Chủ đề: Quy định về thuế và kê khai thuế
* Khái niệm hạch toán:
Hạch toán là quá trình quan sát – đo lường – tính toán – ghi chép các hoạt động kinh tế để giám sát và quản lý các hoạt động đó một cách chặt chẽ.
1. Hạch toán nghiệp vụ
Hạch toán nghiệp vụ là quá trình quan sát – theo dõi – phản ánh từng nghiệp vụ kinh tế kỹ thuật cụ thể để thực hiện việc việc chỉ đạo thường xuyên và kịp thời các nghiệp vụ đó. Đối tượng của hình thức hạch toán này chính là các nghiệp vụ kinh tế – kỹ thuật sản xuất như: tiến độ thực hiện các hoạt động cung cấp nguyên vật liệu, quá trình sản xuất, tiêu thụ sản phẩm; tình hình biến động và sử dụng các yếu tố của quá trình tái sản xuất – kinh doanh…
Đặc điểm của loại hạch toán nghiệp vụ là không chuyên dụng bất kỳ một thước đo kết quả nào mà chỉ căn cứ vào tính chất từng nghiệp vụ – yêu cầu quản lý mà sử dụng 1 trong 3 loại thước đo thích hợp là tiền, hiện vật hay lao động.
Tùy vào từng nghiệp vụ mà hạch toán nghiệp vụ sử dụng loại thước đo phù hợp
Với hạch toán nghiệp vụ, chỉ cần sử dụng các phương tiện thu thập – truyền tin đơn giản như điện thoại hoặc truyền miệng. Vì đối tượng còn chung chung và chỉ áp dụng phương pháp đơn giản nên hạch toán nghiệp vụ chưa được xem là môn khoa học độc lập.
2. Hạch toán thống kê
Khác với hạch toán nghiệp vụ, hạch toán thống kê được xem là một môn khoa học, nghiên cứu các yếu tố “lượng” trong mối quan hệ với các yếu tố “chất” của các hiện tượng kinh tế – xã hội với điều kiện thời gian và địa điểm cụ thể. Mục đích của hình thức hạch toán này là để rút ra được bản chất và tính quy luật trong quy trình phát triển của các hiện tượng đó.
Đối tượng của hạch toán thống kê có thể là: tình hình tăng năng suất lao động, giá trị tổng sản lượng, tình tình giá cả, thu nhập lao động… Cũng chính vì điều này là thông tin được hạch toán thống kê mang lại chỉ có tính hệ thống nhưng không thường xuyên và liên tục. Cùng với đó, việc sử dụng các phương pháp như: điều tra thống kê, phân tổ thống kê, số bình quân, số tương đối, số tuyệt đối, chỉ số – khiến hạch toán thống kê cần sử dụng 3 loại thước đo kết quả trên.
3. Hạch toán kế toán
Hạch toán kế toán thường được gọi tắt là kế toán – được xem như một môn khoa học ghi nhận – cung cấp thông tin về tình hình sử dụng tài sản, sự vận động của tài sản để đo lường hiệu quả từ các hoạt động kinh tế tài chính phát sinh của đơn vị.
Hạch toán kế toán được gọi tắt là kế toán
So với hạch toán nghiệp vụ và hạch toán thống kê thì hạch toán kế toán mang những đặc điểm sau:
- Hạch toán kế toán theo dõi và phản ánh một cách liên tục – toàn diện – có hệ thống về tình hình hiện tại cùng với sự biến động của tất cả các loại tài sản + nguồn hình thành tài sản trong tổ chức, đơn vị. Nhờ đó mà hạch toán kế toán theo dõi được liên tục quá trình trước – trong và sau khi triển khai hoạt động kinh doanh, để qua đó đánh giá việc sử dụng đồng vốn có hiệu quả không.
- Hoạt động hạch toán kế toán sử dụng cả 3 loại thước đo kết quả nhưng chủ yếu vẫn là tiền tệ. Điều này thể hiện ở việc mọi nghiệp vụ kinh tế – tài chính được ghi chép đều được thể hiện theo giá trị tiền. Cũng nhờ vào đó mà kế toán giúp cung cấp các số liệu tổng hợp, phục vụ cho việc quản lý thực hiện các kế hoạch kinh tế tài chính của đơn vị.
- Chứng từ, đối ứng tài khoản, tính giá, tổng hợp – cân đối là những phương pháp được hạch toán kế toán áp dụng. Trong đó, thủ tục hạch toán đầu tiên bắt buộc phải có đối với mọi nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh chính là lập chứng từ kế toán – để đảm bảo tính chính xác và làm cơ sở pháp lý vững chắc.
* PHẠM VI NGHIÊN CỨU:
– Luật thuế giá trị gia tăng 2008
– Luật thuế thu nhập doanh nghiệp 2019
– Thông tư 14/VBHN-BTC/2018 HƯỚNG dẫn luật thuế giá trị gia tăng
– Thông tư 66/VBHN-BTC/2019 hướng dẫn thi hành luật thuế thu nhập doanh nghiệp
I. HẠCH TOÁN HÀNG MẪU KẾ TOÁN TRƯNG BÀY-HẠCH TOÁN KẾ TOÁN:
– Người hạch toán phải kiểm soát hàng hóa sản phẩm của doanh nghiệp nhằm kiểm soát dòng tiền, đem lại lợi nhuận cao nhất cho công ty.
– Hàng mẫu trưng bày là loại hàng hóa do doanh nghiệp sản xuất hoặc doanh nghiệp kết hợp cùng với doanh nghiệp khác quảng bá sản phẩm của doanh nghiệp đó nhằm đem lại lợi nhuận cho cả 2 bên.
– Hàng mẫu trưng bày khi hạch toán liên quan về thuế và kê khai thuế có các quy định như sau:
1.1. Trong trường hợp hàng hóa trưng bày do chính doanh nghiệp sản xuất
+ Không đem lại doanh thu, không đem lại lợi nhuận.
+ Lúc này hàng hóa trưng bày được coi như là hàng hóa nội bội
+ Thuế GTGT=0; Số thuế GTGT phải nộp = Số thuế GTGT đầu ra – Số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ ( số thuế GTGT đầu ra=đầu vào=0)
+ Thuế TNDN=0;
Thuế TNDN phải nộp | = ( | Thu nhập tính thuế | – | Phần trích lập quỹ KH&CN (nếu có) | ) x | Thuế suất thuế TNDN |
( Phần trích lập quỹ không có được tình =0; thu nhập từ hàng hóa trưng bày =0 nên thuế TNDN=0)
+ Người nộp thuế: Doanh nghiệp không cần chịu thuế GTGT và TNDN căn cứ theo:
Theo TT14/VBHN-BTC/2018
5. Đối với sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại theo quy định của pháp luật về thương mại, giá tính thuế được xác định bằng không (0); trường hợp hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại nhưng không thực hiện theo quy định của pháp luật về thương mại thì phải kê khai, tính nộp thuế như hàng hóa, dịch vụ dùng để tiêu dùng nội bộ, biếu, tặng, cho.
Một số hình thức khuyến mại cụ thể được thực hiện như sau:
a) Đối với hình thức khuyến mại đưa hàng mẫu, cung ứng dịch vụ mẫu để khách hàng dùng thử không phải trả tiền, tặng hàng hóa cho khách hàng, cung ứng dịch vụ không thu tiền thì giá tính thuế đối với hàng mẫu, dịch vụ mẫu được xác định bằng 0.
1.2. Trong trường hợp hàng hóa trưng bày do bên thứ 2 cung cấp:
Hàng hóa, dịch vụ mua vào có hóa đơn chứng từ hợp lệ (kể cả hàng hóa, dịch vụ mua ngoài hoặc hàng hóa, dịch vụ do doanh nghiệp tự sản xuất) sử dụng để cho, biếu, tặng, tặng kèm hàng bán, khuyến mại, quảng cáo dưới các hình thức; sử dụng làm hàng mẫu, trả thay lương thì được tính vào chi phí được trừ khi tính thuế TNDN và được khấu trừ thuế GTGT đầu vào (nếu việc sử dụng này là phục vụ cho sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT).
– Nếu đầu vào là hàng hóa: N156, N133 / C331, 111, 112
– Nếu đầu vào là dịch vụ: N641, 642, 334, N133 / C331, 111, 112
Theo TT 66/VBHN-BTC/2019:
3. Doanh thu để tính thu nhập chịu thuế trong một số trường hợp xác định như sau:
b) Đối với hàng hóa, dịch vụ dùng để trao đổi (không bao gồm hàng hóa, dịch vụ sử dụng để tiếp tục quá trình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp) được xác định theo giá bán của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cùng loại hoặc tương đương trên thị trường tại thời điểm trao đổi.
Ví dụ: Doanh nghiệp A có chức năng sản xuất phụ tùng ôtô và lắp ráp ô tô. Doanh nghiệp A dùng sản phẩm lốp ôtô do doanh nghiệp sản xuất để trưng bày, giới thiệu sản phẩm hoặc dùng lốp ôtô để tiếp tục lắp ráp thành ôtô hoàn chỉnh thì trong trường hợp này sản phẩm lốp ôtô của doanh nghiệp không phải quy đổi để tính vào doanh thu tính thuế thu nhập doanh nghiệp.
Nhận định:
+ Trong trường hợp hàng mẫu trưng bày không do công ty sản xuất mà kết hợp cùng công ty khác trưng bày sản phẩm thì phần hàng mẫu đó sẽ không được tính vào phần doanh thu của doanh nghiệp để làm căn cứ tính thuế.
1.3. Quy định về lập hóa đơn:
Khoản 1 Điều 16 Thông tư số 39/2014/TT-BTC (đã sửa đổi, bổ sung theo Thông tư 119/2014/TT-BTC và Thông tư 26/2015/TT-BTC) quy định về lập hóa đơn như sau:
“b) Người bán phải lập hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ, bao gồm cả các trường hợp hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu; hàng hoá, dịch vụ dùng để cho, biếu, tặng, trao đổi, trả thay lương cho người lao động (trừ hàng hoá luân chuyển nội bộ, tiêu dùng nội bộ để tiếp tục quá trình sản xuất).”
(Thông tư 26/2015/TT-BTC đã bỏ quy định phải lập hóa đơn đối với hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng nội bộ)
Nhận định: Căn cứ theo điều khoản trên, hàng hóa trưng bày vẫn phải lập hóa đơn như bình thường nhằm tạo ra sự minh bạch khi kê khai nộp thuế.
II. HẠCH TOÁN KHUYẾN MẠI KHÔNG ĐĂNG KÝ VỚI SỞ CÔNG THƯƠNG
2.1. Hạch toán thuế giá trị gia tăng:
Nhận định: Theo quy định của Luật thường mại, hàng hóa dùng để xúc tiến thương mại như là hàng khuyến mại, hàng tặng cho, hàng biếu phải đăng ký với Sở Công Thương nơi thành lập trụ sở
+ Trong trường hợp có đăng ký với SCT thì giá tính thuế GTGT được xác định bằng 0
+ Trong trường hợp không đăng ký với SCT thì giá tính thuế GTGT được nộp như hàng hóa dùng để biếu, tặng, cho
Số thuế GTGT phải nộp = Số thuế GTGT đầu ra – Số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ
– Thuế suất 10% quy định theo điều 8. Thuế suất
3. Mức thuế suất 10% áp dụng đối với hàng hoá, dịch vụ không quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.
– Trong trường hợp hàng hóa do công ty sản xuất thì giá thuế GTGT tính như 1.1
– Trong trường hợp hàng hóa do bên thứ 2 cung cấp thuế GTGT phải nộp tính như sau:
+ Số thuế GTGT phải nộp = Số thuế GTGT đầu ra – Số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ, trong đó:
– Số thuế GTGT đầu ra =0 (là hàng khuyến mại không thu tiền, không doanh thu nên số thuế đầu ra bằng 0).
– Số thuế giá trị gia tăng đầu vào= thuế suất*giá trị hàng hóa đã mua (giá trị trong trường hợp này quy đổi thành vnđ; thuế suất tính là 10%). Thực chất doanh nghiệp phải chịu số thuế= 10%*…….vnđ nhưng người nộp thuế sẽ là bên thứ 2 (doanh nghiệp bán sản phẩm khuyến mại cho doanh nghiệp đem sản phẩm khuyến mại).
2.2. Thuế Thu nhập doanh nghiệp: Không có.
- Đây là hàng hóa khuyến mại không đem về lợi nhuận cho doanh nghiệp, doanh nghiệp không có nghĩa vụ phải tính thuế thu nhập doanh nghiệp với các sản phẩm này