Các anh chị cho em hỏi ạ. Vợ chồng e chuẩn bị ly hôn lý do giận nhau vì những chuyện nhỏ nhặt nói chung cô ấy muốn thoát khỏi cảnh hôn nhân. Cô ấy bán quần áo còn e làm công ty lương cơ bản 11triệu. 2 việc đều làm ở xa nhà. Em không đánh đập, nói tục chửi bậy trước mặt vợ con bao giờ, không cờ bạc gái gú nghiện ngập, rượu thì thỉnh thoảng và e là con 1 trong gia đình. Cho e hỏi phần giành được quyền nuôi con cao hay thấp?
Trả lời:
Chào anh!
Căn cứ theo điều 81 Luật hôn nhân gia đình 2014:
Điều 81. Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn
1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.
2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.
2 vợ chồng đều có quyền và nghĩa vụ như nhau trong việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn. Trong trường hợp của anh nếu có thể chứng minh được mình có khả năng thực hiện nhiều quyền lợi về mọi mặt của con 2 vợ chồng hơn thì anh sẽ giành được quyền nuôi còn trừ trường hợp con anh dưới 36 tháng tuổi theo quy định của luật này hoặc một số trường hợp khác.
Để làm rõ hơn vụ việc anh cần giải quyết một số vấn đề sau:
+ Nơi cư trú của anh và của chị sau ly hôn.
+ Độ tuổi của con anh chị và tình trạng sức khỏe của cháu.
+ Trường học nơi con 2 anh chị học tập.
+ Tình hình kinh tế của cả 2 người một cách chi tiết hơn (đặc biệt là anh)
Khi anh ra tòa giành quyền nuôi con thì nên có những căn cứ để chứng minh cháu ở bên cạnh người chồng sẽ có sự phát triển về vật chất và tinh thần tốt hơn là ở bên cạnh mẹ như là:
+ Tình hình kinh tế của anh.
+ Điều kiện giáo dục khi ở bên cạnh anh sẽ tốt hơn ở với mẹ.
+ Thời gian chăm sóc, chăm lo cho cháu tốt.
+ Đồng thời anh cũng có thể thúc đẩy tâm lý cháu nhỏ hướng về phía anh nhiều hơn.
Cụ thể anh có thể làm như sau:
– Làm một đơn trình bày chi tiết những nội dung như trên kèm theo các căn cứ xác thực như bảng lương, hóa đơn điện nước (trong trường hợp anh là người chi trả) cùng với đó là một số ý kiến cá nhân của một số thành viên khác như cha mẹ anh hoặc bạn bè của 2 vợ chồng chứng minh cháu nhỏ ở bên anh sẽ phát triển tốt hơn là ở với mẹ. Sau khi làm xong khi hai vợ chồng tiến hành thủ tục ly hôn tại tòa có thể nộp cho thẩm phán tại thời điểm đó, tòa sẽ sử dụng biên bản của anh làm căn cứ để xác thực và đưa ra phán quyết quyền nuôi con của 2 vợ chồng.
Nếu anh/chị có bất cứ thắc mắc gì vui lòng liên hệ lại theo số Hotline 1900.0191 để được giải đáp.
Xin cảm ơn!
Vũ Hồng Nhung-9/3