Sau khi thực hiện nghĩa vụ đối với ngân sách nhà nước và bù đắp các khoản chi phí đã chi ra trong kỳ, phan lợi nhuận sau thuế sẽ tiến hành phân phối theo điều lệ của công ty và đại hội cổ đông hàng năm, gồm:

+ Trích lập quỹ dự trữ bắt buộc là 5%, số dư quỹ này bằng 10%vốn điều lệ của công ty thì công ty không trích nữa. 

+ Trích lập các quỹ tích luỹ tái đầu tư. 

+ Chia cổ tức cho cổ đông, các thành viên góp vốn.

3.4. Công ty tư nhân: 

Sau khi thực hiện nghĩa vụ đối với ngân sách nhà nước, doanh nghiệp sẽ tiến hành trừ các chi phí bất hợp lệ đã chi ra trong kỳ, số còn lại toàn quyền quyết định của chủ doanh nghiệp. 

B. Bình luận về lợi nhuận và việc phân phối lợi nhuận trong hoạt động tài chính doanh nghiệp: 

Thứ nhất, một doanh nghiệp có mức lợi nhuận trong kỳ cao thì chưa chắc doanh nghiệp đó sẽ luôn có khả năng thanh toán tốt trong kỳ đó vì khả năng thanh toán của một doanh nghiệp phụ thuộc vào dòng tiền mặt của doanh nghiệp. Nếu lợi nhuận nhiều dưới dạng tài sản cố định hoặc các dạng tài sản không thể chuyển hóa thành tiền mặt thì khả năng thanh toán của doanh nghiệp đó sẽ không tốt. 

Thứ hai, một doanh nghiệp có lợi nhuận cao vẫn có thể bị phá sản. Khi Doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản là khi đó họ không có khả năng thanh toán được các khoản nợ đến hạn khi chủ nợ có yêu cầu. Một doanh nghiệp có mức lợi nhuận trong kỳ cao thì chưa chắc khả năng thanh toán trong kì đó sẽ tốt cho nên dù doanh nghiệp có lợi nhuận cao thì vẫn có thể bị phá sản do tình hình tài chính không tốt. 

Thứ ba, lợi nhuận là nguồn khuyến khích vật chất đối với người lao động.Khi lợi nhuận của doanh nghiệp được nâng cao, người lao động sẽ nhận được thu nhập thỏa đáng hơn. Rõ ràng điều này làm kích thích khả năng sáng tạo cũng như hứng thú làm việc cho người lao động, từ đó tăng năng suất, hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.

Thứ tư, nếu như coi lợi nhuận là đòn bẩy kinh tế trong sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp thì vấn đề không dừng lại ở quy mô lợi nhuận nhiều hay ít, tỷ suất lợi nhuận cao hay thấp mà vấn đề ở chỗ phân phối lợi nhuận như thế nào. Chính phân phối lợi nhuận mới tác động tới các mặt lợi ích của nhà nước, doanh nghiệp và người lao động. Nếu như lợi nhuận của doanh nghiệp làm ra, nhà nước huy động tất cả hay phần lớn thì không kích thích chính doanh nghiệp đó tạo ra lợi nhuận và người lao động cũng không có hứng thú, động lực trong sản xuất, hoàn thành công việc. Chỉ khi nào doanh nghiệp làm ra lợi nhuận, được quyền chi phối phần lớn lợi nhuận để tích lũy cho doanh nghiệp và giải quyết lợi ích cho người lao động thì đòn bẩy lợi nhuận mới phát huy tốt hơn vai trò của nó. 

Lợi nhuận là mục tiêu kinh tế cao nhất mà một doanh nghiệp hướng đến,bất kỳ doanh nghiệp nào cũng sẽ có chính sách phân phối lợi nhuận hợp lý cho việc vận hành công ty vẫn đạt hiệu quả cũng như chế độ đối với nhân viên vẫn đảm bảo, để từ đó năng suất và hiệu quả công việc được nâng cao. Qua việc tìm hiểu về lợi nhuận và phân phối lợi nhuận trong tài chính doanh nghiệp em đã hiểu rõ hơn tầm quan trọng của vấn đề này trong sự lớn mạnh của doanh nghiệp.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nghị định 91/2015/NĐ-CP. 

2. Nghị định 32/2018/NĐ-CP. 

3. Nghị định 52/2016/NĐ-CP 

4. Thông tư 36/2021/TT-BTC 

DỊCH VỤ SOẠN THẢO ĐƠN, HỢP ĐỒNG, CÔNG VĂN CHỈ  500 NGÀN ĐỒNG -> GỌI NGAY 1900.0191

1900.0191