Định mức di chuyển cột điện là quy định mức hao phí cần thiết về vật liệu, nhân công và máy móc thi công để hoàn thành một đơn vị khối lượng nào đó.
1. Định mức chi phí:
Là loại định mức dùng để dự toán chi phí của một số loại công việc.
Định mức chi phí gồm định mức tính bằng tỉ lệ phần trăm (%) và định mức tính bằng giá trị.
Định mức chi phí đóng vai trò là cơ sở xác định giá xây dựng, dự toán chi phí của một số loại công việc, chi phí trong đầu tư xây dựng gồm chi phí quản lý dự án, chi phí tư vấn đầu tư, chi phí chung, thu nhập chịu thuế tính trước, chi phí hạng mục chung và một số công việc, chi phí khác.
2. Định mức dự toán (định mức kinh tế – kỹ thuật)
Được quy định tại Quyết định số 236/QĐ-BXD về việc công bố định mức dự toán xây dựng công trình phần lắp đặt.
Định mức dự toán bao gồm:
– Mức hao phí vật liệu: Là số lượng vật liệu chính, vật liệu phụ, các phụ kiện hoặc các bộ phận rời lẻ (không kể vật liệu phụ cần dùng cho máy móc, phương tiện vận chuyển và những vật liệu tính trong chi phí chung) cần cho việc thực hiện và hoàn thành một đơn vị khối lượng công tác lắp đặt.; Mức hao phí vật liệu đã bao gồm hao hụt vật liệu ở khâu thi công.
– Mức hao phí lao động: Là số ngày công lao động của công nhân trực tiếp thực hiện khối lượng công tác lắp đặt và công nhân phục vụ lắp đặt.; Số ngày công đã bao gồm cả công lao động chính, lao động phụ để thực hiện và hoàn thành một đơn vị khối lượng công tác lắp đặt từ khâu chuẩn bị đến khâu kết thúc, thu dọn hiện trường thi công.; Cấp bậc công nhân là cấp bậc bình quân của các công nhân tham gia thực hiện một đơn vị công tác lắp đặt.
– Mức hao phí máy thi công: Là số ca sử dụng máy và thiết bị thi công chính trực tiếp thực hiện kể cả máy và thiết bị phụ phục vụ để hoàn thành một đơn vị khối lượng công tác lắp đặt.
=> Định mức di chuyển cột điện là mức hao phí cần thiết về vật liệu, nhân công và máy móc để hoàn thành việc di chuyển cột điện từ vị trí này sang vị trí khác.
Như vậy để trả lời câu hỏi: Định mức chi phí là cơ sở xác định kinh phí di dời cột điện là bao nhiêu? Chúng ta cần xem xét các vấn đề thực tiễn sau:
– Định mức dự toán:
+) Mức hao phí vật liệu: là số lượng vật liệu chính, vật liệu phụ, như cột điện, dây điện ….
+) Mức hao phí lao động: là số ngày công lao động mà các thợ điện, công nhâ trực tiếp thực hiện công việc di dời cột điện.
+) Mức hao phí máy thi công: là số ca sử dụng máy để hoàn thành cv di dời cột điện