Mức kinh phí di chuyển cột điện là toàn bộ chi phí phát sinh nhằm thay đổi vị trí lắp đặt hệ thống điện và đảm bảo việc hoạt động ổn định tại vị trí mới.
TH1: Hệ thống trụ điện đặt trên đất thuộc quyền sử dụng của người dân:
Hiện nay chưa có quy định nào cụ thể về mức chi phí di dời cột điện, trừ những trường hợp dự án công trình điện đã được cơ quan có thẩm quyền cấp phép thì được bồi thường hỗ trợ theo quy định tại Điều 18 Nghị định số 14/2014/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Điện lực về an toàn điện.
“Điều 18. Bồi thường, hỗ trợ đối với nhà ở, công trình trong hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không
1. Nhà ở, công trình phụ phục vụ sinh hoạt của hộ gia đình, cá nhân không phải di dời khỏi hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không có điện áp đến 220 kV theo quy định tại Điều 13 Nghị định này thì chủ sở hữu nhà ở, công trình phụ phục vụ sinh hoạt được bồi thường, hỗ trợ do hạn chế khả năng sử dụng và ảnh hưởng trong sinh hoạt. Việc bồi thường, hỗ trợ được thực hiện một (01) lần như sau:
a) Nhà ở, công trình phụ phục vụ sinh hoạt có một phần hoặc toàn bộ diện tích nằm trong hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không, được xây dựng trên đất đủ điều kiện bồi thường về đất theo quy định của pháp luật về đất đai trước ngày thông báo thực hiện dự án công trình lưới điện cao áp được cấp có thẩm quyền phê duyệt, thì được bồi thường, hỗ trợ phần diện tích trong hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không;
b) Mức bồi thường, hỗ trợ cụ thể do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định nhưng không lớn hơn 70% giá trị phần nhà ở, công trình phụ phục vụ sinh hoạt tính trên diện tích nằm trong hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không, theo đơn giá xây dựng mới của nhà ở, công trình phụ phục vụ sinh hoạt có tiêu chuẩn tương đương do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành;
c) Trường hợp nhà ở, công trình phụ phục vụ sinh hoạt được xây dựng trên đất không đủ điều kiện bồi thường về đất theo quy định của pháp luật, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, hỗ trợ dựa trên điều kiện thực tế của từng địa phương.”
Nhà nước mới đưa ra các mức bồi thường, hỗ trợ cho việc trụ điện đặt tại trên đất của hộ dân cư, nếu hộ dân cư có nhu cầu muốn di dời trụ điện ra khỏi đất nhà mình thì sẽ làm đơn đề nghị lên cơ quan nhà nước, nếu được phép sẽ có thông báo về chi phí di dời.
TH2: Hệ thống trụ điện xây dựng trên đất nhà nước, là đất công, dùng để xây dựng công trình nhà nước phục vụ lợi ích công cộng:
– Trường hợp này thường rất khó để di dời;
– Nếu hệ thống điện được xây dựng gần nhà hay đất của mình đang canh tác nhưng hệ thống cột điện, hây dây điện đó qua mưa báo, thời gian, thời tiết mà bị hư hỏng nặng có nguy cơ gây nguy hiểm lớn thì chủ sở hữu đất đang bị ảnh hưởng có quyền yêu cầu di dời hoặc sửa chữa. Tuy nhiên trong trường hợp hệ thống điện đó không xây dựng trong phần đất của mình nhưng mất mỹ quan, gây mất an toàn thì chủ thể đó có quyền thương lượng, thỏa thuận với nhà nước, cá nhân, tổ chức đó về việc di dời hệ thống điện nhưng phải có địa điểm để di dời và chịu hòa toàn chi phí về việc di dời đó.
– Tùy từng quy mô hệ thống cột điện mà chi phí di dời sẽ khác nhau.