Hợp đồng thi công sửa chữa nhà xưởng là văn bản giao kết của đơn vị thi công với chủ nhà xưởng, chủ đầu tư là cá nhân hoặc tổ chức trước khi tiến hành thi công tu sửa lại nhà xưởng theo yêu cầu, thiết kế đã thống nhất trước đó. Tùy vào hạng mục sửa chữa mà nội dung hợp đồng sẽ có thể bao gồm hoạt động tư vấn thiết kế hay bổ sung chi tiết về vật liệu sử dụng, công việc phải thực hiện, bản vẽ, phương án thi công sơ bộ và kết cấu công trình kèm theo.
1. Hợp đồng thi công sửa chữa nhà xưởng là một dạng hợp đồng thi công
Hợp đồng thi công sửa chữa nhà xưởng có cấu trú tương đối giống với hợp đồng thi công công trình, tuy nhiên, các hạng mục công trình thi công dựa trên nền tảng công trình có sẵn để sửa chữa, cải tạo lại theo nguyện vọng, mong muốn của chủ sở hữu, hoặc phù hợp với mục đích sử dụng của người sử dụng xưởng. Do đó, các điều khoản của hợp đồng phải nêu được những nội dung này để tránh xảy ra tranh chấp, rủi ro cho cả hai bên.
2. Đặc điểm Hợp đồng thi công sửa chữa nhà xưởng
Chủ thể của hợp đồng: Bên thi công là doanh nghiệp hoặc cá nhân đứng ra nhận thi công với những nhà xưởng nhỏ và bên chủ sở hữu, sử dụng nhà xưởng là cá nhân hoặc tổ chức;
Đối tượng của hợp đồng: là công việc sửa chữa, cải tạo nhà xưởng
3. Mục đích của Hợp đồng:
Hợp đồng nhằm thực hiện hoạt động cải tảo, sửa chữa lại xưởng sản xuất theo mong muốn của chủ sở hữu, sử dụng xưởng
4. Luật điều chỉnh:
- Bộ luật dân sự 2015
- Luật thương mại 2005 (Luật số 36/2005/QH11 được Quốc hội ban hành ngày 14/06/2005)
- Luật xây dựng 2014, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2015;
5. Hình thức của Hợp đồng
Hợp đồng không có mẫu sẵn và không có quy định về mẫu..
6. Mẫu Hợp đồng thi công sửa chữa nhà xưởng
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập- Tự do- Hạnh Phúc
……., ngày … tháng … năm ….
HỢP ĐỒNG THI CÔNG SỬA CHỮA NHÀ XƯỞNG
Số:…/…../HĐDV
- Căn cứ Bộ luật dân sự 2015, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2017.
- Căn cứ Luật thương mại 2005, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2006.
- Căn cứ Luật xây dựng 2014, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2015.
- Căn cứ nhu cầu và khả năng thực tế của hai bên trong hợp đồng.
Hôm nay, ngày … tháng … năm 20…, tại Hà Nội chúng tôi gồm có:
Bên chủ sở hữu xưởng (sau đây gọi tắt là bên A):
Tên tổ chức: ………………………………………;
Địa chỉ: ……………………………………………;
Mã số doanh nghiệp: …………;
Người đại diện theo pháp luật: ……………………………………;
Chức vụ: …………………………;
Điện thoại: ………………….;
Bên thi công (sau đây gọi tắt là bên B):
Tên tổ chức: ………………………………………;
Địa chỉ: ……………………………………………;
Mã số doanh nghiệp: …………;
Người đại diện theo pháp luật: ……………………………………;
Chức vụ: …………………………;
Điện thoại: ………………….;
Hai bên thỏa thuận và đồng ý ký kết hợp đồng với các điều khoản như sau:
Điều 1: Đối tượng của hợp đồng
Bên A và bên B đồng ý thỏa thuận thi công sửa chữa nhà xưởng tại ………………….
Bên B là doanh nghiệp được thành lập hợp pháp và hoạt động theo pháp luật Việt Nam, cung cấp dịch vụ sửa chữa nhà xưởng trên địa bàn huyện…..
Bên B cung cấp dịch vụ từ ngày …… với những nội dung công việc và chi phí cụ thể quy định trong hợp đồng.
Điều 2: Số lượng công việc, chất lượng công việc
Số lượng công việc: đánh giá tình trạng công trình, mua nguyên vật liệu, thi công công trình, nghiệm thu công trình, bàn giao công trình.
Chất lượng công việc: đảm bảo thực hiện đúng tiêu chuẩn như đã thỏa thuận, chất lượng nguyên vật liệu, chất lượng công việc thi công và đúng tiến độ được thỏa thuận.
Điều 3: Đánh giá tình trạng công trình.
Bên B có trách nhiệm đến khảo sát trước 5 ngày, đánh giá tình trạng công trình và gửi bản cứng cho bên A để xác thực.
Điều 4: Số lượng, chất lượng, giá cả nguyên vật liệu
Số lượng và giá cả cụ thể được nêu trong phụ lục.
Các nguyên vật liệu cần thiết: …… và một số trang thiết bị khác.
Chất lượng nguyên vật liệu: đảm bảo đúng chất lượng mua mới 100%, …
Điều 5: Thời gian thực hiện, nhân công
- Thi công bắt đầu từ 8 giờ sáng, kết thúc giờ trưa lúc 11 giờ 30 phút, buổi chiều bắt đầu từ 2 giờ và kết thúc lúc 5 giờ chiều. Công việc diễn ra trong vòng … ngày bắt đầu từ …. tháng … năm …
- Số lượng người công nhân: do bên B chịu trách nhiệm phân bổ phù hợp với tiến độ công trình.
- Bên B chịu trách nhiệm toàn bộ về tay nghề, phân công công việc, trả lượng và các vấn đề phát sinh khác đối với nhân công do mình sử dụng.
Điều 6: Giá dịch vụ
Giá cả dịch vụ bao gồm giá nguyên vật liệu và giá thi công.
Giá nguyên vật liệu được tính theo bảng giá các nguyên vật liệu theo Phụ lục kèm theo Hợp đồng này.
Giá thi công được tính theo diện tích từng phần sau khi nghiệm thu. Bảng giá được liệt kê tại Phụ lục hợp đồng.
Điều 7: Phương thức thanh toán, Đặt cọc
1 Thanh toán trực tiếp bằng tiền mặt hoặc qua chuyển khoản ngân hàng , chậm nhất là sau 5 ngày kể từ ngày nhận được kết quả nghiệm thu bàn giao.
Đơn vị tiền thanh toán: Việt Nam đồng.
Thông tin số tài khoản thanh toán của bên B:
Số tài khoản: ………………………………………..
Chủ tài khoản:…………………………………
Ngân hàng: …………………………………
Chi nhánh: …………………………………
2. Bên A đặt cọc trước cho bên B số tiền ……………….. đồng sau 5 ngày kể từ khi ký kết hợp đồng này để đảm bảo thực hiện hợp đồng. Số tiền này sẽ được trừ vào tiền giá dịch vụ phải thanh toán sau khi nghiệm thu công trình.
Trong trường hợp hợp đồng không thực hiện được vì lý do không phải của bên B thì bên B sẽ giữ tiền cọc.
Điều 8: Quyền lợi và nghĩa vụ của bên A
- Nghĩa vụ của bên A.
- Bên A có nghĩa vụ trả tiền dịch vụ theo đúng hợp đồng, đúng thời hạn theo thỏa thuận.
- Cung cấp cho bên B bản vẽ, thiết kế chất lượng mái nhà và các giấy tờ khác mà bên B yêu cầu phục vụ cho công việc.
- Cung cấp chỗ để vật tư cho bên B.
- Tạo điều kiện cho bên B hoàn thành công việc đã thỏa thuận như đường điện, nước, đầu nguồn;
2.Quyền lợi của bên A.
- êu cầu bên cung ứng dịch vụ thực hiện công việc theo đúng chất lượng, số lượng, thời hạn, địa điểm và các thỏa thuận khác..
- Trong trường hợp bên B vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ thì có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại.
- Đánh giá, nghiệm thu kết quả công trình, có quyền yêu cầu thi công lại hoặc sửa chữa, bổ sung nếu chất lượng công trình không đảm bảo cải thiện tình trảng hư hỏng của của công trình.
Điều 9: Quyền lợi và nghĩa vụ của bên B
- Nghĩa vụ của bên B
- Bên B có nghĩa vụ cung cấp đúng và đủ số lượng, chất lượng vật tư theo thỏa thuận.
- Sau khi hoàn thành công việc, thông báp và bàn giao cho bên A như thỏa thuận.
- Thông báo cho bên A trong trường hợp thông tin, tài liệu không đầy đủ, phương tiện làm việc không đảm bảo chất lượng để hoàn thành công việc.
- Thực hiện đôn đốc, giám sát công nhân để công việc hoàn thành đúng thời gian dự kiến.
- Chịu trách nhiệm hoàn toàn cho các lỗi bên B gây ra và sai sót kỹ thuật, chất lượng vật liệu do bên B cung cấp
- Chịu trách nhiệm cho việc đảm bảo an toàn vệ sinh lao động của công nhân.
- Thực hiện sửa chữa và chịu phí tổn khi sửa những lỗi do bên A phát hiện khi nghiệm thu và sử dụng trong vòng 3 tháng kể từ ngày nghiệm thu có nguyên nhân từ việc thực hiện công việc của bên B.
- Thông báo cho bên A về những vật liệu phát sinh để cùng bên A thỏa thuận sử dụng.
2.Quyền của bên B.
- Được nhận thanh toán và Yêu cầu bên A thanh toán đầy đủ số tiền mà hai bên đã thỏa thuận đủ và đúng thời hạn.
- Yêu cầu bên A cung cấp thông tin, tài liệu và phương tiện để thực hiện công việc.
- Nếu bên A trả tiền chưa đủ hoặc quá hạn, có quyền yêu cầu bên A trả thêm phần lãi của số tiền còn thiếu theo thỏa thuận.
- Trường hợp bên A vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ được thỏa thuận thì có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng và yêu cầu bên A bồi thường thiệt hại.
Điều 10: Chấm dứt hợp đồng
Hợp đồng chấm dứt khi các bên thực hiện xong các nghĩa vu của hợp đồng hoặc theo thỏa thuận của các bên.
Trường hợp một trong 2 bên vi phạm nghĩa vụ của hợp đồng làm cho công việc không thể thực hiện được hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ nghĩa vụ của hợp đồng thì bên vi phạm phải chịu phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại cho bên bị vi phạm. Mức bổi thường được tính theo quy định pháp luật.
Điều 11: Phạt vi phạm
Dựa trên căn cứ về phần nghĩa vụ bị vi phạm, tiền phạt vi phạm được thống nhất là 8% trên phần nghĩa vụ vi phạm
Điều 12: Trường hợp bất khả kháng
Sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra ngoài kiểm soát hợp lý của các Bên sau khi đã áp dụng các biện pháp cần thiết mà một Bên hoặc các Bên không thể thực hiện được các nghĩa vụ của mình theo hợp đồng này. Các sự kiện bất khả kháng bao gồm nhưng không giới hạn bởi: thay đổi về mặt chính sách của nhà nước, chiến tranh, loạn lạc, tình trạng khẩn cấp, đình công, hỏa hoạn, động đất, lũ lụt, sóng thần và các thiên tai khác.
Nếu một bên bị cản trở không thực hiện được nghĩa vụ của mình theo Hợp đồng này vì sự kiện bất khả kháng trên thì Bên đó phải thông báo cho bên kia trong vòng 05 ngày kể từ ngày xảy ra sự kiện đó. Bên bị ảnh hưởng của sự kiện bất khả kháng sẽ cùng các Bên nỗ lực để hạn chế và kiểm soát mức độ thiệt hại của sự kiện bất khả kháng. Bên không ảnh hưởng của sự kiện đó có thể gởi yêu cầu chấm dứt hợp đồng này nếu như bên bị ảnh hưởng không khắc phục được trong vòng 20 ngày kể từ ngày xảy ra sự kiện đó.
Thời gian thi công do sự kiện bất khả kháng không tính vào tiến độ thi công công trình.
Điều 13: Phương pháp giải quyết tranh chấp
Nếu khi thực hiện có tranh chấp phát sinh liên quan thì bên A và bên B phải thông báo cho bên còn lại để cùng nhau giải quyết trên tinh thần hòa giải, thương lượng. Nếu không giải quyết được thì tranh chấp sẽ được giải quyết tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật tố tụng hiện hành.
Điều 14: Hiệu lực hợp đồng.
Hợp đồng này được ký kết ngày … tháng… năm….
Hợp đồng có hiệu lực kể từ ngày ký
Hợp đồng được lập thành … bản, mỗi bản gồm … trang, có giá trị pháp lý như nhau, giao cho bên A … bản và giao bên B … bản.
Hai bên cam kết không có sự lừa dối, cả hai bên đều ký kết trên tinh thần tự nguyện, hợp tác.
Bên A Bên B
Tham khảo thêm bài viết tương tự: