Menu Đóng

Bị lừa đứng tên hộ vay tiền ngân hàng VPbank

Co ai giúp m với???
Chuyện là mình bị đứa bạn lừa đứng tên vay tiền của ngân hàng vpbank giúp nó ,nhưng giờ no bỏ trốn rồi.
Mình thì hoàn cảnh khó khăn ko thể trả dk nợ, ko biết ngân hàng sẽ xử lý trường hợp của m ntn???giúp m với ak

Trả lời:

Theo như Anh/Chị kể thì Anh/Chị bị bạn lừa đứng tên vay tiền của ngân hàng vpbank nhưng giờ họ đã bỏ trốn.

Do Anh/Chị đưa quá ít thông tin nên tạm thời tôi sẽ đưa ra ý kiến sau:

-Giữa Anh/Chị và bạn của mình có bất kì một hợp đồng ủy quyền hay giấy tờ vay tiền đã được đi công chứng tại văn phòng công chứng không.Nếu là thỏa thuận miệng thì có gì chứng minh hoặc có người làm chứng không.

-Xét thấy thì bạn của Anh/Chị không hề tham gia vào giao dịch mua bán.Bản thân ngân hàng cũng chỉ biết người vay tiền là Anh/Chị.Ngân hàng không thể biết được thỏa thuận giữa Anh/Chị và bạn Anh/Chị do không hề có văn bản hoặc bằng chứng liên quan.Như vậy,việc vay tiền thực chất là do Anh/Chị , đây là một loại giao dịch có điều kiện.Nghĩa là Anh/Chị chỉ thực hiện việc vay tiền do bạn Anh/Chị có nhu cầu sở hữu tài sản.Theo chúng tôi, vai trò của Anh/Chị trong vụ việc nêu trên là vai trò trung gian.Người đứng tên giùm không thể là người nhận ủy quyền hay người đại diện vì người nhờ đứng tên chưa có quyền đối với tài sản.Vì vậy không có tư cách ủy quyền trong vụ việc trên.

-Với việc ngân hàng sẽ xử lí ra sao thì theo quy định pháp luật thì:

Căn cứ vào Điều 463 Bộ Luật Dân sự 2015  quy định về hợp đồng vay tài sản như sau:

Điều 463. Hợp đồng vay tài sản

Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.”

Theo đó, pháp luật quy định Nghĩa vụ trả nợ của bên vay tại Điều 466 Bộ luật dân sự 2015 như sau:

 “1. Bên vay tài sản là tiền thì phải trả đủ tiền khi đến hạn; nếu tài sản là vật thì phải trả vật cùng loại đúng số lượng, chất lượng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

2. Trường hợp bên vay không thể trả vật thì có thể trả bằng tiền theo trị giá của vật đã vay tại địa điểm và thời điểm trả nợ, nếu được bên cho vay đồng ý.

3. Địa điểm trả nợ là nơi cư trú hoặc nơi đặt trụ sở của bên cho vay, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

4. Trường hợp vay không có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả nợ hoặc trả không đầy đủ thì bên cho vay có quyền yêu cầu trả tiền lãi với mức lãi suất theo quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này trên số tiền chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.

5. Trường hợp vay có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả hoặc trả không đầy đủ thì bên vay phải trả lãi như sau:

a) Lãi trên nợ gốc theo lãi suất thỏa thuận trong hợp đồng tương ứng với thời hạn vay mà đến hạn chưa trả; trường hợp chậm trả thì còn phải trả lãi theo mức lãi suất quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này;

b) Lãi trên nợ gốc quá hạn chưa trả bằng 150% lãi suất vay theo hợp đồng tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.”

Hợp đồng giữa bạn và ngân hàng là hợp đồng vay tài sản có lãi. Do đó,  Khi hết thời hạn vay 2 năm thì bạn có nghĩa vụ trả đủ tiền vay là 25 triệu đồng cùng khoản tiền lãi cho ngân hàng. Theo thông tin bạn cung cấp, bạn không có khả năng thanh toán lãi và định khi gom đủ số tiền sẽ trả lại cho ngân hàng, trường hợp này bạn có thể thỏa thuận với ngân hàng gia hạn hợp đồng để bạn có thêm thời gian thực hiện nghĩa vụ trả nợ của mình hoặc thỏa thuận về việc trả góp khoản nợ thay vì trả một lần theo yêu cầu của ngân hàng. Trong trường hợp bạn không có khả năng thanh toán hết số nợ ngân hàng thì bạn có thể bị cưỡng chế thi hành án theo quy định tại Điều 71 Luật thi hành án dân sự 2008 như sau:

“Điều 71. Biện pháp cưỡng chế thi hành án

1. Khấu trừ tiền trong tài khoản; thu hồi, xử lý tiền, giấy tờ có giá của người phải thi hành án.

2. Trừ vào thu nhập của người phải thi hành án.

3. Kê biên, xử lý tài sản của người phải thi hành án, kể cả tài sản đang do người thứ ba giữ.

4. Khai thác tài sản của người phải thi hành án.

5. Buộc chuyển giao vật, chuyển giao quyền tài sản, giấy tờ.

6. Buộc người phải thi hành án thực hiện hoặc không được thực hiện công việc nhất định.”

Anh/Chị có thể làm đơn yêu cầu lên Tòa Án để giải quyết vụ việc theo thẩm quyền của Tòa Án căn cứ

Điều 26. Những tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án

3. Tranh chấp về giao dịch dân sự, hợp đồng dân sự.  Và có thể làm đơn yêu cầu điều tra về người bạn của anh chị lên cơ quan công an.

DỊCH VỤ SOẠN THẢO ĐƠN, HỢP ĐỒNG, CÔNG VĂN CHỈ  500 NGÀN ĐỒNG -> GỌI NGAY 1900.0191

1900.0191