LVN LAWFIRM - Trang 15 trên 20 -

Mẫu Đơn đề nghị hỗ trợ kinh phí sản xuất lúa

Mẫu số 1: ĐƠN ĐỀ NGHỊ Hỗ trợ kinh phí sản xuất lúa
(Ban hành kèm theo Thông tư số 205/2012/TT-BTC ngày 23 tháng 11 năm 2012 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn thực hiện chính sách hỗ trợ để bảo vệ và phát triển đất trồng lúa theo Nghị định 42/2012/NĐ-CP ngày 11/05/2012 của Chính phủ về quản lý, sử dụng đất trồng lúa)

Mẫu số 1

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
———————————-

……………, ngày…. tháng….năm …..

ĐƠN ĐỀ NGHỊ

Hỗ trợ kinh phí sản xuất lúa

(Ban hành kèm theo Thông tư số………TT-BTC ngày ……………….. của Bộ Tài chính)

Kính gửi: Uỷ ban nhân dân xã (thị trấn)……….

Tôi tên là:

Số chứng minh nhân dân:…………..cấp ngày…………….do công an……………..cấp.

Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú:……………………………………………………..

Nơi ở hiện tại:……………………………………………………………… ……………..

Hiện đang sản xuất lúa trên địa bàn xã (thị trấn) ………. với diện tích cụ thể như sau:

  • Diện tích đất chuyên trồng lúa nước:…………….. ha;

  • Diện tích đất trồng lúa khác:…………….. ha

Căn cứ Nghị định số 42/2012/NĐ-CP ngày 11/5/2012 của Chính phủ về quản lý, sử dụng đất trồng lúa, tôi làm đơn này đề nghị được hỗ trợ số tiền:……….triệu đồng.

Tôi xin cam kết diện tích lúa tôi đang sản xuất nêu trên là đúng sự thật và chịu trách nhiệm trước pháp luật về cam kết của mình.

 

Xác nhận của UBND cấp xã

(xác nhận rõ diện tích đất chuyên trồng lúa, diện tích đất lúa khác của người viết đơn và ký tên, đóng dấu)

Người làm đơn

(ký, ghi rõ họ tên)

 

Tham khảo thêm:

Mẫu Biên bản định giá tài sản góp vốn

BIÊN BẢN ĐỊNH GIÁ TÀI SẢN GÓP VỐN

 

CÔNG TY …………………..

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

—————-

Số:            /BB – …………

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

——— ***** ——–

 

BIÊN BẢN ĐỊNH GIÁ TÀI SẢN GÓP VỐN

Tại thời điểm …………………

–          Căn cứ Luật doanh nghiệp số 60/QH11 ngày 29/11/2005.

–          Xét nhu cầu của các bên.

 

Hôm nay, ngày ………………..tại …………………………………….. đã tiến hành việc định giá tài sản.

Thành phần tham gia định giá gồm các ông, bà có tên dưới đây:

  1. Ông ……………….

Địa chỉ: ……………

  1. Ông ……..….

Địa chỉ: ……………………..

  1. Ông ……………..

Địa chỉ: ………………

đã tiến hành định giá tài sản như sau

  1. Tài sản định giá là ………………………..
  2. Nguyên tắc định giá: Định giá tài sản theo giá thị trường theo nguyên tắc nhất trí
  3. Nội dung việc định giá: ………………………………………..
  4. Kết thúc định giá: ………………………
  5. Cam kết của các bên tham gia định giá: ……………………….

Cuộc họp kết thúc lúc 10h cùng ngày, nội dung thảo luận tại cuộc họp đã được các bên dự họp thông qua và cùng ký vào biên bản. 

Chữ ký của các thành viên

 

 

Tham khảo thêm:

Mẫu Đơn đề nghị cấp giấy phép di dời công trình

Phụ lục 20

(Ban hành kèm theo Thông tư  số 10/2012/TT-BXD

ngày 20 tháng 12 năm 2012 của Bộ Xây dựng)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

_______________________________________

ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP DI DỜI CÔNG TRÌNH

Kính gửi: ……………………………………………………..

 

  1. Tên chủ sở hữu công trình di dời……………………………………………………………..
  • Người đại diện: ……………………………………….Chức vụ: …………………………………

     

  • Địa chỉ liên hệ: …………………………………………………………………………………………..

  • Số nhà: …………….. Đường ………………..Phường (xã) ……………………………………

  • Tỉnh, thành phố: …………………………………………………………………………………………

  • Số điện thoại: ……………………………………………………………………………………………..

  1. Công trình cần di dời:
  • Loại công trình: ………………………………………….Cấp công trình: …………………..

  • Diện tích xây dựng tầng 1: …………………………………………………………………..m2.

  • Tổng diện tích sàn: ………………………………………………………………………………m2.

  • Chiều cao công trình: …………………………………………………………………………..m.

  1. Địa điểm công trình cần di dời ; ……………… ……………………………………………
  • Lô đất số:………………………………………..Diện tích …………………………………… m2.

  • Tại: ………………………………………………… Đường: …………………………………………

  • Phường (xã) ……………………………………Quận (huyện) ……………………………….

  • Tỉnh, thành phố: ……………………………………………………………………………………..

  1. Địa điểm công trình di dời đến: ……………………………………………….
  • Lô đất số:………………………………………..Diện tích …………………………………… m2.

  • Tại: ………………………………………………… Đường: …………………………………………

  • Phường (xã) ……………………………………Quận (huyện) ……………………………….

  • Tỉnh, thành phố: ……………………………………………………………………………………..

  • Số tầng: ……………………………………………………………………………………………………

  1. Đơn vị hoặc người thiết kế biện pháp di dời: ……………………………………………….
  • Địa chỉ: ……………………………………………………………………………………………………

  • Điện thoại: ………………………………………..

  • Địa chỉ: …………………………………………………. Điện thoại: ……………………………….

  • Giấy phép hành nghề số (nếu có): ………………………..cấp ngày …………………

  1. Dự kiến thời gian hoàn thành di dời công trình: …………………….
  2. Cam kết: tôi xin cam đoan làm theo đúng giấy phép di dời, biện pháp di dời đã được duyệt, đảm bảo an toàn, vệ sinh, nếu xảy ra sự cố gì tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm và bị xử lý theo quy định của pháp luật.

Gửi kèm theo Đơn này các tài liệu:

1 –

2 –

……… ngày ……… tháng ……… năm ………

Người làm đơn

(Ký ghi rõ họ tên)

 

 

Tham khảo thêm:

Mẫu Nội quy lao động

NỘI QUY LAO ĐỘNG

NỘI QUY LAO ĐỘNG

CHƯƠNG I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1: Bản quy chế hoạt động này áp dụng cho toàn thể nhân viên làm việc tại doanh nghiệp, kể cả nhân viên trong thời gian thử việc, học việc, tập sự, thực tập.

Tất cả nhân viên phải tuân thủ theo Luật Lao Động Việt Nam, Luật pháp nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam và bản quy chế này.

Mọi trường hợp không quy định trong bản quy chế này sẽ được giải quyết theo các văn bản pháp luật của Nhà nước.

CHƯƠNG II

TUYỂN DỤNG – THỬ VIỆC

Điều 2: Tuyển dụng

Người lao động được tuyển dụng vào doanh nghiệp phải là công dân hợp pháp của nước CHXHCN Việt Nam, có đủ phẩm chất đạo đức, năng lực công tác, trình độ chuyên môn đáp ứng được yêu cầu chức danh công ty cần tuyển dụng. Trong trường hợp cần thiết doanh nghiệp sẽ tuyển lao động là chuyên gia nước ngoài.

–          Mọi vấn đề liên quan đến việc tuyển dụng phải tuân theo quy chế tuyển dụng của doanh nghiệp.

–          Khi được tuyển dụng, nhân viên mới sẽ được tạo mọi điều kiện thuận lợi để sớm hội nhập vào công việc và môi trường mới.

Điều 3: Thử việc

3.1.             Khi được tuyển dụng, nhân viên phải trải qua thời gian thử việc:

–          Không quá 60 ngày đối với công việc cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật bậc đại học và trên đại học;

–          Không quá 30 ngày đối với công việc cần trình độ thạc sĩ, tiến sĩ, Giáo sư, P. Giáo sư;

–          Trong thời gian thử việc người lao động được hưởng 80% mức lương của chức danh dự tuyển.

3.2.             Nhân viên trong thời gian thử việc có quyền và nghĩa vụ sau đây:

–                Chấp hành nghiêm túc nội quy lao động của doanh nghiệp.

–                Tuân thủ sự phân công của người phụ trách và cố gắng hoàn thành một cách tốt nhất nhiệm vụ được giao.

–                Có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động nếu thấy công việc không phù hợp.

 

CHƯƠNG III

HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG

Điều 4: Loại hợp đồng

–                 Mọi người lao động chính thức trong doanh nghiệp đều được ký hợp đồng theo mẫu quy định của Bộ Lao động Thương binh và xã hội.

–                 Hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động và người lao động trên cơ sở thỏa thuận và phù hợp với pháp luật lao động, thể hiện rõ trách nhiệm của các bên..

Điều 5: Tạm hoãn HĐLĐ

HĐLĐ được tạm hoãn thực hiện trong những trường hợp sau:

  • Người lao động đi làm nghĩa vụ quân sự hoặc đi làm các nghĩa vụ công dân khác do pháp luật quy định;
  • Người lao động bị tạm giữ, tạm giam;
  • Các trường hợp khác do hai bên thỏa thuận.

ĐIỀU 6: CHẤM DỨT HĐLĐ

HĐLĐ được chấm dứt trong những trường hợp sau:

–          Hết hạn hợp đồng;

–          Hai bên thỏa thuận chấm dứt hợp đồng;

–          Người lao động bị kết án tù giam hoặc bị cấm làm công việc cũ theo quyết định của Tòa án;

–          Người lao động chết, mất tích theo công bố của Tòa án.

ĐIỀU 7: DOANH NGHIỆP CÓ QUYỀN ĐƠN PHƯƠNG CHẤM DỨT HĐLĐ TRONG NHỮNG TRƯỜNG HỢP SAU:

7.1. Người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc theo Hợp đồng;

7.2. Người lao động bị sa thải do:

  1. Có hành vi trộm cắp, tham ô, tiết lộ bí mật công nghệ, kinh doanh hoặc có hành vi khác gây thiệt hại nghiêm trọng về tài sản, lợi ích của Văn phòng;
  2. Bị xử lý kỷ luật chuyển làm công việc khác mà tái phạm trong thời gian chưa xóa kỷ luật;
  3. Tự ý bỏ việc 10 ngày trong một tháng hoặc 30 ngày trong một năm mà không có lý do chính đáng;
  4. Người lao động làm theo HĐLĐ không xác định thời hạn ốm đau đã điều trị 12 tháng liền, theo HĐLĐ xác định thời hạn ốm đau đã điều trị 6 tháng liền, theo HĐLĐ dưới một năm ốm đau đã điều trị quá nửa thời hạn hợp đồng mà chưa hồi phục;
  5. Do thiên tai, hỏa hoạn hoặc những lý do bất khả kháng khác mà Văn phòng đã tìm mọi cách khắc phục nhưng vẫn phải thu hẹp quy mô, giảm chỗ làm việc;
  6. Doanh nghiệp chấm dứt hoạt động hoặc chuyển nhượng.

Điều 8: Thời hạn báo trước cho người lao động trong trường hợp doanh nghiệp đơn phương chấm dứt HĐLĐ:

–          Đối với nhân viên có hợp đồng không xác định thời hạn                               : 45 ngày

–          Đối với nhân viên có hợp đồng thời hạn từ một đến ba năm                          : 30 ngày

–          Đối với nhân viên có hợp đồng thời vụ thời hạn dưới một năm                      : 03 ngày

Điều 9: Khi chấm dứt Hợp đồng lao động (trừ trường hợp bị kỷ luật sa thải theo khoản a, b, mục 4, điều 10 Bản quy chế này), người lao động được hưởng trợ cấp thôi việc như sau:

9.1. Mỗi năm công tác liên tục tại doanh nghiệp (kể cả thời gian thử việc, chờ việc) được trợ cấp bằng ½ tháng lương cơ bản.

9.2. Số tháng lẻ làm việc dôi ra được tính như sau:

–          Từ 01 tháng đến dưới 07 tháng được tính bằng 06 tháng

–          Từ 07 tháng đến 12 tháng được tính bằng 01 năm.

9.3. Trường hợp do thay đổi cơ cấu mà người lao động đang làm việc thường xuyên bị mất việc làm thì doanh nghiệp sẽ đào tạo lại, nếu không đáp ứng được việc làm mới mà phải cho thôi việc thì cứ mỗi năm làm việc người lao động được hưởng trợ cấp 01 tháng lương.

Điều 10: Người lao động có quyền đơn phương chấm đứt HĐLĐ trong những trường hợp sau:

–          Không được bố trí đúng công việc, đúng địa điểm, hoặc các điều kiện làm việc không được đảm bảo như thỏa thuận trong hợp đồng.

–          Theo thỏa thuận khác.

Điều 11: Thời hạn báo trước trong trường hợp người lao động đơn phương chấm dứt HĐLĐ:

–          Đối với nhân viên có hợp đồng không xác định thời hạn                               : 45 ngày

–          Đối với nhân viên có hợp đồng thời hạn từ một đến ba năm                          : 30 ngày

–          Đối với nhân viên có hợp đồng thời vụ thời hạn dưới một năm                      : 03 ngày

Nhân viên tự nguyện xin thôi việc phải làm đơn trình bày và phải hoàn thành các thủ tục bàn giao (nếu cần thiết) theo quy định rồi mới được rời khỏi Văn phòng.

CHƯƠNG IV

TIỀN LƯƠNG – PHỤ CẤP – TRỢ CẤP – CÔNG TÁC PHÍ

Điều 12: Cơ cấu tiền lương của doanh nghiệp bao gồm:

  • Lương chính: Không thấp hơn mức lương tối thiểu do Nhà nước quy định cho từng chức danh công việc (trường hợp nhân viên học việc có thể thỏa thuận khác).

Điều 13: Cách thức và kỳ hạn trả lương:

13.1. Lương và các khoản thu nhập của nhân viên được chi trả bằng tiền mặt và thanh toán theo cách thức sau đây: Tiền lương tháng: sẽ được chi trả một lần/tháng vào ngày …….. hàng tháng cộng với các phụ cấp, trợ cấp (nếu có).

13.2. Trường hợp đặc biệt doanh nghiệp phải thanh toán lương và thu nhập chậm thì sẽ không được quá năm ngày so với bình thường và sẽ thông báo nguyên nhân cho nhân viên biết.

Điều 14: Chế độ làm thêm giờ

  • Làm thêm giờ vào ngày thường: được trả lương bằng 150% lương giờ của ngày thường.
  • Làm thêm giờ vào ngày chủ nhật: được trả lương bằng 200% lương giờ của ngày thường.
  • Làm thêm giờ vào ngày nghỉ Lễ hàng năm: được trả lương bằng 300% lương giờ của ngày thường.

Tổng số giờ làm thêm của nhân viên không được quá 4 (bốn) giờ trong một ngày hoặc 200 (hai trăm) giờ trong một năm (cộng dồn).

CHƯƠNG V

BẢO HIỂM XÃ HỘI – BẢO HIỂM Y TẾ

Điều 15: Bảo hiểm xã hội (BHXH)

Doanh nghiệp sẽ thực hiện chế độ đóng BHXH cho toàn bộ người lao động trong Văn phòng ngay sau khi hết thời hạn thử việc và được chính thức lập HĐLĐ theo mức đóng quy định theo thang bảng lương trên cơ sở quy định của pháp luật.

15.1. Hàng tháng doanh nghiệp sẽ thay mặt người lao động đóng toàn bộ khoản BHXH cho cơ quan BHXH.

15.2. Khi tham gia đóng BHXH, người lao động sẽ được cấp sổ BHXH và được cơ quan BHXH chi trả trợ cấp trong những trường hợp như: nghỉ ốm, nghỉ thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, nghỉ hưu, tử tuất.

Điều 16: Bảo hiểm y tế (BHYT)

Doanh nghiệp sẽ thực hiện chế độ đóng BHYT cho toàn bộ người lao động trong Văn phòng ngay sau khi hết thời hạn thử việc và được chính thức lập HĐLĐ theo mức đóng theo quy định của pháp luật.

16.1. Hàng tháng doanh nghiệp sẽ thay mặt người lao động đóng BHYT cho cơ quan BHYT.

16.2. Khi tham gia đóng BHYT, nhân viên sẽ được cấp thẻ BHYT, phiếu khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế do nhân viên tự chọn và sẽ được khám, điều trị theo quy định của BHYT hiện hành.

CHƯƠNG VI

THỜI GIỜ LÀM VIỆC – THỜI GIỜ NGHỈ NGƠI

Điều 17: Thời giờ làm việc

  • Số ngày làm việc trong tuần của doanh nghiệp từ thứ hai đến thứ sáu và sáng thứ bảy
  • Giờ làm việc trong ngày:            Buổi sáng từ 08:00 đến 12:00

Buổi chiều từ13:30 đến 17:30

  • Thời gian nghỉ giữa buổi: từ 12:00 đến 13:30.

Điều 18: Ngày nghỉ và những quy định liên quan

18.1. Nghỉ hàng tuần: chiều thứ bảy, chủ nhật.

18.2. Nghỉ Lễ: Nhân viên được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương những ngày Lễ sau:

–          Tết Dương lịch                       : một ngày  (ngày 01 tháng 01 dương lịch)

–          Tết Âm lịch                             : bốn ngày  (một ngày cuối năm và ba ngày đầu năm

âm lịch)

–          Ngày Chiến thắng                   : một ngày  (ngày 30 tháng 4 dương lịch)

–          Ngày Quốc Tế Lao Động          : một ngày  (ngày 01 tháng 5 dương lịch)

–          Ngày Quốc Khánh                   : một  ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch)

Nếu những ngày nghỉ trên trùng vào ngày nghỉ hàng tuần thì CB-NV được nghỉ bù vào ngày tiếp theo.

Nếu nhân viên nước ngoài làm việc tại Văn phòng thì được nghỉ thêm một ngày Tết cổ truyền dân tộc và một ngày Quốc Khánh của nước họ và được hưởng nguyên lương.

18.3. Nghỉ phép năm:

–          Nhân viên có 12 (mười hai) tháng làm việc tại Văn phòng thì được nghỉ hàng năm hưởng nguyên lương 12 (mười hai) ngày.

–          Nhân viên có dưới 12 (mười hai) tháng làm việc thì thời gian nghỉ hàng năm được tính theo tỷ lệ tương ứng với thời gian làm việc và có thể được thanh toán bằng tiền (đối với một số trường hợp được Trưởng văn phòng  phê duyệt).

–          Số ngày nghỉ phép hàng năm tăng thêm theo thâm niên làm việc tại Văn phòng, cứ năm năm làm việc thì được nghỉ thêm một ngày.

18.4. Nghỉ việc riêng hưởng lương và không hưởng lương:

–          Nghỉ việc riêng được hưởng lương:

ü              Kết hôn            : nghỉ ba ngày.

ü              Con kết hôn      : nghỉ một ngày.

ü              Bố, mẹ (cả bên chồng và bên vợ) chết, vợ hoặc chồng chết, con chết: nghỉ ba ngày.

–          Nhân viên có thể thỏa thuận với Văn phòng để nghỉ không hưởng lương trong những trường hợp như sau:

ü              Nhân viên đã nghỉ hết tiêu chuẩn phép năm, nhưng cần nghỉ thêm để giải quyết việc cá nhân.

ü              Hoàn cảnh gia đình thực sự khó khăn cần có mặt để giải quyết.

ü              Sau khi hết thời gian nghỉ thai sản theo quy định, bản thân có nguyện vọng, có thể thỏa thuận với Văn phòng để nghỉ thêm nhưng tổng thời gian nghỉ thai sản tối đa không quá sáu tháng.

ü              Nhân viên bị ốm đau đã điều trị hết thời gian cho phép mà vẫn chưa khỏi cần phải điều trị thêm (có giấy xác nhận của cơ quan y tế).

18.5. Nghỉ ốm và nghỉ thai sản:

–          Nghỉ ốm: Trường hợp nhân viên bị ốm không thể đi làm được, phải báo cho cấp trên trực tiếp biết càng sớm càng tốt và ngay sau khi đi làm việc trở lại phải đệ đơn xin nghỉ ốm kèm theo giấy chứng nhận của bác sĩ (nếu có).

ü              Nhân viên làm việc trên 12 (mười hai) tháng sẽ được phép nghỉ ốm ba ngày (không liên tục) trong một năm và được hưởng nguyên lương. Khi nghỉ ốm từ hai đến bảy ngày liên tục trở lên phải có giấy bác sĩ và sẽ hưởng 75% lương. Khi nghỉ trên bảy ngày thì sẽ được giải quyết theo chế độ BHXH.

ü              Nhân viên làm việc dưới 12 (mười hai) tháng sẽ được nghỉ ốm một ngày trong một năm và được huởng nguyên lương. Trường hợp nghỉ từ hai ngày trở lên thì phải có giấy bác sĩ và sẽ hưởng 75% lương.

ü              Nếu thời gian nghỉ ốm kéo dài quá 30 (ba mươi) ngày thì Văn phòng sẽ giải quyết cho nhân viên đó tạm nghỉ không hưởng lương và tuyển chọn nhân viên khác bổ sung. Khi hết bệnh, Văn phòng sẽ thu xếp bố trí công việc trở lại.

–          Nghỉ thai sản:

ü              Thời gian được nghỉ thai sản trước và sau khi sinh con là bốn tháng. Nếu sinh con đôi trở lên thì tính con thứ hai trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 30 (ba mươi) ngày.

ü              Nhân viên nữ có thể đi làm việc trước khi hết hạn nghỉ thai sản với điều kiện đã nghỉ 60 (sáu mươi) ngày trở lên tính từ khi sinh con và phải được đồng ý của bác sĩ.

ü              Trong thời gian nghỉ thai sản, người lao động nữ đã đóng BHXH được hưởng trợ cấp BHXH bằng 100% mức tiền lương tham gia BHXH và được trợ cấp thêm một tháng lương đóng BHXH.

ü              Trong thời gian có thai, nhân viên được nghỉ việc để đi khám thai ba lần (mỗi lần một ngày).

ü              Trường hợp sẩy thai, nhân viên được nghỉ 20 (hai mươi) ngày nếu thai dưới ba tháng; 30 (ba mươi) ngày nếu thai từ ba tháng trở lên.

 

CHƯƠNG VII

SỬ DỤNG, BẢO VỆ TÀI SẢN

Điều 19: Sử dụng và bảo vệ tài sản doanh nghiệp

19.1. Nhân viên được trang bị các thiết bị và phương tiện làm việc trong suốt thời gian làm việc tại doanh nghiệp, có trách nhiệm giữ gìn cẩn thận, sử dụng, vận hành đúng thao tác, hiệu quả và tiết kiệm các tài sản này. Khi chuyển công tác qua đơn vị khác hay khi nghỉ việc, nhân viên phải bàn giao đầy đủ những tài sản này cho người được chỉ định.

19.2. Trường hợp xảy ra bất kỳ hư hỏng, mất mát tài sản được trang bị, nhân viên phải lập tức báo cáo cấp trên của mình để tìm cách giải quyết và khắc phục. Tùy từng trường hợp cụ thể, doanh nghiệp xem xét các hình thức, mức độ kỷ luật tương ứng.

CHƯƠNG VIII

AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNG – PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY

Điều 20: An toàn vệ sinh lao động

20.1. Các bộ phận, phòng ban, CB-NV có trách nhiệm bảo đảm phòng làm việc luôn ngăn nắp, sạch sẽ. Không được tự ý dán hoặc treo các đồ vật và giấy tờ lên tường, cửa kính, tủ đựng tài liệu.

20.2. Phải thu xếp ngăn nắp gọn gàng bàn làm việc, lưu trữ các tài liệu quan trọng khi kết thúc công việc hàng ngày. Không ăn quà, bánh trong giờ làm việc.

Điều 21: Phòng cháy chữa cháy

21.1. Nhân viên phải luôn nâng cao ý thức trong việc phòng cháy, chữa cháy.

21.2. Khi phát hiện ra sự cố do các máy móc thiết bị có khả năng dẫn đến hỏa hoạn thì nhân viên phải áp dụng các biện pháp kịp thời và thông báo ngay cho bảo vệ biết để giải quyết.

 

CHƯƠNG IX

KỶ LUẬT LAO ĐỘNG – HÌNH THỨC KỶ LUẬT,

TRÁCH NHIỆM VẬT CHẤT BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI

 

Điều 22: Hình thức kỷ luật

22.1. Khiển trách (bằng miệng hoặc bằng văn bản):

–          Vi phạm thời gian làm việc, nghỉ ngơi;

–          Vi phạm Nội quy an toàn và vệ sinh lao động, nhưng chưa gây tác hại đến tài sản và con người;

–          Những lỗi lầm nhỏ, mắc phải lần đầu.

22.2. Chuyển làm công việc khác có mức lương thấp hơn:

–          Không chấp hành mệnh lệnh điều hành sản xuất kinh doanh của người trực tiếp quản lý;

–          Không tuân thủ quy trình công nghệ, vi phạm nội quy an toàn và vệ sinh lao động dẫn đến nguy cơ gây tai nạn lao động, hư hỏng tài sản Văn phòng;

–          Những vi phạm có tác hại đến lợi ích Văn phòng hoặc ảnh hưởng đến quyền lợi người lao động nhưng chưa đến mức nghiêm trọng;

–          Đã bị khiển trách mà tái phạm trong thời gian 03 tháng kể từ ngày thi hành kỷ luật.

22.3. Sa thải:

–          Theo quy định tại Điều 85 Luật lao động 2002.

Điều 23: Trách nhiệm vật chất – bồi thường thiệt hại

Nhân viên làm hư hỏng, để mất dụng cụ, thiết bị, làm ra sản phẩm kém chất lượng, tiêu hao vật tư, nguyên liệu quá định mức hoặc có hành vi khác gây thiệt hại cho tài sản của doanh nghiệp đều phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.

–          Trường hợp thiệt hại không nghiêm trọng và do sơ suất thì phải bồi thường nhiều nhất 3 tháng lương bằng cách khấu trừ không quá 30% tiền lương hàng tháng.

–          Trường hợp nghiêm trọng ngoài bồi thường thiệt hại còn bị sa thải.

–          Trong trường hợp bất khả kháng thì không phải bồi thường.

 

CHƯƠNG X

ĐIU KHOẢN THI HÀNH

Điều 24:

  • Quy chế hoạt động này có hiệu lực kể từ ngày được Giám đốc phê duyệt.
  • Quy chế hoạt động này được phổ biến đến từng nhân viên trong doanh nghiệp
  • Nhân viên trong doanh nghiệp có trách nhiệm thực hiện nghiêm chỉnh quy chế này.

 

 

Tham khảo thêm:

Mẫu Điều lệ Công ty Cổ phần

Điều lệ công ty cổ phần

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

———o0o———

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

ĐIỀU LỆ

CÔNG TY CỔ PHẦN …………………

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Hà Nội, Tháng ……/……….

 

 

 

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

ĐỘC LẬP – TỰ DO – HẠNH PHÚC

—-***—-

 

ĐIỀU LỆ

CÔNG TY CỔ PHẦN …………

–          Căn cứ Luật Doanh nghiệp số 60/2005/QH 11 được Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam thông qua ngày 29/11/2005 và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Doanh nghiệp;

–          Điều lệ này được soạn thảo và thông qua bởi các cổ đông sáng lập ngày ……………;

 

CHƯƠNG I: QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1: Hình thức, tên gọi và trụ sở Công ty

1.1 Công ty thuộc hình thức Công ty cổ phần, hoạt động theo Luật Doanh nghiệp và các quy định hiện hành khác của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

 

Tên công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN ……….
Tên giao dịch: ……….. JOINT STOCK COMPANY
Tên viết tắt: ………….,JSC
Địa chỉ trụ sở chính: …………, Hà Nội.
Điện thoại: .                                      Fax: .
Email:   Website:  

Hội đồng quản trị Công ty quyết định việc lập hay huỷ bỏ chi nhánh, văn phòng đại diện của Công ty.

Điều 2: Ngành, nghề kinh doanh:

2.1 Công ty kinh doanh những ngành nghề sau:

 

 

Công ty được phép hoạt động trong khuôn khổ pháp luật và Điều lệ này nhằm đạt hiệu quả kinh tế tốt nhất cho các cổ đông. 

Điều 3: Vốn điều lệ:

Vốn điều lệ của công ty:   ……. VNĐ (Bằng chữ: ……………………….)

Trong đó: Vốn bằng tiền là: ……..VNĐ (Bằng chữ: ………… …………….)

Số cổ phần: ………. cổ phần ( ………. cổ phần )

  • Loại cổ phần:

  • Cổ phần phổ thông : . …….cổ phần ( ………… cổ phần )

  • Cổ phần ưu đãi: Không

  • Mệnh giá cổ phần: ………….. VNĐ (Bằng chữ :……………… ………..)

Điều 4: Cơ cấu và phương thức huy động vốn:

a/ Tỷ lệ góp vốn của các cổ đông sáng lập Công ty:

1………… góp ……. đồng, tương ứng với ……… cổ phần,  chiếm …..% tổng vốn điều lệ.

  1. ………… góp …….. đồng, tương ứng với ……… cổ phần, chiếm …..% tổng vốn điều lệ.
  2. ………… góp …….. đồng, tương ứng với ……… cổ phần, chiếm …..% tổng vốn điều lệ.

b/ Vốn điều lệ công ty có thể được góp bằng tiền, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, giá trị quyền sử dụng đất, giá trị quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, các tài sản khác.

c/Thời hạn góp vốn : Đến ngày ………………..

Điều 5: Tăng, giảm vốn điều lệ

5.1 Đại hội đồng cổ đông Công ty quyết định tăng vốn điều lệ của Công ty nếu thấy cần thiết thông qua việc: tích luỹ lợi nhuận mà Công ty thu được, các cổ đông đầu tư vốn bổ sung, phát hành thêm cổ phiếu gọi thêm các cổ đông mới.

5.2 Việc giảm vốn điều lệ công ty do Đại hội đồng cổ đông quyết định trên cơ sở vốn còn lại của công ty nhưng vẫn đảm bảo công ty hoạt động bình thường.

Điều 6: Cổ đông sáng lập Công ty

6.1. ……………………. Giới tính: …………..
Sinh ngày: …………… Dân tộc: ……….. Quốc tịch: …………….
CMND số:
…………. Do Công an …………. cấp ngày  ……………
Nơi đăng ký HKTT: …………………………………
Chỗ ở hiện tại: …………………………..
6.2. ……………………. Giới tính: …………..
Sinh ngày: …………… Sinh ngày: ……………
CMND số:
…………. Do Công an …………. cấp ngày  ……………
Nơi đăng ký HKTT: …………………………………
Chỗ ở hiện tại: …………………………..
6.3. ……………………. Giới tính: …………..
Sinh ngày: …………… Sinh ngày: ……………
CMND số:
…………. Do Công an …………. cấp ngày  ……………
Nơi đăng ký HKTT: …………………………………
Chỗ ở hiện tại: …………………………..

 

Điều 7: Các loại cổ phần

  1. Công ty cổ phần phải có cổ phần phổ thông. Người sở hữu cổ phần phổ thông là cổ đông phổ thông.
  2. Công ty cổ phần có thể có cổ phần ưu đãi. Người sở hữu cổ phần ưu đãi gọi là cổ đông ưu đãi.

Cổ phần ưu đãi gồm các loại sau đây:

a) Cổ phần ưu đãi biểu quyết;

b) Cổ phần ưu đãi cổ tức;

c) Cổ phần ưu đãi hoàn lại;

d) Cổ phần ưu đãi khác do Điều lệ công ty quy định.

Chỉ có tổ chức được Chính phủ uỷ quyền và cổ đông sáng lập được quyền nắm giữ cổ phần ưu đãi biểu quyết. Ưu đãi biểu quyết của cổ đông sáng lập chỉ có hiệu lực trong ba năm, kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Sau thời hạn đó, cổ phần ưu đãi biểu quyết của cổ đông sáng lập chuyển đổi thành cổ phần phổ thông.

  1. Người được quyền mua cổ phần ưu đãi cổ tức, cổ phần ưu đãi hoàn lại và cổ phần ưu đãi khác do Điều lệ công ty quy định hoặc do Đại hội đồng cổ đông quyết định.
  2. Mỗi cổ phần của cùng một loại đều tạo cho người sở hữu nó các quyền, nghĩa vụ và lợi ích ngang nhau.
  3. Cổ phần phổ thông không thể chuyển đổi thành cổ phần ưu đãi. Cổ phần ưu đãi có thể chuyển đổi thành cổ phần phổ thông theo quyết định của Đại hội đồng cổ đông.

Điều 8: Cổ phiếu

Cổ phiếu là chứng chỉ do công ty cổ phần phát hành hoặc bút toán ghi sổ xác nhận quyền sở hữu một hoặc một số cổ phần của công ty đó. Cổ phiếu có thể ghi tên hoặc không ghi tên. Cổ phiếu phải có các nội dung chủ yếu sau đây:

a) Tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty;

b) Số và ngày cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;

c) Số lượng cổ phần và loại cổ phần;

d) Mệnh giá mỗi cổ phần và tổng mệnh giá số cổ phần ghi trên cổ phiếu;

đ) Họ, tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của cổ đông là cá nhân; tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số quyết định thành lập hoặc số đăng ký kinh doanh của cổ đông là tổ chức đối với cổ phiếu có ghi tên;

e) Tóm tắt về thủ tục chuyển nhượng cổ phần;

g) Chữ ký mẫu của người đại diện theo pháp luật và dấu của công ty;

h) Số đăng ký tại sổ đăng ký cổ đông của công ty và ngày phát hành cổ phiếu;

i) Các nội dung khác theo quy định tại các điều 81, 82 và 83 của Luật Doanh nghiệp 2005 đối với cổ phiếu của cổ phần ưu đãi.

  1. Trường hợp có sai sót trong nội dung và hình thức cổ phiếu do công ty phát hành thì quyền và lợi ích của người sở hữu nó không bị ảnh hưởng. Chủ tịch Hội đồng quản trị và Giám đốc công ty phải liên đới chịu trách nhiệm về thiệt hại do những sai sót đó gây ra đối với công ty.
  2. Trường hợp cổ phiếu bị mất, bị rách, bị cháy hoặc bị tiêu huỷ dưới hình thức khác thì cổ đông được công ty cấp lại cổ phiếu theo đề nghị của cổ đông đó.

Đề nghị của cổ đông phải có cam đoan về các nội dung sau đây:

a) Cổ phiếu thực sự đã bị mất, bị cháy hoặc bị tiêu huỷ dưới hình thức khác; trường hợp bị mất thì cam đoan thêm rằng đã tiến hành tìm kiếm hết mức và nếu tìm lại được sẽ đem trả công ty để tiêu huỷ;

b) Chịu trách nhiệm về những tranh chấp phát sinh từ việc cấp lại cổ phiếu mới.

Đối với cổ phiếu có giá trị danh nghĩa trên mười triệu đồng Việt Nam, trước khi tiếp nhận đề nghị cấp cổ phiếu mới, người đại diện theo pháp luật của công ty có thể yêu cầu chủ sở hữu cổ phiếu đăng thông báo về việc cổ phiếu bị mất, bị cháy hoặc bị tiêu huỷ dưới hình thức khác và sau mười lăm ngày, kể từ ngày đăng thông báo sẽ đề nghị công ty cấp cổ phiếu mới.

Điều 9: Sổ đăng ký cổ đông

  1. Công ty cổ phần phải lập và lưu giữ sổ đăng ký cổ đông từ khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Sổ đăng ký cổ đông có thể là văn bản, tập dữ liệu điện tử hoặc cả hai loại này.
  2. Sổ đăng ký cổ đông phải có các nội dung chủ yếu sau đây:

a) Tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty;

b) Tổng số cổ phần được quyền chào bán, loại cổ phần được quyền chào bán và số cổ phần được quyền chào bán của từng loại;

c) Tổng số cổ phần đã bán của từng loại và giá trị vốn cổ phần đã góp;

d) Họ, tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác đối với cổ đông là cá nhân; tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số quyết định thành lập hoặc số đăng ký kinh doanh đối với cổ đông là tổ chức;

đ) Số lượng cổ phần từng loại của mỗi cổ đông, ngày đăng ký cổ phần.

  1. Sổ đăng ký cổ đông được lưu giữ tại trụ sở chính của công ty hoặc Trung tâm đăng ký, lưu ký, bù trừ và thanh toán chứng khoán. Cổ đông có quyền kiểm tra, tra cứu hoặc trích lục, sao chép nội dung sổ đăng ký cổ đông trong giờ làm việc của công ty hoặc Trung tâm đăng ký, lưu ký, bù trừ và thanh toán chứng khoán.
  2. Cổ đông sở hữu từ 5% tổng số cổ phần trở lên phải được đăng ký với cơ quan đăng ký kinh doanh có thẩm quyền trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày có được tỷ lệ sở hữu đó.

Điều 10: Quyền của cổ đông phổ thông

  1. Cổ đông phổ thông có các quyền sau đây:

a) Tham dự và phát biểu trong các Đại hội cổ đông và thực hiện quyền biểu quyết trực tiếp hoặc thông qua đại diện được uỷ quyền; mỗi cổ phần phổ thông có một phiếu biểu quyết;

b) Được nhận cổ tức với mức theo quyết định của Đại hội đồng cổ đông;

c) Được ưu tiên mua cổ phần mới chào bán tương ứng với tỷ lệ cổ phần phổ thông của từng cổ đông trong công ty;

d) Được tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho cổ đông khác và cho người không phải là cổ đông, trừ trường hợp quy định tại khoản 5 Điều 84 của Luật này;

đ) Xem xét, tra cứu và trích lục các thông tin trong Danh sách cổ đông có quyền biểu quyết và yêu cầu sửa đổi các thông tin không chính xác;

e) Xem xét, tra cứu, trích lục hoặc sao chụp Điều lệ công ty, sổ biên bản họp Đại hội đồng cổ đông và các nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông;

g) Khi công ty giải thể hoặc phá sản, được nhận một phần tài sản còn lại tương ứng với số cổ phần góp vốn vào công ty;

h) Các quyền khác theo quy định của Luật này và Điều lệ công ty.

  1. Cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu trên 10% tổng số cổ phần phổ thông trong thời hạn liên tục ít nhất sáu tháng hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn quy định tại Điều lệ công ty có các quyền sau đây:

a) Đề cử người vào Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát (nếu có);

b) Xem xét và trích lục sổ biên bản và các nghị quyết của Hội đồng quản trị, báo cáo tài chính giữa năm và hằng năm theo mẫu của hệ thống kế toán Việt Nam và các báo cáo của Ban kiểm soát;

c) Yêu cầu triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông trong trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này;

d) Yêu cầu Ban kiểm soát kiểm tra từng vấn đề cụ thể liên quan đến quản lý, điều hành hoạt động của công ty khi xét thấy cần thiết. Yêu cầu phải bằng văn bản; phải có họ, tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác đối với cổ đông là cá nhân; tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số quyết định thành lập hoặc số đăng ký kinh doanh đối với cổ đông là tổ chức; số lượng cổ phần và thời điểm đăng ký cổ phần của từng cổ đông, tổng số cổ phần của cả nhóm cổ đông và tỷ lệ sở hữu trong tổng số cổ phần của công ty; vấn đề cần kiểm tra, mục đích kiểm tra;

đ) Các quyền khác theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2005 và Điều lệ công ty.

  1. Cổ đông hoặc nhóm cổ đông quy định tại khoản 2 Điều này có quyền yêu cầu triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông trong các trường hợp sau đây:

a) Hội đồng quản trị vi phạm nghiêm trọng quyền của cổ đông, nghĩa vụ của người quản lý hoặc ra quyết định vượt quá thẩm quyền được giao;

b) Nhiệm kỳ của Hội đồng quản trị đã vượt quá sáu tháng mà Hội đồng quản trị mới chưa được bầu thay thế;

c) Các trường hợp khác theo quy định của Điều lệ công ty.

Yêu cầu triệu tập họp Hội đồng cổ đông phải được lập bằng văn bản và phải có họ, tên, địa chỉ thường trú, số Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác đối với cổ đông là cá nhân; tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số quyết định thành lập hoặc số đăng ký kinh doanh đối với cổ đông là tổ chức; số cổ phần và thời điểm đăng ký cổ phần của từng cổ đông, tổng số cổ phần của cả nhóm cổ đông và tỷ lệ sở hữu trong tổng số cổ phần của công ty, căn cứ và lý do yêu cầu triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông. Kèm theo yêu cầu phải có các tài liệu, chứng cứ về các vi phạm của Hội đồng quản trị, mức độ vi phạm hoặc về quyết định vượt quá thẩm quyền.

  1. Trong trường hợp Điều lệ công ty không có quy định khác thì việc đề cử người vào Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát quy định tại điểm a khoản 2 Điều này được thực hiện như sau:

a) Các cổ đông phổ thông tự nguyện tập hợp thành nhóm thoả mãn các điều kiện quy định để đề cử người vào Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát phải thông báo về việc họp nhóm cho các cổ đông dự họp biết chậm nhất ngay khi khai mạc Đại hội đồng cổ đông;

b) Căn cứ số lượng thành viên Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát, cổ đông hoặc nhóm cổ đông quy định tại khoản 2 Điều này được quyền đề cử một hoặc một số người theo quyết định của Đại hội đồng cổ đông làm ứng cử viên Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát. Trường hợp số ứng cử viên được cổ đông hoặc nhóm cổ đông đề cử thấp hơn số ứng cử viên mà họ được quyền đề cử theo quyết định của Đại hội đồng cổ đông thì số ứng cử viên còn lại do Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát và các cổ đông khác đề cử.

Điều 11: Nghĩa vụ của cổ đông phổ thông

  1. Thanh toán đủ số cổ phần cam kết mua trong thời hạn chín mươi ngày, kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty.

Không được rút vốn đã góp bằng cổ phần phổ thông ra khỏi công ty dưới mọi hình thức, trừ trường hợp được công ty hoặc người khác mua lại cổ phần. Trường hợp có cổ đông rút một phần hoặc toàn bộ vốn cổ phần đã góp trái với quy định tại khoản này thì thành viên Hội đồng quản trị và người đại diện theo pháp luật của công ty phải cùng liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi giá trị cổ phần đã bị rút.

  1. Tuân thủ Điều lệ và Quy chế quản lý nội bộ công ty.
  2. Chấp hành quyết định của Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị.
  3. Thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2005 và Điều lệ công ty.
  4. Cổ đông phổ thông phải chịu trách nhiệm cá nhân khi nhân danh công ty dưới mọi hình thức để thực hiện một trong các hành vi sau đây:

a) Vi phạm pháp luật;

b) Tiến hành kinh doanh và các giao dịch khác để tư lợi hoặc phục vụ lợi ích của tổ chức, cá nhân khác;

c) Thanh toán các khoản nợ chưa đến hạn trước nguy cơ tài chính có thể xảy ra đối với công ty.

Điều 12: Cổ phần ưu đãi biểu quyết và quyền của cổ đông ưu đãi biểu quyết

  1. Cổ phần ưu đãi biểu quyết là cổ phần có số phiếu biểu quyết nhiều hơn so với cổ phần phổ thông.
  2. Cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết có các quyền sau đây:

a) Biểu quyết về các vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông với số phiếu biểu quyết theo quy định tại khoản 1 Điều này;

b) Các quyền khác như cổ đông phổ thông, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này.

  1. Cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết không được chuyển nhượng cổ phần đó cho người khác.

Điều 13: Cổ phần ưu đãi cổ tức và quyền của cổ đông ưu đãi cổ tức

  1. Cổ phần ưu đãi cổ tức là cổ phần được trả cổ tức với mức cao hơn so với mức cổ tức của cổ phần phổ thông hoặc mức ổn định hằng năm. Cổ tức được chia hằng năm gồm cổ tức cố định và cổ tức thưởng. Cổ tức cố định không phụ thuộc vào kết quả kinh doanh của công ty. Mức cổ tức cố định cụ thể và phương thức xác định cổ tức thưởng được ghi trên cổ phiếu của cổ phần ưu đãi cổ tức.
  2. Cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi cổ tức có các quyền sau đây:

a) Nhận cổ tức với mức theo quy định tại khoản 1 Điều này;

b) Được nhận lại một phần tài sản còn lại tương ứng với số cổ phần góp vốn vào công ty, sau khi công ty đã thanh toán hết các khoản nợ, cổ phần ưu đãi hoàn lại khi công ty giải thể hoặc phá sản;

c) Các quyền khác như cổ đông phổ thông, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này.

  1. Cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi cổ tức không có quyền biểu quyết, dự họp Đại hội đồng cổ đông, đề cử người vào Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát.

Điều 14. Cổ phần ưu đãi hoàn lại và quyền của cổ đông ưu đãi hoàn lại

  1. Cổ phần ưu đãi hoàn lại là cổ phần được công ty hoàn lại vốn góp bất cứ khi nào theo yêu cầu của người sở hữu hoặc theo các điều kiện được ghi tại cổ phiếu của cổ phần ưu đãi hoàn lại.
  2. Cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi hoàn lại có các quyền khác như cổ đông phổ thông, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này.
  3. Cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi hoàn lại không có quyền biểu quyết, dự họp Đại hội đồng cổ đông, đề cử người vào Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát.

Điều 15. Cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập

  1. Các cổ đông sáng lập phải cùng nhau đăng ký mua ít nhất 20% tổng số cổ phần phổ thông được quyền chào bán và phải thanh toán đủ số cổ phần đã đăng ký mua trong thời hạn chín mươi ngày, kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
  2. Trong thời hạn chín mươi ngày, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, công ty phải thông báo việc góp vốn cổ phần đến cơ quan đăng ký kinh doanh. Thông báo phải có các nội dung chủ yếu sau đây:
  3. a) Tên, địa chỉ trụ sở chính, số và ngày cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, nơi đăng ký kinh doanh;
  4. b) Tổng số cổ phần phổ thông được quyền chào bán, số cổ phần các cổ đông sáng lập đăng ký mua;
  5. c) Họ, tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác đối với cổ đông sáng lập là cá nhân; tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số quyết định thành lập hoặc số đăng ký kinh doanh đối với cổ đông là tổ chức; số cổ phần đăng ký mua, số cổ phần và trị giá cổ phần đã thanh toán, loại tài sản góp vốn cổ phần của từng cổ đông sáng lập;
  6. d) Tổng số cổ phần và giá trị cổ phần đã thanh toán của các cổ đông sáng lập;

đ) Họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của công ty.

Người đại diện theo pháp luật của công ty phải chịu trách nhiệm cá nhân về các thiệt hại đối với công ty và người khác do thông báo chậm trễ hoặc thông báo không trung thực, không chính xác, không đầy đủ.

  1. Trường hợp có cổ đông sáng lập không thanh toán đủ số cổ phần đã đăng ký mua thì số cổ phần chưa góp đủ đó của cổ đông sáng lập được xử lý theo một trong các cách sau đây:
  2. a) Các cổ đông sáng lập còn lại góp đủ số cổ phần đó theo tỷ lệ sở hữu cổ phần của họ trong công ty;
  3. b) Một hoặc một số cổ đông sáng lập nhận góp đủ số cổ phần đó;
  4. c) Huy động người khác không phải là cổ đông sáng lập nhận góp đủ số cổ phần đó; người nhận góp vốn đó đương nhiên trở thành cổ đông sáng lập của công ty. Trong trường hợp này, cổ đông sáng lập chưa góp cổ phần theo đăng ký đương nhiên không còn là cổ đông của công ty.

Khi số cổ phần đăng ký góp của các cổ đông sáng lập chưa được góp đủ thì các cổ đông sáng lập cùng liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi giá trị số cổ phần chưa góp đủ đó.

  1. Trường hợp các cổ đông sáng lập không đăng ký mua hết số cổ phần được quyền chào bán thì số cổ phần còn lại phải được chào bán và bán hết trong thời hạn ba năm, kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
  2. Trong thời hạn ba năm, kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, cổ đông sáng lập có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần phổ thông của mình cho cổ đông sáng lập khác, nhưng chỉ được chuyển nhượng cổ phần phổ thông của mình cho người không phải là cổ đông sáng lập nếu được sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông. Trong trường hợp này, cổ đông dự định chuyển nhượng cổ phần không có quyền biểu quyết về việc chuyển nhượng các cổ phần đó và người nhận chuyển nhượng đương nhiên trở thành cổ đông sáng lập của công ty.

Sau thời hạn ba năm, kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, các hạn chế đối với cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập đều được bãi bỏ.

Điều 16: Chào bán và chuyển nhượng cổ phần

  1. Hội đồng quản trị quyết định thời điểm, phương thức và giá chào bán cổ phần trong số cổ phần được quyền chào bán. Giá chào bán cổ phần không được thấp hơn giá thị trường tại thời điểm chào bán hoặc giá trị được ghi trong sổ sách của cổ phần tại thời điểm gần nhất, trừ những trường hợp sau đây:
  2. a) Cổ phần chào bán lần đầu tiên cho những người không phải là cổ đông sáng lập;
  3. b) Cổ phần chào bán cho tất cả cổ đông theo tỷ lệ cổ phần hiện có của họ ở công ty;
  4. c) Cổ phần chào bán cho người môi giới hoặc người bảo lãnh. Trong trường hợp này, số chiết khấu hoặc tỷ lệ chiết khấu cụ thể phải được sự chấp thuận của số cổ đông đại diện cho ít nhất 75% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết;
  5. d) Các trường hợp khác và mức chiết khấu trong các trường hợp đó do Điều lệ công ty quy định.
  6. Trường hợp công ty phát hành thêm cổ phần phổ thông và chào bán số cổ phần đó cho tất cả cổ đông phổ thông theo tỷ lệ cổ phần hiện có của họ tại công ty thì phải thực hiện theo quy định sau đây:
  7. a) Công ty phải thông báo bằng văn bản đến các cổ đông theo phương thức bảo đảm đến được địa chỉ thường trú của họ. Thông báo phải được đăng báo trong ba số liên tiếp trong thời hạn mười ngày làm việc, kể từ ngày thông báo.
  8. b) Thông báo phải có họ, tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của cổ đông là cá nhân; tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số quyết định thành lập hoặc số đăng ký kinh doanh của cổ đông là tổ chức; số cổ phần và tỷ lệ cổ phần hiện có của cổ đông tại công ty; tổng số cổ phần dự kiến phát hành và số cổ phần cổ đông được quyền mua; giá chào bán cổ phần; thời hạn đăng ký mua; họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của công ty. Thời hạn xác định trong thông báo phải hợp lý đủ để cổ đông đăng ký mua được cổ phần. Kèm theo thông báo phải có mẫu phiếu đăng ký mua do công ty phát hành;
  9. c) Cổ đông có quyền chuyển quyền ưu tiên mua cổ phần của mình cho người khác;
  10. d) Nếu phiếu đăng ký mua cổ phần không được gửi về công ty đúng hạn như thông báo thì cổ đông có liên quan coi như đã không nhận quyền ưu tiên mua. Trường hợp số lượng cổ phần dự định phát hành không được cổ đông và người nhận chuyển quyền ưu tiên mua đăng ký mua hết thì số cổ phần dự kiến phát hành còn lại sẽ do Hội đồng quản trị quản lý. Hội đồng quản trị có thể phân phối số cổ phần đó cho cổ đông của công ty hoặc người khác theo cách thức hợp lý với điều kiện không thuận lợi hơn so với những điều kiện đã chào bán cho các cổ đông, trừ trường hợp Đại hội đồng cổ đông có chấp thuận khác hoặc cổ phần được bán qua trung tâm giao dịch chứng khoán.
  11. Cổ phần được coi là đã bán khi được thanh toán đủ và những thông tin về người mua quy định tại khoản 2 Điều 86 của Luật này được ghi đúng, ghi đủ vào sổ đăng ký cổ đông; kể từ thời điểm đó, người mua cổ phần trở thành cổ đông của công ty.
  12. Sau khi cổ phần được bán, công ty phải phát hành và trao cổ phiếu cho người mua. Công ty có thể bán cổ phần mà không trao cổ phiếu. Trong trường hợp này, các thông tin về cổ đông quy định tại khoản 2 Điều 86 của Luật Doanh nghiệp 2005 được ghi vào sổ đăng ký cổ đông là đủ để chứng thực quyền sở hữu cổ phần của cổ đông đó trong công ty.
  13. Các cổ phần được tự do chuyển nhượng, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 81 và khoản 5 Điều 84 của Luật Doanh nghiệp 2005. Việc chuyển nhượng được thực hiện bằng văn bản theo cách thông thường hoặc bằng cách trao tay cổ phiếu. Giấy tờ chuyển nhượng phải được bên chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng hoặc đại diện uỷ quyền của họ ký. Bên chuyển nhượng vẫn là người sở hữu cổ phần có liên quan cho đến khi tên của người nhận chuyển nhượng được đăng ký vào sổ đăng ký cổ đông.

Trường hợp chỉ chuyển nhượng một số cổ phần trong cổ phiếu có ghi tên thì cổ phiếu cũ bị huỷ bỏ và công ty phát hành cổ phiếu mới ghi nhận số cổ phần đã chuyển nhượng và số cổ phần còn lại.

  1. Điều kiện, phương thức và thủ tục chào bán cổ phần ra công chúng thực hiện theo quy định của pháp luật về chứng khoán.

Chính phủ quy định hướng dẫn việc chào bán cổ phần riêng lẻ.

Điều 17. Phát hành trái phiếu

  1. Công ty cổ phần có quyền phát hành trái phiếu, trái phiếu chuyển đổi và các loại trái phiếu khác theo quy định của pháp luật và Điều lệ công ty.
  2. Công ty không được quyền phát hành trái phiếu trong các trường hợp sau đây, trừ trường hợp pháp luật về chứng khoán có quy định khác:
  3. a) Không thanh toán đủ cả gốc và lãi của trái phiếu đã phát hành, không thanh toán hoặc thanh toán không đủ các khoản nợ đến hạn trong ba năm liên tiếp trước đó;
  4. b) Tỷ suất lợi nhuận sau thuế bình quân của ba năm liên tiếp trước đó không cao hơn mức lãi suất dự kiến trả cho trái phiếu định phát hành.

Việc phát hành trái phiếu cho các chủ nợ là tổ chức tài chính được lựa chọn không bị hạn chế bởi các quy định tại điểm a và điểm b khoản này.

  1. Trong trường hợp Điều lệ công ty không quy định khác thì Hội đồng quản trị có quyền quyết định loại trái phiếu, tổng giá trị trái phiếu và thời điểm phát hành, nhưng phải báo cáo Đại hội đồng cổ đông tại cuộc họp gần nhất. Báo cáo phải kèm theo tài liệu và hồ sơ giải trình quyết định của Hội đồng quản trị về phát hành trái phiếu.

Điều 18. Mua cổ phần, trái phiếu

Cổ phần, trái phiếu của công ty cổ phần có thể được mua bằng tiền Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, giá trị quyền sử dụng đất, giá trị quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, các tài sản khác quy định tại Điều lệ công ty và phải được thanh toán đủ một lần.

Điều 19. Mua lại cổ phần theo yêu cầu của cổ đông

  1. Cổ đông biểu quyết phản đối quyết định về việc tổ chức lại công ty hoặc thay đổi quyền, nghĩa vụ của cổ đông quy định tại Điều lệ công ty có quyền yêu cầu công ty mua lại cổ phần của mình. Yêu cầu phải bằng văn bản, trong đó nêu rõ tên, địa chỉ của cổ đông, số lượng cổ phần từng loại, giá dự định bán, lý do yêu cầu công ty mua lại. Yêu cầu phải được gửi đến công ty trong thời hạn mười ngày làm việc, kể từ ngày Đại hội đồng cổ đông thông qua quyết định về các vấn đề quy định tại khoản này.
  2. Công ty phải mua lại cổ phần theo yêu cầu của cổ đông quy định tại khoản 1 Điều này với giá thị trường hoặc giá được tính theo nguyên tắc quy định tại Điều lệ công ty trong thời hạn chín mươi ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu. Trường hợp không thoả thuận được về giá thì cổ đông đó có thể bán cổ phần cho người khác hoặc các bên có thể yêu cầu một tổ chức định giá chuyên nghiệp định giá. Công ty giới thiệu ít nhất ba tổ chức định giá chuyên nghiệp để cổ đông lựa chọn và lựa chọn đó là quyết định cuối cùng.

Điều 20: Mua lại cổ phần theo quyết định của công ty

Công ty có quyền mua lại không quá 30% tổng số cổ phần phổ thông đã bán, một phần hoặc toàn bộ cổ phần ưu đãi cổ tức đã bán theo quy định sau đây:

  1. Hội đồng quản trị có quyền quyết định mua lại không quá 10% tổng số cổ phần của từng loại đã được chào bán trong mỗi mười hai tháng. Trong trường hợp khác, việc mua lại cổ phần do Đại hội đồng cổ đông quyết định;
  2. Hội đồng quản trị quyết định giá mua lại cổ phần. Đối với cổ phần phổ thông, giá mua lại không được cao hơn giá thị trường tại thời điểm mua lại, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này. Đối với cổ phần loại khác, nếu Điều lệ công ty không quy định hoặc công ty và cổ đông có liên quan không có thoả thuận khác thì giá mua lại không được thấp hơn giá thị trường;
  3. Công ty có thể mua lại cổ phần của từng cổ đông tương ứng với tỷ lệ cổ phần của họ trong công ty. Trong trường hợp này, quyết định mua lại cổ phần của công ty phải được thông báo bằng phương thức bảo đảm đến được tất cả cổ đông trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày quyết định đó được thông qua. Thông báo phải có tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty, tổng số cổ phần và loại cổ phần được mua lại, giá mua lại hoặc nguyên tắc định giá mua lại, thủ tục và thời hạn thanh toán, thủ tục và thời hạn để cổ đông chào bán cổ phần của họ cho công ty.

Cổ đông đồng ý bán lại cổ phần phải gửi chào bán cổ phần của mình bằng phương thức bảo đảm đến được công ty trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày thông báo. Chào bán phải có họ, tên, địa chỉ thường trú, số Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của cổ đông là cá nhân; tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số quyết định thành lập hoặc số đăng ký kinh doanh của cổ đông là tổ chức; số cổ phần sở hữu và số cổ phần chào bán; phương thức thanh toán; chữ ký của cổ đông hoặc người đại diện theo pháp luật của cổ đông. Công ty chỉ mua lại cổ phần được chào bán trong thời hạn nói trên.

Điều 21: Điều kiện thanh toán và xử lý các cổ phần được mua lại

  1. Công ty chỉ được quyền thanh toán cổ phần được mua lại cho cổ đông theo quy định tại Điều 90 và Điều 91 của Luật Doanh nghiệp 2005 nếu ngay sau khi thanh toán hết số cổ phần được mua lại, công ty vẫn bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác.
  2. Cổ phần được mua lại theo quy định tại Điều 90 và Điều 91 của Luật Doanh nghiệp 2005 được coi là cổ phần thu về và thuộc số cổ phần được quyền chào bán.
  3. Cổ phiếu xác nhận quyền sở hữu cổ phần đã được mua lại phải được tiêu huỷ ngay sau khi cổ phần tương ứng đã được thanh toán đủ. Chủ tịch Hội đồng quản trị và Giám đốc phải liên đới chịu trách nhiệm về thiệt hại do không tiêu huỷ hoặc chậm tiêu huỷ cổ phiếu gây ra đối với công ty.
  4. Sau khi thanh toán hết số cổ phần mua lại, nếu tổng giá trị tài sản được ghi trong sổ kế toán của công ty giảm hơn 10% thì công ty phải thông báo cho tất cả các chủ nợ biết trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày thanh toán hết số cổ phần mua lại.

Điều 22: Trả cổ tức

  1. Cổ tức trả cho cổ phần ưu đãi được thực hiện theo các điều kiện áp dụng riêng cho mỗi loại cổ phần ưu đãi.
  2. Cổ tức trả cho cổ phần phổ thông được xác định căn cứ vào số lợi nhuận ròng đã thực hiện và khoản chi trả cổ tức được trích từ nguồn lợi nhuận giữ lại của công ty. Công ty cổ phần chỉ được trả cổ tức cho cổ đông khi công ty đã hoàn thành nghĩa vụ thuế và các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật; trích lập các quỹ công ty và bù đắp đủ lỗ trước đó theo quy định của pháp luật và Điều lệ công ty; ngay sau khi trả hết số cổ tức đã định, công ty vẫn phải bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác đến hạn.

Cổ tức có thể được chi trả bằng tiền mặt, bằng cổ phần của công ty hoặc bằng tài sản khác quy định tại Điều lệ công ty. Nếu chi trả bằng tiền mặt thì phải được thực hiện bằng đồng Việt Nam và có thể được thanh toán bằng séc hoặc lệnh trả tiền gửi bằng bưu điện đến địa chỉ thường trú của cổ đông.

Cổ tức có thể được thanh toán bằng chuyển khoản qua ngân hàng khi công ty đã có đủ chi tiết về ngân hàng của cổ đông để có thể chuyển trực tiếp được vào tài khoản ngân hàng của cổ đông. Nếu công ty đã chuyển khoản theo đúng các thông tin chi tiết về ngân hàng như thông báo của cổ đông thì công ty không chịu trách nhiệm về các thiệt hại phát sinh từ việc chuyển khoản đó.

  1. Hội đồng quản trị phải lập danh sách cổ đông được nhận cổ tức, xác định mức cổ tức được trả đối với từng cổ phần, thời hạn và hình thức trả chậm nhất ba mươi ngày trước mỗi lần trả cổ tức. Thông báo về trả cổ tức phải được gửi bằng phương thức bảo đảm đến được địa chỉ đăng ký tất cả cổ đông chậm nhất mười lăm ngày trước khi thực hiện trả cổ tức. Thông báo phải ghi rõ tên công ty; họ, tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của cổ đông là cá nhân; tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số quyết định thành lập hoặc số đăng ký kinh doanh của cổ đông là tổ chức; số lượng cổ phần từng loại của cổ đông; mức cổ tức đối với từng cổ phần và tổng số cổ tức mà cổ đông đó được nhận, thời điểm và phương thức trả cổ tức; họ, tên, chữ ký của Chủ tịch hội đồng quản trị và người đại diện theo pháp luật của công ty.
  2. Trường hợp cổ đông chuyển nhượng cổ phần của mình trong thời gian giữa thời điểm kết thúc lập danh sách cổ đông và thời điểm trả cổ tức thì người chuyển nhượng là người nhận cổ tức từ công ty.

Điều 23. Thu hồi tiền thanh toán cổ phần mua lại hoặc cổ tức

Trường hợp việc thanh toán cổ phần mua lại trái với quy định tại khoản 1 Điều 92 của Luật Doanh nghiệp 2005 hoặc trả cổ tức trái với quy định tại Điều 93 của Luật Doanh nghiệp 2005 thì các cổ đông phải hoàn trả cho công ty số tiền, tài sản khác đã nhận; trường hợp cổ đông không hoàn trả được cho công ty thì cổ đông đó và tất cả thành viên Hội đồng quản trị phải cùng liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi giá trị số tiền, tài sản đã trả cho cổ đông mà chưa được hoàn lại.

CHƯƠNG II: CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ CÔNG TY

Điều 24: Cơ cấu tổ chức quản lý công ty cổ phần:

Công ty cổ phần có Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị và Giám đốc; đối với công ty cổ phần có trên mười một cổ đông là cá nhân hoặc có cổ đông là tổ chức sở hữu trên 50% tổng số cổ phần của công ty phải có Ban kiểm soát.

Điều 25: Người đại diện theo pháp luật của công ty:

Giám đốc( Chủ tịch Hội đồng quản trị ) là người đại diện theo pháp luật của công ty được quy định tại Điều lệ công ty. Người đại diện theo pháp luật của công ty phải thường trú ở Việt Nam; trường hợp vắng mặt trên ba mươi ngày ở Việt Nam thì phải uỷ quyền bằng văn bản cho người khác theo quy định tại Điều lệ công ty để thực hiện các quyền và nhiệm vụ của người đại diện theo pháp luật của công ty.

 

Điều 26: Nghĩa vụ của người quản lý công ty

  1. Thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc và người quản lý khác có các nghĩa vụ sau đây:
  2. a) Thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao theo đúng quy định của Luật này, pháp luật có liên quan, Điều lệ công ty, quyết định của Đại hội đồng cổ đông;
  3. b) Thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao một cách trung thực, cẩn trọng, tốt nhất nhằm bảo đảm lợi ích hợp pháp tối đa của công ty và cổ đông của công ty;
  4. c) Trung thành với lợi ích của công ty và cổ đông của công ty; không sử dụng thông tin, bí quyết, cơ hội kinh doanh của công ty, lạm dụng địa vị, chức vụ và tài sản của công ty để tư lợi hoặc phục vụ lợi ích của tổ chức, cá nhân khác;
  5. d) Thông báo kịp thời, đầy đủ, chính xác cho công ty về các doanh nghiệp mà họ và người có liên quan của họ làm chủ hoặc có phần vốn góp, cổ phần chi phối; thông báo này được niêm yết tại trụ sở chính và chi nhánh của công ty.
  6. Ngoài các nghĩa vụ quy định tại khoản 1 Điều này, Hội đồng quản trị và Giám đốc không được tăng lương, trả thưởng khi công ty không thanh toán đủ các khoản nợ đến hạn.
  7. Các nghĩa vụ khác theo quy định của Luật này và Điều lệ công ty.

Điều 27: Hợp đồng, giao dịch phải được Đại hội đồng cổ đông hoặc Hội đồng quản trị chấp thuận

  1. Hợp đồng, giao dịch giữa công ty với các đối tượng sau đây phải được Đại hội đồng cổ đông hoặc Hội đồng quản trị chấp thuận:
  2. a) Cổ đông, người đại diện uỷ quyền của cổ đông sở hữu trên 35% tổng số cổ phần phổ thông của công ty và những người có liên quan của họ;
  3. b) Thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc;
  4. c) Doanh nghiệp quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 điều trên của Luật Doanh nghiệp 2005 và người có liên quan của thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc.
  5. Hội đồng quản trị chấp thuận các hợp đồng và giao dịch có giá trị nhỏ hơn 50% tổng giá trị tài sản doanh nghiệp ghi trong báo cáo tài chính gần nhất hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn quy định tại Điều lệ công ty. Trong trường hợp này, người đại diện theo pháp luật phải gửi đến các thành viên Hội đồng quản trị; niêm yết tại trụ sở chính, chi nhánh của công ty dự thảo hợp đồng hoặc thông báo nội dung chủ yếu của giao dịch. Hội đồng quản trị quyết định việc chấp thuận hợp đồng hoặc giao dịch trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày niêm yết; thành viên có lợi ích liên quan không có quyền biểu quyết.
  6. Đại hội đồng cổ đông chấp thuận các hợp đồng và giao dịch khác trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này. Hội đồng quản trị trình dự thảo hợp đồng hoặc giải trình về nội dung chủ yếu của giao dịch tại cuộc họp Đại hội đồng cổ đông hoặc lấy ý kiến cổ đông bằng văn bản. Trong trường hợp này, cổ đông có liên quan không có quyền biểu quyết; hợp đồng hoặc giao dịch được chấp thuận khi có số cổ đông đại diện 65% tổng số phiếu biểu quyết còn lại đồng ý.
  7. Hợp đồng, giao dịch bị vô hiệu và xử lý theo quy định của pháp luật khi được giao kết hoặc thực hiện mà chưa được chấp thuận theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này. Người đại diện theo pháp luật của công ty, cổ đông, thành viên Hội đồng quản trị hoặc Giám đốc có liên quan phải bồi thường thiệt hại phát sinh, hoàn trả cho công ty các khoản lợi thu được từ việc thực hiện hợp đồng, giao dịch đó.

Điều 28: Đại hội đồng cổ đông

  1. Đại hội đồng cổ đông gồm tất cả cổ đông có quyền biểu quyết, là cơ quan quyết định cao nhất của công ty cổ phần.
  2. Đại hội đồng cổ đông có các quyền và nhiệm vụ sau đây:
  3. a) Thông qua định hướng phát triển của công ty;
  4. b) Quyết định loại cổ phần và tổng số cổ phần của từng loại được quyền chào bán; quyết định mức cổ tức hằng năm của từng loại cổ phần, trừ trường hợp Điều lệ công ty có quy định khác;
  5. c) Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban kiểm soát;
  6. d) Quyết định đầu tư hoặc bán số tài sản có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty nếu Điều lệ công ty không quy định một tỷ lệ khác;

đ) Quyết định sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty, trừ trường hợp điều chỉnh vốn điều lệ do bán thêm cổ phần mới trong phạm vi số lượng cổ phần được quyền chào bán quy định tại Điều lệ công ty;

  1. e) Thông qua báo cáo tài chính hằng năm;
  2. g) Quyết định mua lại trên 10% tổng số cổ phần đã bán của mỗi loại;
  3. h) Xem xét và xử lý các vi phạm của Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát gây thiệt hại cho công ty và cổ đông công ty;
  4. i) Quyết định tổ chức lại, giải thể công ty;
  5. k) Các quyền và nhiệm vụ khác theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2005 và Điều lệ công ty.
  6. Cổ đông là tổ chức có quyền cử một hoặc một số người đại diện theo uỷ quyền thực hiện các quyền cổ đông của mình theo quy định của pháp luật; trường hợp có nhiều hơn một người đại diện theo uỷ quyền được cử thì phải xác định cụ thể số cổ phần và số phiếu bầu của mỗi người đại diện. Việc cử, chấm dứt hoặc thay đổi người đại diện theo uỷ quyền phải được thông báo bằng văn bản đến công ty trong thời hạn sớm nhất. Thông báo phải có các nội dung chủ yếu sau đây:
  7. a) Tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số và ngày quyết định thành lập hoặc đăng ký kinh doanh của cổ đông;
  8. b) Số lượng cổ phần, loại cổ phần và ngày đăng ký cổ đông tại công ty;
  9. c) Họ, tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đại diện theo uỷ quyền;
  10. d) Số cổ phần được uỷ quyền đại diện;

đ) Thời hạn đại diện theo uỷ quyền;

 

  1. e) Họ, tên, chữ ký của người đại diện theo uỷ quyền và người đại diện theo pháp luật của cổ đông.

Công ty phải gửi thông báo về người đại diện theo uỷ quyền quy định tại khoản này đến cơ quan đăng ký kinh doanh trong thời hạn năm ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông báo.

Điều 29: Thẩm quyền triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông

  1. Đại hội đồng cổ đông họp thường niên hoặc bất thường; ít nhất mỗi năm họp một lần. Địa điểm họp Đại hội đồng cổ đông phải ở trên lãnh thổ Việt Nam.
  2. Đại hội đồng cổ đông phải họp thường niên trong thời hạn bốn tháng, kể từ ngày kết thúc năm tài chính. Theo đề nghị của Hội đồng quản trị, cơ quan đăng ký kinh doanh có thể gia hạn, nhưng không quá sáu tháng, kể từ ngày kết thúc năm tài chính.

Đại hội đồng cổ đông thường niên thảo luận và thông qua các vấn đề sau đây:

  1. a) Báo cáo tài chính hằng năm;
  2. b) Báo cáo của Hội đồng quản trị đánh giá thực trạng công tác quản lý kinh doanh ở công ty;
  3. c) Báo cáo của Ban kiểm soát về quản lý công ty của Hội đồng quản trị, Giám đốc;
  4. d) Mức cổ tức đối với mỗi cổ phần của từng loại;

đ) Các vấn đề khác thuộc thẩm quyền.

  1. Hội đồng quản trị phải triệu tập họp bất thường Đại hội đồng cổ đông trong các trường hợp sau đây:
  2. a) Hội đồng quản trị xét thấy cần thiết vì lợi ích của công ty;
  3. b) Số thành viên Hội đồng quản trị còn lại ít hơn số thành viên theo quy định của pháp luật;
  4. c) Theo yêu cầu của cổ đông hoặc nhóm cổ đông quy định tại khoản 2 Điều 79 của Luật Doanh nghiệp 2005 ;
  5. d) Theo yêu cầu của Ban kiểm soát;

đ) Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật và Điều lệ công ty.

  1. Trường hợp Điều lệ công ty không quy định thời hạn thì Hội đồng quản trị phải triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày số thành viên Hội đồng quản trị còn lại như quy định tại điểm b hoặc nhận được yêu cầu quy định tại điểm c và điểm d khoản 3 Điều này.

Trường hợp Hội đồng quản trị không triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông như quy định thì Chủ tịch Hội đồng quản trị phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và phải bồi thường thiệt hại phát sinh đối với công ty.

  1. Trường hợp Hội đồng quản trị không triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông theo quy định tại khoản 4 Điều này thì trong thời hạn ba mươi ngày tiếp theo, Ban kiểm soát thay thế Hội đồng quản trị triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông theo quy định của Luật này.

Trường hợp Ban kiểm soát không triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông như quy định thì Trưởng ban kiểm soát phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và phải bồi thường thiệt hại phát sinh đối với công ty.

  1. Trường hợp Ban kiểm soát không triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông theo quy định tại khoản 5 Điều này thì cổ đông hoặc nhóm cổ đông quy định tại khoản 2 Điều 79 của Luật Doanh nghiệp 2005 đã yêu cầu có quyền thay thế Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2005.

Trong trường hợp này, cổ đông hoặc nhóm cổ đông triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông có thể đề nghị cơ quan đăng ký kinh doanh giám sát việc triệu tập và tiến hành họp nếu xét thấy cần thiết.

  1. Người triệu tập phải lập danh sách cổ đông có quyền dự họp Đại hội đồng cổ đông, cung cấp thông tin và giải quyết khiếu nại liên quan đến danh sách cổ đông, lập chương trình và nội dung cuộc họp, chuẩn bị tài liệu, xác định thời gian và địa điểm họp, gửi thông báo mời họp đến từng cổ đông có quyền dự họp theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2005.
  2. Chi phí cho việc triệu tập và tiến hành họp Đại hội đồng cổ đông theo quy tại các khoản 4, 5 và 6 của Điều này sẽ được công ty hoàn lại.

Điều 30: Danh sách cổ đông có quyền dự họp Đại hội đồng cổ đông

  1. Danh sách cổ đông có quyền dự họp Đại hội đồng cổ đông được lập dựa trên sổ đăng ký cổ đông của công ty. Danh sách cổ đông có quyền dự họp Đại hội đồng cổ đông được lập khi có quyết định triệu tập và phải lập xong chậm nhất ba mươi ngày trước ngày khai mạc họp Đại hội đồng cổ đông.
  2. Danh sách cổ đông có quyền dự họp Đại hội đồng cổ đông phải có họ, tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của cổ đông là cá nhân; tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số quyết định thành lập hoặc số đăng ký kinh doanh của cổ đông là tổ chức; số lượng cổ phần từng loại, số và ngày đăng ký cổ đông của từng cổ đông.
  3. Cổ đông có quyền kiểm tra, tra cứu, trích lục và sao danh sách cổ đông có quyền dự họp Đại hội đồng cổ đông; yêu cầu sửa đổi những thông tin sai lệch hoặc bổ sung những thông tin cần thiết về mình trong danh sách cổ đông có quyền dự họp Đại hội đồng cổ đông.

Điều 31: Chương trình và nội dung họp Đại hội đồng cổ đông

  1. Người triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông phải lập danh sách cổ đông có quyền dự họp và biểu quyết; chuẩn bị chương trình, nội dung, tài liệu cuộc họp và dự thảo nghị quyết đối với từng vấn đề trong chương trình họp; xác định thời gian, địa điểm họp và gửi thông báo mời họp đến các cổ đông có quyền dự họp.
  2. Cổ đông hoặc nhóm cổ đông quy định tại khoản 2 Điều 79 của Luật Doanh nghiệp 2005 có quyền kiến nghị vấn đề đưa vào chương trình họp Đại hội đồng cổ đông. Kiến nghị phải bằng văn bản và được gửi đến công ty chậm nhất ba ngày làm việc trước ngày khai mạc, trừ trường hợp Điều lệ công ty có quy định thời hạn khác. Kiến nghị phải ghi rõ tên cổ đông, số lượng từng loại cổ phần của cổ đông, số và ngày đăng ký cổ đông tại công ty, vấn đề kiến nghị đưa vào chương trình họp.
  3. Người triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông chỉ có quyền từ chối kiến nghị quy định tại khoản 2 Điều này nếu có một trong các trường hợp sau đây:
  4. a) Kiến nghị được gửi đến không đúng thời hạn hoặc không đủ, không đúng nội dung;
  5. b) Vấn đề kiến nghị không thuộc thẩm quyền quyết định của Đại hội đồng cổ đông;
  6. c) Trường hợp khác theo quy định của Điều lệ công ty.
  7. Người triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông phải chấp nhận và đưa kiến nghị quy định tại khoản 2 Điều này vào dự kiến chương trình và nội dung cuộc họp, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này; kiến nghị được chính thức bổ sung vào chương trình và nội dung cuộc họp nếu được Đại hội đồng cổ đông chấp thuận.

Điều 32: Mời họp Đại hội đồng cổ đông

  1. Người triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông phải gửi thông báo mời họp đến tất cả cổ đông có quyền dự họp chậm nhất bảy ngày làm việc trước ngày khai mạc nếu Điều lệ công ty không quy định thời hạn. Thông báo được gửi bằng phương thức bảo đảm đến được địa chỉ thường trú của cổ đông.

Thông báo mời họp phải có tên, địa chỉ trụ sở chính, số và ngày cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, nơi đăng ký kinh doanh của công ty; tên, địa chỉ thường trú của cổ đông hoặc người đại diện theo uỷ quyền của cổ đông; thời gian và địa điểm họp.

  1. Kèm theo thông báo mời họp phải có mẫu chỉ định đại diện theo uỷ quyền dự họp, chương trình họp, phiếu biểu quyết, các tài liệu thảo luận làm cơ sở thông qua quyết định và dự thảo nghị quyết đối với từng vấn đề trong chương trình họp.

Nếu công ty có trang thông tin điện tử thì thông báo mời họp và các tài liệu gửi kèm theo phải được công bố trên trang thông tin điện tử đó đồng thời với việc gửi thông báo cho các cổ đông.

Điều 33: Quyền dự họp Đại hội đồng cổ đông

  1. Cổ đông là cá nhân, người đại diện theo uỷ quyền của cổ đông là tổ chức trực tiếp hoặc uỷ quyền bằng văn bản cho một người khác dự họp Đại hội đồng cổ đông. Trường hợp cổ đông là tổ chức không có người đại diện theo uỷ quyền theo quy định tại khoản 3 Điều 96 của Luật Doanh nghiệp 2005 thì uỷ quyền người khác dự họp Đại hội đồng cổ đông.
  2. Việc uỷ quyền cho người đại diện dự họp Đại hội đồng cổ đông phải lập thành văn bản theo mẫu của công ty và phải có chữ ký theo quy định sau đây:
  3. a) Trường hợp cổ đông là cá nhân là người uỷ quyền thì phải có chữ ký của cổ đông đó và người được uỷ quyền dự họp;
  4. b) Trường hợp người đại diện theo uỷ quyền của cổ đông là tổ chức là người uỷ quyền thì phải có chữ ký của người đại diện theo uỷ quyền, người đại diện theo pháp luật của cổ đông và người được uỷ quyền dự họp;
  5. c) Trong trường hợp khác thì phải có chữ ký của người đại diện theo pháp luật của cổ đông và người được uỷ quyền dự họp.

Người được uỷ quyền dự họp Đại hội đồng cổ đông phải nộp văn bản uỷ quyền trước khi vào phòng họp.

  1. Trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều này, phiếu biểu quyết của người được uỷ quyền dự họp trong phạm vi được uỷ quyền vẫn có hiệu lực khi có một trong các trường hợp sau đây:
  2. a) Người uỷ quyền đã chết, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc bị mất năng lực hành vi dân sự;
  3. b) Người uỷ quyền đã chấm dứt việc uỷ quyền.
  4. Quy định tại khoản 2 Điều này không áp dụng nếu công ty nhận được thông báo bằng văn bản về một trong các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này chậm nhất hai mươi tư giờ trước giờ khai mạc cuộc họp của Đại hội đồng cổ đông.
  5. Trường hợp cổ phần được chuyển nhượng trong thời gian từ ngày lập xong danh sách cổ đông đến ngày khai mạc họp Đại hội đồng cổ đông thì người nhận chuyển nhượng có quyền dự họp Đại hội đồng cổ đông thay thế cho người chuyển nhượng đối với số cổ phần đã chuyển nhượng.

Điều 34: Điều kiện tiến hành họp Đại hội đồng cổ đông

  1. Cuộc họp Đại hội đồng cổ đông được tiến hành khi có số cổ đông dự họp đại diện ít nhất 65% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết;
  2. Trường hợp cuộc họp lần thứ nhất không đủ điều kiện tiến hành theo quy định tại khoản 1 Điều này thì được triệu tập họp lần thứ hai trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày dự định họp lần thứ nhất. Cuộc họp của Đại hội đồng cổ đông triệu tập lần thứ hai được tiến hành khi có số cổ đông dự họp đại diện ít nhất 51% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết;
  3. Trường hợp cuộc họp triệu tập lần thứ hai không đủ điều kiện tiến hành theo quy định tại khoản 2 Điều này thì được triệu tập họp lần thứ ba trong thời hạn hai mươi ngày, kể từ ngày dự định họp lần thứ hai. Trong trường hợp này, cuộc họp của Đại hội đồng cổ đông được tiến hành không phụ thuộc vào số cổ đông dự họp và tỷ lệ số cổ phần có quyền biểu quyết của các cổ đông dự họp.
  4. Chỉ có Đại hội đồng cổ đông mới có quyền thay đổi chương trình họp đã được gửi kèm theo thông báo mời họp theo quy định tại Điều 100 của Luật Doanh nghiệp 2005

Điều 35: Thể thức tiến hành họp và biểu quyết tại Đại hội đồng cổ đông

Trong trường hợp Điều lệ công ty không có quy định khác thì thể thức tiến hành họp và biểu quyết tại cuộc họp Đại hội đồng cổ đông được tiến hành theo quy định sau đây:

  1. Trước ngày khai mạc cuộc họp, phải tiến hành đăng ký việc dự họp Đại hội đồng cổ đông cho đến khi bảo đảm việc đăng ký đầy đủ các cổ đông có quyền dự họp. Người đăng ký dự họp sẽ được cấp thẻ biểu quyết tương ứng với số vấn đề cần biểu quyết trong chương trình họp;
  2. Chủ toạ, thư ký và ban kiểm phiếu của cuộc họp Đại hội đồng cổ đông được quy định như sau:
  3. a) Chủ tịch Hội đồng quản trị làm chủ toạ các cuộc họp do Hội đồng quản trị triệu tập; trường hợp Chủ tịch vắng mặt hoặc tạm thời mất khả năng làm việc thì các thành viên còn lại bầu một người trong số họ làm chủ toạ cuộc họp; trường hợp không có người có thể làm chủ toạ thì thành viên Hội đồng quản trị có chức vụ cao nhất điều khiển để Đại hội đồng cổ đông bầu chủ toạ cuộc họp trong số những người dự họp và người có số phiếu bầu cao nhất làm chủ toạ cuộc họp;
  4. b) Trong các trường hợp khác, người ký tên triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông điều khiển để Đại hội đồng cổ đông bầu chủ toạ cuộc họp và người có số phiếu bầu cao nhất làm chủ toạ cuộc họp;
  5. c) Chủ toạ cử một người làm thư ký lập biên bản họp Đại hội đồng cổ đông;
  6. d) Đại hội đồng cổ đông bầu ban kiểm phiếu không quá ba người theo đề nghị của chủ toạ cuộc họp;
  7. Chương trình và nội dung họp phải được Đại hội đồng cổ đông thông qua ngay trong phiên khai mạc. Chương trình phải xác định rõ và chi tiết thời gian đối với từng vấn đề trong nội dung chương trình họp;
  8. Chủ toạ và thư ký họp Đại hội đồng cổ đông có quyền thực hiện các biện pháp cần thiết để điều khiển cuộc họp một cách hợp lý, có trật tự, đúng theo chương trình đã được thông qua và phản ánh được mong muốn của đa số người dự họp;
  9. Đại hội đồng cổ đông thảo luận và biểu quyết theo từng vấn đề trong nội dung chương trình. Việc biểu quyết được tiến hành bằng cách thu thẻ biểu quyết tán thành nghị quyết, sau đó thu thẻ biểu quyết không tán thành, cuối cùng kiểm phiếu tập hợp số phiếu biểu quyết tán thành, không tán thành, không có ý kiến. Kết quả kiểm phiếu được chủ toạ công bố ngay trước khi bế mạc cuộc họp;
  10. Cổ đông hoặc người được uỷ quyền dự họp đến sau khi cuộc họp đã khai mạc được đăng ký và có quyền tham gia biểu quyết ngay sau khi đăng ký. Chủ toạ không được dừng cuộc họp để những người đến muộn đăng ký; trong trường hợp này, hiệu lực của những biểu quyết đã tiến hành không bị ảnh hưởng;
  11. Người triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông có quyền:
  12. a) Yêu cầu tất cả người dự họp chịu sự kiểm tra hoặc các biện pháp an ninh khác;
  13. b) Yêu cầu cơ quan có thẩm quyền duy trì trật tự cuộc họp; trục xuất những người không tuân thủ quyền điều hành của chủ toạ, cố ý gây rối trật tự, ngăn cản tiến triển bình thường của cuộc họp hoặc không tuân thủ các yêu cầu về kiểm tra an ninh ra khỏi cuộc họp Đại hội đồng cổ đông;
  14. Chủ toạ có quyền hoãn cuộc họp Đại hội đồng cổ đông đã có đủ số người đăng ký dự họp theo quy định đến một thời điểm khác hoặc thay đổi địa điểm họp trong trường các trường hợp sau đây:
  15. a) Địa điểm họp không có đủ chỗ ngồi thuận tiện cho tất cả người dự họp;
  16. b) Có người dự họp có hành vi cản trở, gây rối trật tự, có nguy cơ làm cho cuộc họp không được tiến hành một cách công bằng và hợp pháp.

Thời gian hoãn tối đa không quá ba ngày, kể từ ngày cuộc họp dự định khai mạc;

  1. Trường hợp chủ toạ hoãn hoặc tạm dừng họp Đại hội đồng cổ đông trái với quy định tại khoản 8 Điều này, Đại hội đồng cổ đông bầu một người khác trong số những người dự họp để thay thế chủ toạ điều hành cuộc họp cho đến lúc kết thúc và hiệu lực các biểu quyết tại cuộc họp đó không bị ảnh hưởng.

Điều 36: Thông qua quyết định của Đại hội đồng cổ đông

  1. Đại hội đồng cổ đông thông qua các quyết định thuộc thẩm quyền bằng hình thức biểu quyết tại cuộc họp hoặc lấy ý kiến bằng văn bản.
  2. Trường hợp Điều lệ công ty không quy định thì quyết định của Đại hội đồng cổ đông về các vấn đề sau đây phải được thông qua bằng hình thức biểu quyết tại cuộc họp Đại hội đồng cổ đông:
  3. a) Sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty;
  4. b) Thông qua định hướng phát triển công ty;
  5. c) Quyết định loại cổ phần và tổng số cổ phần của từng loại được quyền chào bán;
  6. d) Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát;

đ) Quyết định đầu tư hoặc bán số tài sản có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty nếu Điều lệ công ty không quy định một tỷ lệ khác;

  1. e) Thông qua báo cáo tài chính hằng năm;
  2. g) Tổ chức lại, giải thể công ty.
  3. Quyết định của Đại hội đồng cổ đông được thông qua tại cuộc họp khi có đủ các điều kiện sau đây:
  4. a) Được số cổ đông đại diện ít nhất 65% tổng số phiếu biểu quyết của tất cả cổ đông dự họp chấp thuận;
  5. b) Đối với quyết định về loại cổ phần và tổng số cổ phần của từng loại được quyền chào bán; sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty; tổ chức lại, giải thể công ty; đầu tư hoặc bán tài sản có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty nếu Điều lệ công ty không có quy định khác thì phải được số cổ đông đại diện ít nhất 75% tổng số phiếu biểu quyết của tất cả cổ đông dự họp chấp thuận;
  6. c) Việc biểu quyết bầu thành viên Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát phải thực hiện theo phương thức bầu dồn phiếu, theo đó mỗi cổ đông có tổng số phiếu biểu quyết tương ứng với tổng số cổ phần sở hữu nhân với số thành viên được bầu của Hội đồng quản trị hoặc Ban kiểm soát và cổ đông có quyền dồn hết tổng số phiếu bầu của mình cho một hoặc một số ứng cử viên.
  7. Các quyết định được thông qua tại cuộc họp Đại hội đồng cổ đông với số cổ đông trực tiếp và uỷ quyền tham dự đại diện 100% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết là hợp pháp và có hiệu lực ngay cả khi trình tự và thủ tục triệu tập, nội dung chương trình họp và thể thức tiến hành họp không được thực hiện đúng như quy định.
  8. Trường hợp thông qua quyết định dưới hình thức lấy ý kiến bằng văn bản thì quyết định của Đại hội đồng cổ đông được thông qua nếu được số cổ đông đại diện ít nhất 75% tổng số phiếu biểu quyết chấp thuận;
  9. Quyết định của Đại hội đồng cổ đông phải được thông báo đến cổ đông có quyền dự họp Đại hội đồng cổ đông trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày quyết định được thông qua.

Điều 37: Thẩm quyền và thể thức lấy ý kiến cổ đông bằng văn bản để thông qua quyết định của Đại hội đồng cổ đông

Trong trường hợp Điều lệ công ty không có quy định khác thì thẩm quyền và thể thức lấy ý kiến cổ đông bằng văn bản để thông qua quyết định của Đại hội đồng cổ đông được thực hiện theo quy định sau đây:

  1. Hội đồng quản trị có quyền lấy ý kiến cổ đông bằng văn bản để thông qua quyết định của Đại hội đồng cổ đông bất cứ lúc nào nếu xét thấy cần thiết vì lợi ích của công ty;
  2. Hội đồng quản trị phải chuẩn bị phiếu lấy ý kiến, dự thảo quyết định của Đại hội đồng cổ đông và các tài liệu giải trình dự thảo quyết định. Phiếu lấy ý kiến kèm theo dự thảo quyết định và tài liệu giải trình phải được gửi bằng phương thức bảo đảm đến được địa chỉ thường trú của từng cổ đông;
  3. Phiếu lấy ý kiến phải có các nội dung chủ yếu sau đây:
  4. a) Tên, địa chỉ trụ sở chính, số và ngày cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, nơi đăng ký kinh doanh của công ty;
  5. b) Mục đích lấy ý kiến;
  6. c) Họ, tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của cổ đông là cá nhân; tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số quyết định thành lập hoặc số đăng ký kinh doanh của cổ đông hoặc đại diện theo uỷ quyền của cổ đông là tổ chức; số lượng cổ phần của từng loại và số phiếu biểu quyết của cổ đông;
  7. d) Vấn đề cần lấy ý kiến để thông qua quyết định;

đ) Phương án biểu quyết bao gồm tán thành, không tán thành và không có ý kiến;

  1. e) Thời hạn phải gửi về công ty phiếu lấy ý kiến đã được trả lời;
  2. g) Họ, tên, chữ ký của Chủ tịch Hội đồng quản trị và người đại diện theo pháp luật của công ty;
  3. Phiếu lấy ý kiến đã được trả lời phải có chữ ký của cổ đông là cá nhân, của người đại diện theo uỷ quyền hoặc người đại diện theo pháp luật của cổ đông là tổ chức.

Phiếu lấy ý kiến gửi về công ty phải được đựng trong phong bì dán kín và không ai được quyền mở trước khi kiểm phiếu. Các phiếu lấy ý kiến gửi về công ty sau thời hạn đã xác định tại nội dung phiếu lấy ý kiến hoặc đã bị mở đều không hợp lệ;

  1. Hội đồng quản trị kiểm phiếu và lập biên bản kiểm phiếu dưới sự chứng kiến của Ban kiểm soát hoặc của cổ đông không nắm giữ chức vụ quản lý công ty.

Biên bản kiểm phiếu phải có các nội dung chủ yếu sau đây:

  1. a) Tên, địa chỉ trụ sở chính, số và ngày cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, nơi đăng ký kinh doanh;
  2. b) Mục đích và các vấn đề cần lấy ý kiến để thông qua quyết định;
  3. c) Số cổ đông với tổng số phiếu biểu quyết đã tham gia biểu quyết, trong đó phân biệt số phiếu biểu quyết hợp lệ và số biểu quyết không hợp lệ, kèm theo phụ lục danh sách cổ đông tham gia biểu quyết;
  4. d) Tổng số phiếu tán thành, không tán thành và không có ý kiến đối với từng vấn đề;

đ) Các quyết định đã được thông qua;

  1. e) Họ, tên, chữ ký của Chủ tịch Hội đồng quản trị, người đại diện theo pháp luật của công ty và của người giám sát kiểm phiếu.

Các thành viên Hội đồng quản trị và người giám sát kiểm phiếu phải liên đới chịu trách nhiệm về tính trung thực, chính xác của biên bản kiểm phiếu; liên đới chịu trách nhiệm về các thiệt hại phát sinh từ các quyết định được thông qua do kiểm phiếu không trung thực, không chính xác;

  1. Biên bản kết quả kiểm phiếu phải được gửi đến các cổ đông trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày kết thúc kiểm phiếu;
  2. Phiếu lấy ý kiến đã được trả lời, biên bản kiểm phiếu, toàn văn nghị quyết đã được thông qua và tài liệu có liên quan gửi kèm theo phiếu lấy ý kiến đều phải được lưu giữ tại trụ sở chính của công ty;
  3. Quyết định được thông qua theo hình thức lấy ý kiến cổ đông bằng văn bản có giá trị như quyết định được thông qua tại cuộc họp Đại hội đồng cổ đông.

Điều 38: Biên bản họp Đại hội đồng cổ đông

  1. Cuộc họp Đại hội đồng cổ đông phải được ghi vào sổ biên bản của công ty. Biên bản phải lập bằng tiếng Việt, có thể cả bằng tiếng nước ngoài và phải có các nội dung chủ yếu sau đây:
  2. a) Tên, địa chỉ trụ sở chính, số và ngày cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, nơi đăng ký kinh doanh;
  3. b) Thời gian và địa điểm họp Đại hội đồng cổ đông;
  4. c) Chương trình và nội dung cuộc họp;
  5. d) Chủ toạ và thư ký;

đ) Tóm tắt diễn biến cuộc họp và các ý kiến phát biểu tại Đại hội đồng cổ đông về từng vấn đề trong nội dung chương trình họp;

  1. g) Số cổ đông và tổng số phiếu biểu quyết của các cổ đông dự họp, phụ lục danh sách đăng ký cổ đông, đại diện cổ đông dự họp với số cổ phần và số phiếu bầu tương ứng;
  2. h) Tổng số phiếu biểu quyết đối với từng vấn đề biểu quyết, trong đó ghi rõ tổng số phiếu tán thành, không tán thành và không có ý kiến; tỷ lệ tương ứng trên tổng số phiếu biểu quyết của cổ đông dự họp;
  3. i) Các quyết định đã được thông qua;
  4. k) Họ, tên, chữ ký của chủ toạ và thư ký.

Biên bản được lập bằng tiếng Việt và tiếng nước ngoài đều có hiệu lực pháp lý như nhau.

  1. Biên bản họp Đại hội đồng cổ đông phải làm xong và thông qua trước khi bế mạc cuộc họp.
  2. Chủ toạ và thư ký cuộc họp phải liên đới chịu trách nhiệm về tính trung thực, chính xác của nội dung biên bản.

Biên bản họp Đại hội đồng cổ đông phải được gửi đến tất cả cổ đông trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày bế mạc cuộc họp.

Biên bản họp Đại hội đồng cổ đông, phụ lục danh sách cổ đông đăng ký dự họp, toàn văn nghị quyết đã được thông qua và tài liệu có liên quan gửi kèm theo thông báo mời họp phải được lưu giữ tại trụ sở chính của công ty.

Điều 39: Yêu cầu huỷ bỏ quyết định của Đại hội đồng cổ đông

Trong thời hạn chín mươi ngày, kể từ ngày nhận được biên bản họp Đại hội đồng cổ đông hoặc biên bản kết quả kiểm phiếu lấy ý kiến Đại hội đồng cổ đông, cổ đông, thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc, Ban kiểm soát có quyền yêu cầu Toà án hoặc Trọng tài xem xét, huỷ bỏ quyết định của Đại hội đồng cổ đông trong các trường hợp sau đây:

  1. Trình tự và thủ tục triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông không thực hiện đúng theo quy định của Luật này và Điều lệ công ty;
  2. Trình tự, thủ tục ra quyết định và nội dung quyết định vi phạm pháp luật hoặc Điều lệ công ty.

Điều 40: Hội đồng quản trị

  1. Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý công ty, có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định, thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công ty không thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông.
  2. Hội đồng quản trị có các quyền và nhiệm vụ sau đây:
  3. a) Quyết định chiến lược, kế hoạch phát triển trung hạn và kế hoạch kinh doanh hằng năm của công ty;
  4. b) Kiến nghị loại cổ phần và tổng số cổ phần được quyền chào bán của từng loại;
  5. c) Quyết định chào bán cổ phần mới trong phạm vi số cổ phần được quyền chào bán của từng loại; quyết định huy động thêm vốn theo hình thức khác;
  6. d) Quyết định giá chào bán cổ phần và trái phiếu của công ty;

đ) Quyết định mua lại cổ phần theo quy định tại khoản 1 Điều 91 của Luật Doanh nghiệp 2005;

  1. e) Quyết định phương án đầu tư và dự án đầu tư trong thẩm quyền và giới hạn theo quy định của Luật này hoặc Điều lệ công ty;
  2. g) Quyết định giải pháp phát triển thị trường, tiếp thị và công nghệ; thông qua hợp đồng mua, bán, vay, cho vay và hợp đồng khác có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn quy định tại Điều lệ công ty, trừ hợp đồng và giao dịch quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 120 của Luật Doanh nghiệp 2005;
  3. h) Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, ký hợp đồng, chấm dứt hợp đồng đối với Giám đốc và người quản lý quan trọng khác do Điều lệ công ty quy định; quyết định mức lương và lợi ích khác của những người quản lý đó; cử người đại diện theo uỷ quyền thực hiện quyền sở hữu cổ phần hoặc phần vốn góp ở công ty khác, quyết định mức thù lao và lợi ích khác của những người đó;
  4. i) Giám sát, chỉ đạo Giám đốc và người quản lý khác trong điều hành công việc kinh doanh hằng ngày của công ty;
  5. k) Quyết định cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ công ty, quyết định thành lập công ty con, lập chi nhánh, văn phòng đại diện và việc góp vốn, mua cổ phần của doanh nghiệp khác;
  6. l) Duyệt chương trình, nội dung tài liệu phục vụ họp Đại hội đồng cổ đông, triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông hoặc lấy ý kiến để Đại hội đồng cổ đông thông qua quyết định;
  7. m) Trình báo cáo quyết toán tài chính hằng năm lên Đại hội đồng cổ đông;
  8. n) Kiến nghị mức cổ tức được trả; quyết định thời hạn và thủ tục trả cổ tức hoặc xử lý lỗ phát sinh trong quá trình kinh doanh;
  9. o) Kiến nghị việc tổ chức lại, giải thể hoặc yêu cầu phá sản công ty;
  10. p) Các quyền và nhiệm vụ khác theo quy định của Luật Doanh nghiÖp 2005 và Điều lệ công ty.
  11. Hội đồng quản trị thông qua quyết định bằng biểu quyết tại cuộc họp, lấy ý kiến bằng văn bản hoặc hình thức khác do Điều lệ công ty quy định. Mỗi thành viên Hội đồng quản trị có một phiếu biểu quyết.
  12. Khi thực hiện chức năng và nhiệm vụ của mình, Hội đồng quản trị tuân thủ đúng quy định của pháp luật, Điều lệ công ty và quyết định của Đại hội đồng cổ đông. Trong trường hợp quyết định do Hội đồng quản trị thông qua trái với quy định của pháp luật hoặc Điều lệ công ty gây thiệt hại cho công ty thì các thành viên chấp thuận thông qua quyết định đó phải cùng liên đới chịu trách nhiệm cá nhân về quyết định đó và phải đền bù thiệt hại cho công ty; thành viên phản đối thông qua quyết định nói trên được miễn trừ trách nhiệm. Trong trường hợp này, cổ đông sở hữu cổ phần của công ty liên tục trong thời hạn ít nhất một năm có quyền yêu cầu Hội đồng quản trị đình chỉ thực hiện quyết định nói trên.

Điều 41: Nhiệm kỳ và số lượng thành viên Hội đồng quản trị

  1. Hội đồng quản trị có không ít hơn ba thành viên, không quá mười một thành viên, nếu Điều lệ công ty không có quy định khác. Số thành viên Hội đồng quản trị phải thường trú ở Việt Nam do Điều lệ công ty quy định. Nhiệm kỳ của Hội đồng quản trị là năm năm. Nhiệm kỳ của thành viên Hội đồng quản trị không quá năm năm; thành viên Hội đồng quản trị có thể được bầu lại với số nhiệm kỳ không hạn chế.
  2. Hội đồng quản trị của nhiệm kỳ vừa kết thúc tiếp tục hoạt động cho đến khi Hội đồng quản trị mới được bầu và tiếp quản công việc.
  3. Trường hợp có thành viên được bầu bổ sung hoặc thay thế thành viên bị miễn nhiệm, bãi nhiệm trong thời hạn nhiệm kỳ thì nhiệm kỳ của thành viên đó là thời hạn còn lại của nhiệm kỳ Hội đồng quản trị.
  4. Thành viên Hội đồng quản trị không nhất thiết phải là cổ đông của công ty.

 

Điều 42: Tiêu chuẩn và điều kiện làm thành viên Hội đồng quản trị

  1. Thành viên Hội đồng quản trị phải có các tiêu chuẩn và điều kiện sau đây:
  2. a) Có đủ năng lực hành vi dân sự, không thuộc đối tượng bị cấm quản lý doanh nghiệp theo quy định của Luật này;
  3. b) Là cổ đông cá nhân sở hữu ít nhất 5% tổng số cổ phần phổ thông hoặc người khác có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm trong quản lý kinh doanh hoặc trong ngành, nghề kinh doanh chủ yếu của công ty hoặc tiêu chuẩn, điều kiện khác quy định tại Điều lệ công ty.
  4. Đối với công ty con là công ty mà Nhà nước sở hữu số cổ phần trên 50% vốn điều lệ thì thành viên Hội đồng quản trị không được là người liên quan của người quản lý, người có thẩm quyền bổ nhiệm người quản lý công ty mẹ.

Điều 43: Chủ tịch Hội đồng quản trị

  1. Đại hội đồng cổ đông hoặc Hội đồng quản trị bầu Chủ tịch Hội đồng quản trị theo quy định tại Điều lệ công ty. Trường hợp Hội đồng quản trị bầu Chủ tịch Hội đồng quản trị thì Chủ tịch được bầu trong số thành viên Hội đồng quản trị. Chủ tịch Hội đồng quản trị có thể kiêm Giám đốc công ty nếu Điều lệ công ty không có quy định khác.
  2. Chủ tịch Hội đồng quản trị có các quyền và nhiệm vụ sau đây:
  3. a) Lập chương trình, kế hoạch hoạt động của Hội đồng quản trị;
  4. b) Chuẩn bị hoặc tổ chức việc chuẩn bị chương trình, nội dung, tài liệu phục vụ cuộc họp; triệu tập và chủ toạ cuộc họp Hội đồng quản trị;
  5. c) Tổ chức việc thông qua quyết định của Hội đồng quản trị;
  6. d) Giám sát quá trình tổ chức thực hiện các quyết định của Hội đồng quản trị;

đ) Chủ toạ họp Đại hội đồng cổ đông;

  1. e) Các quyền và nhiệm vụ khác theo quy định của Luật này và Điều lệ công ty.
  2. Trường hợp Chủ tịch Hội đồng quản trị vắng mặt thì uỷ quyền bằng văn bản cho một thành viên khác để thực hiện các quyền và nhiệm vụ của Chủ tịch Hội đồng quản trị theo nguyên tắc quy định tại Điều lệ công ty. Trường hợp không có người được uỷ quyền hoặc Chủ tịch Hội đồng quản trị không làm việc được thì các thành viên còn lại bầu một người trong số các thành viên tạm thời giữ chức Chủ tịch Hội đồng quản trị theo nguyên tắc đa số quá bán.

Điều 44: Cuộc họp Hội đồng quản trị

  1. Trường hợp Hội đồng quản trị bầu Chủ tịch thì cuộc họp đầu tiên của nhiệm kỳ Hội đồng quản trị để bầu Chủ tịch và ra các quyết định khác thuộc thẩm quyền phải được tiến hành trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc bầu cử Hội đồng quản trị nhiệm kỳ đó. Cuộc họp này do thành viên có số phiếu bầu cao nhất triệu tập. Trường hợp có nhiều hơn một thành viên có số phiếu bầu cao nhất và ngang nhau thì các thành viên đã bầu theo nguyên tắc đa số một người trong số họ triệu tập họp Hội đồng quản trị.
  2. Hội đồng quản trị có thể họp định kỳ hoặc bất thường. Hội đồng quản trị có thể họp tại trụ sở chính của công ty hoặc ở nơi khác.
  3. Cuộc họp định kỳ của Hội đồng quản trị do Chủ tịch triệu tập bất cứ khi nào nếu xét thấy cần thiết, nhưng mỗi quý phải họp ít nhất một lần.
  4. Chủ tịch Hội đồng quản trị phải triệu tập họp Hội đồng quản trị khi có một trong các trường hợp sau đây:
  5. a) Có đề nghị của Ban kiểm soát;
  6. b) Có đề nghị của Giám đốc hoặc ít nhất năm người quản lý khác;
  7. c) Có đề nghị của ít nhất hai thành viên Hội đồng quản trị;
  8. d) Các trường hợp khác do Điều lệ công ty quy định.

Đề nghị phải được lập thành văn bản, trong đó nêu rõ mục đích, vấn đề cần thảo luận và quyết định thuộc thẩm quyền của Hội đồng quản trị.

  1. Chủ tịch phải triệu tập họp Hội đồng quản trị trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận được đề nghị quy định tại khoản 4 Điều này. Trường hợp Chủ tịch không triệu tập họp Hội đồng quản trị theo đề nghị thì Chủ tịch phải chịu trách nhiệm về những thiệt hại xảy ra đối với công ty; người đề nghị có quyền thay thế Hội đồng quản trị triệu tập họp Hội đồng quản trị.
  2. Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc người triệu tập họp Hội đồng quản trị phải gửi thông báo mời họp chậm nhất năm ngày làm việc trước ngày họp nếu Điều lệ công ty không có quy định khác. Thông báo mời họp phải xác định cụ thể thời gian và địa điểm họp, chương trình, các vấn đề thảo luận và quyết định. Kèm theo thông báo mời họp phải có tài liệu sử dụng tại cuộc họp và phiếu biểu quyết của thành viên.

Thông báo mời họp được gửi bằng bưu điện, fax, thư điện tử hoặc phương tiện khác, nhưng phải bảo đảm đến được địa chỉ của từng thành viên Hội đồng quản trị được đăng ký tại công ty.

  1. Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc người triệu tập phải gửi thông báo mời họp và các tài liệu kèm theo đến các thành viên Ban kiểm soát và Giám đốc như đối với thành viên Hội đồng quản trị.

Thành viên Ban kiểm soát, Giám đốc không phải là thành viên Hội đồng quản trị, có quyền dự các cuộc họp của Hội đồng quản trị; có quyền thảo luận nhưng không được biểu quyết.

  1. Cuộc họp Hội đồng quản trị được tiến hành khi có từ ba phần tư tổng số thành viên trở lên dự họp.

Thành viên không trực tiếp dự họp có quyền biểu quyết thông qua bỏ phiếu bằng văn bản. Phiếu biểu quyết phải đựng trong phong bì kín và phải được chuyển đến Chủ tịch Hội đồng quản trị chậm nhất một giờ trước giờ khai mạc. Phiếu biểu quyết chỉ được mở trước sự chứng kiến của tất cả những người dự họp.

Quyết định của Hội đồng quản trị được thông qua nếu được đa số thành viên dự họp chấp thuận; trường hợp số phiếu ngang nhau thì quyết định cuối cùng thuộc về phía có ý kiến của Chủ tịch Hội đồng quản trị.

  1. Thành viên phải tham dự đầy đủ các cuộc họp của Hội đồng quản trị. Thành viên được uỷ quyền cho người khác dự họp nếu được đa số thành viên Hội đồng quản trị chấp thuận.

Điều 45: Biên bản họp Hội đồng quản trị

  1. Các cuộc họp của Hội đồng quản trị phải được ghi vào sổ biên bản. Biên bản phải lập bằng tiếng Việt và có thể cả bằng tiếng nước ngoài, có các nội dung chủ yếu sau đây:
  2. a) Tên, địa chỉ trụ sở chính, số và ngày cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, nơi đăng ký kinh doanh;
  3. b) Mục đích, chương trình và nội dung họp;
  4. c) Thời gian, địa điểm họp;
  5. d) Họ, tên từng thành viên dự họp hoặc người được uỷ quyền dự họp; họ, tên các thành viên không dự họp và lý do;

đ) Các vấn đề được thảo luận và biểu quyết tại cuộc họp;

  1. e) Tóm tắt phát biểu ý kiến của từng thành viên dự họp theo trình tự diễn biến của cuộc họp;
  2. g) Kết quả biểu quyết trong đó ghi rõ những thành viên tán thành, không tán thành và không có ý kiến;
  3. h) Các quyết định đã được thông qua;
  4. i) Họ, tên, chữ ký của tất cả thành viên hoặc đại diện theo uỷ quyền dự họp.

Chủ toạ và thư ký phải chịu trách nhiệm về tính trung thực và chính xác của nội dung biên bản họp Hội đồng quản trị.

  1. Biên bản họp Hội đồng quản trị và tài liệu sử dụng trong cuộc họp phải được lưu giữ tại trụ chính của công ty.
  2. Biên bản lập bằng tiếng Việt và tiếng nước ngoài có giá trị pháp lý ngang nhau.

Điều 46: Quyền được cung cấp thông tin của thành viên Hội đồng quản trị

  1. Thành viên Hội đồng quản trị có quyền yêu cầu Giám đốc, Phó giám đốc, người quản lý các đơn vị trong công ty cung cấp các thông tin, tài liệu về tình hình tài chính, hoạt động kinh doanh của công ty và của các đơn vị trong công ty.
  2. Người quản lý được yêu cầu phải cung cấp kịp thời, đầy đủ và chính xác các thông tin, tài liệu theo yêu cầu của thành viên Hội đồng quản trị.

Điều 47: Miễn nhiệm, bãi nhiệm và bổ sung thành viên Hội đồng quản trị

  1. Thành viên Hội đồng quản trị bị bãi nhiệm, miễn nhiệm trong các trường hợp sau đây:
  2. a) Không có đủ tiêu chuẩn và điều kiện theo quy định tại Điều 110 của Luật Doanh nghiệp 2005;
  3. b) Không tham gia các hoạt động của Hội đồng quản trị trong sáu tháng liên tục, trừ trường hợp bất khả kháng;
  4. c) Có đơn xin từ chức;
  5. d) Các trường hợp khác do Điều lệ công ty quy định.
  6. Ngoài các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thành viên Hội đồng quản trị có thể bị miễn nhiệm bất cứ lúc nào theo quyết định của Đại hội đồng cổ đông.
  7. Trường hợp số thành viên Hội đồng quản trị bị giảm quá một phần ba so với số quy định tại Điều lệ công ty thì Hội đồng quản trị phải triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông trong thời hạn sáu mươi ngày, kể từ ngày số thành viên bị giảm quá một phần ba để bầu bổ sung thành viên Hội đồng quản trị.

Trong các trường hợp khác, tại cuộc họp gần nhất, Đại hội đồng cổ đông bầu thành viên mới thay thế thành viên Hội đồng quản trị đã bị miễn nhiệm, bãi nhiệm.

Điều 48: Giám đốc

  1. Hội đồng quản trị bổ nhiệm một người trong số họ hoặc thuê người khác làm Giám đốc. Trường hợp Điều lệ công ty không quy định Chủ tịch Hội đồng quản trị là người đại diện theo pháp luật thì Giám đốc là người đại diện theo pháp luật của công ty.
  2. Giám đốc là người điều hành công việc kinh doanh hằng ngày của công ty; chịu sự giám sát của Hội đồng quản trị và chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị và trước pháp luật về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao.

Nhiệm kỳ của Giám đốc không quá năm năm; có thể được bổ nhiệm lại với số nhiệm kỳ không hạn chế.

Tiêu chuẩn và điều kiện của Giám đốc áp dụng theo quy định tại Điều 57 của Luật Doanh nghiệp 2005.

Giám đốc công ty không được đồng thời làm Giám đốc của doanh nghiệp khác.

  1. Giám đốc có các quyền và nhiệm vụ sau đây:
  2. a) Quyết định các vấn đề liên quan đến công việc kinh doanh hằng ngày của công ty mà không cần phải có quyết định của Hội đồng quản trị;
  3. b) Tổ chức thực hiện các quyết định của Hội đồng quản trị;
  4. c) Tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh và phương án đầu tư của công ty;
  5. d) Kiến nghị phương án cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ công ty;

đ) Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức danh quản lý trong công ty, trừ các chức danh thuộc thẩm quyền của Hội đồng quản trị;

  1. e) Quyết định lương và phụ cấp (nếu có) đối với người lao động trong công ty kể cả người quản lý thuộc thẩm quyền bổ nhiệm của Giám đốc ;
  2. g) Tuyển dụng lao động;
  3. h) Kiến nghị phương án trả cổ tức hoặc xử lý lỗ trong kinh doanh;
  4. i) Các quyền và nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật, Điều lệ công ty và quyết định của Hội đồng quản trị.
  5. Giám đốc phải điều hành công việc kinh doanh hằng ngày của công ty theo đúng quy định của pháp luật, Điều lệ công ty, hợp đồng lao động ký với công ty và quyết định của Hội đồng quản trị. Nếu điều hành trái với quy định này mà gây thiệt hại cho công ty thì Giám đốc phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và phải bồi thường thiệt hại cho công ty.

Điều 49: Ban kiểm soát

  1. Ban kiểm soát có từ ba đến năm thành viên nếu Điều lệ công ty không có quy định khác; nhiệm kỳ của Ban kiểm soát không quá năm năm; thành viên Ban kiểm soát có thể được bầu lại với số nhiệm kỳ không hạn chế.
  2. Các thành viên Ban kiểm soát bầu một người trong số họ làm Trưởng ban kiểm soát. Quyền và nhiệm vụ của Trưởng ban kiểm soát do Điều lệ công ty quy định. Ban kiểm soát phải có hơn một nửa số thành viên thường trú ở Việt Nam và phải có ít nhất một thành viên là kế toán viên hoặc kiểm toán viên.
  3. Trong trường hợp vào thời điểm kết thúc nhiệm kỳ mà Ban kiểm soát nhiệm kỳ mới chưa được bầu thì Ban kiểm soát đã hết nhiệm kỳ vẫn tiếp tục thực hiện quyền và nhiệm vụ cho đến khi Ban kiểm soát nhiệm kỳ mới được bầu và nhận nhiệm vụ.

Điều 50: Tiêu chuẩn và điều kiện làm thành viên Ban kiểm soát

  1. Thành viên Ban kiểm soát phải có tiêu chuẩn và điều kiện sau đây:
  2. a) Từ 21 tuổi trở lên, có đủ năng lực hành vi dân sự và không thuộc đối tượng bị cấm thành lập và quản lý doanh nghiệp theo quy định của Luật này;
  3. b) Không phải là vợ hoặc chồng, cha, cha nuôi, mẹ, mẹ nuôi, con, con nuôi, anh, chị, em ruột của thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc và người quản lý khác.
  4. Thành viên Ban kiểm soát không được giữ các chức vụ quản lý công ty. Thành viên Ban kiểm soát không nhất thiết phải là cổ đông hoặc người lao động của công ty.

Điều 51: Quyền và nhiệm vụ của Ban kiểm soát

  1. Ban kiểm soát thực hiện giám sát Hội đồng quản trị, Giám đốc trong việc quản lý và điều hành công ty; chịu trách nhiệm trước Đại hội đồng cổ đông trong thực hiện các nhiệm vụ được giao.
  2. Kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp, tính trung thực và mức độ cẩn trọng trong quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh, trong tổ chức công tác kế toán, thống kê và lập báo cáo tài chính.
  3. Thẩm định báo cáo tình hình kinh doanh, báo cáo tài chính hằng năm và sáu tháng của công ty, báo cáo đánh giá công tác quản lý của Hội đồng quản trị.

Trình báo cáo thẩm định báo cáo tài chính, báo cáo tình hình kinh doanh hằng năm của công ty và báo cáo đánh giá công tác quản lý của Hội đồng quản trị lên Đại hội đồng cổ đông tại cuộc họp thường niên.

  1. Xem xét sổ kế toán và các tài liệu khác của công ty, các công việc quản lý, điều hành hoạt động của công ty bất cứ khi nào nếu xét thấy cần thiết hoặc theo quyết định của Đại hội đồng cổ đông hoặc theo yêu cầu của cổ đông hoặc nhóm cổ đông quy định tại khoản 2 Điều 79 của Luật Doanh nghiệp 2005.
  2. Khi có yêu cầu của cổ đông hoặc nhóm cổ đông quy định tại khoản 2 Điều 79 của Luật Doanh nghiệp 2005, Ban kiểm soát thực hiện kiểm tra trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày nhận được yêu cầu. Trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày kết thúc kiểm tra, Ban kiểm soát phải báo cáo giải trình về những vấn đề được yêu cầu kiểm tra đến Hội đồng quản trị và cổ đông hoặc nhóm cổ đông có yêu cầu.

Việc kiểm tra của Ban kiểm soát quy định tại khoản này không được cản trở hoạt động bình thường của Hội đồng quản trị, không gây gián đoạn điều hành hoạt động kinh doanh của công ty.

  1. Kiến nghị Hội đồng quản trị hoặc Đại hội đồng cổ đông các biện pháp sửa đổi, bổ sung, cải tiến cơ cấu tổ chức quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh của công ty.
  2. Khi phát hiện có thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc vi phạm nghĩa vụ của người quản lý công ty quy định tại Điều 119 của Luật Doanh nghiệp 2005 thì phải thông báo ngay bằng văn bản với Hội đồng quản trị, yêu cầu người có hành vi vi phạm chấm dứt hành vi vi phạm và có giải pháp khắc phục hậu quả.
  3. Thực hiện các quyền và nhiệm vụ khác theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2005, Điều lệ công ty và quyết định của Đại hội đồng cổ đông.
  4. Ban kiểm soát có quyền sử dụng tư vấn độc lập để thực hiện các nhiệm vụ được giao.

Ban kiểm soát có thể tham khảo ý kiến của Hội đồng quản trị trước khi trình báo cáo, kết luận và kiến nghị lên Đại hội đồng cổ đông.

Điều 52: Quyền được cung cấp thông tin của Ban kiểm soát

  1. Thông báo mời họp, phiếu lấy ý kiến thành viên Hội đồng quản trị và các tài liệu kèm theo phải được gửi đến thành viên Ban kiểm soát cùng thời điểm và theo phương thức như đối với thành viên Hội đồng quản trị.
  2. Báo cáo của Giám đốc trình Hội đồng quản trị hoặc tài liệu khác do công ty phát hành được gửi đến thành viên Ban kiểm soát cùng thời điểm và theo phương thức như đối với thành viên Hội đồng quản trị.
  3. Thành viên Ban kiểm soát có quyền tiếp cận các hồ sơ, tài liệu của công ty lưu giữ tại trụ sở chính, chi nhánh và địa điểm khác; có quyền đến các địa điểm nơi người quản lý và nhân viên của công ty làm việc.
  4. Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc, người quản lý khác phải cung cấp đầy đủ, chính xác và kịp thời thông tin, tài liệu về công tác quản lý, điều hành và hoạt động kinh doanh của công ty theo yêu cầu của Ban kiểm soát.

Điều 53: Nghĩa vụ của thành viên Ban kiểm soát

  1. Tuân thủ đúng pháp luật, Điều lệ công ty, quyết định của Đại hội đồng cổ đông và đạo đức nghề nghiệp trong thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao.
  2. Thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao một cách trung thực, cẩn trọng, tốt nhất nhằm bảo đảm lợi ích hợp pháp tối đa của công ty và cổ đông của công ty.
  3. Trung thành với lợi ích của công ty và cổ đông công ty; không được sử dụng thông tin, bí quyết, cơ hội kinh doanh của công ty, lạm dụng địa vị, chức vụ và tài sản của công ty để tư lợi hoặc phục vụ lợi ích của tổ chức, cá nhân khác.
  4. Các nghĩa vụ khác theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2005 và Điều lệ công ty.
  5. Trường hợp vi phạm nghĩa vụ quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này mà gây thiệt hại cho công ty hoặc người khác thì các thành viên Ban kiểm soát phải chịu trách nhiệm cá nhân hoặc liên đới bồi thường thiệt hại đó.

Mọi thu nhập và lợi ích khác mà thành viên Ban kiểm soát trực tiếp hoặc gián tiếp có được do vi phạm nghĩa vụ quy định tại khoản 3 Điều này đều thuộc sở hữu của công ty.

  1. Trường hợp phát hiện có thành viên Ban kiểm soát vi phạm nghĩa vụ trong thực hiện quyền và nhiệm vụ được giao thì Hội đồng quản trị phải thông báo bằng văn bản đến Ban kiểm soát; yêu cầu người có hành vi vi phạm chấm dứt hành vi vi phạm và có giải pháp khắc phục hậu quả.

Điều 54: Miễn nhiệm, bãi nhiệm Ban kiểm soát

  1. Thành viên Ban kiểm soát bị miễn nhiệm, bãi nhiệm trong các trường hợp sau đây:
  2. a) Không còn đủ tiêu chuẩn và điều kiện làm thành viên Ban kiểm soát theo quy định tại Điều 122 của Luật Doanh nghiệp 2005 ;
  3. b) Không thực hiện quyền và nhiệm vụ của mình trong sáu tháng liên tục, trừ trường hợp bất khả kháng;
  4. c) Có đơn xin từ chức;
  5. d) Các trường hợp khác do Điều lệ công ty quy định.
  6. Ngoài các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thành viên Ban kiểm soát có thể bị miễn nhiệm bất cứ khi nào theo quyết định của Đại hội đồng cổ đông.
  7. Trường hợp Ban kiểm soát vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ của mình có nguy cơ gây thiệt hại cho công ty thì Hội đồng quản trị triệu tập Đại hội đồng cổ đông để xem xét và miễn nhiệm Ban kiểm soát đương nhiệm và bầu Ban kiểm soát mới thay thế.
  8. Đối với công ty cổ phần mà pháp luật yêu cầu phải kiểm toán thì báo cáo tài chính hằng năm của công ty cổ phần đã phải được kiểm toán trước khi trình Đại hội đồng cổ đông xem xét, thông qua.
  9. Các báo cáo và tài liệu quy định tại khoản 1 Điều này phải được gửi đến Ban kiểm soát để thẩm định chậm nhất ba mươi ngày trước ngày khai mạc cuộc họp thường niên của Đại hội đồng cổ đông nếu Điều lệ công ty không có quy định khác.
  10. Báo cáo và tài liệu do Hội đồng quản trị chuẩn bị; báo cáo thẩm định của Ban kiểm soát và báo cáo kiểm toán phải có ở trụ sở chính và chi nhánh của công ty chậm nhất bảy ngày làm việc trước ngày khai mạc cuộc họp thường niên của Đại hội đồng cổ đông nếu Điều lệ công ty không có quy định khác.

Cổ đông sở hữu cổ phần của công ty liên tục ít nhất một năm có quyền tự mình hoặc cùng với luật sư hoặc kế toán và kiểm toán viên có chứng chỉ hành nghề trực tiếp xem xét các báo cáo quy định tại Điều này trong thời gian hợp lý.

 

CHƯƠNG III: CĂN CỨ, PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH THÙ LAO, TIỀN LƯƠNG VÀ THƯỞNG CHO NGƯỜI QUẢN LÝ VÀ THÀNH VIÊN BAN KIỂM SOÁT HOẶC KIỂM SOÁT VIÊN

Điều 55: Thù lao, tiền lương và lợi ích khác của thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc

  1. Công ty có quyền trả thù lao, tiền lương cho thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc và người quản lý khác theo kết quả và hiệu quả kinh doanh.
  2. Trong trường hợp Điều lệ công ty không có quy định khác thì thù lao, tiền lương và lợi ích khác của thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc được trả theo quy định sau đây:
  3. a) Thành viên Hội đồng quản trị được hưởng thù lao công việc và tiền thưởng. Thù lao công việc được tính theo số ngày công cần thiết hoàn thành nhiệm vụ của thành viên Hội đồng quản trị và mức thù lao mỗi ngày. Hội đồng quản trị dự tính mức thù lao cho từng thành viên theo nguyên tắc nhất trí. Tổng mức thù lao của Hội đồng quản trị do Đại hội đồng cổ đông quyết định tại cuộc họp thường niên;
  4. b) Thành viên Hội đồng quản trị có quyền được thanh toán các chi phí ăn, ở, đi lại và chi phí hợp lý khác mà họ chi trả khi thực hiện nhiệm vụ được giao;
  5. c) Giám đốc được trả lương và tiền thưởng. Tiền lương của Giám đốc do Hội đồng quản trị quyết định.
  6. Thù lao của thành viên Hội đồng quản trị và tiền lương của Giám đốc và người quản lý khác được tính vào chi phí kinh doanh của công ty theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp và phải được thể hiện thành mục riêng trong báo cáo tài chính hằng năm của công ty, phải báo cáo Đại hội đồng cổ đông tại cuộc họp thường niên.

Điều 56: Công khai các lợi ích liên quan

  1. Thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban kiểm soát, Giám đốc và người quản lý khác của công ty phải kê khai các lợi ích liên quan của họ với công ty, bao gồm:
  2. a) Tên, địa chỉ trụ sở chính, ngành, nghề kinh doanh, số và ngày cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, nơi đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp mà họ có sở hữu phần vốn góp hoặc cổ phần; tỷ lệ và thời điểm sở hữu phần vốn góp hoặc cổ phần đó;
  3. b) Tên, địa chỉ trụ sở chính, ngành, nghề kinh doanh, số và ngày cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, nơi đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp mà những người có liên quan của họ cùng sở hữu hoặc sở hữu riêng cổ phần hoặc phần vốn góp trên 35% vốn điều lệ.
  4. Việc kê khai quy định tại khoản 1 Điều này phải được thực hiện trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày phát sinh lợi ích liên quan; việc sửa đổi, bổ sung phải được khai báo với công ty trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày có sửa đổi, bổ sung tương ứng.
  5. Việc kê khai quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này phải được thông báo cho Đại hội đồng cổ đông tại cuộc họp thường niên và được niêm yết, lưu giữ tại trụ sở chính của doanh nghiệp. Cổ đông, đại diện theo uỷ quyền của cổ đông, thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Giám đốc có quyền xem xét nội dung kê khai bất cứ lúc nào nếu xét thấy cần thiết.
  6. Thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc nhân danh cá nhân hoặc nhân danh người khác để thực hiện công việc dưới mọi hình thức trong phạm vi công việc kinh doanh của công ty đều phải giải trình bản chất, nội dung của công việc đó trước Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát và chỉ được thực hiện khi được đa số thành viên còn lại của Hội đồng quản trị chấp thuận; nếu thực hiện mà không khai báo hoặc không được sự chấp thuận của Hội đồng quản trị thì tất cả thu nhập có được từ hoạt động đó thuộc về công ty.

Điều 57: Thù lao và lợi ích khác của thành viên Ban kiểm soát

Trong trường hợp Điều lệ công ty không có quy định thì thù lao và lợi ích khác của thành viên Ban kiểm soát được thực hiện theo quy định sau đây:

  1. Thành viên Ban kiểm soát được trả thù lao theo công việc và được hưởng các lợi ích khác theo quyết định của Đại hội đồng cổ đông. Đại hội đồng cổ đông quyết định tổng mức thù lao và ngân sách hoạt động hằng năm của Ban kiểm soát căn cứ vào số ngày làm việc dự tính, số lượng và tính chất của công việc và mức thù lao bình quân hằng ngày của thành viên;
  2. Thành viên Ban kiểm soát được thanh toán chi phí ăn, ở, đi lại, chi phí sử dụng dịch vụ tư vấn độc lập với mức hợp lý. Tổng mức thù lao và chi phí này không vượt quá tổng ngân sách hoạt động hằng năm của Ban kiểm soát đã được Đại hội đồng cổ đông chấp thuận, trừ trường hợp Đại hội đồng cổ đông có quyết định khác;
  3. Thù lao và chi phí hoạt động của Ban kiểm soát được tính vào chi phí kinh doanh của công ty theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp, pháp luật có liên quan và phải được lập thành mục riêng trong báo cáo tài chính hằng năm của công ty.

CHƯƠNG IV: TÀI CHÍNH

Điều 58: Thể lệ quyết toán, trả cổ tức và lập quỹ

57.1 Năm quyết toán bắt đầu từ ngày 1 tháng 1 và kết thúc vào ngày 31 tháng 12 hàng năm, riêng năm đầu tiên hoạt động bắt đầu từ ngày ra hoạt động và kết thúc vào ngày 31 tháng 12 cùng năm. Trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính, công ty phải gửi báo cáo tài chính hàng năm đã được Đại hội đồng cổ đông thông qua đến cơ quan thuế và cơ quan đăng ký kinh doanh. Tóm tắt nội dung báo cáo tài chính hàng năm phải được thông báo đến tất cả cổ đông.

57.2 Việc lập quỹ theo quy định của pháp luật do Đại hội đồng cổ đông công ty quyết định. Hàng năm sau khi thực hiện các nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước, lợi nhuận được phân bổ như sau:

  • Quỹ dự trữ bắt buộc: 5%

  • Quỹ phúc lợi tập thể:5%

  • Quỹ phát triển sản xuất kinh doanh: 10%

  • Quỹ khen thưởng:5%

57.3 Trả cổ tức

  1. Cổ tức trả cho cổ phần ưu đãi được thực hiện theo các điều kiện áp dụng riêng cho mỗi loại cổ phần ưu đãi.
  2. Cổ tức trả cho cổ phần phổ thông được xác định căn cứ vào số lợi nhuận ròng đã thực hiện và khoản chi trả cổ tức được trích từ nguồn lợi nhuận giữ lại của công ty. Công ty cổ phần chỉ được trả cổ tức cho cổ đông khi công ty đã hoàn thành nghĩa vụ thuế và các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật; trích lập các quỹ công ty và bù đắp đủ lỗ trước đó theo quy định của pháp luật và Điều lệ công ty; ngay sau khi trả hết số cổ tức đã định, công ty vẫn phải bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác đến hạn.

Cổ tức có thể được chi trả bằng tiền mặt, bằng cổ phần của công ty hoặc bằng tài sản khác quy định tại Điều lệ công ty. Nếu chi trả bằng tiền mặt thì phải được thực hiện bằng đồng Việt Nam và có thể được thanh toán bằng séc hoặc lệnh trả tiền gửi bằng bưu điện đến địa chỉ thường trú của cổ đông.

Cổ tức có thể được thanh toán bằng chuyển khoản qua ngân hàng khi công ty đã có đủ chi tiết về ngân hàng của cổ đông để có thể chuyển trực tiếp được vào tài khoản ngân hàng của cổ đông. Nếu công ty đã chuyển khoản theo đúng các thông tin chi tiết về ngân hàng như thông báo của cổ đông thì công ty không chịu trách nhiệm về các thiệt hại phát sinh từ việc chuyển khoản đó.

  1. Hội đồng quản trị phải lập danh sách cổ đông được nhận cổ tức, xác định mức cổ tức được trả đối với từng cổ phần, thời hạn và hình thức trả chậm nhất ba mươi ngày trước mỗi lần trả cổ tức. Thông báo về trả cổ tức phải được gửi bằng phương thức bảo đảm đến được địa chỉ đăng ký tất cả cổ đông chậm nhất mười lăm ngày trước khi thực hiện trả cổ tức. Thông báo phải ghi rõ tên công ty; họ, tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của cổ đông là cá nhân; tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số quyết định thành lập hoặc số đăng ký kinh doanh của cổ đông là tổ chức; số lượng cổ phần từng loại của cổ đông; mức cổ tức đối với từng cổ phần và tổng số cổ tức mà cổ đông đó được nhận, thời điểm và phương thức trả cổ tức; họ, tên, chữ ký của Chủ tịch hội đồng quản trị và người đại diện theo pháp luật của công ty.
  2. Trường hợp cổ đông chuyển nhượng cổ phần của mình trong thời gian giữa thời điểm kết thúc lập danh sách cổ đông và thời điểm trả cổ tức thì người chuyển nhượng là người nhận cổ tức từ công ty.

Điều 59: Các trường hợp và điều kiện giải thể doanh nghiệp

1.bị giải thể trong các trường hợp sau đây:

  1. a) Kết thúc thời hạn hoạt động đã ghi trong Điều lệ công ty mà không có quyết định gia hạn;
  2. b) Theo quyết định của chủ doanh nghiệp đối với doanh nghiệp tư nhân; của tất cả thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh; của Hội đồng thành viên, chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn; của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần;
  3. c) Công ty không còn đủ số lượng thành viên tối thiểu theo quy định của Luật này trong thời hạn sáu tháng liên tục;
  4. d) Bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
  5. Doanh nghiệp chỉ được giải thể khi bảo đảm thanh toán hết các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác.

Điều 60: Thủ tục giải thể doanh nghiệp

Việc giải thể doanh nghiệp được thực hiện theo quy định sau đây:

  1. Thông qua quyết định giải thể doanh nghiệp. Quyết định giải thể doanh nghiệp phải có các nội dung chủ yếu sau đây:
  2. a) Tên, địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp;
  3. b) Lý do giải thể;
  4. c) Thời hạn, thủ tục thanh lý hợp đồng và thanh toán các khoản nợ của doanh nghiệp; thời hạn thanh toán nợ, thanh lý hợp đồng không được vượt quá sáu tháng, kể từ ngày thông qua quyết định giải thể;
  5. d) Phương án xử lý các nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng lao động;
  6. e) Họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.
  7. Chủ doanh nghiệp tư nhân, Hội đồng thành viên hoặc chủ sở hữu công ty, Hội đồng quản trị trực tiếp tổ chức thanh lý tài sản doanh nghiệp, trừ trường hợp Điều lệ công ty quy định thành lập tổ chức thanh lý riêng.
  8. Trong thời hạn bảy ngày làm việc kể từ ngày thông qua, quyết định giải thể phải được gửi đến cơ quan đăng ký kinh doanh, tất cả các chủ nợ, người có quyền, nghĩa vụ và lợi ích liên quan, người lao động trong doanh nghiệp và phải được niêm yết công khai tại trụ sở chính và chi nhánh của doanh nghiệp.

Đối với trường hợp mà pháp luật yêu cầu phải đăng báo thì quyết định giải thể doanh nghiệp phải được đăng ít nhất trên một tờ báo viết hoặc báo điện tử trong ba số liên tiếp.

Quyết định giải thể phải được gửi cho các chủ nợ kèm theo thông báo về phương án giải quyết nợ. Thông báo phải có tên, địa chỉ của chủ nợ; số nợ, thời hạn, địa điểm và phương thức thanh toán số nợ đó; cách thức và thời hạn giải quyết khiếu nại của chủ nợ.

  1. Các khoản nợ của doanh nghiệp được thanh toán theo thứ tự sau đây:
  2. a) Các khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật và các quyền lợi khác của người lao động theo thoả ước lao động tập thể và hợp đồng lao động đã ký kết;
  3. b) Nợ thuế và các khoản nợ khác.

Sau khi đã thanh toán hết các khoản nợ và chi phí giải thể doanh nghiệp, phần còn lại thuộc về chủ doanh nghiệp tư nhân, các thành viên, cổ đông hoặc chủ sở hữu công ty.

  1. Trong thời hạn bảy ngày làm việc kể từ ngày thanh toán hết các khoản nợ của doanh nghiệp, người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp phải gửi hồ sơ giải thể doanh nghiệp đến cơ quan đăng ký kinh doanh. Trong thời hạn bảy ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan đăng ký kinh doanh xoá tên doanh nghiệp trong sổ đăng ký kinh doanh.
  2. Trường hợp doanh nghiệp bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp phải giải thể trong thời hạn sáu tháng, kể từ ngày bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Trình tự và thủ tục giải thể được thực hiện theo quy định tại Điều này.

Sau thời hạn sáu tháng quy định tại khoản này mà cơ quan đăng ký kinh doanh không nhận được hồ sơ giải thể doanh nghiệp thì doanh nghiệp đó coi như đã được giải thể và cơ quan đăng ký kinh doanh xoá tên doanh nghiệp trong sổ đăng ký kinh doanh. Trong trường hợp này, người đại diện theo pháp luật, các thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, các thành viên Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần, các thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác chưa thanh toán.

Điều 61: Các hoạt động bị cấm kể từ khi có quyết định giải thể

Kể từ khi có quyết định giải thể doanh nghiệp, nghiêm cấm doanh nghiệp, người quản lý doanh nghiệp thực hiện các hoạt động sau đây:

  1. Cất giấu, tẩu tán tài sản;
  2. Từ bỏ hoặc giảm bớt quyền đòi nợ;
  3. Chuyển các khoản nợ không có bảo đảm thành các khoản nợ có bảo đảm bằng tài sản của doanh nghiệp;
  4. Ký kết hợp đồng mới không phải là hợp đồng nhằm thực hiện giải thể doanh nghiệp;
  5. Cầm cố, thế chấp, tặng cho, cho thuê tài sản;
  6. Chấm dứt thực hiện hợp đồng đã có hiệu lực;
  7. Huy động vốn dưới mọi hình thức khác.

Điều 62: Phá sản doanh nghiệp

Việc phá sản doanh nghiệp được thực hiện theo quy định của pháp luật về phá sản.

Điều 63: Nguyên tắc giải quyết tranh chấp nội bộ công ty

Tranh chấp nội bộ công ty được giải quyết trên nguyên tắc thương lượng, hoà giải các bên cùng có lợi. Nếu không thương lượng, hoà giải được thì các tranh chấp nội bộ công ty được giải quyết thông qua Toà án có thẩm quyền của Việt Nam.

Điều 64: Điều khoản cuối cùng

  1. Việc sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty phải được Đại hội đồng cổ đông thông qua.
  2. Điều lệ này được lập thành 64 điều, đã được toàn thể các cổ đông thông qua và có hiệu lực kể từ ngày được cấp Chứng nhận Đăng ký kinh doanh.

 

CHỮ KÝ CỦA CÁC CỔ ĐÔNG SÁNG LẬP

………………………..

…………………

         ……………………………

 

 

Tham khảo thêm:

Mẫu Đơn xin góp vốn

ĐƠN XIN GÓP VỐN

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

 

ĐƠN XIN GÓP VỐN

Kính gửi: Ban lãnh đạo công ty ……………

  Tên tôi là: …………………………Giới tính ……………….Quốc tịch: ……………………………………………….

Sinh ngày: ………………………………………………………………………………………………………………………….

Chứng minh nhân dân số: ………………….. ngày cấp …………… Nơi cấp ………………………………………

Hộ khẩu thường trú: …………………………………………………………………………………………………………….

Tôi đang có nhu cầu kinh doanh về lĩnh vực ……………………………………………….., qua xem xét quá trình hoạt động của Công ty ……………………………………………………… tôi muốn cùng góp vốn kinh doanh với các thành viên Công ty.

Tài sản để góp vốn là …………………………………………………………………………………………………………..

Tài sản thuộc sở hữu của ……………………… do ……………………. Quản lý ( nếu tài sản góp vốn không phải là tiền mặt)

Tôi cam kết thực hiện theo đúng các quy định của pháp luật và điều lệ công ty khi tham gia góp vốn cùng kinh doanh.

Vậy tôi làm đơn này xin góp vốn kinh doanh cùng các thành viên công ty.

………………, ngày …….. tháng ……….năm ……………

Người làm đơn

 

    …………………………………..

 

 

Tham khảo thêm:

Mẫu Hợp đồng sử dụng chung công trình hạ tầng kỹ thuật

MẪU HỢP ĐỒNG SỬ DỤNG CHUNG CÔNG TRÌNH HẠ TẦNG KỸ THUẬT
(Ban hành kèm thông tư số: 03/2013/TT – BXD ngày 02/4/2013 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng)

MẪU HỢP ĐỒNG

SỬ DỤNG CHUNG CÔNG TRÌNH HẠ TẦNG KỸ THUẬT

(Ban hành kèm thông tư số: 03/2013/TT – BXD ngày 02/4/2013
của Bộ trưởng Bộ Xây dựng)

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Địa danh, ngày … tháng … năm …

 

 HỢP ĐỒNG

SỬ DỤNG CHUNG CÔNG TRÌNH HẠ TẦNG KỸ THUẬT

Số(1) …/(Năm)/(Ký hiệu hợp đồng)

Công trình: (2)

Địa điểm: (3)

 

Giữa

(4) (Chủ sở hữu hoặc đơn vị quản lý vận hành công trình được ủy quyền)

(4) (Tổ chức hoặc cá nhân sử dụng chung công trình)

 

Mục lục

Phần I.  Các căn cứ ký hợp đồng

Phần II. Các điều khoản và điều kiện của hợp đồng

  • Điều 1. Hồ sơ hợp đồng và ngôn ngữ sử dụng;

  • Điều 2. Nội dung hợp đồng;

  • Điều 3. Thời hạn thuê, thời gian lắp đặt, bảo lãnh hợp đồng;

  • Điều 4. Giá trị hợp đồng, tạm ứng và hình thức thanh toán;

  • Điều 5. Hồ sơ và tiến độ thanh toán;

  • Điều 6. Điều chỉnh hợp đồng;

  • Điều 7. Quyền và nghĩa vụ của bên A;

  • Điều 8. Quyền và nghĩa vụ của bên B;

  • Điều 9. Tạm dừng và chấm dứt hợp đồng;

  • Điều 10. Tranh chấp và giải quyết tranh chấp;

  • Điều 11. Bảo hiểm hợp đồng;

  • Điều 12. Các trường hợp bất khả kháng;

  • Điều 13. Thanh lý hợp đồng;

  • Điều 14. Hiệu lực hợp đồng;

  • Điều 15. Các điều khoản khác;

  • Điều 16. Điều khoản chung.

 

Phần I. Căn cứ để ký hợp đồng

  • Bộ Luật dân sự số 33/2005/QH11 ngày 14/6/2005;

  • Luật Xây dựng số 16/2003/QH11 ngày 26/11/2003;

  • Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật liên quan đến xây dựng cơ bản số 38/2009/QH12 ngày 19 tháng 6 năm 2009;

  • Nghị định số 72/2012/NĐ-CP ngày 24/09/2012 của Chính phủ về quản lý và sử dụng chung công trình hạ tầng kỹ thuật;

  • Thông tư số   /2013/TT-BXD ngày   /   /2013 của Bộ Xây dựng Ban hành mẫu hợp đồng sử dụng chung công trình hạ tầng kỹ thuật và hợp đồng quản lý vận hành công trình hạ tầng kỹ thuật sử dụng chung;

  • Thông tư Liên Bộ số  /2013/TT-BTC ngày  /  /2013 của Bộ Tài chính, Bộ Xây dựng… Ban hành hướng dẫn cơ chế, nguyên tắc kiểm soát và phương pháp xác định giá thuê…

  • Căn cứ (5)

Phần II. Các điều khoản và điều kiện của hợp đồng

Hôm nay, tại   … (tên địa danh), chúng tôi gồm các bên dưới đây :

Bên A (bên cho thuê): Chủ sở hữu (hoặc đơn vị quản lý vận hành được chủ sở hữu ủy quyền)

  • Tên giao dịch ……..

  • Đại diện (hoặc đại diện được ủy quyền) là:……….. Chức vụ:……………..

  • Địa chỉ:……………

  • Số điện thoại:………                    Fax:………       E-mail:…………………

  • Số tài khoản: ………….               Tại:…..

  • Mã đơn vị (mã số thuế): ………..

Bên B (bên thuê): Đơn vị, tổ chức (cá nhân)

  • Tên giao dịch ……..                     Đăng ký kinh doanh (nếu có):………….

  • Đại diện (hoặc đại diện được ủy quyền) là:……….. Chức vụ:……………..

  • Địa chỉ:……………

  • Số điện thoại:………                    Fax:………       E-mail:…………………

  • Số tài khoản: ………….

  • Mã số thuế: ………..

Hai bên cùng nhau thống nhất thỏa thuận như sau:

Điều 1. Hồ sơ hợp đồng và ngôn ngữ sử dụng

  1. Hồ sơ hợp đồng bao gồm các căn cứ ký kết hợp đồng; các điều khoản và điều kiện của hợp đồng này và các tài liệu kèm theo hợp đồng dưới đây.
  2. a) Sơ đồ (bản vẽ) vị trí, danh mục, khối lượng (đường dây, cáp, đường ống và thiết bị) lắp đặt vào công trình và danh mục công trình để lắp đặt;
  3. b) Quy trình bảo trì, vận hành công trình sử dụng chung và quy trình bảo trì, vận hành đường dây, cáp, đường ống và thiết bị được lắp đặt vào công trình;
  4. c) Giấy ủy quyền ký hợp đồng số…, ngày…tháng…năm…(trong trường hợp chủ sở hữu hoặc tổ chức ủy quyền);
  5. d) Phụ lục hợp đồng;

đ) Các tài liệu khác có liên quan.

  1. Ngôn ngữ của hợp đồng này được thể hiện bằng tiếng Việt (6).

Điều 2. Nội dung hợp đồng

Bên A đồng ý cho bên B thuê công trình (2) …để thực hiện lắp đặt và vận hành, bảo trì đường dây (cáp hoặc đường ống) và thiết bị (7) … nội dung bao gồm các công việc sau:

  1. Các công việc lắp đặt.
  2. a) Xin giấy phép lặp đặt theo quy định;
  3. b) Lập sơ đồ (bản vẽ) vị trí lắp đặt;
  4. c) Xác định danh mục, vị trí các công trình cho thuê để lắp đặt;
  5. d) Lập danh mục và khối lượng tài sản được lắp đặt;

đ) Tổ chức lắp đặt.

  1. Các công việc vận hành, bảo trì tài sản được lặp đặt.
  2. a) Lập quy trình bảo trì, vận hành phần tài sản của bên B được lắp đặt vào công trình;
  3. b) Lập danh mục phân giao các công việc vận hành, bảo trì (8);
  4. c) Tổ chức bảo trì, vận hành theo quy trình.
  5. Công việc khác…

Điều 3. Thời hạn thuê, thời gian lắp đặt, bảo lãnh hợp đồng

  1. Thời hạn thuê: (9)
  2. Ngày bắt đầu lắp đặt: Sau …ngày kể từ ngày (10)
  3. Thời gian lắp đặt: …ngày.
  4. Ngày kết thúc thời hạn thuê: (11)
  5. Bảo lãnh hợp đồng (nếu có)… (12)

 Điều 4. Giá trị hợp đồng, tạm ứng và hình thức thanh toán

  1. Giá trị hợp đồng (13): … Bằng chữ: …
  2. Tạm ứng kinh phí (14): … Bằng chữ:….
  3. Hình thức thanh toán: (15)

Điều 5. Hồ sơ và thời hạn thanh toán (16)

  1. Hồ sơ thanh toán:
  2. Thời hạn thanh toán:…tháng (năm)

Điều 6. Điều chỉnh hợp đồng

  1. Các trường hợp điều chỉnh hợp đồng: Thay đổi các cơ sở pháp lý, thay đổi các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật, thay đổi phạm vi công việc, thay đổi chính sách ảnh hưởng trực tiếp đến thay đổi điều kiện thực hiện hợp đồng.
  2. Nguyên tắc điều chỉnh hợp đồng: (17)

Điều 7. Quyền và nghĩa vụ của bên A

  1. Nghĩa vụ của bên A:
  2. a) Xây dựng, ban hành cụ thể quy trình quản lý vận hành công trình đảm bảo công suất sử dụng chung theo thiết kế đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Tổ chức vận hành, bảo trì công trình sử dụng chung theo quy trình;
  3. b) Thực hiện các công việc có liên quan đến bảo trì, vận hành đường dây, cáp, đường ống và thiết bị của bên B lắp đặt vào công trình theo danh mục phân giao tại điểm b khoản 2 Điều 2;
  4. c) Gia hạn hợp đồng hoặc ký hợp đồng mới khi bên B có văn bản xác nhận nhu cầu tiếp tục sử dụng công trình sau thời hạn của hợp đồng đã ký (18);
  5. d) Thông báo ngay bằng văn bản cho bên B để phối hợp khi có sự thay đổi về người đại diện của mình, thay đổi hoặc bổ sung đơn vị, cá nhân tham gia sử dụng chung hoặc các sự cố xảy ra cũng như trước khi tiến hành các biện pháp gia cố, sủa chữa hay nâng cấp công trình;

đ) Kiểm tra, giám sát việc vận hành, bảo trì tài sản của các bên tham gia sử dụng chung theo đúng hợp đồng đã ký kết;

  1. e) Khôi phục lại nguyên trạng hoặc bồi thường thiệt hại tài sản bị hư hỏng cho bên B do mình gây ra;
  2. g) Các trách nhiệm khác (19)
  3. Quyền của bên A:
  4. a) Yêu cầu bên B thanh toán theo đúng thời hạn trong hợp đồng đã ký kết;
  5. b) Tạm dừng hoặc chấm dứt thực hiện hợp đồng theo quy định tại Điều 9 hợp đồng này;
  6. c) Yêu cầu bên B khôi phục lại nguyên trạng hoặc bồi thường thiệt hại tài sản bị hư hỏng của bên A hoặc bên thứ ba do bên B gây ra;
  7. d) Các quyền hạn khác (19)

Điều 8. Quyền và nghĩa vụ của bên B

  1. Nghĩa vụ của bên B:
  2. a) Vận hành, bảo trì đường dây (cáp hoặc đường ống) và thiết bị đảm bảo theo đúng quy trình quản lý, vận hành và hợp đồng đã ký kết;
  3. b) Trước khi hết thời hạn hợp đồng …ngày phải có văn bản xác nhận nhu cầu tiếp tục sử dụng (nếu có) công trình gửi bên A. Trong trường hợp không có nhu càu sử dụng tiếp, phải có văn bản thông báo cho bên A thời hạn tiến hành tháo dỡ đảm bảo hoàn thành trước ngày kết thúc thời hạn thuê của hợp đồng (trừ khi có thỏa thuận khác bằng văn bản);
  4. c) Thông báo ngay bằng văn bản cho bên A để phối hợp khi có sự thay đổi về người đại diện của mình hoặc các sự cố xảy ra cũng như trước khi tiến hành các biện pháp gia cố, sửa chữa hay nâng cấp …(đường dây, cáp, đường ống) và thiết bị trên;
  5. d) Đảm bảo vệ sinh môi trường, an toàn cho người, tài sản của các bên cùng tham gia sử dụng chung và bố trí đủ người có trách nhiệm để phối hợp với bên A trong công tác kiểm tra giám sát cũng như xử lý các tình huống đột xuất;

đ) Thanh toán đầy đủ, đúng thời hạn theo hợp đồng đã ký kết. Không tự ý cho đơn vị khác thuê lại phần của mình khi chưa có sự đồng ý của bên A;

  1. e) Khôi phục lại nguyên trạng hoặc bồi thường thiệt hại tài sản bị hư hỏng cho bên A hoặc bên thứ ba do mình gây ra;
  2. g) Các trách nhiệm khác (19)
  3. Quyền của bên B:
  4. a) Yêu cầu bên A khắc phục ngay các hư hỏng, sự cố của công trình hoặc việc lắp đặt, bảo trì, vận hành của bên thứ ba làm cản trở, nguy hại đến việc bảo trì, vận hành …(đường dây, cáp, đường ống) và thiết bị của mình;
  5. b) Tạm dừng hoặc chấm dứt thực hiện hợp đồng theo quy định tại Điều 9 hợp đồng này;
  6. c) Yêu cầu bên A và bên thứ ba khôi phục lại nguyên trạng hoặc bồi thường thiệt hại tài sản của mình bị hư hỏng do bên A hoặc bên thứ ba gây ra;
  7. d) Các quyền hạn khác (19)

Điều 9. Tạm dừng và chấm dứt hợp đồng

1.Tạm dừng hợp đồng

  1. a) Các trường hợp tạm dừng hợp đồng: (20)
  2. b) Nguyên tắc giải quyết khi tạm dừng hợp đồng: (21)
  3. c) Các quy định về trình tự thủ tục tạm dừng hợp đồng: (21)
  4. Chấm dứt hợp đồng
  5. a) Các trường hợp chấm dứt hợp đồng: Hết thời hạn thuê hoặc theo thỏa thuận của hai bên về việc chấm dứt trước thời hạn và các trường hợp khác theo quy định của pháp luật;
  6. b) Nguyên tắc giải quyết khi chấm dứt hợp đồng: (21)
  7. c) Các quy định về trình tự thủ tục chấm dứt hợp đồng: (21)

Điều 10. Tranh chấp và giải quyết tranh chấp

  1. Nguyên tắc giải quyết khi có tranh chấp: (21)
  2. Tòa án giải quyết tranh chấp: Theo quy định của pháp luật.

Điều 11. Bảo hiểm hợp đồng: Khi hợp đồng có hiệu lực mỗi bên có trách nhiệm ký kết hợp đồng bảo hiểm con người, tài sản, trách nhiệm dân sự theo quy định.

Điều 12. Các trường hợp bất khả kháng: (22)

Điều 13. Thanh lý hợp đồng

Các bên phải tiến hành thanh lý hợp đồng trong vòng … ngày, nhưng không quá 90 ngày kể từ ngày các bên hoàn thành nghĩa vụ của hợp đồng hoặc hợp đồng bị chấm dứt.

Điều 14. Hiệu lực hợp đồng

Hợp đồng có hiệu lực kể từ ngày (23)…đến khi hai bên tiến hành thanh lý hợp đồng theo quy định.

Điều 15. Các điều khoản khác: Tùy theo điều kiện cụ thể từng địa phương, rằng buộc (nếu có) theo thỏa thuận của nhà tài trợ có thể thêm các điều khoản khác vào hợp đồng.

Điều 16. Điều khoản chung

  1. Hai bên cam kết thực hiện nghiêm chỉnh các nội dung của hợp đồng này.
  2. Các điều khoản và điều kiện khác không ghi trong hợp đồng này, hai bên thực hiện theo quy định hiện hành.
  3. Hợp đồng này được lập thành … bản có giá trị như nhau, bên A giữ … bản, bên B giữ … bản để thực hiện ./.

 

          Đại diện bên A                                                                           Đại diện bên B

(Ký tên, đóng dấu)                                                                      (Ký tên, đóng dấu)

 

 

Chú thích:

(1)       Số, ký hiệu văn bản bao gồm số thứ tự, năm ký hợp đồng và chữ viết tắt đơn vị (cho thuê) ký hợp đồng.

Lưu ý : Thời điểm giao kết hợp đồng có thể là thời điểm mà công trình hạ tầng kỹ thuật sử dụng chung đang trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư (lập dự án, phê duyệt dự án, huy động vốn…), giai đoạn xây dựng công trình (xin phép xây dựng, giải phóng mặt bằng, thi công xây dựng công trình…), hoặc công trình hoàn thành một phần hoặc toàn bộ được đưa vào sử dụng (công trình đang sử dụng, công trình nâng cấp, cải tạo hay xây dựng mới…) là một yếu tố quan trọng chi phối một số nội dung thỏa thuận về một số điều khoản của hợp đồng.

(2)       Tên của một hoặc nhiều công trình trên một địa bàn ví dụ: “Các công trình cống cáp,hào và tuy nen kỹ thuật thuộc địa bàn quận Thanh Xuân (có danh mục kèm theo)”.

(3)       Vị trí ghi địa danh tên đường (phố), phường (xã), quận (huyện), thành phố (tỉnh) nơi đặt công trình, trường hợp công trình đi qua nhiều tuyến đường thì ghi tên phường (xã) hoặc quận (huyện) nơi có công trình.

(4)       Ghi đúng tên trong giấy phép kinh doanh.

(5)       Căn cứ khác, ví dụ: “Căn cứ văn bản số…của UBND quận Thanh Xuân về Quản lý, duy tu hệ thống cống, bể cáp, hào, tuy nen kỹ thuật trên địa bàn”.

(6)       Có thể dịch ra ngôn ngữ khác lấy bản hợp đồng bằng tiếng Việt là gốc.

(7)       Ví dụ : “Để thực hiện lắp đặt và vận hành, bảo trì đường dây và thiết bị của dự án cải tạo hạ tầng và nâng cấp dịch vụ viễn thông trên địa bàn quận Thanh Xuân.

Đối với trường hợp công việc lắp đặt đường dây, đường ống có thể tiến hành trong quá trình xây dựng công trình: “Bên A cam kết hoàn thành công trình vào ngày… tháng … năm… và đồng ý cho bên B thuê … để tiến hành lắp đặt và vận hành, bảo trì đường dây cáp…”.

(8)       Xác định công việc bên B thực hiện, các công việc bên A thực hiện, công việc các bên phối hợp thực hiện (bên thứ ba). Ví dụ: Lập danh mục trong đó bên A có thể thực hiện các công việc bảo trì đường dây, đường ống (vệ sinh công nghiệp, tạo lập và duy trì dấu hiệu nhận biết…) và các công việc chuyên ngành của bên B khi bên A có đủ năng lực thực hiện, hoặc các bên phối hợp trong quá trình lặp đặt hoặc tháo dỡ để giải quyết lún sụt hay sự cố công trình…

(9)       Thời hạn thuê do hai bên thỏa thuận.

(10)     Do hai bên thỏa thuận có thể lắp đặt trong khi công trình sử dụng chung đang được xây dựng hoặc đã xây dựng xong một đoạn tuyến. ví dụ : “Sau 5 ngày kể từ ngày hợp đồng có hiệu lực, hoặc kể từ ngày bên A bàn giao mặt bằng, hoặc kể từ ngày bên A hoàn thành 3km hào kỹ thuật trên tuyến.

(11)     Ngày kết thúc thời hạn thuê do hai bên thỏa thuận bao gồm thời gian lắp đặt, thời hạn thuê, thời gian thoát dỡ.

(12)     Thỏa thuận trên cơ sở các quy định hiện hành.

(13)     Giá trị hợp đồng theo thỏa thuận trên cơ sở hướng dẫn của Bộ Tài chính.

(14)     Tạm ứng kinh phí: Theo thỏa thuận có hoặc không có tạm ứng đối với công trình đã hoàn thành hoặc công trình chưa hoàn thành.

(15)     Hình thức thanh toán tiền mặt hay chuyển khoản bằng đồng Việt Nam, trường hợp thanh toán bằng ngoại tệ phải ghi rõ tỷ giá chuyển đổi bằng đồng Việt Nam do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm thanh toán.

(16)     Hồ sơ và thời hạn thanh toán: Hai bên thỏa thuận trên cơ sở nội dung danh mục công việc đã thỏa thuận và đặc điểm của từng loại đường dây, đường ống, thiết bị được lặp đặt vào từng loại hình công trình hạ tầng kỹ thuật sử dụng chung và quy trình quản lý vận hành, bảo trì, giá trị hợp đồng. Ví dụ: Về hồ sơ thanh toán gồm công văn đề nghị thanh toán, thời hạn thanh toán 06 tháng  hoặc áp dụng thỏa thuận ký quỹ tự động thanh toán qua ngân hàng (khi ngân hàng không nhận được thư từ chối thanh toán khi đến thời hạn thanh toán).

(17)     Do hai bên thỏa thuận, ví dụ “Điều chỉnh khi phát sinh 10% khối lượng công việc, đơn giá nguyên vật liệu chênh lệch 15%…” hoặc theo quy định hiện hành.

(18)     Áp dụng đối với công trình đặc thù hoặc có thị trường cạnh tranh hạn chế; có tính chất độc quyền cho thuê hoặc độc quyền thuê hoặc bên cho thuê, bên thuê phụ thuộc nhau không thể thay thế được.

(19)     Trên cơ sở quy định tại Bộ Luật Dân sự các bên thỏa thuận các nghĩa vụ và quyền khác của các bên.

(20)     Khi được cả hai bên đồng ý và không ảnh hưởng tới bên thứ ba “người hưởng dịch vụ, đơn vị tham gia sử dụng chung ( ví dụ: Tạm dừng hợp đồng để thay thế, sửa chữa, nâng cấp trạm vi ba)”.

(21)     Do hai bên thỏa thuận trên cơ sở đặc điểm chung và riêng của từng loại hình công trình sử dụng chung, loại hình đường dây, cáp hoặc đường ống được lắp đặt và tập quán, văn hóa địa phương (tham khảo Điều 424 và 491 Bộ Luật Dân sự).

(22)     Ngoài sự kiểm soát của các bên có liên quan như: Thiên tai (lũ lụt, bão, động đất, sóng thần…), chiến tranh, hỏa hoạn… và theo quy định hiện hành.

(23)     Do hai bên thỏa thuận, ví dụ: “Sau 10 ngày kể từ ngày ký hợp đồng hoặc kể từ ngày bên A bàn giao mặt bằng cho bên B tiến hành lắp đặt…”.

 

 

Tham khảo thêm:

Mẫu Sổ đăng ký thành viên

Ổ ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN

CÔNG TY TNHH …………

 ———————-

 

     CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

      Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

——o0o——

 

 SỔ ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN

–          Căn cứ Luật doanh nghiệp số 60/2005 ngày 29/11/2005;

–          Căn cứ Điều lệ công ty …………..

 

  1. Tên doanh nghiệp: CÔNG TY TNHH ……….

Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số …………………

Do Phòng đăng ký kinh doanh – Sở kế hoạch và đầu tư ……………. cấp ngày …………………..

Địa chỉ trụ sở chính: ……………………..

  1. Vốn điều lệ: …………………VNĐ ( Bằng chữ: ……… đồng Việt Nam )
  2. Tên thành viên, địa chỉ, số vốn góp, tỷ lệ vốn góp của các thành viên:

 

STT Số, ngày cấp GCN vốn góp Họ và tên Số CMT (hoặc Hộ chiếu) của thành viên là cá nhâ, số dkkd hoặc QD thành lập của thành viên là tổ chức Hộ khẩu thường trú Số vốn góp Giá trị

( %)

Thời điểm góp vốn Loại tài sản Chữ ký
 

1

                 
 

2

                 
 

3

                 

 

 

 

Tham khảo thêm:

Mẫu Quyết định chuyển đổi hình thức doanh nghiệp

QUYẾT ĐỊNH (V/v: Chuyển đổi hình thức doanh nghiệp)

TÊN DOANH NGHIỆP

SỐ: ……../QĐ – …….

 

Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

=====0O0=====

……….., ngày ………. tháng ……  năm ……..

 QUYẾT ĐỊNH

(V/v: Chuyển đổi hình thức doanh nghiệp)

 ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG/HỘI ĐỒNG THÀNH VIÊN/CHỦ DOANH NGHIỆP …………..

 

–          Căn cứ Luật Doanh nghiệp 60/2005/QH11 được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 29/11/2005;

–          Căn cứ Nghị định 88/2006/NĐ – CP ban hành ngày 28/09/2006 về đăng ký kinh doanh;

–          Căn cứ vào Điều lệ Công ty …………………..

 

 QUYẾT ĐỊNH

Điều 1 : Chuyển đổi hình thức công ty ……………. sanh hình thức Công ty …………………, cụ thể như sau:

1.Tên công ty được chuyển đổi:

Tên tiếng việt: ………………………………….

Tên giao dịch anh: …………………………

Tên viết tắt: …………………………

Trụ sở chính:  ………………………………………………….

  1. Tên công ty sau khi chuyển đổi:

Tên tiếng việt: ………………………………….

Tên giao dịch anh: …………………………

Tên viết tắt: …………………………

Trụ sở chính:   …………………………

  1. Thời hạn chuyển tài sản, phần vốn góp của Công ty ………………… thành tài sản, phần vốn của công ty: ngày ………………….
  2. Phương án sử dụng lao động: chuyển số lao động đã ký kết hợp đồng lao động từ Công ty ………….sang công ty …………….

Sau khi chuyển đổi sẽ hoạt động theo mô hình công ty ………., hoạt động độc lập, kế thừa các quyền và nghĩa vụ của công ty được chuyển đổi.

  1. Vốn điều lệ: ………….
  2. Ngành nghề kinh doanh: ……………………..
  3. Thành viên/ cổ đông công ty: ………………………….
  4. Người đại diện theo pháp luật: ………………………..
  5. Thời hạn thực hiện chuyển đổi: ngày …………………..

Điều 2: Các Ông, bà trong Hội đồng quản trị/Hội đồng thành viên/ Chủ doanh nghiệp, Giám đốc và các Phòng ban có liên quan chịu trách nhiệm thực hiện quyết định này.

Điều 3: Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký

 

 

Nơi nhận:

–          Phòng ĐKKD – SKHĐT;

–          Như điều 2;

–          Lưu VT.

TM CÔNG TY…….

(HOẶC CHỦ DOANH NGHIỆP ……..)

 

 

 

……………………………………….

 

 

Tham khảo thêm:

Mẫu Sổ đăng ký cổ đông

SỔ ĐĂNG KÝ CỔ ĐÔNG

CÔNG TY CỔ PHẦN  ………………

———————-

Số:         /TB-…………

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

——o0o——

 SỔ ĐĂNG KÝ CỔ ĐÔNG

  • Căn cứ Luật doanh nghiệp số ……….ngày ………..tháng …….. năm ………….và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật doanh nghiệp.

     

  • Căn cứ Điều lệ công ty ……………..

  1. Tên doanh nghiệp: CÔNG TY CỔ PHẦN ……………………

Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số …………………

Do Phòng đăng ký kinh doanh – Sở kế hoạch và đầu tư ……….. cấp ngày …………………..

Địa chỉ trụ sở chính: …………………………..

  1. Vốn điều lệ: …………………VNĐ ( Bằng chữ: ……… đồng Việt Nam )

Tổng số cổ phần: ……………cổ phần ( ………….cổ phần )

  • Cổ phần cổ đông sáng lập đã mua: ……………cổ phần ( ………….cổ phần )

     

  • Cổ phần chào bán: …………. cổ phần

Loại cổ phần:

  • Cổ phần phổ thông: ……………cổ phần ( ………….cổ phần )

     

  • Cổ phần ưu đãi: ……………….cổ phần

  1. Tên cổ đông, địa chỉ, số lượng cổ phần của từng cổ đông:
STT Họ và tên Số CMND Quốc tịch Hộ khẩu thường trú Số cổ phần Loại cổ phần Ngày mua cổ phần
 

 

1

             
 

 

2

 

 

3

             

 

Sổ cổ đông đã được lập và lưu giữ tại trụ sở Công ty.

TM CÔNG TY CỔ PHẦN……………

 

 

Tham khảo thêm:

Mẫu Báo cáo về chào bán cổ phần riêng lẻ

PHỤ LỤC 1: BÁO CÁO VỀ CHÀO BÁN CỔ PHẦN RIÊNG LẺ
(Ban hành kèm theo Nghị định số 01/2010/NĐ-CP ngày 04 tháng 01 năm 2010 của Chính phủ)

 

PHỤ LỤC 1

BÁO CÁO VỀ CHÀO BÁN CỔ PHẦN RIÊNG LẺ
(Ban hành kèm theo Nghị định số 01/2010/NĐ-CP ngày 04 tháng 01 năm 2010 của Chính phủ)

Kính gửi: ………… (Tên cơ quan nhà nước có thẩm quyền).

………….. (tên tổ chức chào bán) báo cáo về đợt chào bán cổ phần riêng lẻ như sau:

  1. Giới thiệu về tổ chức chào bán
  2. Giới thiệu chung (tên, địa chỉ, số điện thoại, fax, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, vốn điều lệ thực có, ngành nghề hoạt động kinh doanh)
  3. Kết quả hoạt động kinh doanh
  4. Tình hình hoạt động tài chính
  5. Kế hoạch hoạt động kinh doanh (tối thiểu 03 năm tiếp theo)
  6. Thông tin về đợt chào bán cổ phần riêng lẻ
  7. Loại cổ phần
  8. Mệnh giá cổ phần
  9. Số lượng cổ phần đang lưu hành
  10. Số lượng cổ phần dự kiến chào bán riêng lẻ
  11. Giá chào bán dự kiến
  12. Phương pháp tính giá
  13. Phương thức phân phối
  14. Thời hạn phân phối
  15. Đăng ký mua cổ phần (Thời hạn, số lượng, phương thức thanh toán, chuyển giao cổ phần, quyền lợi người mua cổ phần, số lượng cổ phần đặt mua tối thiểu, thời hạn và cách thức trả lại tiền đặt mua cổ phần trong trường hợp số lượng cổ phần đăng ký mua không đạt mức tối thiểu)
  16. Phương án sử dụng số tiền thu được từ đợt chào bán
  17. Giới hạn về tỷ lệ nắm giữ đối với nhà đầu tư nước ngoài
  18. Các thông tin liên quan đến việc hạn chế chứng nhận chuyển nhượng cổ phần chào bán riêng lẻ

III. Danh sách các đối tác chiến lược dự kiến đã được Đại hội đồng cổ đông thông qua

 

 

……, ngày … tháng … năm ….
(tổ chức phát hành)
Người đại diện theo pháp luật
của doanh nghiệp
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

 

 

Tham khảo thêm:

Mẫu Hợp đồng hợp nhất doanh nghiệp

HỢP ĐỒNG (Về việc hợp nhất doanh nghiệp)

 

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

——o0o—–

 

 

HỢP ĐỒNG

( Số ……../HĐHN)

(Về việc hợp nhất doanh nghiệp)

 

–                 Căn cứ vào Luật Doanh nghiệp số 60/2005/QH11 được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam thông qua ngày 29/11/2005  và các văn bản hướng dẫn thi hành;

–                 Căn cứ vào Điều lệ ………………….;

–                 Căn cứ vào Điều lệ ………………….;

Hôm nay, ngày ………………… tại địa chỉ ………………………..

Các bên gồm:

  1. Bên A

Công ty ………………….

Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số ………………. Do ………………. Cấp ngày ……………..

Địa chỉ: ……………….

Điện thoại: ……………………… Fax: ………………..

Đại diện: …………………….

  1. Bên B

Công ty ………………….

Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số ………………. Do ………………. Cấp ngày ……………..

Địa chỉ: ……………….

Điện thoại: ……………………… Fax: ………………..

Đại diện: …………………….

Cùng ký kết hợp đồng hợp nhất với những nội dung sau:

Điều 1:  Đối tượng hợp nhất gồm:

  1. Công ty ………………….

Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số ………………. Do ………………. Cấp ngày ……………..

Địa chỉ: ……………….

Điện thoại: ……………………… Fax: ………………..

Đại diện: …………………….

  1. Công ty ………………….

Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số ………………. Do ………………. Cấp ngày ……………..

Địa chỉ: ……………….

Điện thoại: ……………………… Fax: ………………..

Đại diện: …………………….

 

Điều 2: Thủ tục và điều kiện hợp nhất:………………………………

Điều 3: Phương án sử dụng lao động…………………………………

Điều 4:  Thời hạn, thủ tục chuyển đổi tài sản………………………

Điều 5: Thời hạn thực hiện…………………….

Điều 6: Thông qua điều lệ của công ty hợp nhất………………………………

Điều 7: Thông qua việc bầu các chức danh quản lý………………………………….

Điều 8: Nguyên tắc giải quyết tranh chấp……………………………………….

Điều 9: Cam kết của các bên………………………

 

Điều 10: Hiệu lực hợp đồng…………………………

 

Đại diện bên A                                                         Đại diện bên B

(ký, ghi rõ họ tên )                                                 (ký, ghi rõ họ tên )

Tham khảo thêm:

Mẫu Biên bản thỏa thuận góp vốn

BIÊN BẢN THOẢ THUẬN (V/v góp vốn kinh doanh)

 

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

——— ***** ——–

 

BIÊN BẢN THOẢ THUẬN

(V/v góp vốn kinh doanh)

Hôm nay, vào lúc ….giờ, ngày ………………..tại……………………………………………………………………………

Chúng tôi gồm những Ông, bà có tên sau:

1.Ông, bà……………………………Giới tính ……………….Quốc tịch: …………………………………………………………….

Sinh ngày: …………………………………………………………………………………………………………………………………………..

Chứng minh nhân dân số: ………………….. ngày cấp …………… Nơi cấp ………………………………………………………

Hộ khẩu thường trú: …………………………………………………………………………………………………………………………….

2.Ông, bà……………………………Giới tính ……………….Quốc tịch: …………………………………………………………….

Sinh ngày: …………………………………………………………………………………………………………………………………………..

Chứng minh nhân dân số: ………………….. ngày cấp …………… Nơi cấp ………………………………………………………

Hộ khẩu thường trú: …………………………………………………………………………………………………………………………….

3.Ông, bà……………………………Giới tính ……………….Quốc tịch: …………………………………………………………….

Sinh ngày: …………………………………………………………………………………………………………………………………………..

Chứng minh nhân dân số: ………………….. ngày cấp …………… Nơi cấp ………………………………………………………

Hộ khẩu thường trú: …………………………………………………………………………………………………………………………….

Đã tiến hành họp về việc góp vốn cùng kinh doanh, với những nội dung cụ thể như sau:

  1. Mục đích góp vốn: ……………………………………………………………………………………………………………………………
  2. Số vốn góp; loại tài sản góp vốn của từng thành viên: ………………………………………………………………………..
  3. Thời hạn góp vốn: ……………………………………………………………………………………………………………………………
  4. Cử người quản lý phần vốn góp: ……………………………………………………………………………………………………….
  5. Cam kết của các bên: ……………………………………………………………………………………………………………………….
  6. Nguyên tắc chia lợi nhuận: ……………………………………………………………………………………………………………….

Các bên đã nhất trí thông qua biên bản với nội dung trên và cùng ký tên dưới đây:

 

 

 

 

Tham khảo thêm:

Mẫu Tài liệu cung cấp thông tin về chào bán cổ phần riêng lẻ

PHỤ LỤC II: TÀI LIỆU CUNG CẤP THÔNG TIN VỀ CHÀO BÁN CỔ PHẦN RIÊNG LẺ CHO NHÀ ĐẦU TƯ
(Ban hành kèm theo Nghị định số 01/2010/NĐ-CP ngày 04 tháng 01 năm 2010 của Chính phủ)

PHỤ LỤC II

TÀI LIỆU CUNG CẤP THÔNG TIN VỀ CHÀO BÁN CỔ PHẦN RIÊNG LẺ CHO NHÀ ĐẦU TƯ
(Ban hành kèm theo Nghị định số 01/2010/NĐ-CP ngày 04 tháng 01 năm 2010 của Chính phủ)

  1. Tên, địa chỉ của doanh nghiệp:
  2. Ngành nghề kinh doanh (theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số …):
  3. Sản phẩm và dịch vụ chủ yếu:
  4. Tài sản chủ yếu của doanh nghiệp
  • Tổng số diện tích đất đai doanh nghiệp đang sử dụng, trong đó:

  • Diện tích đất thuê: …… m2, tại …, (ghi rõ đang sử dụng để làm gì)

  • Diện tích đất giao: …….m2, tại ……….. (ghi rõ đang sử dụng để làm gì và giá trị quyền sử dụng đất tính vào giá trị doanh nghiệp là bao nhiêu)

  • Máy móc, thiết bị:

  • Phương tiện vận tải:

  1. Danh sách những công ty mẹ và công ty con
  2. Tình hình hoạt động kinh doanh và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trước thời điểm chào bán cổ phần riêng lẻ:
  3. a) Tình hình hoạt động kinh doanh:
  • Sản lượng sản phẩm/giá trị dịch vụ

  • Nguyên vật liệu

  • Nguồn nguyên vật liệu;

  • Sự ổn định của các nguồn cung cấp này;

  • Ảnh hưởng của giá cả nguyên vật liệu tới doanh thu, lợi nhuận.

  • Chi phí sản xuất (cao hay thấp, có tính cạnh tranh hay không?)

  • Trình độ công nghệ

  • Tình hình nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới (nếu có)

  • Tình hình kiểm tra chất lượng sản phẩm/dịch vụ

  • Hệ thống quản lý chất lượng đang áp dụng;

  • Bộ phận kiểm tra chất lượng của công ty.

  • Hoạt động Marketing

  • Nhãn hiệu thương mại, đăng ký phát minh sáng chế và bản quyền

  • Các hợp đồng lớn đang được thực hiện hoặc đã được ký kết (nêu tên, trị giá, thời gian thực hiện, sản phẩm, đối tác trong hợp đồng).

  1. b) Tình hình tài chính và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trước thời điểm chào bán cổ phần riêng lẻ:
Chỉ tiêu Đơn vị tính  
1. Vốn chủ sở theo sổ sách kế toán    
2. Nợ vay ngắn hạn:

trong đó: Nợ quá hạn:

   
3. Nợ vay dài hạn

trong đó: Nợ quá hạn:

   
4. Tổng doanh thu    
5. Tổng chi phí    
6. Lợi nhuận thực hiện    
7. Lợi nhuận sau thuế    
8. Tỷ suất lợi nhuận sau thuế/vốn    

Các chỉ tiêu khác (tùy theo đặc điểm riêng của ngành, của công ty để làm rõ kết quả hoạt động kinh doanh).

  1. c) Những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty (Nêu rõ những nhân tố tác động chính đến tình hình kinh doanh của công ty. Trường hợp tình hình kinh doanh của công ty giảm sút, cần giải trình rõ nguyên nhân).
  2. Vị thế của công ty so với các doanh nghiệp khác trong cùng ngành
  • Vị thế của công ty trong ngành;

  • Triển vọng phát triển của ngành;

  • Đánh giá về sự phù hợp định hướng phát triển của công ty với định hướng của ngành, chính sách của Nhà nước, và xu thế chung trên thế giới.

  1. Một số thông tin chủ yếu về kế hoạch đầu tư và chiến lược phát triển doanh nghiệp
  2. Thông tin về đợt chào bán cổ phần riêng lẻ
  • Loại cổ phần

  • Mệnh giá cổ phần

  • Số lượng cổ phần đang lưu hành

  • Số lượng cổ phần dự kiến chào bán riêng lẻ

  • Giá chào bán dự kiến

  • Phương pháp tính giá

  • Phương thức phân phối

  • Thời gian phân phối

  • Đăng ký mua cổ phần (Thời hạn, số lượng, phương thức thanh toán, chuyển giao cổ phần, quyền lợi của người mua cổ phần, số lượng cổ phần đặt mua tối thiểu, thời hạn và cách thức trả lại tiền đặt mua cổ phần trong trường hợp số lượng cổ phần đăng ký mua không đạt mức tối thiểu)

  • Phương án sử dụng số tiền thu được từ đợt chào bán

  • Giới hạn về tỷ lệ nắm giữ đối với nhà đầu tư nước ngoài

  • Các thông tin liên quan đến việc hạn chế chứng nhận chuyển nhượng cổ phần chào bán riêng lẻ.

  1. Những người chịu trách nhiệm chính đối với nội dung các thông tin về doanh nghiệp: ………

 

 

….., ngày … tháng … năm
(tổ chức phát hành)
Người đại diện theo pháp luật
của doanh nghiệp
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

 

 

Tham khảo thêm:

Mẫu Báo cáo kết quả đợt chào bán cổ phần riêng lẻ

PHỤ LỤC III: BÁO CÁO KẾT QUẢ ĐỢT CHÀO BÁN CỔ PHẦN RIÊNG LẺ
(Ban hành kèm theo Nghị định số 01/2010/NĐ-CP ngày 04 tháng 01 năm 2010 của Chính phủ)

 

PHỤ LỤC III

BÁO CÁO KẾT QUẢ ĐỢT CHÀO BÁN CỔ PHẦN RIÊNG LẺ
(Ban hành kèm theo Nghị định số 01/2010/NĐ-CP ngày 04 tháng 01 năm 2010 của Chính phủ)

Tên tổ chức chào bán:

Địa chỉ trụ sở chính:

Điện thoại:

Fax:

  1. Cổ phần chào bán riêng lẻ
  2. Tên cổ phần chào bán:
  3. Loại cổ phần:
  4. Mệnh giá:
  5. Số lượng cổ phần đăng ký chào bán:
  6. Tổng số lượng vốn huy động dự kiến:
  7. Thời hạn đăng ký mua: từ ngày … đến ngày …
  8. Ngày thanh toán tiền mua cổ phần:
  9. Ngày kết thúc chuyển giao cổ phần:
  10. Kết quả chào bán cổ phần riêng lẻ
Đối tượng mua cổ phần Giá chào bán (đồng/ cổ phần) Số lượng cổ phần dự kiến chào bán Số lượng cổ phần đăng ký mua Số lượng cổ phần được phân phối Số người đăng ký mua Số người được phân phối Số người không được phân phối Số cổ phần còn lại Tỷ lệ cổ phần phân phối
1 2 3 4 5 6 7 8=6-7 9=3-5 10
                   
                   
                   
Tổng số                  

III. Tổng hợp kết quả đợt chào bán cổ phần riêng lẻ

  1. Tổng số cổ phần đã phân phối: …….., chiếm ……..% tổng số cổ phần dự kiến chào bán.
  2. Tổng số tiền thu từ việc chào bán cổ phần: ………….. đồng.
  3. Tổng chi phí: ………………….. đồng
  • Phí phân phối cổ phần:

     

  • Phí kiểm toán:

  • ………….

  1. Tổng thu ròng từ đợt chào bán: …………….. đồng
  2. Cơ cấu vốn của tổ chức chào bán sau khi kết thúc đợt chào bán:
STT Danh mục Số lượng cổ phần Tỷ lệ (%) Số cổ đông (người)
  Tổng số lượng cổ phần phổ thông:

 

– Cổ đông sáng lập:

– Cổ đông lớn:

– Cổ đông nắm giữ dưới 1% cổ phần có quyền biểu quyết:

Trong đó:

– Nhà nước:

– Người nước ngoài:

     

Danh sách và tỷ lệ sở hữu của các cổ đông lớn: (đính kèm)

  1. Danh sách và tỷ lệ sở hữu của các cổ đông sau khi kết thúc đợt chào bán:
STT Tên cổ đông Số Giấy CMND hoặc Hộ chiếu (đối với cổ đông là cá nhân) hoặc GCN ĐKKD hoặc Giấy phép TL và HĐ (đối với cổ đông là tổ chức) Số lượng cổ phần Tỷ lệ (%)
         
         
         
         

 

 

….., ngày … tháng … năm
(tổ chức phát hành)

Người đại diện theo pháp luật
của doanh nghiệp
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

 

 

Tham khảo thêm:

Mẫu Hợp đồng sáp nhập doanh nghiệp

HỢP ĐỒNG (Về việc sáp nhập doanh nghiệp)

 

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

——o0o—–

 

HỢP ĐỒNG

( Số ……../HĐHN)

(Về việc sáp nhập doanh nghiệp)

 

–                 Căn cứ vào Luật Doanh nghiệp số 60/2005/QH11 được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam thông qua ngày 29/11/2005  và các văn bản hướng dẫn thi hành;

–                 Căn cứ vào Điều lệ ………………….;

–                 Căn cứ vào Điều lệ ………………….;

Hôm nay, ngày ………………… tại địa chỉ ………………………..

Các bên gồm:

  1. Bên A

Công ty ………………….

Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số ………………. Do ………………. Cấp ngày ……………..

Địa chỉ: ……………….

Điện thoại: ……………………… Fax: ………………..

Đại diện: …………………….

  1. Bên B

Công ty ………………….

Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số ………………. Do ………………. Cấp ngày ……………..

Địa chỉ: ……………….

Điện thoại: ……………………… Fax: ………………..

Đại diện: …………………….

Cùng ký kết hợp đồng sáp nhập với những nội dung sau:

Điều 1:  Sáp nhập Công ty ………………….

Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số ………………. Do ………………. Cấp ngày ……………..

Địa chỉ: ……………….

Điện thoại: ……………………… Fax: ………………..

Đại diện: …………………….

Vào Công ty ………………….

Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số ………………. Do ………………. Cấp ngày ……………..

Địa chỉ: ……………….

Điện thoại: ……………………… Fax: ………………..

Đại diện: …………………….

Điều 2: Thủ tục và điều kiện sáp nhập…………………………………

Điều 3: Phương án sử dụng lao động…………………………………

Điều 4:  Thời hạn, thủ tục chuyển đổi tài sản………………………

Điều 5: Thời hạn thực hiện…………………….

Điều 6: Thông qua điều lệ của công ty nhận sáp nhập………………………………

Điều 7: Thông qua việc bầu các chức danh quản lý………………………………….

Điều 8: Nguyên tắc giải quyết tranh chấp……………………………………….

Điều 9: Cam kết của các bên………………………

Điều 10: Hiệu lực hợp đồng…………………………

 

Đại diện bên A                                                         Đại diện bên B

(ký, ghi rõ họ tên )                                                 (ký, ghi rõ họ tên )

 

Tham khảo thêm:

Mẫu Văn bản của UBND trả lời chủ dự án về tham vấn cộng đồng

PHỤ LỤC 5: MẪU VĂN BẢN CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN VÀ ỦY BAN MẶT TRẬN TỔ QUỐC CẤP XÃ TRẢ LỜI CHỦ DỰ ÁN VỀ THAM VẤN CỘNG ĐỒNG
(Ban hành kèm theo Thông tư số 05/2008/TT-BTNMT ngày 08 tháng 12 năm 2008 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường)

PHỤ LỤC 5

MẪU VĂN BẢN CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN VÀ ỦY BAN MẶT TRẬN TỔ QUỐC CẤP XÃ TRẢ LỜI CHỦ DỰ ÁN VỀ THAM VẤN CỘNG ĐỒNG
(Ban hành kèm theo Thông tư số 05/2008/TT-BTNMT ngày 08 tháng 12 năm 2008 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường)

… (1) …
——-

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
————–

Số: …

V/v ý kiến cộng đồng đối với báo cáo đánh giá tác động môi trường của Dự án “ …(2) …”

(Địa danh), ngày…  tháng … năm …

Kính gửi: … (3) …

… (1) … nhận được Công văn số … ngày … tháng … năm … của … (3) … thông báo về các hạng mục đầu tư chính, các vấn đề môi trường, các giải pháp bảo vệ môi trường của Dự án “… (2) …”. Trên cơ sở nghiên cứu bản thông báo này, các tài liệu liên quan (và tổng hợp ý kiến đối thoại nếu có giữa Chủ dự án và các bên có liên quan trên địa bàn xã … (4) …), chúng tôi có ý kiến như sau:

  1. Ý kiến về các tác động xấu của Dự án đến môi trường tự nhiên và kinh tế – xã hội: (nêu rõ ý kiến đồng ý hay không đồng ý với các nội dung tương ứng được trình bày trong bản thông báo nêu trên của Chủ dự án; trường hợp không đồng ý thì chỉ rõ các nội dung, vấn đề cụ thể không đồng ý).
  2. Ý kiến về các giải pháp, biện pháp giảm thiểu các tác động xấu của Dự án đến môi trường tự nhiên và kinh tế – xã hội: (nêu rõ ý kiến đồng ý hay không đồng ý với các nội dung tương ứng được trình bày trong bản thông báo nêu trên của Chủ dự án; trường hợp không đồng ý thì chỉ rõ các nội dung, vấn đề cụ thể không đồng ý).
  3. Kiến nghị đối với Chủ dự án: (nêu cụ thể các yêu cầu, kiến nghị của cộng đồng đối với Chủ dự án liên quan đến việc cam kết thực hiện các biện pháp, giải pháp giảm thiểu các tác động xấu về môi trường của Dự án và các kiến nghị khác có liên quan đến Dự án nếu có).

Trên đây là ý kiến của … (1) …, gửi … (3) … để tổng hợp và xử lý./.

 

 

Nơi nhận:

– Như trên;

– Lưu …

(5)

(Ký, ghi họ tên, chức danh, đóng dấu)

Ghi chú:

(1) Tên của Ủy ban nhân dân hoặc Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cấp xã; (2) Tên đầy đủ của dự án; (3) Tên cơ quan chủ dự án; (4) Tên của xã nơi triển khai dự án; (5) Thủ trưởng – người thay mặt Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc người thay mặt Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cấp xã.

 

 

Tham khảo thêm:

Mẫu xác nhận đã phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường

PHỤ LỤC 9: MẪU XÁC NHẬN ĐÃ PHÊ DUYỆT BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG, BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG BỔ SUNG; ĐÃ XÁC NHẬN ĐĂNG KÝ BẢN CAM KẾT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG, BẢN CAM KẾT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG BỔ SUNG
(Ban hành kèm theo Thông tư số 05/2008/TT-BTNMT ngày 08 tháng 12 năm 2008 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường)

PHỤ LỤC 9

MẪU XÁC NHẬN ĐÃ PHÊ DUYỆT BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG, BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG BỔ SUNG; ĐÃ XÁC NHẬN ĐĂNG KÝ BẢN CAM KẾT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG, BẢN CAM KẾT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG BỔ SUNG
(Ban hành kèm theo Thông tư số 05/2008/TT-BTNMT ngày 08 tháng 12 năm 2008 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường)

9a. Đối với báo cáo đánh giá tác động môi trường

… (1) … xác nhận: Báo cáo đánh giá tác động môi trường của Dự án “…(2) …” được phê duyệt tại Quyết định số … ngày … tháng … năm … của … (3) …

 

(Địa danh), ngày … tháng … năm …
Thủ trưởng cơ quan xác nhận
(Ký, ghi họ tên, chức danh, đóng dấu)

 

9b. Đối với báo cáo đánh giá tác động môi trường bổ sung

… (1) … xác nhận: Báo cáo đánh giá tác động môi trường bổ sung của Dự án “…(2) …” được phê duyệt tại Quyết định số … ngày … tháng … năm … của … (3) …

 

(Địa danh), ngày … tháng … năm …
Thủ trưởng cơ quan xác nhận
(Ký, ghi họ tên, chức danh, đóng dấu)

 

9c. Đối với bản cam kết bảo vệ môi trường 

… (1) … xác nhận: Bản cam kết bảo vệ môi trường của Dự án “…(2) …” được cấp Giấy xác nhận đăng ký số … ngày … tháng … năm … của … (3) …

 

(Địa danh), ngày … tháng … năm …
Thủ trưởng cơ quan xác nhận
(Ký, ghi họ tên, chức danh, đóng dấu)

 

9d. Đối với bản cam kết bảo vệ môi trường bổ sung 

… (1) … xác nhận: Bản cam kết bảo vệ môi trường bổ sung của Dự án “…(2) …” được cấp Giấy xác nhận đăng ký số … ngày … tháng … năm … của … (3) …

 

(Địa danh), ngày … tháng … năm …
Thủ trưởng cơ quan xác nhận
(Ký, ghi họ tên, chức danh, đóng dấu)

 

Ghi chú: (1) Cơ quan có thẩm quyền hoặc được ủy quyền xác nhận; (2) Tên đầy đủ của dự án; (3) Cơ quan có thẩm quyền phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc xác nhận đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường.

 

 

Tham khảo thêm:

Cấu trúc của báo cáo đánh giá tác động môi trường bổ sung

PHỤ LỤC 10: CẤU TRÚC VÀ YÊU CẦU VỀ NỘI DUNG CỦA BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG BỔ SUNG
(Ban hành kèm theo Thông tư số 05/2008/TT-BTNMT ngày 08 tháng 12 năm 2008 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường)

PHỤ LỤC 10

CẤU TRÚC VÀ YÊU CẦU VỀ NỘI DUNG CỦA BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG BỔ SUNG
(Ban hành kèm theo Thông tư số 05/2008/TT-BTNMT ngày 08 tháng 12 năm 2008 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường)

  1. Tên dự án:

Nêu đúng như tên trong báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được cấp quyết định phê duyệt trước đó. Trong trường hợp đã được đổi tên khác thì nêu cả tên cũ, tên mới và thuyết minh rõ về quá trình, tính pháp lý của việc đổi tên này.

  1. Chủ dự án:

Nêu đầy đủ: tên, địa chỉ và phương tiện liên hệ với cơ quan, doanh nghiệp là chủ dự án; họ tên và chức danh của người đứng đầu cơ quan, doanh nghiệp chủ dự án tại thời điểm lập báo cáo đánh giá tác động môi trường bổ sung.

  1. Vị trí địa lý của dự án (tại thời điểm lập báo cáo đánh giá tác động môi trường bổ sung):

Chỉ mô tả lại vị trí địa lý của địa điểm thực hiện dự án theo quy định như đối với báo cáo đánh giá tác động môi trường trước đó của dự án khi có sự thay đổi của các đối tượng tự nhiên, các đối tượng về kinh tế – xã hội và các đối tượng khác xung quanh khu vực dự án chịu ảnh hưởng trực tiếp của dự án, kèm theo sơ đồ vị trí địa lý thể hiện các đối tượng này, có chú giải rõ ràng.

  1. Những thay đổi về nội dung của dự án:

Mô tả chi tiết, rõ ràng về những thay đổi sau đây cho đến thời điểm lập báo cáo đánh giá tác động môi trường bổ sung (trường hợp có thay đổi):

4.1. Thay đổi về địa điểm thực hiện;

4.2. Thay đổi về quy mô, công suất thiết kế;

4.3. Thay đổi về công nghệ sản xuất;

4.4. Thay đổi về nguyên liệu, nhiên liệu sản xuất;

4.5. Thay đổi khác.

  1. Thay đổi về hiện trạng môi trường tự nhiên và các yếu tố kinh tế, xã hội của vùng thực hiện dự án (cho đến thời điểm lập báo cáo đánh giá tác động môi trường bổ sung).
  2. Thay đổi về tác động môi trường và những biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực của dự án.
  3. Thay đổi về chương trình quản lý và giám sát môi trường của dự án.
  4. Thay đổi khác (cho đến thời điểm lập báo cáo đánh giá tác động môi trường bổ sung).
  5. Kết luận.

 

 

Tham khảo thêm:

Mẫu Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường

PHỤ LỤC 8: MẪU QUYẾT ĐỊNH PHÊ DUYỆT BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
(Ban hành kèm theo Thông tư số 05/2008/TT-BTNMT ngày 08 tháng 12 năm 2008 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường)

PHỤ LỤC 8

MẪU QUYẾT ĐỊNH PHÊ DUYỆT BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
(Ban hành kèm theo Thông tư số 05/2008/TT-BTNMT ngày 08 tháng 12 năm 2008 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường)

… (1) …
——-

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
————–

Số:…

(Địa danh), ngày…  tháng … năm …

 

QUYẾT ĐỊNH

Về việc phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của Dự án “ … (2) … ”

… (3) …

Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày 29 tháng 11 năm 2005;

Căn cứ Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;

Căn cứ Nghị định số 21/2008/NĐ-CP ngày 28 tháng 02 năm 2008 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;

Căn cứ Thông tư số … /2008/TT-BTNMT ngày … tháng … năm 2008 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường;

Căn cứ … (4) … quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của … (1) …;

Căn cứ Văn bản … (*) … về việc ủy quyền thẩm định và phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường …;

Theo đề nghị của … (5) … (hoặc Hội đồng thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường của Dự án “ … (2) … ” họp ngày … tháng … năm … tại …);

Xét nội dung báo cáo đánh giá tác động môi trường của Dự án “ … (2) … ” đã được chỉnh sửa bổ sung kèm theo Văn bản giải trình số … ngày … tháng … năm … của … (6) …;

Theo đề nghị của Ông (Bà) … (7) …,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt nội dung báo cáo đánh giá tác động môi trường của Dự án “ … (2) … ” của … (6) … (sau đây gọi là Chủ dự án).

Điều 2. Chủ dự án có trách nhiệm thực hiện đúng những nội dung đã được nêu trong báo cáo đánh giá tác động môi trường và những yêu cầu bắt buộc sau đây:

Điều 3. Chủ dự án phải tuân thủ nghiêm túc chế độ thông tin, báo cáo về việc thực hiện nội dung của báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt và các yêu cầu của Quyết định này theo quy định tại Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường và Thông tư …/200…/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường.

Điều 4. Báo cáo đánh giá tác động môi trường của Dự án và những yêu cầu bắt buộc tại Điều 2 và Điều 3 của Quyết định này là cơ sở để các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền thanh tra, kiểm soát việc thực hiện công tác bảo vệ môi trường của Dự án.

Điều 5. Trong quá trình triển khai thực hiện Dự án, nếu có những thay đổi về nội dung của báo cáo đánh giá tác động môi trường được phê duyệt, Chủ dự án phải có văn bản báo cáo và chỉ được thực hiện những nội dung thay đổi đó sau khi có văn bản chấp thuận của … (1) …

Điều 6. Ủy nhiệm … (8) … thực hiện việc kiểm tra, giám sát việc thực hiện các nội dung bảo vệ môi trường trong báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt và các yêu cầu nêu tại Điều 2 của Quyết định này.

Điều 7. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

 

 

Nơi nhận:

– Chủ dự án;

– Lưu …

(3)

(Ký, ghi họ tên, chức danh, đóng dấu)

Ghi chú:

(1) Tên cơ quan cấp quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) của dự án; (2) Tên đầy đủ của dự án; (3) Thủ trưởng hoặc người đứng đầu tư cơ quan cấp quyết định phê duyệt báo cáo ĐTM của dự án; (4) Tên đầy đủ của văn bản quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của … (1) …; (5) Tên tổ chức dịch vụ thẩm định (nếu có); (6) Tên cơ quan, doanh nghiệp chủ dự án; (7) Thủ trưởng cơ quan thường trực hội đồng thẩm định; (8) Cơ quan được giao trách nhiệm kiểm tra, giám sát sau khi phê duyệt; (*) Tên đầy đủ của văn bản của cấp có thẩm quyền ủy quyền cho … (1) … thẩm định và phê duyệt báo cáo ĐTM của dự án đầu tư vào khu kinh tế, khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu chế xuất.

 

 

Tham khảo thêm:

Mẫu bìa và trang phụ bìa của báo cáo đánh giá môi trường chiến lược

PHỤ LỤC 3: MẪU BÌA VÀ TRANG PHỤ BÌA CỦA BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC
(Ban hành kèm theo Thông tư số 05/2008/TT-BTNMT ngày 08 tháng 12 năm 2008 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường)

PHỤ LỤC 3

MẪU BÌA VÀ TRANG PHỤ BÌA CỦA BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC
(Ban hành kèm theo Thông tư số 05/2008/TT-BTNMT ngày 08 tháng 12 năm 2008 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường)

 

… (tên cơ quan chủ quản/phê duyệt dự án) …

… (tên cơ quan chủ dự án) …

 

 

 

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ
MÔI TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC

của DỰ ÁN CHIẾN LƯỢC/QUY HOẠCH/KẾ HOẠCH
« … »

 

 

CƠ QUAN CHỦ DỰ ÁN (*)

(Thủ trưởng cơ quan ký, ghi họ tên, đóng dấu)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

(Địa danh), tháng … năm 200 …

 

 

Ghi chú: (*) chỉ thề hiện ở trang phụ bìa

 

 

Tham khảo thêm:

Cấu trúc của báo cáo đánh giá tác động môi trường

PHỤ LỤC 4: CẤU TRÚC VÀ YÊU CẦU VỀ NỘI DUNG CỦA BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
(Ban hành kèm theo Thông tư số 05/2008/TT-BTNMT ngày 08 tháng 12 năm 2008 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường)

PHỤ LỤC 4

CẤU TRÚC VÀ YÊU CẦU VỀ NỘI DUNG CỦA BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
(Ban hành kèm theo Thông tư số 05/2008/TT-BTNMT ngày 08 tháng 12 năm 2008 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường)

MỞ ĐẦU

  1. Xuất xứ của dự án:
  • Tóm tắt về xuất xứ, hoàn cảnh ra đời của dự án đầu tư, trong đó nêu rõ là loại dự án mới, dự án bổ sung, dự án mở rộng, dự án nâng cấp hay dự án loại khác.

  • Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền phê duyệt dự án đầu tư (báo cáo đầu tư/báo cáo kinh tế – kỹ thuật/dự án đầu tư hoặc tài liệu tương đương của dự án).

  • Mối quan hệ của dự án với các quy hoạch phát triển do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền thẩm định và phê duyệt (nêu rõ hiện trạng của các quy hoạch phát triển có liên quan đến dự án: đã được phê duyệt thì nêu đầy đủ tên gọi của quyết định phê duyệt hoặc đang trong giai đoạn xây dựng để trình cấp có thẩm quyền thẩm định và phê duyệt).

  • Nêu rõ dự án có nằm trong khu kinh tế, khu công nghệ cao, khu công nghiệp, khu chế xuất hay không? Nếu có thì nêu đầy đủ tên gọi và đính kèm bản sao các văn bản sau vào Phụ lục của báo cáo đánh giá tác động môi trường:

  • Quyết định phê duyệt (nếu có) báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng của khu kinh tế, khu công nghệ cao, khu công nghiệp, khu chế xuất do cơ quan có thẩm quyền cấp;

  • Văn bản xác nhận (nếu có) đã thực hiện/hoàn thành các nội dung của báo cáo và yêu cầu của quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường do cơ quan có thẩm quyền cấp (đối với trường hợp báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án xây dựng kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao được phê duyệt sau ngày 01 tháng 7 năm 2006).

  1. Căn cứ pháp luật và kỹ thuật của việc thực hiện đánh giá môi trường chiến lược (ĐTM):
  • Liệt kê các văn bản pháp luật và văn bản kỹ thuật làm căn cứ cho việc thực hiện ĐTM và lập báo cáo ĐTM của dự án, trong đó nêu đầy đủ, chính xác mã số, tên, ngày ban hành, cơ quan ban hành của từng văn bản.

  • Liệt kê các tiêu chuẩn, quy chuẩn áp dụng bao gồm các Tiêu chuẩn Việt Nam, Quy chuẩn Việt Nam; tiêu chuẩn, quy chuẩn ngành; các tiêu chuẩn, quy chuẩn quốc tế hoặc các tiêu chuẩn, quy chuẩn khác được nêu trong báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án.

  • Liệt kê các nguồn tài liệu, dữ liệu sử dụng trong quá trình đánh giá tác động môi trường (tên gọi, xuất xứ thời gian, tác giả, nơi phát hành của tài liệu, dữ liệu), bao gồm:

  • Nguồn tài liệu, dữ liệu tham khảo;

  • Nguồn tài liệu, dữ liệu do chủ dự án tự tạo lập.

  1. Phương pháp áp dụng trong quá trình ĐTM:

Liệt lê đầy đủ các phương pháp đã sử dụng trong quá trình thực hiện ĐTM và lập báo cáo ĐTM, bao gồm các phương pháp ĐTM, các phương pháp điều tra, khảo sát, nghiên cứu, thí nghiệm và các phương pháp khác.

  1. Tổ chức thực hiện ĐTM:
  • Nêu tóm tắt về việc tổ chức thực hiện ĐTM và lập báo cáo ĐTM của chủ dự án, trong đó chỉ rõ việc có thuê hay không thuê dịch vụ tư vấn lập báo cáo ĐTM. Trường hợp có thuê dịch vụ tư vấn, nêu rõ tên cơ quan cung cấp dịch vụ; họ và tên người đứng đầu cơ quan cung cấp dịch vụ; địa chỉ liên hệ của cơ quan cung cấp dịch vụ;

  • Danh sách những người trực tiếp tham gia lập báo cáo ĐTM của dự án (bao gồm các thành viên của chủ dự án và các thành viên của cơ quan tư vấn, nêu rõ học vị, chuyên ngành đào tạo của từng thành viên).

Chương 1.

MÔ TẢ TÓM TẮT DỰ ÁN

1.1. Tên dự án:

Nêu chính xác như tên trong báo cáo đầu tư/báo cáo kinh tế – kỹ thuật/dự án đầu tư hoặc tài liệu tương đương của dự án.

1.2. Chủ dự án:

Nêu đầy đủ: tên của cơ quan chủ dự án, địa chỉ và phương tiện liên hệ với cơ quan chủ dự án; họ tên và chức danh của người đứng đầu cơ quan chủ dự án.

1.3. Vị trí địa lý của dự án;

Mô tả rõ ràng vị trí địa lý (gồm cả tọa độ theo quy chuẩn hiện hành, ranh giới …) của địa điểm thực hiện dự án trong mối tương quan với các đối tượng tự nhiên (hệ thống đường giao thông; hệ thống sông suối; ao hồ và các vực nước khác; hệ thống đồi núi …), các đối tượng kinh tế – xã hội (khu dân cư, khu đô thị, các đối tượng sản xuất – kinh doanh – dịch vụ, các công trình văn hóa – tôn giáo, các di tích lịch sử …) và các đối tượng khác xung quanh khu vực dự án, kèm theo sơ đồ vị trí địa lý thể hiện các đối tượng này, có chú giải rõ ràng.

1.4. Nội dung chủ yếu của dự án:

  • Liệt kê đầy đủ, mô tả chi tiết về khối lượng và quy mô (không gian và thời gian) của tất cả các hạng mục công trình cần triển khai trong quá trình thực hiện dự án, kèm theo một sơ đồ, bản vẽ mặt bằng tổng thể bố trí tất cả các hạng mục công trình hoặc các sơ đồ, bản vẽ riêng lẻ cho từng hạng mục công trình. Các công trình được phân thành 2 loại sau:

  • Các công trình chính: công trình phục vụ mục đích sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của dự án;

  • Các công trình phụ trợ: công trình hỗ trợ, phục vụ cho hoạt động của công trình chính, như: giao thông vận tải, bưu chính viễn thông, cung cấp điện, cung cấp nước, thoát nước mưa, thoát nước thải, di dân tái định cư, cây xanh phòng hộ môi trường, trạm xử lý nước thải, nơi xử lý hoặc trạm tập kết chất thải rắn (nếu có) và các công trình khác.

  • Mô tả chi tiết, cụ thể về công nghệ thi công, công nghệ sản xuất, công nghệ vận hành từng hạng mục công trình của dự án, kèm theo sơ đồ minh họa. Trên các sơ đồ minh họa này phải chỉ rõ các yếu tố môi trường có khả năng phát sinh, như: nguồn chất thải và các yếu tố gây tác động khác (nếu có).

  • Liệt kê đầy đủ các loại máy móc, thiết bị cần có của dự án kèm theo chỉ dẫn về nước sản xuất, năm sản xuất và hiện trạng mới hay cũ, còn bao nhiêu phần trăm (nếu có)

  • Liệt kê đầy đủ thành phần và tính chất của các loại nguyên, nhiên, vật liệu (đầu vào) và các chủng loại sản phẩm (đầu ra) của dự án kèm theo chỉ dẫn về tên thương hiệu và công thức hóa học (nếu có).

  • Mô tả chi tiết về tiến độ thực hiện các hạng mục công trình của dự án từ khi bắt đầu cho đến khi hoàn thành và đi vào vận hành chính thức.

  • Tổng mức đầu tư và nguồn vốn đầu tư của dự án, trong đó, chỉ rõ mức đầu tư cho hoạt động bảo vệ môi trường của dự án.

  • Tổ chức quản lý và thực hiện dự án.

Chương 2.

ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, MÔI TRƯỜNG VÀ KINH TẾ – XÃ HỘI

2.1. Điều kiện tự nhiên và môi trường:

– Điều kiện về địa lý, địa chất: chỉ đề cập và mô tả những đối tượng, hiện tượng, quá trình bị tác động bởi dự án (đối với dự án có làm thay đổi các yếu tố địa lý, cảnh quan; dự án khai thác khoáng sản và dự án liên quan đến các công trình ngầm thì phải mô tả một cách chi tiết); chỉ dẫn nguồn tài liệu, dữ liệu tham khảo, sử dụng.

– Điều kiện về khí tượng – thủy văn/hải văn:

– Điều kiện khí tượng: trình bày rõ các đặc trưng khí tượng có liên quan đến dự án (nhiệt độ không khí, độ ẩm, vận tốc gió, hướng gió, tần suất gió, nắng và bức xạ, lượng mưa, bão và các điều kiện về khí tượng dị thường khác); chỉ rõ độ dài chuỗi số liệu; nguồn tài liệu, dữ liệu tham khảo, sử dụng;

– Điều kiện thủy văn/hải sản: trình bày rõ các đặc trưng thủy văn/hải văn có liên quan đến dự án (mực nước, lưu lượng, tốc độ dòng chảy và các điều kiện về thủy văn/hải văn khác); chỉ rõ độ dài chuỗi số liệu; nguồn tài liệu, dữ liệu tham khảo, sử dụng.

– Hiện trạng các thành phần môi trường tự nhiên: chỉ đề cập và mô tả những thành phần môi trường bị tác động trực tiếp bởi dự án, như: môi trường không khí tiếp nhập trực tiếp nguồn khí thải của dự án (lưu ý hơn đến những vùng bị ảnh hưởng theo các hướng gió chủ đạo), nguồn nước tiếp nhận trực tiếp nước thải của dự án, đất, trầm tích và hệ sinh vật chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi chất thải và các yếu tố khác của dự án.

Đối với môi trường không khí, nước, đất và trầm tích đòi hỏi như sau:

  • Chỉ dẫn rõ ràng các số liệu đo đạc, phân tích tại thời điểm tiến hành ĐTM về chất lượng môi trường (lưu ý: các điểm đo đạc, lấy mẫu phải có mã số, có chỉ dẫn về thời gian, địa điểm, đồng thời, phải được thể hiện bằng các biểu, bảng rõ ràng và được minh họa bằng sơ đồ bố trí các điểm trên nền bản đồ khu vực. Các điểm đo đạc, lấy mẫu ít nhất phải là các điểm bị tác động trực tiếp bởi dự án. Việc đo đạc, phân tích phải tuân thủ quy trình, quy phạm quan trắc, phân tích môi trường; kết quả quan trắc, phân tích môi trường phải được hoàn thiện và được xác nhận của các đơn vị có chức năng theo quy định của pháp luật);

Nhận xét về mức độ ô nhiễm không khí, nước, đất và trầm tích so với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật môi trường. Nhận định về nguyên nhân, nguồn gốc ô nhiễm. Trong trường hợp có đủ cơ sở dữ liệu về môi trường, đánh giá sơ bộ về sức chịu tải của môi trường ở khu vực dự án theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật môi trường.

2.2. Điều kiện kinh tế – xã hội:

– Điều kiện về kinh tế: chỉ đề cập đến những hoạt động kinh tế (công nghiệp, nông nghiệp, giao thông vận tải, khai khoáng, du lịch, thương mại, dịch vụ và các ngành khác) trong khu vực dự án và vùng kế cận bị tác động bởi dự án; chỉ dẫn nguồn tài liệu, dữ liệu tham khảo, sử dụng.

– Điều kiện về xã hội: Chỉ đề cập đến những các công trình văn hóa, xã hội, tôn giáo, tín ngưỡng, di tích lịch sử, khu dân cư, khu đô thị và các công trình liên quan khác trong vùng dự án và các vùng kế cận bị tác động bởi dự án; chỉ dẫn nguồn tài liệu, dữ liệu tham khảo, sử dụng.

Chương 3.

ĐÁNH GIÁ CÁC TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

3.1. Đánh giá tác động

  • Việc đánh giá tác động của dự án môi trường tự nhiên và kinh tế – xã hội được thực hiện theo từng giai đoạn (chuẩn bị, xây dựng và vận hành) của dự án và phải được cụ thể hóa cho từng nguồn gây tác động, đến từng đối tượng bị tác động. Mỗi tác động đều phải được đánh giá một cách cụ thể, chi tiết về mức độ, về quy mô không gian và thời gian (đánh giá một cách định tính, định lượng, chi tiết và cụ thể cho dự án đó, không đánh giá một cách chung chung) và so sánh, đối chiếu với các tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy định hiện hành. Trong đó:

+ Nguồn gây tác động có liên quan đến chất thải: tất cả các nguồn có khả năng phát sinh các loại chất thải rắn, lỏng, khí cũng như các loại chất thải khác trong quá trình triển khai thực hiện dự án;

+ Nguồn gây tác động không liên quan đến chất thải: tất cả các nguồn gây tác động không liên quan đến chất thải, như: xói mòn, trượt, sụt, lở, lún đất; xói lở bờ sông, bờ suối, bờ hồ, bờ biển; bồi lắng lòng sông, lòng suối, lòng hồ, đáy biển; thay đổi mực nước mặt, nước ngầm; xâm nhập mặn; xâm nhập phèn; biến đổi vi khí hậu; suy thoái các thành phần môi trường; biến đổi đa dạng sinh học và các nguồn gây tác động khác;

+ Đối tượng bị tác động: tất cả các đối tượng tự nhiên, kinh tế, văn hóa, xã hội, tôn giáo, tín ngưỡng, di tích lịch sử và các đối tượng khác trong vùng dự án và các vùng kế cận bị tác động bởi từng nguồn gây tác động liên quan đến chất thải, từng nguồn gây tác động không liên quan đến chất thải trong các giai đoạn của dự án (chuẩn bị, xây dựng và vận hành) và bởi các rủi ro, sự cố môi trường trong quá trình xây dựng và vận hành của dự án.

– Dự báo những rủi ro, sự cố môi trường do dự án gây ra: chỉ đề cập đến những rủi ro, sự cố có thể xảy ra bởi dự án trong quá trình xây dựng và vận hành của dự án.

3.2. Nhận xét về mức độ chi tiết, độ tin cậy của các đánh giá:

Nhận xét khách quan về mức độ chi tiết, độ tin cậy của các đánh giá về các tác động môi trường, các rủi ro, sự cố môi trường có khả năng xảy ra khi triển khai dự án và khi không triển khai dự án. Đối với những vấn đề còn thiếu độ tin cậy cần thiết, phải nêu rõ các lý do khách quan và các lý do chủ quan (như thiếu thông tin, dữ liệu; số liệu, dữ liệu hiện có đã bị lạc hậu; số liệu, dữ liệu tự tạo lập chưa có đủ độ chính xác, tin cậy; thiếu hoặc độ tin cậy của phương pháp đánh giá có hạn; trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ về ĐTM có hạn; các nguyên nhân khác).

Chương 4.

BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG XẤU, PHÒNG NGỪA VÀ ỨNG PHÓ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG

Các biện pháp giảm thiểu tác động xấu, phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường phải được thể hiện đối với từng giai đoạn (chuẩn bị, xây dựng và vận hành) của dự án, từng đối tượng bị tác động như đã nêu trong mục 3.1 và phải là các biện pháp cụ thể, có tính khả thi sẽ được áp dụng trong suốt quá trình thực hiện dự án.

4.1. Đối với các tác động xấu:

  • Mỗi loại tác động xấu đến các đối tượng tự nhiên và kinh tế – xã hội đã xác định đều phải có kèm theo biện pháp giảm thiểu tương ứng, có lý giải rõ ràng về ưu điểm, nhược điểm, mức độ khả thi, hiệu suất/hiệu quả xử lý. Trong trường hợp việc triển khai các biện pháp giảm thiểu của dự án liên quan đến nhiều cơ quan, tổ chức, phải kiến nghị cụ thể tên các cơ quan, tổ chức đó và đề xuất phương án phối hợp cùng giải quyết.

  • Phải chứng minh được rằng, sau khi áp dụng biện pháp giảm thiểu, các tác động xấu sẽ được giảm đến mức nào, có so sánh, đối chiếu với các tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy định hiện hành. Trường hợp bất khả kháng, phải nêu rõ lý do và có những kiến nghị cụ thể để các cơ quan liên quan có hướng giải quyết, quyết định.

4.2. Đối với sự cố môi trường:

Đề xuất một phương án chung về phòng ngừa và ứng phó sự cố, trong đó nêu rõ:

  • Nội dung, biện pháp mà chủ dự án chủ động thực hiện trong khả năng của mình; nhận xét, đánh giá về tính khả thi và hiệu quả;

  • Nội dung, biện pháp cần phải có sự hợp tác, giúp đỡ của các cơ quan nhà nước và các đối tác khác;

  • Những vấn đề bất khả kháng và kiến nghị hướng xử lý.

Chương 5.

CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ VÀ GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG

5.1. Chương trình quản lý môi trường:

Đề ra một chương trình nhằm quản lý các vấn đề bảo vệ môi trường trong quá trình chuẩn bị, xây dựng các công trình của dự án và trong quá trình dự án đi vào vận hành. Chương trình quản lý môi trường được xây dựng trên cơ sở tổng hợp từ các chương 1, 3, 4 dưới dạng bảng, bao gồm các thông tin về: các hoạt động của dự án trong quá trình chuẩn bị, xây dựng và vận hành; các tác động môi trường; các biện pháp giảm thiểu tác động có hại (các công trình xử lý và quản lý chất thải kèm theo chỉ dẫn cụ thể về chủng loại và đặc tính kỹ thuật; công trình xử lý môi trường đối với các yếu tố khác ngoài chất thải; các biện pháp phòng chống sự cố môi trường; các biện pháp phục hồi môi trường nếu có; chương trình giáo dục, đào tạo về môi trường và các biện pháp giảm thiểu các tác động có hại khác); kinh phí thực hiện; thời gian biểu thực hiện và hoàn thành; cơ quan thực hiện và cơ quan giám sát thực hiện chương trình quản lý môi trường.

5.2. Chương trình giám sát môi trường:

Đề ra chương trình nhằm giám sát các chất thải phát sinh trong suốt quá trình chuẩn bị, xây dựng và vận hành của dự án:

5.2.1. Giám sát chất thải: đòi hỏi phải giám sát lưu lượng/tổng lượng thải và giám sát những thông số ô nhiễm đặc trưng cho chất thải của dự án theo tiêu chuẩn, quy chuẩn hiện hành của Việt Nam, với tần suất tối thiểu 03 (ba) tháng một lần. Các điểm giám sát phải được thể hiện cụ thể trên sơ đồ với chú giải rõ ràng và tọa độ theo quy chuẩn hiện hành.

Đối với các dự án phát sinh nguồn nước thải, khí thải lớn, tiềm ẩn nguy cơ gây ô nhiễm môi trường ở mức độ cao, phải có phương án thiết kế và lắp đặt các thiết bị đo lưu lượng và quan trắc tự động, liên tục các thông số ô nhiễm đặc trưng trong chất thải để cơ quan thẩm định và phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường xem xét, quyết định.

5.2.2. Giám sát môi trường xung quanh: chỉ giám sát những thông số ô nhiễm đặc trưng cho dự án theo tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy định hiện hành của Việt Nam trong trường hợp tại khu vực thực hiện dự án không có các trạm, điểm giám sát chung của cơ quan nhà nước, với tần suất tối thiểu 06 (sáu) tháng một lần. Các điểm giám sát phải được thể hiện cụ thể trên sơ đồ với chú giải rõ ràng và tọa độ theo quy chuẩn hiện hành.

5.2.3. Giám sát khác: chỉ phải giám sát các yếu tố: xói mòn, trượt, sụt, lở, lún đất; xói lở bờ sông, bờ suối, bờ hồ, bờ biển; bồi lắng lòng sông, lòng suối, lòng hồ, đáy biển; thay đổi mực nước mặt, nước ngầm; xâm nhập mặn; xâm nhập phèn; và các tác động tới các đối tượng tự nhiên và kinh tế – xã hội khác (nếu có) với tần suất phù hợp nhằm theo dõi được sự biến đổi theo không gian và thời gian của các yếu tố này. Các điểm giám sát phải được thể hiện cụ thể trên sơ đồ với chú giải rõ ràng và tọa độ theo quy chuẩn hiện hành.

Chương 6.

THAM VẤN Ý KIẾN CỘNG ĐỒNG

6.1. Ý kiến của Ủy ban nhân dân cấp xã.

6.2. Ý kiến của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cấp xã.

(Các điểm 6.1 và 6.2 này được thể hiện theo yêu cầu nêu tại mục 2 Phần III của Thông tư này).

6.3. Ý kiến phản hồi và cam kết của chủ dự án trước các ý kiến của Ủy ban nhân dân cấp xã và Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cấp xã:

Đối với từng nội dung ý kiến, yêu cầu của Ủy ban nhân dân cấp xã và Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cấp xã, chủ dự án cần nêu rõ quan điểm của mình đồng ý hay không đồng ý; trường hợp đồng ý thì cần nêu rõ các cam kết của chủ dự án để đáp ứng ý kiến, yêu cầu này được trình bày ở nội dung (chương, mục) nào của báo cáo; trường hợp không đồng ý thì cần nêu rõ lý do tại sao.

KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ VÀ CAM KẾT

  1. Kết luận:

Phải có kết luận về những vấn đề, như: đã nhận dạng và đánh giá được hết những tác động chưa, những vấn đề gì còn chưa dự báo được; đánh giá tổng quát về mức độ, quy mô của những tác động đã xác định; mức độ khả thi của các biện pháp giảm thiểu tác động xấu và phòng chống, ứng phó các sự cố, rủi ro môi trường; những tác động tiêu cực nào không thể có biện pháp giảm thiểu vì vượt quá khả năng cho phép của chủ dự án và nêu rõ lý do.

  1. Kiến nghị:

Kiến nghị với các cấp, các ngành liên quan giúp giải quyết những vấn đề vượt khả năng giải quyết của dự án.

  1. Cam kết:

Các cam kết của chủ dự án về việc thực hiện chương trình quản lý môi trường, chương trình giám sát môi trường như đã nêu trong Chương 5 (bao gồm các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật môi trường mà dự án bắt buộc phải áp dụng); thực hiện các cam kết với cộng đồng như đã nêu tại mục 6.3 Chương 6 của báo cáo ĐTM; tuân thủ các quy định chung về bảo vệ môi trường có liên quan đến các giai đoạn của dự án, gồm:

  • Các cam kết về các giải pháp, biện pháp bảo vệ môi trường sẽ thực hiện và hoàn thành trong các giai đoạn chuẩn bị và xây dựng đến thời điểm trước khi dự án đi vào vận hành chính thức;

  • Các cam kết về các giải pháp, biện pháp bảo vệ môi trường sẽ được thực hiện trong giai đoạn từ khi dự án đi vào vận hành chính thức cho đến khi kết thúc dự án;

  • Cam kết về đền bù và khắc phục ô nhiễm môi trường trong trường hợp các sự cố, rủi ro môi trường xảy ra do triển khai dự án;

  • Cam kết phục hồi môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường sau khi dự án kết thúc vận hành.

 

PHỤ LỤC

Đính kèm trong Phụ lục của báo cáo đánh giá tác động môi trường các loại tài liệu sau đây:

  • Bản sao các văn bản pháp lý liên quan đến dự án;

  • Các sơ đồ (bản vẽ, bản đồ) khác liên quan đến dự án nhưng chưa được thể hiện trong các chương trình của báo cáo đánh giá tác động môi trường;

  • Các phiếu kết quả phân tích các thành phần môi trường (không khí, tiếng ồn, nước, đất, trầm tích, tài nguyên sinh học ….) có chữ ký kèm theo họ tên, chức danh của Thủ trưởng cơ quan phân tích và đóng dấu;

  • Bản sao các văn bản liên quan đến tham vấn cộng đồng và các phiếu điều tra xã hội học (nếu có);

  • Các hình ảnh liên quan đến khu vực dự án (nếu có);

  • Các tài liệu liên quan khác (nếu có).

 

 

Tham khảo thêm:

Mẫu Quy chế tổ chức và hoạt động của Ban giám đốc Công ty Cổ phần

QUY CHẾ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA BAN GIÁM ĐỐC CÔNG TY CỔ PHẦN

QUY CHẾ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA BAN GIÁM ĐỐC CÔNG TY CỔ PHẦN

(Ban hành kèm theo Quyết định số : ………../ QĐ/HĐQT ngày …. tháng ….. năm …..của

      Hội đồng quản trị Công ty cổ phần …………….)     

 

Điều 1: MỤC ĐÍCH VÀ NGUYÊN TẮC

1.1 Quy chế hoạt động của Ban giám đốc Công ty cổ phần ……… (Sau đây gọi tắt là “Quy chế”)được xây dựng trên cơ sở Điều lệ của Công ty nhằm quy định cụ thể nguyên tắc hoạt động, cơ cấutổ chức của Ban Giám đốc, quyền hạn và nhiệm vụ của từng thành viên Ban Giám đốc;

1.2 Quy chế này được áp dụng trong mọi hoạt động của Ban Giám đốc và các thành viên của BanGiám đốc. Nếu có bất kỳ điều khoản nào trong Quy chế này mâu thuẫn với Điều lệ Công ty thì các quyđịnh của Điều lệ sẽ được áp dụng;

1.3 Các thuật ngữ dùng trong Quy chế này cũng có nghĩa như được định nghĩa trong Điều lệ

và Quy chế hoạt động của Hội đồng quản trị (Sau đây gọi tắt là “HĐQT”) của Công ty.

Điều 2: NGUYÊN TẮC HOẠT ĐỘNG

2.1 Ban Giám đốc hoạt động theo chế độ thủ trưởng. Giám đốc chịu trách nhiệm điều hành mọi hoạtđộng hàng ngày của Công ty, là đại diện của Công ty trước pháp luật. Giám đốc phải chịu tráchnhiệm trước HĐQT Công ty và trước pháp luật về việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mìnhđược quy định trong Điều lệ tổ chức và hoạt động của Công ty và trong Quy chế này;

2.2 Phó giám đốc, Kế toán trưởng là thành viên Ban Giám đốc của Công ty, chịu trách nhiệm giúpviệc cho Giám đốc theo các nhiệm vụ được Giám đốc phân công hoặc uỷ quyền như quy định tại Quychế này.

Điều 3: CƠ CẤU TỔ CHỨC, TIÊU CHUẨN CỦA THÀNH VIÊN BAN GIÁM ĐỐC

3.1 Thành viên của Ban Giám đốc bao gồm: Giám đốc, Các phó Giám đốc và Kế toán trưởng.

  1. 2 Các thành viên Ban Giám đốc do HĐQT bổ nhiệm hoặc bãi miễn với đa số phiếu bằng thể thức trực tiếp bỏ phiếu hoặc biểu quyết.
  2. 3 Trong trường hợp đột xuất có vị trí thành viên BGĐ bị bỏ trống, Chủ tịch HĐQT có thể bổ nhiệm tạm thời một người thay thế và phải đệ trình HĐQT trong cuộc họp liền tiếp thông qua hoặc bổ nhiệmngười khác.
  3. 4 Tiêu chuẩn và điều kiện bổ nhiệm thành viên Ban Giám đốc được quy định như sau:
  4. 4 .1 Giám đốc là người do HĐQT bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật và phải

đáp ứng đủ các điều kiện sau:

  • Có trình độ học vấn từ Đại học trở lên thuộc các ngành kinh tế – kỷ thụật có liên quan đến họat động chủ yếu của công ty,

  • Có năng lực kinh doanh và tổ chức quản lý doanh nghiệp có hiểu biết pháp luật.

  • Có ít nhất 3 năm kinh nghiệm trong ngành nghề kinh doanh chủ yếu của công ty.

  • Có sức khỏe, có phẩm chất, đạo đức tốt, trung thực, liêm khiết.

  • Không thuộc các đối tượng cấm của Pháp luật: những người vị thành niên, người không đủ năng lựchành vi, người đã bị kết án tù, người đang thi hành hình phạt tù, nhân viên lực lượng vũ trang, vàngười đã bị phán quyết là đã làm cho công ty mà họ từng lãnh đạo trước đây bị phá sản.

  • Không kiêm nhiệm bất cứ một chức vụ quản lý, điều hành nào tại các tổ chức kinh tế khác trừ trườnghợp được HĐQT Công ty cử tham gia quản lý tại các D oanh nghiệp có vốn góp của Công ty;

  • Nhiệm kỳ của Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc không quá 5 năm, có thể bổ nhiệm lại với số

nhiệm kỳ không hạn chế.

3 .4.2. Phó giám đốc là người giúp việc cho Giám đốc, do HĐQT bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật theo đề nghị của Giám đốc; và phải đáp ứng đủ các điều kiện sau:

  • Có trình độ học vấn từ Đại học trở lên thuộc các ngành kinh tế – kỷ thụật có liên quan đến họat động chủ yếu của công ty,

  • Có năng lực kinh doanh và tổ chức quản lý doanh nghiệp, có hiểu biết pháp luật.

  • Có ít nhất 3 năm kinh nghiệm trong ngành nghề kinh doanh chủ yếu của công ty.

  • Có sức khỏe, có phẩm chất, đạo đức tốt, trung thực, liêm khiết.

  • Không thuộc các đối tượng cấm của Pháp luật: những người vị thành niên, người không đủ năng lựchành vi, người đã bị kết án tù, người đang thi hành hình phạt tù, nhân viên lực lượng vũ trang, vàngười đã bị phán quyết là đã làm cho công ty mà họ từng lãnh đạo trước đây bị phá sản.

  • Không kiêm nhiệm bất cứ một chức vụ quản lý, điều hành nào tại các tổ chức kinh tế khác trừ trườnghợp được HĐQT Công ty cử tham gia quản lý tại các doanh nghiệp có vốn góp của Công ty;

Nhiệm kỳ của phó giám đốc hoặc phó tổng giám đốc không quá 5 năm, có thể bổ nhiệm lại với sốnhiệm kỳ không hạn chế.

3.4.3 Kế toán trưởng do Hội đồng quản trị bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng hoặc kỷ luật theo đềnghị của Giám đố c và phải đáp ứng đủ các điều kiện sau:

  • Có đủ năng lực pháp lý và năng lực hành vi theo quy định của pháp luật;

  • Có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, trung thực, liêm khiết, có ý thức chấp hành và đấu tranh bảovệ nguyên tắc, chính sách, chế độ kinh tế, tài chính và pháp luật của Nhà nước

  • Có chuyên môn, nghiệp vụ về công tác kế toán và có trình độ đại học chuyên ngành kinh tế kế toán trở lên;

  • Có thời gian công tác thực tế về kế toán ít nhất là hai năm trở lên.

  • Có Chứng chỉ bồi dưỡng Kế toán trưởng;

  • Không thuộc đối tượng những người không được làm kế toán tröôûng theo quy định tại

Điều 51 của Luật Kếtoán.

  • Nhiệm kỳ của Kế toán trưởng không quá 5 năm, có thể bổ nhiệm lại với số nhiệm kỳ

không hạnchế.

Điều 4: QUYỀN HẠN VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA GIÁM ĐỐC

4.1 Chịu trách nhiệm cao nhất trong việc tổ chức, điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanhhàng ngày của Công ty. Giám đốc thực hiện quyền hạn, nhiệm vụ của mình phù hợp với luaät, vôùi quy định của Điều lệ Công ty và Quy chế này.

4.1.1 Tổ chức thực hiện các Nghị quyết, Quyết định của HĐQT, chỉ đạo thực hiện kế hoạch kinh doanhvà phương án đầu tư đã được HĐQT phê duyệt. Trong trường hợp không đồng ý với Nghị quyết,Quyết định của HĐQT, Giám đốc vẫn có trách nhiệm thực hiện Nghị quyết, quyết định của HĐQTnhưng có quyền bảo lưu ý kiến của mình và trình Đại hội đồng cổ đông xem xét trong phiên họp gầnnhất;

4.1.2 Khi thấy Nghị quyết, quyết định của HĐQT trái pháp luật, trái Điều lệ Công ty, Giám đốc có tráchnhiệm báo cáo để HĐQT thay đổi quyết định. Trong trường hợp HĐQT không thay đổi quyết định,Giám đốc có quyền từ chối thực hiện những Nghị quyết, Quyết định trái pháp luật đó của HĐQT.Khi từ chối thực hiện Nghị quyết, Quyết  định  của HĐQT, Giám đốc có trách nhiệm thông báo ngay với Ban kiểm soát.

4.1.3 Xây dựng kế hoạch, phương án kinh doanh hàng năm hoặc dự án đầu tư của Công ty trìnhHĐQT quyết định. Phê duyệt kế hoạch, phương án hoạt động kinh doanh của các bộ phận trong Công ty do Phó giám đốc trình;

4.1.4 Thay mặt HĐQT quản lý toàn bộ vốn, tài sản của Công ty, chịu trách nhiệm bảo toàn và pháttriển vốn theo đúng thẩm quyền được quy định tại Điều lệ của Công ty và Quy chế này;

4.1.5 Quyết định giá mua, giá bán nguyên liệu và các sản phẩm ( trừ những sản phẩm dịch vụ do nhànước quy định ).

4.1.6 Quyết định các biện pháp tuyên truyền quảng cáo, tiếp thị, các biện pháp mở rộng sản xuất.

4.1.7 Quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỹ luật đối với các cán bộ nhân viên dưới quyền.

4.1.8 Ký kết các hợp đồng kinh tế theo luật định.

4.1.9 Đại diện Công ty trong việc khởi kiện các vụ án có liên quan đến quyền lợi của công ty theo sựủy quyền của HĐQT ủy quyền bằng văn bản.

4.1.10 Kiến nghị phương án cơ cấu tổ chức & quy chế quản lý Công ty. Quyết định về việc tuyển dụnglao động, Quyết định tiền lương và phụ cấp đối với người lao động trong Công ty kể cả người quản lýthuộc thẩm quyền bổ nhiệm của Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc.

4.1.11 Kiến nghị phương án trả cổ tức hoặc xử lý lỗ trong kinh doanh. Các quyền và nhiệm vụ kháctheo quy định của pháp luật và Điều lệ của Công ty, nếu điều hành trái pháp luật, trái với Điều lệCông ty và trái với quyết định của HĐQT, gây thiệt hại cho Công ty thì Giám đốc hoặc Tổng Giámđốc phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và phải bồi thường thiệt hại cho Công ty. Giám đốc, TổngGiám đốc phải chịu trách nhiệm trước pháp luật, nếu tiết lộ thông tin bí mật của Công ty.

4.1.12 Tổ chức, điều hành hoạt động kinh doanh để hoàn thành chỉ tiêu hàng năm về kinh tế, chính trị-xã hội của Công ty theo kế hoạch đã được HĐQT giao;

4.1.13 Có quyền tuyển dụng thư ký, trợ lý giúp việc, quyền được thuê tổ chức tư vấn, chuyên giahỗ trợ công việc.

4.1.14 Chế độ phân công trách nhiệm trong các PGĐ do Giám đốc quyết định và được thông quatập thể bằng một quyết định. Việc phân công trách nhiệm cho các PGĐ có thể được điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp với tình hình thực tế hoạt động của Công ty theo từng thời kỳ. Giám đốc có thểthay đổi các nội dung đã được phân công khi xét thấy cần thiết hoặc có sự điều chỉnh lĩnh vực phâncông theo dõi trong các PGĐ. Việc điều chỉnh này phải có sự trao đổi bàn bạc trước với HĐQT liênquan và nội dung sửa đổi phải được thông qua bằng Nghị quyết

4.1.15 Trong lĩnh vực tổ chức hành chính Công ty:

  • Giám đốc tổ chức các phòng ban của Công ty, quyết định cơ cấu tổ chức, nhân sự và nhiệm vụhoạt động kinh doanh của các phòng ban trong Công ty. Kiến nghị với HĐQT cơ cấu tổ chức và các quy chế quản lý các chi nhánh, văn phòng đại diện của Công ty;

  • Ban hành nội quy lao động của Công ty và phê duyệt nội quy, quy chế quản lý nội bộ của các bộ phận trong Công ty (nếu có);

  • Điều hành hoạt động hành chính hiệu quả giữa các phòng ban để phục vụ công tác của HĐQT,công tác chính trị – xã hội khác. Phối hợp hoạt động tốt giữa Công ty với các đơn vị thành viên, các Công ty khác có hợp tác với Công ty;

  • Đề xuất và trình HĐQT quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật, mức lương, phụcấp của các chức danh thuộc thẩm quyền quản lý của HĐQT.

4.1. 16 Trong lĩnh vực lao động tiền lương:

  • Xây dựng và trình HĐQT phương án trả lương, thưởng hệ số lương cho tập thể, cá nhân người lao động theo kết quả kinh doanh của Công ty;

  • Xây dựng và trình HĐQT kế hoạch tuyển dụng, phương án sử dụng nguồn nhân lực phù hợp vớikế hoạch đầu tư, kinh doanh, đào tạo của Công ty. Quyết định việc thuê chuyên gia chuyên ngành kỹthuật, xin chấp thuận của HĐQT khi thuê chuyên gia nước ngoài, Việt kiều;

  • Ký hoặc uỷ quyền cho Phó giám đốc ký và giải quyết các vấn đề liên quan đến Hợp đồng lao độngvới nhân viên (trừ các chức danh thuộc thẩm quyền của HĐQT );

  • Kiến nghị việc bổ nhiệm, bãi nhiệm, khen thưởng và kỷ luật, chấm dứt Hợp đồng lao động

đối với trường hợp nhân viên thuộc thẩm quyền quản lý của HĐQT.

4.1.17 Được quyền ký các Hợp đồng có giá trị nhỏ hơn 09 tỷ đồng. Đối với các Hợp đồng có giá trịlớn hơn, Giám đốc lập tờ trình đề nghị Chủ tịch HĐQT ký hoặc ủy quyền cho Giám đốc ký hợpđồng;

4.1.18 Quyết định việc ký uỷ quyền cho Phó giám đốc ký các Hợp đồng và giao dịch dưới

đây:

  • Hợp đồng kinh tế có giá trị bằng hoặc nhỏ hơn 200 triệu đồng;

  • Các khoản chi đột xuất của Công ty không quá 1 0 triệu đồng;

  • Chi phí giao dịch và tiếp khách không quá 0 3 triệu đồng;

4.1.19 Triệu tập và chủ trì các cuộc họp thường lệ và bất thường của Ban giám đốc; Chuẩn bị chương trình, nội dung, các tài liệu phục vụ cuộc họp.

4.1.20 Yêu cầu Chủ tịch HĐQT triệu tập phiên họp bất thường để giải quyết công việc khẩn cấp củaCông ty. Khi đó, Giám đốc phải thông báo trước về nội dung chương trình nghị sự dự kiến cần giảiquyết tại cuộc họp và gửi các tài liệu cần thiết ( nếu có ) đến Chủ tịch HĐQT và các thành viênHĐQT trước phiên họp HĐQT ít nhất là (01) ngày.

4.1.21 Chế độ báo cáo của Giám đốc:

  • Báo cáo bằng văn bản cho HĐQT hàng quý và hàng năm về tình hình hoạt động và tài chính củaCông ty , các báo cáo này phải được gửi cho HĐQT. Nội dung báo cáo bao gồm kết quả hoạt độngkinh doanh, kế hoạch kinh doanh cho thời gian tiếp theo (tài chính, tổ

chức nhận sự, các hoạt động khác ) và đề xuất, kiến nghị xin phê duyệt của HĐQT (nếu có);

  • Báo cáo tổng hợp của Ban giám đốc trong phiên họp giao ban hàng tháng của Công ty về

tình hình hoạt động, tài chính và vấn đề tổ chức quản lý hoạt động trong Công ty;

  • Ngoài ra, Giám đốc phải báo cáo đột xuất theo yêu cầu của HĐQT. Việc thực hiện các báo cáo trên phải được lập thành văn bản;

  • Báo cáo của Giám đốc phải trung thực chính xác và Giám đốc chịu trách nhiệm trước

HĐQT và trước Pháp luật về các nội dung được đề cập trong các bản báo cáo;

4.1.22 Ngoài những công việc phải trình HĐQT theo quy định tại Điều lệ Công ty, Giám đốc cóquyền chủ động điều hành sản xuất kinh doanh theo thẩm quyền. Khi có các truờng hợp khẩn cấp(thiên tai, địch hoạ, ho hoạn, sự cố…), Giám đốc được quyền ra quyết định hoặc cho áp dụng cácbiện pháp vượt thẩm quyền của mình nhưng Giám đốc phải chịu trách nhiệm về những quyết định đó,đồng thời phải báo cáo lại cho HĐQT trong vòng (03) ngày kể từ ngày đưa ra quyết định.

4.2 Người đại diện theo uỷquyền

Giám đốc chỉ được uỷ quyền cho Phó giám đốc mà không được uỷ quyền cho bất kỳ người nào khácngoài Phó Giám đốc này theo một trong ba phương thức uỷ quyền sau:

4.2.1 Uỷ quyền toàn quyền: Nếu Giám đốc vì lý do nào đó, vắng mặt tại Công ty quá (30) ngày thìphải có giấy uỷ quyền toàn bộ các công việc thuộc thẩm quyền của Giám đốc cho Phó giám đốc vàbáo cáo bằng văn bản việc uỷ quyền toàn bộ đó cho Chủ tịch HĐQT. Việc ủy quyền chỉ được thựchiện sau khi được HĐQT chấp thuận. Nguời nhận uỷ quyền chịu trách nhiệm trước Giám đốc vàHĐQT về những việc đã làm theo uỷ quyền và phải báo cáo lại cho Giám đốc;

4.2.2 Uỷ quyền vụ việc: Các Hợp đồng kinh tế, các công văn, quyết định và một số công việc cụ thểcủa Công ty được Giám đốc uỷ quyền bằng văn bản cho Phó giám đốc theo lĩnh vực được phân công.Người nhận uỷ quyền không được uỷ quyền lại;

4.2.3 Uỷ quyền theo hình thức phân quyền thường xuyên: phân công chức năng, nhiệm vụ cụ thểđược thể hiện tại Quy chế này. Phó Giám đốc được uỷ quyền theo hình thức phân quyền thườngxuyên được quyền chủ động tổ chức thực hiện các công việc được uỷ quyền. Phó Giám đốc được uỷquyền chịu trách nhiệm trước Giám đốc, HĐQT và trước Pháp luật về các công việc được uỷ quyền. Phó Giám đốc được uỷ quyền không được uỷ quyền lại.

Điều 5: QUYỀN HẠN VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC PHÓ GIÁM ĐỐC

Phó Giám đốc là ngưòi giúp việc cho Giám đốc, được Giám đốc phân công phụ trách quản lý, điềuhành các hoạt động chuyên trách của Công ty, Phó Giám đốc có các quyền hạn và trách nhiệm sau:

5.1 Thực hiện các quyền hạn và trách nhiệm của Giám đốc thông qua việc uỷ quyền toàn bộ

hoặc từng vụ việc cụ thể trong trường hợp được Giám đốc uỷ quyền;

5.2 Quyền tổ chức, điều hành và quản lý các hoạt động sản xuất kinh doanh theo sự phân công củaGiám đốc và chịu trách nhiệm trước Giám đốc về kết quả hoạt động;

5.3 Quyền tham gia, thảo luận và biểu quyết các vấn đề tại các phiên họp của Ban giám đốc. Quyềnđược bảo lưu ý kiến khác với quyết định của Giám đốc hoặc Ban giám đốc. Trong trường hợp pháthiện thấy quyết định của Giám đốc không phù hợp với các quy định của Pháp luật, Điều lệ Côngty, Nghị quyết, quyết định của HĐQT, Phó  Giám  đốc có trách nhiệm báo cáo lại Giám đốc để sửachữa hoặc thay thế. Trường hợp Giám đốc không thay đổi quyết định, Phó Giám đốc có trách nhiệmbáo cáo Chủ tịch HĐQT xem xét quyết định;

5.4 Quyền ký các loại Hợp đồng và các khoản chi tiêu: Phó Giám đốc được phép ký các hợp đồng vàquyết định các khoản chi tiêu theo thẩm quyền và mức được Giám đốc phân công hoặc ủy quyềntheo quy định tại Điều 4.1.18 của Quy chế này. Các đề án, Hợp đồng lớn có tính chất phức tạp thì phải có ý kiến của các chuyên gia tư vấn trước khi trình lên Giám đốc;

5.5 Thường xuyên báo cáo Giám đốc về những công việc thực hiện được Giám đốc phân công. Có trách nhiệm chuẩn bị dự thảo của các đề án, hợp đồng, quyết định, văn bản, tài liệu liên quan đến lĩnhvực mình được phân công phụ trách trình lên Giám đốc theo lịch phân công công việc hoặc theo thời gian yêu cầu cụ thể của Giám đốc;

5.6 Đề xuất các vấn đề tổ chức nhân sự, tiền lương của các bộ phận do mình phụ trách để Giámđốc ký quyết định. Có trách nhiệm giải trình, thảo luận với Giám đốc về các vấn đề được đề cập trong các văn bản mà mình chuẩn bị;

5.7 Thay mặt Giám đốc cung cấp thông tin cho các cổ đông, trực tiếp hoặc phân công cho nhân viêncủa bộ phận mình phụ trách tiếp xúc với giới báo chí theo lịch phân công công việc của Giám đốc.Chịu trách nhiệm trước Giám đốc về việc công bố thông tin trung thực và tuân thủ quy chế bảo mật của Công ty.

Điều 6: QUYỀN HẠN VÀ NHIỆM VỤ CỦA KẾ TOÁN TRƯỞNG

Kế toán trưởng do HĐQT bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật, chịu trách nhiệm trướcHĐQT và trước  Pháp luật trong việc thực hiện các nhiệm vụ của mình. Kế toán trưởng chịu sự chỉđạo trực tiếp của Giám đốc và thực hiện các công việc theo sự phân công của Giám đốc. Kế toán trưởng có các quyền hạn và nhiệm vụ cụ thể sau:

6.1 Xây dựng và thực hiện hệ thống chứng từ, hệ thống tài khoản, sổ sách kế toán và điều hànhnghiệp vụ kế toán của Công ty theo các quy định hiện hành của pháp luật. Quy trình nghiệp vụ kếtoán phải phù hợp với chế độ kế toán mà Công ty đã đăng ký với cơ quan có thẩm quyền;

6.2 Tổ chức, quản lý và giám sát việc tuân thủ chế độ bảo mật đối với mọi sổ sách chứng từ, thông tintài liệu, số liệu kế toán tài chính. Kế toán trưởng chỉ được phép cung cấp số liệu cho Kiểm soát viênhoặc theo yêu cầu của các đối tượng khác khi có sự đồng ý của Giám đốc;

6.3 Tổ chức, quản lý và giám sát các hoạt động kế toán của các đơn vị bộ phận, chi nhaùnh trongCông ty, chịu trách nhiệm trực tiếp về tính thống nhất, chính xác của các nghiệp vụ kế toán trong toàn Công ty;

6.4 Tham mưu, đề xuất cho Giám đốc nhằm điều hòa về vốn cho các chi nhánh, các xưởng sản xuất, các dự án mà Công ty đầu tư;

6.5 Các báo cáo tài chính của Giám đốc phải có sự xác nhận của Kế toán trưởng. Kế toán trưởngvà Giám đốc cùng xác nhận và chịu trách nhiệm về các báo cáo tài chính đó;

6.6 Đề xuất cho Giám đốc về các quy chế vay mượn, cầm cố thế chấp, mua bán tài sản theo quy địnhcủa pháp luật. Có trách nhiệm giúp Giám đốc quản lý mọi nguồn vốn, tài sản của Công ty theo đúngquy định của pháp luật;

6.7 Kế toán trưởng chịu trách nhiệm cao nhất về tính trung thực của các số liệu ghi trong sổ sách,chứng từ trước Giám đốc và HĐQT. Khi có lỗi kỹ thuật phải sửa lại các số liệu trong sổ sách kế toánphải theo đúng các quy định hiện hành. Kế toán trưởng chịu trách nhiệm về tính đúng đắn của việcsửa chữa các số liệu này;

6.8 Khi có lệnh của Giám đốc thì Kế toán trưởng phải có nghĩa vụ chấp hành. Nếu thấy lệnh đó có bấtkỳ vấn đề nào chưa rõ ràng hoặc có dấu hiệu vi phạm nguyên tắc tài chính thì Kế toán trưởng vẫnphải chấp hành nhưng được  quyền báo cáo trực tiếp cho HĐQT hoặc Trưởng Ban kiểm soát;

6.9 Chịu trách nhiệm cùng với Giám đốc lập các báo cáo tài chính như sau:

6.9.1 Báo cáo kết quả hoạt động SXKD năm, Bảng can đối kế toán, Bảng can đối số phát sinh,Bảng lưu chuyển tiền tệ, Thuyết minh báo cáo tài chính, Bảng tăng giảm tài sản, Tình hình thực hiệnnghĩa vụ nhà nước, Thuế VAT, Thuê thu nhập, Tình hình tăng giảm nguồn vốn, Chi tiết công nợ,Tăng giảm tài sản, Một số chỉ tiêu đánh giá vv… của Công ty chậm nhất trong vòng 45 ngày sau khikết thúc năm tài chính;

6.9. 2 Các báo cáo hàng tháng lập theo quy định tại Quy chế quản lý tài chính Công ty được lập trong vòng (05) ngày đầu của tháng;

6.9.3 Kế hoạch tài chính cho năm tiếp theo được lập chậm nhất trong vòng (30) ngày đầu năm đểtrình Giám đốc xem xét và gửi HĐQT phê duyệt trước khi trình Đại hội đồng cổ đông phê chuẩn;

6.9.4 Chịu trách nhiệm bảo quaûn các tài liệu, chứng từ liên quan đến hoạt động tài chính kế

toán trong toàn công ty.

Điều 7 : CÁC PHIÊN HỌP CỦA BAN GIÁM ĐỐC

7.1 Ban giám đốc họp thường kỳ mỗi tháng ít nhất một lần. Các phiên họp của Ban giám

đốc được tổ chức theo hình thức giao ban thường kỳ và chế độ họp đột xuất:

7.1.1 Phiên họp giao ban thuờng kỳ: Do Giám đốc triệu tập theo lịch công tác của Công ty; Địa điểmvà thời gian được sắp xếp cho phù hợp với tình hình thực tế do Gíam ñoác ấn định. Thành phầntham dự cuộc họp BGĐ ngoài thành viên BGĐ, có thể mời một số thành viên như ban kiểm soát, Giám đốc các chi nhánh, cán bộ quản lý khác trong Công ty.

7.1.2 Phiên họp bất thường để giải quyết các công việc đột xuất của Công ty, được Giám

đốc triệu tập hoặc theo đề nghị của một trong các thành viên Ban giám đốc.

7.1.3 Các thành viên BGĐ cũng có quyền triệu tập cuộc họp BGĐ có sự tham dự của

HĐQT, ban kieåm soaùt, trong trường hợp Gíam ñoác sai phạm nghiêm trọng.

7.2 Nội dung của các phiên họp Ban giám đốc là tất cả các vấn đề liên quan đến hoạt động sản xuấtkinh doanh của Công ty, các bộ phận, đơn vị thành viên hay các dự án đầu tư, các vấn đề còn tồn tạicủa các phiên họp trước đó hay bất kỳ đề xuất, kiến nghị nào của thành viên Ban giám đốc. Ngoài ratrong phiên họp này, các thành viên Ban giám đốc có nghĩa vụ báo cáo, giải trình các vấn đề thuộc thẩm quyền quản lý của mình.

7.3 Hồ sơ cuộchọp :

7.3.1 Gíam ñoác có trách nhiệm chuyển biên bản cuộc họp của BGĐ cho các thành viên

HĐQT xem xét và đóng góp ý kiến trong thời gian 10 ngày kể từ ngày kết thúc phiên họp.

7.3.2 Biên bản họp BGĐ phải được lập bằng tiếng việt, có đầy đủ chữ ký của các thành viên BGĐ thamdự hợp lệ, đóng dấu giáp lai, lưu tại phòng Gíam ñoác trong thời gian 05 năm kể từ ngày tổ chức cuộchọp.

Điều 8: MỐI QUAN HỆ GIŨA HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ VÀ GIÁM ĐỐC

8.1 Đối với các công việc thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông:

Giám đốc có trách nhiệm chỉ đạo các bộ phận chức năng thực hiện các công việc do HĐQT phân côngđể chuẩn bị các phiên họp thường niên và bất thường của Đại hội đồng cổ đông. Đối với những côngviệc thuộc thẩm quyền quyết định của Đại hội đồng cổ đông, Giám đốc có trách nhiệm chuẩn bị theophân công của HĐQT, báo cáo HĐQT thông qua để HĐQT trình Đại hội đồng cổ đông xem xét quyếtđịnh;

8.2 Đối với các công việc thuộc thẩm quyền của HĐQT:

Giám đốc là người chịu trách nhiệm tổ chức nghiên cứu xây dựng các dự án, laäp caùc kế hoạch,lấy ý kiến của các chuyên gia tư vấn và trình dự thảo lên HĐQT xem xét trong các phiên họp củaHĐQT. Giám đốc có trách nhiệm xây dựng quy trình trình duyệt, báo cáo HĐQT đảm bảo rõ ràngvề hình thức, chính xác về nội dung và phù hợp với các quy định hiện hành của Pháp luật;

Đối với các nội dung đã được HĐQT phê duyệt bằng văn bản, Giám đốc có trách nhiệm trực tiếp chỉ đạo tổ chức thực hiện các Nghị quyết, quyết định của HĐQT;

Giám đốc được ký kết một số các văn bản liên quan theo phân cấp của HĐQT và có trách nhiệm tổ chức thực hiện đề án, kế hoạch sau khi được HĐQT thông qua.

8.3 Việc lập và duyệt kế hoạch, quản lý tài chính, xây dựng đơn giá tiền lương, khoán công việc, chiphí…sẽ do Phó Giám đốc cùng với Trưởng các bộ phận phối hợp xây dựng trình Giám đốc để Giámđốc trình HĐQT phê duyệt theo thẩm quyền.

ĐIỀU 9 THAY ĐỔI THÀNH VIÊN –MIỄN NHIỆM TƯ CÁCH BGĐ :

9.1 Từ chức, từ nhiệm chức danh thành viên BGĐ

9.1.1 Giám đốc, phó Giám đốc , Kế toán Trưởng muốn từ nhiệm chức danh phải có đơn gửi đếnHĐQT. Trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày nhận đơn, HĐQT họp để xem xét và quyết định.

9.1.2 Trong trường hợp Giám đốc bị mất tư cách ban Giám đốc thì người khác tạm thời thay thế vàđược chủ tịch HĐQT bổ nhiệm. Sau đó trong cuộc họp HĐQT liền tiếp sẽ bổ nhiệm chính thức ngườithay thế.

9.1.3 Mọi trường hợp bị khuyết khác do HĐQT quyết định.

9.2 Miễn nhiệm tư cách ban Giám đốc :

9.2.1 Ban Giám đốc bị miễn nhiệm trong các trường hợp sau đây :

  • Bị mất hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.

  • Từ chức

  • Vi phạm nghiêm trọng các quy định trong quy chế hoạt động của BGĐ.

  • Vi phạm các quy định trong điều lệ công ty.

9.2.2 Thành viên BGĐ đương nhiên bị mất tư cách thành viên BGĐ trong các trường hợp sau đây :

  • Mất trí, chết, mất quyền công dân.

  • Không đáp ứng được nhu cầu công việc.

ĐIỀU 10: ĐIỀU KIỆN LÀM VIỆC CỦA BGĐ :

10.1 Phòng tổ chức – hành chính Công ty có trách nhiệm chuyển và nhận tất cả các công văn tài liệu của BGĐ.

10.1.1 Đối với các công văn, quyết định do BGĐ ký phát hành phải được phòng TCHC Công ty lưu trữ bản chính và kịp thời sao gửi cho các phòng ban đơn vị trong Công ty.

10.1.2 Phòng TCHC Công ty cần sao gửi cho HĐQT các tài liệu liên quan về quản lý nhà nước, các quyết định điều hành quan trọng của GĐ và các báo cáo định kỳ của Công ty.

10.2 Tất cả các thành viên BGĐ có thể trực tiếp làm việc với HĐQT công ty.

10.3 Các thành viên BGĐ được hưởng lương, thưởng, phụ cấp, công tác phí… theo quy chế

trả lương và các quy định về chế độ liên quan của Công ty do HĐQT quyết định.

10.4 Các thành viên BGĐ được bố trí phòng làm việc riêng tại trụ sở chính của công ty với

đầy đủ phương tiện làm việc, hội họp và tiếp khách.

Điều 11: SỬA ĐỔI, BỔ SUNG

11.1 Trong quá trình thực hiện, bất kỳ thành viên nào của Ban giám đốc cũng có thể đề xuất với Giámđốc về việc sửa đổi, bổ sung, thay thế những quy định của Quy chế này cho phù hợp với hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty;

11.2 Trong trường hợp các quy định của Điều lệ Công ty liên quan đến Ban giám đốc thay đổi thìQuy chế này cũng phải sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với các thay đổi trong Điều lệ Công ty;

11.3 Giám đốc đề xuất việc sửa đổi, bổ sung thay thế các quy định của Quy chế này để

HĐQT Công ty phêduyệt;

11.4 Bất cứ sửa đổi, bổ sung, thay thế nào trong Quy chế này chỉ có hiệu lực khi được

HĐQT phêduyệt.

Điều 12: HIỆU LỰC CỦA QUY CHẾ

12.1 Quy chế có hiệu lực khi được HĐQT phê duyệt phù hợp với các nguyên tắc hoạt động của HĐQT;

12.2 Quy chế này áp dụng cho tất cả các thành viên của Ban giám đốc.

Điều 13: ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

  1. 1 Các thành viên của Ban giám đốc có trách nhiệm thực hiện đúng Quy chế này;

13.2 Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần ………….. ký và công bố Quy chế này

 

………., ngày ……. tháng ……. năm ……………

T.M HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

Tham khảo thêm:

Mẫu Văn bản đề nghị thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường bổ sung

PHỤ LỤC 11: MẪU VĂN BẢN ĐỀ NGHỊ THẨM ĐỊNH BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG BỔ SUNG
(Ban hành kèm theo Thông tư số 05/2008/TT-BTNMT ngày 08 tháng 12 năm 2008 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường)

PHỤ LỤC 11

MẪU VĂN BẢN ĐỀ NGHỊ THẨM ĐỊNH BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG BỔ SUNG
(Ban hành kèm theo Thông tư số 05/2008/TT-BTNMT ngày 08 tháng 12 năm 2008 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường)

… (1) …
——-

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
————–

Số: …

 

V/v đề nghị thẩm định và phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường bổ sung của Dự án “ …(2) …”

(Địa danh), ngày…  tháng … năm …

Kính gửi: … (3) …

Chúng tôi là: … (1) …, Chủ Dự án: “ … (2) … ”

  • Địa điểm thực hiện Dự án: …

     

  • Địa chỉ liên hệ: …

  • Điện thoại: …; Fax: …; E-mail: …

Xin gửi đến … (3) … những hồ sơ sau:

  • 01 (một) báo cáo đầu tư điều chỉnh/báo cáo kinh tế kỹ thuật điều chỉnh/dự án đầu tư điều chỉnh hoặc tài liệu tương đương của Dự án;

     

  • 07 (bảy) bản báo cáo đánh giá tác động môi trường bổ sung bằng tiếng Việt.

  • 01 (một) bản sao báo cáo đánh giá tác động môi trường kèm theo bản sao (được chứng thực theo quy định của pháp luật) của Quyết định số …/… ngày … tháng … năm … của … (4) … về việc phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của Dự án “ … (5) … ”

Chúng tôi xin bảo đảm về độ trung thực của các số liệu, tài liệu trong các văn bản nêu trên. Nếu có gì sai phạm chúng tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật của Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.

Đề nghị … (3) … thẩm định và cấp quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường bổ sung cho Dự án.

 

 

 

Nơi nhận:

– Như trên;

– Lưu …

(6)

(Ký, ghi họ tên, chức danh, đóng dấu)

Ghi chú:

(1) Cơ quan, doanh nghiệp chủ dự án; (2) Tên đầy đủ của dự án;

(3) Cơ quan tổ chức việc thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) bổ sung;

(4) Cơ quan đã ra quyết định phê duyệt báo cáo ĐTM;

(5) Tên dự án đã được cấp quyết định phê duyệt báo cáo ĐTM;

(6) Thủ trưởng cơ quan, doanh nghiệp chủ dự án.

 

 

Tham khảo thêm:

Mẫu bìa và trang phụ bìa của báo cáo tác động môi trường

PHỤ LỤC 7: MẪU BÌA VÀ TRANG PHỤ BÌA CỦA BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
(Ban hành kèm theo Thông tư số 05/2008/TT-BTNMT ngày 08 tháng 12 năm 2008 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường)

PHỤ LỤC 7

MẪU BÌA VÀ TRANG PHỤ BÌA CỦA BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
(Ban hành kèm theo Thông tư số 05/2008/TT-BTNMT ngày 08 tháng 12 năm 2008 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường)

 

… (tên cơ quan chủ quản/phê duyệt dự án) …

… (tên cơ quan chủ dự án) …

 

 

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ
TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

của DỰ ÁN “…”

 

 

CƠ QUAN CHỦ DỰ ÁN (*)
(Thủ trưởng cơ quan ký, ghi họ tên, đóng dấu)

CƠ QUAN TƯ VẤN (*)
(nếu có)
(Thủ trưởng cơ quan ký, ghi họ tên, đóng dấu)

 

 

(Địa danh), tháng … năm 200 …

 

Ghi chú: (*) chỉ thể hiện ở trang phụ bìa.

 

Tham khảo thêm:

Mẫu bản nhận xét báo cáo đánh giá tác động môi trường bổ sung

PHỤ LỤC 13: MẪU BẢN NHẬN XÉT BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG BỔ SUNG
(Ban hành kèm theo Thông tư số 05/2008/TT-BTNMT ngày 08 tháng 12 năm 2008 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường)

PHỤ LỤC 13

MẪU BẢN NHẬN XÉT BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG BỔ SUNG
(Ban hành kèm theo Thông tư số 05/2008/TT-BTNMT ngày 08 tháng 12 năm 2008 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường)

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

BẢN NHẬN XÉT
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG BỔ SUNG

  1. Họ và tên người nhận xét:
  2. Học hàm, học vị, chức vụ công tác:
  3. Nơi công tác (tên, địa chỉ, số điện thoại, Fax, Email): …
  4. Tên Dự án: “…”
  5. Nhận xét về nội dung báo cáo đánh giá tác động môi trường bổ sung:

5.1. Những nội dung đạt yêu cầu (nêu cụ thể từng nội dung): …

5.2. Những nội dung cần chỉnh sửa (nêu cụ thể từng nội dung): …

5.3. Những nội dung cần bổ sung (nêu cụ thể từng nội dung): …

5.4. Những nhận xét khác: …

  1. Kết luận và đánh giá (nêu rõ ý kiến đồng ý hay không đồng ý phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường bổ sung, lý do): …

 

 

(Địa danh nơi viết nhận xét), ngày … tháng … năm
Người nhận xét
(Ký và ghi họ tên)

Tham khảo thêm:

Mẫu bản tóm tắt báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt

PHỤ LỤC 16: MẪU BẢN TÓM TẮT BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG ĐÃ ĐƯỢC PHÊ DUYỆT
(Ban hành kèm theo Thông tư số 05/2008/TT-BTNMT ngày 08 tháng 12 năm 2008 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường)

PHỤ LỤC 16

MẪU BẢN TÓM TẮT BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG ĐÃ ĐƯỢC PHÊ DUYỆT
(Ban hành kèm theo Thông tư số 05/2008/TT-BTNMT ngày 08 tháng 12 năm 2008 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường)

 

I. THÔNG TIN CHUNG

1.1. Tên Dự án: (đúng như tên trong báo cáo đầu tư/báo cáo kinh tế – kỹ thuật/dự án đầu tư hoặc tài liệu tương đương của Dự án)

1.2. Tên cơ quan, doanh nghiệp Chủ dự án:

1.3. Địa chỉ liên hệ của cơ quan, doanh nghiệp Chủ dự án:

1.4. Người đứng đầu cơ quan, doanh nghiệp Chủ dự án:

1.5. Phương tiện liên lạc với cơ quan, doanh nghiệp Chủ dự án: (số điện thoại, số Fax, E-mail …).

II. ĐỊA ĐIỂM THỰC HIỆN DỰ ÁN

Chỉ rõ vị trí địa lý (tọa độ, ranh giới) của địa điểm thực hiện dự án kèm theo sơ đồ, bản đồ (nếu có) minh họa, chỉ rõ các đối tượng tự nhiên (sông ngòi, ao hồ, đường giao thông …), các đối tượng về kinh tế – xã hội (khu dân cư, khu đô thị; cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; công trình văn hóa, tôn giáo, di tích lịch sử …) và các đối tượng khác xung quanh khu vực Dự án.

III. QUY MÔ SẢN XUẤT, KINH DOANH

Nêu tóm lược về quy mô/công suất sản xuất; công nghệ sản xuất

CÁC TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

4.1. Các loại chất thải phát sinh:

4.1.1. Khí thải:

4.1.2. Nước thải:

4.1.3. Chất thải rắn:

4.1.4. Chất thải khác:

(Đối với mỗi loại chất thải phải nêu đầy đủ các thông tin về: nguồn phát sinh, tổng lượng phát sinh trên một đơn vị thời gian, thành phần chất thải và hàm lượng/nồng độ của từng thành phần).

4.2. Các tác động khác:

Nêu tóm tắt các tác động (nếu có) do: sự xói mòn, trượt, sụt, lở, lún đất; sự xói lở bờ sông, bờ suối, bờ hồ, bờ biển; sự bồi lắng lòng sông, lòng suối, lòng hồ; sự thay đổi mực nước mặt, nước ngầm; xâm nhập mặn; xâm nhập phèn; sự biến đổi vi khí hậu; sự suy thoái các thành phần môi trường; sự biến đổi đa dạng sinh học và các yếu tố khác.

BIỆN PHÁP GIẢM THIẾU TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC

Nêu tóm tắt tất cả các biện pháp giảm thiểu các tác động tiêu cực của dự án. Trong đó, cần chỉ rõ công nghệ, thiết bị và công trình xử lý chất thải, mức độ xử lý theo các thông số đặc trưng của chất thải so với tiêu chuẩn quy định và các biện pháp khác về bảo vệ môi trường kèm theo sơ đồ (bản vẽ) tổng mặt bằng của dự án với các hạng mục công trình chính, các công trình xử lý và quản lý chất thải, các công trình bảo vệ môi trường đối với các yếu tố khác ngoài chất thải (thể hiện rõ vị trí các điểm đấu nối hạ tầng cơ sở, kể cả các công trình xử lý và quản lý chất thải của dự án với hệ thống hạ tầng cơ sở, các đối tượng tự nhiên bên ngoài hàng rào khu vực dự án kèm theo chú giải rõ ràng và tọa độ theo quy chuẩn hiện hành của các vị trí này).

CAM KẾT THỰC HIỆN

Cam kết về việc thực hiện các biện pháp xử lý chất thải, giảm thiểu các tác động khác nêu trong báo cáo đánh giá tác động môi trường; cam kết xử lý đạt các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật môi trường hiện hành; cam kết thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường khác theo quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam và cam kết thực hiện các yêu cầu khác của cộng đồng (nếu có).

 

 

Chủ dự án
(Ký, ghi họ tên, chức danh, đóng dấu)

 

 

Tham khảo thêm:

Mẫu Quy chế về mối quan hệ phối hợp công tác giữa Ban giám đốc Và Công đoàn

QUY CHẾ VỀ MỐI QUAN HỆ PHỐI HỢP CÔNG TÁC GIỮA BAN GIÁM ĐỐC VÀ CÔNG ĐOÀN CƠ SỞ CÔNG TY CỔ PHẦN XYZ

 

QUY CHẾ

VỀ MỐI QUAN HỆ PHỐI HỢP CÔNG TÁC GIỮA BAN GIÁM ĐỐC VÀ CÔNG ĐOÀN CƠ SỞ CÔNG TY CỔ PHẦN XYZ

  • Căn cứ Luật Công đoàn;

     

  • Căn cứ Điều lệ Công đoàn Việt Nam;

  • Căn cứ Luật Doanh nghiệp và các văn bản pháp luật khác có liên quan;

  • Căn cứ Điều lệ Công ty XYZ

  • Tổng Giám đốc Công ty và Chủ tịch Công đoàn cơ sở Công ty XYZ nhất trí ký ban hành Quy chế phối hợp hoạt động và mối quan hệ công tác giữa Ban Giám đốc Công ty và Ban chấp hành Công đoàn cơ sở Công ty XYZ như sau.

CHƯƠNG I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1 : Bản Quy chế  này quy định mối quan hệ công tác và phối hợp hoạt động giữa Ban Giám đốc (BGĐ) Công ty XYZ với Ban chấp hành Công đoàn cơ sở (BCH CĐCS) Công ty XYZ, trong việc thực hiện kế hoạch sản xuất, kinh doanh của Công ty, phát triển nguồn tài nguyên nhân lực, chăm lo đời sống vật chất và tinh thần của đội ngũ người lao động trong Công ty nhằm thực hiện thắng lợi chiến lược phát triển của Công ty, từng bước xây dựng Công ty thành một tập đoàn kinh tế tài chính vững mạnh.

Điều 2 : Bản Quy chế này xây dựng trên cơ sở chức năng nhiệm vụ của tổ chức Công đoàn đã được quy định trong luật Công đoàn và Điều lệ Công đoàn Việt Nam, đồng thời dựa trên cơ sở Luật doanh nghiệp và các văn bản pháp luật khác có liên quan đến tổ chức và hoạt động của Công ty, cụ thể trên các lĩnh vực công tác sau:

  • Những lĩnh vực công tác mà BCH CĐCS cùng tham gia với BGĐ Công ty triển khai thực hiện.

     

  • Những lĩnh vực công tác BGĐ Công ty và BCH CĐCS cùng phối hợp tổ chức thực hiện.

  • Những lĩnh vực công tác BGĐ Công ty tham gia với BCH CĐCS Công ty triển khai thực hiện.

CHƯƠNG II

NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ

NHỮNG LĨNH VỰC CÔNG TÁC BCH CĐCS CÙNG THAM GIA

VỚI BGĐ CÔNG TY ĐỂ TRIỂN KHAI THỰC HIỆN

Điều 3 : Khi xây dựng các văn bản pháp qui nội bộ có liên quan tới quyền lợi và trách nhiệm của người lao động, BGĐ Công ty thông báo cho BCH CĐCS được biết nội dung và gửi văn bản dự thảo cho BCH CĐCS Công ty để BCH CĐCS lấy ý kiến tham gia đóng góp của người lao động trước khi Tổng Giám đốc ký ban hành, nhằm đảm bảo thưc hiện tốt các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà Nước, các nghị quyết, quyết định của tổ chức công đoàn cấp trên đồng thời thực hiện có kết quả các chỉ tiêu, nhiệm vụ kế hoạch hàng năm của Công ty đã được sự phê chuẩn của Đại hội đồng cổ đông.

Điều 4 : Khi xây dựng kế hoạch phát triển sản xuất kinh doanh, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, phát triển nguồn nhân lực trong Công ty, BGĐ Công ty gửi văn bản dự thảo cho BCH CĐCS để BCH CĐCS lấy ý kiến tham gia của người lao động về những vấn đề có liên quan đến nghĩa vụ, trách nhiệm và quyền lợi của người lao động trước khi triển khai thực hiện các kế hoạch này.

Điều 5 : Trước khi Tổng Giám đốc ký hoặc trình Hội đồng quản trị ký ban hành các văn bản có liên quan đến việc sáp nhập hoặc giải thể các bộ phận công tác nằm trong bộ máy tổ chức của Công ty, cách chức, miễn nhiệm các cán bộ chủ chốt của Công ty hoặc cho người lao động thôi việc Tổng Giám đốc Công ty có thể thông báo cho BCH CĐCS được biết để CĐCS tham gia ý kiến nhằm đảm bảo thực hiện đầy đủ các chế độ, chính sách đối với người lao động cũng như sắp sếp lại tổ chức Công đoàn cho phù hợp với cơ cấu tổ chức mới.

Điều 6 : Với tư cách là một thành viên trong Hội đồng thi đua, khen thưởng của Công ty, Chủ tịch CĐCS được quyền tham gia ý kiến và tham gia biểu quyết trong các cuộc họp xem xét, công nhận các danh hiệu thi đua và khen thưởng các cá nhân và tập thể có thành tích công tác hoặc có những đóng góp tích cực cho sự phát triển bền vững và lâu dài của Công ty trước khi trình Tổng Giám đốc, với tư cách Chủ tịch Hội đồng có ý kiến kết luận cuối cùng.

Điều 7 : Với tư cách là một thành viên trong Hội đồng kỷ luật của Công ty, Chủ tịch CĐCS là người thay mặt tập thể người lao động tại Công ty đứng ra bảo vệ quyền lợi hợp pháp và chính đáng của người lao động được đưa ra xử lý trước Hội đồng; là người giám sát việc áp dụng, viện dẫn các quy định của luật pháp cùng các quy định trong Nội quy lao động của Công ty trong quá trình xử lý người lao động vi phạm; là người đưa ra các tình tiết có liên quan đến nhân thân, hoàn cảnh gia đình của người lao động vi phạm để đề nghị Hội đồng xem xét giảm nhẹ trong khi xử lý kỷ luật người lao động.

Điều 8 : Là một bên trong Hội đồng hoà giải lao động cơ sở, những người được BCH CĐCS cử tham gia Hội đồng với tư cách đại diện người lao động thực hiện các quyền và trách nhiệm của mình trong việc hoà giải các tranh chấp lao động giữa cá nhân người lao động và người sử dụng lao động như được quy định tại Bộ Luật lao động và các văn bản pháp luật có liên quan.

Điều 9 : BCH CĐCS cùng tham gia với Ban Giám đốc Công ty trong việc tuyên truyền, vận động, giáo dục người lao động thực hiện tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chánh sách, pháp luật của Nhà nước, nội quy lao động, thoả ước lao động tập thể và các quy định, quy chế khác của Công ty.

NHỮNG LĨNH VỰC CÔNG TÁC BAN GIÁM ĐỐC CÔNG TY VÀ BAN CHẤP HÀNH CÔNG ĐOÀN CƠ SỞ CÙNG PHỐI HỢP TỔ CHỨC THỰC HIỆN.

Điều 10 : Ban Giám đốc Công ty và BCH CĐCS  cùng phối hợp thực hiện các công tác sau đây:

1-  Tổ chức các phong trào thi đua, phong trào hành động cách mạng trong CNVC nhằm hưởng ứng các đợt vận động chính trị lớn của Đảng và nhà nước, đồng thời thực hiện có kết quả cao các chỉ tiêu, nhiệm vụ kế hoạch hàng năm của Công ty đã được sự phê chuẩn của Đại hội đồng cổ đông.

2- Tổ chức giám sát, kiểm tra việc thực hiện các nội dung của Quy chế này  3- Tổ chức hướng dẫn, kiểm tra, giám sát các bộ phận công tác thuộc Công ty trong việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ của CNVC thông qua Đại hội CNVC được tổ chức hàng năm và việc thực hiện quy chế dân chủ ở Công ty cổ phần ban hành kèm theo nghị định số 87/2007 ngày 28/05/2007 của Thủ tướng Chính phủ.

4- Tổ chức, hướng dẫn cho người lao động trong Công ty thực hiện tốt việc ký kết hợp đồng lao động, giám sát và đôn đốc việc thực hiện thoả ước lao động tập thể, các quy định về bảo hộ lao động, các chính sách về tiền lương, BHXH, BHYT cùng các quyền lợi khác của người lao động đã được ghi trong Bộ luật lao động và trong các quy chế nội bộ của Công ty.

5- Tổ chức kiểm tra các bộ phận công tác thuộc Công ty trong việc thực hiện vệ sinh môi trường, an toàn lao động, điều kiện làm việc của CNVC, công tác y tế, chăm sóc sức khoẻ, thực hiện các biện pháp nhằm cải thiện điều kiện làm việc, điều kiện sinh hoạt và an toàn lao động cho CNVC trong Công ty.

6- Giải quyết tranh chấp lao động, giải quyết khiếu nại tố cáo, kiến nghị  của người lao động phù hợp với các quy định của pháp luật.

7- Tổ chức sơ kết, tổng kết các phong trào, các chuyên đề công tác mà Tổng Giám đốc và BCH CĐCS Công ty cùng phối hợp chỉ đạo thực hiện.

NHỮNG LĨNH VỰC CÔNG TÁC BAN GIÁM ĐỐC CÔNG TY THAM GIA CÙNG BAN CHẤP HÀNH CĐCS TRIỂN KHAI THỰC HIỆN

Điều 11 :

  1. Khi xây dựng kế hoạch tuyên truyền, vận động, giáo dục người lao động trong việc chấp hành pháp luật, thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của nhà nước, chấp hành nội quy lao dộng, các quy định, quy chế nội bộ của Công ty, các kế hoạch công tác của CĐCS, BCH CĐCS thông báo và gửi văn bản dự thảo cho Tổng Giám đốc Công ty để tham khảo ý kiến của Tổng Giám đốc trước khi triển khai thực hiện.

2- Khi tổ chức các hoạt động xã hội, từ thiện, các hoạt động văn hoá, văn nghệ thể thao trong CNVC toàn Công ty. BCH CĐCS thông báo và gửi kế hoạch dự thảo cho Tổng Giám đốc Công ty để Tổng Giám đốc chỉ đạo cho Lãnh đạo các bộ phận công tác trong Công ty cùng phối hợp với BCH CĐCS tổ chức thực hiện.

3- Khi lập kế hoạch phát đề bạt cán bộ công đoàn ở các bộ phận công tác, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng thuyên chuyển các cán bộ chủ chốt của CĐCS, BCH CĐCS  gửi văn bản dự thảo cho Tổng Giám đốc Công ty để tham khảo ý kiến trước khi triển khai tổ chức thực hiện.

CHẾ ĐỘ LÀM VIỆC VÀ MỐI QUAN HỆ CÔNG TÁC

Điều 12 :

  1. Ban Giám đốc Công ty và BCH CĐCS đảm bảo thường xuyên trao đổi ý kiến, cung cấp thông tin cho nhau về kết quả triển khai thực hiện các mặt công tác của Công ty cũng như các mặt hoạt động công đoàn trong từng thời gian.

2- Các bộ phận công tác của Công ty và các Tổ công đoàn có trách nhiệm phối hợp giải quyết và thực hiện những nhiệm vụ cụ thể khi được Tổng giám đốc và BCH CĐCS Công ty phân công.

3- Tổng giám đốc hoặc người được Tổng Giám đốc ủy quyền và BCH CĐCS Công ty họp liên tịch mỗi năm 02 lần vào giữa năm và cuối năm nhằm kiểm điểm, đánh giá việc phối hợp hoạt động cũng như việc thực hiện các nghị quyết liên tịch của hai bên (nếu có).

4- Chủ tịch Công đoàn được Tổng Giám đốc mời tham dự các cuộc họp giao ban hàng tuần của Công ty, mời dự các cuộc họp của Công ty có liên quan đến quyền lợi và trách nhiệm của người lao động, các cuộc họp sơ kết, tổng kết hoặc các cuộc họp triễn khai việc thực hiện kế hoạch sản xuất, kinh doanh hàng năm của Công ty.

5- BCH CĐCS Công ty mời Tổng giám đốc dự Đại hội CĐCS, Đại hội CNVC và các cuộc họp quan trọng của BCH CĐCS để Tổng giám đốc thông báo cho BCH CĐCS về những định hướng, mục tiêu, của Công ty trong ngắn hạn cũng như dài hạn, các nhiệm vụ, chỉ tiêu kế hoạch hàng năm, tham gia cùng với BCH CĐCS trong việc qu‎yết định các nội dung công tác mà hai bên cùng phối hợp chỉ đạo thực hiện.

 

CHƯƠNG III

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 13 :  Sửa đổi, bổ sung Quy chế

Trong    quá trình thực hiện Quy chế này, nếu phát sinh nhu cầu sửa đổi, bổ sung Quy chế cho phù hợp với đặc điểm tình hình hoạt động của Công ty và các thay đổi của luật pháp có liên quan đến hoạt động của Công ty và của công đoàn, thì các Tổng Giám đốc và/hoặc BCH CĐCS có thể đề xuất các nội dung cần bổ sung, sửa đổi để hai bên cùng xem xét và quyết định các nội dung cần bổ sung, sửa đổi.

Quyết định sửa đổi, bổ sung các nội dung có liên quan trong Quy chế này sẽ có hiệu lực thì hành khi được Tổng Giám đốc và BCH CĐCS nhất trí thông qua.

Chủ tịch Công đoàn cơ sở có trách nhiệm công bố các nội dung của Quy chế được bổ sung, sửa đổi trong thời hạn 3 ngày làm việc kể từ ngày các nội dung này được Tổng Giám đốc và Chủ tịch CĐCS cùng ký ban hành

 

Điều 14 Hiệu lực thi hành.

Bản Quy chế này gồm 3 Chương, 15 điều được Tổng Giám đốc và BCH CĐCS Công ty XYZ nhất trí thông qua tại cuộc họp liên tịch tổ chức ngày    tháng    năm 2010.

Quy chế này áp dụng cho tất cả các nhiệm kỳ công tác của Ban Giám đốc và nhiệm kỳ của BCH CĐCS Công ty XYZ.

 

Điều 15 Điều khoản thi hành.

Ban Giám đốc và BCH CĐCS Công ty XYZ có trách nhiệm triển khai thực hiện Quy chế này.

Chủ tịch Công đoàn cơ sở có trách nhiệm ký và công bố Quy chế này.

Quy chế này thay thế “Quy chế về mối quan hệ giữa Ban Giám đốc và BCH CĐCS Công ty XYZ” ban hành ngày //2007, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2008.

 

 

 

TM. BAN CHẤP HÀNH CĐCS

TỔNG GIÁM ĐỐC

 

 

Tham khảo thêm:

Mẫu Quy chế hoạt động của Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần

QUY CHẾ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ CÔNG TY CỔ PHẦN

 

Dự thảo

 

 

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

 

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

………………………

QUY CHẾ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

CÔNG TY CỔ PHẦN

( Ban hành kèm theo Quyết định số                 /QĐ-HĐQT ngày           /     /2007 của Hội đồng quản trị Công ty cổ phần)

 

HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

  • Căn cứ Luật Doanh nghiệp của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

     

  • Căn cứ Điều lệ Công ty cổ phần (sau đây gọi là Công ty) được Đại hội đồng cổ đông thành lập Công ty thông qua ngày …./…./200….

 

QUY ĐỊNH:

Điều 1. Đối tượng điều chỉnh và phạm vi áp dụng

Quy chế này quy định nguyên tắc, quyền hạn, trách nhiệm và chế độ hoạt động của Hội đồng Quản trị (HĐQT) và các thành viên HĐQT. Mối quan hệ giữa HĐQT với ĐHĐCĐ, mối quanhệ giữa HĐQT với Ban Giám đốc, mối quan hệ giữa HĐQT với Ban Kiểm soát được thực hiệntheo quy định của Pháp luật và Điều lệ công ty.

Điều 2. Nguyên tắc làm việc của HĐQT

  1. HĐQT làm việc theo nguyên tắc lãnh đạo tập thể bằng nghị quyết với sự điều phối của Chủ tịch HĐQT và đề cao trách nhiệm của mỗi thành viên HĐQT.
  2. Mọi hoạt động của HĐQT, các thành viên HĐQT và bộ máy giúp việc HĐQT

phải bảo đảm tuân thủ các quy định của Pháp luật và bảo đảm lợi ích của Công ty.

Điều 3. Nhiệm vụ và quyền hạn của HĐQT

  1. Quản trị Công ty theo quy định của Pháp luật, Điều lệ Công ty, Quy chế quản lý điềuhành, Quy chế Tài chính và các Quy chế nội bộ khác của Công ty.
  2. Thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn được nêu trong điều 20 của Điều lệ Công ty.
  3. Quyết định phương án đầu tư và thực hiện nhiệm vụ Chủ đầu tư theo quy định của Pháp luật.
  4. Phê duyệt Phương án triển khai thực hiện các dự án đầu tư của công ty, bao gồm cảphương án thực hiện và kết quả của việc thực hiện mua sắm phục vụ cho việc triển khai này.
  5. Chịu trách nhiệm trước Pháp luật, trước ĐHĐCĐ về kết quả hoạt động cũng nhưnhững sai phạm trong quản lý, vi phạm Điều lệ và vi phạm Pháp luật gây thiệt hại cho Công ty.
  6. Trình ĐHĐCĐ quyết định các nội dung quy định tại Điều lệ công ty.
  7. Thông qua kế hoạch hoạt động sản xuất kinh doanh do Tổng Giám đốc đề

nghị để trình ĐHĐCĐ phê duyệt.

  1. Phê duyệt Kế hoạch mua sắm tài sản cố định hàng năm hoặc bất thường phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty do Tổng giám đốc đề xuất.
  2. Trích lập và sử dụng các Quỹ, chia lợi tức cổ phần theo quyết định của ĐHĐCĐ.
  3. Bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm, quyết định mức lương cho Tổng Giám đốc công ty.
  4. Bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm, quyết định mức lương hoặc thù lao cho Kế toán trưởng công ty và các vị trí quản lý quan trọng khác.
  5. Chỉ định Thư ký công ty để Tổng Giám đốc công ty ký HĐLĐ theo quy chế

về viên chức Công ty.

  1. Quyết định việc cử Người đại diện quản lý phần vốn góp của Công ty.
  2. Ban hành Quy chế nội bộ về hoạt động của HĐQT, của Ban Kiểm soát (Ban Kiểmsoát xây dựng Quy chế hoạt động trên cơ sở các quy định của Pháp luật để HĐQT ký ban hành).
  3. Ban hành Quy định về tổ chức và hoạt động kiểm tra và kiểm toán nội bộ

theo quy định của Pháp luật.

  1. Ban hành Quy chế quản lý điều hành của Công ty trên cơ sở đề nghị của Tổng Giám đốc công ty.
  2. Ban hành Quy chế tài chính của Công ty trên cơ sở đề nghị của Tổng Giám đốc và Kế toán trưởng Công ty, phù hợp với quy định của Pháp luật.
  3. Quyết định mức tiền thưởng chia cho từng thành viên HĐQT, Tổng Giám đốc Công ty trêncơ sở tổng số tiền thưởng mà Đại hội cổ đông thông qua.
  4. Giám sát Tổng Giám đốc và các cán bộ quản lý khác, xem xét sai phạm của nhữngngười này gây thiệt hại cho Công ty và thực hiện các biện pháp cần thiết để khắc phục.

Điều 4:  Nhiệm vụ và quyền hạn của Chủ tịch HĐQT

  1. Chủ tịch HĐQT của Công ty có thể ủy quyền một số quyền hạn và trách nhiệm choTổng Giám đốc theo văn bản ủy quyền, bao gồm cả việc ký kết hợp đồng.
  2. Thay mặt HĐQT triệu tập và chủ toạ họp ĐHĐCĐ.
  3. Triệu tập các cuộc họp HĐQT.
  4. Chuẩn bị nội dung, chương trình và điều khiển các phiên họp để thảo luận và biểu quyếtcác vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của HĐQT.
  5. Tổ chức thông qua quyết định của HĐQT dưới các hình thức khác.
  6. Theo dõi quá trình tổ chức thực hiện các quyết định của HĐQT.
  7. Lập chương trình công tác và phân công nhiệm vụ cho các thành viên khác trong HĐQTthực hiện việc quản trị hoạt động của Công ty.
  8. Ký các văn bản nhân danh ĐHĐCĐ và HĐQT.
  9. Phê duyệt Dự toán chi phí hoạt động thường xuyên hàng năm của công ty và các chi phíbất thường khác, bao gồm cả các chi phí bất thường trong lúc triển khai thực hiện dự án đầu tư doTổng giám đốc đề xuất.
  10. Chủ tịch HĐQT làm việc theo chế độ bán chuyên trách, phụ trách quản lý chung hoạtđộng của HĐQT và trực tiếp phụ trách một hoặc một số mặt công tác để giải quyết những công việckhác đã được HĐQT giao quyền hoặc được Pháp luật quy định thuộc thẩm quyền của Chủ tịchHĐQT.
  11. Chủ tịch HĐQT có thể uỷ quyền bằng văn bản cho một trong số các thành viên khác trongHĐQT đảm nhiệm một hay một số công việc của mình .
  12. Chủ tịch HĐQT có quyền trực tiếp gặp gỡ, trao đổi và nhận thông tin, tài liệu từ các cánbộ, nhân viên về hoạt động của Công ty.

Điêu 5. Nhiệm vụ và quyền hạn của các thành viên HĐQT

  1. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của Pháp luật và Điều lệ Công ty.
  2. Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm chức danh Chủ tịch HĐQT.
  3. Tham gia dự thảo nội dung các cuộc họp của HĐQT để đưa ra thảo luận tại cuộc họpHĐQT.
  4. Nghiên cứu, đánh giá tình hình, kết quả hoạt động và đóng góp vào việc xây dựngphương hướng, kế hoạch hoạt động kinh doanh của Công ty trong từng thời kỳ.
  5. Tham dự các phiên họp của HĐQT; thảo luận và biểu quyết các vấn đề thuộc nội dungphiên họp; chịu trách nhiệm cá nhân trước Pháp luật, trước ĐHĐCĐ và trước HĐQT về những ý kiến của mình.
  6. Thực hiện các quyết định của ĐHĐCĐ và của HĐQT.
  7. Các thành viên HĐQT có quyền trực tiếp gặp gỡ, trao đổi và nhận thông tin, hồ sơ, tài liệu từcác cán bộ, nhân viên về các họat động của Công ty.
  8. Chủ tịch và các thành viên khác trong HĐQT không được uỷ quyền cho những ngườikhông phải là thành viên HĐQT thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình.

Điều 6. Phân công nhiệm vụ của các thành viên HĐQT

  1. HĐQT phân công, uỷ quyền cho từng thành viên HĐQT trực tiếp theo dõi, phụ trách mộthoặc một số mặt công tác của Công ty. Nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của các thành viên HĐQT vềcác mặt công tác được quy định trong các văn bản thuộc từng lĩnh vực hoạt động của Công ty.Trường hợp các nội dung công việc chưa được quy định cụ thể về nhiệm vụ, quyền hạn xử lý, thìthành viên HĐQT được phân công trực tiếp phụ trách có trách nhiệm phản ảnh với Chủ tịch HĐQT đểthống nhất hướng giải quyết.
  2. Chủ tịch HĐQT trực tiếp phụ trách các mặt công tác không phân công cho các thành viên khác của HĐQT.

Điều 7. Chương trình hoạt động của HĐQT

1.Chương trình hoạt động của HĐQT được xây dựng theo hàng quý hoặc theo các kỳhọp HĐQT và hàng năm theo Điều lệ, nghị quyết ĐHĐCĐ và yêu cầu công tác của Công ty.

  1. Căn cứ vào nghị quyết, chương trình công tác của HĐQT và nhiệm vụ cụ thể được phâncông, mỗi thành viên HĐQT phải có kế hoạch và biện pháp thực hiện các nhiệm vụ được phân công.

Điều 8. Các cuộc họp của HĐQT

  1. HĐQT họp định kỳ ít nhất mỗi quý một lần và có thể được triệu tập họp bất thường để kịpthời giải quyết những công việc đột xuất. Thủ tục các cuộc họp tuân theo Điều lệ Công ty.
  2. Cuộc họp HĐQT được tiến hành khi có từ hai phần ba (2/3) số thành viên HĐQT trở lêntrực tiếp tham dự hoặc qua người thay thế là một trong các thành viên HĐQT được uỷ quyền.Trường hợp triệu tập họp HĐQT định kỳ lần đầu nhưng không đủ số thành viên tham dự theoquy định, Chủ tịch HĐQT phải triệu tập tiếp cuộc họp HĐQT lần hai trong thời gian không quá 15ngày tiếp theo. Sau hai lần triệu tập họp HĐQT mà không đủ số thành viên tham dự, thì Chủ tịchHĐQT phải triệu tập họp ĐHĐCĐ bất thường trong thời hạn không quá 30 ngày tiếp theo để Cổ đôngxem xét tư cách của các thành viên HĐQT.
  3. Chủ tọa phiên họp HĐQT trình bày Báo cáo của Chủ tịch HĐQT, trong đó nêu rõ vàđánh giá kết quả thực hiện các nội dung Nghị quyết của ĐHĐCĐ, HĐQT và các công việc khác doChủ tịch HĐQT giải quyết giữa hai phiên họp HĐQT; đồng thời trình ra phiên họp các nội dung côngviệc để HĐQT xem xét, quyết định. Các thành viên HĐQT dự họp báo cáo nội dung công việcđược phân công và tham gia thảo luận biểu quyết các vấn đề do Chủ tịch HĐQT trình ra phiên họp.HĐQT thông qua các quyết định bằng hình thức biểu quyết bỏ phiếu kín hoặc giơ tay. Báo cáo củaChủ tịch HĐQT được thực hiện theo Mẫu số 01/HĐQT-CMI ĐV ban hành kèm theo Quy chế này.
  4. Thành viên HĐQT, nếu theo sự hiểu biết của mình, thấy có liên quan dù là trực tiếp haygián tiếp tới một hợp đồng, một thoả thuận hay một hợp đồng dự kiến hoặc một thoả thuận dự kiếnký kết vớI Công ty, phải khai báo bản chất quyền lợi liên quan tại cuộc họp HĐQT. Tại đây, HĐQTsẽ xem xét việc có ký kết các hợp đồng hoặc thoả thuận đó không, nếu như sau này mới biết về sựtồn tại quyền lợi đó của mình hay trong bất cứ trường hợp nào khác, thành viên đó phải thông báotại cuộc họp HĐQT đầu tiên sau khi thành viên đó biết được đã có quyền lợi liên quan.
  5. Căn cứ vào biên bản họp HĐQT, Thư ký công ty soạn thảo Nghị quyết phiên họp (mộtNghị quyết chung hoặc các Nghị quyết về từng vấn đề) gửi cho các thành viên HĐQT, Tổng Giámđốc và Ban Kiểm soát để thực hiện, giám sát, đồng thời lưu giữ tại Bộ phận Thư ký giúp việc choHĐQT và Văn phòng Công ty. Nghị quyết HĐQT được thực hiện theo Mẫu số 02/HĐQT-CMI ĐVban hành kèm theo Quy chế này.

Điều 9. Lấy ý kiến thành viên HĐQT

  1. Việc lấy ý kiến các thành viên HĐQT được thực hiện trong thời gian giữa hai phiên họp của HĐQT để thông qua quyết định về một hoặc một số vấn đề.
  2. Chủ tịch HĐQT quyết định việc lấy ý kiến các thành viên HĐQT bằng Phiếu lấy ý kiến. Thờihạn chậm nhất để trả lời Phiếu lấy ý kiến là 7 ngày, nếu trong Phiếu lấy ý kiến không có quy địnhkhác. Phiếu lấy ý kiến các thành viên HĐQT được thực hiện theo Mẫu số 03/HĐQT- CMI ĐV ban hành kèm theo Quy chế này và được quản lý, lưu giữ như Biên bản họp HĐQT.
  3. Kết quả lấy ý kiến thành viên HĐQT được Thư ký công ty tổng hợp thành Biên bản tổnghợp ý kiến của các thành viên HĐQT và Nghị quyết HĐQT. Biên bản tổng hợp ý kiến thành viênHĐQT được thực hiện theo Mẫu số 04/HĐQT-CMI ĐV ban hành kèm theo Quy chế này.
  4. Quyết định được thông qua HĐQT theo hình thức lấy ý kiến bằng văn bản có giá trị tươngđương với một quyết định được các thành viên HĐQT thông qua tại một cuộc họp được triệu tập vàtổ chức thông thường, nếu:
  5. a) Được sự nhất trí bằng văn bản của đa số các thành viên HĐQT có quyền tham gia biểu quyết đối với vấn đề đưa ra xin ý kiến;
  6. b) Số lượng thành viên HĐQT có quyền tham gia biểu quyết bằng văn bản đáp ứng đượcđiều kiện về số lượng thành viên bắt buộc phải có để tiến hành họp HĐQT.

Điều 10. Chế độ hội họp và đi công tác

  1. Chủ tịch HĐQT có trách nhiệm tham gia các cuộc họp của các cơ quan, đơn vị theogiấy mời HĐQT hoặc mời đích danh Chủ tịch HĐQT. Trong trường hợp Chủ tịch HĐQT không thểtham dự được, thì ủy quyền người khác đi họp thay, trừ trường hợp cơ quan mời họp không chấp nhận người thay thế.
  2. Thành viên HĐQT đi công tác trong và ngoài Công ty phải có chương trình cụ thể, đượcChủ tịch HĐQT phê duyệt. Tuỳ theo tính chất và nội dung công việc, Chủ tịch HĐQT có thể yêucầu cán bộ, nhân viên Công ty có liên quan cùng tham gia.
  3. Chủ tịch HĐQT thông báo cho Tổng Giám đốc biết thời gian và địa điểm đi công tác để Tổng Giám đốc liên hệ công việc.

Điều 11. Điều kiện và chi phí làm việc của các thành viên HĐQT

  1. Phòng làm việc của Chủ tịch và các thành viên HĐQT được đặt tại trụ sở của Công ty.Điều kiện, phương tiện làm việc, văn phòng phẩm phục vụ hoạt động của các thành viên HĐQTđược áp dụng theo quy định chung của Công ty.
  2. Chi phí hoạt động để phục vụ cho nhiệm vụ của các thành viên HĐQT do Chủ tịchHĐQT duyệt (từ những khoản chi đã được định mức) và được thanh toán vào chi phí của Công tytheo chứng từ, hoá đơn phù hợp với chế độ kế toán, tài chính theo quy định của Pháp luật và của Công ty.
  3. Chủ tịch HĐQT và các thành viên khác của HĐQT được hưởng thù lao công vụ theoNghị quyết của ĐHĐCĐ và được đài thọ các chi phí hợp lý cần thiết khác trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.

Điều 12. Bộ máy giúp việc HĐQT

  1. HĐQT sử dụng Bộ máy điều hành và con dấu của Công ty để thực hiện các nhiệm vụ,quyền hạn của mình.
  2. Thư ký Công ty là bộ phận chuyên trách giúp việc của HĐQT và BKS. Thư ký Công ty có các nhiệm vụ, quyền hạn sau:
  3. a) Xây dựng, theo dõi Chương trình hoạt động của HĐQT và Lịch công tác của Chủ tịchHĐQT và các thành viên HĐQT;
  4. b) Cung cấp thông tin cho thành viên HĐQT. Chuẩn bị chương trình, tài liệu và cung cấpcác tài liệu cho các thành viên HĐQT để phục vụ các cuộc họp hoặc xin ý kiến các thành viên HĐQT;Ghi chép biên bản, nội dung các cuộc họp, làm việc, đàm phán của HĐQT, Chủ tịch HĐQT và các thành viên HĐQT;
  5. c) Soạn thảo các văn bản, Nghị quyết của ĐHĐCĐ, HĐQT và Chủ tịch HĐQT; Giúp HĐQT,Chủ tịch HĐQT triển khai, theo dõi, tổng hợp, báo cáo kết quả thực hiện các nghị quyết, quyết định củaĐHĐCĐ, HĐQT và Chủ tịch HĐQT;
  6. d) Tổng hợp trình HĐQT và Chủ tịch HĐQT các đề nghị, văn bản, tài liệu do Tổng Giámđốc trình cũng như các văn bản của các cơ quan, đơn vị khác gửi đến HĐQT;
  7. e) Lập sổ theo dõi công văn đi, đến của HĐQT; Bảo quản, lưu giữ hồ sơ, tài liệu củaĐHĐCĐ, HĐQT và Chủ tịch HĐQT; Cung cấp và thông báo cho các đối tượng liên quan về cácNghị quyết, văn bản của ĐHĐCĐ, HĐQT và Chủ tịch HĐQT theo quy định của Công ty;
  8. f) Tư vấn về thủ tục các cuộc họp của ĐHĐCĐ, HĐQT và Chủ tịch HĐQT.
  9. g) Được trực tiếp làm việc với các cán bộ, nhân viên của Công ty và các cơ quan, đơn vịkhác để giải quyết công việc trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn được giao; Chịu trách nhiệm cánhân trước HĐQT và Chủ tịch HĐQT về công việc được giao;
  10. h) Được hưởng lương, phụ cấp, các chế độ khác và có các nhiệm vụ, quyền hạn khác đượcquy định đối với các cán bộ, nhân viên chuyên môn, nghiệp vụ của Công ty.
  11. i) Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác do HĐQT và Chủ tịch HĐQT
  12. Khi có nhiều Thư ký, Trợ lý, Chủ tịch HĐQT có thể bổ nhiệm một người phụ trách chung.

Điều 13. Điều khoản thi hành

Quy chế này có hiệu lực thi hành từ ngày ký.

  1. Những nội dung khác về chế độ làm việc của HĐQT, nếu chưa được đề cập đến trongQuy chế này, sẽ được thực hiện theo các quy định có liên quan của Pháp luật, Điều lệ và các văn bản khác của Công ty.
  2. Các thành viên HĐQT, Tổng Giám đốc công ty có trách nhiệm thi hành Quy chế này.
  3. Việc sửa đổi, bổ sung Quy chế này do HĐQT Công ty quyết định.

 

Mẫu số 01/HĐQT-CMI ĐV

 

Công ty cổ phần

……………………….

Số: ……../BC- CMI ĐV -HĐQT

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập-Tự do-Hạnh phúc

………………………

…………., ngày……tháng……năm……

 

 

BÁO CÁO

CỦA  CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

CÔNG TY CỔ PHẦN

V/v: ………………………………..

Tại Phiên họp thứ: …………..của HĐQT ( ĐHĐCĐ) CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

  • Căn cứ Luật Doanh nghiệp của nước Công hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

     

  • Căn cứ Điều lệ công ty cổ phần Đại hội đồng cổ đông thông qua ngày

…./…../200…

  • Căn cứ đề nghị của …………. tại …………..

     

  • Sau khi tham khảo ý kiến của ……………..

BÁO CÁO

  1. ……………………….
  2. ………………………
  3. ……………………..

Trình hội nghị HĐQT ( ĐHĐCĐ) xem xét thông qua.

Tài liệu tham chiếu kèm theo.

Nơi nhận:

 

– ……..

– …….

– Lưu TKCty.

 

TM.HỘI ĐỒNG QUẢN TRI

Chủ tịch

 

 

 

 

 

Mẫu số 02/HĐQT-CMI ĐV

 

Công ty cổ phần

 

…………………….

Số: ……../NQ-STTCD-HĐQT

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

 

Độc lập-Tự do-Hạnh phúc

………………………

…………., ngày……tháng……năm……

 

 

NGHỊ QUYẾT CỦA HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

CÔNG TY CỔ PHẦN

Phiên họp thứ: …………..

Hội đồng quản trị Công ty cổ phần đã tiến hành họp phiên thứ ….. vào ngày……tháng…..năm…….tại…………………………………………

Tham gia cuộc họp có:

  1. ……………..ủy viên Hội đồng quản trị.
  2. Đại diện Ban kiểm soát.
  3. Đại diện ………………….

QUYẾT NGHỊ

  1. Phê duyệt …………………………………………………………………………….. gồm các nội dung với các chỉ tiêu và số liệu sau:

1.1……

1.2……

  1. Nhất trí thông qua…………………………………………………………………. gồm các nội dung với các chỉ tiêu và số liệu sau:

1.1……

1.2……

  1. Giao cho Chủ tịch HĐQT ( BKS, Giám đốc công ty…) ………..tổ chức thực hiện…………………………………………..

Thư ký công ty                                                    Hội đồng quản trị

 

 

Mẫu số 03/HĐQT-CMI ĐV

 

Công ty cổ phần

 

 

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

 

Độc lập-Tự do-Hạnh phúc

 

 

 

PHIẾU TRƯNG CẦU Ý KIẾN

Người trưng cầu: …………………………………..

Chủ đề: ……………………………………………….

NỘI DUNG

 

A. Phần chung
Đối tượng  
Họ và tên  
Mã số  
Ngày yêu cầu  
Tài liệu tham chiếu  
Người cung cấp  
Ngày nhận ý kiến  
Người tiếp nhận  
B. Phần ý kiến
Đồng ý ……………………………………………………………………………….

 

……………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………

Không đồng ý ……………………………………………………………………………….

 

………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………

Ý kiến bổ sung ……………………………………………………………………………..

 

………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………

     

 

Người nhận

 

Nhận ngày…../…./2005

 

 

NGƯỜI THAM GIA Ý KIẾN

 

 

…………….., ngày……tháng……năm 2005

 

Mẫu số 04/HĐQT-CMI ĐV

Công ty cổ phần

……………………….

Số: ……../BB-CMI ĐV-HĐQT

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập-Tự do-Hạnh phúc

………………………

…………., ngày……tháng……năm……

 

 

BIÊN BẢN TỔNG HỢP

Ý KIẾN CỦA THÀNH VIÊN HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

CÔNG TY CỔ PHẦN

V/v: Các nội dung thảo luận tại phiên họp thứ……..

Ngày ……./……../ 2005.

  1. Phần chung

Các chủ đề thảo luận

1.

2.

3.

4.

5.

……………………………………………………………….

  1. Phần tổng hợp ý kiến

 

Chủ đề Đồng ý Không

 

đồng ý

Ý kiến bổ sung khác
1. Nội dung 1      
2. Nội dung 2      
3. Nội dung 3      
4. Nội dung 4      
5. Nội dung 5      
       

 

Tham khảo thêm:

Mẫu Quy chế tổ chức họp Đại hội đồng cổ đông

QUY CHẾ TỔ CHỨC ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG THƯỜNG NIÊN

CÔNG TY CỔ PHẦN CỘNG  HÒA  Xà HỘI  CHỦ  NGHĨA VIỆT  NAM

 

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

……………………………….

………, ngày ……..tháng ……..năm ……..    

QUY CHẾ TỔ CHỨC ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG

THƯỜNG NIÊN

 

Chương I: NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1: Phạm vi áp dụng

Quy chế áp dụng cho việc tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên của Công ty cổ phần ………………….(gọi tắt là Công ty).

Điều 2: Quy chế này quy định cụ thể quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia Đại hội, điều kiện, thể thức tiến hành Đại hội.

Điều 3: Cổ đông và các bên tham gia có trách nhiệm thực hiện theo các quy định tại Quy chế này.

 

Chương II: QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CÁC BÊN THAM GIA ĐẠI HỘI

Điều 4: Quyền và nghĩa vụ của các cổ đông phổ thông.

  1. Điều kiện tham dự:

Cổ đông là đại diện pháp nhân, thể nhân hoặc đại diện cổ đông, một nhóm cổ đông sở hữu cổ phần có quyền biểu quyết của Công ty vào ngày chốt danh sách cổ đông được quyền tham gia Đại hội đồng cổ đông thường niên.

  1. Quyền của các cổ đông đủ điều kiện khi tham dự Đại hội:
  2. Được biểu quyết tất cả các vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông theo quy định của điều lệ.
  3. Được uỷ quyền bằng văn bản cho người đại diện thay mặt mình tham dự và biểu quyết tại Đại hội đồng cổ đông.
  4. Ban tổ chức Đại hội sẽ thông báo công khai toàn bộ nội dung chương trình Đại hội; Tất cả cổ đông đủ điều kiện được tham gia ý kiến trực tiếp hoặc thông qua đại diện uỷ quyền của mình; Tất cả các ý kiến tham gia đều được thảo luận tại Đại hội đồng cổ đông.
  5. Tại Đại hội đồng cổ đông, mỗi cổ đông, đại diện cổ đông khi tới tham dự cuộc họp Đại hội đồng cổ đông phải mang theo Giấy xác nhận dự họp, Giấy uỷ quyền dự họp (đối với đại diện cổ đông) nộp cho Ban Kiểm tra tư cách cổ đông và được nhận một Phiếu biểu quyết (ghi số thứ tự cổ đông và số cổ phần có quyền biểu quyết của mình). Giá trị biểu quyết của phiếu bầu mà cổ đông, đại diện cổ đông đó nắm giữ tương ứng với tỷ lệ số cổ phần có quyền biểu quyết mà người đó sở hữu hoặc đại diện theo đăng ký tham dự Đại hội trên tổng số cổ phần có quyền biểu quyết của các đại biểu có mặt tại Đại hội.
  6. Các cổ đông, đại diện cổ đông khi tới dự cuộc họp Đại hội đồng cổ đông sau khi nghe báo cáo về các nội dung cần thông qua sẽ cùng thảo luận và thông qua từng phần bằng biểu quyết.
  7. Cổ đông đến Đại hội muộn (không quá 15 phút) có quyền đăng ký ngay, sau đó có quyền tham gia và biểu quyết ngay tại Đại hội, nhưng Chủ toạ không có trách nhiệm dừng Đại hội để cho họ đăng ký và hiệu lực của các đợt biểu quyết để tiến hành sẽ không bị ảnh hưởng.
  8. Nghĩa vụ của các cổ đông phổ thông khi tham dự Đại hội:
  9. Tham gia hoặc uỷ quyền tham gia cuộc họp Đại hội đồng cổ đông theo điều lệ của Công ty.
  10. Tuân thủ các quy định tại Quy chế này.
  11. Các cổ đông hay đại diện cổ đông khi tới tham dự cuộc họp phải hoàn thành các thủ tục đăng ký tham dự Đại hội với Ban tổ chức Đại hội.
  12. Nghiêm túc chấp hành nội quy tại cuộc họp Đại hội đồng cổ đông, tôn trọng kết quả làm việc tại Đại hội.

Điều 5: Quyền và nghĩa vụ của Ban kiểm tra tư cách cổ đông dự Đại hội

Ban kiểm tra tư cách cổ đông dự Đại hội đồng cổ đông do Hội đồng quản trị đề cử và thông qua Đại hội. Ban kiểm tra tư cách cổ đông dự Đại hội nhận giấy tờ cổ đông đến họp; Phát các tài liệu và Phiếu biểu quyết; Báo cáo trước Đại hội về kết quả kiểm tra tư cách cổ đông tham dự Đại hội.

Điều 6: Quyền và nghĩa vụ của Chủ toạ và Thư ký

  1. Hội đồng quản trị Công ty đề cử Ban tổ chức (gồm: Đoàn Chủ tịch, Ban thư ký Đại hội, Ban kiểm tra tư cách cổ đông) để Đại hội thông qua.
  2. Chủ tịch HĐQT là chủ toạ cuộc họp Đại hội đồng cổ đông.
  3. Quyết định của Chủ tọa về vấn đề trình tự, thủ tục hoặc các sự kiện phát sinh ngoài chương trình của Đại hội đồng cổ đông sẽ mang tính phán quyết cao.
  4. Chủ tọa Đại hội tiến hành các công việc mà họ thấy là cần thiết để điều khiển Đại hội đồng cổ đông một cách hợp lệ và có trật tự; hoặc để Đại hội phản ánh được mong muốn của đa số cổ đông tham dự.
  5. Không cần lấy ý kiến của Đại hội, bất cứ lúc nào Chủ tọa Đại hội đồng cổ đông cũng có thể trì hoãn Đại hội đến một thời điểm khác và tại một địa điểm khác do  Chủ tọa quyết định nếu nhận thấy rằng:
  6. Hành vi của những người có mặt cản trở hoặc có khả năng cản trở diễn biến của cuộc họp.
  7. Sự trì hoãn là cần thiết để các công việc của Đại hội được tiến hành một cách hợp lệ.
  8. Ban thư ký thực hiện các công việc trợ giúp theo phân công của Đoàn chủ tịch.

 

Chương III: TIẾN HÀNH ĐẠI HỘI

Điều 7: Cuộc họp Đại hội đồng cổ đông được tiến hành khi có số cổ đông dự họp đại diện ít nhất 65% số cổ phần có quyền biểu quyết theo danh sách cổ đông chốt.

Điều 8: Cách thức tiến hành Đại hội

Đại hội sẽ lần lượt thảo luận và thông qua các nội dung:

  • Theo các nội dung đã gửi cho cổ đông.

Đại hội đồng cổ đông sẽ được tổ chức trong thời gian một buổi:

Đại hội đồng cổ đông chính thức

Nội dung chính:

  • Thông qua Ban kiểm tra tư cách cổ đông; Đoàn chủ tịch; Ban Thư ký; Ban kiểm phiếu.
  • Thông qua chương trình Đại hội (gửi trước cho các cổ đông)
  • Biểu quyết thông qua các nội dung đã được Đoàn chủ tịch trình bày.
  • Thông qua Nghị quyết Đại hội.
  • Thông qua biên bản Đại hội

 

Chương IV: KẾT THÚC ĐẠI HỘI

 

Điều 9: Thông qua Quyết định của cuộc họp Đại hội cổ đông:

Quyết định của Đại hội đồng cổ đông về các vấn đề trong cuộc họp được thông qua khi được số cổ đông đại diện ít nhất 75% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết của tất cả các cổ đông và đại diện cổ đông dự họp chấp thuận.

Điều 10: Biên bản cuộc họp Đại hội cổ đông

Tất cả các nội dung tại cuộc họp Đại hội đồng cổ đông phải được thư ký Đại hội ghi vào sổ biên bản của Công ty. Biên bản cuộc họp được đọc và thông qua trước khi bế mạc cuộc họp và được lưu giữ vào sổ biên bản của Công ty.

 

Chương V: ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 11: Quy chế này gồm 5 chương 11 điều, được thông qua ngày 23 tháng 03 năm 2008 và có hiệu lực kể từ ngày ký.

 

…………., NGÀY …….. THÁNG …. NĂM …

TM/ HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

CHỦ TỊCH

(Đã ký)

 

 

 

Tham khảo thêm:

Mẫu Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường bổ sung

PHỤ LỤC 14: MẪU QUYẾT ĐỊNH PHÊ DUYỆT BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG BỔ SUNG
(Ban hành kèm theo Thông tư số 05/2008/TT-BTNMT ngày 08 tháng 12 năm 2008 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường)

PHỤ LỤC 14

MẪU QUYẾT ĐỊNH PHÊ DUYỆT BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG BỔ SUNG
(Ban hành kèm theo Thông tư số 05/2008/TT-BTNMT ngày 08 tháng 12 năm 2008 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường)

… (1) …
——-

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
————–

Số:

(Địa danh), ngày…  tháng … năm …

 

QUYẾT ĐỊNH

Về việc phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường bổ sung của Dự án “ … (2) … ”

… (3) …

Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày 29 tháng 11 năm 2005;

Căn cứ Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;

Căn cứ Nghị định số 21/2008/NĐ-CP ngày 28 tháng 02 năm 2008 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;

Căn cứ Thông tư số … /2008/TT-BTNMT ngày … tháng … năm 2008 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường;

Căn cứ … (4) … quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của … (1) …;

Căn cứ … (*) … về việc ủy quyền thẩm định và phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường …;

Xét Công văn số…… ngày … tháng … năm …  của … (5) … về việc đề nghị thẩm định và phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường bổ sung của Dự án “… (2) …”;

Xét nội dung báo cáo đánh giá tác động môi trường bổ sung của Dự án  “… (2) …” đã được chỉnh sửa bổ sung kèm theo Văn bản giải trình số … ngày … tháng … năm … của … (5) …;

Theo đề nghị của Ông (Bà) … (6) …,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt nội dung báo cáo đánh giá tác động môi trường bổ sung của Dự án “ … (2) … ” của (5) … (sau đây gọi là Chủ dự án).

Điều 2. Chủ dự án có trách nhiệm thực hiện đúng những nội dung đã được nêu trong báo cáo đánh giá tác động môi trường bổ sung và những yêu cầu bắt buộc sau đây:

Điều 3. Báo cáo đánh giá tác động môi trường bổ sung của dự án, những yêu cầu bắt buộc tại Điều 2 của Quyết định này và báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt tại Quyết định số … (7) … ngày … tháng … năm … của … (8) … là cơ sở để các cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường giám sát, kiểm tra, thanh tra việc thực hiện công tác bảo vệ môi trường của Dự án.

Điều 4. Quyết định này có giá trị đi kèm với Quyết định số … (7) … ngày … tháng … năm … của … (8) … và có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký./.

 

 

 

Nơi nhận:

– Chủ dự án;

– Lưu …

(3)

(Ký, ghi họ tên, chức danh, đóng dấu)

Ghi chú:

(1) Tên cơ quan có thẩm quyền phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) bổ sung của dự án;

(2) Tên đầy đủ của dự án;

(3) Thủ trưởng hoặc người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền phê duyệt báo cáo ĐTM bổ sung của dự án;

(4) Tên đầy đủ của văn bản quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của … (1) …;

(5) Cơ quan, doanh nghiệp chủ dự án;

(6) Thủ trưởng cơ quan thường trực hội đồng thẩm định;

(7) Ký, mã hiệu của quyết định phê duyệt báo cáo ĐTM trước đó;

(8) Thủ trưởng hoặc người đứng đầu cơ quan đã ban hành quyết định phê duyệt báo cáo ĐTM trước đó.

(*) Tên đầy đủ của văn bản của cấp có thẩm quyền ủy quyền cho … (1) … thẩm định và phê duyệt báo cáo ĐTM của dự án đầu tư vào khu kinh tế, khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu chế xuất.

 

 

Tham khảo thêm:

Mẫu Quy chế tài chính Công ty

QUY CHẾ TÀI CHÍNH CÔNG TY

QUY CHẾ TÀI CHÍNH CÔNG TY

CHƯƠNG I: NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1: Quy chế tài chính của Công ty được xây dựng trên cơ sở Luật  Doanh nghiệp, Pháp lệnh

Kế toán thống  kê và Điều  lệ Công  ty.

Điều 2: Quy chế  tài chính này áp dụng  trong nội bộ Công  ty. Đối tượng  thi hành Quy chế Tàichính là toàn thể nhân sự làm việc trong hệ thống Công ty.

Điều 3: VỐN VÀ TÀISẢN

3.1 Vốn của Công ty là phần  vốn tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh bao gồm:

–     Vốn điều lệ

–     Vốn huy động

–     Vốn tiếp nhận

–     Vốn vay

–     Vốn tích lũy

–     Vốn khác

3.2 Tài sản: Gồm  tài sản cố định  và tài sản  lưuđộng.

Điều 4: NGUYÊN TẮC QUẢN TRỊ VỐN  VÀ TÀI SẢN:

4.1. Nguyên  tắc chung: Tất cả các cấp quản  trị và nhân  viên  của Công  ty phải đảm bảo vốn & tàisản được quản trị và sử dụng   trên  cơ sở bảo toàn, phát triển  và mang lại hiệu quả. Đồng thời phảihoàn toàn chịu trách nhiệm  nếu để xảy ra tình trạng  tổn thất tài sản. Tổn thất tài sản là sự mất  mát,hư hỏng làm giảm giá trị hay ứ đọng vốn và tài sản của Công  ty.

4.2. Các cấp quản trị là trưởng phòng ban, phụ trách các đơn vị sản xuất  kinh doanh trực thuộcCông ty không được  tự ý  thay đổi cơ cấu  vốn và tài sản mà Công  ty giao cho đơn vị mình đểhoạt động sản xuất kinh doanh.

4.3. Các cấp quản trị trên không được phép nhượng  bán, cho thuê,  cầm cố thế chấp,  thanh lý tàisản  được giao.

4.4. Mọi vi phạm  các nguyên  tắc quản trị vốn và tài sản các cấp quản trị và cá nhân trực  tiếp gâyra phải chịu trách  nhiệm  trước nhà nước,  đại hội  cổ đông  và pháp  luật:  bị  xử phạt hành chính,bồi thường  vật chất, truy cứu trách nhiệm hình sự,…

4.5. Các cấp quản trị phải xây dựng  kế hoạch,  thực hiện, kiểm tra và cải tiến  công tác quản  trị vốnvà tài sản được giao.

 

CHƯƠNG II: QUẢN TRỊ DOANH THU, CHI PHÍ VÀ GIÁ THÀNH.

 

Điều 5: NGUYÊN TẮC QUẢN TRỊ:

5.1. Ban Giám đốc điều hành Công ty xây dựng  kế hoạch,  tổ chức  và kiểm  tra chặt chẽ các chỉtiêu,  doanh thu,  chi phí và giá thành  sản phẩm,  dịch  vụ với mục  tiêu cuối cùng là hiệu  quảdoanh nghiệp.

5.2. Các cấp quản  trị đơn vị sản xuất  kinh doanh trực thuộc phải tính đúng, tính đủ  chi phí kinhdoanh, bảo đảm các chi phí này được  trang trải bằng  doanh thu đồng thời hoạt  động sản xuất kinh doanh phải  có hiệu quả.

5.3. Các cấp quản  trị của Công  ty hoàn toàn chịu trách nhiệm  trước pháp luật về tính hợp  phápcủa các  khoản  doanh thu, chi phí, và kết  quả  kinh doanh trong phạm vi ra quyết định của mình.

Điều 6: QUẢN TRỊ DOANH THU:

6.1. Doanh thu Công ty gồm doanh thu từ hoạt động kinh doanh đã được  khách  hàng chấp nhậnthanh toán và doanh thu từ các  hoạt động khác như: thu từ bán  vật  tư, hàng hoá, tài sản dôi thừa,công cụ, dụng  cụ đã phân bổ hết giá trị, bị hư hỏng hoặc không  cần sử dụng, các khoản  phải trảnhưng không  trả được  vì nguyên  nhân từ  phía chủ nợ, thu chuyển nhượng, thanh lý tài sản,  nợkhó đòi đã khoanh, nay thu hồi được,  và các khoản thu bất thường khác.

6.2. Toàn  bộ doanh thu của đơn vị phát  sinh trong kỳ phải được  thể hiện  trên  các hoá đơn,chứng   từ hợp  lệ và phải được  phản ánh đầy đủ vào các sổ sách  kế toán  theo chế độ nhà nướcquy định.

6.3. Các cấp quản trị của Công ty hoàn toàn chịu trách nhiệm  về các khoản doanh thu, thu nhập đểngoài  sổ sách. Đơn vị hoặc  cá nhân  vi phạm hay có liên  quan tuỳ theo mức độ vi phạm  đều bị quytrách nhiệm, truy nộp, thu đền bù và xử phạt   theo chế độ hiện hành, trường  hợp nghiêm  trọng phải truy cứu trách nhiệm hình sự.

Điều 7: QUẢN TRỊ CHI PHÍ VÀ GIÁ THÀNH.

7.1. Chi phí của Công  ty bao gồm chi phí hoạt  động sản xuất kinh doanh và chi phí hoạt  động sảnxuất khác.

  • Chi phí hoạt động kinh doanh bao gồm:
  1. Chi phí nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu, động lực: (gọi  tắt  là chi phí vật tư). Chi phí này đượcquản lý trên cơ sở: mức tiêu hao vật tư và giá vật tư.

+ Mức tiêu hao vật tư:

  • Tổng Giám đốc Công ty phê duyệt  hệ thống định  mức tiêu hao vật tư đối với từngngành hàng cụ thể và cần thiết.

  • Các cấp quản  trị của Công  ty phải lập kế hoạch   tổ chức,  kiểm  tra và cải tiến  cáckhâu:  dự trữ, cung ứng, sử dụng   và xác định  vật tư, việc quyết  toán, đối chiếu  vật tưsử dụng  với định  mức tiêu hao phải được  thực  hiện định  mức tuỳ theo quy trình sảnxuất kinh doanh.

+ Giá vật tư:

  • Các cấp quản trị của Công ty phải bảo đảm giá vật tư mua vào  là giá thực  tếcủa thị trường trên cơ sở hai yếu tố: chất lượng và hợp  lý.
  1. Các chi phí phân bổ dần: Các chi phí phát sinh và ảnh hưởng đến nhiều  chu kỳ sản xuất  kinh doanh phải được tập hợp  và phân  bổ theo đúng tính chất và đặc điểm,  không  phân  bổ trànlan hoặc trao lại tuỳ tiện gây ra tình hình lỗ giả hoặc  lời giả.
  2. Chi phí kế hoạch tài sản cố định:  áp dụng   mức khấu  hao theo quy định  hiện  hành  có tínhđến  yếu  tố hoàn vốn và tái đầu tư.
  3. Chi phí tiền lương và các khoản phụ  cấp có tính chất lương.
  • GIÁM ĐỐC Công  ty phê duyệt  định  mức quỹ lương, đơn giá tiền  lương và định  biên laođộng.

  • Chi phí này phải được  quản trị chăït chẽ và không  ngừng  cải tiến định  mức để phù hợpvới tình hình thực tế phát sinh, trở thành  đòn bẩy kinh tế thực  sự đối với người lao động.

  1. Chi phí Bảo hiểm Xã hội, Bảo hiểm Y tế và kinh phí Công Đoàn: thực hiện theo quy định hiệnhành của luật pháp.
  2. Các chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí bằng tiền khác:
  • Các cấp quản trị phải lập dự toán theo đúng thủ tục ban hành và được  cấp quản trị caohơn có thẩm quyền duyệt trước khi thực hiện.

  • Các cấp quản  trị phải kiểm  soát các chi phí này trên cơ sở: hợp  lý, tiết kiệm và chất

lượng.

–     Chi phí hoạt động khác: bao gồm chi phí hoạt  động tài chính và chi phí hoạtđộng bất thường được quản trị theo quy định hiện hành của luật pháp.

7.2. Tính giá thành  sảnphẩm:

  • Toàn  bộ các khoản  chi phí phát sinh phải được kết chuyển  cho sản phẩm,  dịch  vụ sản xuất  vàtiêu thụ trong năm tài chính để xác định  hiệu quả kinh doanh sản xuất kinh doanh.

  • Các cấp quản  trị của Công  ty phải xây dựng  kế hoạch và kiểm  tra giá thành  trong phạm vi điềuhành sản xuất kinh doanh của mình. Đồng thời luôn tìm mọi biện pháp để hạ giá thành sản phẩm trêncơ sở vẫn  đảm  bảo và cải tiến chất lượng  sản phẩm,  dịch vụ của đơn vị mình.

 

CHƯƠNG III: CHẾ  ĐỘ THỐNG KÊ, KẾ TOÁN VÀ KIỂM TOÁN.

 

Điều 8: Công tác thống  kê- kế toán và kiểm  toán phải được  thực  hiện trên cơ sở có xây  dựng kế hoạch, có kiểm tra cải tiến  và đúng  theo pháp lệnh  kế toán  thống  kê và quy chế về kiểmtoán do chính phủ ban hành.

Điều 9:

9.1. Tất cả các cấp quản  trị của Công  ty có trách nhiệm bảo đảm cho công  tác thống  kê – kế toán và kiểm toán được thực hiện xuyên suốt và có hiệu  quả .

9.2. Khối phòng ban Kế toán tài vụ và bộ phận  kiểm  toán chịu  trách nhiệm chính về tổ chức công tác thống kê-  kế toán và kiểm  toán trên  cơ sở chức  năng  cụ thể đã được   quy định trong quyếtđịnh thành lập.

Điều 10:

 

10.1. Báo cáo thống  kê- kế toán  và kiểm  toán (được gọi chung là báo  cáo  tài chính) được  lập định  kỳ theo các quy định  của nhà nước: hàng tháng,  hàng quý, hàng năm tuỳ theo tính chấtcủa báo cáo:

  • Báo cáo tháng:  ngày 5 tháng sau với báo  cáo chi tiết  và từ ngày 10-15 tháng sau nếu  làbáo

cáo tổng hợp.

  • Báo cáo quý: ngày 15  tháng đầu quý sau.

  • Báo cáo năm: 1 tháng sau khi chấm  dứt năm tài chính.

10.2. Báo cáo tài chính phải được  bảmđảo:

  • Tính chính xác, trung thực,  kịp thời và thận trọng.

  • Thực hiện trên cơ sở có kiểm  kê đối chiếu  số liệu thực  tế.

  • Có phân  tích tình hình và đề xuất  ý kiến  xử lý hoặc cải tiến.

  • Đầy  đủ chữ ký của người thực hiện và người phụ trách.

Điều 11: Mọi hành vi vi phạm  pháp lệnh kế toán thống kê quy chế về kiểm  toán và chế độ báo cáo tài chính của Công ty tùy  mức  độ sẽ chịu xử  phạt về  kinh tế,  hành chánh hoặc truy cứu

trách nhiệm hình sự theo đúng quy định của pháp luật.

 

CHƯƠNG IV: TRÁCH NHIỆM QUẢN LÝ TÀI CHÍNH.

 

Điều 12: TRÁCH NHIỆM  CỦA BAN GIÁM ĐỐCĐIỀU HÀNH CÔNG TY.

12.1 Trách  nhiệm  Giám đốc Công ty:

  • Đại diện pháp nhân của doanh nghiệp có quyền điều hành cao nhất trong doanh nghiệp  vàchịu  trách nhiệm  trước cổ đông  và trước pháp  luật trong việc điều hành hoạt  động của

doanh nghiệp.

  • Ký nhận  vốn, đất đai, tài nguyên và các nguồn lực khác để quản lý , sử dụng theo đúngmục tiêu, nhiệm vụ được Hội đồng quản trị giao.

  • Chịu trách nhiệm chính về việc  điều  hành  sử dụng  vốn và tài sản trong sản xuất kinh doanh đồng  thời thường   xuyên   tổ chức kiểm  tra việc  sử dụng  vốn và tài sản của cácđơn vị

sản xuất kinh doanh trực thuộc.

  • Ký các báo  cáo tài chính để trình Hội Đồng Quản Trị cũng như các văn bản liên quan đến

vấn đề tài chính gởi cho các đối tượng  bên ngoài Công ty.

12.2. Trách  nhiệm  của Giám  đốc Tài chính.

1)  Quản  trị tài chính Công ty : Tiến hành tổng hợp, phân tích và đánh  giá tình hình tàichính của Công ty; xây dựng  các chương trình hoạt động tài chính theo mục tiêukế hoạch hoạt động hàng năm của Công  ty; Đồng  thời hoạch định chiến  lược  tàichính đảm bảo sự tồn tại và phát triển cho Công ty.

2)  Thực  hiện  các biện  pháp điều  hành tài chính  một cách chặt  chẽ, duy trì khảnăng dự phòng và  thanh khoản cho Công ty . Đồng  thời đảm bảo các loại tàisản của Công  ty được kiểm soát  và xử dụng  hợp lý.

3)  Thiết  lập cơ cấu  và chính sách  tài chính an toàn. Đảm bảo cho mọi  hoạt  độngsản xuất kinh doanh và đầu tư của Công ty vận hành hiệu quả.

4)    Được  ủy quyền  xem xét các hợp  đồng kinh tế về mặt  tài chính; giải quyết   vàxử

lý các  vấn  đề  tài chính thông thường của Công ty.

12.3. Trách  nhiệm  của các Giám  đốc điều hành:

Tuỳ theo chức năng  điều  hành  cụ thể,  các Giám  đốc đều  phải có trách  nhiệm quản  trị tài chính, bảo đảm việc  sử dụng,   bảo toàn,  phát triển  việc  sử dụng,   bảo toàn,phát triển  vốn và tài sản của Công ty đồng  thời tạo  điều  kiện  hỗ trợ  công  tác thông  kê,kế toán và kiểm  toán của các bộ phận  chuyên ngành.

Điều 13: TRÁCH  NHIỆM  CỦA BỘ PHẬN CHUYÊN  TRÁCH NGHIỆP VỤ

13.1. Trách  nhiệm  của Kế toán trưởng  Công  ty.

  • Thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn theo Điều  lệ kế toán trưởng.

  • Hoạch định và đưa ra những  quyết  định  tài chính ngắn hạn.

  • Hoạch định, tổ chức,  kiểm  tra, duy trì và đổi mới theo hướng  hiệu quả các nghiệp  vụ

quản trị Kế toán, Tài chính.

  • Tổ chức công tác thống  kê – kế toán của Công ty.

  • Kiểm tra việc quản trị tài chính của các đơn vị sản xuất kinh doanh trực thuộc.

13.2. Trách nhiệm của  tổ Kiểm toán:

  • Trực thuộc Ban Giám Đốc điều hành Công ty và thực  hiện  việc  kiểm  toán  nội bộtheo

quy chế kiểm toán.

  • Chịu  trách nhiệm  về số liệu và ký xác nhận  kết luận kiểm toán  của các báo cáokiểm

toán nội bộ.

13.3. Trách  nhiệm  của Trưởng phòng ban Kế toán –Tài  vụ:

  • Trưởng  phòng  Kế toán có trách  nhiệm  tổ chức,  điều  hành,  quản  lý nhân sựnghiệp  vụ

để thực  hiện công tác thống kê – kế toán theo đúng quy định.

  • Trưởng  phòng Tài vụ có trách nhiệm tổ chức, điều hành, quản trị nhân sự nghiệp  vụđể thực hiện công  tác quản  trị vốn và tài sản theo đúng quy định.

Điều 14. TRÁCH NHIỆM  CỦA PHỤ TRÁCH ĐƠN VỊ SẢN XUẤT  KINHDOANH TRỰC THUỘC

1)  Chịu  trách  nhiệm  trực  tiếp về việc  sử dụng  vốn và tài sản được  Công ty giao phục  vụ kinh doanh theo phương án sử dụng,  bảo toàn và phát triển vốn được  Tổng Giám đốc thông  qua,bảo đảm hiệu quả hoạt  động kinh doanh của đơn vị và thực  hiện  đầy đủ các khoản nghĩa  vụnộp Ngân sách theo quy định.

2)  Quản trị thực  hiện và kiểm  tra việc chi phí trên cơ sở tuân  thủ các dự toán,  định  mức được duyệt.   Đồng  thời có kế  hoạch cũng như tổ chức  hoạt động  sản xuất  kinh doanh mang lạidoanh thu và hiệu  quả cao nhất cho đơn vị.

3)  Thực  hiện chế độ báo cáo tài chính đúng quy định  và chịu  trách nhiệm  cuối cùng về số liệu báocáo.

Điều 15: TRÁCH NHIỆM PHÁT HIỆN VI PHẠM

Tất cả các cấp quản  trị Công  ty có trách nhiệm  kiểm  tra, kiểm  soát  việc  quản  trị tàichánh  theo phần hành của mình đồng thời phải báo cáo ngay cho cấp trên khi phát hiện  có các viphạm quy chế quản  trị tài chánh của Công  ty. Mọi thiệt hại do chậm  trễ báo cáo sẽ bị quy tráchnhiệm  liên đới.

 

CHƯƠNG V: ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

 

Điều 16:

  • Bản quy chế  này có hiệu  lực  thi hành   từ ngày được ban hành. Các quy định  trước đây trái với cácđiều khoản của Quy chế này đều bãi bỏ.

  • Các cấp quản trị là Trưởng phòng ban, Phụ trách các Đơn vị sản xuất kinh doanh trực thuộc

Công ty có trách  nhiệm phổ biến Quy chế Tài chính này.

  • Trong quá trình thực  hiện,  nếu có vướng  mắc,  các đơn vị phụ  thuộc và các bộ phận chuyên trách

chuyên  môn cần phản ánh kịp  thời về Công  ty để nghiên   cứu bổ sung hoặc  sửa đổi cho phù hợp.

 

 

Tham khảo thêm:

Mẫu Quy chế hoạt động của doanh nghiệp

QUY CHẾ HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP

QUY CHẾ HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP

Bộ máy doanh nghiệp do chủ doanh nghiệp tự lựa chọn, nó có nhiều mô hình khác nhau;nhưng để có hiệu quả nó thường phải có dạng cơ cấu trực tuyến – chức năng, tham mưu, kết hợp với cơ cấu không chính thức, và nó phải có đủ các bộ phận quan trọng sau đây:

  • Bộ phận marketing (với chức năng như:)

  • Nghiên cứu dự báo thị trường.

  • Nghiên cứu dự báo các biện pháp cạnh tranh.

  • Phục vụ việc bán hàng cho khách.

  • Tuyên truyền quảng cáo.

  • Chuẩn bị sản phẩm mới v.v…).

  • Bộ phận thông tin với các trung tâm vi tính đủ mạnh.

  • Bộ phận công nghệ, sản xuất.

  • Bộ phận tài chính, kế toán.

  • Bộ phận tư vấn (về luật pháp, tâm lý, sức khoẻ v.v…).

  • Bộ phận nhân sự.

Uỷ quyền quản trị

  1. Khái niệm về uỷ quyền

Uỷ quyền là việc cán bộ quản lý cấp trên cho phép cán bộ cấp dưới có quyền ra quyết định vềnhững vấn đề thuộc quyền hạn của mình, trong khi người cho phép vẫn đứng ra chịu trách nhiệm. Uỷquyền là một phạm trù quan trọng, là một công cụ quản trị sắc bén, là phong cách lãnh đạo dân chủ khá phổ biến ở nhiều doanh nghiệp trên thế giới.

Sự uỷ quyền có thể thể hiện dưới 2 hình thức:

  • Uỷ quyền chính thức: Qua sơ đồ cấu tạo bộ máy (mỗi bộ phận có những chức năng và quyền hạn rõ ràng).

  • Uỷ quyền không chính thức: Qua sự tín nhiệm cá nhân (Giám đốc ký quyết định uỷ

quyền cho cấp dưới được quyền hạn và trách nhiệm nào đó).

Khi uỷ quyền cho cấp dưới, chủ doanh nghiệp có điều kiện giải phóng bớt cho công việc cụthể để tập trung vào những vấn đề đặc biệt quan trọng và bao quát của doanh nghiệp. Mặt khác tạo rađược môi trường rèn luyện cán bộ để từ đó chọn lọc đề bạt người xứng đáng vào vị trí quản trị cầnthiết. Tuy vậy, cũng có những trở ngại khiến nhà quản trị nhiều khi không dám uỷ quyền. Đó là:

  • Không tin vào năng lực của cấp dưới và bao biện ôm đồm.

  • Sợ bị cấp trên (đối với doanh nghiệp nhà nước) đánh giá và khiển trách vì sao nhãng trách nhiệm, sợ bị quy trách nhiệm về những sai lầm của cấp dưới.

  • Sợ bị coi là thiên vị, phân biệt đối xử, ưu ái với người này, thiếu quan tâm với người

Người lãnh đạo nếu không mạnh dạn uỷ quyền thì họ dễ chuốc lấy những hậu quả sau:

  • Không khuyến khích cấp dưới làm việc tích cực, nhất là trong những việc đột xuất, ngoại lệ.

  • Tạo cho cấp dưới tâm lý chờ đợi ỷ lại, thiếu tự tin vào bản thân.

  • Đối với người được uỷ quyền, bên cạnh những tác động tích cực như phấn khởi và tự tintrong công việc, tích cực năng động sáng tạo tìm giải pháp, tự học tập và rèn luyện để nâng caotrình độ thì cũng có thể có những tác động tiêu cực, như dễ chủ quan hỏng việc, không khéo léo dễ bị đồng nghiệp tẩy chay, bất hợp tác.

Để việc uỷ quyền được thành công trước hết phải được tiến hành một cách có ý thức từ

2 phía: người uỷ quyền và người được uỷ quyền. Người uỷ quyền phải rất hiểu biết bản thân và cấpdưới thì  mới thực hiện được sự uỷ quyền. Cấp dưới được uỷ quyền phải xác định được tráchnhiệm trước cấp trên khi được giao quyền và phải thấy rõ những giới hạn trong quyền lực của mình để không vượt qua giới hạn đó.

Người uỷ quyền một mặt đòi hỏi hệ thống chỉ huy phải rõ ràng, nhưng không nên đòi hỏi sựtuân thủ máy móc của người được uỷ quyền, phải cho họ được linh hoạt giải quyết công việc, thậmchí được phép điều chỉnh, sửa đổi nội dung công việc khi cần thiết.

Người uỷ quyền cũng phải biết chấp n hận một vài thất bại do người được uỷ quyền phạmphải. Nếu họ phạm sai lầm chỉ là do muốn học hỏi và muốn tiến bộ trong công tác ở doanh nghiệp.

Khi việc uỷ quyền được thực hiện tốt, nó sẽ tăng năng suất của doanh nghiệp lên mức khônggì sánh kịp. Nói chung, người ta đã kết luận rằng việc uỷ quyền có hiệu quả thường mang lại thu nhập còn cao hơn so với việc bỏ vốn đầu tư vào trang thiết bị mới.

  1. Các nguyên tắc về uỷ thác và nhân quyền

Việc uỷ quyền cần sử dụng các nguyên tắc sau:

  • Nguyên tắc các giới hạn về kiểm tra

Sự uỷ quyền phải ngừng lại với các giới hạn về kiềm tra thực tế. Không nên giao trách nhiệmvà quyền lực cho người khác nếu ta không thể kiểm tra được công việc của họ và các quyết định của họ. Nếu hệ thống kiểm tra được tiến hành tốt sẽ cho phép ta được cả các ngoại lệ, và việc uỷ quyền làtốt. Cần phải kiểm soát lại các việc kiểm tra của ta trước khi uỷ quyền cho cấp dưới.

  • Nguyên tắc về quyền hạn theo tỷ lệ.

Quyền hạn phải được chuyển giao tương ứng cùng một lúc với các trách nhiệm, phương tiện.

  • Nguyên tắc về trách nhiệm kép.

Người cấp trên bao giờ cũng chịu trách nhiệm về các hoạt động của người cấp dưới giúp việc cho mình mặc dù họ đã uỷ quyền cho cấp dưới.

  • Nguyên tắc về quyền hạn duy nhất.

Mỗi một người giúp việc chỉ phải báo cáo cho một cấp trên mình về một nhiệm vụ nhất

 

 

Đnh biên trong doanh nghiệp

  1. Khái niệm

Định biên là việc sắp xếp các cương vị trong cơ cấu tổ chức qua việc xác định những đòi hỏivề nhân lực, dự trữ nhân lực, tuyển mộ, chọn lựa, sắp xếp, đề bạt, đánh giá, đào tạo con người trong doanh nghiệp.

  1. Chọn lựa cán bộ quản trị

Chất lượng của người quản trị là một yếu tố quan trọng bậc nhất có ý nghĩa quyết định đối vớiviệc duy trì sự thành đạt của một tổ chức. Vì vậy, cần phải coi việc lựa chọ người quản trị nhưmột bước có ý nghĩa quan trọng nhất trong toàn bộ quá trình quản trị doanh nghiệp. Đây cũng làcông việc cực kỳ khó khăn. Mặc dù việc chọn lựa đúng những người quản trị ở những vị trí caothoạt nhìn có vẻ dễ dàng hơn so với việc chọn những cán bộ quản trị cấp thấp, vì những người mà họđã từng kinh qua công việc quản lý có một quá trình hoạt động nào đó, qua đó năng lực của họ cóthể được đánh giá, nhưng đó chỉ là cái vỏ bọc bên ngoài. Việc lựa chọn sai ở các cấp cao có thểdẫn đến những sai lầm nghiêm trọng hơn. Thường phải mất hàng năm người ta mới có thể biếtchắc chắn rằng những người quản trị ở cấp cao và cao nhất có làm tốt hay không; và khi đó phí tổnkhông chỉ là khoản tiền lương trả cho họ mà còn là sự lãng phí thì giờ có thể tạo ra sự tiến bọ đáng racó thể có được nếu chọn được những người quản trị giỏi ngay từ đầu.

Để lựa chọn đúng cán bộ quản trị cần chú ý đến các yêu cầu, cần phải xác định rõ yêu cầu đối với công việc cho mỗi chức trách cán bộ.

Khi xác định yêu cầu đối với công việc, phải trả lời các câu hỏi như: Công việc này đòi hỏi phảilàm những gì? Phải thực hiện chúng như thế nào? Kiến thức cơ bản, quan điểm và kỹ năng cầnthiết là gì? Có thể làm khác được không? Nếu được, những yêu cầu mới là gì? Để tìm được câu trảlời cho các câu hỏi này và các câu hỏi tương tự, ta phải phân tích tương tự, ta phải phân tích côngviệc. Việc phân tích này có thể được thực hiện qua việc quan sát, phỏng vấn, điều tra hoặc thậm chíphân tích công việc. Như vậy, một sự mô tả công việc, dựa vào việc phân tích công việc, sẽ luôn liệt kêđược các chức năng quan trọng, những mối liên hệ trách nhiệm – quyền hạn và mối quan hệ vớinhững vị trí công tác khác nhau. Công việc được giao phải tương xứng với tầm cỡ và năng lực củacán bộ được giao và thu hút toàn bộ thời gian của họ với các kỹ năng làm việc cần có. Một công việcnếu được xác định quá hẹp mà người thực hiện không cần cố gắng, sẽ làm cho họ khó có cơ hội đểphát triển, và không kích thích tinh thần hoàn thành công việc. Do đó, người quản trị giỏi sẽ cảm thấybuồn tẻ và bất mãn. Ngược lại, một công việc quá rộng đến mức một người quản trị không thể  giải quyết có kết quả được. Điều đó sẽ dẫn đến sự căng thẳng, hỏng việc và không kiểm soát được.

Phương pháp lựa chọn cán bộ quản trị thông thường sử dụng là sau khi xác định rõ yêu cầu đốivới công việc, phải sử dụng các kỹ thuật quen thuộc của xã hội học để tuyển chọn (phỏng vấn, trắcnghiệm tâm lý, đề bạt thử, cho tham dự các trò chơi kinh tế, thẩm vấn qua hồ sơ cá nhân v.v…).

  1. Sắp xếp, sử dụng

Việc sử dụng cán bộ quản trị phải bảo đảm cho việc vận hành doanh nghiệm cả trong hiện tạivà tương lai. Người được sử dụng phải được nhận trách nhiệm – quyền hạn – lợi ích tương xứng,họ phải có động cơ làm việc tương ứng, và họ phải biết rằng nếu không biết cách phải luôn luôn vươn lên thì họ sẽ bị đào thải.

  1. Nguồn tuyển chọn

Thông thường kết hợp cả ở trong và ngoài doanh nghiệp. Trong doanh nghiệp là những ngườicó triển vọng, trung thành với lợi ích của doanh nghiệp có giới hạn tuổi thích hợp cần được lựa ra đểđưa đi đào tạo, hoặc đào tạo tại chỗ bằng cách tạo môi trường vươn tới cho họ. Ngoài doanhnghiệp, đó là số người đến xin việc làm ở doanh nghiệp và số học sinh, sinh viên ở các trường phổthông học nghề và đại học có thiên bẩm tài năng trở thành các chuyên gia quản trị hoặc kỹ thuật ởdoanh nghiệp, mà doanh nghiệp cần sớm phát hiện  để  có kế hoạch đào tạo cá biệt.

VAI TRÒ, VỊ TRÍ NHIỆM VỤ CỦA CÁN BỘ QUẢN TRỊ KINH DOANH

  1. Vai trò
  2. Vị trí của cán bộ quản trị kinh doanh
  3. Nhiệm vụ của cán bộ quản trị kinh doanh

1.Vai trò

Cán bộ quản trị kinh doanh là một trong những nhân tố cơ bản quyết định sự thành công hay thất bại của hoạt động kinh doanh và của đường lối phát triển kinh tế của đất nước.

2. Vị trí của cán bộ quản trị kinh doanh

Cán bộ quản trị kinh doanh xét về mặt tổ chức lao đông nói chung là cầu nối liền các yếu tốbên trong và bên ngoài của doanh nghiệp thành một khối thống nhất trong phạm vi chức trách củamình. Đối với cán bộ lãnh đạo, vị trí của họ xét về mặt phối hợp lao động và công việc chung; phải làngười khâu nối mọi cá nhân, mọi yếu tố sản xuất trong doanh nghiệp và các thông tin thị trường bênngoài thành một khối. Họ phải lường trước mọi tình thế có thể xảy ra cho hệ thống, họ phải biết chỉrõ công viẹc phải làm cho từng bộ phận, từng cá nhân trong hệ thống dưới quyền của họ mà họ phảicó trách nhiệm dẫn dắt để đưa hệ thống tới các mục tiêu theo thứ tự đặt ra trong suốt nhiệm kỳ mà họ đảm đương trách nhiệm.

Đối với cán bộ chuyên môn và nhân viên phục vụ, họ phải đảm nhận từng công việc đượcgiao theo sự phân công chung của người lãnh đạo, nhằm đạt mục tiêu chung đã đề ra và phải được thịtrường và khách hàng chấp nhận.

  • Xét về mặt lợi ích, cán bộ quản trị kinh doanh là cầu nối nối liền giữa các lợi cíh của xã hộitrong khuôn khổ của hệ thống; lợi ích giữa các chủ thể cùng tham gia kinh doanh và cạnh tranh v.v…

  • Nếu chỉ vì lợi ích của cán bộ lãnh đạo, của cán bộ quản lý trong doanh nghiệp thì tập thểnhững người trực tiếp sản xuất chịu sự quản lý của cán bộ quản trị kinh doanh cũng sẽ không làmviệc tốt được và mâu thuẫn tất yếu sẽ nổ ra.

  • Nếu chỉ vì lợi ích của doanh nghiệp mà quên lợi ích của Nhà nước thì thế nào cũng dẫn tớichỗ vi  phạm pháp luật và thể chế quản lý kinh tế, xâm phạm đến lợi ích của các doanh nghiệp bạn và của Nhà nước.

  • Nếu chỉ lo giải quyết lợi ích của doanh nghiệp, của Nhà nước mà không nghĩ tới lợi ích của khách hàng thì việc kinh doanh sớm muộn cũng sẽ bị đình trệ v.v…

  • Xét về mặt nhận thức và vận dụng quy luật, cán bộ quản trị kinh doanh là người trực tiếptrong khâu nhận thực các quy luật để đề ra các quyết định buộc hệ thống hoặc bản thân phải thựchiện. Cho nên từng loại cán bộ quản trị kinh doanh trong phạm vi, chức trách của mình phải có trìnhđộ để có thể nắm bắt được các yêu cầu của các quy luật khách quan và tự giác tuân thủ nó.

  • Nếu cán bộ lãnh đạo không đủ trình độ nhận thức quy luật thì họ sẽ không đề ra được cácquyết định chung cho doanh nghiệp một cách có căn cứ khoa học, bảo đảm tính hiện thực và tính hiệuquả.

  • Nếu cán bộ chuyên môn và nhân viên phục vụ, trong phạm vi công việc của mình khôngđủ trình độ, kiến thức, không nắm bắt được đầy đủ chuyên môn, nghiệp vụ ma mình đảm nhận thì sẽkhông thể biến các quyết định của cán bộ lãnh đạo thành hiện thực một cách hiệu quả nhanh chóng.

3.Nhiệm vụ của cán bộ quản trị kinh doanh

Tùy theo chức trách cụ thể, cán bộ quản trị kinh doanh có các nhiệm vụ khác nhau và cùng nhằm hoàn thành mục tiêu chung của doanh nghiệp.

Người lãnh đạo có hai nhiệm vụ quan trọng sau:

  • Phải xây dựng tập thể những người dưới quyền thành một hệ thống đoàn kết, năng động với chất lượng cao, thích nghi tốt với môi trường.

  • Điều khiển tập thể dưới quyền hoàn thành các mục đích và mục tiêu đặt ra một cách vữngchắc, ổn định và lâu dài trong điều kiện thị trường luôn biến động. Nhiệm vụ này cũng tương tự đốivới các cán bộ chuyên môn, chỉ có khác ở chỗ là phạm vi trách nhiệm của họ nhỏ hơn, chỉ hạn chế ở bộ phận chuyên môn mà họ được giao phó.

Đối với các nhân viên phục vụ, họ có nhiệm vụ phải hiểu rõ ý đồ của cấp trên để tự giácthực hiện nghiêm túc, đồng thời tạo điều kiện để cho các cấp lãnh đạo của bộ phận và hệ thống pháthiện kịp thời các biến động thuộc phần việc mà họ đảm nhận, để có giải pháp xử lý kịp thời.

Thông thường để quản trị kinh doanh thành công người lãnh đạo phải chỉ ra được một cách rõràng bằng văn bản cho các cấp dưới của mình (các cán bộ chuyên môn và nhân viên phục vụ) về vaitrò, vị trí, nhiệm vụ của mỗi bộ phận và mỗi cá nhân cùng các tiêu chuẩn, định mức cụ thể để cóbiện pháp kiểm tra, theo dõi, thưởng phạt phân minh và kịp thời.

 

Tham khảo thêm:

Mẫu Hồ sơ đề xuất nhiệm vụ môi trường

PHỤ LỤC 1: HỒ SƠ ĐỀ XUẤT NHIỆM VỤ MÔI TRƯỜNG
(Ban hành kèm theo Thông tư số 36/ 2011/TT- BCT ngày 28 tháng 9 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định về quản lý các nhiệm vụ, dự án bảo vệ môi trường ngành công thương)

BỘ CÔNG THƯƠNG

PHỤ LỤC 1

 

HỒ SƠ ĐỀ XUẤT NHIỆM VỤ MÔI TRƯỜNG

(Ban hành kèm theo Thông tư số 36/ 2011/TT- BCT ngày 28 tháng 9 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định về quản lý các nhiệm vụ, dự án bảo vệ môi trường ngành công thương)

 

  1. Danh mục hồ sơ:
  • Bản đề xuất nhiệm vụ môi trường của đơn vị Biểu 01 – PL1

     

  • Thuyết minh đề cương và hướng dẫn xây dựng thuyết minh đề cương (Biểu 02- PL1)

  • Danh sách đề xuất các nhiệm vụ môi trường (Biểu 03-PL1)

 

Biểu 01- PL1

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

—————-

BẢN ĐỀ XUẤT

Nhiệm vụ môi trường năm………

 

Kính gửi: Bộ Công Thương

Căn cứ thông báo của Bộ Công Thương về việc hướng dẫn đăng ký Nhiệm vụ môi trường ngành công thương, chúng tôi:

………………………………………………………………………………………………..

…………………………………………………………………………………………………….

(Tên, địa chỉ của cơ quan chủ trì thực hiện Nhiệm vụ)

 

Xin đề xuất thực hiện các nhiệm vụ bảo vệ môi trường từ nguồn ngân sách sự nghiệp môi trường năm ………như sau:

Nhiệm vụ 1

Nhiệm vụ 2

……………….

 

Thuyết minh đề cương của từng nhiệm vụ và danh mục các nhiệm vụ đề xuất (theo mẫu hướng dẫn) gửi kèm./.

 

…………….., ngày……. tháng……. năm 20

 

Thủ trưởng cơ quan chủ trì

(Họ, tên, chữ ký và đóng dấu)

 

 

Biểu 02- PL1

BỘ CÔNG THƯƠNG

………………………………………..

…………………………………………..

 

 

 

 

 

 

 

 

THUYẾT MINH ĐỀ CƯƠNG

 

Tên nhiệm vụ: ……………………………………………………

 

 

 

 

 

 

CƠ QUAN QUẢN LÝ

 

 

CƠ QUAN CHỦ TRÌ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Địa danh, năm

Phần I:  NHỮNG THÔNG TIN CHUNG

 

1. Tên nhiệm vụ: 2. Mã số:
3. Quản lý nhiệm vụ: Bộ Công Thương
3.1. Đại diện cơ quan quản lý

 

– Tên cơ quan quản lý: Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp

– Địa chỉ                     : 25 Ngô Quyền, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội

– Điện thoại: 04.22218320           Fax: 04.22218321

3.2. Cơ quan chủ trì

 

Tên cơ quan:

Họ và tên thủ trưởng cơ quan:

Chức vụ:

Địa chỉ:

Điện thoại:                               Fax:

3.3. Chủ trì nhiệm vụ

 

Họ và tên:

Học hàm/Học vị:

Chức vụ:

Điện thoại:                                   Fax:

Điện thoại di động:

E-mail:

3.4. Cơ quan phối hợp thực hiện
TT Tên cơ quan Địa chỉ
1    
2    
3    
4    
4. Thời gian thực hiện: …………….. tháng

 

Từ tháng …………./20 ……. đến tháng …………./20 ……

5. Dự kiến kinh phí

 

Tổng kinh phí: …………………. đồng, trong đó:

Nguồn Tổng số (đồng)
– Từ ngân sách  
– Từ nguồn tự có của cơ quan  
– Từ nguồn khác  
6. Dự kiến kết quả sản phẩm, địa chỉ bàn giao sử dụng
TT Tên sản phẩm Địa chỉ bàn giao sử dụng
1    
2    
7. Danh sách những người thực hiện chính
TT Họ và tên Học vị, học hàm chuyên môn Cơ quan
1      
2      
4      
5      
6      
7      
               

 

Phần II: TỔNG QUAN NHIỆM VỤ

  1. Căn cứ pháp lý và sự cần thiết của nhiệm vụ

                                       1.1 Căn cứ pháp lý thực hiện nhiệm vụ

            1.2 Sự cần thiết phải thực hiện nhiệm vụ (nêu khái quát những thông tin cơ bản, mới nhất về tình hình nghiên cứu, triển khai trong và ngoài nước: thể hiện sự am hiểu và nắm bắt được thông tin về lĩnh vực nghiên cứu; nêu rõ quan điểm của tác giả về tính cấp thiết của nhiệm vụ .v.v.)

  1. Mục tiêu của nhiệm vụ
  2. Phạm vi và quy mô thực hiện
  3. Đối tượng thụ hưởng và đóng góp cho sự nghiệp bảo vệ môi trường của nhiệm vụ
  4. Phương pháp thực hiện

Phần III: NỘI DUNG THỰC HIỆN

Nêu chi tiết toàn bộ nội dung thực hiện (bao gồm cả các chuyên đề)

Nội dung 1:

Hoạt động 1:

Hoạt động 2:

 

Nội dung 2:

Hoạt động 1:

Hoạt động 2:

 

Nội dung 3:

Hoạt động 1:

Hoạt động 2:

 

Nội dung 4:

Hoạt động 1:

Hoạt động 2:

 

Phần IV: TỔ CHỨC THỰC HIỆN, TIẾN ĐỘ VÀ KẾT QUẢ

 

TT
Nội dung thực hiện

(nêu các đầu mục lớn)

Tiến độ Kinh phí

 

(1000 đ)

Sản phẩm đạt được  
Bắt đầu Kết thúc  
1            
2            
3            
4            
5            
n-2 Nghiệm thu cấp cơ sở Xong trước ngày 15/11/20…   Báo cáo tổng kết và sản phẩm của nhiệm vụ, dự án được thông qua
n-1 Giao nộp toàn bộ sản phẩm và báo cáo tổng kết cho Bên A Xong trước ngày 30/11/20…   Các sản phẩm, báo cáo tổng kết theo đề cương đã được phê duyệt
n Nộp báo cáo, thanh lý, quyết toán tài chính Xong trước ngày 31/12/20…   – Giấy biên nhận nộp báo cáo tổng kết, sản phẩm.

 

– Biên bản thanh lý hợp đồng.

– Hoàn tất thủ tục thanh quyết toán tài chính

PHẦN V: DỰ TOÁN KINH PHÍ

Đơn vị tính: Nghìn đồng

TT Nội dung chi Đơn vị tính Khối lượng Đơn giá/ định mức Thành tiền
I

CHI PHÍ TRỰC TIẾP

       
1

CHI PHÍ NHÂN CÔNG

       
1.1

TIỀN CÔNG LAO ĐỘNG KỸ THUẬT (BAO GỒM CẢ CÁC KHOẢN ĐÓNG GÓP THEO LƯƠNG)

       
1.2 Tiền công thuê ngoài        
1.3 Chi phí lao đông phổ thông        
2

CHI PHÍ VẬT LIỆU, NHIÊN LIỆU DÙNG TRỰC TIẾP CHO THỰC HIỆN DỰ ÁN

       
2.1

VẬT LIỆU

       
2.2

NHIÊN LIỆU

       
3

CHI PHÍ CÔNG CỤ, DỤNG CỤ

       
4 Chi phí năng lượng        
5 Chi phí khấu hao máy móc thiết bị        
6 Chi phí phân tích mẫu        
7 Công tác phí        
8 Chi phân tích, đánh giá theo chuyên đề        
9 Chi xây dựng, thẩm định, xét duyệt đề cương, lập mẫu phiếu điều tra …        
10 Chi hội thảo, tổng kết nghiệm thu dự án        
           
II Chi phí quản lý chung Tỷ lệ 20% trên chi phí trực tiếp áp dụng với đơn vị sự nghiệp tự đảm bảo 100% kinh phí, các doanh nghiệp và tối đa 15 triệu đồng /năm/nhiệm vụ đối với nhiêm vụ có chi phí trực tiếp < 5 tỷ đồng, áp dụng với cơ quan quản lý nhà nước và đơn vị sự nghiệp được ngân sách nhà nước cấp.
1 Chi lương và các khoản đóng góp theo lương cho bộ máy quản lý tham gia dự án        
2 Chi phí điện, nước, điện thoại, xăng xe, công tác phí, văn phòng phẩm, sửa chữa thiết bị có tính chất chung của đơn vị        
3 Chi phí nghiệm thu, bàn giao sản phẩm và các chi phí khác mang tính chất quản lý có liên quan đến việc thực hiện dự án        
III Chi phí khác có liên quan        
  Tổng dự toán (I+II+III)        

 

Địa danh, ngày      tháng      năm 20..

 

 

Thủ trưởng cơ quan chủ trì

 

 

 

Địa danh, ngày      tháng      năm 20…

 

 

Chủ trì nhiệm vụ

 

 

Hà Nội, ngày      tháng      năm 20..

Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp duyệt

 

 

Biểu 03- PL1

Tên đơn vị

DANH SÁCH ĐỂ XUẤT CÁC NHIỆM VỤ MÔI TRƯỜNG NĂM ….

 

 (Kèm theo Công văn số ………../……..ngày……tháng….năm……của ………………………….)

Đơn vị tính: Triệu đồng

STT Tên nhiệm vụ, dự án Mục tiêu Nội dung thực hiện Dự kiến sản phẩm Đơn vị thực hiện Thời gian Tổng kinh phí Kinh phí năm…

 

(năm kế hoạch)

Ghi chú
1.                  
2.                  
3.                  
                 
  TỔNG    

 

 

 

Tham khảo thêm:

Mẫu Công văn đề nghị thành lập trường cao đẳng nghề

Mẫu số 1a: Mẫu Công văn đề nghị thành lập trường cao đẳng nghề
Ban hành kèm theo Thông tư số 24/2011/TT-BLĐTBXH ngày 21 tháng 9 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành Quy định về thành lập, cho phép thành lập, chia, tách, sáp nhập, giải thể trường cao đẳng nghề, trường trung cấp nghề và trung tâm dạy nghề.

Mẫu số 1a: Ban hành kèm theo Thông tư số 24/2011/TT-BLĐTBXH ngày 21 tháng 9 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành Quy định về thành lập, cho phép thành lập, chia, tách, sáp nhập, giải thể trường cao đẳng nghề, trường trung cấp nghề và trung tâm dạy nghề.

(1)
——-

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

Số: ……../……….
V/v: Đề nghị thành lập trường cao đẳng nghề …..

……., ngày …. tháng …. năm 20 ….

 

Kính gửi: Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội

  • Lý do thành lập trường: ………………………………………………………………………….

……………………………………………………………………………………………………………

  • Tên trường cao đẳng nghề: ……………………………………………………………………..

     

  • Tên giao dịch quốc tế (nếu có): …………………………………………………………………

  • Địa chỉ trụ sở chính: ………………………………………………………………………………

  • Phân hiệu/cơ sở đào tạo (nếu có): …………………………………………………………….

  • Số điện thoại: ………………………. Fax: …………………….. Email: ………………….

  • Nhiệm vụ chủ yếu của trường: ………………………………………………………………….

  • Nghề đào tạo và trình độ đào tạo: ………………………………………………………………

  • Dự kiến quy mô tuyển sinh và đối tượng tuyển sinh: ……………………………………..

  • Diện tích đất sử dụng: …………….. Diện tích xây dựng: …………………………………

  • Vốn đầu tư: …………………………………………………………………………………………

  • Thời hạn hoạt động: ……………………………………………………………………………….

(Kèm theo đề án thành lập trường cao đẳng nghề)

Đề nghị Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội xem xét quyết định.

 

 

(2)
(Ký tên, đóng dấu, ghi rõ họ tên)


(1) Tên Bộ, cơ quan trung ương của Tổ chức chính trị – xã hội, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đề nghị thành lập trường cao đẳng nghề.

(2) Chức danh người đứng đầu cơ quan, đơn vị đề nghị thành lập trường cao đẳng nghề.

 

 

 

Tham khảo thêm:

Mẫu Quy chế làm việc của Ban Giám đốc Công ty Cổ phần

QUY CHẾ LÀM VIỆC CỦA BAN GIÁM ĐỐC CÔNG TY CỔ PHẦN

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập -Tự do – Hạnh phúc

………………………

QUY CHẾ LÀM VIỆC CỦA BAN GIÁM ĐỐC CÔNG TYCỔ PHẦN

( Ban hành kèm theo Quyết định số                  /QĐ-DL-HĐQT ngày           /    /20     của Hội

đồng quản trị Công ty cổ phần)

 

Quy chế này nêu ra những quy định nhằm cụ thể hóa nhiệm vụ và quyền hạn, xác địnhnguyên tắc làm việc, cách thức chung về quản lý điều hành của Ban Giám đốc Công ty cổ phần (sau đây gọI là Công ty).

 

Điều 1. Nguyên tắc làm việc của Tổng Giám đốc:

1- Tổng Giám đốc Công ty là người trực tiếp điều hành các họat động của Công ty theo sự chỉ đạovà giám sát của HĐQT, theo Điều lệ tổ chức và hoạt động của Công ty, Quy chế hoạt động củaHĐQT Công ty và theo ủy quyền trực tiếp của HĐQT của Công ty.

2- Tổng Giám đốc tổ chức quản lý và điều hành trong thẩm quyền toàn bộ họat

động sản xuất kinh doanh của Công ty theo chế độ thủ trưởng.

3- Mọi hoạt động quản lý điều hành của Tổng Giám đốc và bộ máy giúp việc Tổng Giám đốc phải tuânthủ đúng pháp luật, Điều lệ tổ chức và họat động, các quy chế nội bộ của Công ty và bảo đảm lợi ích cao nhất của Công ty.

 

Điều 2. Trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền hạn của Tổng Giám đốc:

1- Thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn chung nêu tại mục 3, 4 điều 25 của Điều lệ Công ty một cáchtốt nhất, với tinh thần trung thực và tận tụy, vì lợi ích của Công ty và Cổ đông của Công ty.

2- Quyết định tất cả những vấn đề không yêu cầu phải có nghị quyết của ĐHĐCĐ và HĐQT Công ty,hoặc những nội dung theo ủy quyền trực tiếp của HĐQT của Công ty.

3- Quyết định trong thẩm quyền tất cả những vấn đề quản lý điều hành, tổ chức hoạt động sản xuấtkinh doanh hàng ngày của Công ty.

4- Đề nghị HĐQT bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm, khen thưởng, kỷ luật, mức lương hoặc thù lao,các lợi ích và các điều khoản khác trong hợp đồng lao động đối với Phó Tổng Giám đốc, Kế toántrưởng, Trưởng phòng và cán bộ quản lý khác .

5- Ký hợp đồng với người lao động và quyết định tuyển dụng, bố trí công việc, điều động, khenthưởng, kỷ luật, mức lương, trợ cấp, lợi ích và các điều khoản khác liên quan đến hợp đồng laođộng của người lao động trong Công ty.

6- Quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm, điều động, khen thưởng, kỷ luật đối với các chức danh từ Trưởng các tổ sản xuất trở xuống.

7- Quyết định thành lập các Hội đồng tư vấn chuyên môn hoặc thuê chuyên gia tư vấn cho Tổng Giámđốc, quyết định mức thù lao cho họat động này trong khuôn khổ chi phí sản xuất kinh doanh đã được duyệt.

8- Được quyết định vượt thẩm quyền trong những trường hợp khẩn cấp như thiên tai, địch họa,hỏa hoạn, sự cố…, chịu trách nhiệm về những quyết định này và báo cáo ngay cho HĐQT.

 

Điều 3. Nhiệm vụ và quyền hạn của Phó Tổng Giám đốc Công ty:

1- Phó Tổng Giám đốc Công ty điều hành những công việc được Tổng Giám đốc phân công  phụ trách hoặc ủy quyền, chịu trách nhiệm trước Tổng Giám đốc, trước Pháp luật về sự phân công vàủy quyền đó.

2- Được sử dụng quyền hạn của Tổng Giám đốc, nhân danh Tổng Giám đốc khi chỉ đạo điều  hành,tổ chức thực hiện các lĩnh vực được phân công hoặc ủy quyền.

3- Có trách nhiệm báo cáo Tổng Giám đốc về những hoạt động của mình được Tổng Giám đốc phân công.

Điều 4. Các mối quan hệ công tác của Tổng Giám đốc:

1- HĐQT, Ban kiểm soát, Thư ký Công ty thông báo yêu cầu, chương trình làm việc cho TổngGiám đốc khi cần sử dụng bộ máy điều hành để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình.

2- Quan hệ giữa Tổng Giám đốc và các Phó Tổng Giám đốc:

a- Tổng Giám đốc phụ trách chung mọi mặt công tác của Công ty và trực tiếp phụ trách một số lĩnhvực công tác cụ thể theo sự phân công. Phó Tổng Giám đốc được Tổng Giám đốc phân công phụ trách một số lĩnh vực công tác cụ thể.

b- Khi Tổng Giám đốc vắng mặt tại trụ sở Công ty phải phân công cho một Phó Tổng Giám  đốc hoặc ngườI được ủy quyền trực giải quyết các công việc của Công ty; Khi Tổng Giám đốc vắng mặttại trụ sở từ 05 ngày liên tục trở lên phải có văn bản báo cáo Chủ tịch HĐQT, nêu rõ người được ủyquyền giải quyết công việc.

c- Việc phân công nhiệm vụ cụ thể đối với Tổng Giám đốc và các Phó Tổng Giám đốc vàviệc ủy quyền điều hành cho Phó Tổng Giám đốc phải được thông báo bằng văn bản cho mọi bộ phận trong Công ty.

d- Phó Tổng Giám đốc chủ động giải quyết công việc được phân công, nếu có vấn đề phức tạp thì báo cáo Tổng Giám đốc quyết định.

3- Quan hệ giữa Tổng Giám đốc và bộ máy giúp việc:

a- Tổng Giám đốc (và các Phó Tổng giám đốc) trực tiếp điều hành, làm việc, chỉ đạo công tác  chocác tổ sản xuất và đến từng nhân viên khi cần thiết (Trong trường hợp này nhân viên phải báo cáocho Trưởng các tổ sản xuất biết nắm tình hình và hỗ trợ).

b- Các tổ trưởng thuộc bộ máy giúp việc khi được Tổng Giám đốc cử đi họp hoặc giải quyết các côngviệc chuyên môn với địa phương, cơ quan bên ngoài thì phải xin ý kiến chỉ đạo của Tổng Giám đốc và sau đó báo cáo lại kết quả công tác.

4- Quan hệ giữa Tổng Giám đốc với các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội hoạt động trong Công ty và các tổ chức, cơ quan liên quan:

a- Tổng Giám đốc Công ty có trách nhiệm tổ chức phối hợp công tác với các tổ chức chính trị, tổchức chính trị – xã hội hoạt động trong Công ty trên cơ sở phù hợp với các quy định của pháp luật,Điều lệ công ty và các Điều lệ họat động, các quy định của các tổ chức chính trị xã hội này nhằm xâydựng Công ty trở thành một thực thể kinh tế-xã hội vững mạnh, đảm bảo hài hòa lợi ích của Nhànước, Doanh nghiệp, Nhà đầu tư và Người lao động.

  1. Tổng Giám đốc Công ty có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng trên địabàn hoạt động sản xuất kinh doanh thông qua các quy chế phối hợp để đảm bảo môi trường chínhtrị-xã hội ổn định, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của Công ty.

 

Điều 5. Thẩm quyền ký các văn bản:

1- Mọi văn bản của Công ty ban hành có nội dung thuộc thẩm quyền của Tổng Giám đốc đều do Tổng Giám đốc ký.

2- Phó Tổng Giám đốc được quyền ký ban hành các văn bản thuộc lĩnh vực được phân công phụ tráchhoặc ủy quyền và phải gửi 1 bản cho Tổng Giám đốc để báo cáo.

3- Trưởng Phòng tổng hợp Công ty được quyền ký thừa lệnh Tổng Giám đốc các lọai văn bản sau:

  • Giấy giới thiệu.

  • Giấy đi đường của nhân viên Công ty và của khách đến làm việc tại Công ty.

  • Riêng các loại giấy tờ: Giấy tờ giao dịch, thông báo chuyên môn thông thường của các đơn vịtrong Công ty cho kịp thời khi cả Tổng Giám đốc (Các Phó Tổng Giám đốc)  đều đi vắng, chỉ được phép đóng dấu treo.

  1. Các bộ phận có trách nhiệm ký nháy vào văn bản do bộ phận mình soạn thảo trước khi trình TổngGiám đốc ký ban hành. Phòng Tổng hợp kiểm tra về mặt hình thức, số lượng và phát hành văn bản đúng theo quy định.

 

Điều 6. Các cuộc họp do Tổng Giám đốc triệu tập

1- Định kỳ, trong vòng 5 ngày đầu tháng, Tổng Giám đốc Công ty tổ chức và chủ trì cuộc họp đánhgiá toàn diện kết quả hoạt động của Công ty trong tháng trước và chương trình công tác tháng đó.Thành phần tham dự cuộc họp gồm có các Phó Tổng Giám đốc, Kế toán trưởng, Trưởng các đơnvị thuộc hệ thống quản lý điều hành của Công ty, và những thành viên khác khi được Tổng Giám đốcmời. Địa điểm họp là trụ sở Công ty.

 

2- Tổng Giám đốc có thể triệu tập các cuộc họp đột xuất do Phòng Tổng hợp thông báo hoặc TổngGiám đốc thông báo trực tiếp để bàn bạc, giải quyết những vấn đề phát sinh hoặc khẩn cấp trongquá trình quản lý điều hành. Thành phần tham dự và địa điểm họp do Tổng Giám đốc quyết định.

3- Thủ tục tiến hành các cuộc họp trên tuân thủ Quy chế làm việc, Quy chế họp xem xét lãnh đạo của Công ty.

 

Điều 7. Chế độ hội họp và đi công tác của Tổng Giám đốc

1- Tổng Giám đốc có trách nhiệm tham dự các cuộc họp định kỳ, đột xuất do HĐQT triệu tập.

2- Tổng Giám đốc có trách nhiệm tham dự các cuộc họp do địa phương hoặc các cơ quan khác cóliên quan mời đích danh Tổng Giám đốc. Nếu Tổng Giám đốc không tham dự được thì phải cửngười có đủ chức năng, thẩm quyền thay thế dự họp, trừ trường hợp cơ quan mời họp không chấp nhận người thay thế.

3- Tổng Giám đốc quyết định đi công tác ngoại tỉnh theo yêu cầu công việc, quan hệ với các đối tác của Công ty.

4- Khi tham dự các cuộc họp và các chuyến công tác nêu trên, Tổng Giám đốc có quyền bố trí nhânviên giúp việc đi cùng. Các chi phí hội họp và công tác này thực hiện theo quy định của Công ty.

5- Khi Tổng Giám đốc có yêu cầu hội họp, công tác ở nước ngoài thì phải báo cáo chương trìnhvà nội dung cho Chủ tịch HĐQT phê duyệt.

 

Điều 8. Điều khoản thi hành

1- Quy chế này gồm 8 điều, có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành.

2- Tổng Giám đốc, Phó Tổng Giám đốc Công ty , trưởng các phòng ban và người lao động trong Công ty có trách nhiệm thi hành Quy chế này.

3- Việc sửa đổi, bổ sung Quy chế này do Tổng Giám đốc đề nghị và HĐQT Công ty quyết định.

 

 

Tham khảo thêm:

Mẫu Hồ sơ tham gia tuyển chọn nhiệm vụ môi trường đặt hàng

PHỤ LỤC 2: HỒ SƠ THAM GIA TUYỂN CHỌN NHIỆM VỤ MÔI TRƯỜNG ĐẶT HÀNG
(Ban hành kèm theo Thông tư số 36/ 2011/TT- BCT ngày 28 tháng 9 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định về quản lý các nhiệm vụ, dự án bảo vệ môi trường ngành công thương)

BỘ CÔNG THƯƠNG

PHỤ LỤC 2

 

HỒ SƠ THAM GIA TUYỂN CHỌN NHIỆM VỤ

MÔI TRƯỜNG ĐẶT HÀNG

(Ban hành kèm theo Thông tư số 36/ 2011/TT- BCT ngày 28 tháng 9 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định về quản lý các nhiệm vụ, dự án bảo vệ môi trường ngành công thương)

THÔNG TIN CHUNG

 

  1. Bộ hồ sơ đăng ký tham gia tuyển chọn gồm các nội dung sau:
  • Đơn đăng ký chủ trì thực hiện Nhiệm vụ theo biểu mẫu quy định (Biểu 01-PL2);
  • Thuyết minh nhiệm vụ theo biểu mẫu quy định tại (Biểu 02-PL2);
  • Báo cáo tóm tắt kinh nghiệm của tổ chức đăng ký chủ trì thực hiện nhiệm vụ theo biểu mẫu quy định (Biểu 03-PL2);
  • Lý lịch khoa học của cá nhân chủ trì hoặc tham gia phối hợp thực hiện nhiệm vụ có xác nhận của cơ quan công tác (đối với trường hợp đang công tác) (Biểu 04-PL2);
  • Văn bản xác nhận của các tổ chức tham gia phối hợp thực hiện nhiệm vụ (nếu có) theo biểu mẫu quy định (Biểu 05-PL2).
  • Văn bản pháp lý chứng minh năng lực về nhân lực, trang thiết bị và khả năng tài chính để thực hiện nhiệm vụ.
  1. Mỗi văn bản trong bộ hồ sơ phải có dấu của tổ chức và chữ ký của cá nhân tương ứng như đã quy định trên từng biểu mẫu.

 

Biểu 01- PL2

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

 
   

 

ĐƠN ĐĂNG KÝ
Chủ trì thực hiện nhiệm vụ môi trường ngành công thương năm………

Kính gửi: Bộ Công Thương

Căn cứ thông báo của Bộ Công Thương về việc tuyển chọn tổ chức chủ trì thực hiện Nhiệm vụ môi trường ngành công thương, chúng tôi:

  1. a) ………………………………………………………………………………………………..

…………………………………………………………………………………………………….

(Tên, địa chỉ của tổ chức đăng ký tuyển chọn làm cơ quan chủ trì thực hiện Nhiệm vụ)

  1. b) ………………………………………………………………………………………………..

(Họ và tên, học vị, chức vụ địa chỉ cá nhân thay mặt tổ chức đăng ký) xin đăng ký chủ trì thực hiện Nhiệm vụ:

…………………………………………………………………………………………………..

Chúng tôi xin cam đoan những nội dung và thông tin kê khai trong hồ sơ này là đúng sự thật./.

 

…………….., ngày……. tháng……. năm 20

 

Thủ trưởng tổ chức đăng ký chủ trì Nhiệm vụ
(Họ tên, chữ ký và đóng dấu)

 

 

Biểu 02-PL2

THUYẾT MINH

Thực hiện Nhiệm vụ môi trường ngành công thương năm …….

 

I. THÔNG TIN CHUNG VỀ NHIỆM VỤ

1 Tên nhiệm vụ 2 Mã số
3 Thời gian thực hiện: ………. tháng (Từ tháng         /200.. đến tháng        /200…
4 Kinh phí ……………………… triệu đồng, trong đó:
Nguồn Tổng số
– Từ Ngân sách nhà nước  
– Từ nguồn tự có của tổ chức  
– Từ nguồn khác  
5 Chủ trì nhiệm vụ
Họ và tên:……………………………………………………………………………………………………….

 

Ngày, tháng, năm sinh: ………………………………… Nam/ Nữ: …………………………………

Học hàm, học vị: …………………………………………………………………………………………….

Chức danh khoa học: ……………………………………Chức vụ……………………………………..

Số điện thoại Cơ quan: ……………….. Nhà riêng: ………………… Mobile:  …………………

Fax: ………………………………………….. E-mail: ……………………………………………………..

Tên cơ quan đang công tác:………………………………………………………………………………

Địa chỉ cơ quan: ……………………………………………………………………………………………..

Địa chỉ nhà riêng: ……………………………………………………………………………………………

6 Cơ quan chủ trì nhiệm vụ
Tên cơ quan chủ trì nhiệm vụ: ……………………………………………………………………………

 

Điện thoại: ……………………………….. Fax: ……………………………………………………………

E-mail: ……………………………………………………………………………………………………………

Website: …………………………………………………………………………………………………………

Địa chỉ: ………………………………………………………………………………………………………….

Họ và tên thủ trưởng: ……………………………………………………………………………………..

Số tài khoản: …………………………………………………………………………………………………….

Ngân hàng: ……………………………………………………………………………………………………….

7 Các tổ chức phối hợp chính thực hiện nhiệm vụ (nếu có)
1.       Tổ chức 1 : ………………………………………………………………………………………… ……

 

Tên cơ quan chủ quản  ……………………………………………………………………………………..

Điện thoại: ……………………………….. Fax: ……………………………………………………………

Địa chỉ: …………………………………………………………………………………………………………..

Họ và tên thủ trưởng tổ chức: ……………………………………………………………………………

Số tài khoản: …………………………………………………………………………………………………..

Ngân hàng: ……………………………………………………………………………………………………..

2.       Tổ chức 2 : ………………………………………………………………………………………… …….

Tên cơ quan chủ quản    ……………………………………………………………………………………..

Điện thoại: ……………………………….. Fax: …………………………………………………………….

Địa chỉ: …………………………………………………………………………………………………………..

Họ và tên thủ trưởng tổ chức: ……………………………………………………………………………

Số tài khoản: …………………………………………………………………………………………………..

Ngân hàng: …………………………………………………………………………………………………….

8  Các cán bộ thực hiện nhiệm vụ
 (Ghi những người có đóng góp khoa học và chủ trì thực hiện những nội dung chính thuộc tổ chức chủ trì và tổ chức phối hợp tham gia thực hiện nhiệm vụ, không quá 10 người kể cả chủ trì nhiệm vụ)
  Họ và tên, học hàm học vị Tổ chức

 

công tác

Nội dung công
việc tham gia
Thời gian làm việc cho nhiệm vụ
(Số tháng quy đổi)
1        
2        
3        
4        
5        
                 

II. MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG ÁN TỔ CHỨC THỰC HIỆN NHIỆM VỤ

9 Mục tiêu của nhiệm vụ (Bám sát và cụ thể hoá định hướng mục tiêu theo đặt hàng)
………………………………………………………………………………………………………………………………

 

………………………………………………………………………………………………………………………………

10 Tình trạng nhiệm vụ       

 

             Mới     Kế tiếp hướng nghiên cứu của chính nhóm tác giả

                                        Kế tiếp nghiên cứu của người khác

11 Tổng quan tình hình nghiên cứu, luận giải về mục tiêu và những nội dung nghiên cứu của nhiệm vụ
11.1 Đánh giá tổng quan tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực của nhiệm vụ

 

Ngoài nước ()………………………..

Trong nước ()……………………………
11.2 Luận giải về việc đặt ra mục tiêu và những nội dung cần nghiên cứu của nhiệm vụ ()

 

……………………………….

Nội dung 1: ……………………………………….

Nội dung 2: ……………………………………….

Nội dung 3: ……………………………………….

12 Liệt kê danh mục các công trình nghiên cứu, tài liệu có liên quan đến nhiệm vụ đã trích dẫn khi đánh giá tổng quan
(Tên công trình, tác giả, nơi và năm công bố, chỉ nêu những danh mục đã được trích dẫn để luận giải cho sự cần thiết ) ………………

 

…………………………………….

…………………………………….

13 Cách tiếp cận, phương pháp thực hiện
Cách tiếp cận:………………

 

Phương pháp nghiên cứu, kỹ thuật sử dụng:…………………..

Tính mới, tính độc đáo, tính sáng tạo:……………………….

14 Phương án phối hợp với các tổ chức thực hiện và cơ sở sản xuất trong nước
…………………………………….

 

……………………………………

15 Phương án hợp tác quốc tế (nếu có)
(Trình bày rõ phương án phối hợp: tên đối tác nước ngoài; nội dung đã hợp tác-đối với đối tác đã có hợp tác từ trước; nội dung cần hợp tác trong khuôn khổ nhiệm vụ; hình thức thực hiện. Phân tích rõ lý do cần hợp tác và dự kiến kết quả hợp tác, tác động của hợp tác đối với kết quả của Nhiệm vụ )

 

……………………………………………….

16 Tiến độ thực hiện và sản phẩm của nhiệm vụ
  Các nội dung, công việc
chủ yếu cần được thực hiện;
các mốc đánh giá chủ yếu
 Kết quả phải đạt    Thời gian
(bắt đầu,
kết thúc)
Cá nhân,
tổ chức
thực hiện*
Dự kiến
kinh phí
1 2 3 4 5 6
1 Nội dung 1        
  – Công việc 1        
  – Công việc 2        
2 Nội dung 2        
  – Công việc 1        
  – Công việc 2        
17 Phạm vi và địa chỉ (dự kiến) ứng dụng các kết quả của Nhiệm vụ
  ………………………………………………………………………….
18 Tác động và lợi ích mang lại của kết quả thực hiện
18.1 Đối với lĩnh vực có liên quan

 

 …………………………………………………………..

……………………………………………………………

18.2 Đối với tổ chức chủ trì và các cơ sở ứng dụng kết quả

…………………………………………………………….

…………………………………………………………….

18.3 Đối với kinh tế – xã hội và môi trường (Nêu những tác động dự kiến của kết quả nghiên cứu đối với sự phát triển kinh tế – xã hội và môi trường)

 ……………………………………………………………

                 

 

III. NHU CẦU KINH PHÍ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ VÀ NGUỒN KINH PHÍ

(Giải trình chi tiết xin xem phụ lục kèm theo)

Đơn vị tính: Triệu đồng

19 Kinh phí thực hiện nhiệm vụ phân theo các khoản chi
  Nguồn kinh phí Tổng số Trong đó
Trả công lao động(khoa học, phổ thông) Nguyên, vật liệu, năng lượng Chi khác
1 2 3 4 5 6
  Tổng kinh phí        
  Trong đó:        
1 Ngân sách SNMT:

 

– Năm thứ nhất*:

– Năm thứ hai*:

– Năm thứ ba*:

       
2 Nguồn tự có của cơ quan        
3 Nguồn khác
(vốn huy động, …)
       

(*): chỉ dự toán khi nhiệm vụ môi trường đã được phê duyệt

 

Địa danh, ngày…… tháng …… năm 20…. Địa danh, ngày …… tháng …… năm 20….
Chủ trì nhiệm vụ

 

 

Thủ trưởng cơ quan chủ trì nhiệm vụ

 

 

 

 

 

 

Hà Nội, ngày      tháng      năm 20..

Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp duyệt

 

 

 

Biểu 03-PL2

TÓM TẮT

Hoạt động của tổ chức đăng ký chủ trì thực hiện nhiệm vụ

trong lĩnh vực tương tự

1. Tên tổ chức:

 

Năm thành lập

Địa chỉ

Điện thoại:                                                             Fax:

E-mail:

2. Chức năng, nhiệm vụ và loại hình hoạt động liên quan đến nhiệm vụ

 

 

3. Tổng số cán bộ có trình độ đại học trở lên của tổ chức

 

 

TT Cán bộ có trình độ đại học trở lên Tổng số
1 Tiến sỹ    
2 Thạc sỹ    
3 Đại học    
4. Số cán bộ thực hiện của tổ chức trực tiếp tham gia đề tài/dự án
TT Cán bộ có trình độ đại học trở lên Số trực tiếp tham gia
thực hiện đề tài/dự án
1 Tiến sỹ    
2 Thạc sỹ    
3 Đại học    
5. Kinh nghiệm trong 5 năm gần nhất liên quan đến đề tài/dự án tương tự của các cán bộ trong tổ chức trực tiếp tham gia đề tài/dự án đã kê khai ở mục 4 trên đây (nêu lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm, số năm kinh nghiệm, tên các đề tài/dự án đã chủ trì hoặc tham gia …)

 

 

6. Cơ sở vật chất kỹ thuật hiện có liên quan đến thực hiện nhiệm vụ

 

– Nhà xưởng:

– Trang thiết bị chủ yếu:

7. Khả năng huy động các nguồn vốn khác (ngoài NS SNMT) cho việc thực hiện nhiệm vụ đăng ký tuyển chọn ( khi cần thiết).

 

* Vốn tự có:            …………………  triệu đồng (văn bản chứng minh kèm theo).

* Nguồn vốn khác:  …………………  triệu đồng (văn bản chứng minh kèm theo).

          ………, ngày…. tháng…. năm 20…

Thủ trưởng

Cơ quan đăng ký chủ trì Nhiệm vụ

(Họ tên và chữ ký của người lãnh đạo tổ chức, đóng dấu)

 

Biểu 04-PL2

LÝ LỊCH KHOA HỌC

CỦA CÁ NHÂN THAM GIA CHÍNH NHIỆM VỤ MÔI TRƯỜNG NGÀNH CÔNG THƯƠNG NĂM 20..

 

Đăng ký chủ trì nhiệm vụ:

Đăng ký tham gia thực hiện nhiệm vụ:

1. Họ và tên:
2. Năm sinh:                                                              3. Nam/Nữ:
4. Chức danh GS, PGS:                                              Năm được phong:

 

Học vị:                                                                      Năm đạt học vị:

5. Chức danh nghiên cứu:                                                          Chức vụ:
6. Địa chỉ nhà riêng:
7. Điện thoại: CQ:                          ; NR:                                ; Mobile:
8. Fax:                                                                        E-mail:
9. Cơ quan – nơi  làm việc của cá nhân đăng ký thực hiện nhiệm vụ:

 

Tên người Lãnh đạo Cơ quan:

Điện thoại người Lãnh đạo Cơ quan:

Địa chỉ Cơ quan:

10. Quá trình đào tạo
Bậc đào tạo Nơi đào tạo Chuyên môn Năm tốt nghiệp
Đại học      
Thạc sỹ      
Tiến sỹ      
Thực tập sinh khoa học (cả nghiên cứu sau TS )      

11. Quá trình công tác
Thời gian

 

(Từ năm … đến năm…)

Vị trí công tác Cơ quan công tác Địa chỉ Cơ quan
       
       
12. Các công trình KHCN, môi trường công bố liên quan chủ yếu (Liệt kê tối đa 05 công trình tiêu biểu đã công bố trong 5 năm gần nhất)
TT Tên công trình

 

(bài báo, công trình…)

Là tác giả hoặc 

 

là đồng tác giả

công trình

Nơi công bố

 

(tên tạp chí đã đăng công trình)

Năm công bố
1        
2        
         
13. Số lượng văn bằng bảo hộ sở hữu trí tuệ liên quan đến nhiệm vụ đã được cấp (nếu có)
TT Tên và nội dung văn bằng Năm cấp văn bằng
1    
2    
14. Số công trình liên quan đến nhiệm vụ được áp dụng trong thực tiễn (nếu có)
TT Tên công trình Hình thức, quy mô, địa chỉ áp dụng Thời gian

 

(bắt đầu – kết thúc)

1      
2      
       
15. Các đề tài, dự án, nhiệm vụ môi trường thuộc lĩnh vực nghiên cứu của nhiệm vụ khác đã chủ trì hoặc tham gia (trong 5 năm gần đây – nếu có)
Tên đề tài, dự án, nhiệm vụ khác đã chủ trì Thời gian

 

(bắt đầu – kết thúc)

Thuộc Chương trình

 

(nếu có)

Tình trạng đề tài

 

(đã nghiệm thu/ chưa nghiệm thu)

       
       
       
       
16. Giải thưởng liên quan đến đề tài (về KH&CN, về chất lượng sản phẩm, môi trường… – nếu có)
TT Hình thức và nội dung giải thưởng Năm tặng thưởng
     
     
17. Thành tựu hoạt động KH&CN, môi trường và sản xuất kinh doanh khác liên quan đến đề tài/dự án(nếu có)

 

 

                                 

…………., ngày ……. tháng ……. năm 200…

Tổ chức – nơi  làm việc của cá nhân đăng ký chủ trìnhiệm vụ/ tham gia thực hiện chính

Đơn vị đồng ý và sẽ dành thời gian cần thiết để ông /bà ………………. chủ trì (tham gia) thực hiện nhiệm vụ.

(Xác nhận và đóng dấu)

Cá nhân chủ trì nhiệm vụ/ tham gia thực hiện chính

(Họ tên và chữ ký)

 

 

Biểu 05-PL2

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

 

GIẤY XÁC NHẬN PHỐI HỢP THỰC HIỆN NHIỆM VỤ

Kính gửi: Bộ Công Thương

  1. Tên nhiệm vụ

………………………………………………..

  1. Cơ quan chủ trì nhiệm vụ
  • Tên cơ quan chủ trì nhiệm vụ: …………………………………………….
  • Họ và tên, học vị, chức vụ của cá nhân chủ trì nhiệm vụ ………………….
  1. Tên cơ quan đăng ký phối hợp thực hiện nhiệm vụ
  • Tên cơ quan đăng ký phối hợp thực hiện nhiệm vụ ……………………

Địa chỉ ……………………………

Điện thoại …………………………

  1. Nội dung phối hợp
TT Nội dung thực hiện Kính phí dự kiến (đồng)
1    
2    

Chúng tôi cam đoan sẽ hoàn thành những thủ tục pháp lý do Bộ Công Thương hướng dẫn về nghĩa vụ và quyền lợi của mỗi bên để thực hiện tốt nhất và đúng thời hạn mục tiêu, nội dung và sản phẩm của nhiệm vụ./.

 

 

 

Thủ trưởng cơ quan đăng ký
phối hợp thực hiện

(Họ, tên, chữ ký và đóng dấu)

………, ngày ….. tháng …. năm 20 …
Thủ trưởng
cơ quan chủ trì
(Họ, tên, chữ ký và đóng dấu)

 

 

 

Tham khảo thêm:

Mẫu quy chế hoạt động của hội đồng tư vấn

Mẫu quy chế hoạt động của hội đồng tư vấn

Mẫu quy chế hoạt động của hội đồng tư vấn

(Quy chế cấp chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng công trình ban hành theo Quyết định số:12 /2005/QĐ-BXD ngày 18 tháng 4  năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng)

 

MẪU QUY CHẾ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG TƯ VẤN

Quy chế Hội đồng tư vấn ban hành kèm theo Quyết định số:         /QĐ-SXD ngày     tháng       năm baogồm những nội dung chính sau

 

  1. Nhiệm vụ:
  2. a) Tiếp nhận, kiểm tra xem xét hồ sơ
  3. b) Tổ chức xét cấp chứng chỉ hành nghề.
  4. Quyền hạn:
  5. a) Kiểm tra sự phù hợp của hồ sơ theo quy định của Quy chế
  6. b) Đề nghị các cá nhân xin cấp chứng chỉ hành nghề hoàn thiện bổ sung hồ sơ theo quy định.
  7. Trách nhiệm:
  8. a) Trách nhiệm của từng thành viên trong Hội đồng tư vấn
  9. b) Hội đồng tư vấn chịu trách nhiệm về kết quả xét cấp chứng chỉ hành nghề trước Giámđốc Sở Xây dựng.
  10. Cơ cấu tổ chức:
  11. a) Đại diện lãnh đạo Sở Xây dựng – Chủ tịch Hội đồng
  12. b) Cán bộ phòng chức năng của Sở Xây dựng – Uỷ viên thường trực c) Đại diện Hộinghề nghiệp – Uỷ viên Hội đồng
  13. d) Tuỳ trường hợp cụ thể, Giám đốc Sở Xây dựng mời đại diện Sở quản lý công trình xâydựng chuyên ngành và các cá nhân có uy tín tham gia uỷ viên Hội đồng
  14. e) Thư ký Hội đồng
  15. Nguyên tắc làm việc của Hội đồng
  16. a) Định kỳ hoặc đột xuất tổ chức xét cấp chứng chỉ
  17. b) Hình thức tổ chức: tổ chức họp hoặc gửi hồ sơ đến từng thành viên Hội đồng nghiên cứucho ý kiến
  18. c) Kết quả xét cấp có giá trị khi 2/3 thành viên của Hội đồng tư vấn đồng ý
  19. d) Nguyên tắc xét cấp chứng chỉ: trung thực, khách quan, kịp thời, đúng thời hạn quy đị
  20. Kinh phí hoạt động của Hội đồng

Trích từ khoản nộp lệ phí của cá nhân đăng ký cấp chứng chỉ hành nghề theo quy định của BộTài chính.

 

 

Tham khảo thêm:

Mẫu Hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp tự vệ

MẪU SỐ HS-TV/01/QLCT: HỒ SƠ YÊU CẦU ÁP DỤNG BIỆN PHÁP TỰ VỆ ĐỐI VỚI HÀNG HOÁ NHẬP KHẨU VÀO VIỆT NAM

BỘ CÔNG THƯƠNG

CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH

 

 

 

HỒ SƠ

YÊU CẦU ÁP DỤNG BIỆN PHÁP TỰ VỆ

ĐỐI VỚI HÀNG HOÁ NHẬP KHẨU VÀO VIỆT NAM

 

 

 

 
 

Mẫu số: HS-TV/01/QLCT

 

 

 

 

MỤC LỤC

 

Mở đầu ………………………………………………………………………………………………………………………..  2

 

Phần A – Thông tin chung ……………………………………………………………………………………………….  6

 

Phần B – Ngành sản xuất trong nước ………………………………………………………………………………..  8

 

Phần C – Hàng hoá …………………………………………………………………………………………………………  10

 

Phần D – Các bên liên quan khác …………………………………………………………………………………….  12

 

Phần E – Thiệt hại nghiêm trọng ………………………………………………………………………………………  13

 

Phần F – Đe dọa gây thiệt hại nghiêm trọng ………………………………………………………………………  24

 

Phần G – Quan hệ nhân quả ……………………………………………………………………………………………  25

 

Phần H – Kết luận …………………………………………………………………………………………………………..  27

 

 

MỞ ĐẦU

  1. Giới thiệu chung

Mẫu này do Cục Quản lý cạnh tranh – Bộ Công Thương (Cục QLCT) ban hành với mục đích giúp ngành sản xuất trong nước chuẩn bị hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp tự vệ (sau đây gọi tắt là Hồ sơ).

Những nội dung trong mẫu này có thể thay đổi. Đề nghị liên hệ với Cục QLCT trước khi khai Hồ sơ.

  1. Giải thích từ ngữ

Nhập khẩu hàng hoá quá mức là việc nhập khẩu hàng hoá với khối lượng gia tăng một cách tuyệt đối hoặc tương đối so với khối lượng của hàng hoá tương tự hoặc hàng hoá cạnh tranh trực tiếp.

Thiệt hại nghiêm trọng cho ngành sản xuất trong nước là tình trạng suy giảm một cách đáng kể vị thế của ngành sản xuất trong nước trên cơ sở xem xét các yếu tố liên quan một cách khách quan có thể định lượng được, cụ thể là tỷ lệ và lượng gia tăng hàng hoá nhập khẩu về mặt tuyệt đối và tương đối, thị phần của hàng hoá nhập khẩu gia tăng trên thị trường nội địa, những thay đổi về mức bán hàng, sản xuất, năng suất, công suất sử dụng, lợi nhuận, thua lỗ và việc làm.

Đe dọa gây thiệt hại nghiêm trọng cho ngành sản xuất trong nước là khả năng chắc chắn, rõ ràng và chứng minh được về thiệt hại nghiêm trọng gây ra cho ngành sản xuất trong nước.

Ngành sản xuất trong nước là tập hợp tất cả các nhà sản xuất hàng hoá tương tự hoặc hàng hoá cạnh tranh trực tiếp trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam, chiếm tỷ lệ chủ yếu trong tổng sản lượng hàng hoá do ngành này được sản xuất ra ở trong nước.

Hàng hoá tương tự là hàng hoá giống hệt hoặc giống nhau về chức năng, công dụng, chỉ số chất lượng, tính năng kỹ thuật và các thuộc tính cơ bản khác.

Hàng hoá cạnh tranh trực tiếp là hàng hoá có khả năng được người mua chấp nhận thay thế cho hàng hoá thuộc phạm vi áp dụng các biện pháp tự vệ do ưu thế cạnh tranh về giá và mục đích sử dụng cuối cùng.

Bên yêu cầu áp dụng biện pháp tự vệ là tổ chức, cá nhân đại diện hợp pháp cho một ngành sản xuất trong nước nộp Hồ sơ đến cơ quan có trách nhiệm điều tra.

Bị đơn là tổ chức, cá nhân nước ngoài sản xuất và/hoặc xuất khẩu hàng hoá bị yêu cầu áp dụng biện pháp tự vệ theo Hồ sơ của bên yêu cầu hoặc do Cơ quan điều tra tiến hành điều tra theo quyết định điều tra của Bộ trưởng Bộ Công Thương.

  1. Cơ sở pháp lý để áp dụng biện pháp tự vệ

Pháp lệnh số 42/2002/PL-UBTVQH10 ngày 25 tháng 5 năm 2002 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về tự vệ trong nhập khẩu hàng hoá nước ngoài vào Việt Nam.

Nghị định số 150/2003/NĐ-CP ngày 8 tháng 12 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh về tự vệ trong nhập khẩu hàng hoá nước ngoài vào Việt Nam.

  1. Điều kiện áp dụng biện pháp tự vệ

Biện pháp tự vệ chỉ được áp dụng đối với hàng hoá nhập khẩu khi có những điều kiện sau:

(1) Khối lượng hàng hoá nhập khẩu gia tăng đột biến một cách tuyệt đối hoặc tương đối so với khối lượng hàng hoá tương tự hoặc các hàng hoá cạnh tranh trực tiếp do những diễn biến bất ngờ.

(2) Ngành sản xuất trong nước bị thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe dọa bị thiệt hại nghiêm trọng.

(3) Có bằng chứng rõ ràng về việc gia tăng nhanh chóng khối lượng hàng hoá nhập khẩu gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho ngành sản xuất hàng hoá tương tự hoặc hàng hoá cạnh tranh trực tiếp trong nước.

  1. Hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp tự vệ

Hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp tự vệ được lập thành 2 phiên bản: phiên bản lưu hành công khai và phiên bản lưu hành hạn chế, bao gồm:

(1) Đơn yêu cầu áp dụng biện pháp tự vệ;

(2) Những tài liệu và thông tin liên quan khác mà Người yêu cầu cho là cần thiết.

  1. Những yêu cầu cơ bản đối với Hồ sơ
  • Hồ sơ cần được chuẩn bị một cách đầy đủ theo từng mục của mẫu này.

     

  • Người yêu cầu phải đảm bảo tính chính xác và tính hợp lệ của các thông tin và tài liệu được cung cấp trong Hồ sơ.

  • Phương pháp tính toán và nguồn thông tin, số liệu phải được chỉ rõ, kèm theo ghi chú về thời hiệu của thông tin, số liệu đó.

  • Các giá trị bằng ngoại tệ phải được quy đổi sang tiền Việt Nam. Tỷ giá quy đổi và thời điểm quy đổi phải được chỉ rõ.

  1. Bổ sung Hồ sơ

Trong vòng mười lăm ngày kể từ ngày nhận Hồ sơ, nếu nhận thấy Hồ sơ không có đầy đủ nội dung theo quy định tại Điều 12, Pháp lệnh về tự vệ, Cục QLCT phải thông báo cho tổ chức hoặc cá nhân nộp hồ sơ yêu cầu bổ sung thông tin.

  1. Bảo mật thông tin

Cục QLCT có trách nhiệm giữ bí mật thông tin theo quy định tại Điều 9 Nghị định 150/2003/NĐ-CP.

Các bên liên quan đến quá trình điều tra có thể tiếp cận các thông tin đã cung cấp cho Cục QLCT trừ thông tin mật theo Điều 9 Nghị định 150/2003/NĐ-CP.

Cục QLCT phải bảo mật các thông tin đưa ra trong hồ sơ. Để các bên liên quan trong cuộc điều tra có thể bảo vệ quyền lợi của họ, bản lưu hành công khai phải được nộp cùng lúc với bản lưu hành hạn chế. Bản lưu hành công khai phải có đủ thông tin chi tiết cần thiết để có thể hiểu được bản chất của thông tin trong bản lưu hành hạn chế. Trong trường hợp ngoại lệ, khi thông tin trong hồ sơ không thể tóm tắt được thì bên yêu cầu phải chỉ rõ lý do vì sao không thể tóm tắt được những thông tin đó.

Bản lưu hành công khai cần chỉ ra các xu hướng và/hoặc các cấp độ mà dữ liệu bảo mật thể hiện bằng việc sử dụng các chỉ số:

Bản lưu hành hạn chế

Năm 1994 1995 1996
Khối lượng hàng bán ra (đơn vị tấn) 25.000 23.750 19.700

Bản lưu hành công khai

Năm 1994 1995 1996
Khối lượng hàng bán ra (đơn vị tấn) 100 95 78.8

 

  1. Xem xét Hồ sơ

Trong thời hạn ba mươi (30) ngày kể từ ngày nhận được Hồ sơ hợp lệ và hoàn chỉnh theo quy định tại Điều 12 Pháp lệnh về tự vệ, Cục QLCT sẽ thẩm định Hồ sơ để trình Bộ trưởng Bộ Công Thương xem xét ra quyết định điều tra.

  1. Địa chỉ liên hệ

Hồ sơ cùng các tài liệu, bằng chứng liên quan (gồm mười (10) bản lưu hành công khai và năm (05) bản lưu hành hạn chế) phải được nộp tại:

CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH – BỘ CÔNG THƯƠNG

Số 25 Ngô Quyền, Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt Nam.

Điện thoại: (84 4) 2220 5002

Fax: (84 4) 2220 5003

Email: [email protected]

 

 

 

PHẦN A – NHỮNG THÔNG TIN CHUNG

A1. Đề nghị cung cấp tên, địa chỉ thư tín, địa chỉ làm việc, số điện thoại, số fax (bao gồm cả mã quốc gia) và địa chỉ thư điện tử của Công ty:

Tên Công ty: ……………………………………………………………………………………………………………………..

Địa chỉ: …………………………………………………………………………………………………………………………….

Số điện thoại: …………………………………………………………………………………………………………………….

Fax: ………………………………………………………………………………………………………………………………..

Email: ………………………………………………………………………………………………………………………………

Website: …………………………………………………………………………………………………………………………..

A2. Điền tên, số điện thoại và vị trí công tác của người liên lạc:

Tên: …………………………………………………………………………………………………………………………………

Chức danh: ……………………………………………………………………………………………………………………….

Số điện thoại liên lạc trực tiếp: ………………………………………………………………………………………………

Số fax trực tiếp: …………………………………………………………………………………………………………………

Email: ………………………………………………………………………………………………………………………………

A3. Ghi chính xác địa chỉ các địa điểm sản xuất của Công ty.

A4. Cung cấp sơ đồ về cơ cấu tổ chức của Công ty và chỉ rõ tỷ lệ vốn do các cá nhân và công ty khác nắm giữ, phải nêu cụ thể tất cả các cổ đông nắm giữ trên 5% vốn của Công ty.

A5. Nêu rõ loại hình Công ty, ví dụ Công ty nhà nước, Công ty tư nhân hay Tập đoàn khép kín v.v…

A6. Trình bày tóm tắt các thoả thuận về nhượng quyền thương mại, sản xuất, li-xăng, bí quyết sản xuất, công nghệ và phân phối có liên quan đến đầu vào, quá trình sản xuất và đầu ra của những hàng hoá thuộc đối tượng điều tra.

A7. Công ty có chỉ định người tư vấn, đại diện pháp lý hoặc đại diện khác để hỗ trợ Công ty trong Hồ sơ và/hoặc trong quá trình điều tra?

Có/Không

Nếu câu trả lời là có, hãy gửi kèm theo bản sao thư ủy quyền và nêu rõ phạm vi, thời hạn ủy quyền.

 

PHẦN B – NGÀNH SẢN XUẤT TRONG NƯỚC

B1. Nếu tổ chức đại diện nộp đơn, hãy cung cấp đầy đủ những thông tin sau:

(a)     Tên, địa chỉ, số điện thoại, số fax, địa chỉ thư điện tử và chức danh của những người trong tổ chức đại diện nêu trên để liên lạc:

Tên của tổ chức: ………………………………………………………………………………………………………………..

Tên của người liên lạc: ………………………………………………………………………………………………………..

Chức danh: ……………………………………………………………………………………………………………………….

Địa chỉ nhận thư: ………………………………………………………………………………………………………………..

Địa chỉ làm việc: …………………………………………………………………………………………………………………

Số điện thoại: …………………………………………………………………………………………………………………….

Fax: ………………………………………………………………………………………………………………………………..

Email: ………………………………………………………………………………………………………………………………

(b)     Tên của các nhà sản xuất của ngành sản xuất trong nước là thành viên của tổ chức đó (cung cấp tên công ty, địa chỉ nhận thư, địa chỉ làm việc, địa chỉ thư điện tử, số điện thoại, số fax và tên của những người liên lạc).

B2. Tên của các nhà sản xuất thuộc ngành sản xuất trong nước có liên quan (cung cấp tên doanh nghiệp, địa chỉ nhận thư, địa chỉ làm việc, địa chỉ thư điện tử, số điện thoại, số fax và tên của những người liên lạc).

B3. Pháp lệnh về tự vệ quy định Hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp tự vệ phải đáp ứng được điều kiện tổng khối lượng của các nhà sản xuất ủng hộ đơn kiện chiếm tối thiểu 25% tổng sản lượng của toàn ngành và đại diện ít nhất 50% tổng khối lượng của nhóm các nhà sản xuất thể hiện quan điểm về vụ việc này.

Cục QLCT không chấp nhận yêu cầu điều tra nêu trong Hồ sơ nếu không có sự ủng hộ trên. Những văn bản thể hiện sự ủng hộ hay phản đối việc nộp Hồ sơ phải được gửi kèm theo Hồ sơ. Nêu rõ các ý kiến ủng hộ hay phản đối của ngành sản xuất đó đối với việc nộp Hồ sơ theo mẫu sau:

 

 

Tư cách khởi kiện của ngành sản xuất trong nước

 

(Tổng lượng hàng hoá tương tự được sản xuất trong nước trong vòng 12 tháng trước khi nộp Hồ sơ)

Nhà sản xuất Lượng sản xuất

 

-Ủng hộ việc nộp Hồ sơ

Lượng sản xuất

 

– Phản đối việc nộp Hồ sơ

Lượng sản xuất

 

– Trung lập

Tên Công ty      
Các nhà sản xuất khác

 

1.

2.

3.

     
Tổng số      

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

PHẦN C – HÀNG HOÁ

C1. Hàng hoá nhập khẩu (thuộc đối tượng điều tra)

Chú ý: Nếu hàng hoá thuộc đối tượng điều tra từ 2 loại trở lên khi điền vào mẫu Hồ sơ thì thông tin về mỗi loại hàng hoá phải được trình bày riêng biệt.

C1.1. Mô tả hàng hoá nhập khẩu theo các chi tiết sau:

(a)     Mô tả tính chất chi tiết

–          Tên khoa học

–          Tên thông thường và

–          Tên thương mại

(b)     Nguyên liệu thô/thành phần/nguyên liệu đầu vào được sử dụng

(c)     Sản lượng/Quy trình sản xuất được sử dụng (nếu biết)

(d)     Đặc tính kỹ thuật (nếu biết)

(e)     Ứng dụng/Sử dụng

(f)       Các đối tượng sử dụng

Làm rõ mô tả trên bằng các bản danh mục, sách giới thiệu và các tài liệu khác hoặc sản phẩm mẫu.

C1.2. Hãy liệt kê chi tiết các điểm khác biệt giữa hàng hoá nhập khẩu và hàng hoá tương tự sản xuất tại Việt Nam.

C1.3. Phân loại hải quan

Đề nghị cung cấp các thông tin sau:

Phân nhóm thuế Mô tả Đơn vị tính Mức thuế hải quan Mã số hàng hóa được giảm giá Mô tả việc giảm giá
           

 

 

 

 

 

C2. Hàng hoá tương tự

Trong trường hợp biện pháp tự vệ được yêu cầu áp dụng đối với từ 02 hàng hoá trở lên thì mỗi loại hàng hoá cần nộp riêng các thông tin dưới đây. Trường hợp Hồ sơ nộp đề cập đến nhiều loại hàng hoá khác nhau như: giày, lốp xe ô tô, bộ ngắt điện, v.v… hãy lựa chọn mẫu để điều tra và cần phải chỉ rõ cơ sở chọn mẫu.

C2.1. Mô tả hàng hoá do Công ty sản xuất (đề nghị đính kèm theo ảnh hoặc sách giới thiệu)

(a)     Mô tả chi tiết

–          Tên khoa học (nếu có)

–          Tên thông thường và

–          Tên thương mại

(b)     Nguyên liệu thô/thành phần/nguyên liệu đầu vào được sử dụng

(c)     Sản lượng/Quy trình sản xuất được sử dụng (nếu biết)

(d)     Đặc tính kỹ thuật (nếu biết)

(e)     Ứng dụng/Sử dụng

(f)       Các đối tượng sử dụng

Làm rõ mô tả trên bằng các bản danh mục, sách giới thiệu và các tài liệu khác hoặc sản phẩm mẫu.

C2.2. Các tiêu chuẩn/đặc điểm theo quy định pháp luật hoặc các tiêu chuẩn/đặc điểm kỹ thuật khác

Nêu cụ thể các tiêu chuẩn/đặc điểm kỹ thuật áp dụng cho hàng hoá thuộc đối tượng điều tra ở Việt Nam được quy định trong các văn bản pháp luật Việt Nam hoặc các văn bản khác.

 

PHẦN D – CÁC BÊN LIÊN QUAN KHÁC

Đề nghị cung cấp tên, địa chỉ nhận thư, địa chỉ làm việc, số điện thoại, số fax và địa chỉ thư điện tử của:

(a)     Các nhà sản xuất hàng hoá (thuộc đối tượng điều tra) xuất khẩu vào Việt Nam.

(b)     Các nhà xuất khẩu vào Việt Nam; và

(c)     Nhà nhập khẩu Việt Nam nhập khẩu hàng hoá từ các quốc gia nêu trên.

 

PHẦN E – THIỆT HẠI NGHIÊM TRỌNG

Trước khi tiến hành điều tra về tự vệ, Cục QLCT cần có đủ các bằng chứng về sự gia tăng của hàng hoá nhập khẩu gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho ngành sản xuất trong nước.

Để xác định thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe dọa gây thiệt hại nghiêm trọng cho ngành sản xuất trong nước, Cục QLCT sẽ xem xét các vấn đề sau:

(a)     Tỷ lệ và khối lượng gia tăng nhập khẩu hàng hoá thuộc đối tượng điều tra

(b)     Có hay không sự thay đổi đáng kể trong hoạt động của ngành sản xuất Việt Nam liên quan đến các yếu tố thiệt hại có thể sau:

(i) khối lượng hàng hoá bán ra;

(ii) lãi/lỗ;

(iii) sản lượng;

(iv) thị phần;

(v) năng suất;

(vi) công suất sử dụng;

(vii) việc làm; và

(viii) các yếu tố liên quan khác do Cục QLCT xem xét.

Thông tin được yêu cầu chỉ liên quan tới hàng hoá của Việt Nam chịu ảnh hưởng, đó là hàng hoá tương tự hoặc hàng hoá cạnh tranh trực tiếp với hàng hoá thuộc đối tượng điều tra. Trong trường hợp các thông tin sẵn có không cho phép xác định một cách riêng biệt hàng hoá thuộc đối tượng điều tra, thông tin được đưa ra phải gắn với nhóm hàng hoá có thể xác định được trong phạm vi hẹp nhất, bao gồm các hàng hoá của Việt Nam, tương tự hoặc cạnh tranh trực tiếp với hàng hoá thuộc đối tượng điều tra.

E1. Thông tin chung

E1.1. Cung cấp biểu đồ các kênh tiếp thị/phân phối hàng hoá thuộc đối tượng điều tra nêu trong Hồ sơ và tỷ lệ phần trăm của từng kênh phân phối.

E1.2. Cung cấp thông tin đầy đủ về các điều khoản và điều kiện bán hàng, giá bán đối với từng nhóm khách hàng, ví dụ như: nhà bán buôn, nhà bán lẻ, nhà sản xuất nhánh dưới (sử dụng sản phẩm của Công ty làm yếu tố đầu vào), v.v… Gửi kèm bản sao các điều khoản và điều kiện chuẩn của Công ty.

E1.3. Nêu các lý do và cơ sở phân loại khách hàng.

E1.4. Liệt kê các thay đổi cơ bản trong vòng 3 năm gần đây nhất khi trả lời những câu hỏi nêu trên.

E2. Thông tin tài chính

E2.1. Hãy cho biết kỳ kế toán của Công ty?

E2.2. Cung cấp bản sao báo cáo tài chính đã được kiểm toán bao gồm các báo cáo chi tiết về sản xuất, kinh doanh, lợi nhuận và thua lỗ trong 3 năm gần đây nhất. Nếu các bản báo cáo theo quy định pháp luật không bao gồm những thông tin chi tiết về các tài khoản/bảng biểu, hãy cung cấp riêng những thông tin này.

E2.3. Cung cấp bản sao các sổ sách kế toán quản lý cho đến thời điểm hiện tại, bao gồm các tài khoản chi tiết về sản xuất, kinh doanh, lợi nhuận và thua lỗ trong khoảng thời gian từ khi kết thúc năm tài chính trước cho đến thời điểm cuối tháng gần nhất. Cung cấp thêm các bảng biểu bổ sung nếu các bảng này không nằm trong tài liệu kế toán đã công bố.

E2.4. Cung cấp bản phân tích riêng biệt về doanh số bán hàng và lợi nhuận (trước thuế) của tất cả danh mục hàng hoá do Công ty sản xuất, bao gồm cả phân tích tỷ lệ phần trăm. Để đảm bảo việc thẩm tra, Công ty phải cung cấp đầy đủ các thông tin liên quan đến hàng hóa tương tự của Công ty.

Bản báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh phải được phân tích theo từng bộ phận của Công ty, chi tiết hoá hàng hoá thuộc đối tượng điều tra như là một hoạt động độc lập. Phạm vi phân tích bao gồm 3 năm tài chính trước đó và kỳ kế toán gần đây nhất (tính đến thời điểm hiện tại). Nếu những thông tin yêu cầu không có trong cơ sở dữ liệu tài chính của Công ty, hãy trao đổi với các cán bộ của Cục QLCT.

E3. Hàng hoá nhập khẩu

Đề nghị cung cấp các thông tin về hàng hoá nhập khẩu thuộc đối tượng điều tra trong 3 năm gần nhất và trong các tháng của giai đoạn tiếp theo sau 3 năm đó.

E3.1. Số liệu nhập khẩu theo năm

Lượng và giá trị hàng hoá nhập khẩu mỗi năm (Ghi rõ đơn vị tính)

  Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm 5
Lượng          
Giá trị          
Đơn giá trung bình          

E3.2. Số liệu nhập khẩu theo tháng

Cung cấp bản số liệu về lượng, giá trị hàng tháng và đơn giá của hàng hoá nhập khẩu trong vòng 18 tháng liên tiếp gần nhất.

E3.3. Hàng hoá do Công ty nhập khẩu

Cung cấp các thông tin sau về hàng hoá do Công ty nhập khẩu

  Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm 5
Lượng          
Giá trị          
Đơn giá trung bình          

Nêu lý do nhập khẩu hàng hoá

E4. Những tác động tới giá ở Việt Nam

E4.1. Chênh lệch giá thực tế

E4.1.1. Chênh lệch giá thực tế

Chênh lệch giá thực tế là mức giá của hàng hoá nhập khẩu thấp hơn mức giá của hàng hoá tương tự của Việt Nam. Mức giá này có thể so sánh được ở cùng cấp độ thương mại và các điều khoản thương mại tương tự, thông thường là ở mức giá bán tại xưởng ở Việt Nam so sánh với chi phí của hàng hoá nhập khẩu.

Cung cấp các thông tin về đơn giá hàng hoá của Công ty và đơn giá hàng hoá nhập khẩu (cung cấp thông tin riêng theo từng quốc gia bị cáo buộc).

Khoản mục Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm 5
Đơn giá bán của Công ty          
Chi phí bình quân của hàng hoá nhập khẩu (bao gồm thuế)          
Chênh lệch giá thực tế theo mỗi đơn vị          
Tỷ lệ chênh lệch (%)          

Tỷ lệ phần trăm chênh lệch giá thực tế thể hiện mức chênh lệch giá theo tỷ lệ phần trăm của mức giá của Công ty.

Hãy chỉ ra cấp độ thương mại và điều kiện bán hàng đối với hàng hoá của công ty và hàng nhập khẩu, nghĩa là: giao tại xưởng/giao tại nơi được chỉ định, điều khoản thanh toán, nhà phân phối/bán buôn/bán lẻ.

E4.1.2. Căn cứ vào các thông tin nêu trên, đề nghị Công ty đưa ra ý kiến của mình. Chứng minh yếu tố này có khả năng gây thiệt hại nghiêm trọng (nếu các thông tin nêu trên không hỗ trợ cho lập luận của Công ty, Công ty phải cung cấp các bằng chứng khác để chứng minh).

E4.2. Kìm giá và ép giá

E4.2.1. Ép giá là việc mà ngành sản xuất trong nước buộc phải giảm giá bán của mình, ví dụ việc ép giá diễn ra khi có suy giảm tuyệt đối về giá.

Kìm giá diễn ra khi ngành sản xuất trong nước không có khả năng tăng giá cùng với việc tăng các chi phí, nghĩa là khi có sự suy giảm tương đối về giá.

Hãy cung cấp các thông tin liên quan đến đơn giá bán bình quân tại xưởng:

 

Khoản mục Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm 5
Đơn giá bán của Công ty          
Chi phí sản xuất của Công ty          
Tổng chi phí (bao gồm cả chi phí bán hàng, chi phí chung và chi phí quản lý)          
Giá bán tại xưởng của Công ty          
Tỷ lệ phần trăm tổng chi phí trên giá bán          

E4.2.2. Nếu chi phí và mức giá của Công ty thay đổi đáng kể trong 18 tháng gần nhất, hãy cung cấp thêm những thông tin đã đề cập trên theo cơ sở hàng tháng hoặc hàng quý.

E4.2.3. Hãy chỉ ra các yếu tố khác (không được đề cập trong bảng trên) làm giảm giá bán hàng tại xưởng, ví dụ thời hạn thanh toán kéo dài, các đợt giảm giá cuối năm, hàng tồn kho bổ sung, v.v…

E4.3. Tính toán chi phí

E4.3.1. Hãy cung cấp cách thức xây dựng chi phí theo mẫu dưới đây. Trong trường hợp sổ sách kế toán quản lý không cho phép tính toán các yếu tố chi phí cụ thể theo bảng sau, hãy cung cấp các thông tin sẵn có, càng chi tiết càng tốt.

  Hàng hoá thuộc đối tượng điều tra Tất cả hàng hoá khác Tổng chi phí của Công ty
1. Chi phí trực tiếp:

 

Nguyên vật liệu

– Nhập khẩu

– Nội địa

Tái chế *

Thành phần *

– Nhập khẩu

– Nội địa

Chi phí nhân công trực tiếp và các chi phí liên quan

Trang bị lại *

Năng lượng và nhiên liệu

Các loại tiền bản quyền, v.v…

Tổng chi phí biến đổi *

Chi phí khác *

Cung cấp các phân tích chi phí riêng biệt cho mỗi loại hàng hoá thuộc đối tượng điều tra theo mẫu này.

 

Chú ý: Các dữ liệu về chi phí phải tương thích với báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

   
2. Tổng chi phí cố định:

 

Nhân công trực tiếp

Thiết bị *

Sửa chữa và bảo dưỡng

Phí và bảo hiểm

Nghiên cứu và phát triển

Khấu hao nhà xưởng

Chi phí khác *

     
3. Tổng chi phí sản xuất      
4. Lợi nhuận kinh doanh      
5. Chi phí lưu kho      
6. Chi phí bán hàng và chi phí quản lý:

 

Chi phí quản lý:

– Tiền lương và tiền công

– Thuê (văn phòng, nhà xưởng,…)

– Phí và bảo hiểm

– Khấu hao

– Chi phí khác *

Chi phí bán hàng

– Lương của nhân viên bán hàng

– Quảng cáo

– Bảo hành  và bảo đảm

– Nhà kho

– Chi phí khác *

Chi phí khác *

     
7. Tổng chi phí      
8. Lợi nhuận, v.v…

 

Trợ cấp

Lợi nhuận bán hàng

     
9. Giá bán hàng (danh mục)      
10. Chiết khấu, v.v…

 

Chiết khấu

Chiết khấu thanh toán

Giảm giá

     
11. Giá ròng tại xưởng      
12. Chi phí phân phối *      
13. Giá giao hàng ròng      

Cung cấp hoá đơn nguyên vật liệu hoàn chỉnh, ghi rõ chi phí và lượng từng loại nguyên vật liệu hoặc thành phần.

  • Cung cấp chi tiết theo từng khoản mục.

Ghi rõ lượng sản xuất là cơ sở để tính toán các chi phí và giá cả nêu trên.

Các yếu tố cấu thành chi phí và giá phải được tính trên cơ sở chi phí trung bình trong giai đoạn điều tra 12 tháng.

E4.3.2. Cung cấp Hoá đơn nguyên vật liệu để sản xuất hàng hoá tương tự hoặc hàng hoá cạnh tranh trực tiếp trong nước.

E5. Bán hàng và thị phần của ngành sản xuất trong nước

E5.1. Cung cấp các thông tin dưới đây về lượng hàng hoá bán ra của Công ty tại Việt Nam. Ghi rõ đơn vị tính.

Khoản mục Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm 5
Lượng hàng bán của Công ty          
Hàng hoá bán ra của các nhà sản xuất trong nước khác          
Tổng lượng hàng hoá của các nhà sản xuất trong nước bán tại Việt Nam          
Lượng hàng nhập khẩu          
Thị phần của Công ty          
Tổng thị phần của các nhà sản xuất trong nước          
Thị phần của hàng hoá nhập khẩu          

E5.2. Cung cấp bản thông tin về lượng, trị giá và đơn giá của hàng hoá nhập khẩu theo quý trong 6 quý liên tục gần nhất.

E5.3. Cho biết các thông tin nêu tại mục E5.1 và E5.2 hỗ trợ cho lập luận của công ty về thiệt hại nghiêm trọng như thế nào.

E5.4. Nếu việc bán hàng hoá đó có tính chất chu kỳ, hãy nêu nhận xét về tính chất đó và cho biết độ dài của chu kỳ và giá của hàng hoá đó trong các giai đoạn lên xuống của chu kỳ.

E6. Suy giảm lợi nhuận thực tế và tiềm năng

E6.1. Cung cấp những thông tin dưới đây liên quan đến lợi nhuận của Công ty đối với hàng hoá thuộc đối tượng điều tra (trong trường hợp không thể cung cấp thông tin một cách riêng biệt đối với hàng hoá thuộc đối tượng điều tra, hãy cho biết nhóm hàng hoá có lợi nhuận và nêu công thức tính toán, nêu rõ chi phí và lợi nhuận được phân bổ như thế nào).

Khoản mục Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm 5
Tỷ suất lợi nhuận gộp (%)          
Lợi nhuận gộp của Công ty trên mỗi đơn vị hàng hoá          
Lượng hàng bán ra          
Tổng lợi nhuận gộp của Công ty          
Lợi nhuận ròng của Công ty (%)          
Lợi nhuận ròng của Công ty trên mỗi đơn vị hàng hoá          
Lượng hàng bán ra          
Tổng lợi nhuận ròng của Công ty          

E6.2. Bình luận về sự suy giảm thực tế và tiềm năng về lợi nhuận của Công ty.

E7. Sự suy giảm thực tế và tiềm năng về sản lượng

E7.1. Cung cấp những thông tin sau liên quan đến sản lượng thực tế trong vòng 5 năm gần nhất

Khoản mục Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm 5
Tổng sản lượng hàng hoá thuộc đối tượng điều tra của công ty

 

Sản lượng dành cho tiêu dùng ở Việt Nam của công ty

         
Sản lượng của các nhà sản xuất trong nước khác dành cho tiêu dùng tại Việt Nam          

E7.2. Bình luận về sự suy giảm sản lượng thực tế và tiềm năng, cả về tổng sản lượng và sản lượng dành cho tiêu dùng ở Việt Nam.

E8. Nhân công và năng suất lao động

Cung cấp những thông tin sau liên quan đến năng suất lao động

Khoản mục Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm 5
Tổng sản lượng          
Số nhân công (Tính riêng lĩnh vực sản xuất)          
Số lượng sản phẩm mỗi nhân công          
Tổng số nhân công          
Tổng đầu tư          
Tỷ lệ sản lượng*          
  • Tỷ lệ sản lượng: giá trị sản lượng so sánh với tổng đầu tư của công ty hoặc ngành sản xuất đó.

E9. Sự suy giảm thực tế và tiềm năng trong công suất và công suất sử dụng

E9.1. Cung cấp những thông tin yêu cầu dưới đây về sự suy giảm thực tế và tiềm năng trong công suất và công suất sử dụng đối với hàng hoá thuộc đối tượng điều tra. Ghi rõ đơn vị tính.

Khoản mục Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm 5
Công suất của Công ty (đơn vị)          
Sản lượng thực tế của Công ty          
Công suất sử dụng của Công ty (%)          
Sản lượng còn lại của Việt Nam          
Công suất còn lại của Việt Nam          
Công suất sử dụng còn lại của Việt Nam (%)          

E9.2. Hãy cho biết Công ty có thể tăng công suất sản xuất mà không phải đầu tư thêm về máy móc, thiết bị và nhà xưởng hay không, nêu rõ phương pháp (ví dụ làm thêm ca, giờ hoặc các đơn vị lao động, v.v…) và mức gia tăng có thể về mặt lượng.

E10. Các thông tin khác về thiệt hại

Đề nghị cung cấp các thông tin khác về thiệt hại và chưa được đề cập trong các câu hỏi trên.

 

PHẦN F – ĐE DỌA GÂY THIỆT HẠI NGHIÊM TRỌNG

Lưu ý: Không nhất thiết phải trả lời mục này nếu Công ty có thể chứng minh được thiệt hại nghiêm trọng thực tế. Mọi lập luận về đe dọa gây thiệt hại nghiêm trọng phải dựa trên những bằng chứng cụ thể chứ không chỉ đơn thuần là phỏng đoán.

F1. Cho biết thông tin chi tiết về công suất có thể được sử dụng hoặc khả năng gia tăng công suất đáng kể của nhà xuất khẩu.

F2. Chứng minh sự gia tăng đáng kể hàng nhập khẩu vào thị trường Việt Nam.

F3. Hãy cho biết mức giá hàng hoá thuộc đối tượng điều tra được nhập khẩu vào thị trường Việt Nam có tác động đến việc ép giá hoặc kìm giá một cách đáng kể đối với các mức giá ở trong nước và có thể làm gia tăng nhu cầu nhập khẩu hay không. Hãy chứng minh.

F4. Hãy cung cấp những thông tin khác có liên quan đến lập luận của Công ty về khả năng trước mắt hàng hoá nhập khẩu gây thiệt hại nghiêm trọng cho ngành sản xuất trong nước.

 

PHẦN G – QUAN HỆ NHÂN QUẢ

Khi xem xét mối quan hệ nhân quả giữa việc nhập khẩu hàng hoá thuộc đối tượng điều tra và thiệt hại nghiêm trọng, Cục QLCT xem xét tất cả các yếu tố liên quan đến việc nhập khẩu hàng hóa nêu trên và các yếu tố khác mà những yếu tố này có thể góp phần gây thiệt hại đến ngành sản xuất trong nước.

G1. Hãy nêu các lý do mà Công ty cho rằng hàng hóa nhập khẩu là nguyên nhân gây ra hoặc đo dọa gây ra thiệt hại nghiêm trọng.

G2. Hãy so sánh giá bán hàng hóa thực tế tại xưởng của công ty và tổng chi phí thực tế của hàng hoá nhập khẩu thuộc đối tượng điều tra trong 3 năm tài chính gần nhất, và chỉ ra giá thực tế hàng hoá của công ty khi chưa bị kìm giá.

G3. Cho biết thông tin chi tiết về việc ép giá đối với giá bán hàng hóa tại xưởng của công ty để có thể cạnh tranh với hàng nhập khẩu (chỉ ra sự ép giá, các điều khoản thanh toán được gia hạn hoặc các khoản chiết khấu thấp hơn,…)

G4. Cho biết thông tin chi tiết về việc kìm giá đối với giá bán hàng hoá tại xưởng của công ty để có thể cạnh tranh với hàng nhập khẩu. Nêu các yếu tố như các khoản gia tăng chi phí đầu vào bắt buộc có ảnh hưởng đến một phần hoặc toàn bộ công ty.

G4.1. Hãy cho biết ý kiến của các khách hàng của công ty về:

(a)     Chất lượng hàng hoá của công ty;

(b)     Thời hạn giao hàng của công ty;

(c)     Dịch vụ của công ty; và

(d)     Các dịch vụ sau bán hàng của công ty như bảo trì, bảo hành và chỉ dẫn kỹ thuật cho khách hàng.

Hãy giải thích chi tiết các vấn đề đã nêu trên

G4.2. Hãy nêu tình hình lực lượng lao động của công ty và thái độ của họ đối với Công ty, hãy cho biết cách thức tiến hành đàm phán lương.

G4.3. Có bất kỳ cuộc đình công, lãn công hay đóng cửa nhà máy xảy ra trong thời gian 12 tháng qua hay không? Nếu có, hãy nêu chi tiết.

G4.4. Có sự giảm cầu đối với hàng hoá của công ty hay có sự that đổi về cách thức tiêu  thụ hay không? Nếu có, hãy nêu chi tiết.

G4.5. Hãy nêu những bước phát triển công nghệ đã được thực hiện kể từ khi công ty nâng cấp quy trình sản xuất gần đây nhất.

G4.6. Hãy bình luận về năng suất của công ty tương quan so sánh với năng suất của các nhà xuất khẩu.

 

 

PHẦN H – KẾT LUẬN

Phần kết luận của Hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp tự vệ có thể nhắc lại những bằng chứng rõ ràng về sự tồn tại của việc gia tăng đột biến hàng nhập khẩu, thiệt hại nghiêm trọng và mối quan hệ nhân quả giữa chúng mà Người yêu cầu cho là đầy đủ để tiến hành cuộc điều tra áp dụng biện pháp tự vệ.

Ngoài ra tại phần kết luận của Hồ sơ, Người yêu cầu phải đề xuất Cục QLCT tiến hành điều tra các lập luận được nêu trong Hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp tự vệ. Người yêu cầu phải có yêu cầu cụ thể về việc áp dụng các biện pháp tạm thời (thời hạn áp dụng, giai đoạn áp dụng, thuế suất/hạn ngạch của các biện pháp tự vệ tạm thời).

 

CAM KẾT

Chúng tôi đảm bảo rằng thông tin cung cấp trong Hồ sơ là chính xác, chúng tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính trung thực của những thông tin đã nêu.

Đại diện ngành sản xuất trong nước

 

 

___________                                               __________________________

Ngày                                                         Chữ ký của người có thẩm quyền

 


Tên và chức danh của người có thẩm quyền (có hiệu lực)

 

 

Tham khảo thêm:

Mẫu Công văn đề nghị thành lập trường trung cấp nghề

Mẫu số 3a: Mẫu Công văn đề nghị thành lập trường trung cấp nghề
Ban hành kèm theo Thông tư số 24/2011/TT-BLĐTBXH ngày 21 tháng 9 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành Quy định về thành lập, cho phép thành lập, chia, tách, sáp nhập, giải thể trường cao đẳng nghề, trường trung cấp nghề và trung tâm dạy nghề.

Mẫu số 3a: Ban hành kèm theo Thông tư số 24/2011/TT-BLĐTBXH ngày 21 tháng 9 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành Quy định về thành lập, cho phép thành lập, chia, tách, sáp nhập, giải thể trường cao đẳng nghề, trường trung cấp nghề và trung tâm dạy nghề.

(1)
(2)
——-

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

Số: ……../……….
V/v: Đề nghị thành lập trường trung cấp nghề …..

……., ngày …. tháng …. năm 20 ….

 

Kính gửi: ……………………………………….

  • Lý do thành lập trường: ………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………..

  • Tên trường trung cấp nghề: …………………………………………………………………….

  • Tên giao dịch quốc tế (nếu có): ………………………………………………………………..

  • Địa chỉ trụ sở chính: ………………………………………………………………………………

  • Phân hiệu/cơ sở đào tạo (nếu có): ……………………………………………………………

  • Số điện thoại: ………………………. Fax: …………………….. Email: …………………

  • Nhiệm vụ chủ yếu của trường: …………………………………………………………………

  • Nghề đào tạo và trình độ đào tạo: ……………………………………………………………..

  • Dự kiến quy mô tuyển sinh và đối tượng tuyển sinh: ……………………………………..

  • Diện tích đất sử dụng: …………….. Diện tích xây dựng: ………………………………..

  • Vốn đầu tư: …………………………………………………………………………………………

  • Thời hạn hoạt động: ………………………………………………………………………………

(Kèm theo đề án thành lập trường trung cấp nghề)

Đề nghị Bộ, ngành …, UBND tỉnh/thành phố trực thuộc TW ……… xem xét quyết định.

 

 

(3)
(Ký tên, đóng dấu, ghi rõ họ tên)


(1) Tên cơ quan ra quyết định thành lập.

(2) Tên cơ quan, đơn vị đề nghị thành lập trường trung cấp nghề.

(3) Chức danh người đứng đầu cơ quan, đơn vị đề nghị thành lập trường trung cấp nghề.

 

 

Tham khảo thêm:

Mẫu Đơn khiếu nại vụ việc cạnh tranh (mẫu cho cá nhân)

Mẫu MĐ-2: ĐƠN KHIẾU NẠI VỤ VIỆC CẠNH TRANH (mẫu cho cá nhân)
(Ban hành kèm theo Quyết định số 17/QĐ-QLCT của Cục trưởng Cục Quản lý cạnh tranh ngày 04/07/2006)

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

——————————

      ……, ngày…. tháng…. năm…..

 

ĐƠN KHIẾU NẠI VỤ VIỆC CẠNH TRANH

Kính gửi: Cục Quản lý cạnh tranh

 

  1. Thông tin về cá nhân khiếu nại

 

Họ tên người khiếu nại: (ghi bằng chữ in hoa)………………………………………………………………………..

…………………………………………………………………………………………………………………………………………

Nghề nghiệp: …………………………..Ngày sinh:………………………………………………………………..

Quốc tịch:………………………………………………………………………………………………………………………….

Chứng minh nhân dân (hoặc Hộ chiếu) số:…………………………………………………………………………….

Nơi cấp: ……………………………………………………………Cấp ngày:………/………./……………………………

Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú (hoặc nơi đăng ký lưu trú của người nước ngoài):

……………………………………………………………………………………………………….. ………………………………

………………………………………………………………………………………………………………………………………..

Chỗ ở hiện tại:……………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………………………………..

Điện thoại:…………………………………………Fax (nếu có): ………………………………………………………….

Email (nếu có):………………………………………………………………………………………………………………….

 

  1. Thông tin về doanh nghiệp bị khiếu nại

 

Tên doanh nghiệp bị khiếu nại: (ghi bằng chữ in hoa)……………………………………………………………..

…………………………………………………………………………………………………………………………………………

Tên doanh nghiệp viết bằng tiếng nước ngoài (nếu có):…………………………………………………………..

…………………………………………………………………………………………………………………………………………

Tên doanh nghiệp viết tắt:……………………………………………………………………………………………………

Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (hoặc giấy phép đầu tư) số:

………………………………………………………………………………………………………………………………………..

Nơi cấp: ……………………………………………………………Cấp ngày:………/……../……………………………..

Ngành, nghề kinh doanh:…………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………………………………………

Địa chỉ của trụ sở chính:……………………………………………………………………………………………………..

………………………………………………………………………………………………………………………………………..

Điện thoại:………………………………..Fax: ……………………………………………………………………………….

Email (nếu có):…………………………………Website (nếu có):………………………………………………………

 

  1. Người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan (nếu có):

Họ tên:………………………………………………………………….…………………………….…..

Địa chỉ:………………………………………………………….…………………………………….….

Điện thoại:………………………..Fax (nếu có):……………….………………………………………..

Email (nếu có):…….………………………………………………………………[1]

 

  1. Nội dung khiếu nại:

……………………………………………………………………………………………………

  1. Người làm chứng (nếu có):

Họ tên:………………………………………………………………….…………………………………

Địa chỉ:……………………………………………………………………………………………………

Điện thoại:………………………..Fax (nếu có):…………………………………………………………

Email (nếu có):……………………………………………………………………[2]

 

  1. Chứng cứ để chứng minh đơn khiếu nại là có căn cứ và hợp pháp:

…………………………………………………………

 

  1. Các thông tin khác cần thiết cho việc giải quyết vụ việc cạnh tranh (nếu có):

…………………………………………………………………….

 

Bên khiếu nại xin cam kết chịu trách nhiệm hoàn toàn trước pháp luật về sự trung thực và chính xác của nội dung Đơn khiếu nại này và hồ sơ kèm theo.

 

NGƯỜI KHIẾU NẠI

(Ký tên)

Nơi nhận:

  • Như trên;

     

  • ………….

 

Kèm theo đơn:

  • …………….

     

  • …………….

 

[1] Điều thông tin về tất cả những người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan (nếu có).

[2] Điền thông tin của tất cả những người làm chứng (nếu có).

 

 

Tham khảo thêm:

Mẫu Đơn đề nghị hưởng miễn trừ đối với tập trung kinh tế

Mẫu MĐ-4: ĐƠN ĐỀ NGHỊ HƯỞNG MIỄN TRỪ ĐỐI VỚI TẬP TRUNG KINH TẾ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 17/QĐ-QLCT của Cục trưởng Cục Quản lý cạnh tranh ngày 04/07/2006)

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

———————

         ……, ngày…. tháng…. năm…..

 

ĐƠN ĐỀ NGHỊ

HƯỞNG MIỄN TRỪ ĐỐI VỚI TẬP TRUNG KINH TẾ 

Kính gửi:  Thủ tướng Chính phủ/Bộ trưởng Bộ Thương mại[1]

 

  1. Thông tin về các doanh nghiệp dự định tham gia tập trung kinh tế

 

  1. Tên doanh nghiệp thứ nhất: (ghi bằng chữ in hoa)………………………………………. …………………….

………………………………………………………………………………………………………………… ……………………..

Tên doanh nghiệp viết bằng tiếng nước ngoài (nếu có):…………………………………………………………..

………………………………………………………………………………………………………………… ……………………..

Tên doanh nghiệp viết tắt:……………………………………………………………………………………………………

Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (hoặc giấy phép đầu tư) số:

…………………………………………………………………………………………………………………………………………

Nơi cấp: ……………………………………………………………Cấp ngày:……./………./…………………………….

Ngành, nghề kinh doanh:……………………………………………………………………………… …………………….

…………………………………………………………………………………………………………………. …………………….

Địa chỉ của trụ sở chính:………………………………………………………………………………. …………………….

…………………………………………………………………………………………………………………. …………………….

Điện thoại:………………………………………..Fax: ………………………………………………… …………………….

Email (nếu có):……………………………………Website (nếu có):…………………………….. …………………….

Địa chỉ của (các) chi nhánh (nếu có):…………………………………………………………….. …………………….

…………………………………………………………………………………………………………………………………………

Địa chỉ của (các) văn phòng đại diện (nếu có):……………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………………………………………

Họ tên người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp: (ghi bằng chữ in hoa)

…………………………………………………………………………………………………………… …………………………..

Chứng minh nhân dân (hoặc Hộ chiếu) số:…………………………………………………………………………….

Nơi cấp: ……………………………………………………………Cấp ngày:………/………/……………………………..

 

  1. Tên doanh nghiệp thứ hai: (ghi bằng chữ in hoa)………………………………………………………………..

…………………………………………………………………………………………………………………. …………………….

Tên doanh nghiệp viết bằng tiếng nước ngoài (nếu có):…………………………………………………………..

…………………………………………………………………………………………………………………. …………………….

Tên doanh nghiệp viết tắt:……………………………………………………………………………………………………

Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (hoặc giấy phép đầu tư) số:

…………………………………………………………………………………………………………………. …………………….

Nơi cấp: ……………………………………………………………Cấp ngày:………/………/……………………………..

Ngành, nghề kinh doanh:……………………………………………………………………………… …………………….

…………………………………………………………………………………………………………………. …………………….

Địa chỉ của trụ sở chính:………………………………………………………………………………. …………………….

…………………………………………………………………………………………………………………. …………………….

Điện thoại:…………………………………….Fax: ……………………………………………………. …………………….

Email (nếu có):……………………………………Website (nếu có):…………………………….. …………………….

Địa chỉ của (các) chi nhánh (nếu có):…………………………………………………………….. …………………….

…………………………………………………………………………………………………………………. …………………….

Địa chỉ của (các) văn phòng đại diện (nếu có):………………………………………………. …………………….

…………………………………………………………………………………………………………………. …………………….

Họ tên người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp: (ghi bằng chữ in hoa)

………………………………………………………………………………………………………….. ……………………………

Chứng minh nhân dân (hoặc Hộ chiếu) số:…………………………………………………………………………….

Nơi cấp: …………………………………………………………Cấp ngày:………./………../………[2]

 

  1. Tập trung kinh tế mà các bên dự định tiến hành

…………………………………………………………

  1. Giải trình tóm tắt về việc đáp ứng điều kiện được hưởng miễn trừ theo Luật Cạnh tranh

…………………………………………………………

 

Đề nghị Thủ tướng Chính phủ/Bộ trưởng Bộ Thương mại[3] xem xét, quyết định cho chúng tôi hưởng miễn trừ đối với trường hợp tập trung kinh tế này.

 

Chúng tôi xin cam kết chịu trách nhiệm hoàn toàn trước pháp luật về sự trung thực và chính xác của nội dung Đơn đề nghị hưởng miễn trừ này và hồ sơ kèm theo.

 

 

CÁC DOANH NGHIỆP ĐỀ NGHỊ HƯỞNG MIỄN TRỪ

(Ký tên và đóng dấu)

 

Nơi nhận:

  • Cục Quản lý cạnh tranh (để thẩm định);

     

  • ……….

 

Kèm theo đơn:

  • …………….

     

  • …………….

[1] Tùy thuộc vào trường hợp miễn trừ tập trung kinh tế. Nếu tập trung kinh tế thuộc khoản 2 Điều 19 của Luật Cạnh tranh, Thủ tướng Chính phủ là người có thẩm quyền quyết định việc miễn trừ. Nếu tập trung kinh tế thuộc khoản 1 Điều 19 của Luật Cạnh tranh, Bộ trưởng Bộ Thương mại là người có thẩm quyền quyết định việc miễn trừ.

[2] Điền thông tin về các doanh nghiệp khác nếu có nhiều hơn hai doanh nghiệp dự định tham gia tập trung kinh tế.

[3] Tùy thuộc vào trường hợp miễn trừ tập trung kinh tế. Nếu tập trung kinh tế thuộc khoản 2 Điều 19 của Luật Cạnh tranh, Thủ tướng Chính phủ là người có thẩm quyền quyết định việc miễn trừ. Nếu tập trung kinh tế thuộc khoản 1 Điều 19 của Luật Cạnh tranh, Bộ trưởng Bộ Thương mại là người có thẩm quyền quyết định việc miễn trừ.

 

 

Tham khảo thêm:

Mẫu Đơn đề nghị thành lập trường trung cấp nghề

Mẫu số 3b: Mẫu Đơn đề nghị thành lập trường trung cấp nghề
Ban hành kèm theo Thông tư số 24/2011/TT-BLĐTBXH ngày 21 tháng 9 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành Quy định về thành lập, cho phép thành lập, chia, tách, sáp nhập, giải thể trường cao đẳng nghề, trường trung cấp nghề và trung tâm dạy nghề.

Mẫu số 3b: Ban hành kèm theo Thông tư số 24/2011/TT-BLĐTBXH ngày 21 tháng 9 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành Quy định về thành lập, cho phép thành lập, chia, tách, sáp nhập, giải thể trường cao đẳng nghề, trường trung cấp nghề và trung tâm dạy nghề.

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

……., ngày       tháng      năm 20 ….

ĐƠN ĐỀ NGHỊ THÀNH LẬP TRƯỜNG TRUNG CẤP NGHỀ

Kính gửi: UBND tỉnh (thành phố trực thuộc TW) ……………..

  • Họ và tên người đại diện tổ chức (hoặc cá nhân) đề nghị thành lập trường:

…………………………………………………………………………………………………………..

  • Ngày, tháng, năm sinh: ………………………………………………………………………….

  • Số chứng minh thư nhân dân, ngày, tháng cấp, nơi cấp: ……………………………….

  • Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú (nếu là cá nhân): ………………………………………..

  • Tên trường trung cấp nghề: …………………………………………………………………….

  • Tên giao dịch quốc tế (nếu có): ………………………………………………………………..

  • Địa chỉ trụ sở chính: ………………………………………………………………………………

  • Phân hiệu/cơ sở đào tạo (nếu có): ……………………………………………………………

  • Số điện thoại: ………………………. Fax: …………………….. Email: …………………

  • Nhiệm vụ chủ yếu của trường: …………………………………………………………………

  • Nghề đào tạo và trình độ đào tạo: ……………………………………………………………..

  • Dự kiến quy mô tuyển sinh và đối tượng tuyển sinh: ……………………………………..

  • Diện tích đất sử dụng: …………….. Diện tích xây dựng: ………………………………..

  • Vốn đầu tư: …………………………………………………………………………………………

  • Thời hạn hoạt động: ………………………………………………………………………………

(Kèm theo đề án thành lập trường trung cấp nghề)

Tôi xin chấp hành đúng những quy định về dạy nghề và pháp luật có liên quan của Nhà nước.

Đề nghị UBND tỉnh (thành phố) trực thuộc TW ……… xem xét quyết định.

 

 

(1)
(Ký tên, đóng dấu, ghi rõ họ tên)


(1) Chức danh của người đại diện tổ chức hoặc cá nhân đề nghị thành lập trường trung cấp nghề.

 

 

Tham khảo thêm:

Mẫu Đề án thành lập trường trung cấp nghề

Mẫu số 4: Mẫu Đề án thành lập trường trung cấp nghề
Ban hành kèm theo Thông tư số 24/2011/TT-BLĐTBXH ngày 21 tháng 9 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành Quy định về thành lập, cho phép thành lập, chia, tách, sáp nhập, giải thể trường cao đẳng nghề, trường trung cấp nghề và trung tâm dạy nghề.

Mẫu số 4: Ban hành kèm theo Thông tư số 24/2011/TT-BLĐTBXH ngày 21 tháng 9 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành Quy định về thành lập, cho phép thành lập, chia, tách, sáp nhập, giải thể trường cao đẳng nghề, trường trung cấp nghề và trung tâm dạy nghề.

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

……., ngày       tháng      năm 20 ….

ĐỀ ÁN THÀNH LẬP TRƯỜNG TRUNG CẤP NGHỀ

Phần thứ nhất

SỰ CẦN THIẾT THÀNH LẬP TRƯỜNG TRUNG CẤP NGHỀ

  1. Tình hình phát triển kinh tế – xã hội trên địa bàn (hoặc lĩnh vực).
  2. Tình hình nguồn nhân lực và nhu cầu phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động trên địa bàn (hoặc lĩnh vực).
  3. Tình hình công tác dạy nghề trên địa bàn.
  4. Nhu cầu đào tạo trình độ trung cấp nghề trên địa bàn và các tỉnh lân cận.
  5. Quá trình hình thành và phát triển của trung tâm hoặc cơ sở giáo dục khác được đề nghị nâng cấp (đối với những trường được nâng cấp từ trung tâm dạy nghề hoặc cơ sở giáo dục khác hiện có).
  6. a) Sơ lược quá trình hình thành và phát triển.
  7. b) Về cơ sở vật chất.
  8. c) Về thiết bị dạy nghề.
  9. d) Về đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý dạy nghề.

đ) Về chương trình, giáo trình dạy nghề.

  1. e) Về kinh phí hoạt động.

Phần thứ hai

MỤC TIÊU ĐÀO TẠO, TỔ CHỨC BỘ MÁY VÀ CÁC ĐIỀU KIỆN ĐẢM BẢO CHO HOẠT ĐỘNG CỦA TRƯỜNG

  1. Thông tin chung về trường trung cấp nghề đề nghị thành lập:
  • Tên trường trung cấp nghề: …………………………………………………………………….

Tên giao dịch quốc tế (nếu có): ………………………………………………………………….

  • Địa chỉ trụ sở chính của trường: ………………………………………………………………

  • Số điện thoại: ………………………. Fax: …………………….. Email: …………………

  • Phân hiệu/cơ sở đào tạo (nếu có): ……………………………………………………………

  • Cơ quan quản lý trực tiếp (nếu có): …………………………………………………………..

  • Họ và tên người dự kiến làm Hiệu trưởng: ………………………………………………….

(Có sơ yếu lý lịch kèm theo)

  • Chức năng, nhiệm vụ của trường: …………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………..

…………………………………………………………………………………………………………..

…………………………………………………………………………………………………………..

  1. Mục tiêu đào tạo của trường trung cấp nghề:
  2. Mục tiêu chung:
  3. Mục tiêu cụ thể: Tên nghề, quy mô đào tạo, trình độ đào tạo, thời gian đào tạo.
Số TT Tên nghề và trình độ đào tạo Thời gian đào tạo Dự kiến tuyển sinh đến năm 20 …
20 .. 20 .. 20 .. 20 .. 20 ..
I Trung cấp nghề            
1              
2              
………….            
II Sơ cấp nghề            
1              
2              
………….            
III Tổng cộng            

III. Cơ cấu tổ chức của trường

  1. Cơ cấu tổ chức:
  • Ban Giám hiệu;

  • Hội đồng trường (đối với trường trung cấp nghề công lập) hoặc Hội đồng quản trị (đối với trường trung cấp nghề tư thục);

  • Các phòng chức năng;

  • Các khoa chuyên môn;

  • Các Bộ môn trực thuộc trường;

  • Các Hội đồng tư vấn;

  • Các tổ chức Đảng, đoàn thể.

  1. Chức năng, nhiệm vụ của Ban Giám hiệu, các Hội đồng và các phòng, khoa, Bộ môn.
  2. Các điều kiện đảm bảo cho hoạt động của trường
  3. Cơ sở vật chất và thiết bị dạy nghề
  4. a) Cơ sở vật chất:
  • Diện tích đất sử dụng:

  • Đất xây dựng:

  • Đất lưu không:

  • Diện tích xây dựng:

  • Khu hiệu bộ, khu học lý thuyết, khu học thực hành.

  • Khu phục vụ: thư viện, thể thao, ký túc xá, nhà ăn, y tế …

  • Các hạng mục khác …

  1. b) Danh mục thiết bị, máy móc, phương tiện đào tạo theo từng nghề (tên, số lượng, năm sản xuất).
  2. Đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên dạy nghề:
  • Số lượng, trình độ đào tạo của đội ngũ cán bộ quản lý.

  • Số lượng, trình độ đào tạo, sư phạm dạy nghề, kỹ năng nghề của đội ngũ giáo viên theo từng nghề đào tạo.

  1. Chương trình, giáo trình, tài liệu dạy nghề cho từng nghề đào tạo.
  2. Nguồn vốn và kế hoạch sử dụng vốn để thực hiện đề án:
  • Nguồn vốn;

  • Kế hoạch sử dụng vốn.

Phần thứ ba

KẾ HOẠCH, TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN

  1. Kế hoạch và tiến độ xây dựng cơ sở vật chất.
  2. Kế hoạch và tiến độ mua sắm thiết bị.
  3. Kế hoạch và tiến độ tuyển dụng, đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên dạy nghề.
  4. Kế hoạch và tiến độ phát triển chương trình, giáo trình.
  5. Tổng hợp kế hoạch, tiến độ sử dụng nguồn vốn để thực hiện từng nội dung trên.

Phần thứ tư

HIỆU QUẢ KINH TẾ, XÃ HỘI

  1. Về kinh tế.
  2. Về xã hội, môi trường.
  3. Tính bền vững của đề án.

 

(1)
(Ký tên, đóng dấu, ghi rõ họ tên)
(2)
(Ký tên, đóng dấu, ghi rõ họ tên)

(1) Phê duyệt của người đứng đầu cơ quan, đơn vị quản lý trực tiếp (nếu có).

(2) Người đứng đầu hoặc người đại diện cơ quan, đơn vị hoặc cá nhân lập đề án.

 

 

Tham khảo thêm:

Mẫu Đơn đề nghị thành lập trường cao đẳng nghề

Mẫu số 1b: Mẫu Đơn đề nghị thành lập trường cao đẳng nghề
Ban hành kèm theo Thông tư số 24/2011/TT-BLĐTBXH ngày 21 tháng 9 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành Quy định về thành lập, cho phép thành lập, chia, tách, sáp nhập, giải thể trường cao đẳng nghề, trường trung cấp nghề và trung tâm dạy nghề.

Mẫu số 1b: Ban hành kèm theo Thông tư số 24/2011/TT-BLĐTBXH ngày 21 tháng 9 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành Quy định về thành lập, cho phép thành lập, chia, tách, sáp nhập, giải thể trường cao đẳng nghề, trường trung cấp nghề và trung tâm dạy nghề.

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

……., ngày       tháng      năm 20….

 

ĐƠN ĐỀ NGHỊ THÀNH LẬP TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ

Kính gửi: Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội

  • Họ và tên người đại diện tổ chức (hoặc cá nhân) đề nghị thành lập trường:

…………………………………………………………………………………………………………..

  • Ngày, tháng, năm sinh: ………………………………………………………………………….

     

  • Số chứng minh thư nhân dân, ngày, tháng cấp, nơi cấp: ……………………………….

  • Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú (nếu là cá nhân): ………………………………………..

  • Tên trường cao đẳng nghề: ……………………………………………………………………..

  • Tên giao dịch quốc tế (nếu có): ………………………………………………………………..

  • Địa chỉ trụ sở chính: ………………………………………………………………………………

  • Phân hiệu/cơ sở đào tạo (nếu có): ……………………………………………………………

  • Số điện thoại: ………………………. Fax: …………………….. Email: …………………

  • Nhiệm vụ chủ yếu của trường: …………………………………………………………………

  • Nghề đào tạo và trình độ đào tạo: ……………………………………………………………..

  • Dự kiến quy mô tuyển sinh và đối tượng tuyển sinh: ……………………………………..

  • Diện tích đất sử dụng: …………….. Diện tích xây dựng: ………………………………..

  • Vốn đầu tư: …………………………………………………………………………………………

  • Thời hạn hoạt động: ………………………………………………………………………………

(Kèm theo đề án thành lập trường cao đẳng nghề)

Tôi xin chấp hành đúng những quy định về dạy nghề và pháp luật có liên quan của Nhà nước.

Đề nghị Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội xem xét quyết định.

 

 

(1)
(Ký tên, đóng dấu, ghi rõ họ tên)


(1) Chức danh của người đại diện tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tổ chức kinh tế, cá nhân đề nghị thành lập trường cao đẳng nghề tư thục.

 

 

Tham khảo thêm:

Mẫu Công văn đề nghị thành lập trung tâm dạy nghề

Mẫu số 5a: Mẫu Công văn đề nghị thành lập trung tâm dạy nghề
Ban hành kèm theo Thông tư số 24/2011/TT-BLĐTBXH ngày 21 tháng 9 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành Quy định về thành lập, cho phép thành lập, chia, tách, sáp nhập, giải thể trường cao đẳng nghề, trường trung cấp nghề và trung tâm dạy nghề.

Mẫu số 5a: Ban hành kèm theo Thông tư số 24/2011/TT-BLĐTBXH ngày 21 tháng 9 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành Quy định về thành lập, cho phép thành lập, chia, tách, sáp nhập, giải thể trường cao đẳng nghề, trường trung cấp nghề và trung tâm dạy nghề.

(1)
(2)
——-

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

Số: ……../……….
V/v: Đề nghị thành lập trung tâm dạy nghề …..

……., ngày …. tháng …. năm 20 ….

 

Kính gửi: ……………………………………….

  • Lý do thành lập trung tâm dạy nghề: ………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………..

  • Tên trung tâm dạy nghề: …………………………………………………………………………

     

  • Tên giao dịch quốc tế (nếu có): ………………………………………………………………..

  • Địa chỉ trụ sở chính: ………………………………………………………………………………

  • Phân hiệu/cơ sở đào tạo (nếu có): ……………………………………………………………

  • Số điện thoại: ………………………. Fax: …………………….. Email: …………………

  • Nhiệm vụ chủ yếu của trung tâm dạy nghề: …………………………………………………

  • Nghề đào tạo và trình độ đào tạo: ……………………………………………………………..

  • Dự kiến quy mô tuyển sinh và đối tượng tuyển sinh: ……………………………………..

  • Diện tích đất sử dụng: …………….. Diện tích xây dựng: ………………………………..

  • Vốn đầu tư: …………………………………………………………………………………………

  • Thời hạn hoạt động: ………………………………………………………………………………

(Kèm theo đề án thành lập trung tâm dạy nghề)

Đề nghị Bộ, ngành …, UBND tỉnh/thành phố trực thuộc TW ……… xem xét quyết định.

 

 

(3)
(Ký tên, đóng dấu, ghi rõ họ tên)


(1) Tên cơ quan ra quyết định thành lập.

(2) Tên cơ quan, đơn vị đề nghị thành lập trung tâm dạy nghề.

(3) Chức danh người đứng đầu cơ quan, đơn vị đề nghị thành lập trung tâm dạy nghề.

 

 

 

Tham khảo thêm:

Mẫu Đề án thành lập trường cao đẳng nghề

Mẫu số 2: Mẫu Đề án thành lập trường cao đẳng nghề
Ban hành kèm theo Thông tư số 24/2011/TT-BLĐTBXH ngày 21 tháng 9 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành Quy định về thành lập, cho phép thành lập, chia, tách, sáp nhập, giải thể trường cao đẳng nghề, trường trung cấp nghề và trung tâm dạy nghề.

Mẫu số 2: Ban hành kèm theo Thông tư số 24/2011/TT-BLĐTBXH ngày 21 tháng 9 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành Quy định về thành lập, cho phép thành lập, chia, tách, sáp nhập, giải thể trường cao đẳng nghề, trường trung cấp nghề và trung tâm dạy nghề.

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

……., ngày       tháng      năm 20 ….

 

ĐỀ ÁN THÀNH LẬP TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ

Phần thứ nhất

SỰ CẦN THIẾT THÀNH LẬP TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ

  1. Tình hình phát triển kinh tế – xã hội trên địa bàn (hoặc lĩnh vực).
  2. Tình hình nguồn nhân lực và nhu cầu phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động trên địa bàn (hoặc lĩnh vực).
  3. Tình hình công tác dạy nghề trên địa bàn.
  4. Nhu cầu đào tạo trình độ cao đẳng nghề trên địa bàn và các tỉnh lân cận.
  5. Quá trình hình thành và phát triển của trường, trung tâm và cơ sở giáo dục khác được đề nghị nâng cấp (đối với những trường được nâng cấp từ trường trung cấp nghề, trung tâm dạy nghề hoặc cơ sở giáo dục khác hiện có).
  6. a) Sơ lược quá trình hình thành và phát triển.
  7. b) Về cơ sở vật chất.
  8. c) Về thiết bị dạy nghề.
  9. d) Về đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý dạy nghề

đ) Về chương trình, giáo trình dạy nghề.

  1. e) Về kinh phí hoạt động.

Phần thứ hai

MỤC TIÊU ĐÀO TẠO, TỔ CHỨC BỘ MÁY VÀ CÁC ĐIỀU KIỆN ĐẢM BẢO CHO HOẠT ĐỘNG CỦA TRƯỜNG

  1. Thông tin chung về trường cao đẳng nghề đề nghị thành lập:
  • Tên trường cao đẳng nghề: ……………………………………………………………………..

Tên giao dịch quốc tế (nếu có): ………………………………………………………………….

  • Địa chỉ trụ sở chính của trường: ………………………………………………………………

     

  • Số điện thoại: ………………………. Fax: …………………….. Email: …………………

  • Phân hiệu/cơ sở đào tạo (nếu có): ……………………………………………………………

  • Cơ quan quản lý trực tiếp (nếu có): …………………………………………………………..

  • Họ và tên người dự kiến làm Hiệu trưởng: ………………………………………………….

(Có sơ yếu lý lịch kèm theo)

  • Chức năng, nhiệm vụ của trường: …………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………..

…………………………………………………………………………………………………………..

…………………………………………………………………………………………………………..

  1. Mục tiêu đào tạo của trường cao đẳng nghề:
  2. Mục tiêu chung:
  3. Mục tiêu cụ thể: Tên nghề, quy mô đào tạo, trình độ đào tạo, thời gian đào tạo.
Số TT Tên nghề và trình độ đào tạo Thời gian đào tạo Dự kiến tuyển sinh đến năm 20…
20.. 20.. 20.. 20.. 20..
I Cao đẳng nghề            
1              
2              
………….            
II Trung cấp nghề            
1              
2              
………….            
III Sơ cấp nghề            
1              
2              
………….            
IV Tổng cộng            

III. Cơ cấu tổ chức của trường

  1. Cơ cấu tổ chức:
  • Ban Giám hiệu;

     

  • Hội đồng trường (đối với trường cao đẳng nghề công lập) hoặc Hội đồng quản trị (đối với trường cao đẳng nghề tư thục);

  • Các phòng chức năng;

  • Các khoa chuyên môn;

  • Các Bộ môn trực thuộc trường;

  • Các Hội đồng tư vấn;

  • Các tổ chức Đảng, đoàn thể.

  1. Chức năng, nhiệm vụ của Ban Giám hiệu, các Hội đồng và các phòng, khoa, Bộ môn.
  2. Các điều kiện đảm bảo cho hoạt động của trường
  3. Cơ sở vật chất và thiết bị dạy nghề
  4. a) Cơ sở vật chất:
  • Diện tích đất sử dụng:

  • Đất xây dựng:

  • Đất lưu không:

  • Diện tích xây dựng:

  • Khu hiệu bộ, khu học lý thuyết, khu học thực hành.

  • Khu phục vụ: thư viện, thể thao, ký túc xá, nhà ăn, y tế …

  • Các hạng mục khác …

  1. b) Danh mục thiết bị, máy móc, phương tiện đào tạo theo từng nghề (tên, số lượng, năm sản xuất).
  2. Đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý dạy nghề:
  • Số lượng, trình độ đào tạo của đội ngũ cán bộ quản lý.

  • Số lượng, trình độ đào tạo, sư phạm dạy nghề, kỹ năng nghề của đội ngũ giáo viên theo từng nghề đào tạo.

  1. Chương trình, giáo trình, tài liệu dạy nghề cho từng nghề đào tạo.
  2. Nguồn vốn và kế hoạch sử dụng vốn để thực hiện đề án:
  • Nguồn vốn;

  • Kế hoạch sử dụng vốn.

Phần thứ ba

KẾ HOẠCH, TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN

  1. Kế hoạch và tiến độ xây dựng cơ sở vật chất.
  2. Kế hoạch và tiến độ mua sắm thiết bị.
  3. Kế hoạch và tiến độ tuyển dụng, đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên dạy nghề.
  4. Kế hoạch và tiến độ phát triển chương trình, giáo trình.
  5. Tổng hợp kế hoạch, tiến độ sử dụng nguồn vốn để thực hiện từng nội dung trên.

Phần thứ tư

HIỆU QUẢ KINH TẾ, XÃ HỘI

  1. Về kinh tế.
  2. Về xã hội, môi trường.
  3. Tính bền vững của đề án.

 

(1)
(Ký tên, đóng dấu, ghi rõ họ tên)

(2)
(Ký tên, đóng dấu, ghi rõ họ tên)


(1) Phê duyệt của người đứng đầu cơ quan, đơn vị quản lý trực tiếp (nếu có).

(2) Người đứng đầu hoặc người đại diện cơ quan, đơn vị hoặc cá nhân lập đề án.

 

 

Tham khảo thêm:

Mẫu Đề án thành lập trung tâm dạy nghề

Mẫu số 6: Mẫu Đề án thành lập trung tâm dạy nghề
Ban hành kèm theo Thông tư số 24/2011/TT-BLĐTBXH ngày 21 tháng 9 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành Quy định về thành lập, cho phép thành lập, chia, tách, sáp nhập, giải thể trường cao đẳng nghề, trường trung cấp nghề và trung tâm dạy nghề.

Mẫu số 6: Ban hành kèm theo Thông tư số 24/2011/TT-BLĐTBXH ngày 21 tháng 9 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành Quy định về thành lập, cho phép thành lập, chia, tách, sáp nhập, giải thể trường cao đẳng nghề, trường trung cấp nghề và trung tâm dạy nghề.

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

……., ngày       tháng      năm 20 ….

 

ĐỀ ÁN THÀNH LẬP TRUNG TÂM DẠY NGHỀ

Phần thứ nhất

SỰ CẦN THIẾT THÀNH LẬP TRUNG TÂM DẠY NGHỀ

  1. Tình hình phát triển kinh tế – xã hội trên địa bàn (hoặc lĩnh vực).
  2. Tình hình nguồn nhân lực và nhu cầu phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động trên địa bàn (hoặc lĩnh vực).
  3. Tình hình công tác dạy nghề trên địa bàn.
  4. Nhu cầu đào tạo trình độ sơ cấp nghề trên địa bàn và các tỉnh lân cận.

Phần thứ hai

MỤC TIÊU ĐÀO TẠO, TỔ CHỨC BỘ MÁY VÀ CÁC ĐIỀU KIỆN ĐẢM BẢO CHO HOẠT ĐỘNG CỦA TRUNG TÂM

  1. Thông tin chung về trung tâm dạy nghề đề nghị thành lập:
  • Tên trung tâm dạy nghề: …………………………………………………………………………

Tên giao dịch quốc tế (nếu có): ………………………………………………………………….

  • Địa chỉ trụ sở chính của trung tâm: ……………………………………………………………

     

  • Số điện thoại: ………………………. Fax: …………………….. Email: …………………

  • Phân hiệu/cơ sở đào tạo (nếu có): ……………………………………………………………

  • Cơ quan quản lý trực tiếp (nếu có): …………………………………………………………..

  • Họ và tên người dự kiến làm Giám đốc: ……………………………………………………..

(Có sơ yếu lý lịch kèm theo)

  • Chức năng, nhiệm vụ của trung tâm: …………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………..

…………………………………………………………………………………………………………..

…………………………………………………………………………………………………………..

  1. Mục tiêu đào tạo của trung tâm dạy nghề:
  2. Mục tiêu chung:
  3. Mục tiêu cụ thể: Tên nghề, quy mô đào tạo, trình độ đào tạo, thời gian đào tạo.
Số TT Tên nghề và trình độ đào tạo Thời gian đào tạo Dự kiến tuyển sinh đến năm 20 …
20 .. 20 .. 20 .. 20 .. 20 ..
I Sơ cấp nghề            
1              
2              
………….            
II Tổng cộng            

III. Cơ cấu tổ chức của trung tâm

  1. Cơ cấu tổ chức:
  • Ban Giám đốc;
  • Các phòng chức năng;

  • Các Tổ chuyên môn.

  1. Chức năng, nhiệm vụ của Ban Giám đốc, các phòng chức năng và các tổ chức chuyên môn.
  2. Các điều kiện đảm bảo cho hoạt động của trung tâm
  3. Cơ sở vật chất và thiết bị dạy nghề
  4. a) Cơ sở vật chất:
  • Diện tích đất sử dụng:

  • Đất xây dựng:

  • Đất lưu không:

  • Diện tích xây dựng:

  • Khu hiệu bộ, khu học lý thuyết, khu học thực hành.

  • Khu phục vụ: thư viện, thể thao, ký túc xá, nhà ăn, …

  • Các hạng mục khác …

  1. b) Danh mục thiết bị, máy móc, phương tiện đào tạo theo từng nghề (tên, số lượng, năm sản xuất).
  2. Đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên dạy nghề:
  • Số lượng, trình độ đào tạo của đội ngũ cán bộ quản lý.

  • Số lượng, trình độ đào tạo, sư phạm dạy nghề, kỹ năng nghề của đội ngũ giáo viên theo từng nghề đào tạo.

  1. Chương trình, giáo trình, tài liệu dạy nghề cho từng nghề đào tạo.
  2. Nguồn vốn và kế hoạch sử dụng vốn để thực hiện đề án:
  • Nguồn vốn;

  • Kế hoạch sử dụng vốn.

Phần thứ ba

KẾ HOẠCH, TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN

  1. Kế hoạch và tiến độ xây dựng cơ sở vật chất.
  2. Kế hoạch và tiến độ mua sắm thiết bị.
  3. Kế hoạch và tiến độ tuyển dụng, đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên dạy nghề.
  4. Kế hoạch và tiến độ phát triển chương trình, giáo trình.
  5. Tổng hợp kế hoạch, tiến độ sử dụng nguồn vốn để thực hiện từng nội dung trên.

Phần thứ tư

HIỆU QUẢ KINH TẾ, XÃ HỘI

  1. Về kinh tế.
  2. Về xã hội, môi trường.
  3. Tính bền vững của đề án.

 

(1)
(Ký tên, đóng dấu, ghi rõ họ tên)

(2)
(Ký tên, đóng dấu, ghi rõ họ tên)


(1) Phê duyệt của người đứng đầu cơ quan, đơn vị quản lý trực tiếp (nếu có).

(2) Người đứng đầu hoặc người đại diện cơ quan, đơn vị hoặc cá nhân lập đề án.

 

 

Tham khảo thêm:

Mẫu Quyết định về việc thi hành kỷ luật lao động

Mẫu số 9: Mẫu Quyết định về việc thi hành kỷ luật lao động
Ban hành kèm theo Thông tư số 19/2003/TT-BLĐTBXH ngày 22 tháng 9 năm 2003 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội

Mẫu số 9: Ban hành kèm theo Thông tư số 19/2003/TT-BLĐTBXH ngày 22 tháng 9 năm 2003 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội

 

Tên đơn vị…………..

Số………../

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

…., ngày…. tháng….. năm…..

QUYẾT ĐỊNH CỦA
(
ghi rõ chức vụ và tên đơn vị)
Về việc thi hành kỷ luật lao động

  • Căn cứ Bộ Luật Lao động ngày 23 tháng 6 năm 1994, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ Luật Lao động ngày 02/4/2002

  • Căn cứ Nghị định số 41/CP ngày 06 tháng 7 năm 1995 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ Luật Lao động về kỷ luật lao động và trách nhiệm vật chất, Nghị định số 33/2003/NĐ-CP ngày 02 tháng 4 năm 2003 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định số 41/CP ngày 06 tháng 7 năm 1995 của Chính phủ.

  • Căn cứ Thông tư số 19/2003/TT-BLĐTBXH ngày 22 tháng 9 năm 2003 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 41/CP ngày 06 tháng 7 năm 1995 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ Luật Lao động về kỷ luật lao động và trách nhiệm vật chất đã được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 33/2003/NĐ-CP ngày 02 tháng 4 năm 2003 của Chính phủ.

Căn cứ….. ngày…. tháng…. năm…. của (cơ quan có thẩm quyền quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của đơn vị).

Căn cứ biên bản xử lý kỷ luật lao động ngày….. tháng…… năm………..

Theo đề nghị của………………………

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Thi hành kỷ luật lao động đối với ông (bà):…………

Đơn vị làm việc:

Công việc đang làm:

Trình độ chuyên môn được đào tạo:

Mức độ phạm lỗi:

Hình thức kỷ luật:

Điều 2: Thời hạn thi hành kỷ luật lao động kể từ ngày… tháng…. năm… đến hết ngày…. tháng…. năm…..

Điều 3. Quyết định này có hiệu thi hành kể từ ngày……tháng…năm……..

Điều 4. Các ông (bà) trưởng phòng (ban) tổ chức, kế toán tài vụ trong đơn vị và đương sự chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

Thủ trưởng đơn vị
(Ký tên, đóng dấu)

Nơi nhận:

  • Như Điều 4,

  • Ban chấp hành công đoàn cơ sở,

  • Sở Lao động – Thương binh và xã hội hoặc Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao đối với đơn vị thuộc các ban quản lý (nếu kỷ luật theo hình thức sa thải).

  • Lưu đơn vị.

 

 

Tham khảo thêm:

Mẫu Công văn đề nghị Đăng ký nội dung lao động

Mẫu số 1: Mẫu Công văn đề nghị Đăng ký nội dung lao động
Ban hành kèm theo Thông tư số 19/2003/TT-BLĐTBXH ngày 22 tháng 9 năm 2003 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội

Mẫu số 1: Ban hành kèm theo Thông tư số 19/2003/TT-BLĐTBXH ngày 22 tháng 9 năm 2003 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội

Tên đơn vị

Số….

V/v Đăng ký nội quy lao động

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

…., ngày…. tháng….. năm…..

Kính gửi:………………………………………….(1)

Thực hiện Bộ Luật Lao động đã được sửa đổi, bổ sung, Nghị định số 41/CP ngày 06 tháng 7 năm 1995 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ Luật Lao động về kỷ luật lao động và trách nhiệm vật chất, Nghị định số 33/2003/NĐ-CP ngày 02 tháng 4 năm 2003 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị đinh số 41/CP của Chính phủ, Thông tư số 19/2003/TT-BLĐTBXH ngày 22 tháng 9 năm 2003 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.

(ghi tên đơn vị……..), đề nghị (xem mục(1)) xem xét và thông báo kết quả việc đăng ký nội quy lao động, kèm theo hồ sơ gồm có:

  1. Quyết định ban hành nội quy lao động.
  2. Bản nội quy lao động.
  3. Các văn bản quy định của đơn vị có liên quan đến kỷ luật lao động và trách nhiệm vật chất (nếu có).

Thủ trưởng đơn vị
(Ký tên, đóng dấu)

Nơi nhận:
– như trên.
– Ban chấp hành công đoàn cơ sở (để theo dõi).
– Lưu đơn vị.
Ghi chú:

(1) – Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (đối với đơn vị đóng trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương)

  • Ban Quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao (đối với đơn vị thuộc khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao).

 

 

Tham khảo thêm:

1900.0191