Menu Đóng

Tự nguyện ly hôn nhưng tranh chấp về nuôi con, thì viết “Đơn yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn” hay viết “Đơn khởi kiện ly hôn”

Câu hỏi: Mình với ck thuận tình ly hôn nhưng ck mình muốn tranh chấp nuôi con.vậy mình nên viết đơn theo kiểu Đơn yêu cầu giải quyết dân sự về thuận tình ly hôn hay phải viết là đơn khởi kiện. Nếu viết 1 trong 2 cách trên thì về phần con chung mình phải viết thế nào cho đúng để khi nộp đơn k bị bắt về viết lại. Con mình 26 tháng. Nhà mình xa tòa án nên không có thời gian lên xin mẫu đơn. Mình nhờ các bạn rành về luật tv giúp mình..cảm ơn!

Căn cứ pháp luật:

  • Bộ luật Tố tụng dân sự 2015;
  • Luật hôn nhân và gia đình 2014.

Tư vấn pháp luật:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Công ty Luật LVN chúng tôi! Với câu hỏi của bạn tôi xin tư vấn như sau:

+) Căn cứ Điều 55, Luật hôn nhân và gia đình năm 2014:

Điều 55. Thuận tình ly hôn

Trong trường hợp vợ chồng cùng yêu cầu ly hôn, nếu xét thấy hai bên thật sự tự nguyện ly hôn và đã thỏa thuận về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án công nhận thuận tình ly hôn; nếu không thỏa thuận được hoặc có thỏa thuận nhưng không bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án giải quyết việc ly hôn.”

Như vậy, khi bạn và chồng cùng tự nguyện ly hôn, nhưng lại muốn tranh chấp về quyền nuôi con, thì Tòa án sẽ không công nhận thuận tình ly hôn cho bạn, mà Tòa án sẽ giải quyết việc ly hôn này. Vì nếu đã là thuận tình ly hôn thì phải thuận tình cả về việc thỏa thuận trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con và việc chia tài sản. Nhưng khi có tranh chấp về người nuôi con thì sẽ không được công nhận là thuận tình ly hôn.

Vì vậy, trong trường hợp này không được xem là thuận tình ly hôn và bạn không thể làm “Đơn yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn”.

=> Do đó, trường hợp này bạn nên làm hồ sơ đơn phương ly hôn và viết “Đơn khởi kiện ly hôn”

+) Căn cứ Khoản 3 Điều 81, Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014:

Điều 81. Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn

3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.”

=> Theo quy định của luật, đối với trường hợp con bạn 26 tháng tuổi, nếu bạn đủ điều kiện để trực tiếp trông non, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì Tòa án sẽ giao cho bạn trực tiếp nuôi con.

+) Trả lời câu hỏi: Nếu viết 1 trong 2 cách trên thì về phần con chung mình phải viết thế nào cho đúng để khi nộp đơn k bị bắt về viết lại?

=> Khi bạn viết đơn khởi kiện ly hôn, thì phần con chung bạn nên trình bày những nội dung sau:

  • Nêu rõ thông tin về con chung;
  • Hiện nay giữa bạn và chồng, việc người trực tiếp nuôi con vẫn chưa thỏa thuận được và có tranh chấp về quyền nuôi con. => Yêu cầu Tòa án giải quyết.
  • Nêu nguyện vọng của bạn về quyền nuôi con (Nêu nguyện vọng là bạn muốn giành quyền nuôi con; người chồng phải cấp dưỡng cho con như nào …)

—————————————————————————————–
CÔNG TY LUẬT LVN
—————————————————————————————–

Thưa quý thân chủ,

Để được hỗ trợ trực tiếp Quý thân chủ có thể trao đổi trực tiếp với luật sư của công ty qua 

đường dây nóng cố định:  1900.0191 

Rất mong có thể tháo gỡ những vướng mắc của quý thân chủ !

Trân trọng./.

Người viết bài tư vấn: Trần Thị Phương Thảo

DỊCH VỤ SOẠN THẢO ĐƠN, HỢP ĐỒNG, CÔNG VĂN CHỈ  500 NGÀN ĐỒNG -> GỌI NGAY 1900.0191

1900.0191