Menu Đóng

Hợp đồng cung cấp suất ăn cho trường học

Hợp đồng cung cấp suất ăn cho trường học là văn bản thoả thuận giữa cơ sở cung cấp dịch vụ ăn uống và cơ sở giáo dục trường học xoay quanh nhu cầu ăn uống thường xuyên của đơn vị.

Việc cung cấp suất ăn mang tính thường xuyên tiềm ẩn tương đối nhiều rủi ro bởi suy nghĩ số lượng và thời gian thực hiện hợp đồng kéo dài. Đa phần các vụ việc rủi ro về ngộ độc thực phẩm xảy ra trong thời gian qua đều xuất phát từ hoạt động cung cấp suất ăn thường xuyên này.

Bên cạnh đó, Hợp đồng cung cấp suất ăn cho trường học thường là kết quả của quá trình đấu thầu hoặc chỉ định thầu, vì thế đôi khi mức giá cạnh tranh đưa ra để đấu thầu thường không phù hợp với chất lượng thực phẩm cao. Vì vậy, các bên khi ký kết hợp đồng này cần tuyệt đối chú ý và lựa chọn sự thoả thuận chi tiết, tốt nhất là nên quy định về việc thường niên bổ sung Phụ lục Hợp đồng.

Mẫu Hợp đồng cung cấp suất ăn cho trường học

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

———–o0o———–

                …, ngày … tháng … năm …

HỢP ĐỒNG CUNG CẤP SUẤT ĂN

Số: …/HĐDV

  • Căn cứ Bộ luật dân sự 2015;
  • Căn cứ Luật thương mại 2005;
  • Căn cứ nhu cầu và khả năng thực tế của các bên.

Hôm nay, ngày … tháng … năm …, tại địa chỉ …, chúng tôi bao gồm:

Bên A

TRƯỜNG MẦM NON…

Địa chỉ:

Mã số thuế:

Tel:

Fax:

Đại diện theo pháp luật:

Chức vụ:

Bên B

CÔNG TY…

Địa chỉ:

Mã số thuế:

Tel:

Fax:

Đại diện theo pháp luật:

Chức vụ:

Cùng bàn bạc thống nhất những thỏa thuận sau đây:

Điều 1. Dịch vụ cung cấp suất ăn theo thỏa thuận

Bên B cung cấp suất ăn tận nơi cho bên A theo đúng số lượng, chất lượng tới địa điểm và thời hạn được quy định trong Hợp đồng này.

Bên A tiếp nhận suất ăn được bên B giao đến và thực hiện nghĩa vụ thanh toán theo quy định trong Hợp đồng này.

Điều 2. Cách thức tiến hành giao, nhận suất ăn

2.1. Thời gian

– Bên B xây dựng thực đơn theo tuần và gửi tới bên A vào ngày cuối cùng của tuần trước đó.

– Chậm nhất là 8:00 giờ mỗi ngày, bên A đăng ký với bên B số lượng suất ăn trong ngày theo thực đơn bên B đã lên. Trường hợp bên A muốn thay đổi thực đơn theo nhu cầu thì phải tiến hành đặt hàng thực đơn và báo trước cho bên B chậm nhất là 1 ngày kể từ ngày đặt hàng.

– Bên B tiến hành giao đủ số lượng suất ăn mà bên A đăng ký trong khung giờ từ 10:30 đến 11:00 giờ hàng ngày. Trường hợp xảy ra sự kiện bất khả kháng khiến bên B không thể thực hiện nghĩa vụ giao hàng đúng hạn, các bên có thể thỏa thuận thay đổi khung giờ giao, nhận hàng nói trên.

2.2. Địa điểm

– Bên B có trách nhiệm giao đầy đủ, đúng hạn các suất ăn tới trụ sở của bên A: …

– Xe giao hàng của bên B chỉ được đỗ tại cổng D1 của trường học; trong khung giờ giao, nhận hàng đã thỏa thuận.

2.3. Phương tiện

– Bên B chỉ được sử dụng các loại xe sau để chuyên chở suất ăn cho bên A:

  Xe tải 1 tấn: 1 xe

  Xe tải 500 kg: 1 xe

– Tất cả các xe bên B sử dụng phải đảm bảo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn giao thông đường bộ. Lái xe phải có giấy phép lái xe phù hợp với loại xe mình phụ trách. Bên B phải thông báo cho bên A thông tin lái xe và biển số xe tiến hành giao hàng vào thời điểm bên A đăng ký số lượng suất ăn mỗi ngày.

2.4. Người chịu trách nhiệm giao, nhận

– 02 đại diện được Hiệu trưởng nhà trường phân công là người chịu trách nhiệm giao, nhận hàng của bên A. 2 lái xe là người chịu trách nhiệm giao, nhận hàng của bên B.

– 02 đại diện (bên A) và 2 lái xe (bên B) cùng tiến hành kiểm kê số lượng suất ăn; ghi nhận hiện trạng suất ăn tại thời điểm diễn ra việc giao, nhận.

Trường hợp các suất ăn không đạt yêu cầu về số lượng, chất lượng sản phẩm mà bên A đưa ra, đại diện bên A có trách nhiệm thông báo ngay cho bên B để yêu cầu bồi thường thiệt hại.

Điều 3. Giá trị hợp đồng

3.1. Đơn giá

Suất ăn thường: 30.000 đồng/suất ăn

Suất ăn đặt hàng: theo thỏa thuận tại thời điểm đặt hàng. Tuy nhiên, đơn giá không được vượt quá 60.000 đồng/suất ăn.

3.2. Phí dịch vụ

Phí giao suất ăn tận nơi cho trường học của bên B là 3.000.000 đồng/tháng.

Mọi chi phí phát sinh dọc đường, không do lỗi của bên B thì bên A có trách nhiệm thanh toán, hoàn trả cho bên B.

3.3. Cách thức thanh toán

– Bên A thanh toán phí dịch vụ cho bên B trong vòng 5 ngày đầu mỗi tháng, sau khi bên B cung cấp hóa đơn tài chính hợp lệ cho bên A.

– Bên A thanh toán cho bên B theo phương thức chuyển khoản với thông tin tài khoản của bên B như sau:

  Chủ tài khoản: …

  Số tài khoản: …

  Ngân hàng: …                    

  Chi nhánh: …

Điều 4. Nghĩa vụ của bên A

– Tạo điều kiện thuận lợi cho bên B thực hiện hợp đồng; tiếp nhận toàn bộ suất ăn bên B đã giao theo thỏa thuận.

– Thực hiện nghĩa vụ thanh toán cho bên B đầy đủ và đúng hạn, trừ trường hợp bất khả kháng.

Điều 5. Quyền của bên A

– Yêu cầu bên B thực hiện công việc theo đúng chất lượng, số lượng, thời gian mà hai bên đã thỏa thuận.Trường hợp bên B thực hiện dịch vụ không đúng theo chất lượng yêu cầu hoặc không đúng thời hạn thì bên A được giảm phí dịch vụ.

– Yêu cầu bên B bồi thường thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ trong hợp đồng.  

– Được quyền từ chối người giao, nhận hàng của bên B nếu trong khi thực hiện dịch vụ, những người này không đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm hoặc có thái độ khiếm nhã, thiếu chuyên nghiệp và không hợp tác. Trong trường hợp này, bên B phải lập tức cử người khác thay thế để đảm bảo tiến độ và chất lượng dịch vụ.

Điều 6. Nghĩa vụ của bên B

– Thực hiện dịch vụ theo đúng quy chuẩn nêu trong Hợp Đồng và các phụ lục hợp đồng (nếu có).

– Bồi thường thiệt hại cho bên A nếu xảy ra thiệt hại thực tế do bên B vi phạm nghĩa vụ hợp đồng.

Điều 7. Quyền của bên B

– Yêu cầu bên A tiếp nhận suất ăn đã được giao tới địa chỉ bên A đúng thời hạn.

– Yêu cầu bên A thực hiện nghĩa vụ thanh toán theo đúng nội dung đã thỏa thuận trong Hợp đồng này.

Điều 8. Tiêu chuẩn chất lượng

– Bên B đảm bảo 100% nhân viên làm việc là người có kinh nghiệm trong chế biến và bảo quản đồ ăn đóng hộp; 100% nhân viên được liên tục đào tạo, huấn luyện nhằm nâng cao chuyên môn, kiến thức vệ sinh dinh dưỡng, an toàn thực phẩm, an toàn cháy nổ; Toàn bộ nhân viên bên B phải được kiểm tra sức khoẻ định kỳ;

– Toàn bộ khu vực hoạt động cần đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, bao gồm tất cả các khu sau: khu sơ chế, khu gia công, khu chế biến, khu ra đồ; khu rửa bát và diệt khuẩn.

– Nguồn nguyên liệu cho suất ăn phải có nguồn gốc rõ ràng, đáng tin cậy. Nguyên liệu phải được chọn lựa trên tiêu chuẩn: tươi, sạch và không chứa bất kỳ hóa chất độc hại nào có thể ảnh hưởng đến sức khỏe con người.

– Phương pháp chế biến khoa học, lành mạnh. Nghiêm cấm sử dụng mọi loại chất bảo quản, chất phụ gia hoặc gia vị không có nguồn gốc xuất xứ. Đầu bếp duy trì khẩu vị trung tính cho các suất ăn nhằm phù hợp với số đông các em học sinh.

– Thực đơn đa dạng, phong phú, đảm bảo cân bằng dinh dưỡng và được điều chỉnh theo tuần.

Trường hợp bên A phát hiện suất ăn không đáp ứng đủ tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm hoặc ghi nhận bất cứ dấu hiệu bất ổn nào về sức khỏe từ phía các em học sinh, bên A đơn phương chấn dứt Hợp đồng và bên B có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho bên A.

Điều 9. Bất khả kháng

Sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép.

– Bên B không thực hiện nghĩa vụ giao suất ăn đúng hạn do sự kiện bất khả kháng thì không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho bên A.

– Bên A không thực hiện nghĩa vụ thanh toán đúng hạn do sự kiện bất khả kháng thì không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho bên B.

Điều 10. Phạt vi phạm

Bên vi phạm Hợp đồng phải bồi thường thiệt hại thực tế phát sinh từ hành vi vi phạm và chịu phạt vi phạm. Các khoản tiền phạt được thỏa thuận như sau:

– Phạt vi phạm nghĩa vụ: … đồng

– Phạt vi phạm nội dung của hợp đồng: … đồng

– Phạt vi phạm đơn phương chấm dứt hợp đồng: … đồng

Điều 11. Giải quyết tranh chấp

– Mọi tranh chấp liên quan đến Hợp đồng này đều được giải quyết thông qua thương lượng, hòa giải giữa các bên.

– Trong trường hợp hòa giải không thành, các bên có quyền yêu cầu Tòa án nhân dân nơi bên A đặt trụ sở chính tiến hành giải quyết.

Điều 12. Chấm dứt hợp đồng

Hợp đồng này chấm dứt hiệu lực theo một trong các trường hợp sau:

– Theo thời hạn ghi nhận trong Hợp đồng hoặc một thời hạn khác heo thỏa thuận (nếu có);

– Bên A đơn phương chấm dứt Hợp đồng theo Điều 8;

– Có hành vi vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ hợp đồng dẫn đến việc một trong các bên không đạt được mục đích của việc giao kết hợp đồng;

Điều 13. Hiệu lực hợp đồng

–  Hợp đồng có hiệu lực 03 (ba) năm, kể từ ngày ký.

– Hợp đồng được lập thành 02 bản có giá trị ngang nhau, mỗi bên giữ một bản. Trường hợp các bên ký kết Phụ lục hợp đồng thì Phụ lục được xem là bộ phận không thể tách rời và có giá trị pháp lý như những điều khoản được ghi nhận trong Hợp đồng này.

Bên A                                                                                 Bên B

(Ký tên, đóng dấu)                                                              (Ký tên, đóng dấu)

DỊCH VỤ SOẠN THẢO ĐƠN, HỢP ĐỒNG, CÔNG VĂN CHỈ  500 NGÀN ĐỒNG -> GỌI NGAY 1900.0191

1900.0191