Menu Đóng

Tội phạm công nghệ cao

TỘI PHẠM CÔNG NGHỆ CAO là gì, được quy định như thế nào và các cấu thành, biến thể của nó trong xã hội ra sao. Xin mời các bạn theo dõi bài viết dưới đây.

1. Khái niệm tội phạm công nghệ cao

Tội phạm công nghệ cao là một loại tội phạm đã xuất hiện từ những năm đầu của thập kỷ 2000, khi mà mạng internet, công nghệ số bắt đầu du nhập vào Việt Nam. Cho đến nay, tội phạm công nghệ cao vẫn không có một định nghĩa cụ thể nào quy định. Tại pháp luật nước ta, BLHS 1999 sửa đổi và bổ sung năm 2009 đã quy định một số tội liên quan đến công nghệ như tại Điều 224 BLHS 1999 về tội phát tán vi rút, chương trình tin học có tính năng gây hại cho hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng Internet, thiết bị số; Điều 225 và Điều 226, 226a, 226b.  Trong thời điểm mà BLHS 1999 còn hiệu lực, nghị định 25/2014/NĐ-CP Quy định về phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật khác có sử dụng công nghệ cao ra đời quy định một cách khá chung chung về loại tội phạm này. Nghị định chỉ chỉ ra tội phạm có sử dụng công nghệ cao là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong BLHS có sử dụng công nghệ cao.

Cho đến BLHS năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017 đã có hiệu lực, quy định về tội phạm công nghệ cao vẫn không có định nghĩa cụ thể. Liên quan đến tội này đã có một mục quy định cụ thể, tại Mục 2 Chương XXI về tội phạm trong lĩnh vực công nghệ thông tin, mạng viễn thông.

Cũng có thể thấy được rằng trong thực tế, có nhiều trường hợp tội phạm có sử dụng công nghệ cao để thực hiện hành vi phạm tội của mình như sử dụng internet làm công cụ để tổ chức đánh bạc online, lừa đảo qua mạng xã hội, hack tài khoản ngân hàng, …

Như vậy, có thể kết luận, tội phạm công nghệ cao là một tên gọi chung cho một nhóm các tội có liên quan đến công nghệ, sử dụng công nghệ cao để phạm tội (thực hiện các hành vi quy đinh trong BLHS và sử dụng công nghệ cao để thực hiện). Cụ thể ở đây tôi phạm liên quan đến là máy tính, mạng thông tin và tội phạm truyền thống nhưng được sự giúp đỡ của công nghệ thông tin mới.

2. Quy định BLHS 2015 về tội phạm công nghệ cao và sự thay đổi so với BLHS 1999 sửa đổi năm 2009

Trong quy định của pháp luật hiện hành, hiện đang có hai văn bản pháp luật quy định trực tiếp liên quan đến tội phạm công nghệ cao đó là BLHS 2015 sửa đổi bổ sung 2017 và nghị định 25/2014/NĐ-CP Quy định về phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật khác có sử dụng công nghệ cao.

Đầu tiên là Nghị định 25/2014, có thể thấy nội dung nghị định này không quy định cụ thể về một tội cụ thể nào, chỉ là những vấn đề chung chung về phòng chống, phối hợp với các cơ quan khác, tuân thủ các điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia. Nhìn chung, nghị định này không quá quan trọng khi chỉ nêu ra định hướng cho các ban ngành trong bộ máy Nhà nước thực hiện.

Tiếp theo là BLHS 2015 sửa đổi bổ sung 2017. Trước hết là phải nêu ra các tội phạm liên quan đến công nghệ cụ thể ở BLHS này. Nằm ở Mục 2 Chương XXI, các tội quy định từ Điều 285 đến 294 đều là những tội thuộc mức tội có khung hình phạt cao nhất đến 12 năm tù. Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017, đặc biệt áp đặt hình phạt hình sự đối với các vi phạm liên quan đến thông tin mạng và tội phạm sử dụng công nghệ cao. Tội phạm sử dụng công nghệ cao không phải là một tội danh độc lập được quy định trong Bộ luật Hình sự mà đó là tổ hợp của những tội phạm sử dụng tri thức về công nghệ cao để xâm phạm các quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ. Bộ luật Hình sự năm 1999 đã tiếp cận theo quan điểm này, tuy nhiên mới chỉ đề cập đến ba tội danh có liên quan đến máy tính, đó là các tội: tôi tạo ra và lan truyền, phát tán các chương trình vi-rút tin học (Điều 224); tội vi phạm các quy định về vận hành, khai thác và sử dụng mạng máy tính điện tử (Điều 225); tội sử dụng trái phép thông tin trên mạng và trong máy tính (Điều 226). Bộ luật Hình sự năm 1999 sửa đổi, bổ sung năm 2009 đã quy định về năm tội danh đối với tội phạm sử dụng công nghệ cao tại các điều từ 224 đến 226, cụ thể: tội phát tán vi-rút, chương trình tin học có tính năng gây hại cho hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng Internet, thiết bị số (Điều 224); tội cản trở hoặc gây rối loạn hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng Internet, thiết bị số (Điều 225); tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin trên mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng Internet (Điều 226); tội truy cập bất hợp pháp vào mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng Internet hoặchại cho hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng Internet, thiết bị số (Điều 224); tội cản trở hoặc gây rối loạn hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng Internet, thiết bị số (Điều 225); tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin trên mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng Internet (Điều 226); tội truy cập bất hợp pháp vào mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng Internet hoặc thiết bị số của người khác (Điều 226a); tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng Internet hoặc thiết bị số thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản (Điều 226b). Đến nay, Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) đã được hoàn thiện hơn. Bộ luật đã bổ sung bốn tội danh mới, bao gồm: tội sản xuất, mua bán, trao đổi hoặc tặng cho công cụ, thiết bị, phần mềm để sử dụng vào mục đích trái pháp luật (Điều 285); tội thu thập, tàng trữ, trao đổi, mua bán, công khai hóa trái phép thông tin về tài khoản ngân hàng (Điều 291); tội sử dụng trái phép tần số vô tuyến điện dành riêng cho mục đích cấp cứu, an toàn, tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn, quốc phòng, an ninh (Điều 293); tội cố ý gây nhiễu có hại (Điều 294). Bộ luật cũng đồng thời sửa đổi các quy định về tội phạm trong lĩnh vực công nghệ thông tin, mạng viễn thông, bảo đảm phù hợp với thực tiễn đấu tranh phòng, chống loại tội phạm này, ví dụ như tăng cường, mở rộng áp dụng chế tài phạt tiền là hình phạt chính áp dụng với nhóm tội phạm thuộc trường hợp phạm tội ít nghiêm trọng hoặc nghiêm trọng, cụ thể hóa dấu hiệu hậu quả thiệt hại tại tất cả các tội danh qua các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự, … Trước đây, Bộ luật Hình sự năm 1999 và Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của Bộ luật Hình sự năm 2009 có những quy định làm hạn chế khả năng xử lý các tội phạm sử dụng công nghệ cao như quy định tại các Điều 224, 225,  226, theo đó phải có hậu quả xảy ra. Thực tế, rất khó xác định được hậu quả nếu tội phạm không nhằm vào mục đích kinh tế và cũng chưa có văn bản nào hướng dẫn cách thức xác định hậu quả như thế nào. Nhiều hành vi truy cập trái phép vào mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng Internet hoặc thiết bị số để chiếm đoạt, sử dụng, khai thác thông tin với những mục đích khác nhau, cho dù chưa có hậu quả xảy ra thì hầu hết các nước phát triển đã coi là hành vi tội phạm. Nhận thức được bất cập này, Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) đã không còn quy định chung chung là phải có hậu quả xảy ra trong các tội danh đối với tội phạm sử dụng công nghệ cao mà đã quy định cụ thể dấu hiệu hành vi và tính toán cụ thể hậu quả thiệt hại (bằng số phút, số giờ, số tiền cụ thể…). Đây là một điểm tiến bộ, thể hiện sự cố gắng không ngừng nhằm hoàn thiện khung pháp lý về tội phạm sử dụng công nghệ cao ở Việt Nam hiện nay.

          Ngoài ra, còn có những quy định khác trong các Luật khác cũng quy định về loại tội này như Luật an toàn thông tin mạng 2015, Luật an ninh mạng 2018. Luật an ninh mạng đã đưa ra những định nghĩa cụ thể về một số hành vi như hoạt động tấn công mạng và nhóm hành vi cụ thể liên quan đến tấn công mạng. Thêm vào đó, Luật an ninh mạng còn nêu ra vấn đề phối hợp giữa các ban ngành để cùng phòng chống tội phạm liên quan đến mạng. Đặc biệt nhất, Luật an ninh mạng đã đề cập đến vấn đề là bảo vệ trẻ em trên không gian mạng.

          Đối với những tội phạm truyền thống nhưng được tội phạm sử dụng công nghệ cao để thực hiện, với đặc điểm là thực hiện hành vi ở xa với đối tượng bị tác động đến nên những tội truyền thống liên quan đến an ninh mạng cũng chủ yếu chỉ xảy ra đối với các tội như lừa đảo chiếm đoạt tài sản, tội đánh bạc, tội vu khống, …. Những hành vi này hầu hết chỉ đánh vào thu tiền của đối tượng bị nhắm đến nên ở trong tội cụ thể công nghệ cao thường được coi là tình tiết tăng nặng ví dụ như điểm e khoản 2 Điều 174 hay điểm c khoản 2 Điều 321.

3. Mục tiêu của tội phạm công nghệ cao

Tội phạm công nghệ cao điển hình hướng tới các mục đích như hành vi vu khống người khác, lừa đảo chiếm đoạt tài sản, đánh bạc online, hack tài khoản ngân hàng và nhiều hành vi nghiêm trọng khác đối tượng nhắm đến là các thông tin cá nhân hoặc các tổ chức, cơ quan Nhà nước.

DỊCH VỤ SOẠN THẢO ĐƠN, HỢP ĐỒNG, CÔNG VĂN CHỈ  500 NGÀN ĐỒNG -> GỌI NGAY 1900.0191

1900.0191