Menu Đóng

Ly hôn đơn phương vắng mặt thì con có được trợ cấp ko

Ly hôn đơn phương vắng mặt. Thì con có dc trợ cấp ko. Các khoản nào được xem là nợ chung.(từ hồi kết hôn ck minh vay mượn tiền lung tung mà ko bao gio nói mình và dc sự đồng ý của mình)mong luật sự giup đỡ.

Mục lục bài viết:

  1. Trả lời câu hỏi: Về cấp dưỡng của con khi hai vợ chồng ly hôn.
  2. Xác định nợ chung, nợ riêng trong thời kỳ hôn nhân và trả lời câu hỏi?

Căn cứ pháp luật:

  • Luật hôn nhân và gia đình.

1. Trả lời câu hỏi: Về cấp dưỡng của con khi hai vợ chồng ly hôn.

+) Việc cấp dưỡng nuôi con sau ly hôn được quy định tại khoản 1 Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014:

“1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.”

Như vậy, đối với câu hỏi của chị khi ly hôn Tòa án sẽ triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai, nếu triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai rồi mà bị đơn không có mặt và không có lý do chính đáng thì Tòa án vẫn sẽ xét xử vắng mặt họ nếu người nộp đơn xin ly hôn có căn cứ theo quy định tại Điều 56 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014. Do đó, với câu hỏi của chị con vẫn được trợ cấp vì sau khi ly hôn người không trực tiếp nuôi con phải cấp dưỡng nuôi con đến khi thành niên (18 tuổi); nếu con thành niên mà không tự nuôi sống được bản thân do bị tàn tật hoặc không có năng lực hành vi dân sự thì người có nghĩa vụ cấp dưỡng phải có trách nhiệm cấp dưỡng không thời hạn theo quy định tại Chương VII Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014. 

+) Căn cứ Điều 116, Luật Hôn nhân và gia đình:

“Điều 116. Mức cấp dưỡng

1. Mức cấp dưỡng do người có nghĩa vụ cấp dưỡng và người được cấp dưỡng hoặc người giám hộ của người đó thỏa thuận căn cứ vào thu nhập, khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng và nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.

2. Khi có lý do chính đáng, mức cấp dưỡng có thể thay đổi. Việc thay đổi mức cấp dưỡng do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.”

=> Pháp luật hiện hành không quy định mức cấp dưỡng cụ thể là bao nhiêu. Mức cấp dưỡng do thỏa thuận căn cứ vào thu nhập, khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng và nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.

2. Xác định nợ chung, nợ riêng trong thời kỳ hôn nhân và trả lời câu hỏi?

– Căn cứ tại Điều 37, Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, đã quy định về nghĩa vụ chung về tài sản của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân:

Điều 37. Nghĩa vụ chung về tài sản của vợ chồng

Vợ chồng có các nghĩa vụ chung về tài sản sau đây:

1. Nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch do vợ chồng cùng thỏa thuận xác lập, nghĩa vụ bồi thường thiệt hại mà theo quy định của pháp luật vợ chồng cùng phải chịu trách nhiệm;

2. Nghĩa vụ do vợ hoặc chồng thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình;

3. Nghĩa vụ phát sinh từ việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung;

4. Nghĩa vụ phát sinh từ việc sử dụng tài sản riêng để duy trì, phát triển khối tài sản chung hoặc để tạo ra nguồn thu nhập chủ yếu của gia đình;

5. Nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do con gây ra mà theo quy định của Bộ luật dân sự thì cha mẹ phải bồi thường;

6. Nghĩa vụ khác theo quy định của các luật có liên quan.”

Những nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch do vợ chồng cùng thỏa thuận xác lập hay nghĩa vụ bồi thường thiệt hại vợ chồng cùng phải chịu trách nhiệm. Những nghĩa vụ do vợ hoặc chồng thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình được coi là nghĩa vụ chung về tài sản. Bao gồm cả tài sản chung và nợ chung. Do đó, những nghĩa vụ phát sinh thuộc vào các trường hợp trong điều 37 sẽ là những nghĩa vụ chung của hai vợ chồng và phải liên đới chịu trách nhiệm trả nợ khi ly hôn.

– Bên cạnh đó, điều 27, Luật Hôn nhân và gia đình cũng quy định:

Điều 27. Trách nhiệm liên đới của vợ, chồng

1. Vợ, chồng chịu trách nhiệm liên đới đối với giao dịch do một bên thực hiện quy định tại khoản 1 Điều 30 hoặc giao dịch khác phù hợp với quy định về đại diện tại các điều 24, 25 và 26 của Luật này.

2. Vợ, chồng chịu trách nhiệm liên đới về các nghĩa vụ quy định tại Điều 37 của Luật này.”

– Những khoản nợ riêng là những khoản nợ không thuộc quy định tại Điều 37, khoản nợ không do 02 bên cùng thỏa thuận mà do một bên tự ý xác lập, không nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình; không phát sinh từ việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung; không để duy trì, không để phát triển khối tài sản chung hoặc để tạo ra nguồn thu nhập chủ yếu của gia đình; Không phải nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do con gây ra theo quy định pháp luật; Không phải thuộc trường hợp đại diện giữa vợ và chồng theo quy định tại Điều 24, 25 và 26 của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014.

Đối với khoản nợ riêng này, người xác lập có nghĩa vụ trả toàn bộ khoản nợ, không được dùng tài sản chung của vợ chồng để thanh toán cho những khoản nợ này.

– Trong với trường hợp của bạn, nợ mà chồng bạn từ hồi kết hôn đã vay mượn tiền lung tung mà không bao giờ nói cho bạn và không được sự đồng ý của bạn. Nếu việc vay mượn tiền lung tung của chồng bạn không nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình; không phát sinh từ việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung; không để duy trì, không để phát triển khối tài sản chung hoặc để tạo ra nguồn thu nhập chủ yếu của gia đình; không phải nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do con gây ra theo quy định pháp luật; không phải thuộc trường hợp đại diện giữa vợ và chồng theo quy định tại Điều 24, 25 và 26 của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 mà dùng vào mục đích cá nhân của chồng chị thì sẽ được xác định là nợ riêng. Vì vậy, chồng chị sẽ phải có nghĩa vụ trả toàn bộ nợ trên, và không được dùng tài sản chung của hai vợ chồng để thanh toán cho những nợ trên.

—————————————————————————————–
CÔNG TY LUẬT LVN
—————————————————————————————–

Thưa quý thân chủ,

Để được hỗ trợ trực tiếp Quý thân chủ có thể trao đổi trực tiếp với luật sư của công ty qua 

đường dây nóng cố định:  1900.0191 

Rất mong có thể tháo gỡ những vướng mắc của quý thân chủ !

Trân trọng./.

Người viết bài tư vấn: Trần Thị Phương Thảo

DỊCH VỤ SOẠN THẢO ĐƠN, HỢP ĐỒNG, CÔNG VĂN CHỈ  500 NGÀN ĐỒNG -> GỌI NGAY 1900.0191

1900.0191