Menu Đóng

Cho thuê nhà đang bị ngân hàng làm thủ tục phát mãi có vi phạm pháp luật

Quý Anh Chị cho em tham khảo hướng giải quyết giúp em việc này…Em có ký hợp đồng tay thuê căn nhà mặt tiền Q1 HCM, đặt cọc cho anh chị chủ nhà 700tr đồng nhưng vì nhà đang bị ngân hàng làm thủ tục phát mãi (đang tranh chấp tại toà) nên chị chủ nhà chưa chịu giao nhà cho em thuê (hẹn) cũng vì covid nên em đồng ý kéo dài đến nay đã 6 tháng mà anh chị chủ nhà vẫn chưa chịu cho em thuê??? Đến nay điện thoại không bắt máy không gặp được, hiện căn nhà em định thuê đang khoá cửa không có người ở, em muốn lấy tiền cọc lại không thuê nữa nhưng anh chị chủ nhà lẩn tránh thì em phải làm sao? Họ có vi phạm pháp luật lừa đảo hay chỉ tranh chấp dân sự vậy các anh chị ơi. Em cảm ơn

Chào anh/chị,

Rất vui khi được tư vấn pháp lý cho anh/chị.

Dựa vào những thông tin mà anh/chị đã cung cấp đây là một trong những vấn đề liên quan đến vấn đề dân sự cụ thể là liên quan đến quyền và lợi ích của cá nhân trong hợp đồng dân sự. Cụ thể như sau:

– Để xác định được hành vi của anh chị chủ nhà kia có phải là hành vi lừa đảo hay không phải xác định được thời điểm khi hai bên giao kết hợp đồng anh chị chủ nhà có đang biết là nhà mình đang ở giai đoạn phát mãi của ngân hàng hay không và bản thân anh/chị là người đi thuê nhà cũng có biết căn nhà đang bị thế chấp ngân hàng hay không.

“Điều 174. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;

b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ; tài sản là kỷ vật, di vật, đồ thờ cúng có giá trị đặc biệt về mặt tinh thần đối với người bị hại.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Có tổ chức;

b) Có tính chất chuyên nghiệp;

c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

d) Tái phạm nguy hiểm;

đ) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

e) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;

g) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

b) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này;

c) Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:

a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;

b) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này;

c) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản”.

– Nếu xác định hành vi của chủ nhà là lừa đảo nhằm chiếm đoạt tài sản của chị thì có thể truy cứu trách nhiệm hình sự phạt tù từ 7 đến 15 năm. Nhưng để chứng minh trên những cơ sở thông tin mà chị cung cấp là rất khó.

– Trường hợp cả 2 bên đều đã biết về việc căn nhà đang bị thế chấp thì đây chỉ là tranh chấp dân sự giữa hai bên người cho thuê nhà và người thuê nhà. Khi chị khởi kiện ra tòa để đòi lại tiền tòa án sẽ căn cứ theo hợp đồng thuê nhà giữa hai người làm cơ sở để phận định dựa trên các điều kiện đúng pháp luật.

Điều 413. Nghĩa vụ không thực hiện được do lỗi của một bên

Trong hợp đồng song vụ, khi một bên không thực hiện được nghĩa vụ của mình do lỗi của bên kia thì có quyền yêu cầu bên kia vẫn phải thực hiện nghĩa vụ đối với mình hoặc hủy bỏ hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại.

Điều 425. Hủy bỏ hợp đồng do không có khả năng thực hiện

Trường hợp bên có nghĩa vụ không thể thực hiện được một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ của mình làm cho mục đích của bên có quyền không thể đạt được thì bên có quyền có thể hủy bỏ hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại.

Điều 426. Hủy bỏ hợp đồng trong trường hợp tài sản bị mất, bị hư hỏng

Trường hợp một bên làm mất, làm hư hỏng tài sản là đối tượng của hợp đồng mà không thể hoàn trả, đền bù bằng tài sản khác hoặc không thể sửa chữa, thay thế bằng tài sản cùng loại thì bên kia có quyền hủy bỏ hợp đồng.

Bên vi phạm phải bồi thường bằng tiền ngang với giá trị của tài sản bị mất, bị hư hỏng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 351 và Điều 363 của Bộ luật này.

– Như vậy nếu trong hợp đồng thuê nhà hai bên đã thỏa thuận về thời gian bàn giao nhà cho thuê mà một bên còn lại không thực hiện theo đúng hợp đồng thì sẽ phải thực hiện theo đúng thỏa thuận hai bên đã giao dịch và bồi thường thiệt hại do bên có lỗi gây ra. Chị hoàn toàn có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng và yêu cầu hoàn trả lại số tiền 700 trđ cùng với đòi bồi thường thiệt hại cho chị khi bên chủ nhà đã phá vỡ thỏa thuận.

Nếu anh/chị còn thắc mắc gì vui lòng liên hệ qua

IP: [email protected] hoặc số hotline: 1900.0191

Rất mong có thể tháo gỡ những vướng mắc của quý thân chủ !

Trân trọng./.

Vũ Hồng Nhung 12/04/2021

DỊCH VỤ SOẠN THẢO ĐƠN, HỢP ĐỒNG, CÔNG VĂN CHỈ  500 NGÀN ĐỒNG -> GỌI NGAY 1900.0191

1900.0191