Hợp đồng mua bán bàn ghế văn phòng

Hợp đồng mua bán bàn ghế văn phòng, hợp đồng cung cấp văn phòng phẩm được sử dụng trong bối cảnh khi các văn phòng triển khai xây dựng, nâng cấp hay có nhu cầu thay mới một phần/toàn bộ cơ sở vật chất hiện có. Hợp đồng có dạng một hợp đồng mua bán hàng hóa với những điều khoản cơ bản về danh mục, thanh toán, nghĩa vụ các bên, để biết hợp đồng cung cấp văn phòng phẩm sẽ gồm những điều khoản gì, xin mời các bạn cùng theo dõi bài vết dưới đây.

1. Định nghĩa Hợp đồng mua bán bàn ghế văn phòng

Hợp đồng mua bán bàn ghế văn phòng là thỏa thuận hướng tới đối tượng giao dịch là các mặt hàng bàn ghế sử dụng trong hoạt động văn phòng, các máy móc văn phòng, đồ văn phòng phẩm, thiết bị khác. Qua thỏa thuận này, bên bán sẽ cung cấp đúng những mặt hàng mà bên mua đặt hàng, yêu cầu, bên mua có trách nhiệm thanh toán theo mức giá đã được thông báo trước.

2. Hướng dẫn soạn Hợp đồng mua bán bàn ghế văn phòng

Hợp đồng mua bán bàn ghế văn phòng có thể thỏa thuận một số quyền của các bên như sau.

Quyền của bên mua: quyền yêu cầu giao hàng đúng số lượng, chủng loại, chất lượng, đúng thời gian, địa điểm đã thỏa thuận, quyền yêu cầu sữa chữa, quyền yêu cầu lắp ráp đảm bảo sử dụng thiết bị ổn định, quyền đổi trả khi hàng hóa bị lỗi, hư hỏng.

Quyền của bên bán: quyền được nhận đủ số tiền thanh toán đúng thời gian trong hợp đồng, quyền yêu cầu nhận hàng, quyền từ chối chịu trách nhiệm nếu các thiết bị bị hư hỏng không phải do lỗi của mình.

3. Mẫu Hợp đồng mua bán bàn ghế văn phòng

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Hà Nội, ngày 18 tháng 9 năm 2020

HỢP ĐỒNG MUA BÁN BÀN GHẾ VĂN PHÒNG

Số:

  • Căn cứ Bộ Luật Dân sự số 91/2015/QH13 do Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành ngày 24/11/2015, có hiệu lực từ ngày 01/01/2017;
  • Căn cứ Bộ Luật Tố tụng dân sự số 92/2015/QH13 do Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành ngày 25/11/2015, có hiệu lực từ ngày 01/07/2016;
  • Căn cứ Luật Thương mại số 36/2005/QH11 do Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành ngày 14/6/2005, có hiệu lực từ ngày 01/01/2006;
  • Căn cứ Điều lệ Công ty X;
  • Căn cứ Điều lệ Công ty Y;
  • Căn cứ khả năng và nhu cầu của các bên.

Hôm nay, ngày 18 tháng 9 năm 2020, chúng tôi gồm:

BÊN A: BÊN BÁN

Công ty Cổ phần Xuân Hòa

Đại diện

Chức vụ

Mã số thuế

Địa chỉ:

Số điện thoại:

BÊN B: BÊN MUA

Công ty TNHH B

Đại diện:

Chức vụ:

Mã số thuế:

Địa chỉ:

Số điện thoại:

Sau khi bàn bạc, thỏa thuận, hai bên đồng ý ký kết hợp đồng mua bán máy photocopy với nội dung sau:

Điều 1. Nội dung hợp đồng

Bên A đồng ý bán và bên B đồng ý mua bàn ghế văn phòng của công ty A:

Số lượng: 1 bộ bàn ghế giám đốc

               20 bộ bàn ghế văn phòng

Mục đích: Bên B mua bàn ghế văn phòng để trang bị cho văn phòng mới của công ty.

Điều 2. Cách thức thực hiện

a, Bên A vận chuyển hàng và lắp đặt theo yêu cầu của bên B tại:

               Địa chỉ:….

               Thời gian: 21/9/2020 đến 24/9/2020

b, Bên B cử người kiểm tra, giám sát quá trình lắp ráp.

Điều 3. Giá cả và phương thức thanh toán

a, Giá:

STTTên sản phẩmSố lượngGiá tiền (VNĐ)
1Bàn giám đốc FO2-BGD-0116.000.000
2Ghế trưởng phòng GTP-08-0012.500.000
3Bàn văn phòng BVP-4S-01BCF201.175.000
3Ghế nhân viên GNV-01-0120600.000
Tổng: 44.000.000 đồng (bốn mươi bốn triệu đồng)

b, Tiền cọc: 10.000.000 đồng

c, Thời gian thanh toán: Sau khi hoàn thành việc lắp đặt, cùng ngày bên B phải thanh toán đầy đủ cho bên A.

d, Phương thức thanh toán: Chuyển khoản

Người nhận:

Số tài khoản:

đ, Thanh toán chậm: trường hợp bên B chậm thanh toán cho bên A thì bên B phải trả lãi trên số tiền chậm trả theo lãi suất nợ quá hạn trung bình trên thị trường tại thời điểm thanh toán tương ứng với thời gian chậm trả.

Điều 4. Quyền và nghĩa vụ của bên A

4.1. Quyền của bên A

a, Bên A có quyền yêu cầu bên B thanh toán đúng hạn, nếu quá hạn thanh toán 30 ngày mà bên B vẫn chưa thanh toán hoặc thanh toán chưa đủ thì bên A có quyền khởi kiện bên B.

4.2. Nghĩa vụ

a, Bên A có nghĩa vụ giao hàng tới đúng thời gian và địa điểm thỏa thuận; hàng hóa phải đảm bảo đúng mẫu mã, chất lượng, và số lượng;  trường hợp xảy ra sự kiện bất khả kháng không thể giao tới đúng hẹn thì phải thông báo trước cho bên B biết.

b, Bên A có nghĩa vụ lắp ráp theo yêu cầu của bên B.

c, Trường hợp hàng bị lỗi, bên B phải đổi mới trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày phát hiện lỗi.

Điều 5. Quyền và nghĩa vụ của bên B

5.1. Quyền của bên B

a, Bên B có quyền yêu cầu bên A giao hàng đúng số lượng, chủng loại, chất lượng tại đúng thời gian và địa điểm đã thỏa thuận.

b, Bên B có quyền yêu cầu sữa chữa, đổi trả nếu hàng hóa bị lỗi, hư hỏng.

c, Bên B có quyền yêu cầu bên A vận chuyển và lắp ráp theo yêu cầu của mình.

5.2. Nghĩa vụ của bên B

a, Bên B có nghĩa vụ thanh toán tiền hàng đúng thời hạn, nếu chậm thanh toán, bên B phải trả lãi suất chậm trả theo quy định.

b, Bên B có nghĩa vụ hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho bên A trong quá trình vận chuyển và lắp ráp bàn ghế.

c, Bên B có nghĩa vụ cử người giám sát quá trình lắp ráp bàn ghế tại Công ty, sau khi kết thúc, bên B phải cùng bên A kiểm tra lại toàn bộ số bàn ghế đã được lắp ráp. Trường hợp bên B không kiểm tra hoặc kiểm tra không kĩ, nếu có hư hỏng hoặc bàn ghế bị lỗi bên A sẽ không phải chịu trách nhiệm.

Điều 6. Trách nhiệm bồi thường và phạt vi phạm

6.1. Bồi thường thiệt hại

Bên nào gây thiệt hại cho bên kia thì phải bồi thường thiệt hại theo thỏa thuận hợp đồng và quy định của pháp luật. Thiệt hại thực tế phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời. Khi bên bị thiệt hại có lỗi trong việc gây ra thiệt hại thì không được bồi thường phần thiệt hại do lỗi của mình gây ra. Bên có quyền và lợi ích bị xâm phạm không được bồi thường nếu thiệt hại xảy ra do không áp dụng các biện pháp cần thiết, hợp lý để ngăn chạn, hạn chế thiệt hại cho mình.

6.2. Phạt vi phạm

Các bên cam kết thực hiện nghiêm túc các điều khoản đã thỏa thuận trên, không được thay đổi hoặc hủy bỏ hợp đồng, bên nào không thực hiện hoặc đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng mà không có lý do chính đáng thì sẽ bị phạt 8% giá trị hợp đồng bị vi phạm.

Điều 7: Sự kiện bất khả kháng

Sự kiện bất khả kháng là sự kiện mang tính chất khách quan và nằm ngoài tầm kiểm soát của các bên như động đất, lũ lụt, lốc, sóng thần, lở đất, hỏa hoạn, chiến tranh hoặc có nguy cơ xảy ra chiến tranh,..và các thảm họa khác chưa lường hết được, sự thay đổi chính sách hoặc ngăn cấm của cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam, Khi có sự cố xảy ra, bên bị ảnh hưởng bởi sự kiện bất khả kháng cũng phải có nghĩa vụ thông báo cho bên kia về sự kiện bất khả kháng trong vòng 07 ngày ngay khi xảy ra sự kiện bất khả kháng.

Điều 8. Giải quyết tranh chấp hợp đồng

Nếu có tranh chấp phát sinh, hai bên cùng nhau bàn bạc giải quyết trên tinh thần hợp tác, thỏa thuận các bên cùng có lợi. Trường hợp các bên không tự giải quyết được thì sẽ yêu cầu Tòa án có thẩm quyền giải quyết. Chi phí cho mọi hoạt động kiểm tra, xác minh, lệ phí tòa án do bên có lỗi chịu.

Điều 9. Điều khoản chung

Hợp đồng này lập thành 02 bản tiếng Việt, mỗi bên giữ 01 bản, có giá trị pháp lý như nhau và có hiệu lực kể từ ngày ký.

Trong suốt quá trình thực hiện hợp đồng, nếu có phát sinh hoặc điều chỉnh nào liên quan đến hợp đồng này thì mọi phát sinh, điều chỉnh đó phải được lập thành văn bản và ký bởi hai bên trước khi có hiệu lực.

   ĐẠI DIỆN BÊN A                                                                      ĐẠI DIỆN BÊN B

 (Ký và ghi rõ họ tên)                                                                      (Ký và ghi rõ họ tên)

4. Mẫu Hợp đồng cung cấp văn phòng phẩm

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

HỢP ĐỒNG CUNG CẤP VĂN PHÒNG PHẨM

Số: …/…

Căn cứ:

– Bộ luật dân sự 2015;

– Luật thương mại 2005;

– Các văn bản hướng dẫn khác;

– Nguyện vọng và ý chí của các bên.

Hôm nay, ngày …, chúng tôi gồm:

A. Bên A (Bên bán)

Công ty:

– Trụ sở chính:

– Số điện thoại:

– Mã số thuế:

– Người đại diện theo pháp luật:                                     Chức vụ:         

B. Bên B (Bên mua)

Ông/bà:

– Giới tính:

– Quốc tịch:

– Địa chỉ:

– Số điện thoại:                                  

– Số cccd/cmnd:                   Ngày cấp:                      Nơi cấp:          

Hôm nay, ngày …, hai bên cùng thống nhất và ký kết Hợp đồng cung cấp văn phòng phẩm với các điều khoản cụ thể sau:

Điều 1: Đối tượng hợp đồng

1. Bên A cung cấp đúng và đủ hàng hóa cho Bên B theo Đơn đặt hàng số … nhận từ Bên B vào ngày …;

2. Thông tin chi tiết và đơn giá sản phẩm được liệt kê theo bảng dưới đây:

STTTên hàng hóaMàu sắcĐóng góiSố lượngĐơn giáThành tiền
       
       
       

Điều 2: Thông tin giao nhận

1. Bên A giao đúng và đủ hàng hóa trong hợp đồng này đến địa chỉ …, thời gian …;

2. Bên B nhận hàng và kiểm tra hàng hóa theo đúng thông tin được ghi trong hợp đồng và lập biên bản giao nhận có chữ ký hai bên;

3. Nếu một bên muốn thay đổi thời gian, địa điểm giao nhận, phải gửi thông báo bằng văn bản cho bên còn lại trước tối thiểu 01 ngày và phải được sự đồng ý của bên còn lại;

4. Bên B chịu mọi trách nhiệm phát sinh đối với hàng hóa sau khi hàng được giao thành công.

Điều 3: Thanh toán

1. Tổng giá trị hợp đồng là …VNĐ (đã bao gồm thuế VAT, thuế  TNCN và các loại thuế, phí, lệ phí khác có liên quan);

2. Bên B thanh toán 100% giá trị hợp đồng cho Bên A sau khi ký xác nhận biên bản giao nhận hàng;

3. Phương thức thanh toán:

Điều 4: Quyền và nghĩa vụ của Bên A

1. Giao hàng hóa đúng chủng loại, số lượng, thời gian, điạ điểm và thông tin chi tiết được quy định trong hợp đồng này;

2. Nhận đủ số tiền thanh toán từ Bên B theo đúng thời gian trong hợp đồng;

3. Cung cấp hóa đơn GTGT, biên bản bàn giao hàng hóa cho Bên B;

4. Các quyền và nghĩa vụ khác theo hợp đồng.

Điều 5: Quyền và nghĩa vụ của Bên B

1. Nhận hàng hóa đúng thời hạn, đúng địa điểm và đúng thông tin hàng hóa theo hợp đồng;

3. Thanh toán đầy đủ và đúng hạn giá trị hợp đồng cho Bên A theo quy định tại hợp đồng này;

4. Kiểm tra hàng hóa trước khi nhận;

5. Các quyền và nghĩa vụ khác theo hợp đồng.

Điều 6: Điều khoản giải quyết tranh chấp

1. Mọi vấn đề phát sinh liên quan đến hợp đồng mà hai bên không thống nhất cách giải quyết thì được xem là tranh chấp và sẽ được giải quyết trên cơ sở thương lượng, hòa giải không quá 03 (ba) lần;

2. Nếu quá 03 (ba) lần mà hai bên vẫn không đạt được thỏa thuận chung, tranh chấp sẽ được đưa ra giải quyết trước tòa án.

Điều 7: Trường hợp bất khả kháng

1. Mọi sự kiện phát sinh nằm ngoài ý chí chủ quan của hai bên và không bên nào có thể lường trước và không thể khắc phụ được bằng mọi biện pháp và khả năng cho phép bao gồm: chiến tranh, tai nạn, nội chiến, đình công, cấm vận, thiên tai …. được xem là sự kiện bất khả kháng;

2. Nếu một trong hai bên vì sự kiện bất khả kháng mà không thể tiếp tục thực hiện hoặc thực hiện không đúng hợp đồng thì không bị truy cứu các trách nhiệm phạt vi phạm và bồi thường hợp đồng;

3. Khi xảy ra sự kiện bất khả kháng, bên gặp sự kiện phải thông báo ngay bằng văn bản cho bên còn lại trong khoảng thời gian … ngày kể từ ngày biết có sự kiện bất khả kháng xảy ra và phải áp dụng mọi biện pháp ngăn chặn trong khả năng để khắc phục thiệt hại;

4. Trong trường hợp bên gặp sự kiện bất khả kháng vi phạm hợp đồng do sự kiện bất khả kháng mà không thực hiện thủ tục thông báo như đã nêu trên hoặc không áp dụng các biện pháp ngăn chặn, khắc phục thiệt hại thì vẫn phải chịu trách nhiệm do vi phạm hợp đồng được quy định tại hợp đồng này.

Điều 8: Phạt vi phạm và bồi thường

1. Bất kỳ bên nào vi phạm bất kỳ điều khoản nào trong hợp đồng thì đều phải chịu phạt vi phạm với mức:…

2. Bất kỳ bên nào vi phạm hợp đồng gây thiệt hại cho bên kia thì sẽ chịu trách nhiệm bồi thường toàn bộ thiệt hại xảy ra;

3. Thời hạn thanh toán tiền phạt hợp đồng và bồi thường thiệt hại là sau 30 ngày, kể từ ngày bên vi phạm nhận được văn bản thông báo về tiền phạt hợp đồng, bồi thường thiệt hại từ bên bị vi phạm.

Hình thức thanh toán: tiền mặt hoặc chuyển khoản.

Điều 9: Tạm ngừng và chấm dứt hợp đồng

1. Hợp đồng tạm ngừng hiệu lực trong các trường hợp sau:

2. Trong thời gian tạm ngừng hợp đồng, Bên B phái đóng cửa nhà hàng, tạm ngừng kinh doanh cho đến khi hợp đồng có hiệu lực trở lại;

3. Hợp đồng chấm dứt hiệu lực trong các trường hợp sau:

Điều 10: Hiệu lực hợp đồng

1. Hợp đồng có hiệu lực tính từ thời điểm ký;

2. Hợp đồng bao gồm 06 (sáu) trang, 03 (ba) phụ lục, được lập thành 2 bản, mỗi bên giữ một bản có giá trị pháp lý như nhau.

ĐẠI DIỆN BÊN A ĐẠI DIỆN BÊN B

Biên bản họp lớp xét điểm rèn luyện, đánh giá kết quả rèn luyện

Biên bản họp lớp xét điểm rèn luyện, đánh giá kết quả rèn luyện của học sinh, sinh viên, giáo viên trong một thời kỳ nhất định.

Biên bản họp lớp xét điểm rèn luyện, đánh giá kết quả rèn luyện

Trường: …                                            CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Lớp: …                                      Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

………, ngày … tháng … năm …

BIÊN BẢN HỌP LỚP ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ RÈN LUYỆN

1. Thời gian, địa điểm:

– Thời gian: … giờ, ngày … tháng … năm …

– Địa điểm: phòng số …, trường …

2. Thành phần tham gia:

– Giáo viên chủ nhiệm: …

– Lớp trưởng: ….

– Bí thư: …

– Tập thể lớp …               Sĩ số: …       Hiện diện: …         Vắng mặt: …

3. Chủ tọa, thư ký:

– Chủ tọa cuộc họp: Giáo viên chủ nhiệm – Thầy/cô ………..

– Thư ký cuộc họp (Người lập biên bản):

4. Nội dung cuộc họp:

– Xét điểm rèn luyện trong học kỳ I năm học 2020 – 2021;

– Xét hạnh kiểm và đánh giá kết quả rèn luyện của từng học sinh trong học kỳ I năm học 2020 – 2021;

5. Diễn biến cuộc họp:

– Các tổ trưởng nhận xét về tổ viên mà mình phụ trách;

– Lớp trưởng và bí thư nhận xét về tình hình học tập và rèn luyện chung của lớp;

 – Giáo viên chủ nhiệm đánh giá kết quả rèn luyện của từng học sinh dựa trên những tiêu chí về:

          +) Ý thức tham gia học tập, phát biểu bài trên lớp và hoàn thành bài tập về nhà;

          +) Ý thức chấp hành nội quy, quy chế, quy định trong nhà trường;

          +) Ý thức tham gia các hoạt động ngoại khóa, văn hóa, văn nghệ, thể thao, phòng chống tội phạm và các tệ nạn xã hội do nhà trường và địa phương tổ chức;

          +) Ý thức và kết quả tham gia công tác cán bộ lớp, các đoàn thể, tổ chức khác trong nhà trường

– Từ đó xét hạnh kiểm của từng học sinh trong lớp:

          +) Số học sinh đạt hạnh kiểm tốt: …

          +) Số học sinh đạt hạnh kiểm khá: …

          +) Số học sinh đạt hạnh kiểm trung bình: …

          +) Số học sinh đạt hạnh kiểm yếu: …

– Ý kiến của các thành viên trong lớp:

………………………………………………………………….

– Dựa trên học lực và hạnh kiểm đã xét ở trên giáo viên chủ nhiệm đưa ra những khen thưởng và phần quà cho những học sinh có kết quả học tập và hạnh kiểm tốt:

          Danh sách học sinh: +) ……………..

                                           +) …………….

– Dựa trên học lực và hạnh kiểm đã xét ở trên giáo viên chủ nhiệm phê bình và kỷ luật những học sinh có kết quả học tập và hạnh kiểm trung bình và yếu:

          Danh sách học sinh: +) ……………..

                                           +) …………….

Cuộc họp kết thúc vào lúc … giờ cùng ngày.

Thư ký đọc lại biên bản họp lớp cho tập thể lớp cùng nghe.

          CHỮ KÝ THƯ KÝ                                                   CHỮ KÝ CHỦ TỌA

Công văn nhắc nhở chậm tiến độ

Công văn nhắc nhở chậm tiến độ là văn bản mà đơn vị quản lý hoặc chủ đầu tư gửi tới đơn vị thi công, đơn vị trực tiếp thực hiện nhằm mục đích nhắc nhở đơn vị này trong việc tuân thủ thời gian đã cam kết. Công văn có thể bao gồm một số nội dung ghi nhận mức phạt hoặc chế tài nếu bên thi công vẫn tiếp tục vi phạm thời hạn.

Công văn nhắc nhở chậm tiến độ

BỘ CÔNG THƯƠNG
CÔNG TY……
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
ĐỘC LẬP-TỰ DO-HẠNH PHÚC
*********
Số…../20../CCNB
(V/v: Báo cáo tiến độ công việc của phòng kinh doanh)
Hà Nội, ngày……..tháng…năm 20…..

Kính gửi: Giám đốc kinh doanh -……………………….

Phòng kinh doanh công ty………………

  • Căn cứ theo quyết định ……/…../…… của T.Giám đốc  về định hướng phát triển doanh nghiệp trong kì 3 năm …….
  • Căn cứ theo báo cáo kinh doanh số …./……./CVNB-PKD tháng ….trong kỳ 3 năm …….của phòng kinh doanh

Hiện nay, ban lãnh đạo nhận thấy phòng kinh doanh nếu tiếp tục giữ tiến độ làm việc như tháng…….thì sẽ không đạt được kì vọng mà ban lãnh đạo đặt ra cho phòng kinh doanh trong kì 3 năm……, cụ thể là:

Tháng …đạt doanh thu:

Lượng data khách hàng:

Số lượng hợp đồng trong tháng đạt thỏa thuận:

Kỳ vọng trong quý 3 của công ty

Doanh thu:

Lượng data khách hàng:

Số lượng hợp đồng trong tháng đạt thỏa thuận:

* Đánh giá: Nếu vẫn như nguyên tiến độ như tháng …vừa rồi thì hết quý 3, công ty sẽ chỉ thu về:

Doanh thu:

Lượng data khách hàng:

Số lượng hợp đồng trong tháng đạt thỏa thuận:

Bởi vậy, ban lãnh đạo công ty đề nghị phòng kinh doanh đẩy nhanh thêm tiến độ từ tháng ……cho đến tháng …… để đạt được kì vọng quý 3 như công ty mong muốn.

Khi đạt được kì vọng như công ty mong muốn, phòng kinh doanh đã đạt đủ KPI trong quý 3 và sẽ được thưởng KPI theo đúng quyết định mà công ty đã đề ra.

Nơi nhận:

– Như trên;

T.GIÁM ĐỐC

(CHỮ KÝ VÀ ĐÓNG DẤU)

Mẫu hợp đồng thuê bằng bác sĩ

Mẫu hợp đồng thuê bằng bác sĩ, thuê bằng dược sĩ là thoả thuận giữa cá nhân sở hữu bằng cấp, chứng chỉ bác sĩ, dược sĩ và cơ sở, cá nhân có nhu cầu thuê bằng cấp chứng chỉ.

Theo quy định hiện nay, bằng cấp chứng chỉ là loại giấy tờ cấp cho cá nhân người đủ điều kiện, việc sử dụng, thuê lại bằng không phải thuộc cá nhân mình có thể phải chịu một số trách nhiệm pháp lý tương ứng. Biểu mẫu dưới đây chỉ nhằm tham khảo cho một số trường hợp đặc thù, các bên cần nắm rõ quy định và các trách nhiệm của mình trước khi ký kết dạng văn bản này.

Mẫu Hợp đồng thuê bằng bác sĩ

PHÒNG KHÁM…………CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
____________________  

….., ngày … tháng … năm …

HỢP ĐỒNG CỘNG TÁC
(V/v: thuê bằng có sử dụng hình ảnh)

Số: …. /….

  • Căn cứ Bộ luật Dân sự năm 2015;
  • Căn cứ khả năng và nhu cầu hai bên.

A/ BÊN A

PHÒNG KHÁM…………

– Địa chỉ:……………………………………………………………………………..

– Số điện thoại:……………………             Website:……………………………..

– Đại diện: Ông/Bà………………………….        Chức vụ:……………………..

– Số điện thoại:……………………………………………………………………..

– Số tài khoản:……………… Ngân hàng:……………  Chi nhánh:…………….

B/ BÊN B

BÁC SĨ………   Chuyên khoa:…………

Sinh ngày:…………………………          Quốc tịch:……………………………

– CMTND số:………………..  Nơi cấp:…………….. Ngày cấp:…………………..

– Hộ khẩu thường trú:………………………………………………………………..

– Nơi ở hiện nay:……………………………………………………………………..

– Số điện thoại:……………………………………………………………………….

– Số tài khoản:……………… Ngân hàng:……………  Chi nhánh:………………

Hai bên thống nhất thoả thuận và ký kết “Hợp đồng cộng tác về việc thuê bằng có sử dụng hình ảnh” (sau đây gọi chung là “Hợp đồng”) bao gồm những điều khoản sau:

ĐIỀU 1. NỘI DUNG THOẢ THUẬN

– Bên B sử dụng chứng chỉ hành nghề Bác sĩ căn cứ theo giấy phép số …….. do ….. cấp cho bên B ngày …….. làm cơ sở chuyên môn để bên A hoạt động kinh doanh phòng khám…………….. Đồng thời hai bên thoả thuận bên A được sử dụng hình ảnh của bên B trong quá trình kinh doanh, hoạt động của mình.

ĐIỀU 2. THỜI HẠN

– Thời gian cộng tác:…………………………………………………………….

– Trụ sở phòng khám:……………………………………………………………

– Bên B giao chứng chỉ hành nghề cho bên A vào ngày … tháng … năm … Hình ảnh bên A được sử dụng sẽ được hai bên thống nhất thoả thuận trước.

ĐIỀU 3. GIÁ TRỊ HỢP ĐỒNG VÀ THANH TOÁN

– Bên B cho bên A thuê bằng và mượn hình ảnh với chi phí:………………………

– Thời hạn thanh toán:………………………………………………………………..

– Bên A thanh toán cho bên B theo đợt thanh toán:……………

– Ngày thanh toán:…………………………………………………………………

– Phương thức thanh toán:…………………………………………………………

ĐIỀU 4. QUYỀN VÀ TRÁCH NHIỆM CÁC BÊN

4.1 Quyền và trách nhiệm bên A

– Đảm bảo quá trình hoạt động hành nghề của phòng khám tuân thủ đúng quy định của pháp luật;

– Bên A chịu hoàn toàn trách nhiệm nếu có vi phạm pháp luật và bị các cơ quan chức năng phát hiện xử lý;

– Sử dụng hình ảnh của bên B đúng mục đích như hai bên đã thoả thuận. Khi hết thời hạn hợp đồng, bên A không được tiếp tục sử dụng hình ảnh của bên B;

– Thực hiện thanh toán chi phí đầy đủ và đúng thời hạn;

– Thông báo cho bên B trước ……. khi hết hạn hợp đồng này nếu không tiếp tiếp tục tái ký hợp đồng, hoặc trong trường hợp bất khả kháng phải quyết định chấm dứt sử dụng chứng chỉ hành nghề sau khi đã có trao đổi với bên B.

– Khi chấm dứt hợp đồng thì phải chuẩn bị thủ tục bàn giao chứng chỉ hành nghề và các thủ tục cần thiết liên quan cho bên B trong vòng ……

4.2 Quyền và nghĩa vụ của bên B

– Được quyền thoả thuận với bên A các hình ảnh của mình phục vụ cho hoạt động kinh doanh phòng khám;

– Cung cấp bản sao chứng chỉ hành nghề bác sĩ còn hiệu lực và một số giấy tờ cá nhân khác để bên A thực hiện hoạt động kinh doanh phòng khám;

– Thực hiện gia hạn Chứng chỉ hành nghề khi hết hiệu lực;

– Đảm bảo tính pháp lý của chứng chỉ hành nghề cung cấp cho bên A;

– Thông báo cho bên A trước ….. trước khi hết hạn Hợp đồng cộng tác này nếu không tiếp tục tái ký hợp đồng;

– Bên B không chịu trách nhiệm có mặt thường xuyên tại phòng khám;

– Trong quá trình thực hiện hợp đồng, nếu bên A có bất kỳ hành vi nào vi phạm hợp đồng thì bên B có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng trước thời hạn;

– Trong quá trình công ty hoạt động bên A cần cung cấp cho bên B đầy đủ tài liệu, chứng từ liên quan, nguồn gốc của sản phẩm mà bên A kinh doanh. Nếu bên B phát hiện bên A kinh doanh những sản phẩm vi phạm pháp luật thì bên B có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng.

ĐIỀU 5. BẢO MẬT THÔNG TIN

Hai bên có trách nhiệm bảo mật thông tin các điều khoản quy định trong Hợp đồng này, không được tiết lộ cho bên thứ ba biết. Trường hợp tiết lộ thông tin gây ra thiệt hại thì bên vi phạm phải bồi thường thiệt hại trực tiếp gây ra bởi hành vi vi phạm cho bên bị vi phạm.

ĐIỀU 6. ĐIỀU KHOẢN BỔ SUNG

  • Hai bên cam kết thi hành trung thực, nghiêm túc, đúng và đầy đủ các quyền và nghĩa vụ của mình cũng như các điều khoản khác quy định trong Hợp đồng.
  • Mọi thay đổi, bổ sung các điều khoản của hợp đồng chỉ có giá trị khi có sự chấp thuận bằng văn bản của hai bên.
  • Trong quá trình thực hiện hợp đồng, nếu có vướng mắc phát sinh hoặc có tranh chấp xảy ra, hai bên sẽ ưu tiên tiến hành giải quyết thông qua thương lượng và hoà giải. Trường hợp không thể thương lượng, hai bên sẽ giải quyết thông qua hình thức giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài. Cơ quan trọng tài giải quyết sẽ do hai bên thoả thuận lựa chọn sau khi xảy ra tranh chấp.

Hợp đồng có hiệu lực từ ngày … tháng … năm … đến ngày … tháng … năm …

– Hợp đồng được lập thành …. bản, mỗi bên giữ ……bản có giá trị pháp lý tương đương nhau.

BÊN A
(ký và ghi rõ họ tên)
BÊN B
(ký và ghi rõ họ tên)

Hợp đồng hợp tác truyền thông

Hợp đồng hợp tác truyền thông là văn bản thoả thuận giữa các bên có nhu cầu hợp tác, kết hợp với nhau trong lĩnh vực truyền thông, marketing, trực tuyến hay mạng xã hội nhắm tới một mục đích cụ thể cho nhận diện thương hiệu hoặc tăng tính phổ biến của hình ảnh cá nhân.

Hợp đồng hợp tác truyền thông hiện nay là dạng hợp đồng gặp rất nhiều mâu thuẫn và tranh chấp, các bên cần lưu ý khi thoả thuận dạng hợp đồng này.

Mẫu Hợp đồng hợp tác truyền thông

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do- Hạnh phúc

­­­Hà Nội, ngày 23 tháng 07 năm 2020

HỢP ĐỒNG HỢP TÁC TRUYỀN THÔNG

Số:24/2020/HĐDV

  • Căn cứ bộ luật dân sự 2015;
  • Căn cứ Luật báo chí 2016;
  • Căn cứ nghị định 150/2018/NĐ-CP của Chính phủ về việc sửa đổi một số Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh và thủ tục hành chính trong lĩnh vực thông tin và truyền thông;
  • Căn cứ vào nhu cầu và khả năng của hai bên.

Hôm nay, ngày 23 tháng 07 năm 2020. Chúng tôi gồm có:

BÊN THUÊ DỊCH VỤ (Sau đây gọi tắt là bên A):

Địa chỉ:……………………..

Điện thoại:…………………..

Mã số thuế:…………………..

Đại diện :………………………Chức vụ:……………….

Số tài khoản:………………………Tại ngân hàng:……………….Chi nhánh:……

Căn cứ đại diện:………………………

BÊN NHẬN DỊCH VỤ (Sau đây gọi tắt là bên B):

Địa chỉ:………………………………..

Điện thoại:……………………………..

Đại diện:……………………..Chức vụ:……………

Căn cứ đại diện:……………………………

Số tài khoản:………………Tại ngân hàng:…………… Chi nhánh:………….

Điều 1: Phạm vi hợp đồng

Bên B sẽ thực hiện các hoạt động mang tính truyền thông cho bên A từ ngày…./…/… đến hết ngày …/…/… trong phạm vi các hoạt động mà bên A yêu cầu.

Điều 2: Tiêu chuẩn công việc

Đối với từng công việc cụ thể, bên B sẽ phải thực hiện theo những tiêu chí sau:

– Viết báo, đăng tải các thông tin lên trang web của bên B: Nội dung thông tin đăng tải phải chính xác, đầy đủ, rõ ràng, có sức thu hút người đọc. Thông tin phải được chắt lọc cho hợp lý, cập nhật kịp thời với tình hình của bên A.

– Bên B tạo ra chương trình nhằm mục đích truyền thông cho bên A phải đảm bảo được tính cạnh tranh với những chương trình truyền thông của các công ty khác.

– Các thông tin bên B đăng tải phải đảm bảo không chứa nội dung đối nghịch với lợi ích của bên A.

– Những thông tin bên B đăng tải về bên A phải đảm bảo tính riêng biệt, độc quyền; không chia sẻ với bên thứ ba khác không có thẩm quyền tiếp nhận.

– Bên B sẽ chỉ viết báo, đăng tải những thông tin trong giới hạn cho phép của bên A.

– Mức độ đăng tải và nội dung thông tin không được ảnh hưởng tới sự lành mạnh của môi trường sản xuất kinh doanh và thị trường tiêu dùng.

Điều 3: Mô tả công việc

3.1. Các công việc thực hiện

– Bên B cung cấp cho bên A các giấy tờ chứng minh đủ điều kiện để thực hiện công việc truyền thông.

– Hai bên thống nhất với nhau về bản kế hoạch truyền thông.

– Thời gian thực hiện công việc: Từ ngày…/…/… đến hết ngày …/…/…

– Phương thức tiếp nhận thông tin: Bên A sẽ gửi thông tin yêu cầu truyền thông bằng văn bản cho công ty B, dựa vào những thông tin đó, bên B sẽ sắp xếp và đăng tải các bài viết một cách phù hợp, đầy đủ và chính xác theo yêu cầu của bên A.

– Thời gian hoàn thành việc đăng tải truyền thông: Tối đa là 01 giờ kể từ khi bên A gửi thông tin cho bên B. Đối với các bài viết báo, thông tin phải được viết thành bài và xuất bản ngay trong ngày hôm sau tính từ thời điểm bên A gửi thông tin.

– Các bài viết của bên B sẽ được bên A kiểm duyệt trước khi đăng tải hoặc xuất bản.

– Bên B sẽ chịu trách nhiệm trước bên A với những thông tin mà mình đăng tải hoặc xuất bản.

– Nếu xảy ra thiệt hại do những thông tin bên B đăng tải, xác định lỗi của bên nào thì bên đó phải chịu trách nhiệm.

– Trường hợp thông tin bên A cung cấp cho bên B bị các kênh truyền thông khác đăng tải sai sự thật, bên B có trách nhiệm đăng tải các thông tin chính xác để chứng minh tính đúng đắn của thông tin ban đầu.

3.2. Mục đích công việc

– Bên A được giới thiệu, quảng bá về những thành tựu, kết quả và sản phẩm của mình trên các ấn phẩm báo chí, bài đăng trên web của bên B.

– Bên A sẽ được bảo trợ, hỗ trợ thông tin từ phía bên B.

– Bên A qua đó được tiếp cận với đông đảo công chúng,  khẳng định được vị thế, vai trò và thương hiệu của mình.

– Bên B kết nối thêm được nhiều đối tượng công chúng ở nhiều địa bàn, nhiều lĩnh vực, phạm vi khác nhau.

– Không những vậy, bằng việc ký kết hợp tác tuyên truyền với các đối tác, bên B cũng được hỗ trợ một nguồn kinh phí nhất định để góp phần đầu tư, đổi mới, hiện đại hóa cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật làm báo và có thêm nguồn bổ sung vào quỹ phúc lợi chung của cơ quan.

Điều 4: Cam kết

4.1. Cam kết của bên A

– Cam kết tính trung thực, chính xác của những thông tin mà bên A đã đưa ra trong Hợp đồng này và đảm bảo sẽ chịu trách nhiệm hoàn toàn đối với những sự việc phát sinh từ tính trung thực, chính xác của những thông tin này.

– Nội dung bên A yêu cầu bên B thực hiện truyền thông phải hợp pháp, lành mạnh, chính xác với thực tế, không mang tính xúc phạm, tổn hại tới các thương hiệu, doanh nghiệp khác.

– Chịu trách nhiệm hoàn toàn nếu như thông tin cung cấp cho bên B được bên B đăng tải chính xác, phù hợp với yêu cầu ban đầu của bên A nhưng gây thiệt hại.

4.2. Cam kết của bên B

– Cam kết tính trung thực, chính xác của những thông tin mà bên B đã đưa ra trong Hợp đồng này và đảm bảo sẽ chịu trách nhiệm hoàn toàn đối với những sự việc phát sinh từ tính trung thực, chính xác của những thông tin này.

– Chỉ đăng tải những thông tin trong phạm vi thông tin bên A cho phép với nội dung lành mạnh, hợp pháp, chính xác.

– Chịu trách nhiệm hoàn toàn nếu thông tin đăng tải sai lệch với thông tin ban đầu từ phía bên A dẫn tới gây ra thiệt hại.

– Không tiết lộ những thông tin bảo mật ( nếu có) của công ty A cho một bên thứ ba khác khi chưa được sự cho phép của công ty A.

Điều 5: Rủi ro

– Trường hợp có thiệt hại xảy ra từ những thông tin trên các bài viết của bên B, hai bên thực hiện theo đúng cam kết tại Điều 4 Hợp đồng này.

– Nếu thông tin đăng tải bị chậm trễ hoặc sau khi bên A kiểm duyệt đã thông qua nhưng tại thời điểm đăng tải xảy ra sai sót do lỗi bên B dẫn tới có thiệt hại xảy ra thì bên B phải chịu hoàn toàn trách nhiệm.

Điều 6: Thanh toán

– Bên B sẽ phải thanh toán cho bên A đầy đủ số tiền là:……………… VNĐ (Bằng chữ:……………….)

– Chi phí trên bao gồm:………….. ………………………………..

– Chi phí trên không bao gồm: …………………………………………

– Hình thức thanh toán: Tiền mặt hoặc chuyển khoản

Bên B sẽ trả trực tiếp cho ông/bà:…………………………………….

Số điện thoại:………………………………..

Số chứng minh nhân dân:…………………………..

Hoặc bên B sẽ chuyển khoản theo thông tin:

Số tài khoản: ……………………

Tại Ngân hàng:……………………… Chi nhánh:………………………

Và có biên lai xác nhận.

– Việc thanh toán của bên B sẽ được hoàn thành theo chu kì hàng tháng, cụ thể là thanh toán vào ngày 27 ( dương lịch) hàng tháng.

– Các chi phí phát sinh thêm ngoài hợp đồng sẽ do hai bên tự thoả thuận.

Điều 7: Quyền lợi và nghĩa vụ bên A

– Được  nhận đầy đủ thông tin cụ thể, chi tiết về bản kế hoạch truyền thông từ phía bên B.

– Được hỗ trợ, bảo trợ thông tin từ phía bên B.

– Đảm bảo độ xác thực của các thông tin gửi cho bên B.

– Tạo mọi điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện truyền thông của bên B.

– Thanh toán đầy đủ và đúng thời hạn cho bên B theo nhu quy định tại Điều 6 Hợp đồng  này.

– Các quyền, nghĩa vụ khác quy định tại Hợp đồng này và quy định pháp luật.

Điều 8: Quyền lợi và nghĩa vụ bên B

Được bên A hỗ trợ chi phí và tạo điều kiện cho các hoạt động truyền thông.

– Được từ chối đăng tải nếu như thông tin đó sai lệch thực tế hoặc gây ảnh hưởng tới lợi ích phát triển lành mạnh chung của thị trường.

– Được bên A thanh toán đầy đủ và đúng thời hạn như theo quy định tại Điều 6 Hợp đồng này.

– Đảm bảo xuất bản, đăng tải đúng và đầy đủ các thông tin từ phía bên A.

– Các quyền, nghĩa vụ khác quy định tại Hợp đồng này và quy định pháp luật.

Điều 9: Phạt vi phạm

– Nếu bên thuê dịch vụ vi phạm các quyền và nghĩa vụ quy định tại Hợp đồng này thì sẽ bị phạt số tiền là …. tổng giá trị Hợp đồng cho 01 ngày vi phạm.

– Nếu bên nhận thuê dịch vụ vi phạm các quyền và nghĩa vụ quy định tại Hợp đồng này thì sẽ bị phạt số tiền là …. tổng giá trị Hợp đồng cho 01 ngày vi phạm.

Điều 10: Bồi thường thiệt hại

– Trường hợp có sự sai lệch các thông tin từ phía bên A làm thiệt hại xảy ra thì bên A phải chịu hoàn toàn trách nhiệm bồi thường cho người bị thiệt hại. Đồng thời, bên A cũng phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho uy tín của bên B do đăng tải thông tin sai lệch.

– Trường hợp bên B đăng tải đúng thông tin bên A cung cấp, thông tin bên A cũng xác thực tại thời điểm bên B tiếp nhận, nhưng sau đó lại gây ra thiệt hại thì hai bên thực hiện theo cam kết tại Điều 4.

– Nếu thông tin bên B đăng tải chậm trễ gây thiệt hại cho công ty A thì bên B phải chịu bồi thường với mức … giá trị Hợp đồng này.

– Trường hợp xảy ra sự kiện bất khả kháng gây trở ngại hoặc thiệt hại trong quá trình thực hiện hợp đồng, hai bên có trách nhiệm khắc phục và tiếp tục thực hiện hợp đồng khi sự kiện hoặc hậu quả của sự kiện bất khả kháng chấm dứt.

Điều 11: Giải quyết tranh chấp

Trong quá trình thực hiện Hợp đồng này nếu xảy ra bất kỳ sự bất đồng nào, bên nảy sinh bất đồng sẽ thông báo cho bên kia bằng văn bản. Hai bên sẽ thương lượng để giải quyết các bất đồng đó. Trường hợp các bên không tự thương lượng được thì sự việc sẽ được đưa ra giải quyết theo quy định của pháp luật.

Điều 12: Chấm dứt hợp đồng

12.1. Hợp đồng này sẽ được chấm dứt trong các trường hợp sau:

– Khi các bên thực hiện xong các quyền và nghĩa vụ quy định trong Hợp đồng này.

– Khi một bên vi phạm hợp đồng dẫn đến Hợp đồng không thể thực hiện được thì phía bên kia có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng.

– Hợp đồng có thể được chấm dứt do sự thỏa thuận của các bên.

– Một bên có hành vi vi phạm nghĩa vụ……….. được ghi nhận trong Hợp đồng này và bên bị vi phạm có yêu cầu chấm dứt thực hiện hợp đồng.

12.2. Lý do khách quan chấm dứt Hợp đồng

– Trường hợp có dịch bệnh gây cản trở mọi hoạt động xã hội trong khoảng thời gian dài tối thiểu …. ngày.

– Quy định pháp luật ban hành có điều cấm liên quan tới việc thực hiện Hợp đồng này.

Điều 13: Hiệu lực hợp đồng

Hợp đồng này có hiệu lực từ ngày …… tháng ….. năm …… đến ngày …… tháng ….. năm ………

Hai bên sẽ tổ chức họp và lập biên bản thanh lý hợp đồng này sau khi hết hiệu lực không quá 10 ngày. Bên ……….. có trách nhiệm tổ chức và chuẩn bị thời gian địa điểm thanh lý.

Hợp đồng này được làm thành …………… bản, có giá trị như nhau. Mỗi bên giữ ……… bản.

Ký tên A                                                                       Ký tên B

Hợp đồng sử dụng tác phẩm âm nhạc

Hợp đồng sử dụng tác phẩm âm nhạc, sử dụng bài hát có bản quyền theo lần hoặc theo thời gian nhất định. Quyền tác giả là một trong những quyền sở hữu công nghiệp được bảo vệ tại Việt Nam theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ. Các bài hát khi được sáng tác dưới bất kỳ hình thức nào sẽ được công nhận quyền tác giả ngay lập tức, tuy nhiên trong thực tế tác giả sẽ cần phải chứng minh được điều này bằng các bản thảo, ghi chép, nhân chứng hay sự thừa nhận của cộng đồng. Tác giả có toàn quyền bán, trao đổi, chuyển nhượng hay chỉ định các cá nhân, tổ chức có thể sử dụng tác phẩm âm nhạc của mình để khai thác lợi nhuận. Khi các ca sĩ, nhạc sĩ muốn thể hiện bài hát trên sẽ cần liên hệ trực tiếp với tác giả hoặc sẽ cần làm việc với cá nhân, đơn vị, công ty đang có quyền sử dụng bài hát này trên thị trường, không giới hạn trong nước hay nước ngoài.

Hợp đồng sử dụng tác phẩm âm nhạc là một dạng hợp đồng khó, bao gồm nhiều điều khoản đặc biệt chỉ được sử dụng trong lĩnh vực biểu diễn. Biểu mẫu chúng tôi cũng cấp dưới đây chỉ là dự thảo chung nhất, các bổ sung về hình thức, nội dung là cần thiết để phù hợp cho từng trường hợp riêng biệt. Nếu gặp khó khăn, các bạn vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191 để được chúng tôi hướng dẫn và giải đáp.

Mẫu Hợp đồng sử dụng tác phẩm âm nhạc

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

………, ngày…tháng…năm…..

HỢP ĐỒNG SỬ DỤNG TÁC PHẨM ÂM NHẠC

Căn cứ vào:

  • Bộ Luật Dân sự số 91/2014/QH13 ngày 24/11/2015 của Quốc hội nước CHXHCNVN;
  • Luật Sở hữu trí tuệ số 50/2005/QH11 ngày 29/11/2005 của Quốc Hội nước CHXHCNVN, sửa đổi bổ sung năm 2009;
  • Nghị định100/NĐ-CP ngày 21/9/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Dân sự, luật Sở hữu trí tuệ về quyền tác giả và quyền liên quan;
  • Các văn bản pháp luật khác có liên quan;
  • Khả năng và nhu cầu của các Bên;

Hôm nay, vào lúc ….giờ ngày…tháng…năm……., tại …………………………, chúng tôi gồm:

BÊN A (Bên cho phép sử dụng tác phẩm):

Họ và tên: 
Ngày sinh: 
CMND/CCCD: 
Ngày cấp:Nơi cấp:
Số điện thoại: 
Địa chỉ thường trú: 
Nơi ở hiện tại: 

BÊN B (Bên sử dụng tác phẩm):

Họ và tên: 
Ngày sinh: 
CMND/CCCD: 
Ngày cấp:Nơi cấp:
Số điện thoại: 
Địa chỉ thường trú: 
Nơi ở hiện tại: 

Hai Bên thỏa thuận và thống nhất ký kết “Hợp đồng sử dụng tác phẩm âm nhạc” (Sau đây gọi là “Hợp đồng”) với các điều kiện và điều khoản như sau:

ĐIỀU 1: ĐỐI TƯỢNG CỦA HỢP ĐỒNG

1.1. Bên A đồng ý cho Bên B sử dụng các tác phẩm âm nhạc gồm bản nhạc và lời của các bài hát được pháp luật bảo hộ và nằm trong kho tác phẩm của Bên A (sau đây gọi tắt là “Tác phẩm”) để trình diễn trong các chương trình biểu diễn nghệ thuật.

1.2. Các Tác phẩm được thỏa thuận bao gồm:

ĐIỀU 2: PHẠM VI CỦA HỢP ĐỒNG

2.1. Theo hợp đồng này, Bên B được phép sử dụng quyền tác giả trong lĩnh vực biểu diễn trước công chúng theo quy định tại điểm b khoản 1 điều 20 Luật sở hữu trí tuệ (không bao gồm các quyền liên quan của người biểu diễn, của nhà sản xuất bản ghi âm…).

2.2. Việc sử dụng các tác phẩm ngoài quy định tại Điều 1 của hợp đồng thì phải thông báo bằng văn bản trước ít nhất là 06 ngày cho Bên A biết và chỉ được thực hiện khi có sự đồng ý bằng văn bản của Bên A.

2.3. Bên B chỉ được quyền sử dụng các tác phẩm theo nội dung cấp phép của Hợp đồng này khi đã hoàn tất thủ tục thanh toán và được Bên A cấp giấy chứng nhận.

2.4. Trong quá trình thực hiện hợp đồng Bên B không được phép chuyển giao quyền tác giả này cho bất kỳ một Bên thứ ba (cá nhân hoặc tổ chức) nào khác.

ĐIỀU 3: THỜI GIAN THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG

Thời gian thực hiện hợp đồng là ….năm, kể từ ngày…tháng…năm……đến hết ngày…tháng….năm……..

ĐIỀU 4: GIÁ TRỊ VÀ THANH TOÁN

4.1. Giá trị hợp đồng căn cứ  theo thỏa thuận của các Bên là:

– Đơn giá của một Tác phẩm chưa bao gồm thuế VAT là: ………………………………

– Tổng giá trị hợp đồng bao gồm thuế VAT là: ………………………………………….

4.2. Phương thức thanh toán

– Bên B sẽ thanh toán 1 lần trong vòng …ngày kể từ ngày Hợp đồng có hiệu lực. Trong trường hợp Bên B chậm thanh toán, Bên B phải bồi thường cho Bên A một số tiền bằng lãi suất Ngân hàng ……………………… của phần giá trị chậm thanh toán tính trên số ngày chậm thanh toán.

– Hình thức thanh toán: Chuyển khoản, phí chuyển khoản do Bên B chịu.

– Thông tin thanh toán:

ĐIỀU 5: QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA BÊN A

5.1.Yêu cầu Bên B thực hiện thanh toán theo quy định tại Điều 4 hợp đồng này.

5.2. Được quyền huỷ bỏ hoặc đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại (nếu có) khi Bên B vi phạm các điều khoản tại hợp đồng này, và các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.

5.3. Đảm bảo về tính hợp pháp về quyền sử dụng các tác phẩm cho Bên B. Trong trường hợp có khiếu kiện thì Bên A phải có trách nhiệm bảo vệ quyền lợi cho Bên B.

5.4. Chịu trách nhiệm các vấn đề liên quan đến việc trả tiền nhuận bút sử dụng tác phẩm âm nhạc cho các tác giả, chủ sở hữu tác phẩm được sử dụng trong hợp đồng này.

5.5. Cấp giấy chứng nhận thực hiện nghĩa vụ bản quyền tác giả cho Bên B.

5.6. Xuất hoá đơn, chứng từ hợp lệ theo qui định của Bộ tài chính cho Bên B.

ĐIỀU 6: QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA BÊN B

6.1. Được sử dụng các tác phẩm như nêu tại Điều 1, Điều 2 hợp đồng này.

6.2. Nêu tên tác giả (hoặc bút danh) của tác giả nhạc và tác giả lời khi sử dụng tác phẩm.

6.3. Đảm bảo sự toàn vẹn của các tác phẩm, không được sửa đổi phần lời và phần nhạc của tác phẩm mà việc sửa đổi đó làm ảnh hưởng đến các quyền nhân thân của tác giả.

6.4. Thực hiện nghĩa vụ thanh toán theo qui định của hợp đồng.

6.5. Không được chuyển giao các tác phẩm đó cho cá nhân, tổ chức khác sử dụng, trừ trường hợp hai Bên có thoả thuận khác.

6.6. Thực hiện việc kê khai danh mục tác phẩm sử dụng 6 tháng một lần theo biểu mẫu do Bên A cấp.

6.7. Bồi thường thiệt hại từ việc vi phạm hợp đồng cho Bên A (nếu có).

ĐIỀU 7: THỎA THUẬN THÊM

7.1. Trong thời gian có hiệu lực của hợp đồng này nếu có bất cứ giới hạn và/hoặc quyền mở rộng phạm vi sử dụng các tác phẩm âm nhạc trong kho tác phẩm của bên A, bên A sẽ thông báo bằng văn bản cho bên B chậm nhất 30 ngày kể từ ngày phát sinh.

7.2. Việc ký hợp đồng với bên B không làm hạn chế quyền ký hợp đồng của bên A với bên thứ ba.

ĐIỀU 8: CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG

8.1. Hợp đồng chấm dứt do bên B bị giải thể, phá sản, bị tịch thu giấy phép hoạt động theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì toàn bộ số tiền bên B đã thanh toán cho bên A sẽ không được hoàn trả lại. Hợp đồng này sẽ tự động chấm dứt hiệu lực thi hành.

8.2. Trong bất kỳ trường hợp nào nếu bên B muốn chấm dứt hợp đồng thì ngoài việc bị nộp phạt vi phạm hợp đồng, bên B sẽ không được hoàn lại khoản tiền đã thanh toán.

8.3. Khi một bên vi phạm hợp đồng, hai bên đã cố gắng giải quyết nhưng Hợp đồng trên thực tế vẫn không thể tiếp tục thực hiện được thì phía bên kia có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng.  Các bên sẽ hoàn thành các quyền, nghĩa vụ của mình tính tới thời điểm Hợp đồng này chấm dứt.

8.4. Hợp đồng có thể được chấm dứt do sự thỏa thuận của các bên bằng văn bản.

ĐIỀU 9: PHẠT VI PHẠM VÀ BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI

9.1. Phạt vi phạm hợp đồng

Bên nào thực hiện không đúng nghĩa vụ được nêu tại Điều 5, 6 Hợp đồng này phải bồi thường cho Bên kia một khoản tiền bằng …% giá trị Hợp đồng.

9.2. Bồi thường thiệt hại

– Trong trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng, Bên nào muốn chấm dứt hợp đồng phải bồi thường thiệt hại cho Bên kia.

– Trường hợp xảy ra sự kiện bất khả kháng gây trở ngại hoặc thiệt hại trong quá trình thực hiện hợp đồng, hai Bên có trách nhiệm ngay lập tức khắc phục và tiếp tục thực hiện hợp đồng.

– Mức bồi thường thiệt hại: Hai Bên sẽ thoả thuận tại thời điểm xảy ra thiệt hại đó.

ĐIỀU 10: GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP

Trong quá trình thực hiện nếu có gì vướng mắc, phát sinh tranh chấp, hai Bên sẽ tự thương lượng, giải quyết trên tinh thần hợp tác, thiện chí. Nếu không thương lượng được, các Bên có quyền yêu cầu Tòa án nhân dân cấp có thẩm quyền giải quyết theo quy định của pháp luật.

ĐIỀU 11: ĐIỀU KHOẢN CUỐI CÙNG

11.1.Hai Bên cam kết thực hiện đúng và đủ những điều khoản đã thoả thuận trong Hợp đồng và Phụ lục Hợp đồng, không được đơn phương thay đổi hoặc huỷ bỏ Hợp đồng. Mọi thay đổi của Hợp đồng phải được thống nhất bằng văn bản có xác nhận của hai bên.

11.2. Hợp đồng có hiệu lực từ ngày ký đến ngày …/…/……

11.3.Hai bên đã hiểu rõ quyền, nghĩa vụ, lợi ích hợp pháp của mình và hậu quả pháp lý của việc giao kết Hợp đồng này. Hai bên tự đọc lại và nghe đọc lại, hoàn toàn nhất trí với nội dung của Hợp đồng và cùng ký tên dưới đây để làm bằng chứng.

11.4.Hợp đồng gồm … (……) trang, có 11 (Mười một) điều, được lập thành 02 (hai) bản có giá trị pháp lý như nhau, Bên A giữ 01 (một) bản, Bên B giữ 01 (một) bản./

BÊN A
(Ký và ghi rõ họ tên)
BÊN B
(Ký và ghi rõ họ tên)

Hợp đồng thuê dàn dựng biên đạo chương trình văn nghệ

Hợp đồng thuê dàn dựng biên đạo chương trình văn nghệ, Hợp đồng thuê đạo diễn, chỉ đạo chương trình, sự kiện.

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do- Hạnh phúc

­­­Hà Nội, ngày 22 tháng 07 năm 2020

HỢP ĐỒNG THUÊ DÀN DỰNG BIÊN ĐẠO

Số: 24/2020/HĐDV

  • Căn cứ Bộ luật dân sự 2015;
  • Căn cứ Nghị định số 15/2016/NĐ-CP về Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 79/2012/NĐ-CP quy định về biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang, thi người đẹp và người mẫu; lưu hành, kinh doanh bản ghi âm, ghi hình ca múa nhạc, sân khấu;
  • Căn cứ vào nhu cầu và khả năng của hai bên.

Hôm nay, ngày 22 tháng 07 năm 2020. Chúng tôi gồm có:

BÊN THUÊ DỊCH VỤ (Sau đây gọi tắt là bên A):

Địa chỉ:……………………..

Điện thoại:…………………..

Mã số thuế:…………………..

Đại diện :………………………Chức vụ:……………….

Số tài khoản:………………………Tại ngân hàng:……………….Chi nhánh:……

Căn cứ đại diện:………………………

BÊN NHẬN DỊCH VỤ (Sau đây gọi tắt là bên B):

Địa chỉ:………………………………..

Điện thoại:……………………………..

Đại diện:……………………..Chức vụ:……………

Căn cứ đại diện:……………………………

Số tài khoản:………………Tại ngân hàng:…………… Chi nhánh:………….

Hai bên cùng thỏa thuận ký hợp đồng số 24/2020/HĐDVvới những nội dung sau:

Điều 1: Phạm vi công việc

Bên B dàn dựng tiết mục mở màn, sắp xếp trình tự và dàn dựng tiết mục kết thúc cho chương trình văn nghệ “Dream” cho bên A tại địa chỉ ……………….

Điều 2: Tiêu chuẩn dịch vụ

– Chương trình phải đảm bảo được mở đầu, kết thúc trọn vẹn và diễn ra nhịp nhàng, phù hợp với yêu cầu của bên A.

– Người được giao thực hiện dẫn chương trình phải đảm bảo tính chuyên nghiệp, ngoại hình ưa nhìn, giọng nói hay, rõ ràng, diễn đạt lưu loát, có phong thái tự tin và thu hút mọi người.

– Các tiết mục văn nghệ phải được chuẩn bị kĩ lưỡng từ hình thức cho đến nội dung, phù hợp với yêu cầu của bên A, đảm bảo tính an toàn và không trái với thuần phong mĩ tục, đạo đức xã hội.

– Trang phục bên B chuẩn bị cho các phần của chương trình phải phù hợp với yêu cầu bên A nhưng không trái với thuần phong mĩ tục, đạo đức xã hội.

– Các hiệu ứng ánh sáng, âm thanh, âm nhạc sẽ do bên B chuẩn bị và được sự đồng ý thông qua từ phía bên A.

– Phải có những phương án dự phòng sẵn sàng cho chương trình trong trường hợp gặp sự cố lúc biểu diễn.

– Kế hoạch dàn dựng, biên đạo chương trình văn nghệ kéo dài trong khoảng thời gian từ …giờ…phút ngày …/…/… đến …giờ…phút ngày…/…/….

Điều 3: Mô tả công việc

– Thời gian: Từ … giờ… phút ngày…/…/… đến … giờ….phút ngày….

– Địa điểm: Tại …………

– Bên A cung cấp cho bên B thông tin về chương trình văn nghệ, bao gồm: Nội dung muốn hướng tới, thời lượng chương trình dự kiến, số lượng và độ tuổi khán giả dự kiến, thời gian diễn ra chương trình.

– Bên B gửi cho bên A bản kế hoạch dàn dựng biên đạo chương trình văn nghệ cụ thể, chi tiết theo yêu cầu của bên A.

– Thời gian chạy thử chương trình : dự kiến ngày … . / …/ 2020

– Thời gian biểu diễn : dự kiến từ … giờ đến … giờ, ngày … tháng … năm …..

– Sau khi nhận được sự đồng thuận từ phía bên A, hai bên tiến hành chạy thử chương trình và biểu diễn theo đúng thời gian thoả thuận,

– Bên B phải chuẩn bị đầy đủ váy, áo, trang phục và đạo cụ phù hợp cho các tiết mục biểu diễn.

– Các chi phí phát sinh ngoài hợp đồng sẽ do hai bên tự thoả thuận.

– Việc di chuyển phục vụ công việc sẽ do bên B tự chịu trách nhiệm và chi trả.

– Trong quá trình biểu diễn, nếu có sự cố xảy ra, bên B có trách nhiệm xử lý khắc phục kịp thời bằng các phương án dự phòng đã định trước cùng với sự phối hợp từ bên A.

– Bên B phải đảm bảo chất lượng nghệ thuật của tiết mục, không được để xảy ra bất cứ sai sót nào về thời gian, phục trang, biểu diễn, cũng như các vấn đề khác nảy sinh. Bên A sẽ không chịu bất cứ trách nhiệm nào về các sai sót thuộc về bên B.

Điều 4: Cam kết

4.1. Cam kết bên A

– Cam kết tính trung thực, chính xác của những thông tin mà bên A đã đưa ra và đảm bảo sẽ chịu trách nhiệm hoàn toàn đối với những sự việc phát sinh từ tính trung thực, chính xác của những thông tin này.

– Không làm xáo trộn chương trình khi biểu diễn sau khi đã đồng ý thông qua bản kế hoạch dàn dựng biên đạo của bên B.

4.2. Cam kết bên B

– Cam kết tính trung thực, chính xác của những thông tin mà bên B đã đưa ra và đảm bảo sẽ chịu trách nhiệm hoàn toàn đối với những sự việc phát sinh từ tính trung thực, chính xác của những thông tin này.

– Cam kết thực hiện đúng và đầy đủ các công việc của mình như quy định tại Điều 3 Hợp đồng này.

– Đảm bảo chất lượng của các tiết mục văn nghệ, các nhân viên thực hiện, trang phục, đạo cụ, âm thanh ánh sáng, âm nhạc trong quá trình biểu diễn.

Điều 5: Rủi ro

– Trong trường hợp xảy ra sự cố, lỗi của bên nào thì bên đó phải chịu hoàn toàn trách nhiệm.

– Trường hợp bên B trong quá trình biểu diễn xảy ra tai nạn ngoài ý muốn thì hai bên sẽ chia đều trách nhiệm bồi thường cho người bị thiệt hại.

– Nếu chương trình bắt đầu và kết thúc chênh lệch quá thời gian dự kiến ban đầu là 01 giờ thì bên B sẽ phải chịu bồi tiền cho bên A một khoản tiền tương đương với … giá trị Hợp đồng này.

Điều 6: Đặt cọc

– Trong thời gian từ ngày…/…./…… đến hết ngày…./…./……., bên A có trách nhiệm giao cho bên B số tiền là………………..VNĐ (Bằng chữ:…………….. Việt Nam Đồng) để bảo đảm cho việc bên A sẽ thực hiện nghĩa vụ thanh toán theo đúng nội dung thỏa thuận tại Hợp đồng này cho bên B khi bên B hoàn thành công việc đã được xác định tại Điều 1 Hợp đồng này.

– Trong trường hợp bên B đã hoàn thành đúng nghĩa vụ của mình mà bên A không thực hiện nghĩa vụ theo thỏa thuận tại Hợp đồng này, bên B có quyền nhận số tiền trên (cụ thể là……………. VNĐ) để…………….

– Trong trường hợp bên B không thực hiện đúng nghĩa vụ thì bên B có trách nhiệm trả lại số tiền trên cho bên A và phải chịu trả thêm một khoản tiền tương đương cho bên A.

– Trong trường hợp các bên thực hiện đúng nghĩa vụ của bản thân, bên A có quyền dùng số tiền này để trừ vào nghĩa vụ thanh toán của mình.

– Trong trường hợp việc không thực hiện được Hợp đồng này là do lỗi của cả hai bên, số tiền trên sẽ được giải quyết như sau:………………………………..

Điều 7: Thanh toán

– Bên B sẽ phải thanh toán cho bên A đầy đủ số tiền là:……………… VNĐ (Bằng chữ:……………….)

– Chi phí trên bao gồm:  lên kế hoạch dàn dựng, thiết kế, các tiết mục văn nghệ, thiết bị hỗ trợ âm thanh ánh sáng, âm nhạc, chi phí chạy thử chương trình.

– Chi phí trên không bao gồm tiền cọc .

– Các chi phí phát sinh thêm trong quá trình thực hiện và sau khi đã hoàn thành sẽ do hai bên tự thoả thuận.

–  Hình thức thanh toán: Tiền mặt hoặc chuyển khoản

Bên B sẽ trả trực tiếp cho ông/bà:…………………………………….

Số điện thoại:………………………………..

Số chứng minh nhân dân:…………………………..

Hoặc bên B sẽ chuyển khoản theo thông tin:

Số tài khoản: ……………………

Tại Ngân hàng:……………………… Chi nhánh:………………………

Và có biên lai xác nhận.

– Việc thanh toán của bên B sẽ được hoàn thành trong một đợt, thời hạn tối đa cho việc chi trả sau khi kết thúc công việc là 01 ngày.

– Các chi phí phát sinh thêm ngoài hợp đồng sẽ do hai bên tự thoả thuận.

Điều 8: Quyền lợi và nghĩa vụ bên A

– Được nhận đầy đủ thông tin cụ thể, chi tiết về bản kế hoạch dàn dựng biên đạo chương trình từ phía bên B.

– Được thay đổi, bổ sung kế hoạch dàn dựng, biên đạo nhưng phải gửi ý kiến cho bên B trước khi chương trình diễn ra 01 ngày.

– Được ghi âm, ghi hình lại các tiết mục biểu diễn trong chương trình nếu có nhu cầu.

– Thanh toán đầy đủ chi phí cho bên B theo quy định tại Điều 6 Hợp đồng này.

– Tạo điều kiện thuận lợi để bên B thực hiện công việc của mình.

– Các quyền, nghĩa vụ khác quy định tại Hợp đồng này và quy định pháp luật.

Điều 9: Quyền lợi và nghĩa vụ bên B

– Được cung cấp đầy đủ các thông tin về chương trình văn nghệ từ bên A.

– Được nhận đầy đủ số tiền thanh toán từ bên A theo quy định tại Điều 6.

– Đảm bảo chất lượng của các tiết mục văn nghệ, trang phục, thiết bị âm thanh ánh sáng, âm nhạc, đảm bảo trình độ chuyên môn của nhân viên thực hiện công việc.

– Đảm bảo tính an toàn, phù hợp với thuần phong mĩ tục, đạo đức xã hội, phù hợp với khán giả theo yêu cầu của bên A.

– Thực hiện các công việc theo quy định tại Điều 3 Hợp đồng này bằng sự cẩn trọng, tận tuỵ, chuyên nghiệp, hoàn thành một cách nhanh nhất,hiệu quả nhất phù hợp với các yêu cầu hợp lý của bên A.

Điều 10: Phạt vi phạm

10.1. Đối với bên A

Nếu bên A thực hiện sai kế hoạch ban đầu và trái với cam kết, nghĩa vụ của mình như đã thoả thuận thì bên A sẽ bị phạt số tiền là … % giá trị Hợp đồng .

– Nếu bên A thực hiện chậm thanh toán cho bên B như đã thoả thuận thì bên A sẽ bị phạt số tiền là … % giá trị Hợp đồng cho 01 ngày chậm trả.

10.2. Đối với bên B

– Nếu bên B thực hiện sai kế hoạch ban đầu và trái với cam kết, nghĩa vụ của mình như đã thoả thuận thì bên B sẽ bị phạt số tiền là … % giá trị Hợp đồng .

 Điều 11: Bồi thường thiệt hại

– Trong quá trình thực hiện dịch vụ, nếu có thiệt hại xảy ra lỗi của bên nào thì bên đó chịu trách nhiệm cho việc gây thiệt hại.

– Mức bồi thường thiệt hại sẽ được hai bên thoả thuận tại thời điểm xảy ra thiệt hại đó.

– Trường hợp xảy ra sự kiện bất khả kháng gây trở ngại hoặc thiệt hại trong quá trình thực hiện hợp đồng, hai bên có trách nhiệm khắc phục và tiếp tục thực hiện hợp đồng khi sự kiện hoặc hậu quả của sự kiện bất khả kháng chấm dứt.

Điều 12: Giải quyết tranh chấp

Trong trường hợp phát sinh tranh chấp, các bên đồng ý ưu tiên giải quyết thông qua trao đổi, thương lượng. Việc trao đổi, thương lượng này được thực hiện ….lần và phải được lập thành văn bản. Nếu sau… lần tổ chức trao đổi, thương lượng mà hai bên không thỏa thuận giải quyết được tranh chấp, một bên hoặc cả hai bên có quyền đưa tranh chấp ra Tòa án có thẩm quyền để giải quyết theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự.

Điều 13: Chấm dứt hợp đồng

Hợp đồng này sẽ được chấm dứt trong các trường hợp sau:

– Khi các bên thực hiện xong các quyền và nghĩa vụ quy định trong Hợp đồng này.

– Khi một bên vi phạm hợp đồng dẫn đến Hợp đồng không thể thực hiện được thì phía bên kia có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng.

– Hợp đồng có thể được chấm dứt do sự thỏa thuận của các bên.

– Lý do khách quan không thể lường trước được ( như dịch bệnh, thiên tai, quy định của nhà nước ) dẫn tới việc không thể thực hiện được hợp đồng này.

Điều 14: Hiệu lực hợp đồng

– Hợp đồng này có hiệu lực từ ngày …… tháng ….. năm …… đến ngày …… tháng ….. năm ………

– Hai bên sẽ tổ chức họp và lập biên bản thanh lý hợp đồng này sau khi hết hiệu lực không quá 10 ngày. Bên ……….. có trách nhiệm tổ chức và chuẩn bị thời gian địa điểm thanh lý.

– Hợp đồng này được làm thành …………… bản, có giá trị như nhau. Mỗi bên giữ ……… bản.

Ký tên A                                                                       Ký tên B

Hợp đồng thuê tàu chuyên chở gạo

Hợp đồng thuê tàu chuyên chở gạo, chở thực phẩm, nông sản và các sản phẩm khác. Việc vận chuyển bằng đường thủy luôn đem lại những ưu điểm vượt trội so với việc vận chuyển thông thường, nhất là khi quãng đường vận chuyển lớn và hàng hóa cồng kềnh. Trong nhiều năm trở lại đây, việc vận chuyển gạo xuất khẩu cũng thường xuyên được sử dụng tàu, container để đảm bảo tiết kiệm chi phí và nhanh chóng bàn giao hàng. Dịch vụ vận chuyển bằng tàu thuyền, gọi chung là vận tải đường thủy thông thường sẽ được 1 đơn vị dịch vụ đảm nhận, tuy nhiên cũng có nhiều trường hợp, chủ hàng, đơn vị mong muốn trực tiếp sử dụng tàu chuyên chở để tránh hư hỏng cho những đơn hàng giá trị lớn. Khi đó các bên sẽ ký kết Hợp đồng thuê tàu với những thỏa thuận riêng biệt, Bên thuê cần đảm bảo được năng lực cũng như khả năng của mình để tránh gây thiệt hại cho hàng hóa nói riêng và cả con tàu nói chung, Bên cho thuê cũng cần đảm bảo các tình trạng máy móc, vận hành, nhiên liệu, giấy tờ hợp pháp khi bàn giao tàu.

Hợp đồng thuê tàu chuyên chở gạo dưới đây là bản mẫu sơ lược được xây dựng chung, giúp các bên tham khảo trong quá trình xây dựng thỏa thuận, việc sử dụng trong từng trường hợp cụ thể nên có ý kiến của Luật sư, Chuyên viên hỗ trợ. Mọi vấn đề, quý khách vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191 để được giải đáp.

Mẫu Hợp đồng thuê tàu chuyên chở gạo

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

………, ngày … tháng … năm ….

HỢP ĐỒNG THUÊ TÀU CHỞ GẠO

Số: ……./…………

Căn cứ vào: 

  • Bộ Luật Dân sự số 91/2014/QH13 ngày 24/11/2015 của Quốc hội nước CHXHCNVN;
  • Luật Thương Mại số 36/2005/DH11 ngày 14/06/2005 của Quốc Hội nước CHXHCNVN;
  • Các văn bản pháp luật khác có liên quan;
  • Khả năng và nhu cầu của các Bên;

Hôm nay, ngày … tháng … năm ….tại ………………………………., chúng tôi gồm có:

BÊN A: (Bên cho thuê)…………………………………………………………………
Mã số thuế:…………………………………………………………………
Địa chỉ:…………………………………………………………………
Số fax:…………………………………………………………………
Số tài khoản:………………………………Ngân hàng …………………….
Đại diện theo pháp luật:……………………………………Chức vụ .…………………
CCCD/Hộ chiếu:…………………………………………………………………

Và: 

BÊN B: (Bên thuê)…………………………………………………………………
Mã số thuế:…………………………………………………………………
Địa chỉ:…………………………………………………………………
Số fax:…………………………………………………………………
Đại diện theo pháp luật:…………………………………………………………………
CCCD/Hộ chiếu:…………………………………………………………………
Chức vụ:…………………………………………………………………

Hai Bên thoả thuận và thống nhất ký kết Hợp đồng thuê tàu chở gạo (Sau đây gọi là “Hợp đồng”) với các điều kiện và điều khoản như sau:

ĐIỀU 1: ĐỐI TƯỢNG CỦA HỢP ĐỒNG

1.1. Bên A đồng ý cho thuê và Bên B đồng ý thuê tàu số hiệu …………….., có các đặc điểm kỹ thuật sau đây:

– Tên tàu:

– Quốc tịch tàu:

– Chất lượng:

– Động cơ:

– Trọng tải:

– Dung tích:

– Mớn nước:

– Vị trí tàu hiện tại

1.2. Hàng hóa chuyên chở: Gạo

– Khối lượng:

– Quy cách đóng gói:

ĐIỀU 2: GIÁ THUÊ VÀ THANH TOÁN

2.1. Giá thuê tàu thỏa thuận: ………………………../năm

Giá thuê là cố định, không thay đổi trong suốt thời gian thực hiện hợp đồng.

2.2. Thời hạn thanh toán: Bên B thanh toán tiền thuê tàu 06 tháng/ lần vào 10 ngày cuối cùng của tháng thứ 6.

2.3. Phương thức thanh toán: Bên B thanh toán tiền thuê tàu bằng hình thức chuyển khoản vào số tài khoản của Bên A đã nêu ở phần thông tin của Bên A.

2.4. Trường hợp Bên B chậm thanh toán cho Bên A quá … ngày so với hạn thanh toán thì Bên B phải trả lãi trên số tiền chậm trả theo lãi suất nợ quá hạn trung bình trên thị trường tại thời điểm thanh toán tương ứng với số ngày chậm trả.

ĐIỀU 3: THỜI HẠN THUÊ TÀU

Bên A cho Bên B thuê tàu trong thời hạn ….. năm tính từ ngày …./…../…….

ĐIỀU 4: ĐẶT CỌC

4.1. Trong vòng ….ngày sau khi Hợp đồng này có hiệu lực, Bên B phải đặt cọc cho Bên A số tiền là ………………………VNĐ.

4.2. Bên A sẽ trả lại phần cọc cho Bên B sau khi kết thúc hợp đồng và Bên B giao lại tàu cho Bên A. Trường hợp tàu bị hư hỏng cần sửa chữa, Bên A sẽ giao phần tiền cọc còn lại cho Bên B sau khi đã trừ toàn bộ chi phí sửa chữa.

ĐIỀU 5: GIAO VÀ TRẢ TÀU SAU KHI THUÊ

5.1. Thời gian giao và trả tàu sau khi thuê:

– Thời gian giao tàu:

– Thời gian trả tàu:

5.2. Địa điểm giao và trả tàu: ………………………………………………………………………………………….

5.3. Bên A phải cung cấp đầy đủ giấy tờ liên quan đến tàu cho Bên B.

5.4. Bên B kiểm tra tình trạng tàu khi nhận giao và viết vào biên bản giao nhận tàu có kèm chữ ký xác nhận của đại diện hai Bên.

ĐIỀU 6: QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA BÊN A

6.1. Quyền của Bên A

– Được Bên B thanh toán đầy đủ, đúng hạn;

– Yêu cầu Bên B bồi thường thiết hại nếu Bên B làm mất mát hư hỏng tàu.

6.2. Nghĩa vụ của Bên A

– Bên A phải giao tàu đủ khả năng đi biển, phù hợp với mục đích của Bên B và các giấy tờ của tàu cho Bên B tại thời điểm giao tàu;

– Trong thời gian cho thuê tàu, Bên A không được thế chấp tàu nếu không có sự đồng ý bằng văn bản của Bên B, trường hợp Bên A làm trái quy định này sẽ phải bồi thường thiệt hại;

– Trường hợp tàu bị bắt giữ vì các tranh chấp liên quan đề quyền sở hũu hoặc các khoản nợ của Bên A, Bên A phải bảo đảm lợi ích của Bên B không bị ảnh hưởng và phải bồi thường thiệt hại gây ra.

ĐIỀU 7: QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA BÊN B

7.1. Quyền của Bên B

– Bên B có toàn quyền sử dụng con tàu vào mục đích thuê đã thỏa thuận trong hợp đồng;

– Được thuê tàu đảm bảo chất lượng, giao đúng thời gian, địa điểm đã thỏa thuận.

7.2. Nghĩa vụ của Bên B

– Sử dụng tàu đúng công dụng và mục đích;

– Thanh toán đầy đủ, đúng hạn đã thỏa thuận;

– Bên B có nghĩa vụ bảo dưỡng tàu và các thiết bị của tàu trong thời gian thuê tàu;

– Bên A có nghĩa vụ sửa chữa các hư hỏng của tàu trong thời gian thuê và phải thông báo cho Bên A biết. Bên A chịu trách nhiệm trả tiền sửa chữa, nếu các tổn thất phát sinh ngoài phạm vi trách nhiệm của Bên B;

– Trong thời gian thuê tàu, Bên B phải chịu chi phí bảo hiểm cho tàu.

– Trả lại tàu đúng tình trạng như khi nhận, đã tính phần trừ hao mòn tự nhiên;

– Chịu mọi rủi ro xảy ra đối với tàu trong thời gian chậm trả

ĐIỀU 8: PHẠT VI PHẠM HỢP ĐỒNG VÀ BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI

8.1. Phạt vi phạm hợp đồng

Trong thời hạn có hiệu lực của Hợp đồng, nếu một trong hai Bên không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ của mình theo quy định tại Điều 7 Hợp đồng này thì phải chịu một khoản tiền phạt là ……………………….. (Bằng chữ:…………………………………………). Ngoài ra còn phải bồi thường toàn bộ những thiệt hại thực tế phát sinh do việc vi phạm hợp đồng cho Bên kia. Bên bị vi phạm có nghĩa vụ chứng minh thiệt hại với Bên còn lại. Tiền phạt vi phạm hợp đồng và tiền bồi thường thiệt hại được trả chậm nhất trong vòng …. (……..) tháng sau khi sự vi phạm xảy ra và Bên bị vi phạm chấm dứt hợp đồng.

8.2. Nếu Bên B chậm trễ thanh toán so với thời gian quy định mà không phải do lỗi bất khả kháng hoặc do lỗi của Bên A thì Bên B phải trả phần lãi suất theo lãi vay ngắn hạn của ngân hàng Bên A sử dụng tại thời điểm trên tổng số tiền chậm thanh toán. Phần tiền phạt chậm sẽ được cộng vào khi thanh toán, tối đa không quá … (….) ngày.

ĐIỀU 9: SỬA ĐỔI/TẠM NGƯNG/CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG

9.1.  Bất kỳ sửa đổi hoặc bổ sung nào đối với Hợp đồng sẽ chỉ có hiệu lực khi có thoả thuận bằng văn bản giữa các Bên.

9.2. Các trường hợp tạm ngưng thực hiện hợp đồng:

– ………………………………………………………………………………………

– ………………………………………………………………………………………

– ………………………………………………………………………………………

9.3. Hợp đồng chấm dứt trong các trường hợp sau:

– Hợp đồng hết hạn và các Bên không gia hạn Hợp đồng;

– Các Bên thoả thuận chấm dứt Hợp đồng trước thời hạn. Trong trường hợp này, các Bên sẽ thoả thuận về các điều kiện cụ thể liên quan đến việc chấm dứt Hợp đồng;

– Tàu mất tích, chìm đắm, bị phá hủy, bị coi là hư hỏng không thể sửa chữa được hoặc việc sửa chữa không mang lại hiệu quả kinh tế. Nếu có tổn thất xảy ra trong trường hợp này thì các Bên cùng chịu trách nhiệm, mỗi Bên phải chịu 50% tổng thiệt hại.

– Các trường hợp bất khả kháng theo quy định tại Điều 10 Hợp đồng này.

9.4. Đơn phương chấm dứt hợp đồng

– Bên A có quyền đơn phương chấm dứt Hợp đồng khi Bên B không thực hiện nghĩa vụ thanh toán hoặc thanh toán chậm quá ………. ngày mà không có sự thoả thuận của các Bên về việc thanh toán chậm này;

– Bên B có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại nếu phát hiện Bên A vi phạm nghĩa vụ tại Điều 6 Hợp đồng này.

ĐIỀU 10: BẤT KHẢ KHÁNG

10.1. Sự kiện bất khả kháng là các sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không thểkhắc phục được, mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết mà khả năng cho phép, bao gồm nhưng không giới hạn ở các sự kiện như thiên tai, hoả hoạn, lũ lụt, động đất, tai nạn, thảm hoạ, hạn chế về dịch bệnh, nhiễm hạt nhân hoặc phóng xạ, chiến tranh, nội chiến, khởi nghĩa, đình công hoặc bạo loạn, can thiệp của Cơ quan Chính phủ…

10.2. Trong trường hợp xảy ra sự kiện bất khả kháng, mỗi Bên phải nhanh chóng thông báo cho Bên kia bằng văn bản về việc không thực hiện được nghĩa vụ của mình do sự kiện bất khả kháng, và sẽ, trong thời gian 15 (mười lăm)  ngày kể từ ngày xảy ra Sự kiện bất khả kháng, chuyển trực tiếp hoặc bằng thư bảo đảm cho Bên kia các bằng chứng về việc xảy ra Sự kiện bất khả kháng và khoảng thời gian xảy ra Sự kiện bất khả kháng đó.

10.3. Bên thông báo việc thực hiện Hợp đồng của họ trở nên không thể thực hiện được do Sự kiện bất khả kháng có trách nhiệm phải thực hiện mọi nỗ lực để giảm thiểu ảnh hưởng của Sự kiện bất khả kháng đó.

10.4. Trong trường hợp xảy ra sự kiện bất khả kháng khiến cho mỗi Bên không thể thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ quyền và nghĩa vụ của mình theo hợp đồng này thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại của mỗi Bên được loại trừ

ĐIỀU 11: GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP

Trong quá trình thực hiện nếu có gì vướng mắc, phát sinh tranh chấp, hai Bên sẽ tự thương lượng, giải quyết trên tinh thần hợp tác, thiện chí. Nếu không thương lượng được, các Bên có quyền yêu cầu Tòa án nhân dân cấp có thẩm quyền giải quyết theo quy định của pháp luật. Mọi chi phí liên quan sẽ do Bên có lỗi chịu.

ĐIỀU 12: ĐIỀU KHOẢN CUỐI CÙNG

12.1. Hai Bên cam kết thực hiện đúng và đủ những điều khoản đã thoả thuận trong Hợp đồng.

12.2. Hợp đồng có hiệu lực từ ngày ký đến ngày …/…/…… 

12.3. Hai Bên đã hiểu rõ quyền, nghĩa vụ, lợi ích hợp pháp của mình và hậu quả pháp lý của việc giao kết Hợp đồng này. Hai Bên tự đọc lại và nghe đọc lại, hoàn toàn nhất trí với nội dung của Hợp đồng và cùng ký tên dưới đây để làm bằng chứng.

12.4. Hợp đồng gồm … (……) trang, có 12 (Mười hai) điều, được lập thành 02 (hai) bản có giá trị pháp lý như nhau, Bên A giữ 01 (một) bản, Bên B giữ 01 (một) bản./

ĐẠI DIỆN BÊN A
(Ký tên và đóng dấu)
ĐẠI DIỆN BÊN B
(Ký tên và đóng dấu)

Hợp đồng thuê tàu hút cát, nạo vét

Hợp đồng thuê tàu hút cát hay nạo vét đáy sông là thỏa thuận giữa cá nhân và đơn vị cung cấp dịch vụ hút, khai thác cát hoặc vệ sinh lòng tại các khu vực sông được cấp phép. Khai thác cát là hoạt động cần phải được cấp phép để có thể thực hiện, việc hút cát không đúng quy trình, kế hoạch hợp lý sẽ gây ra những tai nạn nguy hiểm hay những rủi ro khôn lường cho môi trường. Tàu hút cát sẽ thực hiện việc hút cát, sàng lọc ngay trên mặt sông, khối lượng hiệu suất phụ thuộc vào kích thước và công nghệ của tàu. Đa phần các đơn vị thực hiện dự án hay được cấp phép hút cát sẽ tiến hành thuê tàu của các đơn vị chuyên dụng, ít có trường hợp sở hữu hẳn hệ thống, dây chuyền này để thực hiện do giá thành và nhiều yếu tố khác.

Hợp đồng thuê tàu hút cát là văn bản khó, thể thiện một thỏa thuận phức tạp và nhiều rủi ro, vì thế các bên cần phải có những kinh nghiệm, kiến thức nhất định để đảm bảo cho văn bản được đầy đủ và bao hàm tất cả những khả năng rủi ro có thể xảy ra.

Dưới đây là bản mẫu sơ lược của chúng tôi để quý khách tham khảo và xây dựng văn bản này dễ dàng hơn, mọi khó khăn thắc mắc vui lòng liên hệ với các chuyên viên tại Hotline 1900.0191 để được giải đáp.

Mẫu Hợp đồng thuê tàu hút cát

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

………, ngày … tháng … năm ….

HỢP ĐỒNG THUÊ TÀU HÚT CÁT, NẠO VÉT

Số: ……./…………

Căn cứ vào: 

  • Bộ Luật Dân sự số 91/2014/QH13 ngày 24/11/2015 của Quốc hội nước CHXHCNVN;
  • Luật Thương Mại số 36/2005/DH11 ngày 14/06/2005 của Quốc Hội nước CHXHCNVN;
  • Luật Khai thác khoáng sản 2010;
  • Các văn bản pháp luật khác có liên quan;
  • Khả năng và nhu cầu của các Bên;

Hôm nay, ngày … tháng … năm ….tại ………………………………., chúng tôi gồm có:

BÊN A: (Bên cho thuê)…………………………………………………………………
Mã số thuế:…………………………………………………………………
Địa chỉ:…………………………………………………………………
Số fax:…………………………………………………………………
Số tài khoản:………………………………Ngân hàng …………………….
Đại diện theo pháp luật:……………………………………Chức vụ .…………………
CCCD/Hộ chiếu:…………………………………………………………………

Và: 

BÊN B: (Bên thuê)…………………………………………………………………
Mã số thuế:…………………………………………………………………
Địa chỉ:…………………………………………………………………
Số fax:…………………………………………………………………
Đại diện theo pháp luật:…………………………………………………………………
CCCD/Hộ chiếu:…………………………………………………………………
Chức vụ:…………………………………………………………………

Hai Bên thoả thuận và thống nhất ký kết Hợp đồng thuê tàu hút cát nạo vét (Sau đây gọi là “Hợp đồng”) với các điều kiện và điều khoản như sau:

ĐIỀU 1: NỘI DUNG HỢP ĐỒNG

1.1. Bên A đồng ý cho thuê và Bên B đồng ý thuê tàu hút cát nạo vét số hiệu …………….., có các đặc điểm kỹ thuật sau đây:

Tàu được đóng mới bao gồm:

– Công xuất máy tàu : 550 HP.

– Hệ thống chân vịt thủy lực (Quay ngang mũi tàu) : 120 HP

– Công xuất bơm chính : 2.200 HP – 5.600 m3/h – Cột áp 60 m – (Hiệu xuất bùn +Cát 100% : 1000 m3/h).

– Hệ thống thủy lực ,nạo vét đầu : 100 Kw

– Hệ thống nước áp cao dùng hút cát : 100 Kw

– Bơm chìm phục vụ cho khai thác cát  – 315 Kw – (02 bơm)

– Máy phát điện : 1.000 Kw (01 máy)

– Cần cẩu : 18 m – 20 Tấn

– Cần cẩu mũi : 8 m 5 tấn

– Hệ thống ống phao sắt + ống cao su ,trên mặt nước : 120 m

– Xuồng công trình 50 HP

– Kích thước tàu : (42 m x 9 m x 1,5 m) .(Tàu hoạt động tại độ sâu max : 18 m)

1.2. Mục đích sử dụng: Hút cát lòng sông

1.3. Bên thuê tàu phải chứng minh mình đang có dự án, hợp đồng thi công nạo vét  với mức độ tối thiểu như sau:

– Thời gian thi công tối thiểu: …. tháng

– Khổi lượng thi công tối thiểu: ………… m3

1.4. Bên thuê tàu chịu trách nhiệm về : Tất cả đường ống , các trang thiết bị thi công .(Ngoài khu vực mạn tầu) .

1.5. Sau khi nhận tàu, Bên thuê tầu phải tự tổ chức biên chế thủy thủ đoàn đầy đủ để đưa con tàu vào khai thác được tốt. Bên chủ tàu bố trí 02 cán bộ đi theo tàu làm nhiệm vụ : Hướng dẫn và giám sát việc vận hành tàu của Bên thuê. Cung cấp xăng dầu, đủ cho tàu hoạt động hàng ngày.

ĐIỀU 2: GIÁ THUÊ VÀ THANH TOÁN

2.1. Giá thuê tàu thỏa thuận: ………………………../năm

Giá thuê là cố định, không thay đổi trong suốt thời gian thực hiện hợp đồng.

2.2. Thời hạn thanh toán: Bên B thanh toán tiền thuê tàu 06 tháng/ lần vào 10 ngày cuối cùng của tháng thứ 6.

2.3. Phương thức thanh toán: Bên B thanh toán tiền thuê tàu bằng hình thức chuyển khoản vào số tài khoản của Bên A đã nêu ở phần thông tin của Bên A.

2.4. Trường hợp Bên B chậm thanh toán cho Bên A quá … ngày so với hạn thanh toán thì Bên B phải trả lãi trên số tiền chậm trả theo lãi suất nợ quá hạn trung bình trên thị trường tại thời điểm thanh toán tương ứng với số ngày chậm trả.

ĐIỀU 3: THỜI HẠN THUÊ TÀU

Bên A cho Bên B thuê tàu trong thời hạn ….. năm tính từ ngày …./…../…….

ĐIỀU 4: ĐẶT CỌC

4.1. Trước khi nhận tàu … ngày, Bên thuê phải chuyển tiền đặt cọc, với số tiền là: ……………………. VND cho Bên chủ tàu.

-Số tiền đặt cọc sẽ được Bên thuê thu hồi như sau: Căn cứ vào giá trị tiền thuê tầu hàng tháng mà Bên cho thuê được hưởng. Thì …%, Bên chủ tàu, trả cho Bên thuê tầu, đối trừ vào tiền đặt cọc, …% còn lại sẽ thanh toán cho chủ tàu.

-Trong trường hợp, Dự án hết khối lượng , mà số tiền đặt cọc vẫn chưa đối trừ hết. Hai Bên lập biên bản ghi nhận lại để công trình sau , hạch toán đối trừ tiếp.

ĐIỀU 5: GIAO VÀ TRẢ TÀU SAU KHI THUÊ

5.1. Thời gian giao và trả tàu sau khi thuê:

– Thời gian giao tàu:

– Thời gian trả tàu:

5.2. Địa điểm giao và trả tàu: ………………………………………………………………………………………….

5.3. Bên A phải cung cấp đầy đủ giấy tờ liên quan đến tàu cho Bên B.

5.4. Bên B kiểm tra tình trạng tàu khi nhận giao và viết vào biên bản giao nhận tàu có kèm chữ ký xác nhận của đại diện hai Bên.

ĐIỀU 6: QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA BÊN A

6.1. Quyền của Bên A

– Được Bên B thanh toán đầy đủ, đúng hạn;

– Yêu cầu Bên B bồi thường thiết hại nếu Bên B làm mất mát hư hỏng tàu.

6.2. Nghĩa vụ của Bên A

– Bên A phải giao tàu đủ khả năng, phù hợp với mục đích của Bên B và các giấy tờ của tàu cho Bên B tại thời điểm giao tàu;

– Trong thời gian cho thuê tàu, Bên A không được thế chấp tàu nếu không có sự đồng ý bằng văn bản của Bên B, trường hợp Bên A làm trái quy định này sẽ phải bồi thường thiệt hại;

– Trường hợp tàu bị bắt giữ vì các tranh chấp liên quan đề quyền sở hũu hoặc các khoản nợ của Bên A, Bên A phải bảo đảm lợi ích của Bên B không bị ảnh hưởng và phải bồi thường thiệt hại gây ra.

ĐIỀU 7: QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA BÊN B

7.1. Quyền của Bên B

– Bên B có toàn quyền sử dụng con tàu vào mục đích thuê đã thỏa thuận trong hợp đồng;

– Được thuê tàu đảm bảo chất lượng, giao đúng thời gian, địa điểm đã thỏa thuận.

7.2. Nghĩa vụ của Bên B

– Sử dụng tàu đúng công dụng và mục đích;

– Thanh toán đầy đủ, đúng hạn đã thỏa thuận;

– Bên B có nghĩa vụ bảo dưỡng tàu và các thiết bị của tàu trong thời gian thuê tàu;

– Bên A có nghĩa vụ sửa chữa các hư hỏng của tàu trong thời gian thuê và phải thông báo cho Bên A biết. Bên A chịu trách nhiệm trả tiền sửa chữa, nếu các tổn thất phát sinh ngoài phạm vi trách nhiệm của Bên B;

– Trong thời gian thuê tàu, Bên B phải chịu chi phí bảo hiểm cho tàu.

– Trả lại tàu đúng tình trạng như khi nhận, đã tính phần trừ hao mòn tự nhiên;

– Chịu mọi rủi ro xảy ra đối với tàu trong thời gian chậm trả

ĐIỀU 8: PHẠT VI PHẠM HỢP ĐỒNG VÀ BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI

8.1. Phạt vi phạm hợp đồng

Trong thời hạn có hiệu lực của Hợp đồng, nếu một trong hai Bên không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ của mình theo quy định tại Điều 7 Hợp đồng này thì phải chịu một khoản tiền phạt là ……………………….. (Bằng chữ:…………………………………………). Ngoài ra còn phải bồi thường toàn bộ những thiệt hại thực tế phát sinh do việc vi phạm hợp đồng cho Bên kia. Bên bị vi phạm có nghĩa vụ chứng minh thiệt hại với Bên còn lại. Tiền phạt vi phạm hợp đồng và tiền bồi thường thiệt hại được trả chậm nhất trong vòng …. (……..) tháng sau khi sự vi phạm xảy ra và Bên bị vi phạm chấm dứt hợp đồng.

8.2. Nếu Bên B chậm trễ thanh toán so với thời gian quy định mà không phải do lỗi bất khả kháng hoặc do lỗi của Bên A thì Bên B phải trả phần lãi suất theo lãi vay ngắn hạn của ngân hàng Bên A sử dụng tại thời điểm trên tổng số tiền chậm thanh toán. Phần tiền phạt chậm sẽ được cộng vào khi thanh toán, tối đa không quá … (….) ngày.

ĐIỀU 9: SỬA ĐỔI/TẠM NGƯNG/CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG

9.1.  Bất kỳ sửa đổi hoặc bổ sung nào đối với Hợp đồng sẽ chỉ có hiệu lực khi có thoả thuận bằng văn bản giữa các Bên.

9.2. Các trường hợp tạm ngưng thực hiện hợp đồng:

– ………………………………………………………………………………………

– ………………………………………………………………………………………

– ………………………………………………………………………………………

9.3. Hợp đồng chấm dứt trong các trường hợp sau:

– Hợp đồng hết hạn và các Bên không gia hạn Hợp đồng;

– Các Bên thoả thuận chấm dứt Hợp đồng trước thời hạn. Trong trường hợp này, các Bên sẽ thoả thuận về các điều kiện cụ thể liên quan đến việc chấm dứt Hợp đồng;

– Tàu mất tích, chìm đắm, bị phá hủy, bị coi là hư hỏng không thể sửa chữa được hoặc việc sửa chữa không mang lại hiệu quả kinh tế. Nếu có tổn thất xảy ra trong trường hợp này thì các Bên cùng chịu trách nhiệm, mỗi Bên phải chịu 50% tổng thiệt hại.

– Các trường hợp bất khả kháng theo quy định tại Điều 10 Hợp đồng này.

9.4. Đơn phương chấm dứt hợp đồng

– Bên A có quyền đơn phương chấm dứt Hợp đồng khi Bên B không thực hiện nghĩa vụ thanh toán hoặc thanh toán chậm quá ………. ngày mà không có sự thoả thuận của các Bên về việc thanh toán chậm này;

– Bên B có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại nếu phát hiện Bên A vi phạm nghĩa vụ tại Điều 6 Hợp đồng này.

ĐIỀU 10: BẤT KHẢ KHÁNG

10.1. Sự kiện bất khả kháng là các sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không thểkhắc phục được, mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết mà khả năng cho phép, bao gồm nhưng không giới hạn ở các sự kiện như thiên tai, hoả hoạn, lũ lụt, động đất, tai nạn, thảm hoạ, hạn chế về dịch bệnh, nhiễm hạt nhân hoặc phóng xạ, chiến tranh, nội chiến, khởi nghĩa, đình công hoặc bạo loạn, can thiệp của Cơ quan Chính phủ…

10.2. Trong trường hợp xảy ra sự kiện bất khả kháng, mỗi Bên phải nhanh chóng thông báo cho Bên kia bằng văn bản về việc không thực hiện được nghĩa vụ của mình do sự kiện bất khả kháng, và sẽ, trong thời gian 15 (mười lăm)  ngày kể từ ngày xảy ra Sự kiện bất khả kháng, chuyển trực tiếp hoặc bằng thư bảo đảm cho Bên kia các bằng chứng về việc xảy ra Sự kiện bất khả kháng và khoảng thời gian xảy ra Sự kiện bất khả kháng đó.

10.3. Bên thông báo việc thực hiện Hợp đồng của họ trở nên không thể thực hiện được do Sự kiện bất khả kháng có trách nhiệm phải thực hiện mọi nỗ lực để giảm thiểu ảnh hưởng của Sự kiện bất khả kháng đó.

10.4. Trong trường hợp xảy ra sự kiện bất khả kháng khiến cho mỗi Bên không thể thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ quyền và nghĩa vụ của mình theo hợp đồng này thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại của mỗi Bên được loại trừ

ĐIỀU 11: GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP

Trong quá trình thực hiện nếu có gì vướng mắc, phát sinh tranh chấp, hai Bên sẽ tự thương lượng, giải quyết trên tinh thần hợp tác, thiện chí. Nếu không thương lượng được, các Bên có quyền yêu cầu Tòa án nhân dân cấp có thẩm quyền giải quyết theo quy định của pháp luật. Mọi chi phí liên quan sẽ do Bên có lỗi chịu.

ĐIỀU 12: ĐIỀU KHOẢN CUỐI CÙNG

12.1. Hai Bên cam kết thực hiện đúng và đủ những điều khoản đã thoả thuận trong Hợp đồng.

12.2. Hợp đồng có hiệu lực từ ngày ký đến ngày …/…/…… 

12.3. Hai Bên đã hiểu rõ quyền, nghĩa vụ, lợi ích hợp pháp của mình và hậu quả pháp lý của việc giao kết Hợp đồng này. Hai Bên tự đọc lại và nghe đọc lại, hoàn toàn nhất trí với nội dung của Hợp đồng và cùng ký tên dưới đây để làm bằng chứng.

12.4. Hợp đồng gồm … (……) trang, có 12 (Mười hai) điều, được lập thành 02 (hai) bản có giá trị pháp lý như nhau, Bên A giữ 01 (một) bản, Bên B giữ 01 (một) bản./

ĐẠI DIỆN BÊN A
(Ký tên và đóng dấu)
ĐẠI DIỆN BÊN B
(Ký tên và đóng dấu)

Đơn xin không tham gia thăm quan

Đơn xin không tham gia thăm quan là văn bản của học sinh hoặc phụ huynh học sinh gửi tới nhà trường, giáo viên chủ nhiệm hoặc giáo viên phụ trách về việc gia đình có nguyện vọng không cho con tham gia chương trình thăm quan hàng năm do trường tổ chức.

Các lý do để không tham gia có thể xuất phát từ sức khoẻ, bối cảnh thời điểm hay do đặc thù của địa điểm thăm quan dẫn tới phụ huynh có nhiều lo ngại.

Mẫu Đơn xin không tham gia thăm quan

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Hải Phòng, ngày 28 tháng 11 năm 2019

ĐƠN XIN KHÔNG THAM GIA THAM QUAN

Kính gửi: Chi cục thuế huyện An Dương

Ông: Nguyễn Viết Tú chi cục trưởng chi cục thuế huyện An Dương

Tôi là: Lê Thị Hương

Sinh ngày: 24/01/1995

Chỗ ở hiện nay: Trung tâm huyện An Dương

Là nhân viên chi cục thuế huyện An Dương

Với lý do như sau: Do gia đình tôi có việc bận. Nên tôi không thể tham gia chuyến tham quan này cùng cơ quann.

Tôi viết đơn này kính đề nghị cơ quan xem xét và chấp nhận cho tôi được phép không tha gia kì tham quan lần này vào ngày 03/12/2019.

Tôi xin chân thành ảm ơn!

Người viết

Lê Thị Hương

Đặc trưng của ngôn từ người Việt, ngôn từ của giới trẻ hiện nay

Bài tiểu luận về Đặc trưng của ngôn từ người Việt, ngôn từ của giới trẻ hiện nay.

Vấn đề ngôn từ giới trẻ trong giai đoạn hiện nay trở thành vấn đề cấp bách, cần sự chung tay của các lực lượng xã hội. Trong đó, bản thân giới trẻ đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc góp phần giữ gìn sự trong sáng và giàu đẹp của tiếng Việt trên cơ sở kế thừa và phát huy truyền thống đi đôi với việc sáng tạo những giá trị mới phù hợp với tinh thần thời đại.

1. ĐẶC TRƯNG CỦA NGÔN TỪ NGƯỜI VIỆT

1.1. Ngôn từ là gì:

            Ngôn từ là phương tiện giao tiếp trọng yếu nhất của con người. Nhiều ngôn từ sử dụng điệu bộ, âm thanh, ký hiệu, hay chữ viết, và cố gắng truyền khái niệm, ý nghĩa, và ý nghĩ, nhưng mà nhiều khi những khía cạnh này nằm sát quá, cho nên khó phân biệt nó. Ngôn ngữ không phải là một bộ “quy tắc và ngữ pháp”. Ngôn từ là công cụ người ta dùng để biểu đạt ý nghĩa và tình cảm của mình đối với người khác, qua đó để người ta hiểu nhau.

            Cùng với sự biến đổi của xã hội, ngôn từ không ngừng biến đổi theo để có thể hoàn thành sứ mệnh của mình. Điều này đặt ra đòi hỏi đối với người nghiên cứu ngôn từ là cần kịp thời nghiên cứu những xu hướng phát triển mới của ngôn từ nhằm phục vụ công tác dự báo, định hướng, chuẩn hóa và giáo dục ngôn từ phù hợp với từng giai đoạn.

1.2. Ngôn từ của người Việt:

            Trước hết, đó là sự phong phú trong hệ thống xưng hô tiếng Việt: Trong khi các ngôn ngữ khác chỉ sử dụng các đại từ nhân xưng thì tiếng Việt, ngoài các đại từ nhân xưng, còn sử dụng một số lượng lớn các danh từ chỉ quan hệ họ hàng (anh, chị – em; ông, bà, bác, cô, gì, chú – cháu, con…) và một số danh từ chỉ nghề nghiệp, chức vụ (thầy, cô, bác sĩ, ông cai, ông lý, ông huyện,…) để thay thế cho đại từ, chúng trở thành các từ đại từ hóa, những từ đại từ hóa này có xu hướng lấn át các đại từ nhân xưng.

            Trong tiếng Việt có tổng cộng trên 60 từ xưng hô. Hệ thống xưng hô cực kỳ phong phú này thể hiện rất rõ các đặc tính của văn hóa nông nghiệp Việt Nam:

            – Có tính chất thân mật hóa cao (đặc tính trọng tình cảm). Với cách xưng hô này, tất cả mọi người trong cộng đồng đều trở thành bà con họ hàng trong một gia đình.

            – Có tính chất cụ thể hóa cao (tính linh hoạt). Trong hệ thống từ xưng hô này, không có cái “tôi” chung chung: với mỗi người đối thoại khác nhau, người nói ở vào những cương vị khác nhau, những vai khác nhau. Trong hệ thống từ xưng hô này, cũng không có cái “anh” chung chung, cái “nó” chung chung; quan hệ xưng hô phụ thuộc vào tuổi tác, địa vị xã hội, thời gian, không gian giao tiếp: Cùng là một cặp đối thoại, lúc ở trường học thì người này gọi người kia là thầy, nhưng khi về nhà thì lại gọi là em, vì người thầy kia chính là em trai (hoặc em họ) của người này. Còn nhớ, vào những năm 60, có một vị lãnh đạo từng kêu gọi mọi người dùng các đại từ tôi, nó trong giao tiếp, xưng hô như ở các ngôn ngữ khác cho giản tiện và dân chủ, thế nhưng truyền thống văn hóa vẫn mạnh hơn: không một người Việt Nam nào có thể xưng “tôi” với một người cao tuổi, một người bậc trên; cũng như không một người Việt Nam nào có thể gọi một người cao tuổi, một người bậc trên là “nó”.

            – Có tính xã hội hóa cao (tính cộng đồng). Hai người nói chuyện với nhau đấy, xưng hô với nhau đấy, nhưng thực ra vẫn luôn luôn kéo cả những người thứ ba, thứ tư… vào cuộc. Đó là những lối gọi nhau bằng tên con, tên cháu, tên vợ, tên chồng… Hai vợ chồng gọi nhau là bố nó – mẹ nó, ba nó – má nó, ông nó – bà nó… chẳng là đã lôi cả những người thứ ba là con mình, cháu mình vào cuộc đấy ư? Hai người nói chuyện với nhau đấy nhưng cũng chính là đang thông báo, đang tự giới thiệu cho những người ngoài ­ những người thứ tư ­ biết rằng mình đã có con, có cháu; đã lên bậc cha, bậc mẹ; lên bậc ông, bậc bà…, để những người này nếu muốn nói chuyện với mình thì còn biết đường mà xưng hô!

            – Có tính đa nghĩa cao (tính tổng hợp). Cùng là hai người, nhưng cách xưng hô có thể đồng thời tổng hợp được các quan hệ khác nhau: Lối xưng hô ông-con, chú-con, bác-em… vừa thể hiện quan hệ “ông-cháu”, “chú-cháu”, “bác-cháu”, vừa thể hiện quan hệ “cha-con”, “anh-em”; vừa thể hiện được sự cách biệt về tuổi tác (gọi “ông” là cách biệt rất lớn, ngang tuổi ông mình; gọi “bác” là cách biệt nhiều, ngang tuổi anh bố mình; gọi “chú” là cách biệt ít hơn, ngang tuổi em bố mình), sự cách biệt về vai vế (“ông” bằng vai với ông mình, “chú”, “bác” bằng vai với bố mình), vừa thể hiện được sự gần gũi, thân mật như cha con, anh em.

            – Có tính tôn ty, nhưng đồng thời lại vẫn rất dân chủ. Tôn ty đây là sự thể hiện đúng quan hệ tuổi tác, thứ bậc trong họ hàng, ngoài xã hội…, và vì thể hiện đúng, cho nên rất dân chủ, công bằng.

            – Thể hiện tâm lý nhường nhịn, trọng sự hòa thuận (hiếu hòa). Người Việt Nam xưng và hô theo nguyên tắc xưng khiêm hô tôn (tự xưng thì khiêm nhường còn gọi đối tượng giao tiếp với mình thì tôn kính). Việc tôn trọng, đề cao nhau dẫn đến tục kiêng tên riêng: tên riêng xưa kia không phải là cái dùng để gọi nhau (trái với chức năng bẩm sinh của nó). Đặt tên con cần nhất là không được trùng với tên của những người bề trên trong họ hàng cũng như xung quanh hàng xóm. Cũng vì kiêng tên riêng mà người Việt Nam trước đây có tục nhập gia vấn húy: vào nhà ai, phải hỏi tên chủ nhà trước để khi nói chuyện nếu có dùng đến từ đó thì phải nói chệch đi (nhưng người phương Tây thì, ngược lại, gặp nhau phải hỏi tên nhau để còn dùng tên ấy mà gọi).

            Ví dụ như có trường hợp hai người quen nhau mấy chục năm mà chỉ khi một trong hai người mất, người kia mới biết được tên thật của bạn qua cáo phó; và không phải ngẫu nhiên mà trong một cuộc thi “Ở nhà chủ nhật” của Đài truyền hình VTV3 có câu đố yêu cầu các cháu tham gia cuộc thi nói được tên thật của bà nội mình.

            Bên cạnh đó, nghi thức trong các cách nói lịch sự cũng rất phong phú. Do truyền thống tình cảm và linh hoạt nên người Việt Nam không có một từ cảm ơn, xin lỗi chung chung cho mọi trường hợp như phương Tây. Với mỗi trường hợp có thể có một cách cảm ơn, xin lỗi khác nhau: Con xin chú (cảm ơn khi nhận quà), Chị chu đáo quá (cảm ơn khi được quan tâm), Bác bày vẽ quá (cảm ơn khi được tiếp đón), Quý hóa quá (cảm ơn khi khách đến thăm), Anh quá khen (cảm ơn khi được khen), Cậu đã cứu cho tớ một bàn thua trông thấy, Cháu được như hôm nay là nhờ cô đấy (cảm ơn khi được giúp đỡ)…

            Ngoài ra, văn hóa nông nghiệp ưa ổn định, sống chú trọng đến không gian, nên người Việt Nam phân biệt kĩ các lời chào theo quan hệ xã hội và theo sắc thái tình cảm. Trong khi đó văn hóa phương Tây ưa hoạt động lại phân biệt kĩ các lời chào theo thời gian như chào gặp mặt, chào chia tay, chào buổi sáng, buổi trưa, buổi chiều, buổi tối…

1.3. Đặc trưng của ngôn từ người Việt:

            +) Thứ nhất, ngôn từ Việt Nam có tính biểu trưng cao. Tính biểu trưng thể hiện ở xu hướng khái quát hóa, ước lệ hóa, công thức hóa với những cấu trúc cân đối, hài hòa. Xu hướng ước lệ bộc lộ ở chỗ tiếng Việt thích những cách diễn đạt bằng các con số biểu trưng. Lối tư duy tổng hợp mọi yếu tố, lối sống ổn định có quan hệ tốt với hết thảy mọi người dẫn đến xu hướng trọng sự cân đối hài hòa trong ngôn từ – một biểu hiện khác của tính biểu trưng. Tính cân xứng là một đặc tính rất điển hình của tiếng Việt.

            Lối tư duy tổng hợp mọi yếu tố; lối sống ưa ổn định và có quan hệ tốt với hết thảy mọi người dẫn đến xu hướng trọng sự cân đối hài hòa trong ngôn từ – một biểu hiện khác chỉ tính biểu trưng. Tính cân xứng là một đặc tính rất điển hình của riêng Việt.

            Truyền thống văn chương Việt Nam thiên về thơ ca: Người Việt Nam hầu như ai cũng biết làm thơ; lịch sử mấy nghìn năm của Việt Nam chủ yếu là lịch sử của thơ ca – một thứ thơ có cấu trúc chặt chẽ (lục bát; song thất lục hát) và có vần điều nghiêm ngặt thể hiện sự cân đối; hài hòa. Văn chương phương Tây thì; ngược lại; có khuynh hướng thiên về văn xuôi. Thống kê trên 2 tập Từ điển văn học cho thấy trong 198 mục từ tác phẩm văn học phương Tây (châu Âu + Nga) thì có 43 thơ và 155 văn xuôi, tức là vãn xuôi chiếm 78,3%; còn trong 95 mục từ tác phẩm văn học Việt Nam (không kể các truyện cổ tích được kể riêng như Trầu Cau; Thành Gióng…) thì có 69 thơ và 26 văn xuôi, tức là thơ chiếm 72,6% (trong 26 mục văn xuôi này có rất nhiều tác phẩm hịch, chèo, tuồng… mang đậm chất thơ). Ở Việt Nam, văn xuôi truyền thống cũng là văn xuôi thơ, thế mạnh đó còn do tiếng Việt là một ngôn ngữ giàu thanh điệu, tự thân thanh điệu đã tạo nên tính nhạc cho lời văn rồi. Từ những bài văn xuôi viết theo lối biền ngẫu như Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn; hoặc những lời văn Nôm bình dân… khắp nơi đều gặp một lối cấu trúc cân đối, nhịp nhàng, chặt chẽ và có tiết tấu, vần điệu.

            +) Thứ hai, ngôn từ Việt Nam rất giàu chất biểu cảm – sản phẩm tất yếu của một nền văn hóa trọng tình.

            Về mặt từ ngữ, chất biểu cảm này thể hiện ở chỗ các từ, bên cạnh yếu tố gốc mang sắc thái nghĩa trung hòa, thường có rất nhiều biến thể với những sắc thái nghĩa biểu cảm: Bên cạnh màu xanh trung tính, có đủ thứ xanh rì, xanh rờn, xanh rợn, xanh ngắt, xanh um, xanh lè… Bên cạnh màu đỏ trung tính có đỏ rực, đỏ au, đỏ lòm, đỏ loét, đỏ hoe… Các từ láy mang sắc thái biểu cảm mạnh cũng rất phổ biến lòng tiếng Việt (ở các ngôn ngữ khác, kể cả tiếng Hán, đều hầu như không có): không phải ngẫu nhiên mà trong thơ ca của ta có thể gặp rất nhiều từ láy. Ở trên vừa nói Tiếng Việt thiên về thơ, mà thơ là mang đậm chất tình cảm rồi, cho nên từ láy với bản chất biểu cảm rất phù hợp với nó.

            Về ngữ pháp, tiếng Việt dùng nhiều hư từ biểu cảm: à, ư, nhỉ, nhé, chăng, chớ, hả, hở, phỏng, sao, chứ… Cấu trúc “iếc hóa” có nghĩa đánh giá (sánh siếc, bàn biếc…) cũng góp phần làm tăng cường hệ thống phương tiện biểu cảm cho tiếng Việt. Khuynh hướng biểu cảm còn thể hiện ở chỗ trong lịch sử văn chương truyền thống, không có những tác phẩm anh hùng ca đề cao chiến tranh; có nói đến chiến tranh chăng thì cũng chỉ là nói đến nỗi buồn của nó (Ví dụ như bài thơ Chinh phụ ngâm).

            +) Thứ ba, ngôn từ Việt Nam còn có tính động và linh hoạt.Tính động, linh hoạt này trước hết bộc lộ ở hệ thống ngữ pháp. Trong khi ngữ pháp biến hình của các ngôn ngữ châu Âu là một thứ pháp chặt chẽ tới mức máy móc thì ngữ pháp tiếng Việt tổ chức chủ yếu theo lối dùng các từ hư để biểu hiện các ý nghĩa và quan hệ ngữ pháp, khiến cho người sử dụng được quyền linh hoạt tối đa. Ngữ pháp của các ngôn ngữ phương Tây là ngữ pháp hình thức, còn ngữ pháp Việt Nam là ngữ pháp ngữ nghĩa. Nói bằng một ngôn ngữ châu Âu, ta bắt buộc phải chia động từ theo các thể, các ngôi…; phải đặt danh từ vào các giống, các số, các cách…; phải đặt tính từ vào những hình thái phù hợp với danh từ…; Chính vì linh hoạt như vậy mà tiếng Việt có khả năng diễn đạt khái quát rất cao.

2. NGÔN TỪ CỦA GIỚI TRẺ HIỆN NAY

            Trong bối cảnh hội nhập và phát triển hiện nay, tiếng Việt đang có biến đổi sâu sắc, tạo ra nhiều phương ngữ xã hội khác nhau cùng hoạt động. Trong đó, ngôn từ giới trẻ là một kiểu phương ngữ xã hội nổi bật, thổi luồng mới lạ vào đời sống tiếng Việt, tạo ra nhiều luồng dư luận khen chê trái chiều.

2.1. Một số định nghĩa:

            – Tiếng lóng giới trẻ là sản phẩm ngôn ngữ đặc thù do giới trẻ tạo ra, có phạm vi sử dụng chủ yếu trong nội bộ giới trẻ, mang màu sắc ngữ nghĩa độc đáo, vui tươi, dí dỏm, thể hiện bản sắc nhóm giới trẻ. Xét về đặc điểm, nguồn gốc, tuyệt đại đa số tiếng lóng giới trẻ được hình thành trên cơ sở của vốn từ tiếng Việt, chỉ một số rất hiếm có nguồn gốc nước ngoài. Tiếng lóng giới trẻ được tạo ra bằng những con đường chủ yếu là vay mượn ngoại lai, tạo từ mới và biến đổi những đơn vị sẵn có của tiếng Việt. Tiếng lóng giới trẻ chỉ có tính nội bộ mà không có tính bí mật.

            – Ngôn ngữ giới trẻ là phương ngữ xã hội của nhóm xã hội thanh niên trong tiếng Việt với những biểu hiện đặc thù.

2.2. Ngôn từ của giới trẻ hiện nay trong giao tiếp:

            Dạng thức sử dụng ngôn ngữ giao tiếp trong trường học, nơi công cộng của giới trẻ, do đặc tính riêng của phong cách khẩu ngữ khi người nói trực tiếp tương tác với người nghe, nên thường theo kiểu lối nói vần và theo kiểu mã hóa ngôn từ ở những bối cảnh phù hợp. Ngôn ngữ đời thường mà giới trẻ hay nói chuyện với nhau nhiều khi làm tăng tính biểu cảm, sinh động. Ví dụ: tiền thành xiền, tình yêu thành tình iu, ghét như con bọ chét, nhỏ như con thỏ, tin vịt, chạy mất dép, bó tay. com, bốc hơi (biến mất), đít chai (kính)…

            Ví dụ như để ca ngợi cái đẹp thì giới trẻ nói “đẹp dã man”, còn “vụ này có vẻ lục tốn đấy nhỉ” là để nói về một vụ chi tiêu tiền bạc, để khen một người nhiều tiền thì “thầu giầu nhỉ”. Đó là một vài trong khá nhiều ví dụ về sử dụng ngôn ngữ hiện nay. Việc sử dụng tiếng lóng trong giao tiếp hàng ngày trở nên phổ biến, nhất là trong giới học sinh.

            Từ khía cạnh tâm lý học, tuổi teen là độ tuổi có đặc trưng tâm lý thích cái mới, ưa sự khám phá, thường hành động theo trào lưu. Vì vậy như một “làn sóng” dây chuyền, chỉ trong vài năm, cách nói, viết trên ngày càng lan rộng trong giới trẻ. Nhiều teen xem đó như là một “phát minh”, một thứ ngôn ngữ riêng giúp giới trẻ có thể trao đổi, bày tỏ mọi thứ.
            Giao tiếp bằng ngôn ngữ không chỉ là cách truyền đạt thông tin giữa người với người mà còn là một phương diện để thể hiện văn hóa, đạo đức. Việc sử dụng ngôn ngữ teen trong nhiều trường hợp hình thành một thái độ giao tiếp, một hình thức ứng xử tạo sự thoải mái, vui vẻ, hài hước, làm tăng thêm tính hiệu quả của mục đích giao tiếp. Từ góc độ giáo dục, việc lạm dụng các ngôn từ thiếu thẩm mỹ của giới trẻ trong giao tiếp cũng là những vấn đề mà xã hội, các bậc cha mẹ và nhà trường nên quan tâm.

2.3. Ngôn từ giới trẻ qua phương tiện truyền thông và ngôn ngữ chat của giới trẻ hiện nay:

            Việt Nam đang dần hòa nhịp cùng với sự phát triển của thế giới. Bên cạnh sự hòa nhập về kinh tế thì sự giao thoa về văn hóa và ngôn ngữ là không thể tránh khỏi. Hơn thế nữa, hòa trong xu hướng hội nhập đó, việc phát triển của các trang mạng xã hội cũng như việc tìm kiếm và trao đổi thông tin trên internet đã trở thành phổ biến, ngôn ngữ “chat”, trò chuyện qua mạng ra đời đáp ứng nhu cầu “sống nhanh” đặc biệt là nhu cầu viết cũng nhanh trong giới trẻ hiện nay. Xu hướng này không chỉ diễn ra đơn thuần ở những ngôn ngữ phổ biến như tiếng Anh mà còn lan rộng ở nhiều ngôn ngữ khác, trong đó có tiếng Việt. Thực tế cho thấy, ngôn ngữ “chat” không chỉ có mặt trong những văn bản “chat”, những trang blog, những tin nhắn trong điện thoại di động,… mà còn xuất hiện trong những tác phẩm văn học dành cho tuổi mới lớn hay các diễn đàn trên mạng internet, bài thi, bài luận của học sinh, sinh viên; Việc ngôn ngữ “chat” xâm nhập vào giới trẻ không đơn thuần là chỉ tạo thêm nét vui tươi dí dỏm trong giao tiếp như một số ý kiến đánh giá mà thực chất, nó cũng tạo ra những hạn chế nhất định trong tư duy ngôn ngữ của giới trẻ hiện nay. Cách nghĩ tắt, viết tắt lâu dần sẽ trở thành thói quen không chỉ khiến cho giới trẻ mất dần vốn tiếng Việt mà nó còn đánh mất sự trong sáng của tiếng Việt, làm mất bản sắc văn hóa của dân tộc.

            Sự sáng tạo chính là động lực phát triển của xã hội. Tuy nhiên, cái mới lạ không phải bao giờ cũng đồng nghĩa với cái tích cực, cái hay. Bên cạnh yếu tố tích cực, sự tăng trưởng “nóng” của từ vựng tiếng Việt trong thời gian gần đây cũng thể hiện không ít các yếu tố tiêu cực. Hiện trạng đó dễ dẫn đến nguy cơ khủng hoảng về vốn từ của tiếng Việt.

            Ở Việt Nam, trong vòng những năm gần đây nền kinh tế có những tiến bộ vượt bậc. Đặc biệt là trong lĩnh vực thông tin, truyền thông có nhiều thành tựu lớn. Xu thế hội nhập đã làm thay đổi mọi mặt đời sống kinh tế – xã hội đất nước. Từ thành thị đến nông thôn, từ miền xuôi lên miền ngược đều có sự thay đổi lớn. Giới trẻ luôn là đối tượng có sự bắt nhịp nhanh nhất với những thay đổi này. Cùng với tâm lý lứa tuổi, giới trẻ đã tạo cho mình những thay đổi. Những thay đổi lớn đến mức người ta dễ dàng nhận ra và đặt cho một cái tên riêng.

            Ngôn ngữ “lai căng” được cấu thành không dựa trên một nguyên tắc khoa học nào. Tất cả được tự tạo ngẫu hứng và tự phát. Ngôn ngữ ấy đang được sử dụng trên phổ biến các trang điện tử hiện nay. Nó hình thành thói quen sử dụng ngôn ngữ tùy tiện trong các bạn trẻ. Tiếng Việt hiện đang có sự lai căng, nhí nhố, đánh mất đi trí tuệ, linh hồn và bản sắc dân tộc Việt.

            Lướt qua một vài trang mạng xã hội ta dễ bắt gặp những cách trình bày khác lạ của các bạn trẻ. Ta cũng dễ dàng nhận ra quy luật của kiểu ngôn ngữ này. Trước hết là sự đơn giản hóa ngôn từ giao tiếp: “yêu” viết thành “iu”, “biết” viết thành “bít”, ,…

  • Kiểu viết tắt tùy tiện, cẩu thả cũng là một xu thế hiện nay: “không” viết thành “ko”, “với” viết thành “vs”, “cũng” viết thành “cg”, “quá” viết thành “wá”, “scd” (sao cũng được), )…
  • Kiểu biến âm theo lối đơn giản hóa từ ngữ: “không biết” viết thành “hẻm biết”, “tình yêu” viết thành “tềnh iu”, ..
  • Kiểu biến nghĩa vụng về, dung tục: “cùng nhau đi trốn”, “cùi bắp”, “tin vịt”, “báo lá cải”, “chạy mất dép”, “bốc hơi”, “bó tay.com”,….

            Hiện nay, ngôn ngữ chat là một công cụ, phương tiện không thể thiếu của các bạn trẻ. Theo như một kết quả khảo sát thì nhắn tin qua điện thoại và mạng bằng ngôn ngữ chat cũng là trường hợp được teen sử dụng nhiều nhất, trong 100 bạn được hỏi thì có tới hơn 96 bạn trả lời: “mình chỉ sử dụng ngôn ngữ chat qua mạng và điện thoại”

            Từ một vài trường hợp đơn lẻ, ngôn ngữ “chat” đã gây nên một làn sóng mạnh mẽ, ảnh hưởng sâu rộng trong giới trẻ. Hiện nay, ngôn ngữ “chat” đang phần nào khiến cho tiếng Việt biến dạng, méo mó, mất đi sự trong sáng và chuẩn mực vốn có. Việc sử dụng ký hiệu tràn lan, “tây, ta” lẫn lộn gây ảnh hưởng lớn đến chuẩn mực trong sáng của tiếng Việt.

3. HẬU QUẢ CỦA VIỆC SỬ DỤNG NHỮNG NGÔN TỪ “CHAT” CỦA GIỚI TRẺ HIỆN NAY

            Trước hết, loại ngôn ngữ này làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự trong sáng của tiếng Việt. Đồng thời có tác đông sâu sắc đến văn hóa giao tiếp trong xã hội. Những từ ngữ chuẩn mực với đầy đủ hàm nghĩa và sự biểu đạt của nó không còn được sử dụng. Thay vào đó là lớp ngôn ngữ “lai căng”, cẩu thả, tối nghĩa, dung tục lại được phổ biến. Điều đó rất nguy hại, có thể làm biến dạng ngôn ngữ và nền văn hóa dân tộc.

            Lệch lạc trong ngôn ngữ là nguyên nhân dẫn đến sự tha hóa về nhân cách. Không những thế nó còn gây nên lối sống buông thả. Sự lệch chuẩn của ngôn ngữ giao tiếp làm nảy sinh những suy nghĩ sai lầm. Lệch lạc, thiếu chuẩn mực trong giao tiếp là nguyên nhân gây ra mâu thuẫn, xung đột.

            Giao tiếp kém tế nhị khiến cho con người xấu xí hơn trong mắt người khác. Người có lời nói thô tục, thiếu chân thực thường không được mọi người yêu thương, hợp tác hay giúp đỡ. Họ còn bị xa lánh, bị xua đuổi trong cộng đồng. Từ việc lệch lạc trong ngôn ngữ, thái độ sống của con người cũng lệch lạc theo đó.

4. NGUYÊN NHÂN LÀM NẢY SINH HIỆN TƯỢNG NGÔN NGỮ “CHAT” CỦA GIỚI TRẺ HIỆN NAY

            Việc hình thành các mạng xã hội đã tạo điều kiện cho các bạn trẻ tự xây dựng một thế giới riêng mình. Họ được thỏa sức làm điều họ muốn trong một thế giới ảo. Trong thế giới đó, nhiều chuẩn mực, lễ nghi trong giao tiếp ngoài đời đã không còn nữa. Vì thế, những phong cách “thời thượng” và cá tính “chính hiệu” đã ra đời.

            Cùng với đó là sự lạm dụng các yếu tố ngoại ngữ, khẩu ngữ, cách diễn đạt để gây “ấn tượng”, “giật gân”. Thậm chí những sáng tạo này còn được các phương tiện truyền thông “tiếp sức” mạnh mẽ. Nhiều nhà quảng cáo đã sáng tạo ra những kết hợp kiểu biến danh từ thành tính từ chưa có trong từ điển.

            Ý thức, trách nhiệm giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt của một bộ phận nhân dân đang xuống cấp. Xu hướng lai căng, vọng ngoại đang sôi nổi. Một số bạn trẻ thích “hiện đại”, thích “thể hiện cá tính, đẳng cấp” khoa trương một cách quá đáng. Một số doanh nghiệp nắm bắt tâm lý sính ngoại của người dân nên triệt để khai thác. Từ tên thương hiệu, vỏ bao bì, cách quảng cáo… đến việc ăn theo những từ mới. Một số người thường thể hiện sự “uyên bác” bằng cách diễn đạt pha trộn nhiều tiếng nước ngoài. Hay cách diễn đạt cầu kì, khó hiểu. Hoặc dùng các từ nước ngoài một cách không cần thiết…

            Giới trẻ hiện nay thiếu hụt tri thức cơ bản về ngôn ngữ nói chung và tiếng Việt nói riêng. Đời sống hiện đại khiến cho con người thiếu quan tâm đến ngôn ngữ giao tiếp. Họ thích nói ngắn gọn. Họ ngại dùng từ hán Việt. Từ đó dẫn đến việc dùng sai tiếng Việt cả về từ ngữ lẫn ngữ pháp. Một thực trạng dễ thấy là lời nói của giới trẻ ngày càng khô khan do vốn từ nghèo nàn. Việc sáng tạo ngôn ngữ không dựa trên các nguyên tắc khoa học và hoàn cảnh giao tiếp khiến cho ngôn ngữ tuổi “teen” rắc rối, khó hiểu, hoặc vô nghĩa.

            Sự thiếu tích cực và“chậm chân” của công tác nghiên cứu, phản biện về ngôn ngữ của các chuyên gia trước thực trạng xã hội khiến cho hiện tượng này leo thang. Chữ viết vốn là một công cụ để ghi lại ngôn ngữ. Vì thế những biểu hiện lệch lạc trong ngôn ngữ nói lâu dần sẽ được phản ánh trong ngôn ngữ viết. Với những thực tế như trên hẳn sẽ không còn là điều ngạc nhiên nữa.

5. GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC VIỆC SỬ DỤNG NGÔN NGỮ “CHAT” CỦA GIỚI TRẺ HIỆN NAY.

            Ngôn ngữ vốn là một hiện tượng xã hội. Sự phát triển hay tụt lùi của ngôn ngữ có ảnh hưởng rất lớn đến toàn xã hội. Vì vậy, những điều chỉnh dù nhỏ nhất cũng cần có sự tham gia của xã hội cộng đồng. Một xu hướng xấu có thể nảy sinh trong vòng vài năm. Nhưng phải mất rất nhiều năm để chấn chỉnh, điều hướng và khắc phục hậu quả của nó. Các bạn trẻ cần tích cực tham gia trau dồi vốn hiểu biết về ngôn ngữ, văn hóa của dân tộc. Tiếp thu những yếu tố mới trên cơ sở có xem xét chọn lọc. Không cổ xúy, chạy theo những xu hướng mà ngay chính bản thân cũng chưa hiểu chưa rõ.

            Các diễn đàn và các trang mạng xã hội cần xây dựng quy chế rõ ràng và phù hợp. Hướng diễn đàn đến những nội dung giao tiếp lành mạnh. Cần xây dựng những hạt nhân tiêu biểu nhằm thu hút thành viên của diễn đàn học hỏi, noi theo. Một biểu tượng đẹp trong ngôn ngữ rất dễ thu hút người xem làm theo.

            Gia đình cần sự quan tâm chia sẻ từ các bậc phụ huynh. Nên xem con em mình như những “người bạn” để hiểu được tâm tư nguyện vọng của giới trẻ hiện nay. Từ đó, đưa ra những lời khuyên một cách thiết thực nhất. Hãy giúp các em có nhiều cơ hội được tiếp xúc giao lưu học hỏi lẫn nhau nhiều hơn. Đồng thời, trạng bị những hiểu biết văn hóa, ứng xử ngay từ chính những hoạt động, sinh hoạt trong gia đình.

            Thầy cô là những người có ảnh hưởng trực tiếp đến các bạn trẻ. Thầy cô chính là những người định hướng, giúp các em hoàn thiện vốn ngôn ngữ của mình. Bởi vậy, mỗi thầy cô cần phải là những tấm gương về sử dụng ngôn ngữ, kiến thức ngôn ngữ. Thường xuyên thiết lập các kênh đối thoại để từ đó khích lệ, nhắc nhở hay chấn chỉnh hoạt động ngôn ngôn ngữ của học sinh. Đặc biệt, là xây dựng cho mình một ngôn phong trong sáng, chuẩn mực.

            Nhà trường cần định hướng cho các em những giá trị tốt đẹp của tiếng Việt. Từ đó, nâng cáo ý thức giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. Tạo thêm nhiều cơ hội, cũng như khích lệ tinh thần học hỏi nói và làm theo lời hay ý đẹp. Bên cạnh đó cũng cần có những biện pháp để chấn chỉnh những em đi ngược lại xu thế đó.

            Cơ quan chức năng cần xây dựng một chương trình học tiếng Việt phù hợp và khoa học. Trên tinh thần giảm tải những kiến thức về ngôn ngữ học tiếng Việt. Coi trọng kỹ năng giao tiếp và phát triển kỹ năng sống cho học sinh. Từ đó, giúp giới trẻ có được định hướng đúng đắn.

Biên bản kiểm tra nội bộ của Hiệu trưởng

Biên bản kiểm tra nội bộ của Hiệu trưởng là văn bản nội bộ được ban hành và sử dụng trong bối cảnh, môi trường nhà trường. Văn bản này là kết quả của những chu kỳ kiểm tra, thanh tra định kỳ trong cơ sở giáo dục, đây cũng là căn cứ để ban hành các Quyết định khen thưởng hay kỷ luật sau đó.

Mẫu Biên bản kiểm tra nội bộ của hiệu trưởng

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

———————

……., ngày… tháng… năm…

BIÊN BẢN KIỂM TRA NỘI BỘ TRƯỜNG………

(V/v:………………………)

  • Căn cứ Quyết định số……… ngày… tháng… năm… của ………… về việc……..;
  • Căn cứ Thông báo số………… ngày… tháng… năm… của…… về việc…….;
  • Căn cứ Kế hoạch kiểm tra nội bộ……… giai đoạn………….

Vào lúc …….. giờ ngày… tháng… năm… tại…………….., Hiệu trưởng trường….………. tiến hành thực hiện việc kiểm tra các công việc, hoạt động của các cán bộ, nhân viên, phương tiện phục vụ cho việc dạy học Trường…….………………… trong giai đoạn………………………….

I – Thành phần tham gia

  • Đại diện Ban kiểm tra

Ông/Bà………………………………… – Chức vụ: Hiệu trưởng Trường………

Ông/Bà………………………………… – Chức vụ: Cán hộ kiểm tra……………

  • Đối tượng được kiểm tra

– Cán bộ giáo viên, nhân viên

Tổ, nhóm chuyên môn, các bộ phận công tác

Lớp học và học sinh

– Cơ sở vật chất, tài chính

– Các nội dung khác: Học sinh giỏi, Lao động hướng nghiệp – Dạy nghề,…

II – Lý do kiểm tra

…………………………………………

III – Nội dung kiểm tra

1/ Kiểm tra cán bộ giáo viên, nhân viên:

– Kiểm tra thực hiện kế hoạch giáo dục đạo đức, thẩm mỹ, thể chất, quốc phòng, lao động hướng nghiệp, dạy nghề, chăm sóc, nuôi dưỡng theo qui định

– Kiểm tra thực hiện chương trình, nội dung giảng dạy; thực hiện quy chế chuyên môn, soạn bài kiểm tra, cho điểm, đánh giá, xếp loại, xét duyệt học sinh lên lớp, tốt nghiệp …

– Kiểm tra các cán bộ, nhân viên giúp việc và các mặt công tác, các hoạt động trong nhà trường như công tác: kế toán, văn phòng, thủ quỹ, thư viện, bảo vệ…về việc thực hiện chức trách và năng lực đảm nhiệm công việc được giao

 2/ Kiểm tra tổ, nhóm chuyên môn, các bộ phận công tác:

 Tập trung kiểm tra kế hoạch, nề nếp sinh hoạt, tổ chức thực hiện kế hoạch:

– Công tác quản lý của tổ trưởng.

– Hồ sơ chuyên môn.

– Nền nếp chuyên môn.

– Chỉ đạo, hướng dẫn hoạt động học tập của học sinh.

– Chất  lượng giảng dạy của tổ, nhóm chuyên môn.

 3/ Kiểm tra lớp học và học sinh:

– Kiểm tra trình độ văn hoá, đạo đức, khả năng tự quản, thông qua kiểm tra để đánh giá công tác chủ nhiệm , chất lượng giảng dạy của giáo viên.

– Hoạt động học tập: nền nếp, thái độ, kết quả.

– Rèn luyện, các mặt giáo dục toàn diện.

– Sinh hoạt tập thể lớp.

– Xây dựng cá nhân tổ, nhóm điển hình .

 4/ Kiểm tra cơ sở vật chất, tài chính:

–  Kiểm tra cơ sở vật chất

– Kiểm tra tài chính: Bao gồm việc thực hiện ghi chép theo dõi thu chi sổ sách kế toán, việc thực hiện nguyên tắc tài chính, thực hiện chế độ chính sách, luật về tài chính.

IV – Đánh giá kết quả kiểm tra và xếp loại

1. Đánh giá chung

*Ưu điểm

……………………………………

*Nhược điểm

……………………………………

2. Đánh giá cụ thể và xếp loại

……………………………………

V – Ý kiến khác (nếu có)

……………………………………

Biên bản kết thúc vào lúc…… giờ  ngày… tháng… năm………

Biên bản này đã được đọc cho những người có tên trên nghe, xác nhận nội dung và công nhận đúng sự thật.

HIỆU TRƯỞNG

(ký và ghi rõ họ tên)

Đơn xin chuyển ban xã hội sang tự nhiên

Đơn xin chuyển ban xã hội sang tự nhiên, Đơn xin chuyển khối, đơn xin chuyển học phần.

Mẫu Đơn xin chuyển ban xã hội sang tự nhiên

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
———————

ĐƠN XIN CHUYỂN BAN XÃ HỘI SANG BAN TỰ NHIÊN

Kính gửi: Ban giám hiệu nhà trường

                 Giáo viên chủ nhiệm lớp …….

          – Căn cứ: Luật giáo dục 2019

Em tên là: ………………

Ngày sinh: Ngày……. tháng…….. năm …………

Hiện là học sinh lớp ……………………… Trường: ………………

Nay em làm đơn này xin Ban giám hiệu nhà trường cùng với cô giáo chủ nhiệm lớp …………. Trường …………. cho em xin được chuyển từ ban xã hội sang ban tự nhiên

Lý do: Do nhu cầu học của bản thân em là …………… không phù hợp với chương trình giảng dạy và học tập của ban học hiện tại. Từ đó em làm đơn này xin được chuyển sang ban …. Với chương trình học của lớp ….. là …………… em sẽ phát huy tốt hơn tiềm năng của mình và học tập hiệu quả hơn.

Căn cứ Khoản 3 Điều 83 luật Giáo dục 2019:

Điều 83. Quyền của người học

1. Được giáo dục, học tập để phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng của bản thân.

2. Được tôn trọng; bình đẳng về cơ hội giáo dục và học tập; được phát triển tài năng, năng khiếu, sáng tạo, phát minh; được cung cấp đầy đủ thông tin về việc học tập, rèn luyện của mình.

3. Được học vượt lớp, học rút ngắn thời gian thực hiện chương trình, học ở độ tuổi cao hơn tuổi quy định, học kéo dài thời gian, học lưu ban, được tạo điều kiện để học các chương trình giáo dục theo quy định của pháp luật.

 Rất mong sự chấp thuận của Ban giám hiệu nhà trường cùng cô giáo chủ nhiệm.

Em xin chân thành cảm ơn!

 …………, ngày…tháng…năm…
Xác nhận của bố/mẹ/người giám hộNgười làm đơn
(Ký và ghi rõ họ tên)

Đơn xin rút làm khóa luận

Đơn xin rút làm khóa luận, Đơn xin rút đăng ký, thay đổi lựa chọn đăng ký làm khoá luận dành cho sinh viên năm cuối trong các trường hợp phù hợp.

Mẫu Đơn xin rút làm khóa luận

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

———–o0o———-

Hà Nội, ngày 15 tháng 1 năm 2020

ĐƠN XIN RÚT LÀM KHÓA LUẬN

Kính gửi:   Cô Lê Thanh B trưởng phòng công tác sinh viên trường Đại học Nội Vụ

  • Căn cứ vào quyết định số 996/QĐ-DHNV

Tên tôi là : Nguyễn Văn A                        ngày sinh: 3/5/1996                Giới tính: Nam

CMND số : 123456789                             ngày cấp:  20/4/2014              Nơi cấp : Công an thành phố Hà Nội

Mã sinh viên           : LHOA1234567                  Ngành : Luật

Hộ khẩu thường trú : Số 1 , phường A, quận B, thành phố Hà Nội

Nơi cư trú hiện tại    : Số 1 , phường A, quận B, thành phố Hà Nội Hà Nội

Thông tin liên           :  SDT 0388280913

Tôi xin trình bày một việc như sau:

Vào ngày 20 tháng 1 năm 2020 tôi có nộp đơn để xin làm khóa luận tại trường. Nhưng sau khi kiểm tra lại bảng điểm của mình tôi nhận thấy tôi chưa tích lũy đủ tín chỉ để làm khóa luận

Căn cứ vào khoản 1 điều 3 quyết định số 996/QĐ-DHNV

  • Người học được đăng ký làm đồ án , khóa luận tốt nghiệp nếu đáp ứng điều kiện khối kiến thức tích lũy được từ 80% số tín chỉ của chương trình đào tạo trở lên.

Bản thân tôi xét thấy, tôi hoàn toàn chưa tích lũy đủ số tín chỉ đã đề ra theo quyết định nên không đủ điều kiện để làm khóa luận theo luật định.

Từ căn cứ trên tôi mong phòng công tác sinh viên trường nội vụ thực hiện:

  • Cho tôi được rút làm khóa luận trong học kỳ này

Tôi xin chân thành cảm ơn

Người làm đơn

A

Nguyễn Văn A

Mẫu đơn khiếu nại không chốt sổ BHXH

Mẫu đơn khiếu nại không chốt sổ BHXH là mẫu văn bản sử dụng trong thủ tục khiếu nại đơn vị, doanh nghiệp, tổ chức. Đây là văn bản cơ sở để bắt đầu thực hiện thủ tục và giải quyết toàn bộ các yêu cầu trong vụ việc.

Mẫu Đơn khiếu nại thường được cung cấp bởi các văn bản pháp luật, mẫu đơn dưới đây của chúng tôi chỉ được sử dụng với mục đích tham khảo và sử dụng trong trường hợp không có mẫu theo luật định.

Mẫu đơn khiếu nại không chốt sổ BHXH

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
———————————

                                                                            ……, ngày…. tháng…. năm….

ĐƠN KHIẾU NẠI KHÔNG CHỐT SỔ BHXH

Kính gửi: Phòng Lao động – Thương binh xã hội huyện………

Căn cứ Bộ luật Lao động 2012;

Hợp đồng lao động ký kết giữa… và… ngày….. tháng… năm…

Tôi tên là:…………                             Sinh ngày:……………

Chứng minh nhân dân:..…………..  Nơi cấp:………….                  Ngày cấp:…………

Địa chỉ thường trú:……………………

Nơi ở hiện tại:……………………

Số điện thoại:……………………

Nghề nghiệp:……………… tại………………

Tôi làm đơn này xin trình bày với cơ quan vấn đề sau:

Ngày….. tháng….. năm….., tôi bắt đầu ký kết hợp đồng lao động với công ty……….. chi nhánh tại……. Thời hạn ký lại hợp đồng là…… năm (từ ngày…. tháng…. năm… đến ngày… tháng… năm….). Ngày… tháng… năm…, tôi viết đơn xin nghỉ việc gửi cho công ty và cũng đã được công ty ra quyết định nghỉ việc. Tuy nhiên từ đó đến nay, tôi nghỉ việc đã được…… nhưng công ty vẫn chưa trả lại sổ Bảo hiểm xã hội cho tôi.

Căn cứ điểm….. khoản… Điều…. Hợp đồng lao động ký kết giữa… và… ngày… tháng… năm…

Căn cứ Điều 47 Bộ luật Lao động 2012 quy định về trách nhiệm của người sử dụng lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động:

Điều 47. Trách nhiệm của người sử dụng lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động

1. Ít nhất 15 ngày trước ngày hợp đồng lao động xác định thời hạn hết hạn, người sử dụng lao động phải thông báo bằng văn bản cho người lao động biết thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động.

2. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, hai bên có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên; trường hợp đặc biệt, có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày.

3. Người sử dụng lao động có trách nhiệm hoàn thành thủ tục xác nhận và trả lại sổ bảo hiểm xã hội và những giấy tờ khác mà người sử dụng lao động đã giữ lại của người lao động.

4. Trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị chấm dứt hoạt động, bị giải thể, phá sản thì tiền lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và các quyền lợi khác của người lao động theo thoả ước lao động tập thể và hợp đồng lao động đã ký kết được ưu tiên thanh toán.”

Từ những căn cứ trên, pháp luật quy định khi chấm dứt hợp đồng lao động thì bên công ty…… có trách nhiệm trả sổ bảo hiểm xã hội cho tôi trong thời hạn 07 ngày, trường hợp đặc biệt có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày. Do vậy, công ty….. đã vi phạm quy định tại Điều 47 Bộ luật Lao động 2012 và vi phạm Hợp đồng giữa tôi và công ty.

Tôi làm đơn này kính xin quý cơ quan xem xét và yêu cầu công ty…….. chi nhánh…….. trả lại sổ bảo hiểm xã hội cho tôi để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tôi cũng như của công ty…..

Tôi xin cam đoan những thông tin nêu trên đều là đúng sự thật và tôi sẽ chịu mọi trách nhiệm về tính trung thực, chính xác của những thông tin này.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Tài liệu kèm theo                                                           Người làm đơn

– Hợp đồng lao động giữa… và….                                       (ký và ghi rõ họ tên)

Hợp đồng biểu diễn âm nhạc

Hợp đồng biểu diễn chương trình âm nhạc, hợp đồng dịch vụ biểu diễn văn hóa nghệ thuật, giải trí theo yêu cầu. Nghệ thuật nói chung và âm nhạc nói riêng là những góc giải trí không thể thiếu của con người, mỗi mô hình kinh doanh khi có kết hợp nghệ thuật thì đều thu hút được một số lượng khách hàng yêu mến nhất định, đây có thể là người hâm mộ nghệ thuật, hâm mộ ca sĩ, diễn viên hay đơn giản chỉ là cảm thấy thoải mái với loại hình kết hợp giải trí này. Với lợi thế đó, thông thường các cơ sở kinh doanh hàng hóa, dịch vụ tùy theo dịp lễ hội, văn hóa, kỷ niệm hay định kỳ sẽ ký hợp đồng với một đơn vị cung cấp dịch vụ biểu diễn âm nhạc theo từng chủ đề khác nhau.

Hợp đồng dịch vụ biểu diễn chương trình âm nhạc chính là văn bản hóa của thỏa thuận này, giúp các bên có cơ sở để làm việc, thực hiện và xem xét các trách nhiệm, nghĩa vụ, từ đó tuân thủ và hạn chế những xung đột không đáng có. Xin mời các bạn cùng theo dõi biểu mẫu cơ bản của chúng tôi cung cấp bên dưới đây, với mọi nhu cầu thắc mắc cần được trợ giúp xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191 để được giải đáp.

Mẫu Hợp đồng biểu diễn chương trình âm nhạc

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

…………, ngày … tháng … năm……

HỢP ĐỒNG BIỂU DIỄN ÂM NHẠC

Căn cứ vào: 

  • Bộ Luật Dân sự số 91/2014/QH13 ngày 24/11/2015 của Quốc hội nước CHXHCNVN;
  • Các văn bản pháp luật khác có liên quan;
  • Khả năng và nhu cầu của các Bên;

Hôm nay, ngày … tháng … năm ….tại ………., chúng tôi gồm có:

BÊN A:
Mã số thuế:
GPKTKS: 
Địa chỉ:
Số fax:                                        Email:
Số tài khoản:                                        Ngân hàng
Đại diện theo pháp luật:                                        Chức vụ:
CCCD/Hộ chiếu:
Ngày cấp:                                        Nơi cấp:
  BÊN B: 
CCCD/Hộ chiếu: 
Ngày cấp:Nơi cấp:
Địa chỉ thường trú: 
Số điện thoại: 
Email: 
Số tài khoản:Ngân hàng:

Hai bên thỏa thuận và thống nhất ký kết Hợp đồng biểu diễn (Sau đây gọi là Hợp đồng) với các điều khoản như sau:

ĐIỀU 1: NỘI DUNG HỢP ĐỒNG

1.1. Bên B mời Bên A biểu diễn âm nhạc tại chương trình ……

Thời gian: …….

Địa điểm: ……

Bên tổ chức: ……

1.2. Nội dung biểu diễn

Danh sách bài hát: ……..

ĐIỀU 2: GIÁ TRỊ HỢP ĐỒNG

Bên B trả cho Bên A mức cát xê là: …………

Bằng chữ: ……….

Giá trên đã bao gồm chi phí thuê vũ công, trang phục cho ca sĩ và vũ công.

ĐIỀU 3: PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN

Bên B thanh toán bằng hình thức chuyển khoản đầy đủ 1000% giá trị Hợp đồng đã nêu tại Điều 2 cho Bên A trước ngày biểu diễn.

ĐIỀU 4: QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CÁC BÊN

4.1. Quyền và nghĩa vụ Bên A

– Đảm bảo thanh toán cho Bên B đúng hạn.

– Cung cấp các thông tin cần thiết liên quan đến chương trình cho Bên B.

– Đảm bảo an ninh trật tự khu vực biểu diễn.

– Đảm bảo hệ thống âm thanh, ánh sáng, sân khấu chuyên nghiệp.

– Đảm bảo tư cách biểu diễn phù hợp với quy định và giấy phép của các cơ quan chức năng quản lý ban hành và cấp phép.

4.2. Quyền và nghĩa vụ Bên B

– Cung cấp cho Bên A danh sách bài hát tham gia chương trình.

– Đến trước giờ biểu diễn ít nhất … tiếng, tham gia tổng duyệt chương trình theo chỉ đạo của ban tổ chức sự kiện.

– Biểu diễn đúng nội dung đã thỏa thuận và được Bên A duyệt.

– Trang điểm và trang phục biểu diễn phải phù hợp với quy định về văn hóa hoạt động và biểu diễn nghệ thuật.

ĐIỀU 5: PHẠT VI PHẠM VÀ BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI

5.1. Đối với bên A:

–  Nếu bên A thông báo hủy hợp đồng sẽ phải bồi thường cho bên B như sau:

+ Trước 03 ngày: Bồi thường 50% giá trị hợp đồng.

+ Trước 01 ngày: Bồi thường 70% giá trị hợp đồng.

+ Trước giờ khai mạc chương trình sẽ phải bồi thường 200% giá trị hợp đồng này.

–   Bên A có quyền đòi bên B bồi thường nếu bên A biểu diễn các tiết mục không đúng với thỏa thuận, không phù hợp với quy định về văn hóa biểu diễn nghệ thuật hoặc bên B là chậm tiến trình chương trình dẫn đến chương trình bị gián đoạn hoặc phải kết thúc sớm hơn kế hoạch kịch bản. Mức bồi thường sẽ giao động từ 30% đến 100% và sự thương lượng giữa hai bên dựa vào những thiệt hại xảy ra.

5.2: Đối với bên B:

–  Nếu bên B đến muộn từ 10 phút đến 20 phút so với giờ đã thỏa thuận (Không có lý do chính đáng) sẽ phải bồi thường 20% giá trị hợp đồng này.

–  Nếu bên B đến muộn từ 20 phút đến 60 phút so với giờ đã thỏa thuận (Không có lý do chính đáng) sẽ phải bồi thường 50% giá trị hợp đồng này.

–  Nếu bên B đến mượn sau 60 phút so với giờ đã thỏa thuận (không có lý do chính đáng) ) và đơn phương hủy bỏ hợp đồng này mà không có sự chấp thuận của bên A thì phải bồi thường 100% giá trị hợp đồng này.

–  Nếu bên B thông báo hủy hợp đồng này sẽ phải thanh toán lại cho bên A số tiền đã nhận lần 1 (nếu có) và phải bồi thường cho bên A như sau:

+ Trước 03 ngày: Bồi thường 100% giá trị hợp đồng.

+ Trước 01 ngày: Bồi thường 200% giá trị hợp đồng

+ Trước giờ khai mạc chương trình sẽ phải bồi thường 400% giá trị hợp đồng này

ĐIỀU 6: GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP

Trong quá trình thực hiện nếu có gì vướng mắc, phát sinh tranh chấp, hai Bên sẽ tự thương lượng, giải quyết trên tinh thần hợp tác, thiện chí. Nếu không thương lượng được, các Bên có quyền yêu cầu Tòa án nhân dân cấp có thẩm quyền giải quyết theo quy định của pháp luật.

ĐIỀU 7: ĐIỀU KHOẢN CUỐI CÙNG

7.1. Hai Bên cam kết thực hiện đúng và đủ những điều khoản đã thoả thuận trong Hợp đồng. Mọi thay đổi của Hợp đồng phải được thống nhất bằng văn bản có xác nhận của hai bên.

7.2. Hợp đồng có hiệu lực từ ngày ký.

7.3. Hai bên đã hiểu rõ quyền, nghĩa vụ, lợi ích hợp pháp của mình và hậu quả pháp lý của việc giao kết Hợp đồng này. Hai bên tự đọc lại và nghe đọc lại, hoàn toàn nhất trí với nội dung của Hợp đồng và cùng ký tên dưới đây để làm bằng chứng.

7.4. Hợp đồng gồm … (……) trang, có 07 (Bảy) điều, được lập thành 02 (hai) bản có giá trị pháp lý như nhau, Bên A giữ 01 (một) bản, Bên B giữ 01 (một) bản./

ĐẠI DIỆN BÊN A
(Ký tên và đóng dấu)
ĐẠI DIỆN BÊN B
(Ký tên và đóng dấu)

Quy luật giá trị – lý luận và thực tiễn ở Việt Nam

Bài luận về Quy luật giá trị – lý luận và thực tiễn ở Việt Nam.

Một xã hội cần có những chính sách về phát triển kinh tế ngày một toàn diện và hiệu quả hơn sao cho đời sống tinh thần và vật chất của con người trong xã hội đó ngày một ổn định phong phú, nhưng để có được một xã hội như vậy không phải tự nhiên mà có. Thực tế đã chứng minh rằng việc phát triển kinh tế là một việc vô cùng khó khăn, đó là cuộc chạy đua sôi động giữa các nước trên thế giới nhằm đạt được một vị trí cao hơn trên thị trường quốc tế. Muốn thực hiện điều đó thì trong chính sách phát triển kinh tế của mỗi quốc gia đòi hỏi phải được dựa trên một nền tảng cơ sở lý thuyết vững chắc về các quy luật kinh tế, đặc biệt là quy luật giá trị. Chúng ta đã biết được quy luật giá trị là quy luật kinh tế quan trọng nhất của sản xuất và trao đổi hàng hóa. Mọi hoạt động của các chủ thể kinh tế trong sản xuất và lưu thông hàng hóa đều chịu sự tác động của quy luật này. Đất nước Việt Nam ta đang đứng trước những khó khăn lớn về mọi mặt nhất là trong phát triển kinh tế, do đó chúng ta cẩn phải áp dụng những biện pháp phát triển kinh tế thật thận trọng, khẩn trương và làm sao để có hiểu quả nhất. Chính vì vậy việc áp dụng quy luật giá trị vào việc phát triển kinh tế là rất quan trọng. Chúng ta cần phải thật linh hoạt trong từng vấn đề, từng lĩnh vực của sự phát triển kinh tế. Để tìm hiểu kĩ hơn về vấn đề này, em xin chọn đề tại số 1: “Quy luật giá trị – lí luận và thực tiễn ở Việt Nam”.

1. Lí luận về quy luật giá trị và vai trò của quy luật giá trị:

1.1. Khái niệm quy luật giá trị:

            Quy luật giá trị là quy luật kinh tế cơ bản của sản xuất hàng hóa. Ở đâu có có sản xuất và trao đổi hàng hóa thì ở đó có sự hoạt động của quy luật giá trị.

1.2. Nội dung quy luật giá trị:

            Tất cả các hoạt động kinh tế của con người đều chịu sự tác động của quy luật kinh tế nào đó. Quy luật giá trị là một trong những quy luật kinh tế có tác động mạnh đến các hoạt động kinh tế của con người. Quy luật giá trị là quy luật của nền sản xuất hàng hóa, biểu hiện nhu cầu khách quan của việc định hướng nền sản xuất và trau dồi theo các quan hệ tỷ lệ phản ánh hao phí lao động xã hội cần thiết. Giá trị là hình thức biểu hiện các hao phí đó trên cơ sở quy tất cả các loại lao động cụ thể thành lao động trừu tượng và quy lao động phức tạp thành lao động giản đơn. Giá trị là phương thức điều tiết các mối quan hệ giữa những người sản xuất hàng hóa trong quá trình trao đổi hoạt động.

            Quy luật giá trị hoạt động trong các hình thái xã hội khác nhau và trong hệ thống các quan hệ kinh tế của mối hình thái. Quy luật đó không thuộc về quy luật biểu hiện bản chất xã hội cơ bản của một hình thái xã hội nào, các biểu hiện cụ thể của nó phụ thuộc vào quy luật kinh tế cơ bản của phương thức sản xuất nhất định

            Trong sản xuất thì hao phí lao động cá biệt phải phù hợp với hao phí lao động xã hội cần thiết. Vì trong nền sản xuất hàng hóa, vấn đề đặc biệt quan trọng là hàng hóa sản xuất ra có bán được hay không. Để có thể bán được thì hao phí lao động để sản xuất ra hàng hóa của các chủ thể kinh doanh phải phù hợp với mức hao phí lao động xã hội có thể chấp nhận được. Mức hao phí càng thấp thì họ càng có khả năng phát triển kinh doanh, thu được nhiều lợi nhuận.

            Trong trao đổi hàng hóa cũng phải dựa vào hao phí lao động xã hội cần thiết, tức là tuân theo nguyên tắc trao đổi ngang giá, hai hàng hóa có giá trị sử dụng khác nhau, nhưng có lượng giá trị bằng nhau thì phải trao đổi ngang nhau.

            Đòi hỏi trên của quy luật là khách quan, đảm bảo sự công bằng, hợp lí, bình đẳng giữa những người sản xuất hàng hóa. Quy luật giá trị bắt buộc những người sản xuất và trao đổi hàng hóa phải tuân theo yêu cầu hay đòi hỏi của nó thông qua “mệnh lệnh” của giá cả thị trường. Tuy nhiên trong thực tế do sự tác động của nhiều quy luật kinh tế , nhất là quy luật cung cầu làm cho giá cả hàng hóa thường xuyên tách rời giá trị. Nhưng sự tách rời đó chỉ xoay quanh giá trị, C.Mác gọi đó là vẻ đẹp của quy luật giá trị. Trong vẻ đẹp này, giá trị hàng hóa là trục, giá cả thị trường lên xuống quanh trục đó. Đối với mỗi hàng hóa, giá cả của nó có thể cao thấp khác nhau, nhưng khi xét trong một khoảng thời gian nhất định, tổng giá cả phù hợp với tổng giá trị của nó.

            Giá cả thị trường tự phát lên xuống xoay quanh giá trị là biểu hiện sự hoạt động quy luật giá trị.

1.3. Các hình thức chuyển hóa quy luật giá trị:

            Tiền tệ là một loại hàng hóa đặc biệt được dùng để các hàng hóa khác biểu thị giá trị của mình. Giá trị hàng hóa được biểu thị ra bằng tiền gọi là giá cả hàng hóa.

            Trong giai đoạn cao của chủ nghĩa cộng sản, sản xuất hàng hóa, quy luật giá trị và tiền tệ tiêu vong

            Trong giai đoạn chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh, quy luật giá trị chuyển hóa thành quy luật giá cả sản xuất.

            Trong giai đoạn chủ nghĩa tư bản độc quyền, quy luật giá trị chuyển hóa thành quy luật giá cả độc quyền cao.

1.4. Mối quan hệ giữa giá cả, giá cả thị trường, giá cả độc quyền và giá trị hàng hóa.

   Ta xét mối quan hệ giữa giá cả, giá cả thị trường, giá cả độc quyền và giá trị hàng hóa:

            +) Giá cả: là biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hóa. Giá trị là cơ sở của giá cả. Khi quan hệ cung cầu cân bằng, giá cả hàng hóa cao hay thấp là ở giá trị của hàng hóa quyết định. Trong điều kiện sản xuất hàng hóa, giá cả hàng hóa tự phát lên xuống xoay quanh giá trị tùy theo quan hệ cung cầu, cạnh tranh và sức mua của đồng tiền. Sự hoạt động của quy luật giá trị biểu hiện ở sự lên xuống của giá cả thị trường. Tuy vậy, sự biến động của giá cả vẫn có cơ sở là giá trị, mặc dù nó thường xuyên tách rời giá trị.

            +) Giá cả sản xuất là hình thái biến tướng của giá trị, nó bằng chi phí sản xuất của hàng hóa cộng với lợi nhuận bình quân.

                Trong giai đoạn tư bản tự do cạnh tranh do hình thành tỷ suất lợi nhuận bình quân nên hàng hóa không bán theo giá trị mà bán theo giá cả sản xuất.

            +) Giá trị hàng hóa chuyển thành giá cả sản xuất không phải là phủ nhận quy luật giá trị mà chỉ là biểu hiện cụ thể của quy luật giá trị trong giai đoạn tư bản tự do cạnh tranh.

            +) Giá cả độc quyền:

                        – Trong giai đoạn tư bản độc quyền, tổ chức độc quyền đã nâng giá cả hàng hóa lên trên giá cả sản xuất và giá trị. Giá cả độc quyền bằng chi phí sản xuất cộng với lợi nhuận độc quyền. Lợi nhuận độc quyền vượt quá lợi nhuận bình quân.

                        – Khi nói giá cả độc quyền thì thường hiểu là giá cả bán ra cao hơn giá cả sản xuất và giá trị, đồng thời cũng cần hiểu còn có giá cả thu mua rẻ mà tư bản độc quyền mua của người sản xuất nhỏ, tư bản vừa và nhỏ ngoài độc quyền.

                        – Giá cả độc quyền không xóa bỏ giới hạn của giá trị hàng hóa, nghĩa là giá cả độc quyền không thể tăng thêm hoặc giảm bớt giá trị và tổng giá trị thặng dư do xã hội sản xuất ra; phần giá cả độc quyền vượt quá giá trị chính là phần giá trị mà những người bán (công nhân, người sản xuất nhỏ, tư bản vừa và nhỏ…) mất đi. Nhìn vào phạm vi toàn xã hội, toàn bộ giá cả độc quyền cộng với giá cả không độc quyền về đại thể bằng toàn bộ giá trị.

1.5. Cơ chế biểu hiện của quy luật giá trị:

      +) Quy luật giá trị hoạt động được thể hiện ở sự biến đổi lên xuống của giá cả xoay quanh giá trị dưới tác động của quan hệ cung – cầu hàng hóa trên thị trường.

      +) Nếu sức mua đồng tiền không đổi, không kể đến điều tiết của nhà nước và độc quyền thì xảy ra 03 trường hợp sau:

  • Khi cung = cầu, thì giá cả = giá trị
  • Khi cung > cầu, thì giá cả < giá trị
  • Khi cung < cầu, thì giá cả > giá trị

        Tuy nhiên, xét tổng thể thì tổng giá cả luôn bằng tổng giá trị.

      +) Trong nền sản xuất hàng hóa, quy luật giá trị vừa có tác động tích cực, vừa có tác động tiêu cực. Đó là: điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa; kích thích tiến bộ, nâng cao năng suất lao động; phân hóa những người sản xuất hàng hóa thành giàu – nghèo.

1.6. Vai trò của quy luật giá trị:

      +) Quy luật giá trị điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa:

            Trong sản xuất, quy luật giá trị điều tiết việc phân phối tư liệu sản xuất và sức lao động giữa các ngành sản xuất thông qua sự biến động của giá cả hàng hóa. Như em đã nói ở trên, do ảnh hưởng của quan hệ cung cầu giá cả hàng hóa trên thị trường lên xuống xoay quanh giá trị của nó. Nếu một ngành nào đó, cung không đáp ứng cầu, giá cả hàng hóa lên cao thì những người sản xuất sẽ mở rộng quy mô sản xuất. Những người đang sản xuất hàng hóa sẽ thu hẹp quy mô sản xuất để chuyển sang sản xuất loại hàng hóa này. Như vậy, tư liệu sản xuất, sức lao động và vốn được chuyển vào ngành này tăng lên, cung về loại hàng hóa này trên thị trường sẽ tăng cao. Ngược lại khi ngành đó thu hút quá nhiều lao động xã hội, cung vượt cầu, giá cả hàng hóa hạ xuống, thì người sản xuất sẽ phải chuyển bớt tư liệu sản xuất và sức lao động ra khỏi ngành này để đầu tự vào nơi có giá cả hàng hóa cao. Nhờ vậy mà tư liệu sản xuất và sức lao động được phân phối qua lại một cách tự phát vào các ngành này để đầu tư vào nơi có giá cả hàng hóa cao. Nhờ vậy mà tư liệu sản xuất và sức lao động được phân phối qua lại một cách tự phát vào các ngành sản xuất khác nhau. Ở đây ta thấy rằng sự biến động của giá cả xung quanh giá trị không những chỉ rõ sự biến động về kinh tế mà còn có tác động điều tiết nền kinh tế.

            Ngoài ra ta còn thấy quy luật giá trị cũng điều tiết và lưu thông hàng hóa. Hàng hóa bao giờ cũng vận động từ nơi giá cả thấp đến nơi giá cả cao. Quy luật giá trị có tác dụng điều tiết sự vận động đó, phân phối các nguồn hàng hóa một cách hợp lí hơn trong nước.

      +) Quy luật giá trị kích thích cải tiến kĩ thuật, hợp lí hóa sản xuất nhằm tăng năng xuất lao động:

            Trong nền kinh tế hàng hóa, người sản xuất hàng hóa nào cũng mong có nhiều lãi. Người có nhiều lãi hơn là người có thời gian lao động cá biệt ít hơn hoặc bằng thời gian lao động xã hội cần thiết. Còn những người có thời gian lao động cá biệt lớn hơn thời gian lao động xã hội cần thiết thì sẽ bị lỗ không thu về được toàn bộ lao động đã hao phí. Muốn đứng vững và thắng trong cạnh tranh, mỗi người sản xuất đều luôn tìm cách rút xuống đến mức tối thiểu thời gian lao động cá biệt. Muốn vậy, những người sản xuất phải tìm mọi cách cải tiến kĩ thuật, nâng cao trình độ tay nghề, sử dụng thành tựu mới của khoa học, kỹ thuật, cải tiến tổ chức quản lí của sản xuất, thực hiện tiết kiệm chặt chẽ. Sự cạnh tranh quyết liệt càng thúc đẩy các quá trình này diễn ra mạnh mẽ hơn, kết qủa là năng suất lao động tăng lên nhanh chóng. Ngoài ra để có thể thu được nhiều lãi, người sản xuất hàng hóa còn phải thường xuyên cải tiến chất lượng, mẫu mã hàng hóa cho phù hợp nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng, cải tiến các biện pháp lưu thông, bán hàng để tiết kiệm chi phí lưu thông và tiêu thị sản phẩm nhanh. Vì vậy quy luật giá trị có tác dụng thúc đẩy sản xuất hàng hóa nhiều, nhanh, tốt, rẻ hơn.

      +) Quy luật giá trị phân hóa những người sản xuất hàng hóa thành kẻ giàu người nghèo, làm phát sinh và phát triển quan hệ kinh tế tư bản chủ nghĩa:

            Trong cuộc cạnh tranh chạy theo giá trị, lao động cá biệt của mỗi người sản xuất có thể không nhất trí với lao động xã hội cần thiết. Những người làm tốt, làm giỏi có năng suất lao động cá biệt thấp hơn thời gian lao động xã hội cần thiết và nhờ đó họ phát tài, làm giàu, mua sắm thêm tư liệu sản xuất, mở rộng quy mô sản xuất. Bên cạnh đó những người làm ăn kém, không may mắn, thời gian lao động cá biệt lớn hơn thời gian lao động xã hội cần thiết nên bị lỗ vốn thậm chí đi đến phá sản. Như vậy, quy luật giá trị có ý nghĩa đánh giá người sản xuất, kích thích những yếu tố tích cực phát triển và đào thải các yếu tố kém. Nó đảm bảo sự bình đẳng đối với người sản xuất. Sự phân hóa này là kết quả tự nhiên sản xuất hàng hóa dựa trên chế độ tư hữu.

2. Thực tiễn việc vận dụng quy luật giá trị vào nền kinh tế ở Việt Nam:

2.1. Việc vận dụng quy luật giá trị vào những năm nền kinh tế bao cấp:

            Trong thời kì này chúng ta đã có cách hiểu không đúng về việc thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế và thực hiện công bằng, bình đẳng xã hội, do đó việc vận dụng quy luật giá trị đã có những thiếu sót, sai lệch. Hậu quả là đã làm triệt tiêu những nhân tố tích cực, năng động của xã hội. Khiến cho nền kinh tế rơi vào tình trạng trì trệ, kém phát triển.

2.2. Việc vận dụng quy luật giá trị thời gian trong thời kì đổi mới:

Trong thời kỳ đổi mới, chúng ta phát triển nền sản xuất hàng hóa, quy luật giá trị hoạt động, tạo nên sự cạnh tranh, phát triển kinh tế… Bên cạnh đó, cũng nảy sinh những mặt trái như: phân hóa giàu – nghèo, buôn bán gian lận…

Hiện nay nước ta đang hội nhập theo nền kinh tế thế giới với chính sách mở cửa hợp tác với các nước. Đảng ta đã đưa ra quan điểm “Một nền kinh tế phát triển theo mô hình nền kinh tế nhiều thành phần, theo định hướng xã hội chủ nghĩa và dưới sự quản lý của nhà nước“. Trong quá trình phát triển nền kinh tế, nước ta chịu tác động của nhiều nhân tố khách quan, một trong những nhân tố khách quan chủ yếu là quy luật giá trị.

Việt Nam sau hơn 30 năm đổi mới, dưới tác động của quy luật giá trị và vai trò quản lý kinh tế của Nhà nước, nền kinh tế nước ta đã đạt được những thành tựu nhất định trên tất cả các lĩnh vực, đặc biệt là về kinh tế. Từ một nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu với 90% dân số làm nông nghiệp, Việt Nam đã xây dựng được cơ sở vật chất – kỹ thuật, hạ tầng kinh tế – xã hội từng bước đáp ứng cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tạo ra môi trường thu hút nguồn lực xã hội cho phát triển dài hạn và bền vững.

Trong đó, tăng trưởng kinh tế với tốc độ khá cao trong khu vực và trên thế giới. Năm 2017, tăng trưởng GDP của Việt Nam đạt 6,81%, cao nhất trong 10 năm trở lại đây.Lạm phát được kiểm soát tốt giúp kinh tế vĩ mô phát triển ổn định.

Về cơ cấu GDP theo ngành đã có chuyển dịch tích cực theo hướng giảmtỷ trọng của khu vực nông – lâm – ngư nghiệp và tăng tỷ trọng của khu vựccông nghiệp xây dựng và dịch vụ. Đến nay, đóng góp vào tăng trưởng của 02 ngành công nghiệp và dịch vụ chiếm khoảng 90% tăng trưởng toàn ngành kinh tế. Tuy nhiên tốc độ chuyển dịch còn chậm.

Bên cạnh những tác động tích cực, quy luật giá trị cũng có những tác động tiêu cực đến nền kinh tế nước ta như phân hóa giàu – nghèo, cạnh tranh không lành mạnh giữa các chủ thể sản xuất, buôn bán gian lận…Vì vậy, cần phải nghiên cứu kỹ quy luật giá trị để có những hiểu biết thêm về những biểu hiện mới của nó từ đó có những chính sách và hướng đi rõ ràng cụ thể để nước ta ngày càng phát triển đi lên.

Trong thời gian tới, để phát huy những tác động tích cực, hạn chế những tác động tiêu cực của quy luật giá trị vào nền kinh tế thị trường, chúng ta cần nắm vững nội dung, cơ chế hoạt động của quy luật giá trị trong nền kinh tế, từ đó vận dụng vào các lĩnh vực một cách đúng đắn để hạn chế những tác động tiêu cực của quy luật giá trị đối với quá trình phát triển kinh tế thị trường ở nước ta.

2.3. Vận dụng quy luật giá trị vào lĩnh vực sản xuất:

      +) Một nguyên tắc căn bản của kinh tế thị trường là trao đổi ngang giá tức là thực hiện sự trao đổi hàng hóa thông qua thị trường, sản phẩm phải trở thành hàng hóa. Nguyên tắc này đòi hỏi tuân thủ quy luật giá trị – sản xuất và trao đổi hàng hóa phải dựa trên cơ sở thời gian lao động xã hội cần thiết. cụ thể:

  • Xét ở tầm vi mô: Mỗi cá nhân khi sản xuất các sản phẩm đều cố gắng làm cho thời gian lao động cá biệt nhỏ hơn thời gian lao động xã hội.
  • Xét ở tầm vĩ mô: Mỗi doanh nghiệp đều cố gắng nâng cao nắng suất lao động, chất lượng sản phẩm, giảm thời gian lao động xã hội cần thiết.

 Do vậy, nhà nước đưa ra các chính sách để khuyến khích nâng cao trình độ chuyên môn. Mỗi doanh nghiệp phải cố gắng cải tiến máy móc, mẫu mã, nâng cao tay nghề lao động. Nếu không quy luật giá trị ở đây sẽ thực hiện vai trò đào thải nó. Tất yếu điều đó dẫn tới sự phát triển của lực lượng sản xuất mà trong đó đội ngũ lao động có tay nghề chuyên môn ngày càng cao, công cụ lao động luôn luôn được cải tiến. Và cùng với nó, sự xã hội hóa, chuyên môn hóa lực lượng sản xuất cũng được phát triển. Đây là những vẫn dụng đúng đắn của nhà nước ta.

      +) Vận dụng quy luật giá trị đối với việc hoạch toán kinh tế của các doanh nghiệp:

Trong nền kinh tế thị trường ở nước ta, mỗi doanh nghiệp là người sản xuất hàng hóa cạnh tranh gay gắt với nhau, để đứng vững được trên thị trường, chiến thắng đối thủ cạnh tranh thì họ phải tính đến hiệu quả sản xuất kinh doanh thông qua các hình thức giá trị, giá cả, lợi nhuận, chi phí… Để có lợi nhuận, các doanh nghiệp phải tìm cách hạ thấp chi phí sản xuất bằng cách hợp lý hóa sản xuất, tiết kiệm chi phí vật chất, tăng năng suất lao động… Để làm được điều đó, doanh nghiệp phải nắm vững và vận dụng tốt quy luật giá trị trong hoạch toán kinh tế. Thời gian qua ta thấy có rất nhiều doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả, điều đó cho thấy các doanh nghiệp đã vận dụng khá tốt quy luật giá trị vào hoạch toán kinh tế.

Đối với các doanh nghiệp Nhà nước, để tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh, Nhà nước ta đã quyết định cổ phần hóa phần lớn các doanh nghiệp Nhà nước, và Nhà nước chỉ giữ lại một số ngành có tính chất an ninh quốc gia. Các doanh nghiệp rồi sẽ dần chuyển thành các công ty cổ phần với nhiều chủ sở hữu và mỗi cổ đông sẽ vì lợi ích của mình để đầu tư vào sản xuất, hoạch toán kinh tế sao cho lợi nhuận càng nhiều càng tốt. Bởi vậy, việc vận dụng quy luật giá trị vào hoạch toán kinh tế của mỗi công ty cổ phần thời kỳ này là một việc hết sức quan trọng và cần thiết đối với mỗi công ty cổ phần.

      +) Vận dụng quy luật giá trị đối với việc hình thành giá cả sản xuất:

Thời kỳ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp, tất cả giá cả các mặt hàng đều do Chính phủ kiếm soát. Sau năm 1986, nền kinh tế nước ta chuyển sang sản xuất hàng hóa thì giá cả là do thị trường quyết định. Nhà nước ta cũng xác định, thời kỳ này giá cả phải vận dụng tổng hợp các quy luật, trong đó quy luật giá trị có tác động trực tiếp. Giá cả phải do giá trị quyết định. Tuy nhiên, trên tực tế giá cả hàng hóa chịu tác động của nhiều yếu tố như cung – cầu, cạnh tranh, sức mua đồng tiền, giá các mặt hàng liên quan… không thể giữ giá theo ý muốn chủ quan của Nhà nước. Qua đây cho ta thấy ngay trong Nhà nước cũng đã nhận ra được vai trò quan trọng của quy luật giá trị trong việc hình thành giá cả trong nền kinh tế thị trường.

2.4. Vận dụng quy luật giá trị vào lĩnh vực lưu thông hàng hóa.

Trong lĩnh vực lưu thông, quy luật giá trị yêu cầu trao đổi phải theo nguyên tắc ngang giá, tức giá cả bằng giá trị. Dưới tác động quy luật giá trị, hàng hóa trong nền kinh tế sẽ được đưa từ nơi có giá cả thấp đến nơi có giá cả cao, từ nơi cung nhiều đến nơi cầu nhiều. Thông qua sự biến động về giá cả trên thị trường, luồng hàng hóa sẽ lưu thông từ đó tạo sự cân đối về nguồn hàng giữa các vùng miền.

Đối với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa của Việt Nam, thông qua hệ thống giá cả quy luật giá trị có ảnh hưởng nhất định đến việc lưu thông của một hàng hóa nào đó. Giá mua cao sẽ khơi thêm nguồn hàng, giá bán hạ sẽ thúc đẩy mạnh việc tiêu thụ và ngược lại. Do đó mà Nhà nước ta đã vận dụng vào việc định giá cả sát giá trị, xoay quanh giá trị để kích thích cải tiến kỹ thuật, tăng cường quản lý. Không những thế Nhà nước ta còn chủ động tách giá cả khỏi giá trị với từng loại hàng hóa trong từng thời kỳ nhất định, lợi dụng sự chênh lệch giữa giá cả và giá trị để điều tiết một phần sản xuất và lưu thông, điều chỉnh cung cầu và phân phối. Giá cả được coi là một công cụ kinh tế quan trọng để kế hoạch hóa sự tiêu dùng của xã hội. 

Ví dụ: giá cả của sản phẩm công nghiệp nặng lại đặt thấp hơn giá trị để khuyến khích sự đầu tư phát triển, áp dụng kỹ thuật vào sản xuất. Tuy nhiên, sự điều chỉnh này ở nước ta không phải bao giờ cũng phát huy tác dụng tích cực, nhiều khi những chính sách này lại làm cho giá cả bất ổn, tạo điều kiện cho hàng hóa nước ngoài tràn vào nước ta do giá cả hợp lý hơn. 

Bên cạnh những tác động tích cực thì còn có những hạn chế. Do chạy theo lợi nhuận, do tính cạnh tranh cao trong nền kinh tế nên xuất hiện tình trạng gian lận trong buôn bán, hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng xuất hiện tràn lan trên thị trường…Ở Việt Nam, theo đánh giá của cơ quan chức năng, hàng giả, hàng nhái đang len lỏi vào thị trường một cách công khai. Thực trạng hàng giả hàng nhái hiện nay là một vấn nạn xã hội chưa hề có dấu hiệu thuyên giảm, thậm chí đang ngày một gia tăng. Thị trường băng đĩa CD, VCD, DVD ở Việt Nam là một ví dụ điển hình cho hiện tượng này. Theo thống kê, đối với mặt hàng mỹ phẩm, khoảng 75% thị phần mỹ phẩm bán ngoài thị trường là hàng giả và hàng nhập lậu, hàng chính hãng chỉ có 25% còn lại. Đặc biệt, 100% các sản phẩm nước hoa và sáp vuốt tóc bày bán tại các chợ không phải hàng thật. Nhiều sản phẩm mỹ phẩm của nước ngoài chưa hề được công bố cũng đã được bán tại nhiều chuỗi cửa hàng của Việt Nam trong đó có cả những chuỗi cửa hàng danh tiếng. Từ những hạn chế đó, Nhà nước với vai trò quản lý vĩ mô nền kinh tế cần đưa ra những chính sách thiết thực, hiệu quả để khắc phục những hạn chế, đồng thời phát huy mặt tích cực.

3. Giải pháp nhằm vận dụng quy luật giá trị vào nền kinh tế ở Việt Nam trong thời gian tới.

      +) Đầu tư vào việc nghiên cứu, ứng dụng và triển khai khóa học công nghệ:

            Trong tình trạng nước ta còn thiếu thốn trầm trọng khoa học kĩ thuật như hiện nay, nước ta cần phải hỗ trỡ nhiều hơn nữa kinh phí cho các nghiên cứu, các đề tài nghiên cứu phục vụ trực tiếp cho việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế, cơ cấu sản xuấ, thực hiện cơ chế đặt hàng trực tiếp giữa nhà nước, doanh nghiệp và các cơ sở nghiên cứu khoa học, tránh tình trạng bỏ phí vốn đầu tư do tách rời giữa sản phẩm nghiên cứu và thực tiễn. Tăng kinh phí đào tạo, nhất là đào tạo mới và đào tạo bổ sung đội ngũ lao động chất lượng cao. Đặc biệt chú trọng đội ngũ công nhân lành nghề, giỏi việc, làm chủ được những công nghệ mới.

            Tiếp theo phải nâng cao trình độ văn hóa cho nguồn nhân lực, phấn đấu phổ cập phổ thông cơ sở và phổ thông trung học đối với những đối tượng và những vùng có điều kiện nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiếp thu các kiến thức trong đào tạo chuyên môn kĩ thuật cho người lao động. Thực hiện chính sách phân luồng học sinh sau khi tốt nghiệp trung học cơ sở để tạo ra cơ cấu đào tạo hợp lí.

      +) Để phát huy các tác động tích cực, đẩy lùi các tác động tiêu cực của kinh tế thị trường cần nâng cao vai trò quản lí của nhà nước thông qua quy hoạch, kế hoạch, công cụ tài chính, qua các phương thức kích thích, giáo dục, thuyết phục và cả cưỡng chế:

  • Phát triển kinh tế, công nghiệp hóa, hiện đại hóa là trung tâm: đây là một trong những nhiệm vụ quan trọng của nhà nước ta. Phát triển kinh tế, công nghiệp hóa, hiện đại hóa để từ đó tạo đà để thực hiện những nhiệm vụ khác, đưa nước ta nhanh chóng phát triển, tiếp theo con đường xã hội chủ nghĩa.
  • Phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần.
  • Tiếp tục tạo lập đồng bộ các yếu tố của kinh tế thị trường, tăng cường vai trò quản lí kinh tế của nhà nước
  • Giải quyết tốt các vấn đề xã hội, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực: đây là nhiệm vụ nhằm vận dụng tốt hơn quy luật giá trị vào nền kinh tế nước ta.
  • Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực theo tinh thần phát huy tối đa nội lực nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế, bảo đảm độc lập, tự chủ và định hướng xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích dân tộc, giữ vững an kinh quốc gia.

      +) Lưu thông hàng hóa, tăng khả năng cạnh tranh hàng hóa của Việt Nam.

            Một trong những yếu tố then chốt để nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam là cơ cấu lại và tăng cường năng lực cạnh tranh của khu vực doanh nghiệp, trong đó có vai trò quan trọng của khu vực nhà nước vì khu vực này nắm phần lớn tài sản quốc gia, nguồn lao động kĩ thuật, tài nguyên và giữ vai trog chủ đạo trong các thành phần kinh tế. Khu vực doanh nghiệp cần xây dựng được chương trình cắt giảm chi phí sản xuất trong từng công đoạn sản xuất với từng sản phẩm. Nhà nước thực hiện chính sách khuyến khích nghiên cứu áp dụng đổi mới công nghệ, đầu tư đổi mới thiết bị sản xuất. Tạo môi trường kinh doanh lành mạnh, xây dựng khuôn khổ chính sách tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiến hành cơ cấu lại sản xuất có hiệu quả, tăng khả năng cạnh tranh. Hạn chế độc quyền của các doanh nghiệp, nhà nước chỉ thực hiện trợ giá những mặt hàng thiết yếu quan trọng và một số mặt hàng nông sản xuất khẩu.

            Thực hiện chính sách hỗ trợ có điều kiện trong một khoảng thời gian nhất định để dần dần tăng năng lực cạnh tranh của một số sản phẩm, mở rộng thị trường trong nước và xuất khẩu. Bằng cách mở rộng quan hệ với các quốc gia, các nước, hỗ trỡ xúc tiến thương mại ở các thị trường giàu tiềm năng. Tăng cường đầu tư vào hoạt động nghiên cứu thị trường, hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư ra nước ngoài.

            Giải pháp phát triển nguồn nhân lực phải đặc biệt coi trọng. Trong thời gian tới cần đầu tư cho đào tạo và đào tạo lại, nâng cao tỷ lệ lao động qua đào tạo lên trên 30% số lao động hiện có, trong đó chú trọng đào tạo nghề công nghệ cao.

      +) Nhà nước cần chú ý hơn tới vấn đề đồng bộ hệ thống thị trường ở nước ta: ở nước ta một số loại thị trường phát triển nhanh chóng, phát huy được hiệu quả trong nền kinh tế thị trường, trong khi đó một số loại thị trường còn rất sơ khai, chưa hình thành một cách đầy đủ, vì thế nhà nước cần có những biện pháp để vực dậy một số thị trường đó.

      +) Nhà nước ta khi vận dụng quy luật giá trị phải xuất phát từ nhiều quy luật kinh tế của chủ nghĩa xã hội, căn cứ vào nhiệm vụ kinh tế, chính trị trong từng thời kì.

* Kết luận: Quy luật giá trị là quy luật kinh tế cơ bản của nền sản xuất hàng hóa. Sự ra đời và hoạt động của quy luật này gắn liền với sản xuất và lưu thông hàng hóa. Trên đây là bài làm của em với chủ đề lí luận về quy luật giá trị và những thực tiễn ở Việt Nam. Việc vận dụng quy luật giá trị vào phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta có ý nghĩa vô cùng to lớn, giúp nền kinh tế Việt Nam phát triển theo kịp trình độ các nền kinh tế phát triển trên thế giới. Tuy nhiên, Nhà nước với vai trò quản lý vĩ mô nền kinh tế cần có những giải pháp để hạn chế những tác động tiêu cực của quy luật giá trị tới nền kinh tế, giúp nền kinh tế Việt Nam phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững.

Hợp đồng mua bán phụ tùng xe máy

Hợp đồng mua bán phụ tùng xe máy, linh kiện xách tay chính hãng hoặc thay thế thường được sử dụng cho các đại lý phụ tùng, linh kiện hoặc cửa hàng, trung tâm bảo dưỡng sửa chữa xe máy. Các sản phẩm phụ tùng có thể là chính hãng hoặc được sản xuất theo quy trình đảm bảo chất lượng và có bảo hành. Việc ký kết Hợp đồng mua bán phụ tùng xe gắn máy sẽ là cơ sở để thực hiện việc kinh doanh an toàn, tránh những rủi ro khi bị kiểm tra, thanh tra hay thực hiện các chế độ bảo hành với nhà sản xuất.

Phụ tùng, linh kiện thay thế cho xe gắn máy rất đa dạng, từ những sản phẩm có chức năng chính cho tới những sản phẩm trang trí đều được cung cấp với mẫu mã, màu sắc, kiểu dáng phong phú cho khách hàng lựa chọn. Khi tiến hành mua bán, các bên cần lưu ý về nguồn gốc của phụ tùng cũng như những tác động, tiêu chuẩn khi tiến hành lắp đặt, ảnh hưởng của phụ tùng đó tới hệ thống xe một cách tổng thể. Ngoài ra, một số điểm cũng cần lưu ý khi thỏa thuận mua bán đó là thuế, phí, đổi trả, báo lỗi, biến động giá, giao nhận hàng hóa, chấm dứt thỏa thuận và xử lý vi phạm.

Mẫu Hợp đồng mua bán phụ tùng xe máy

TÊN CÔNG TY
Số: …./HĐ….
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
………………, ngày … tháng … năm …

HỢP ĐỒNG MUA BÁN PHỤ TÙNG XE MÁY

Căn cứ vào: 

  • Bộ Luật Dân sự số 91/2014/QH13 ngày 24/11/2015 của Quốc hội nước CHXHCNVN;
  • Luật Thương Mại số 36/2005/DH11 ngày 14/06/2005 của Quốc Hội nước CHXHCNVN;
  • Các văn bản pháp luật khác có liên quan;
  • Khả năng và nhu cầu của các bên;

Hôm nay, ngày … tháng … năm ….tại ………………………………., chúng tôi gồm có:

BÊN A: (Bên bán)…………………………………………………………………
Mã số thuế:…………………………………………………………………
Địa chỉ:…………………………………………………………………
Số fax:…………………………………………………………………
Số tài khoản:…………………………………………………………………
Ngân hàng:…………………………………………………………………
Đại diện theo pháp luật:…………………………………………………………………
CCCD/Hộ chiếu:…………………………………………………………………
Chức vụ:…………………………………………………………………

Và: 

BÊN B: (Bên mua)…………………………………………………………………
Mã số thuế:…………………………………………………………………
Địa chỉ:…………………………………………………………………
Số fax:…………………………………………………………………
Đại diện theo pháp luật:…………………………………………………………………
CCCD/Hộ chiếu:…………………………………………………………………
Chức vụ:…………………………………………………………………

Hai Bên thoả thuận và thống nhất ký kết Hợp đồng mua bán phụ tùng xe máy (Sau đây gọi là “Hợp đồng”) với các điều kiện và điều khoản như sau:

ĐIỀU 1: NỘI DUNG HỢP ĐỒNG

1.1. Bên B đồng ý mua và Bên A đồng ý bán phụ tùng xe máy (Sau đây gọi là “Hàng hoá”) cho Bên B với chủng loại – số lượng – đơn giá được nêu cụ thể tại bảng dưới đây:

STTTên phụ tùngChủng loạiĐơn giáSố lượngThành tiền
      
      
      
Tổng giá trị (chưa bao gồm thuế GTGT) 

1.2. Tiêu chuẩn của Hàng hoá

– Hàng hoá phải đảm bảo đúng chủng loại, số lượng theo những đặc điểm đã nêu tại mục 1.1.

– Hàng hoá được đóng gói theo quy cách của nhà sản xuất hoặc yêu cầu đóng gói khác của Bên B nhưng Bên A sẽ ưu tiên đóng gói theo phương thức ít làm ảnh hưởng tới chất lượng của Hàng hoá nhất.

1.3. Bảo hành

Khi giao hàng, Bên A phải cung cấp cho Bên B một quyển sổ bảo hành, trong đó quy định chi tiết các nội dung bảo hành theo chính sách bảo hành của hãng phụ tùng và Bên A.

Thời hạn, điều kiện bảo hành: Tuân thủ quy định của từng hãng.

Địa điểm bảo hành: Tại cơ sở bảo hành của hãng do Bên A chịu trách nhiệm đem Hàng hoá đi bảo hành

ĐIỀU 2: GIÁ CỦA HÀNG HOÁ

2.1. Tổng giá trị hàng hoá căn cứ theo bảng kê tại Điều 1 Hợp đồng này là ………………………………….. VNĐ ( ………………………………Việt Nam Đồng)

Số tiền trên chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng.

2.2. Trong thời gian thực hiện hợp đồng, nếu có sự thay đổi về giá thị trường dẫn tới việc thay đổi, phát sinh các chi phí chênh lệch dưới ….% giá trị Hợp đồng thì số tiền này do Bên A chịu, nếu chi phí phát sinh trên mức này thì  các Bên sẽ thoả thuận lại với nhau về việc sửa đổi Hợp đồng hoặc chấm dứt Hợp đồng.

ĐIỀU 3: ĐẶT CỌC

3.1. Trong thời gian từ ngày…/…./…… đến hết ngày…./…./……., bên B có trách nhiệm giao cho bên A số tiền là………………..VNĐ (Bằng chữ:…………….. Việt Nam Đồng) để bảo đảm cho việc bên B sẽ thực hiện nghĩa vụ thanh toán theo đúng nội dung thỏa thuận tại Hợp đồng này cho bên A khi bên A hoàn thành công việc đã quy định trong Hợp đồng này.

3.2. Trong trường hợp bên A đã hoàn thành đúng nghĩa vụ của mình mà bên B không thực hiện nghĩa vụ theo thỏa thuận tại Hợp đồng này, bên A có quyền nhận số tiền trên (cụ thể là……………. VNĐ) để…………….

3.3. Trong trường hợp bên A không thực hiện đúng nghĩa vụ thì bên A có trách nhiệm trả lại số tiền trên cho bên B và phải chịu trả thêm một khoản tiền tương đương cho bên B.

3.4. Trong trường hợp các bên thực hiện đúng nghĩa vụ của bản thân, bên B có quyền dùng số tiền này để trừ vào nghĩa vụ thanh toán của mình.

3.5. Trong trường hợp việc không thực hiện được Hợp đồng này là do lỗi của cả hai bên, số tiền trên sẽ được giải quyết như sau:………………………………..

ĐIỀU 4: PHƯƠNG THỨC GIAO NHẬN HÀNG HOÁ

4.1. Bên A sẽ giao hàng cho Bên B trong khoảng từ ngày …/…/….. đến ngày …/…/….. Việc giao Hàng hoá có thể được chia thành nhiều đợt để phù hợp với điều kiện thực tế. Nếu giao hàng nhiều đợt, Bên A phải thông báo trước cho Bên B ít nhất … (….) ngày trước khi giao hàng để Bên B biết và chuẩn bị nhận hàng.

4.2. Ngay sau khi nhận được Hàng hoá, Bên B có nghĩa vụ kiểm tra tình trạng số Hàng đã nhận, lập biên bản xác nhận việc đã nhận cũng như tình trạng của Hàng hoá và giao Biên bản nhận hàng này cho người đai diện Bên A đi giao hàng. Biên bản nhận hàng này là bằng chứng cho việc giao nhận hàng hoá, có chữ ký của đại diện hai Bên.

4.3. Trong thời hạn … (……) ngày kể từ khi nhận hàng, nếu Hàng hoá phát sinh lỗi, Bên B có quyền yêu cầu Bên A đổi hàng. Trường hợp quá hạn mà Bên B không phản hồi thì mọi vấn đề phát sinh sau đó, Bên B hoàn toàn chịu trách nhiệm

ĐIỀU 5: ĐIỀU KHOẢN THANH TOÁN

5.1. Bên B thanh toán cho Bên A theo hình thức tiền mặt, chuyển khoản.

5.2. Thời hạn thanh toán: Sau khi nhận được hàng, Bên B sẽ thanh toán đầy đủ tiền cho Bên A trong vòng 05 (năm) ngày làm việc.

5.3. Việc thanh toán cần có biên lai, hoá đơn cụ thể để chứng minh việc Bên B đã thanh toán.

ĐIỀU 6: QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ BÊN A

– Yêu cầu Bên B thanh toán theo thoả thuận tại Điều 5 Hợp đồng này.

– Giao hàng đủ và đúng số lượng chủng loại, quy cách, phẩm chất và thời gian theo thoả thuận tại Điều 1 của Hợp đồng. Bên A hoàn toàn chịu trách nhiệm về việc cung cấp không đúng yêu cầu chủng loại, chất lượng của Hàng hoá;

– Tự chịu các chi phí phát sinh trong trường hợp Hàng hoá bị trả lại mà Bên B có lý do chính đáng;

– Giao lại lô hàng khác cho Bên B đúng theo thoả thuận của Đơn đặt hàng trong trường hợp hàng giao không đúng chất lượng, số lượng, quy cách hàng hoá căn cứ vào Biên bản giao nhận có xác nhận của đại diện hai Bên;

– Bên A phải cung cấp các tài liệu liên quan đến hàng hoá và hoá đơn thuế GTGT. 

ĐIỀU 7: QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ BÊN B

– Nhận hàng đủ và đủ và đúng số lượng chủng loại, quy cách, phẩm chất và thời gian theo Đơn đặt hàng;

– Từ chối nhận hàng nếu hàng giao không đủ và đúng số lượng chủng loại, quy cách, phẩm chất và thời gian;

– Yêu cầu Bên A cung cấp hoá đơn và các loại giấy tờ liên quan đến hàng hoá.

– Tạo điều kiện cho Bên A giao hàng thuận lợi, nhanh chóng để Bên A bốc dỡ hàng hoá từ phương tiện vận chuyển của Bên A xuống;

– Khi nhận hàng, Bên B phải kiểm kê số lượng, chủng loại, quy cách, phẩm chất hàng hoá. Nếu phát hiện hàng thiếu hoặc không đúng theo Đơn đặt hàng thì hai Bên cùng lập biên bản xác nhận;

– Cử cán bộ có đủ trách nhiệm, quyền hạn lập phiếu nhập kho và ký biên bản giao nhận hàng sau khi đã nhận hàng;

– Thanh toán cho Bên A theo quy định tại Điều 5 Hợp đồng này.

ĐIỀU 8: PHẠT VI PHẠM HỢP ĐỒNG VÀ BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI

8.1. Trong thời hạn có hiệu lực của Hợp đồng, nếu một trong hai Bên không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ của mình theo quy định tại Điều 7 Hợp đồng này thì phải chịu một khoản tiền phạt là ……………………….. (Bằng chữ:…………………………………………). Ngoài ra còn phải bồi thường toàn bộ những thiệt hại thực tế phát sinh do việc vi phạm hợp đồng cho Bên kia. Bên bị vi phạm có nghĩa vụ chứng minh thiệt hại với Bên còn lại. Tiền phạt vi phạm hợp đồng và tiền bồi thường thiệt hại được trả chậm nhất trong vòng …. (……..) tháng sau khi sự vi phạm xảy ra và Bên bị vi phạm chấm dứt hợp đồng.           

8.2. Nếu Bên A vi phạm về thời gian giao hàng mà không phải do điều kiện bất khả kháng hoặc không do lỗi của Bên B gây ra, Bên A phải chịu phạt …..% giá trị của phần hàng chậm giao cho mỗi ngày chậm giao. Phần tiền phạt giao chậm được trừ vào khoản tiền Bên B thanh toán cho Đơn hàng đó.

8.3. Nếu Bên B chậm trễ thanh toán so với thời gian quy định mà không phải do lỗi bất khả kháng hoặc do lỗi của Bên A thì Bên B phải trả phần lãi suất theo lãi vay ngắn hạn của ngân hàng Bên A sử dụng tại thời điểm trên tổng số tiền chậm thanh toán. Phần tiền phạt chậm sẽ được cộng vào khi thanh toán, tối đa không quá … (….) ngày.

ĐIỀU 9: ĐIỀU KHOẢN BẤT KHẢ KHÁNG

9.1. Sự kiện bất khả kháng là các sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không thểkhắc phục được, mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết mà khả năng cho phép, bao gồm nhưng không giới hạn ở các sự kiện như thiên tai, hoả hoạn, lũ lụt, động đất, tai nạn, thảm hoạ, hạn chế về dịch bệnh, nhiễm hạt nhân hoặc phóng xạ, chiến tranh, nội chiến, khởi nghĩa, đình công hoặc bạo loạn, can thiệp của Cơ quan Chính phủ…

9.2. Trong trường hợp xảy ra sự kiện bất khả kháng, mỗi bên phải nhanh chóng thông báo cho bên kia bằng văn bản về việc không thực hiện được nghĩa vụ của mình do sự kiện bất khả kháng, và sẽ, trong thời gian 15 (mười lăm)  ngày kể từ ngày xảy ra Sự kiện bất khả kháng, chuyển trực tiếp hoặc bằng thư bảo đảm cho Bên kia các bằng chứng về việc xảy ra Sự kiện bất khả kháng và khoảng thời gian xảy ra Sự kiện bất khả kháng đó.

9.3. Bên thông báo việc thực hiện Hợp đồng của họ trở nên không thể thực hiện được do Sự kiện bất khả kháng có trách nhiệm phải thực hiện mọi nỗ lực để giảm thiểu ảnh hưởng của Sự kiện bất khả kháng đó.

9.4. Trong trường hợp xảy ra sự kiện bất khả kháng khiến cho mỗi bên không thể thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ quyền và nghĩa vụ của mình theo hợp đồng này thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại của mỗi bên được loại trừ.

ĐIỀU 10: GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP    

Trong quá trình thực hiện nếu có gì vướng mắc, phát sinh tranh chấp, hai Bên sẽ tự thương lượng, giải quyết trên tinh thần hợp tác, thiện chí. Nếu không thương lượng được, các Bên có quyền yêu cầu Tòa án nhân dân cấp có thẩm quyền giải quyết theo quy định của pháp luật.

ĐIỀU 11: SỬA ĐỔI/BỔ SUNG/TẠM NGƯNG/CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG           

11.1.  Bất kỳ sửa đổi hoặc bổ sung nào đối với Hợp đồng sẽ chỉ có hiệu lực khi có thoả thuận bằng văn bản giữa các Bên.

11.2. Các trường hợp tạm ngưng thực hiện hợp đồng:

– ………………………………………………………………………………………

– ………………………………………………………………………………………

– ………………………………………………………………………………………

11.3. Hợp đồng chấm dứt trong các trường hợp sau:

– Hợp đồng hết hạn và các Bên không gia hạn Hợp đồng;

– Các bên thoả thuận chấm dứt Hợp đồng trước thời hạn. Trong trường hợp này, các Bên sẽ thoả thuận về các điều kiện cụ thể liên quan đến việc chấm dứt Hợp đồng;

– Một trong các bên ngừng kinh doanh, không có khả năng chi trả các khoản nợ đến hạn, lâm vào tình trạng hoặc bị xem là mất khả năng thanh toán, có quyết định giải thể, phá sản. Trong trường hợp này Hợp đồng sẽ kết thúc bằng cách thức do Hai Bên thoả thuận và/hoặc phù hợp với các quy định của pháp luật hiện hành.

Khi có nhu cầu chấm dứt Hợp đồng, hai Bên tiến hành đối soát, thanh toán hoàn thiện các khoản phí Sau khi hai Bên hoàn thành toàn bộ các nghĩa vụ của mình sẽ tiến hành ký Biên bản Chấm dứt Hợp đồng.

11.4. Đơn phương chấm dứt hợp đồng

Bên A có quyền đơn phương chấm dứt Hợp đồng khi Bên B không thực hiện nghĩa vụ thanh toán hoặc thanh toán chậm quá 01 (một) tháng mà không có sự thoả thuận của các Bên về việc thanh toán chậm này;

– Bên B có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng nếu phát hiện Bên A cung cấp hàng hoá không đúng theo thoả thuận tại Hợp đồng này và không có hàng hoá đúng với thoả thuận để giao lại lô khác cho Bên B;

ĐIỀU 12: ĐIỀU KHOẢN CUỐI CÙNG

12.1. Hai Bên cam kết thực hiện đúng và đủ những điều khoản đã thoả thuận trong Hợp đồng và Phụ lục Hợp đồng, không được đơn phương thay đổi hoặc huỷ bỏ Hợp đồng. Mọi thay đổi của Hợp đồng phải được thống nhất bằng văn bản có xác nhận của hai bên.

12.2. Hợp đồng có hiệu lực từ ngày ký đến ngày …/…/…… 

12.3. Hai bên đã hiểu rõ quyền, nghĩa vụ, lợi ích hợp pháp của mình và hậu quả pháp lý của việc giao kết Hợp đồng này. Hai bên tự đọc lại và nghe đọc lại, hoàn toàn nhất trí với nội dung của Hợp đồng và cùng ký tên dưới đây để làm bằng chứng.

12.4. Hợp đồng gồm … (……) trang, có 12 (Mười hai) điều, được lập thành 02 (ba) bản có giá trị pháp lý như nhau, Bên A giữ 01 (một) bản, Bên B giữ 01 (một) bản./

ĐẠI DIỆN BÊN A
(Ký tên và đóng dấu)
ĐẠI DIỆN BÊN B
(Ký tên và đóng dấu)

Hợp đồng đặt cọc và phụ lục đặt cọc mua bán căn hộ chung cư

Hợp đồng đặt cọc và phụ lục đặt cọc mua bán căn hộ chung cư, căn hộ, tập thể hay các thửa đất, lô đất phân lô, khu vực có chung sổ đỏ, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Mẫu Hợp đồng đặt cọc

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

———–o0o———–

                 …, ngày … tháng … năm …

HỢP ĐỒNG ĐẶT CỌC MUA BÁN CĂN HỘ CHUNG CƯ

  • Căn cứ Bộ luật dân sự 2015;
  • Căn cứ Luật Công chứng 2014;
  • Căn cứ nhu cầu và khả năng thực tế của các bên.

Hôm nay, ngày … tháng … năm …, tại địa chỉ …, chúng tôi bao gồm:

BÊN ĐẶT CỌC (sau đây gọi là Bên A):

Ông/bà:                                                 Ngày sinh:                                   Giới tính:

CMND số:                                         Ngày cấp:                             Nơi cấp:

Địa chỉ thường trú:

Nơi cư trú hiện tại:

Thông tin liên lạc:

BÊN NHẬN ĐẶT CỌC (sau đây gọi là Bên B):

CÔNG TY…

Địa chỉ:

Mã số thuế:

Tel:

Fax:

Đại diện theo pháp luật: Ông/bà …

Chức vụ:

CMND số:                                         Ngày cấp:                             Nơi cấp:

Địa chỉ thường trú:

Nơi cư trú hiện tại:

Cùng bàn bạc, thống nhất ký kết Hợp đồng đặt cọc số …/HĐĐC này nhằm đảm bảo cho việc thực hiện mua bán căn hộ chung cư giữa các bên. Nội dung đặt cọc cụ thể như sau:

Điều 1. Tài sản đặt cọc

Bên A đặt cọc số tiền trị giá: 250.000.000 đồng (Bằng chữ: Hai trăm năm mươi triệu đồng chẵn) cho bên B để đảm bảo cho việc thực hiện Hợp đồng mua bán căn hộ chung cư số …/HĐMB giữa bên A và bên B, ký kết vào ngày … tháng … năm …

Điều 2. Mục đích đặt cọc

Bên A đặt cọc toàn bộ số tiền theo Điều 1 của Hợp đồng này để bảo đảm cho việc thực hiện toàn bộ Hợp đồng mua bán căn hộ chung cư số …/HĐMB với giá trị của Hợp đồng mua bán là 4.215.000.000 đồng (Bằng chữ: Bốn tỷ hai trăm mười lăm triệu đồng chẵn).

Điều 3. Cách thức đặt cọc

3.1. Thời hạn đặt cọc

Thời hạn đặt cọc là 60 ngày, kể từ ngày ký kết Hợp đồng này.

3.2. Phương thức đặt cọc

Bên A giao trực tiếp 100% số tiền đặt cọc cho bên B ngay tại thời điểm Hợp đồng này được Tổ chức hành nghề công chứng chứng nhận.

Điều 4. Xử lý tài sản đặt cọc

– Trường hợp các bên đã hoàn thành việc giao kết, thực hiện Hợp đồng mua bán số …/HĐMB thì tài sản đặt cọc được trừ vào nghĩa vụ thanh toán của bên A. Bên A tiếp tục thực hiện phần nghĩa vụ thanh toán còn thiếu, sau khi đã được bù trừ số tiền đặt cọc nói trên.

– Trường hợp bên A từ chối việc thực hiện Hợp đồng mua bán số …/HĐMB thì tài sản đặt cọc thuộc sở hữu của bên B.

– Trường hợp bên B từ chối việc thực hiện Hợp đồng mua bán số …/HĐMB thì tài sản đặt cọc được bên B hoàn trả cho bên A. Đồng thời, bên B phải chịu phạt vi phạm nghĩa vụ Hợp đồng với mức phạt là một khoản tiền bằng 02 (hai) lần giá trị tài sản đặt cọc.

Điều 5. Quyền và nghĩa vụ của bên A 

– Giao tài sản đặt cọc cho bên B theo thỏa thuận; 

– Thanh toán toàn bộ các khoản phí, lệ phí phát sinh trong quá trình giao kết, thực hiện Hợp đồng này;

– Thực hiện nghĩa vụ dân sự theo nội dung đã thỏa thuận tại Hợp đồng này và Hợp đồng mua bán số …/HĐMB;

– Được trừ toàn bộ giá trị tài sản đặt cọc khi thực hiện nghĩa vụ thanh toán cho bên B trong trường hợp hai bên đã hoàn thành việc thực hiện Hợp đồng mua bán; 

– Nhận lại tài sản đặt cọc và một khoản tiền bằng 02 (hai) lần giá trị tài sản đặt cọc trong trường hợp bên B từ chối thực hiện Hợp đồng mua bán.

Điều 6. Quyền và nghĩa vụ của bên B

– Tiến hành thực hiện nghĩa vụ dân sự theo nội dung đã thỏa thuận tại Hợp đồng này và Hợp đồng mua bán số …/HĐMB;

– Trả lại tài sản đặt cọc và một khoản tiền bằng 02 (hai) lần giá trị tài sản đặt cọc cho bên A trong trường hợp từ chối thực hiện Hợp đồng mua bán;

– Yêu cầu bên A giao tài sản đặt cọc theo đúng thỏa thuận trong Hợp đồng này;

– Yêu cầu bên A thanh toán các khoản phí, lệ phí phát sinh từ Hợp đồng này;

– Trừ số tiền đặt cọc để thực hiện nghĩa vụ thanh toán của bên A trong trường hợp 2 bên đã hoàn thành việc thực hiện Hợp đồng mua bán; 

– Sở hữu tài sản đặt cọc trong trường hợp bên A từ chối thực hiện Hợp đồng mua bán.

Điều 7. Giải quyết tranh chấp

– Mọi tranh chấp liên quan đến Hợp đồng này đều được giải quyết thông qua thương lượng, hòa giải giữa các bên.

– Trong trường hợp hòa giải không thành, các bên có quyền yêu cầu Tòa án nhân dân nơi có thẩm quyền tiến hành giải quyết.

Điều 8. Điều khoản thi hành

– Hai bên đã tự đọc Hợp đồng, đã hiểu và đồng ý tất cả các điều khoản ghi trong Hợp đồng và ký vào Hợp đồng này trước sự có mặt của Công chứng viên.

– Hai bên cam kết thực hiện đúng và đầy đủ tất cả các thỏa thuận đã ghi trong Hợp đồng này;

– Hợp đồng được lập thành 02 (hai) bản có giá trị ngang nhau, mỗi bên giữ một bản. Trường hợp các bên ký kết Phụ lục hợp đồng thì Phụ lục được xem là bộ phận không thể tách rời và có giá trị pháp lý như những điều khoản được ghi nhận trong Hợp đồng này.

Hợp đồng này có hiệu lực kể từ ngày … tháng … năm … đến ngày … tháng … năm …

Bên A                                                                                 Bên B

(Ký, ghi rõ họ tên)                                                               (Ký tên, đóng dấu)

Công chứng viên

Phụ lục Hợp đồng thay đổi phương thức đặt cọc

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

———–o0o———–

                 …, ngày … tháng … năm …

PHỤ LỤC THAY ĐỔI PHƯƠNG THỨC ĐẶT CỌC

Số: …/PLHĐ

  • Căn cứ Hợp đồng mua bán căn hộ chung cư số …/HĐMB;
  • Căn cứ Hợp đồng đặt cọc mua bán căn hộ chung cư, ký kết ngày … tháng … năm …;
  • Căn cứ nhu cầu và khả năng thực tế của các bên.

Hôm nay, ngày … tháng … năm …, tại địa chỉ …, chúng tôi bao gồm:

BÊN ĐẶT CỌC (sau đây gọi là Bên A):

Ông/bà:                                                 Ngày sinh:                                   Giới tính:

CMND số:                                         Ngày cấp:                             Nơi cấp:

Địa chỉ thường trú:

Nơi cư trú hiện tại:

Thông tin liên lạc:

BÊN NHẬN ĐẶT CỌC (sau đây gọi là Bên B):

CÔNG TY…

Địa chỉ:

Mã số thuế:

Tel:

Fax:

Đại diện theo pháp luật: Ông/bà …

Chức vụ:

CMND số:                                         Ngày cấp:                             Nơi cấp:

Địa chỉ thường trú:

Nơi cư trú hiện tại:

Sau quá trình xem xét, bàn bạc, hai bên đi tới thống nhất ký Phụ lục thay đổi phương thức đặt cọc đối với Hợp đồng đặt cọc mua bán căn hộ chung cư, ký kết ngày … tháng … năm … Cụ thể, Phụ lục gồm nội dung cụ thể như sau:

1. Các bên thỏa thuận thay đổi phương thức đặt cọc tại khoản 3.2 Hợp đồng đặt cọc mua bán căn hộ chung cư, ký kết ngày … tháng … năm … Theo đó, bên A chỉ giao trực tiếp 80% số tiền đặt cọc cho bên B vào thời điểm Tổ chức hành nghề công chứng chứng nhận Hợp đồng đặt cọc. Bên A tiếp tục thực hiện nghĩa vụ giao 20% số tiền đặt cọc còn lại cho bên B bằng hình thức chuyển khoản, chậm nhất vào 48 giờ trước thời điểm Hợp đồng đặt cọc hết hiệu lực.

Thông tin tài khoản nhận cọc của bên B:

  Chủ tài khoản: …

  Số tài khoản: …

  Ngân hàng: …                    

  Chi nhánh: …

2. Toàn bộ nội dung khác của Hợp đồng đặt cọc mua bán căn hộ chung cư, ký kết ngày … tháng … năm … được giữ nguyên, không thay đổi.

3. Phụ lục này là bộ phận không thể tách rời của Hợp đồng đặt cọc. Phụ lục này được lập thành 02 (hai) bản,có giá trị pháp lý ngang nhau, mỗi bên giữ 01 (một) bản.

Phụ lục này có giá trị kể từ ngày ký./.

Bên A                                                                        Bên B

(Ký tên, đóng dấu)                                                      (Ký tên, đóng dấu)

Hợp đồng ủy quyền bảo hành sản phẩm

Hợp đồng ủy quyền bảo hành sản phẩm, thoả thuận trao quyền bảo hành và quản lý, vận hành sản phẩm sau khi bán, bàn giao cho khách hàng.

Mẫu Hợp đồng ủy quyền bảo hành sản phẩm

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

———–o0o———–

               …, ngày … tháng … năm …

HỢP ĐỒNG ỦY QUYỀN

(V/v: Uỷ quyền bảo hành sản phẩm)

Số: …/HĐUQBH

  • Căn cứ Bộ luật dân sự 2015;
  • Căn cứ Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2010;
  • Căn cứ nhu cầu và khả năng thực tế của các bên.

Hôm nay, ngày … tháng … năm …, tại địa chỉ …, chúng tôi bao gồm:

Bên ủy quyền (bên A):

CÔNG TY…

Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp:

Địa chỉ:

Mã số thuế:

Tel:

Đại diện theo pháp luật: Ông/bà

Chức vụ:

CMND số:                                         Ngày cấp:                             Nơi cấp:

Địa chỉ thường trú:

Nơi cư trú hiện tại:

Phạm vi đại diện theo pháp luật được xác định theo Điều lệ Công ty … số … ban hành ngày … tháng … năm … 

Bên được ủy quyền (bên B):

CÔNG TY…

Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp:

Địa chỉ:

Mã số thuế:

Tel:

Đại diện theo pháp luật: Ông/bà

Chức vụ:

CMND số:                                         Ngày cấp:                             Nơi cấp:

Địa chỉ thường trú:

Nơi cư trú hiện tại:

Phạm vi đại diện theo pháp luật được xác định theo Điều lệ Công ty … số … ban hành ngày … tháng … năm … 

Cùng bàn bạc, thống nhất những thỏa thuận sau đây:

Điều 1. Căn cứ ủy quyền

Bên A là nhà sản xuất và cung cấp sản phẩm … theo GCN đăng ký doanh nghiệp số… Nay bên A ủy quyền cho bên B thực hiện công việc bảo hành sản phẩm theo đúng nội dung tại Điều 2 dưới đây.

Điều 2. Nội dung ủy quyền

Bên A đồng ý ủy quyền cho bên B thay mặt, nhân danh mình tiến hành bảo hành sản phẩm cho khách hàng của bên A theo phạm vi ủy quyền sau:

– Tiếp xúc, xử lý trực tiếp yêu cầu bảo hành của khách hàng;

– Thực hiện các công việc bảo hành chuyên môn;

– Ký, giao nộp các loại tài liệu, chứng từ có liên quan;

– Nộp các khoản thuế, phí, lệ phí (nếu có);

– Các quyền khác theo quy định của pháp luật.

Điều 3. Thời hạn ủy quyền

1. Bên B tiến hành công việc ủy quyền trong vòng 03 (ba) năm liên tục, kể từ thời điểm ký kết Hợp đồng này tức ngày …/…/… đến hết ngày …/…/…

2. Trường hợp hết ngày …/…/… mà bên B chưa hoàn tất nghĩa vụ bảo hành, bên B phải kịp thời bàn giao toàn bộ hồ sơ, giấy tờ và sản phẩm liên quan đến việc bảo hành này để bên A tiếp tục thực hiện bảo hành không gián đoạn cho khách hàng.

Điều 4. Thù lao ủy quyền

1. Mức thù lao: 5.000.000 đồng/lần bảo hành

Mức thù lao trên không bao gồm chi phí thực tế để vận chuyển, sửa chữa hoặc thay thế sản phẩm. Các khoản chi phí này được bên A bồi hoàn cho bên B vào cùng thời điểm thanh toán thù lao.

2. Bên A thực hiện quyết toán, thanh toán thù lao và các khoản chi phí có liên quan một lần bằng tiền mặt cho bên B từ ngày 20 đến ngày 31 tháng 12 hàng năm.

Điều 5. Quyền và nghĩa vụ của bên A

– Yêu cầu bên B thông báo đầy đủ về tiến trình thực hiện công việc ủy quyền;

– Được bồi thường thiệt hại nếu bên B vi phạm các nghĩa vụ bảo hành với khách hàng;

– Cung cấp thông tin, tài liệu và phương tiện cần thiết theo yêu cầu của bên B để bên B hoàn thành công việc;

– Toàn quyền quyết định về việc đổi trả, thay mới sản phẩm;

– Thanh toán thù lao ủy quyền đầy đủ, đúng hạn.

Điều 6. Quyền và nghĩa vụ của bên B

– Yêu cầu bên A cung cấp thông tin, tài liệu, phương tiện cần thiết để tiến hành công việc và chịu mọi trách nhiệm trước khách hàng về tính xác thực mọi thông tin mà bên A cung cấp;

– Được thanh toán thù lao ủy quyền đầy đủ, đúng hạn;

– Thông báo cho khách hàng về quan hệ ủy quyền giữa mình và bên A;

– Thực hiện và báo cáo kịp thời tiến trình thực hiện công việc ủy quyền cho bên A;

– Chỉ thực hiện bảo hành khi khách hàng xuất trình đủ Phiếu bảo hành còn thời gian bảo hành, hóa đơn mua hàng và những hư hỏng, khuyết tật sản phẩm thuộc diện được bảo hành;

– Chỉ thực hiện đổi trả, thay mới sản phẩm cho khách hàng khi có sự đồng ý của bên A;

– Bảo quản, giữ gìn mọi tài liệu, phương tiện đã được giao để thực hiện công việc.

Điều 7. Bồi thường thiệt hại

Trong quá trình thực hiện công việc ủy quyền, bên B có hành vi vi phạm nghĩa vụ trong Hợp đồng này và gây ra thiệt hại thực tế cho khách hàng thì phải bồi thường toàn bộ thiệt hại phát sinh trực tiếp từ hành vi của mình cho khách hàng và cho bên A.

Điều 8. Giải quyết tranh chấp

1. Các bên thống nhất giải quyết mọi tranh chấp trên tinh thần hợp tác, thiện chí thông qua thương lượng, hòa giải.

2. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày phát sinh tranh chấp mà các bên không thương lượng, hòa giải hoặc một trong các bên không tham gia thương lượng, hòa giải thì các bên có quyền yêu cầu Tòa án nhân dân có thẩm quyền tiến hành giải quyết.

Điều 9. Chấm dứt hợp đồng

Hợp đồng chấm dứt trong các trường hợp sau:

– Hết thời hạn thỏa thuận mà các bên không gia hạn;

– Một trong các bên có hành vi vi phạm nghiêm trọng hợp đồng. Bên vi phạm phải bồi thường thiệt hại theo Điều 7 của Hợp đồng này đồng thời có trách nhiệm tiếp tục thực hiện nghĩa vụ mình đã vi phạm. Hợp đồng chấm dứt khi bên vi phạm hoàn thành nghĩa vụ vi phạm.

Điều 10. Hiệu lực hợp đồng

– Hợp đồng có hiệu lực 03 (ba) năm, kể từ ngày ký.

– Hợp đồng gồm 05 (năm) trang, được lập thành 02 bản có giá trị ngang nhau, mỗi bên giữ một bản.

– Các Phụ lục và sửa đổi, bổ sung (nếu có) đính kèm hợp đồng được xem là bộ phận không thể tách rời và có giá trị pháp lý như những điều khoản được ghi nhận trong Hợp đồng này.

Điều 11. Cam kết của các bên

– Bên B có trách nhiệm thực hiện đúng nội dung ủy quyền đã thỏa thuận, đồng thời tuân theo các quy định của pháp luật khi thực hiện việc uỷ quyền trong mọi trường hợp;

– Bên B phải tự mình thực hiện việc được uỷ quyền, không được ủy quyền lại;

– Bên B cam kết giao mọi tài liệu, giấy tờ mà bên A cung cấp cho khách hàng;

– Bên A cam kết mọi tài liệu, giấy tờ cung cấp cho bên B là hợp pháp, có chứng thực;

– Bên A cam đoan việc uỷ quyền nói trên không nhằm trốn tránh một nghĩa vụ tài sản nào và chịu mọi trách nhiệm trước pháp luật về việc do bên B thực hiện trong phạm vi nội dung uỷ quyền.

                   Bên A                                                                                Bên B

(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)                                               (Ký và ghi rõ họ tên)

Xác nhận của công chứng viên

Mẫu đơn xin cấp lại học bạ THCS

Mẫu đơn xin cấp lại học bạ THCS là văn bản cá nhân, học sinh, sinh viên sử dụng để xin cấp lại bản sao lưu hay các thông tin về học bạ bậc Trung học cơ sở của mình do mất mát hoặc hư hỏng.

Trong một số trường hợp, đơn xin cấp lại này sẽ phải nộp tại Sở Giáo dục cấp tỉnh thành phố vì một số lý do sáp nhập trường, giải thể trường hay trường mà người làm đơn theo học đã không còn lưu trữ học bạ.

Mẫu đơn xin cấp lại học bạ THCS

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập- Tự do- Hạnh Phúc

……,ngày …..tháng……năm…….

ĐƠN XIN CẤP LẠI HỌC BẠ THCS

Kính gửi :       – Hiệu trưởng   …..

– Văn phòng trường  ……

Căn cứ  Quyết định số 33/2007/QĐ-BGDĐT

Em tên : …………………………………………………………………………..,

Sinh ngày ………. tháng ………. năm : ….. , giới tính : …………………..,

Lớp: : …………………………………………………………………………..,

Khóa: : …………………………………………………………………………..,

Nơi sinh : xã …………………….., huyện ………………….., tỉnh :………………….,

Giấy chứng minh nhân dân số : …………………,

Nội dung đơn:

Hiện tại để chuẩn bị cho hồ sơ đăng kí trường cấp 3 thì em cần có học bạ THCS, nhưng do trong quá trình chuyển nhà, em đã bị mất học bạ THCS, giờ em muốn xin  cấp lại bản sao học bạ.

Nên Theo Điều 5 Luật Công chứng, Điều 24 Quy chế văn bằng chứng chỉ được ban hành theo Quyết định số 33/2007/QĐ-BGDĐT thì văn bản công chứng hồ sơ học bạ hoặc bản sao học bạ từ sổ gốc; bản sao bằng tốt nghiệp THCS có giá trị tương đương bản chính.

Do đó em muốn nhà trường cấp lại giấy xác nhận lại các thông tin trong học bạ của em (trong đó có thông tin quá trình học tập và bảng điểm từng lớp học, thông tin về xếp loại học tập, rèn luyện…) để cấp lại bản sao học bạ hoàn tất hồ sơ đăng kí trường cấp 3.

Mong nhà trường xem xét và tạo điều kiện giúp đỡ.

Em xin chân thanh cảm ơn.

Tài liệu kèm theoNgười làm đơn
-CCCD -Bằng tốt nghiệp 

Hợp đồng mua bán hoa quả/trái cây

Hợp đồng mua bán hoa quả/trái cây là văn bản ghi nhận sự thoả thuận thống nhất của hai hay nhiều bên trong giao dịch mua bán, trao đổi các loại trái cây, hoa quả, nông sản theo từng vùng, từng thời điểm.

Hợp đồng mua bán hoa quả/trái cây là cơ sở để chứng minh và làm rõ nguồn gốc, chất lượng thực phẩm, căn cứ cho một số thủ tục cấp phép hoặc đơn giản chỉ là thể hiện tính minh bạch trong nguồn gốc đối với khách hàng.

Mẫu Hợp đồng mua bán hoa quả/trái cây

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do- Hạnh phúc

­­­Hà Nội, ngày 23 tháng 07 năm 2020

HỢP ĐỒNG MUA BÁN HOA QUẢ, TRÁI CÂY

Số:24/2020/HĐMB

Hôm nay, ngày 22 tháng 07 năm 2020. Chúng tôi gồm có:

Bên người sản xuất (Sau đây gọi tắt là bên A):

Địa chỉ trụ sở:………………………………………………………….

Giấy Chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số:………………… do Sở Kế hoạch và đầu tư……………. cấp ngày…./…./……….

Số điện thoại: …………………………………………………………..

Số tài khoản: …………………………………………………………..

Đại diện: ……………………………….. Chức vụ : ………………….

Căn cứ đại diện: ……………………………………………………….

Bên công ty mua hàng hoá (Sau đây gọi tắt là bên B):

Tên công ty :…………………………………………………………..

Địa chỉ trụ sở:………………………………………………………….

Giấy Chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số:………………… do Sở Kế hoạch và đầu tư……………. cấp ngày…./…./……….

Số điện thoại: …………………………………………………………..

Số tài khoản: …………………………………………………………..

Đại diện: ……………………………….. Chức vụ : ………………….

Căn cứ đại diện: ……………………………………………………….

Bằng hợp đồng này bên A đã thoả thuận bán cho bên B hoa quả, trái cây theo các điều khoản sau đây:

Điều 1: Phạm vi giao dịch

Bên A đồng ý bán những loại rau củ quả được liệt kê trong Bảng sau:

STTTên mặt hàngChất lượngGiáSố lượngThành tiềnGhi chú  
1.      
2.      
      

Tổng:……………….. VNĐ (Bằng chữ:………………….. Việt Nam đồng)

Cho Bên B trong thời gian từ ngày…./…../…… đến hết ngày…/…./….. tại địa điểm……………

Điều 2: Tiêu chuẩn hàng hoá

Số hoa quả, trái cây mà bên A bán cho bên B trong bảng trên được xác định theo những tiêu chí sau:

2.1. Chất lượng hàng hoá

– Hàng hoá phải đảm bảo đúng chủng loại, số lượng theo như đã nêu ở Điều 1.

– Hàng hoá phải nguyên vẹn, không dập, nát hoặc bị sâu bệnh,  giữ được độ tươi, màu sắc giống với lúc còn trên cây.

– Tình trạng bảo quản: ……………………………………………………

– Tình trạng lúc giao nhận: ………………………………………………..

– Các giấy tờ chứng minh chất lượng đạt chuẩn của hàng hoá theo như các bên thoả thuận và theo quy định của pháp luật.

2.2. Quy cách đóng gói

– Hàng hoá được đóng gói trong những hộp xốp có kích thước…….

– Hàng hoá phải được đóng gói, sắp xếp cẩn thận đảm bảo không bị hư hỏng hoặc thất thoát trong quá trình vận chuyển.

– Đóng gói riêng các loại hàng hoá khác nhau vào những hộp khác nhau.

2.3. Bao bì đóng gói

– Bên ngoài mỗi hộp xốp phải ghi rõ và đầy đủ các thông tin sau: Tên địa chỉ sản xuất, tên hàng hoá, số lượng, trọng lượng, cách bảo quản, ngày thu hoạch và thời gian bảo quản.

– Những lưu ý thêm về hàng hoá ( như hàng dễ vỡ).

2.4. Phương tiện vận chuyển

– Phương tiện vận chuyển sẽ do bên A chuẩn bị và chịu trách nhiệm chi trả.

–  Phương tiện phải đảm bảo đáp ứng được đúng thời gian hai bên thoả thuận giao nhận.

– Phù hợp cho việc vận chuyển loại hàng hoá này ( không gây hư hỏng, thất thoát trong quá trình vận chuyển).

Điều 3: Phương thức giao nhận

– Bên A sẽ chuyển toàn bộ số lượng hàng hoá như đã quy định tại Điều 1 cho bên B bằng phương tiện vận chuyển cho bên A tự chuẩn bị.

– Trong quá trình vận chuyển, bên A phải luôn đảm bảo tiêu chuẩn các hộp xốp phù hợp để không gây ảnh hưởng tới chất lượng của hàng hoá bên trong.

– Thời gian giao nhận: Bên A và bên B thỏa thuận thời gian giao nhận hàng hóa. Bên A thông báo lịch nhận hàng cụ thể cho bên B trước thời gian thu hoạch ít nhất 5 ngày để Bên B chuẩn bị. Nếu “độ chín” của hàng nông sản sớm lên hay muộn đi so với lịch đã thỏa thuận trước thì bên B đề nghị bên A xem xét chung toàn vùng để có thể điều chỉnh lịch giao hàng có lợi nhất cho hai bên.

– Địa điểm giao nhận: Tại trụ sở công ty B, địa chỉ ………………………..

– Bên B sẽ chuẩn bị trước địa điểm nhận hàng để quá trình giao nhận diễn ra thuận lợi.

– Cùng với việc giao hàng hoá trên, bên A cung cấp cho bên B toàn bộ giấy tờ chứng minh hàng hoá đã giao đạt tiêu chuẩn chất lượng như đã thoả thuận và như theo quy định pháp luật; giấy tờ chứng minh nguồn gốc của hàng hoá.

– Trước khi nhận hàng, bên B sẽ kiểm tra chất lượng các loại hoa quả, trái cây lấy từ phương tiện vận chuyển của bên A trước khi nhập kho.

– Sau khi bàn giao toàn bộ hàng hoá  như đã thoả thuận,  hai bên phải lập biên bản chứng từ ghi nhận việc bàn giao và nhập kho có chữ ký xác nhận của cả hai bên.

Điều 4: Rủi ro

– Trường hợp bên B không tiếp nhận hàng vì lý do chất lượng thì hai bên tiến hành lập biên bản đồng thời gửi mẫu hàng hoá cho cơ quan kiểm tra chất lượng do hai bên thống nhất lựa chọn. Việc lấy mẫu phải thực hiện đúng tiêu chuẩn đã quy định của pháp luật.

Dựa vào kết quả kiểm tra chất lượng lấy mẫu tại phương tiện vận chuyển để xác định trách nhiệm về chất lượng hàng hoá, bên nào có lỗi phải chịu mọi chi phí phát sinh hợp lệ.

– Tại thời điểm kiểm tra hàng hoá trước khi nhập kho, nếu có dấu hiệu hàng hoá hư hỏng, thất thoát, bên A phải bổ sung hoặc đổi hàng hoá đạt tiêu chuẩn như trong đơn đặt hàng cho bên B, mọi chi phí phát sinh bên A chi trả.

– Trong quá trình vận chuyển, nếu hàng hoá bị thất thoát hoặc bị hư hỏng thì bên A chịu trách nhiệm bồi thường.

–  Trong trường hợp vì lý do khách quan khiến việc giao nhận không đảm bảo đúng như thoả thuận thì chi phí phát sinh để khắc phục sẽ do hai bên tự thoả thuận.

– Nếu phương tiện vận chuyển của bên A đến giao hàng theo đơn đặt hàng nhưng vì lý do từ phía bên B mà bên B không tiếp nhận hoặc kéo dài thời gian nhận hàng thì bên B chịu mọi chi phí phát sinh cho bên A bao gồm: cước phí vận chuyển đi về, hao hụt vận chuyển  và tiền phạt lưu phương tiện theo quy định pháp luật hiện hành.

– Sau khi nhập kho, mọi hư hỏng, thất thoát hàng hoá, bên A không chịu trách nhiệm.

– Trong quá trình sử dụng hàng hoá, nếu xảy ra thiệt hại, hai bên thực hiện theo đúng cam kết đã quy định tại Điều 13.

Điều 5: Đặt cọc

– Trong thời gian từ ngày…/…./…… đến hết ngày…./…./……., bên B có trách nhiệm giao cho bên A số tiền là………………..VNĐ (Bằng chữ:…………….. Việt Nam Đồng) để bảo đảm cho việc bên B sẽ thực hiện nghĩa vụ thanh toán theo đúng nội dung thỏa thuận tại Hợp đồng này cho bên A khi bên A hoàn thành công việc đã quy định trong Hợp đồng này.

– Trong trường hợp bên A đã hoàn thành đúng nghĩa vụ của mình mà bên B không thực hiện nghĩa vụ theo thỏa thuận tại Hợp đồng này, bên A có quyền nhận số tiền trên (cụ thể là……………. VNĐ) để…………….

– Trong trường hợp bên A không thực hiện đúng nghĩa vụ thì bên A có trách nhiệm trả lại số tiền trên cho bên B và phải chịu trả thêm một khoản tiền tương đương cho bên B.

– Trong trường hợp các bên thực hiện đúng nghĩa vụ của bản thân, bên B có quyền dùng số tiền này để trừ vào nghĩa vụ thanh toán của mình.

– Trong trường hợp việc không thực hiện được Hợp đồng này là do lỗi của cả hai bên, số tiền trên sẽ được giải quyết như sau:………………………………..

Điều 6: Giá trị hợp đồng

– Giá trị đơn hàng hai bên thoả thuận là: ………… VNĐ (Bằng chữ:…………).

– Chi phí trên đã bao gồm:……………………………………………….

– Chi phí trên chưa bao gồm:…………………………………………….

– Trong quá trình thực hiện hợp đồng, nếu có sự thay đổi về giá so với mức giá bên A đã thông báo thì bên A sẽ có văn bản thông báo cho bên B để hai bên thoả thuận theo giá mới. Nếu không thoả thuận được thì hai bên tạm ngưng thực hiện hợp đồng.

Điều 7: Thanh toán

– Bên B sẽ thanh toán cho bên A đầy đủ số tiền đã nêu tại Điều 6.

– Thời gian và tiến độ thanh toán: Việc thanh toán giữa hai bên sẽ thực hiện trong 01 lần ngay khi bên B nhận hàng hoá.

– Hình thức thanh toán: Trả tiền mặt hoặc chuyển khoản

Bên B sẽ trả tiền mặt trực tiếp cho ông/ bà:…………… ………………………..

Số chứng minh nhân dân:………………………………………………………

Địa chỉ thường trú: ………………………………………………………………

Hoặc chuyển khoản vào tài khoản ngân hàng với thông tin :

Số thẻ: …………….    .Tại ngân hàng:…………………………………………Chi nhánh:………………………………

Và có biên lai xác nhận việc thanh toán trên.

Điều 8: Quyền lợi và nghĩa vụ bên A

– Được yêu cầu bên B đặt cọc một khoản tiền để đảm bảo việc thực hiện nghĩa vụ thanh toán.

– Được thanh toán đầy đủ số tiền đã nêu tại Điều 6 sau khi thực hiện xong Hợp đồng này.

– Phải đảm bảo thực hiện đúng và đầy đủ các công việc đã quy định tại Điều 3 Hợp đồng này.

– Các quyền và nghĩa vụ khác theo thoả thuận trong Hợp đồng này và theo quy định pháp luật.

Điều 9: Quyền lợi và nghĩa vụ bên B

– Được nhận đầy đủ số lượng hàng hoá như quy định tại Điều 1.

– Được hoàn trả, nhận bổ sung hàng hoá từ  phía bên A nếu như phát hiện hàng hoá  không đạt yêu cầu đã thoả thuận.

– Được bên A cung cấp đầy đủ các loại giấy tờ chứng minh chất lượng đảm bảo của hàng hoá giao dịch.

– Đảm bảo thực hiện đúng và đầy đủ các công việc đã quy định tại Điều 3 Hợp đồng này.

– Đảm bảo thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thanh toán như quy định tại Điều 7 Hợp đồng này.

– Các quyền và nghĩa vụ khác theo thoả thuận trong Hợp đồng này và theo quy định pháp luật.

Điều 10: Phạt vi phạm

– Nếu bên bán vi phạm các quyền và nghĩa vụ quy định tại Hợp đồng này thì sẽ bị phạt số tiền là …. tổng giá trị Hợp đồng cho 01 ngày vi phạm.

– Nếu bên mua vi phạm các quyền và nghĩa vụ quy định tại Hợp đồng này thì sẽ bị phạt số tiền là …. tổng giá trị Hợp đồng cho 01 ngày vi phạm.

Điều 11: Bồi thường thiệt hại

– Trường hợp chậm trễ giao nhận hàng hoá dẫn tới hàng hoá bị hư hỏng, lỗi của bên nào thì bên đó phải chịu trách nhiệm bồi thường với chi phí bằng đúng chi phí cho lượng hàng hoá bị hư hỏng.

– Trong quá trình giao nhận hàng hoá, nếu có thiệt hại xảy ra, lỗi của bên nào thì bên đó chịu hoàn toàn trách nhiệm. Mức bồi thường thiệt hại sẽ được hai bên thoả thuận tại thời điểm xảy ra thiệt hại đó.

– Trường hợp xảy ra sự kiện bất khả kháng gây trở ngại hoặc thiệt hại trong quá trình thực hiện hợp đồng, hai bên có trách nhiệm khắc phục và tiếp tục thực hiện hợp đồng khi sự kiện hoặc hậu quả của sự kiện bất khả kháng chấm dứt.

Điều 12: Giải quyết tranh chấp

Trong quá trình thực hiện Hợp đồng này nếu xảy ra bất kỳ sự bất đồng nào, bên nảy sinh bất đồng sẽ thông báo cho bên kia bằng văn bản. Hai bên sẽ thương lượng để giải quyết các bất đồng đó. Trường hợp các bên không tự thương lượng được thì sự việc sẽ được đưa ra giải quyết theo quy định của pháp luật.

Điều 13: Cam kết của hai bên

13.1. Cam kết của bên A

– Những thông tin về đối tượng Hợp đồng và chất lượng, nguồn gốc xuất xứ của hàng hoá ghi trong Hợp đồng này là đúng sự thật và sẽ chịu trách nhiệm về tính xác thực của những thông tin đó.

– Thực hiện đúng và đầy đủ các thoả thuận đã ghi trong Hợp đồng này.

– Trong quá trình sử dụng hàng hoá, nếu xảy ra thiệt hại do lỗi bên A thì bên A chỉ chịu trách nhiệm cho việc gây thiệt hại trực tiếp.

13.2. Cam kết của bên B

–  Sẽ chịu hoàn toàn trách nhiệm về chất lượng của hàng hoá sau khi

– Thực hiện đúng và đầy đủ các thoả thuận đã ghi trong Hợp đồng này.

– Trong quá trình sử dụng hàng hoá, nếu xảy ra thiệt hại do lỗi bên B thì bên B chịu trách nhiệm hoàn toàn cho việc gây thiệt hại này.

– Thực hiện đúng và đầy đủ các thoả thuận đã ghi trong Hợp đồng này.

Điều 14: Chấm dứt hợp đồng

14.1. Hợp đồng này sẽ được chấm dứt trong các trường hợp sau:

– Khi các bên thực hiện xong các quyền và nghĩa vụ quy định trong Hợp đồng này.

– Khi một bên vi phạm hợp đồng dẫn đến Hợp đồng không thể thực hiện được thì phía bên kia có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng.

– Hợp đồng có thể được chấm dứt do sự thỏa thuận của các bên.

– Một bên có hành vi vi phạm nghĩa vụ……….. được ghi nhận trong Hợp đồng này và bên bị vi phạm có yêu cầu chấm dứt thực hiện hợp đồng.

14.2. Lý do khách quan chấm dứt Hợp đồng

– Trường hợp có dịch bệnh gây cản trở mọi hoạt động xã hội trong thời gian dài tối thiểu … ngày.

– Quy định pháp luật ban hành có điều cấm liên quan tới việc thực hiện Hợp đồng này.

– Điều kiện thời tiết khắc nghiệt làm hư hỏng nặng hàng hoá hoặc cản trở mọi hoạt động của xã hội.

Điều 15: Hiệu lực hợp đồng

Hợp đồng này có hiệu lực từ ngày …… tháng ….. năm …… đến ngày …… tháng ….. năm ………

Hai bên sẽ tổ chức họp và lập biên bản thanh lý hợp đồng này sau khi hết hiệu lực không quá 10 ngày. Bên ……….. có trách nhiệm tổ chức và chuẩn bị thời gian địa điểm thanh lý.

Hợp đồng này được làm thành …………… bản, có giá trị như nhau. Mỗi bên giữ ……… bản.

Ký tên A                                                                       Ký tên B

Hợp đồng cung cấp nước đóng bình cho doanh nghiệp

Hợp đồng cung cấp nước đóng bình cho doanh nghiệp là thoả thuận giữa đơn vị cung cấp nước uống đóng chai, đại lý, hộ kinh doanh có khả năng trong giao dịch với đơn vị, doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng định kỳ cho cán bộ, nhân viên, công nhân.

Hợp đồng cung cấp nước đóng bình có thể được áp dụng thuế VAT và khấu trừ chi phí hợp lý cho doanh nghiệp.

Mẫu Hợp đồng cung cấp nước đóng bình cho doanh nghiệp

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

—————–

Hà Nội, ngày 20 tháng 7 năm 2020

HỢP ĐỒNG CUNG CẤP NƯỚC ĐÓNG BÌNH

Số: 10/HĐCCN

  • Căn cứ: Bộ luật dân sự số 91/2015/QH13;
  • Căn cứ: Bộ luật thương mại Số 36/2005/QH11
  • Căn cứ Luật khoáng sản số 60/2010/QH12
  • Căn cứ: Thỏa thuận của các bên.

Hôm nay, ngày 20 tháng 7 năm 2020, tại địa chỉ số 45 đường Huỳnh Thúc Kháng, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, chúng tôi bao gồm:

BÊN A: Công ty TNHH Nước tinh khiết ABC

Mã số thuế: 0312196679

Địa chỉ: Số 15 đường Tố Hữu, quận Trung Văn, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Email: [email protected]

Số điện thoại liên lạc: 0208-3.888-888 hoặc 0916-653-321

Đại diện: Nguyễn Vũ Thanh A – Đại diện cho công ty theo ủy quyền số 05/UQ

Chức danh: Giám đốc kế hoạch

BÊN B: Công ty Cổ phần CDE

Mã số thuế: 0101411983

Địa chỉ: Số 29 đường Nguyễn Chí Thanh, quận Đống Đa, Hà Nội

Email: [email protected]

Số điện thoại liên lạc: 0208-3.666-666 hoặc 0918-757-535

Đại diện: Lê Thúy B – Đại diện theo pháp luật của công ty

Chức danh: Tổng giám đốc

Sau khi bàn bạc, hai bên thống nhất ký kết hợp đồng số 10/HĐCCN với những nội dung sau đây:

Điều 1: Đối tượng của hợp đồng

Bên A cung cấp cho bên B số lượng nước tinh khiết đóng chai như sau:

1. Số lượng và giá

STTLoạiTrọng lượng tịnhGiá (VNĐ)Số lượngThành tiền (VNĐ)
1Nước uống tinh khiết ABC 350ml350ml4.000150600.000
2Nước uống tinh khiết ABC 500ml500ml7.00090630.000
3Nước uống tinh khiết ABC 1,5l1,5l15.00060900.000
Tổng cộng2.130.000
Bằng chữ: Hai triệu một trăm ba mươi ngàn đồng.

Điều 2: Thực hiện hợp đồng

1. Thời gian thực hiện :Trong vòng hai ngày 27 và 28 tháng 07 năm 2020

4. Địa điểm thực hiện :Tại trụ sở của bên B

Địa chỉ:Số 29 đường Nguyễn Chí Thanh, quận Đống Đa, Hà Nội

3. Vận chuyển: Bên A có trách nhiệm ký kết vận chuyển với bên cho thuê dịch vụ. Chi phí vận chuyển do bên B thanh toán.

4. Việc thực hiện rỡ hàng, nhập kho sẽ do bên B thực hiện, mọi tổn hại về hàng hóa trong việc thực hiện rỡ hàng sẽ do bên B chịu trách nhiệm.

5. Kiểm tra sản phẩm: Khi sản phẩm được vận chuyển tới kho hàng của bên B, bên B có trách nhiệm kiểm tra sản phẩm trước khi nhập kho.

– Trong trường hợp sản phẩm đủ tiêu chuẩn theo thỏa thuận của hai bên và theo luật định, bên B có nghĩa vụ nhập hàng hóa vào kho, đồng thời chuẩn bị các giấy tờ chứng minh sản phẩm đã được chuyển giao.

– Trong trường hợp sản phẩm không đủ tiêu chuẩn theo thỏa thuận của hai bên và theo luật định, bên B có quyền hoàn trả lại các sản phẩm không đủ tiêu chuẩn. Khi đó, bên A có nghĩa vụ giao lại cho bên A số hàng đạt tiêu chuẩn mà bên B hoàn trả lại trong vòng 15 ngày kể từ khi hoàn trả. Nếu bên A không thể thực hiện được thì bên A có nghĩa vụ bồi thường cho B số tiền đúng với giá trị số sản phẩm không đạt tiêu chuẩn mà bên B hoàn trả. 

6. Sau khi bên B đã kiểm tra và nhận hàng, nếu  phát hiện về việc không đạt tiêu chuẩn về hàng hóa, hai bên sẽ tiến hành tự thỏa thuận để có phương pháp giải quyết.

Điều 3: Yêu cầu về chất lượng hàng hóa

1. Yêu cầu chất lượng nguồn nước sử dụng để sản xuất nước uống đóng chai: Nước sử dụng để sản xuất nước uống đóng chai phải đáp ứng các yêu cầu theo QCVN 01:2009/BYT về chất lượng nước ăn uống được ban hành kèm theo Thông tư số 04/2009/TT-BYT ngày 17/6/2009 của Bộ trưởng Bộ Y tế.

2. 2. Yêu cầu về an toàn thực phẩm:

2.1. Các chỉ tiêu hoá học của nước khoáng thiên nhiên đóng chai liên quan đến an toàn thực phẩm được quy định tại Phụ lục I của Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với nước khoáng thiên nhiên và nước uống đóng chai.

2.2. Các chỉ tiêu hoá học của nước uống đóng chai liên quan đến an toàn thực phẩm được quy định tại Phụ lục II của Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với nước khoáng thiên nhiên và nước uống đóng chai.

2.3. Các chỉ tiêu vi sinh vật của nước khoáng thiên nhiên đóng chai và nước uống đóng chai được quy định tại Phụ lục III của Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với nước khoáng thiên nhiên và nước uống đóng chai.

2.4. Có thể sử dụng các phương pháp thử có độ chính xác tương đương với các phương pháp quy định kèm theo các chỉ tiêu trong các Phụ lục I, Phụ lục II và Phụ lục III của Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với nước khoáng thiên nhiên và nước uống đóng chai.

2.5. Số hiệu và tên đầy đủ của các phương pháp thử được quy định tại Phụ lục IV của Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với nước khoáng thiên nhiên và nước uống đóng chai.

3. Ghi nhãn: Việc ghi nhãn nước khoáng thiên nhiên đóng chai và nước uống đóng chai phải theo đúng quy định tại Nghị định số 89/2006/NĐ-CP ngày 30/8/2006 của Chính phủ về nhãn hàng hoá và các văn bản hướng dẫn thi hành.

4. Nhãn của sản phẩm phải chứa thông tin  về tên nguồn nước khoáng và khu vực có nguồn khoáng phải được ghi rõ trên nhãn của sản phẩm.

5. Nhãn của sản phẩm phải chứa thông tin về thành phần hóa học của sản phẩm.

Điều 4: Thanh toán

1. Số tiền thanh toán:  Quy định tại Điều 1

2. Chi phí thanh toán này chưa bao gồm chi phí vận chuyển.

2. Phương thức thanh toán: Thanh toán bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản

            – Tên tài khoản : Nước tinh khiết ABC         

            – Số tài khoản : 03330311501

            – Ngân hàng : Ngân hàng Tiên Phong – TP bank

            – Chi nhánh : Mọi chi nhánh trên toàn quốc

3. Thời hạn thanh toán: Trong vòng 5 ngày kể từ khi công ty B nhận được hàng hóa.

4. Bên B có nghĩa vụ cung cấp các giấy tờ chứng minh đã chuyển khoản cho bên A trong vòng 03 ngày kể từ ngày bên B thanh toán

5. Bên A có nghĩa vụ cung cấp các giấy tờ chứng minh đã nhận chuyển khoản trong vòng 03 ngày kể từ khi bên B cung cấp giấy tờ chứng minh đã chuyển khoản cho bên A.

Điều 5: Sự thay đổi trong hợp đồng

1. Mọi sự thay đổi về số lượng hàng, thời gian, địa điểm vận chuyển hàng hay bất kỳ sự thay đổi nào có liên quan đến điều kiện của sản phẩm đều phải được hai bên thông báo bằng văn bản cho bên kia trước 15 ngày kể từ ngày vận chuyện hàng của đợt vận chuyển đầu tiên.

Nếu có sự thay đổi trong thời gian thực hiện hợp đồng, hai bên sẽ tự thỏa thuận để đưa ra giải pháp tối ưu nhất.

2. Mọi sự thay đổi về giá, phát sinh về giá trong thời gian thực hiện hợp đồng sẽ được hai bên tự thỏa thuận một phụ lục về thay đổi giá  hoặc một hợp đồng mới trong thời hạn 15 ngày trong trường hợp có sự thay đổi về giá kể từ ngày hai bên biết về sự thay đổi này; hoặc trong thời hạn 03 ngày đối với trường hợp có sự phát sinh về giá kể từ ngày bên A vận chuyển sản phẩm vào đợt cuối cùng.

Điều 6. Đặt cọc

1. Trong thời gian từ ngày 21/07/2020 đến hết ngày 23/07/2020, Bên B có trách nhiệm giao cho Bên A số tiền là 1.000.000VNĐ (Bằng chữ:Một triệu Việt Nam Đồng) để bảo đảm cho việc Bên B sẽ mua toàn bộ số lượng nước uống tinh khiết đã xác định tại Điều 1 Hợp đồng này mà Bên A giao tới theo đúng nội dung Hợp đồng.

2. Trong trường hợp Bên A thực hiện đúng nghĩa vụ mà Bên B không mua không nhận theo thỏa thuận tại Hợp đồng này, Bên A có quyền nhận số tiền trên để bù trừ những tổn thất mà bên B gây ra.

3. Trong trường hợp Bên A không thực hiện đúng nghĩa vụ dẫn đến Hợp đồng không được thực hiện thì Bên A có trách nhiệm trả lại số tiền trên cho Bên B và bồi thường một khoản tiền tương đương cho Bên B.

Điều 7: Cam kết của các bên

1.Cam kết của bên A

1.1. Cam kết tính trung thực, chính xác của những thông tin mà bên A đã đưa ra và đảm bảo sẽ chịu trách nhiệm hoàn toàn đối với những sự việc phát sinh từ tính trung thực, chính xác của những thông tin này.

1.2. Bồi thường thiệt hại xảy ra cho bên B nếu có thiệt hại phát sinh từ hành vi vi phạm của bản thân.

1.3. Đảm bảo tuân thủ các quy định của pháp luật về quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với nước khoáng thiên nhiên và nước uống đóng chai trong quá trình thực hiện hợp đồng.

2.Cam kết của bên B

Cam kết thực hiện đúng, đầy đủ nghĩa vụ thanh toán cho Bên A theo thỏa thuận ghi nhận tại Hợp đồng.

Điều 8: Chấm dứt hợp đồng

8.1. Hợp đồng có thể chấm dứt trong các trường hợp sau đây:

– Theo thoả thuận của hai Bên;

– Do bất khả kháng;

– Sau khi các Bên đã hoàn thành các nghĩa vụ của Hợp đồng;

– Theo quy định của pháp luật.

8.2. Một Bên được quyền đơn phương chấm dứt Hợp đồng nhưng phải thông báo cho Bên còn lại ba mươi (30) ngày. Nếu việc chấm dứt Hợp đồng của một Bên không do lỗi của Bên còn lại và gây tổn thất, thiệt hại cho Bên còn lại thì Bên đơn phương chấm dứt Hợp đồng phải bồi thường thiệt hại cho Bên còn lại.

8.3. Trường hợp một Bên đơn phương chấm dứt Hợp đồng do lỗi của Bên còn lại thì Bên còn lại phải bồi thường các thiệt hại do lỗi của mình gây ra cho Bên đơn phương chấm dứt Hợp đồng.

8.4. Trong trường hợp chấm dứt Hợp đồng trước hạn vì bất cứ lý do gì, hai Bên có nghĩa vụ tiến hành thanh lý bằng việc lập Biên bản thanh lý để xác nhận chấm dứt mọi quyền và nghĩa vụ của mỗi Bên quy định tại Hợp đồng này.

8.5. Bất kể Hợp đồng chấm dứt trong trường hợp nào, Bên B có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các chi phí  Bên A đến thời điểm Hợp đồng chấm dứt.

8.6. Các khoản phạt và bồi thường thiệt hại và nghĩa vụ thanh toán của bất kỳ Bên nào đối với Bên còn lại phải được thực hiện trong vòng ba mươi (30) ngày kể từ ngày chấm dứt Hợp đồng

Điều 9: Sự kiện bất khả kháng

Hợp đồng sẽ đương nhiên chấm dứt hiệu lực trong trường hợp vì lý do bất khả kháng. Một sự kiện được coi là bất khả kháng theo điều 8 quy định phải đáp ứng 03 điều kiện sau:

– Sự kiện xảy ra một cách khách quan hay gọi là sự kiện khách quan, tức sự kiện đó nằm ngoài phạm vi kiểm soát của bên vi phạm hợp đồng;

– Hậu quả của sự kiện không thể lường trước được tại thời điểm giao kết hoặc trong quá trình thực hiện hợp đồng cho đến trước thời điểm xảy ra hành vi vi phạm;

– Hậu quả của sự kiện đó không thể khắc phục được mặc dù áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép.

Điều 10: Hiệu lực hợp đồng

1.Hợp đồng có hiệu lực kể từ ngày 23 tháng 07 năm 2020.Hợp đồng có hiệu lực trong vòng 01 năm kể từ ngày … tháng… năm đến ngày… tháng… năm.

2.Trường hợp có bất kỳ điều khoản, điều kiện nào của Hợp Đồng này không thể thực thi hoặc bị vô hiệu do thoả thuận trái với quy định của pháp luật thì các điều khoản, điều kiện còn lại của Hợp Đồng vẫn được đảm bảo thi hành.

Điều 11: Điều khoản cuối cùng

1. Hợp đồng Khám sức khỏe định kỳ này được kí kết tại số 45 đường Huỳnh Thúc Kháng, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, vào ngày 22 tháng 07 năm 2020. 

2. Hợp đồng được lập  thành ba (03) bản, có giá trị pháp lý ngang nhau và có hiệu lực từ ngày 21 tháng 07 năm 2020. Khi hai bên ký phụ lục hợp đồng lao động thì nội dung của phụ lục hợp đồng cũng có giá trị như các nội dung của bản hợp đồng lao động này.

Hà Nội, ngày 20 tháng 07 năm 2020

Bên A                                                                    Bên B

Đơn xin xác nhận sai tên đệm

Đơn xin xác nhận sai tên đệm, Đơn xin xác nhận sai họ tên.

Mẫu Đơn xin xác nhận sai tên đệm

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

————————————

….., ngày… tháng… năm…

ĐƠN XIN XÁC NHẬN

(V/v: xác nhận sai tên đệm)

  • Căn cứ Luật Hộ tịch 2014;
  • Căn cứ Nghị định 123/2015/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Hộ tịch 2014.

Kính gửi: – Uỷ ban nhân dân xã (phường)……………………;

– Ông/Bà………………- Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã (phường)………………

Tôi tên là:………………                Giới tính:……………

Sinh ngày:………………………                Số điện thoại:…………………………

Chứng minh nhân dân số:…………  Nơi cấp:………..  Ngày cấp:………………

Địa chỉ thường trú:……………………

Nơi ở hiện tại:………………

Tôi viết đơn này xin trình bày với cơ quan một việc như sau:

Trên giấy khai sinh, họ và tên của tôi là…… nhưng trong chứng minh thư nhân dân của tôi chữ …… trong tên đệm bị ghi nhầm thành chữ…… Sau này, tất cả giấy tờ khác như văn bằng, chứng chỉ, tài khoản ngân hàng, giấy phép lái xe… của tôi đều lấy theo tên trong chứng minh thư nhân dân. Điều này dẫn đến việc thông tin trên giấy tờ không trùng khớp và gây khó khăn cho tôi trong việc chứng minh và xác minh những loại giấy tờ khác. Do vậy, tôi làm đơn này kính xin quý cơ quan xác nhận thông tin họ tên cụ thể là tên đệm của tôi là cùng một người.

Căn cứ khoản 3 Điều 6 Nghị định 123/2015/NĐ-CP hướng dẫn chi tiết thi hành Luật Hộ tịch 2014 quy định:

“3. Trường hợp nội dung trong hồ sơ, giấy tờ cá nhân khác với nội dung trong Giấy khai sinh của người đó thì Thủ trưởng cơ quan, tổ chức quản lý hồ sơ hoặc cấp giấy tờ có trách nhiệm điều chỉnh hồ sơ, giấy tờ theo đúng nội dung trong Giấy khai sinh.”

Tôi nhận thấy quý cơ quan có thẩm quyền cũng như trách nhiệm xem xét, xác nhận thông tin trên là cùng một người và điều chỉnh giúp tôi hồ sơ, giấy tờ theo đúng nội dung trong Giấy khai sinh.

Tôi xin chân thành cảm ơn và kính mong được quý cơ quan xem xét và hỗ trợ trong thời gian sớm nhất.

Tài liệu kèm theo                                                 Người làm đơn

– 01 bản sao công chứng Giấy khai sinh                     (ký và ghi rõ họ tên)

– 01 bản sao công chứng Chứng minh nhân dân

Đơn xin xác nhận ngày tháng năm sinh

Đơn xin xác nhận ngày tháng năm sinh là văn bản cá nhân lập để đề nghị Cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận các thông tin về năm sinh của mình nhằm thực hiện 1 thủ tục hành chính có liên quan khác.

Mẫu Đơn xin xác nhận ngày tháng năm sinh

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

————————————

….., ngày… tháng… năm…

ĐƠN XIN XÁC NHẬN NGÀY SINH

(V/v: xác nhận ngày tháng năm sinh)

  • Căn cứ Luật Hộ tịch 2014;
  • Căn cứ Nghị định 123/2015/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Hộ tịch 2014.

Kính gửi: – Uỷ ban nhân dân xã (phường)……………

– Ông/Bà………………- Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã (phường)…………

Tôi tên là:………………          Giới tính:……………

Sinh ngày:………………..          Số điện thoại:……………

Chứng minh nhân dân số:…………..                   Nơi cấp:……….   Ngày cấp:…………

Địa chỉ thường trú:……………………

Nơi ở hiện tại:…………………

Tôi viết đơn này xin trình bày với cơ quan một việc như sau:

Trong giấy khai sinh, tôi sinh ra tại…. vào ngày… tháng… năm…. Tuy nhiên, khi tiến hành thủ tục làm chứng minh thư nhân dân, tôi đã nhớ nhầm ngày sinh của mình là ngày… tháng… năm. Điều này dẫn đến việc thông tin ngày sinh trên hai giấy tờ này không trùng khớp. Ngày… tháng… năm…, cơ quan tôi đang công tác yêu cầu xác nhận hai thông tin này là cùng một người. Do vậy, tôi làm đơn này kính mong  Uỷ ban xem xét và xác nhận thông tin ngày… tháng… năm… trong giấy khai sinh và ngày… tháng… năm… trong chứng minh thư nhân dân của tôi đều là cùng một người.

Tôi cam đoan những thông tin trên đều đúng sự thật và tôi xin chịu mọi trách nhiệm về tính trung thực, chính xác của những thông tin này. Kính mong quý cơ quan xem xét và hỗ trợ tôi trong thời gian sớm nhất.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Tài liệu kèm theo                                                           Người làm đơn

– 01 bản sao công chứng Giấy khai sinh;                             (ký và ghi rõ họ tên)

– 01 bản sao công chứng Chứng minh nhân dân;

– Đơn yêu cầu xác nhận thông tin của công ty.

Mẫu đơn khiếu nại gửi công đoàn

Mẫu đơn khiếu nại gửi công đoàn, đơn thể hiện ý kiến, sự không đồng tình với các quyết định hay hành vi của công đoàn cơ sở.

Mẫu đơn khiếu nại gửi công đoàn

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

……, ngày… tháng… năm…

ĐƠN KHIẾU NẠI

(V/v:…………………)

  • Căn cứ Luật Công đoàn 2012;
  • Căn cứ Luật Lao động năm 2012 sửa đổi năm 2019;
  • Căn cứ Quyết định 333/QĐ-TLĐ do Tổng liên đoàn lao động Việt Nam ban hành quy định về việc công đoàn giải quyết và tham gia giải quyết khiếu nại, tố cáo;
  • Căn cứ tình hình thực tế.
  • ……..

Kính gửi: BAN CHẤP HÀNH CÔNG ĐOÀN………………

Họ và tên tôi là:……………… Giới tính:………………………..

Sinh ngày:………………….Dân tộc:…..………………Quốc tịch:………………………..

Giấy tờ nhân thân (CMND/CCCD) số:………………………

Hộ khẩu thường trú:…………………

Địa chỉ hiện tại:…………………

Số điện thoại liên hệ:……………………

Chức vụ:……………………

Nơi làm việc:………………………

Tham gia công đoàn (nếu có):………………

Tôi xin trình bày sự việc như sau:

……………………………………………………………

Căn cứ theo Điểm… Khoản… Điều…. Luật…:

“……..”

Căn cứ theo Điều 18 Luật Công đoàn 2012 quy định về quyền của đoàn viên công đoàn:

“Điều 18. Quyền của đoàn viên công đoàn

  1. Yêu cầu Công đoàn đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng khi bị xâm phạm.

…..”

Và căn cứ theo Điều 6 Quyết định 333/QĐ-TLĐ về Thẩm quyền giải quyết khiếu nại của công đoàn:

 “Điều 6. Thẩm quyền giải quyết khiếu nại

1. Khiếu nại liên quan đến điều lệ, nghị quyết, chỉ thị, quy định, quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật đoàn viên thuộc quyền quản lý trực tiếp của công đoàn cấp nào thì công đoàn cấp đó giải quyết khiếu nại lần đầu.

2. Thủ trưởng các đơn vị hành chính, sự nghiệp và doanh nghiệp của công đoàn có trách nhiệm giải quyết những khiếu nại về quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình và của công chức, viên chức, lao động do mình quản lý trực tiếp.

3. Khiếu nại đã được giải quyết lần đầu nhưng còn khiếu nại thì công đoàn cấp trên trực tiếp có trách nhiệm giải quyết khiếu nại lần hai.

Tôi nhận thấy, sự việc ………… trên ảnh hưởng trực tiếp đến quyền và lợi ích về…. của tôi và đồng thời thuộc thẩm quyền giải quyết của công đoàn theo điều….

Chính vì vậy, tôi làm đơn này kính mong quý công đoàn giải quyết những vấn đề khiếu nại sau:

  • Đề nghị xác nhận, thẩm tra vụ việc;
  • Xử lí …… theo Khoản…Điều …. Luật………..;
  • Giải quyết, khắc phục cho tôi ……

Tôi cam đoan những nội dung khiếu nại trên đây là đúng sự thật và chịu trách nhiệm trước pháp luật về cam đoan của mình.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

* Tài liệu đính kèm:
Giấy chứng nhận đoàn viên;
CMND/CCCD;……
Người yêu cầu
(Ký, ghi rõ họ, chữ đệm, tên)        

Biên bản kiểm tra công tác của phó hiệu trưởng

Biên bản kiểm tra công tác của phó hiệu trưởng được sử dụng trong các đợt, kỳ thanh tra, kiểm tra của Ban Giám hiệu nhà trường đối với các hạng mục, phòng ban, khu vực thuộc nhà trường.

Biên bản là cơ sở để ghi nhận, khen thưởng những ưu điểm, tích cực, thành tích hoặc các sai phạm nếu có của cán bộ, nhân viên trong nhà trường.

Mẫu Biên bản kiểm tra công tác của phó hiệu trưởng

PHÒNG GD&ĐT…
TRƯỜNG………………….
———————————
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
————————

…., ngày… tháng… năm…

BIÊN BẢN KIỂM TRA CÔNG TÁC CỦA PHÓ HIỆU TRƯỞNG

(V/v:………………………)

  • Căn cứ Quyết định số……… ngày… tháng… năm… của ………… về việc……..;
  • Căn cứ Thông báo số………… ngày… tháng… năm… của…… về việc…….;

Vào lúc …….. giờ ngày… tháng… năm… tại…………….., Đoàn kiểm tra ………. tiến hành thực hiện việc kiểm tra hoạt động công tác của Phó Hiệu trưởng Trường  ……………………… trong giai đoạn……………

I – Thành phần tham gia

  • Đại diện Ban Kiểm tra:

– Ông/Bà……………………………………… – Chức vụ……………………….

– Ông/Bà……………………………………… – Chức vụ……………………….

– Ông/Bà……………………………………… – Chức vụ……………………….

  • Đối tượng được kiểm tra

– Ông/Bà……………………………………. – Phó Hiệu trưởng Trường…………

II – Lý do kiểm tra

……………………………………………

III – Nội dung kiểm tra

– Kiểm tra các chỉ đạo các hoạt động chuyên môn;

– Kiểm tra chỉ đạo công tác kiểm tra chuyên môn;

– Kiểm tra việc thực hiện các kế hoạch được giao; tổ chức giảng dạy, thực hiện chương trình, nội dung kế hoạch;

– Kiểm tra quản lý điều hành công tác thiết bị, thực hành, thí nghiệm;

– Kiểm tra công tác phối hợp với các đoàn thể tổ chức thực hiện các hoạt động phong trào;

– Kiểm tra các báo cáo, biên bản đánh giá, hồ sơ sổ sách theo kế hoạch chuyên môn.

IV – Kết quả kiểm tra và đánh giá

* Kết quả kiểm tra:

…………………………………………

* Đánh giá

– Ưu điểm

…………………………………………

– Nhược điểm

…………………………………………

V – Ý kiến khác (nếu có)

…………………………………………

Biên bản kết thúc vào lúc…… giờ  ngày… tháng… năm………

Biên bản này đã được đọc cho những người có tên trên nghe, xác nhận nội dung và công nhận đúng sự thật.

PHÓ HIỆU TRƯỞNG                                        ĐOÀN KIỂM TRA

(ký và ghi rõ họ tên)                                              (ký và ghi rõ họ tên)

Hợp đồng giao khoán trồng và chăm sóc cây trọn gói

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

—————————

……., ngày … tháng … năm …

HỢP ĐỒNG GIAO KHOÁN TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY TRỌN GÓI

Số: … / ….

  • Căn cứ Bộ luật Dân sự 2015;
  • Căn cứ Luật Thương mại 2005.

A/ BÊN A – BÊN NHẬN KHOÁN

Đại diện bởi Ông/Bà……………………………………….      Chức vụ:………………………………

– Số CMTND:………………………..  Nơi cấp:……………………..   Ngày cấp:…………..

– Địa chỉ:……………………………………………………………………………………………………….

– Số điện thoại:……………………………………………………………………………………………….

– Đại diện cho:……………………………………………………………………………………………….

– Trụ sở:………………………………………………………………………………………………………..

B/ BÊN B – BÊN KHOÁN

– Đại diện bởi Ông/Bà:………………………………………. Chức vụ:……………………………..

– Số CMTND:………………………    Nơi cấp:…………………….    Ngày cấp:…………..

– Địa chỉ thường trú:……………………………………………………………………………………….

– Nơi ở hiện nay:…………………………………………………………………………………………….

– Số điện thoại:……………………………………………………………………………………………….

Hai bên cùng nhau thoả thuận và ký kết hợp đồng với nội dung gồm những điều khoản sau:

ĐIỀU 1. NỘI DUNG THOẢ THUẬN

Bên B giao khoán cho bên A thực hiện việc nuôi trồng và chăm sóc cây trọn gói.

– Lý do giao khoán:………………………………………………………………………………………..

– Địa điểm nuôi trồng:…………………………………………………………………………………….

– Diện tích đất trồng giao khoán:………………………………………………………………………

– Thời hạn hợp đồng:………………………………………………………………………………………

– Số lượng cây trồng:………………………………………………………………………………………

– Loại cây:……………………………………………………………………………………………………..

– Kết quả yêu cầu sau khi kết thúc giao khoán:…………………………………………………..

ĐIỀU 2. CÁCH THỨC THỰC HIỆN

– Bên B chịu trách nhiệm chuẩn bị và cung cấp giấy phép nuôi trồng trong trường hợp cơ quan chức năng kiểm tra.

– Bên A dựa vào kinh nghiệm và kỹ năng nuôi trồng thực hiện các biện pháp nuôi trồng và chăm sóc cây được bên B giao khoán.

– Bên A tự túc trong quá trình di chuyển, chuẩn bị cơ sở thiết bị cần thiết để tiến hành nuôi trồng và chăm sóc.

– Thời gian nuôi trồng và chăm sóc:…………………………………………………………………

– Bên B kiểm tra, giám sát và nghiệm thu chất lượng công việc định kỳ:………………

– Khi hết thời hạn giao khoán, bên A tiến hành thủ tục thanh toán hợp đồng cho bên B.

ĐIỀU 3. THANH TOÁN

– Bên A cung cấp dịch vụ giao khoán trọn gói đã bao gồm các khoản thuế, phí với tổng số tiền:…………………………………………………………………………………………………..

– Thời hạn thanh toán:…………………………………………………………………………………….

– Phương thức thanh toán:……………………………………………………………………………….

– Địa điểm thanh toán:…………………………………………………………………………………….

– Chi phí được bên B chi trả ngày……………………………………………………………………..

ĐIỀU 4. QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CÁC BÊN

1. Quyền và nghĩa vụ bên A

– Được thanh toán đầy đủ tiền khoán của công việc.

– Có trách nhiệm thực hiện đúng thời hạn và chất lượng công việc được yêu cầu, đảm bảo đất nuôi trồng cũng như các loại cây được chăm sóc.

– Chuẩn bị đầy đủ thiết bị cần thiết cho việc nuôi trồng và chăm sóc.

– Giao trả hiện trạng đất và cây trồng cho bên B khi kết thúc thời hạn giao khoán.

2. Quyền và nghĩa vụ bên B

– Kiểm tra, đánh giá và nghiệm thu chất lượng công việc của bên A.

– Được đảm bảo về chất lượng nuôi trồng khi kết thúc giao khoán.

– Có trách nhiệm tạo điều kiện cho bên A thực hiện việc nuôi trồng, chăm sóc cây trồng.

– Có trách nhiệm thanh toán đầy đủ và đúng hạn chi phí giao khoán cho bên A theo thoả thuận của hai bên.

– Chịu trách nhiệm về tính hợp pháp của hoạt động giao khoán và nuôi trồng.

ĐIỀU 5. ĐIỀU KHOẢN BỔ SUNG

– Trường hợp khi kết thúc giao khoán, chất lượng nuôi trồng không đạt yêu cầu của bên B thì bên A phải hoàn trả lại chi phí thanh toán cho bên B. Trường hợp đất bị xuống cấp, hư hại sau khi nuôi trồng thì bên A chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho bên B. Mức độ bồi thường do hai bên tự thoả thuận.

– Mọi tranh chấp phát sinh được hai bên ưu tiên giải quyết bằng thương lượng và hoà giải, nếu như không thể thương lượng thì một trong hai bên có quyền gửi đơn yêu cầu Toà án nhân dân có thẩm quyền giải quyết.

– Hai bên cam kết thực hiện đúng và đủ những điều khoản được nêu trong hợp đồng.

– Hợp đồng được ký kết ngày … tháng … năm … tại……………………….. và hết hiệu lực khi kết thúc thời hạn giao khoán hoặc do hai bên tự thoả thuận.

Hợp đồng được lập thành hai bản có giá trị pháp lý tương đương nhau, mỗi bên giữ một bản.

BÊN A                                                                 BÊN B

(ký và ghi rõ họ tên)                                              (ký và ghi rõ họ tên)

Đơn xin chuyển giáo viên chủ nhiệm

Đơn xin chuyển giáo viên chủ nhiệm là văn bản được hội phụ huynh học sinh hay tập thể học sinh xác lập và gửi tới nhà trường nhằm mục đích xin đổi giáo viên chủ nhiệm theo phân công của Phòng đào tạo vì một số lý do nào đó.

Mẫu Đơn xin chuyển giáo viên chủ nhiệm

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
———————

ĐƠN XIN CHUYỂN GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM

Kính gửi: Ban giám hiệu nhà trường

Em tên là: ……………………………………………………………………………………………

Ngày sinh: Ngày……. tháng…….. năm …………

Hiện là học sinh lớp ……………………… Khối:……..

Trường: ……………………………………….

Chức vụ: Lớp trưởng lớp………..

Nay em làm đơn này xin thay mặt lớp….. xin phép Ban giám hiệu nhà trường xem xét và cho phép lớp em được thay đổi giáo viên chủ nhiệm

Giáo viên chủ nhiệm:…………………………………………

Tổ bộ môn:……………………………………………………

Hiện đang là giáo viên chủ nhiệm lớp….. khối…..trường………………………..

Lý do thay đổi giáo viên chủ nhiệm:

………………………

Rất mong sự chấp thuận của Ban giám hiệu nhà trường.

Em xin chân thành cảm ơn!

 …………, ngày…tháng…năm…
Xác nhận của hội trưởng hội phụ huynh học sinhNgười làm đơn
(Ký và ghi rõ họ tên)

Hợp đồng dịch vụ tư vấn quản lý

Hợp đồng dịch vụ tư vấn quản lý, quản trị là văn bản ký kết khi một bên cung cấp cho bên còn lại dịch vụ tư vấn cách vận hành, tổ chức, sơ đồ nội bộ bộ máy hoạt động của tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp theo mục đích, mong muốn mà bên có nhu cầu tư vấn đưa ra. Sau khi tư vấn, bên được tư vấn sẽ phải thanh toán theo chi phí đã thỏa thuận dù có hay không sử dụng các phương án đã được tư vấn. Tuy nhiên nếu các chi tiết trong nội dung tư vấn được chứng minh là sai hay khi sử dụng đem lại hiệu quả trái chiều thì bên tư vấn sẽ phải hoàn toàn chịu trách nhiệm và phát sinh các mục bồi thường nếu có.

Để biết Hợp đồng dịch vụ tư vấn quản lý sẽ có những điều khoản gì, nên ghi nhận ra sao, xin mời các bạn cùng theo dõi nội dung sau.

Mẫu Hợp đồng dịch vụ tư vấn quản lý

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Ngày, …tháng….. năm

HỢP ĐỒNG DỊCH VỤ TƯ VẤN QUẢN LÝ

Số:…./…..

  • Căn cứ bộ luật dân sự số 91/2015/QH13
  • Căn cứ luật thương mại số 36/2005/L-QH11
  • Căn cứ luật doanh nghiệp 68/2014/QH13
  • Căn cứ luật xây dựng 2014
  • Căn cứ nhu cầu và khả năng của hai Bên

Hôm nay ngày…., tháng….., năm…. , chúng tôi gồm

Bên A. ………

Địa chỉ: ……………

Điện thoại: …………………… – Fax: ……………..

Mã số thuế……………………..                                                    

Tài khoản số: ………… – Ngân hàng: ………

Đại diện: …………… – Chức vụ: …………

Bên B. ………

Địa chỉ: ……………

Điện thoại: ………… – Fax: ………

Mã số thuế……………………..                                                    

Tài khoản số: ………………….- Ngân hàng: …………………

Đại diện: …………. – Chức vụ: …………

Điều 1: Nội dung tư vấn

Bên A đồng ý sử dụng dịch vụ tư vấn của bên B trong việc tư vấn quản lý dự án

Thời hạn hợp đồng:…………….

Địa điểm thực hiện dự án

Tên dự án

Quy mô

Diện tích

Người liên hệ

Điều 2: Cách thức thực hiện

Bên A đồng ý sử dụng dịch vụ tư vấn của bên B trong việc tư vấn quản lý dự án gồm những công việc

  • Đóng góp ý kiến, tham mưu giúp các nhà thầu có thể quản lý chặt chẽ, có hiệu quả nguồn vốn
    • Thực hiện nghiêm túc các công việc được chủ đầu tư giao phó như quản lý, giám sát,….
    • Giải quyết các vấn đề pháp lý liên quan trong quá trình xây dựng như giải phóng mặt bằng, tái định cư,…
    • Kiểm tra, giám sát tiến độ làm việc, chi phí, chất lượng,… của công trình xây dựng.
    • Thực hiện các công việc sau khi công trình được hoàn thành như đáng giá chất lượng, quyết toán, kiểm toán,….
    • Các công việc khác liên quan đến quá trình xây dựng

Điều 3: Giá trị hợp đồng và phương thức thanh toán

* Giá hợp đồng  : ………… bao gồm

– Chi phí nhân công cho chuyên gia, chi phí vật tư, vật liệu, máy móc, chi phi quản lý, chi phí khác, chi phí bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp, thu nhập chịu thuế tính trước và thuế giá trị gia tăng,

– Chi phí cần thiết cho việc hoàn chỉnh hồ sơ sau các cuộc họp, báo cáo;

– Chi phí đi thực địa, chi phí đi lại khi tham gia vào quá trình nghiệm thu các giai đoạn tại hiện trường và nghiệm thu chạy thử, bàn giao;

– Chi phí mua tài liệu tham khảo phục vụ cho công việc tư vấn, ….

* Phương thức thanh toán

  • Phương thức thanh toán: tiền việt nam đồng
  • Hình thức thanh toán: thanh toán theo tiến độ dự án
  • Trong vòng ….ngày kể từ ngày ký biên bản nghiệm thu hạng mục công trình .. (tên hạng mục công trình), Công ty sẽ thanh toán là … giá hợp đồng đã ký.
  • Trong vòng …ngày kể từ ngày ký biên bản nghiệm thu hạng mục công trình … (tên hạng mục công trình tiếp theo), Công ty sẽ thanh toán là … giá hợp đồng đã ký.
  • Trong vòng …ngày kể từ ngày ký biên bản nghiệm thu bàn giao công trình đưa vào sử dụng, Công ty sẽ thanh toán là … giá hợp đồng đã ký.
  • Trong vòng … ngày kể từ ngày quyết toán hợp đồng được phê duyệt Chủ đầu tư sẽ làm thủ tục thanh toán nốt … còn lại của Giá hợp đồng đã ký.
  • Cách thức thanh toán : bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản

+ Thanh toán bằng tiền mặt : thanh toán cho     

Họ và tên:………………. chức danh

CMND/CCCD:…………. ngày cấp………… nơi cấp

ĐT:

+ Thanh toán bằng hình thức chuyển khoản:

Số TK

Chủ tài khoản

Ngân hàng

Chi nhánh

  • Thời hạn thanh toán

Điều 4: Quyền và nghĩ vụ của hai bên

Quyền và nghĩa vụ của bên A

  • Được quyền sở hữu và sử dụng sản phẩm tư vấn theo hợp đồng.
  • Từ chối nghiệm thu sản phẩm tư vấn không đạt chất lượng theo hợp đồng.
  • Kiểm tra chất lượng công việc của bên nhận thầu nhưng không được làm cản trở hoạt động bình thường của bên nhận thầu.
  • Cung cấp cho bên dịch vụ tư vấn thông tin về yêu cầu công việc, tài liệu, bảo đảm thanh toán và các phương tiện cần thiết để thực hiện công việc theo thỏa thuận trong hợp đồng (nếu có).
  • Giải quyết kiến nghị của dịch vụ tư vấn theo thẩm quyền trong quá trình thực hiện hợp đồng đúng thời hạn do các bên thỏa thuận trong hợp đồng.
  • Thanh toán đầy đủ cho bên dịch vụ tư vấn theo đúng tiến độ thanh toán đã thỏa thuận trong hợp đồng.

Quyền và nghĩa vụ của bên B

  • Yêu cầu bên giao thầu cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nhiệm vụ tư vấn và phương tiện làm việc theo thỏa thuận trong hợp đồng (nếu có).
  • Được đề xuất thay đổi điều kiện cung cấp dịch vụ tư vấn vì lợi ích của bên giao thầu hoặc khi phát hiện các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm tư vấn.
  • Từ chối thực hiện công việc không hợp lý ngoài phạm vi hợp đồng và những yêu cầu trái pháp luật của bên giao thầu.
  • Được đảm bảo quyền tác giả theo quy định của pháp luật (đối với những sản phẩm tư vấn có quyền tác giả).
  • Hoàn thành công việc đúng tiến độ, chất lượng theo thỏa thuận trong hợp đồng.
  • Đối với hợp đồng thiết kế: Tham gia nghiệm thu công trình xây dựng cùng chủ đầu tư theo quy định của pháp luật về quản lý chất lượng công trình xây dựng, giám sát tác giả, trả lời các nội dung có liên quan đến hồ sơ thiết kế theo yêu cầu của bên giao thầu.
  • Bảo quản và giao lại cho bên giao thầu những tài liệu và phương tiện làm việc do bên giao thầu cung cấp theo hợp đồng sau khi hoàn thành công việc (nếu có).
  • Thông báo ngay bằng văn bản cho bên giao thầu về những thông tin, tài liệu không đầy đủ, phương tiện làm việc không bảo đảm chất lượng để hoàn thành công việc.
  • Giữ bí mật thông tin liên quan đến dịch vụ tư vấn mà hợp đồng hoặc pháp luật có quy định.

Điều 5: Chấm dứt hợp đồng

– Trường hợp bên B khong thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng, bên A có thể thông báo tạm ngừng với Bên A

– Trường hợp

  • Bên B không thực hiện nghĩa vụ của hợp đồng gây hậu quả không thể khắc phục được,
  •  chuyển nhượng hợp đồng cho bên dịch vụ tư vấn khác mà không có sự thỏa thuận với bên A
  • Bên B phá sản

Bên A có quyền chấm dứt hợp đồng với  bên b nagy lập tức

Sau khi chấm dứt hợp đồng, bên A có thể tiếp tục hoàn thành dự án và hợp tác với bên dịch vụ tư vấn khác và có thể tiếp sử dụng đất cứ tài liệu nào của bên B đã cung cấp cho bên A từ trước trong thời gian hợp đồng dịch vụ tư vấn dự án (Điều khoản có lợi cho bên A)

– Trường hợp Bên A không thực hiện thanh toán đúng đủ số tiền hợp đồng như thỏa thuận  theo từng thời gian cho bên B bên b có quyền tạm ngưng hợp đồng với bên B

-Trường hợp

  • Bên A không thanh toán tiền đầy đủ cho bên b gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tiến độ dự án
  • Bên A phá sản

Bên B có quyền chấm dứt hợp đồng với bên A và yêu cầu bên A thanh toán hết hợp đồng khi chấm dứt

Điều 6: Bồi thường thiệt hại và phạt vi phạm hợp đồng

– Tất cả các trường hợp về khiếu nại, thất thoát, mất hỏng nguyên vật liệu ảnh hưởng đến tiến độ thi công của dự án bên B phải chịu hoàn toàn trách nhiệm và bồi thường cho bên A

– Đối với các trường hợp lỗi do bên B làm chậm tiến đọ dự án thì sẽ phải chịu phạt vi phạm hợp đồng ……………… % giá trị hợp đồng

– Đối với các trường hợp bên A không cung cấp kịp thời những tài liệu và thanh toán đúng thời gian đã thỏa thuận cho bên b thì sẽ phải chịu phạt vi phạm hợp đồng ……………… % giá trị hợp đồng

Điều 7: Bảo mật

– Bên A cung cấp tất cả các tài liệu liên quan đến sự án cho bên B, bên B có quyền sử dụng các tài liệu này với mục đích tư vấn dịch dự cho dự án và có trách nhiệm giữ bản quyền tất cả các tài liệu này và không được phép tiết lộ cho bất kì bên thứ 3 nào khác mà không có sự đồng ý của chủ đầu tư

– Bên A cam kết tất cả các tài liệu cung cấp cho bên b không vi phạm pháp luật, không vi phạm bản quyền, không vi phạm quyền sở hữu trí tuệ của bất kfi cá nhân tổ chức nào

Điều 8: Tranh chấp và giải quyết tranh chấp

– Nếu có phát sinh tranh chấp giữa các bên liên quan đến hợp đồng này hoặc bất cứ vấn đề gì phát sinh, các bên phải lập tức tiến hành thương lượng để giải quyết vấn đề một cách hữu hảo.

– Nếu thương lượng không có kết quả thì trong vòng…ngày kể từ ngày phát sinh tranh chấp, các bên sẽ đệ trình vấn đề lên Trọng tài để xử lý tranh chấp theo các quy tắc của Việt Nam hoặc Tòa án Nhân dân theo qui định của pháp luật. Quyết định của Trọng tài hoặc Tòa án Nhân dân là quyết định cuối cùng và có tính chất bắt buộc với các bên.

Điều 9: Điều khoản chung

Hợp đồng này có hiệu lực từ ngày…. Và kết thúc ngày …..

Hai bên cùng đồng ý thực hiện đúng và đầy đủ các điều khoản của hợp đồng .

Hợp đồng này được kí tại ….

Lập thành hai bản có giá trị pháp lý ngang nhau và có hiệu lực từ ngày …..      

Bên ABên B

Hợp đồng sửa chữa trường học

Hợp đồng sửa chữa trường học là văn bản giao kết của đơn vị thi công với đơn vị nhà trường trong nhu cầu sửa chữa một phần hay toàn bộ trường. Tùy vào hạng mục sửa chữa mà nội dung hợp đồng sẽ bổ sung chi tiết về thời hạn, tiến độ, giá thành, vật liệu sử dụng, công việc phải thực hiện, bản vẽ và kết cầu công trình kèm theo.

1. Hợp đồng sửa chữa trường học là một dạng hợp đồng thi công

Hợp đồng sửa chữa trường học có cấu trúc tương đối giống với hợp đồng thi công công trình, tuy nhiên, các hạng mục công trình thi công sẽ dựa trên nền tảng công trình có sẵn để sửa chữa, cải tạo lại theo nguyện vọng, mong muốn của nhà trường. Do đó, các điều khoản của hợp đồng phải nêu cụ thể được những nội dung này để tránh xảy ra tranh chấp, rủi ro cho cả hai bên.

2. Đặc điểm Hợp đồng sửa chữa trường học

Chủ thể của hợp đồng: Bên thi công là doanh nghiệp hoặc cá nhân đứng ra nhận thi công và nhà trường là đơn vị công lập hoặc đơn vị tư thục có nhu cầu.

Đối tượng của hợp đồng: là công việc sửa chữa, cải tạo trường học theo thoả thuận dân sự hoặc là kết quả của trúng thầu, đấu thầu theo quy định.

Hợp đồng sẽ luôn là hợp đồng có thời hạn và đi kèm với trách nhiệm bảo hành, bảo dưỡng cũng theo một thời hạn nhất định sau đó.

3. Mục đích của Hợp đồng

Hợp đồng nhằm thực hiện công việc cải tảo, sửa chữa trường học theo yêu cầu được đề ra cụ thể trước đó, kinh phí sửa chữa được căn cứ theo nguồn kinh phí tự chủ hoặc ngân sách nhà nước hỗ trợ. Đối với từng loại sẽ có những thoả thuận và điều kiện riêng xoay quanh vấn đề thanh toán.

4. Luật điều chỉnh:

  • Bộ luật dân sự 2015
  • Luật thương mại 2005 (Luật số 36/2005/QH11 được Quốc hội ban hành ngày 14/06/2005)
  • Luật xây dựng 2014, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2015;

5. Hình thức của Hợp đồng

Hợp đồng không có mẫu sẵn và không có quy định về mẫu..

6. Mẫu Hợp đồng sửa chữa trường học

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập- Tự do- Hạnh Phúc

                 ……., ngày … tháng … năm ….

HỢP ĐỒNG SỬA CHỮA TRƯỜNG HỌC

Số 01/2020/HĐSCTH

  • Căn cứ vào BLDS 2015 ;
  • Căn cứ vào Luật xây dựng 2014
  •  Căn cứ vào Luật thương mại 2005;
  • Căn cứ Nghị định số  59/2015/NĐ-CP của chính phủ quy định về quản lý dự án đầu tư xây dựng
  • Căn cứ vào thông tư số  09/2016/TT-BXD ban hành ngày 10/03/2016 của Bộ Xây dựng hướng dẫn hợp đồng thi công xây dựng công trình
  • Căn cứ thông tư số 03/2016/TT-BXD ngày 10/03/2016 của Bộ Xây dựng quy định về phân cấp công trình xây dựng và hướng dẫn áp dụng trong quản lý hoạt động đầu tư xây dựng
  • Căn cứ vào nhu cầu và năng lực của hai bên.

Hôm nay, ngày………tháng…………năm 20…….. Chúng tôi gồm:

BÊN CUNG CẤP DỊCH VỤ (gọi tắt là bên A): Công ty…………………………..

Địa chỉ:

Mã số thuế

Đại diện:

Địa chỉ thường trú:

Số CMT:

BÊN SỬ DỤNG DỊCH VỤ (gọi tắt là bên B) : Trường……………

Địa chỉ:

Đại diện:

Địa chỉ thường trú:

Số CMT:

Thoả thuận ký kết hợp đồng ……………………. và cam kết làm đúng những điều khoản sau đây:

Điều 1: Nội dung hợp đồng

– Bên A thoản thuận sửa chữa trường học cho bên B như sau:

+ Sơn tường ….. phòng học với diện tích…………………..

+ Mở rộng diện tích ….phòng với diện tích cũ là ………. Sửa chữa sang diện tích mới là……………

+ Tòa …….. của trường cần xây lan can cao hơn với chiều cao mà nhà trường yêu cầu là……….với vật liệu sử dụng là ……….

– Bên A hoàn toàn cung cấp tất cả các loại vật liệu để sửa chữa các vấn đề trên.

– Bên A phải cam kết đảm bảo chất lượng của vật liệu mà mình đã sử dụng để sửa chữa cho nhà trường.

– Bên A phải cảm kết đảm bảo chất lượng sửa chữa về vấn đề thi công và bảo hành sử dụng trong thời gian …… mà 2 bên đã thỏa thuận.

– Về vấn đề bảo hộ lao động do bên A hoàn toàn chịu trách nhiệm.

– Sau khi bên A đã thực hiện xong những thỏa thuận với bên B thì bên B tiến hành nghiệm thu công trình. Nếu không có vấn đề gì xảy ra sẽ tiến hành thanh toán hợp đồng.

– Hai bên thỏa thuận ứng trước một phần tiền cho bên A để mua nguyên vật liệu sửa chữa.

Điều 2: Thực hiện hợp đồng

2.1. Cách thức sửa chữa:

– Bên A tiến hành sửa chữa cho bên B bắt đầu thi công từ ngày……………….. với số lượng nhân công do bên A sắp xếp nhưng tối thiểu phải là…….người.

– Đang trong thời gian trường vẫn còn đang hoạt động nên khi bên A tiến hành thi công phải sử dụng rào chắn tại khu vực sữa chữa để tránh các thành viên không có phận sự miễn vào.

– Các công việc về thi công do bên A phụ trách hoàn toàn và bên B chỉ nghiệm thu kết quả.

2.2 Đảm bảo chất lượng công trình:

Bên B thực hiện thi công phải tuân thủ đúng thiết kế kỹ thuật; Bảo đảm sự bền vững, tính chính xác của các kết cấu xây dựng của căn nhà.

– Tường không có hiện tượng thấm nước.

– Diện tích yêu cầu xây dựng phải đúng như những gì hai bên đã thỏa thuận.

– Tất cả vật trang trí thi công phải thẩm mỹ đúng yêu cầu thiết kế của bên A.

– Tất cả các cửa phải đúng kích thước theo yêu cầu của bên A.

2.3. Nghiêm thu và bàn giao công trình:

– Nghiệm thu

Việc nghiệm thu công trình sẽ thực hiện theo 2 đợt

+ Đợt 1: Khi công trình đã thi công được 70%

+ Đợt 2: Khi công trình đã được hoàn thành

– Thời gian và điều kiện bảo hành

 Thời gian bảo hành là 6 tháng kể từ ngày ngiệm thu bàn giao công trình nhưng phải thanh toán hết khi đã nghiệm thu xong đợt 2.

Trong thời gian bảo hành công trình, nội dung công việc theo Phụ lục hợp đồng đính kèm nếu công trình có hư hỏng, do lỗi kĩ thuật của đơn vị thi công như: bong tróc,….thì Bên B phải thông báo cho bên A, chậm nhất là ……. ngày kể từ ngày nhận được thông bào thì bên A phải đưa nhân viên của mình xuống sửa chữa lại công trình và không được thanh toán bất kì chi phí nào.

Trong thời gian bảo hành công trình nếu có bất kì hư hỏng nào do lỗi của bên B gây ra trong quá trình sử dụng thiết bị thì bên B phải chịu chi phí sửa chữa.

Sau khi hết thời gian bảo hành ( bên A có trách nhiệm bảo hành thêm trong thời gian …. tháng nếu có sự cố thì bên A phải chịu trách nhiệm xử lý sự cố

Điều 3: Thanh toán

3.1. Thỏa thuận giá

– Bên B sẽ thanh toán cho bên B các khoản tiền như sau:

+ Tiền chi phí mua nguyên vật liệu: Bên A phải cung cấp hóa đơn, biên lai đầy đủ và nguồn cung cấp phải có giấy phép kinh doanh vật liệu xây dựng, đảm bảo chất lượng sản phẩm mà mình kinh doanh.

+ Bên B khoán cho bên A tiền công sửa chữa trường học là ……………………

– Sau khi bên B nghiệm thu đợt 2 xong sẽ chỉ thanh toán cho bên A 2 loại chi phí này và không phát sinh thêm bất cứ chi phí nào khác.

3.2 Phương thức thanh toán:

– Bên B sẽ ứng trước cho bên A khoản tiền là ……………. Để bên A mua chi phí vật liệu xây dựng. Số tiền ứng trước có biên lai chữ ký xác nhận của người nhận tiền. Người nhận tiền phải là đại diện của bên A trong hợp đồng này.

– Sau khi nghiệm thu đợt 2 bên B sẽ thanh toán phần tiền còn thiếu được tính như sau:

   Cp nguyên liệu + Cp xây dựng – khoản tiền ứng trước = khoản tiền phải thanh toán sau nghiệm thu.

3.3. Hình thức thanh toán:

– Bên B sẽ thanh toán cho bên A theo tháng và vào ngày ………………….. hàng tháng thông qua biên bản bàn giao có chữ ký xác nhận của đơn vị vận chuyển bên A.

– Hình thức thanh toán :

 + Tiền mặt : Bên A sẽ nhận tiền thanh toán tại……………………………..

 + Ngân hàng : Bên B sẽ chuyển khoản cho bên A theo

            STK :

            Chủ tài khoản :

            Tên ngân hàng :

Điều 4: Quyền và nghĩa vụ của các bên:

4.1 Bên A

  •   Thi công sửa chữa đúng tiến độ,trách nhiệm,chất lượng và nội dung công việc mà bên A đã nhận của bên B.
  •   Tổ chức thi công theo đúng quy trình, quy định của ngành và đúng hồ sơ thiết kế kỹ thuật đã được bên B duyệt và thỏa thuận giữa hai bên.
  •   Bên A chịu trách nhiệm trước pháp luật bất cứ trường hợp nào do lỗi thi công sai hồ sơ thiết kế đã được ký duyệt đối với công trình đang thi công và làm hư hỏng các công trình lân cận.
  •  Chịu trách nhiệm về an toàn lao động, phòng cháy chữa cháy, vệ sinh môi trường cho công nhân và toàn công trường.
  • Thông báo kịp thời cho bên B mọi trở ngại do thiết kế không lường trước được hoặc trở ngại do điều kiện khách quan để hai bên bàn bạc, thống nhất cách giải quyết.
  •  Khi công trình chưa bàn giao cho bên B thì bên A phải chịu mọi rủi ro tự nhiên xảy ra (trừ trường hợp do các sự biến khách quan như mưa, bão, lụt …).
  • Phải sửa chữa kịp thời những sai sót khi bên B phát hiện mà không được tính thêm tiền công.
  • Bên A cung cấp đầy đủ vật tư, máy thi công và nhân lực để thi công hoàn thành công việc theo hợp đồng.
  • Cử người kỹ thuật giám sát, và làm đầu mối liên lạc với bên B trong suốt quá trình thực hiện hợp đồng.
  • Chịu trách nhiệm về mọi sự cố xảy ra (nếu có) liên quan đến việc thi công kém chất lượng hay vi phạm các qui định về quản lý chất lượng công trình theo qui định tại Nghị định 15/2013/NĐ-CP về Quản lý chất lượng công trình xây dựng Ngày 06 tháng 02 năm 2013 của chính phủ.
  • Có trách nhiệm báo cho chủ đầu tư xuống nghiệm thu công trình trước khi tiến hành các công việc tiếp theo.
  • Chịu trách nhiệm về kỹ thuật, mỹ thuật và chất lượng công trình, đúng quy định, quy phạm kỹ thuật trong xây dựng cơ bản.

4.2 Bên B

  • Yêu cầu bên A thực hiện đúng các hạng mục có trong phụ lục hợp đồng trong quá trình thi công sửa chữa.
  • Sẵn sàng cung cấp những thông tin , số liệu đã có khi bên A yêu cầu.
  • Thanh toán đủ số lượng và đúng thời hạn cho bên A.
  • Giải quyết kịp thời những vướng mắc kỹ thuật trong quá trình thi công để giúp bên A đảm bảo tiến độ thi công.
  • Cung cấp và thanh toán tiền  điện nước trong suốt quá trình bên A thi công.(Trường hợp xe vận chuyển vật tư cách lế công trình) thì bên B phải chuẩn bị địa điểm cho bên A tập kết vật tư trong suốt quá trình  thi công.

Điều 5: Vi phạm hợp đồng

– Sau khi nghiệm thu đợt 2 và bên B chứng minh được công trình xây dựng không đạt chất lượng như bên A cam kết thì bên A sẽ phải sữa chữa lại theo đúng những gì đã cam kết và tự chịu hoàn toàn chi phí phát sinh.

– Trong thời hạn bảo hành 6 tháng mà công trình hỏng học do lỗi kĩ thuật, chất lượng từ bên A thì bên A sẽ phải sửa chữa lại công trình hoàn toàn chịu trách nhiệm về chi phí phát sinh và chịu khoản tiền đền bù là ……………

– Sau 15 ngày kể từ lúc kết thúc nghiệm thu đợt 2 mà bên B chưa thanh toán hợp đồng cho bên A thì bên B sẽ chịu phí đền bù là ………………..

Điều 6: Chấm dứt hợp đồng

– Hợp đồng chấm dứt khi  các bên hoàn thành các thỏa thuận.

– Một trong hai bên được đơn phương chấm dứt hợp đồng khi: Trong thời hạn hợp đồng vẫn còn hiệu lực mà :

+ Bên A đơn phương chấm dứt hợp đồng thì bên A sẽ phải bồi thường vi phạm hợp đồng với số tiền là…………………. Và công trình đang xây dựng bên B sẽ không hoàn trả các chi phí ( vật tư và xây dựng) cho bên A.

+ Bên B đơn phương chấm dứt hợp đồng: Bên B sẽ phải chịu trách nhiệm thanh toán tất cả các phần chi phí mà bên A đã bỏ ra và đền bù vi phạm hợp đồng số tiền là………….

+ 1 trong 2 bên hoặc cả 2 bên làm trái quy định pháp luật. Các bên vi phạm pháp luật sẽ phải chịu trách nhiệm với cơ quan NN và đền bù phần thiệt hại cho bên còn lại trong trường hợp một bên vi phạm pháp luật.

+ 2 bên cùng thỏa thuận thống nhất kết thúc hợp đồng sớm trước khi hoàn thành xong công trình.

Điều 7 : Hiệu lực hợp đồng

– Hợp đồng có hiệu lực kể từ thời điểm bên B ứng tiền trước cho bên A có biên lai xác nhận của bên A.

– Mỗi bên giữ 01 bản hợp đồng và có giá trị pháp lý như nhau.

         BÊN A                                                                          BÊN B

(Ký và ghi rõ họ tên)                                                 (Ký và ghi rõ họ tên)

Tham khảo thêm bài viết tương tự:

Đơn xin kéo đường dây điện

Đơn xin kéo đường dây điện là văn bản thể hiện nhu cầu của khách hàng khi muốn được cung cấp điện tại một vị trí mới, chưa được đấu nối cơ sở hạ tầng trước đó.

Hiện nay, cơ quan điện lực đã có biểu mẫu riêng cho nhu cầu này, tuy nhiên trong từng trường hợp phù hợp với bối cảnh, mẫu đơn này vẫn có thể cần được sử dụng để bổ sung thông tin cho tờ khai theo mẫu.

Trước khi xác lập, quý độc giả cần liên hệ với cơ quan điện lực có thẩm quyền để được hướng dẫn cụ thể hơn.

Đơn xin kéo đường dây điện

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

… ngày … tháng … năm …

ĐƠN XIN KÉO ĐƯỜNG DÂY ĐIỆN

               Kính gửi: – Giám đốc công ty điện lực ABC – Chi nhánh XYZ;

                           – Công ty điện lực ABC – Chi nhánh XYZ;

  • Căn cứ Văn bản hợp nhất 03/VBHN-VPQH năm 2018 hợp nhất Luật điện lực;
  • Căn cứ Văn bản hợp nhất 10/VBHN-BCT năm 2020 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật điện lực và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật điện lực;
  • Căn cứ Nghị định 14/2014/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Luật điện lực về an toàn điện;
  • Căn cứ Nghị định 51/2020/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định số 14/2014/NĐ-CP;

Tên tôi là:…

Ngày/tháng/năm sinh: …/…/…

Số CMT/CCCD: ….        Nơi cấp : …………… Ngày cấp: …/…/…

Số điện thoại:………………

Địa chỉ thường trú: ……………….

Đại diện hộ gia đình: …………….

Tôi viết đơn này trình bày nội dung như sau:

Hiện nay, gần nhà tôi có một cột điện do công ty điện lực ABC – Chi nhánh XYZ lắp đặt đã từ rất lâu. Qua thời gian, mưa bão hệ thống cột điện đó đã bị hư hỏng nặng gây nguy hiểm cho gia đình tôi, và các hộ gia đình lân cận xung quanh. Vì vậy, để đảm bảo an toàn, tôi đã cùng họp bàn với các gia đình trong khu phố, thống nhất làm đơn di dời cột điện. Chúng tôi đã tìm được địa điểm di dời cột điện và được công ty điện lực xem xét, đồng ý di dời cột điện, cấp cột điện.

Căn cứ vào điểm I, khoản 2, điều 46 Luật điện lực quy định: khách hàng sử dụng điện có nghĩa vụ “ Chịu trách nhiệm đầu tư đường dây dẫn điện sau công tơ mua điện đến nơi sử dụng điện”. Vì vậy, chúng tôi sẽ chịu chi phí đầu tư đường dây dẫn điện. Tôi làm đơn này đề nghị quý công ty đồng ý kéo đường dây điện từ sau công tơ mua điện đến cột điện cho chúng tôi, và hoàn thiện công việc di dời, lắp đặt hệ thống cột điện để đảm bảo nhu cầu sử dụng điện của các hộ gia đình.

Tôi xin cam đoan tất cả những thông tin trên là hoàn toàn đúng sự thật, nếu có gì sai xót tôi xin chịu trách nhiệm trước cơ quan nhà nước có thẩm quyền và trước pháp luật.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

… ngày … tháng … năm …

NGƯỜI LÀM ĐƠN

Đơn xin lắp điện sản xuất nông nghiệp

Đơn xin lắp điện sản xuất nông nghiệp là văn bản mà cá nhân, hộ gia đình lập để thể hiện nguyện vọng về việc xin triển khai đấu nối hệ thống điện sản xuất nông nghiệp riêng và tính phí riêng, không sử dụng chung với các nguồn điện có mục đích khác.

Đơn xin lắp điện sản xuất nông nghiệp

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

*************

………………….., ngày … tháng … năm…… 

ĐƠN XIN LẮP ĐIỆN SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP

Kính gửi: Công ty điện lực……………………………….. Chi nhánh: ………………..

  • Căn cứ theo Bộ luật Dân sự 2015 có hiệu lực từ 01/01/2017;
  • Căn cứ theo Luật Điện lực 2004 được sửa đổi năm 2012 có hiệu lực từ 01/07/2013;
  • Căn cứ văn bản hợp nhất số 10/VBHN-BCT ngày 09/02/2018 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật điện lực và luật sửa đổi bổ sung một số diều của Luật điện lực;
  • Căn cứ chỉ thị số … của UBND huyện …  ngày…..
  • Căn cứ theo các quy định pháp luật có liên quan.

Tôi là:……………………………………….. Sinh ngày…./…./………

CMND số: …………………….. Ngày cấp: ………….. Tại: ……………………

Địa chỉ: …………………………………………….

Số điện thoại:……………

Tôi xin trình bày với quý công ty một việc như sau:

Theo như chỉ thị số: … của Chủ tịch UBND huyện ……. nhằm mục đích phát triển tiềm năng nông nghiệp của huyện cũng như khuyến khích phát triển kinh tế hộ gia đình, cá nhân trong khắp cả huyện, phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện sẽ hỗ trợ các hộ gia đình trong việc sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện.

Nắm được tinh thần của chị thị, xét thấy cũng trong diện sản xuất nông nghiệp cụ thể là trồng hoa, gia đình tôi sau khi cân nhắc, tính toán thì thấy rằng điện sinh hoạt hiện tại mà gia đình đang sử dụng không đủ đáp ứng nhu cầu sử dụng để tăng gia. Sau thời gian tìm hiểu, gia đình tôi thấy rằng điện 3 pha rất phù hợp với nhu cầu sử dụng hiện tại của gia đình, từ ngày … gia đình tôi đã chủ động mua các thiết bị sử dụng điện 3 pha để sử dụng.

Theo như quy định của Luật Điện lực và pháp luật liên quan, tôi thấy rằng gia đình không có đủ khả năng tự lắp đặt và biết được rằng quý công ty có thể đáp ứng được yêu cầu của gia đình, do vậy, tôi làm đơn này kính đề nghị quý công ty xem xét, chấp thuận cho gia đình tôi được lắp đặt điện 3 pha và mong quý công ty tiến hành chỉ đạo cán bộ nhân viên ký kết hợp đồng lắp đặt và sử dụng. Nội dung thỏa thuận sẽ được quy định trong hợp đồng.

Tôi cam đoan sẽ sử dụng đúng mục đích và thực hiện thanh toán đầy đủ tiền điện theo quy định.

Tôi mong quý công ty sẽ sớm trả lời trong thời gian sớm nhất trong vòng … ngày.

Kính mong quý công ty xem xét, chấp thuận.

Tôi gửi kèm theo đơn này là: Giấy đề nghị mua điện; Chứng minh nhân dân bản sao có chứng thực; Hộ khẩu bản sao có chứng thực; Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; Hóa đơn mua các thiết bị chạy điện 3 pha (máy biến áp, …). Mỗi loại giấy tờ trên đều có số lượng 1 bản.

Tôi xin chân thành cám ơn!

 Người viết đơn

(Ký và ghi rõ họ tên)

Đơn đề nghị lắp đặt điện tưới tiêu

Đơn đề nghị lắp đặt điện tưới tiêu là văn bản thể hiện nhu cầu của hộ gia đình, cơ sở sử dụng điện cho mục đích nông nghiệp đặc biệt, khu vực sử dụng điện riêng biệt. Việc có chấp thuận cho phép lắp đặt nguồn điện này hay không sẽ phụ thuộc vào khảo sát và kiểm tra của cơ quan có thẩm quyền điện lực tại địa phương.

Đơn đề nghị lắp đặt điện tưới tiêu

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

*************

………………….., ngày … tháng … năm…… 

ĐƠN ĐỀ NGHỊ LẮP ĐẶT ĐIỆN TƯỚI TIÊU

Kính gửi: Công ty điện lực……………………………….. Chi nhánh: ……………..

  • Căn cứ theo Bộ luật Dân sự 2015 có hiệu lực từ 01/01/2017;
  • Căn cứ theo Luật Điện lực 2004 được sửa đổi năm 2012 có hiệu lực từ 01/07/2013;
  • Căn cứ văn bản hợp nhất số 10/VBHN-BCT ngày 09/02/2018 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật điện lực và luật sửa đổi bổ sung một số diều của Luật điện lực;
  • Căn cứ theo Thông tư 16/2014/TT-BCT;         
  • Căn cứ theo các quy định pháp luật có liên quan.

Tôi là:……………………………………….. Sinh ngày…./…./………

CMND số: …………………….. Ngày cấp: ………….. Tại: ……………………

Nơi thường trú: ……………………………………………………………………………

Số điện thoại:……………

Tôi xin trình bày với quý công ty một việc như sau:

Sau 1 thời gian sản xuất nông nghiệp, cụ thể là cây cà phê, gia đình chúng tôi sau khi cân nhắc, tính toán thì thấy rằng điện sinh hoạt hiện tại mà gia đình đang sử dụng không đủ đáp ứng nhu cầu sử dụng để mở rộng sản xuất nông nghiệp hiện tại. Sau thời gian tìm hiểu, gia đình tôi thấy rằng nếu được cấp điện đến tận nơi trồng cây thì sẽ rất tiện lợi và tiết kiệm chi phí và rất phù hợp với nhu cầu sử dụng hiện tại của gia đình với những máy móc, thiết bị được đầu tư để sản xuất nông nghiệp với hiệu quả tốt hơn.

Theo như quy định của Luật Điện lực, nghị định hướng dẫn và Thông tư 16/2014/TT-BCT, thấy rằng gia đình không có đủ khả năng tự lắp đặt và biết được rằng quý công ty có thể đáp ứng được yêu cầu của gia đình, do vậy, tôi làm đơn này kính đề nghị quý công ty xem xét, chấp thuận cho gia đình tôi được lắp đặt điện tưới tiêu vào vườn cà phê và mong quý công ty tiến hành chỉ đạo cán bộ nhân viên ký kết hợp đồng lắp đặt và sử dụng.

Tôi cam đoan sẽ sử dụng đúng mục đích và thực hiện thanh toán đầy đủ tiền điện theo quy định.

Kính mong quý công ty xem xét, chấp thuận.

Tôi gửi kèm theo đơn này là: Giấy đề nghị lắp đặt; Chứng minh nhân dân bản sao có chứng thực, Hộ khẩu bản sao có chứng thực; Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất bản sao có chứng thực, Hóa đơn mua các thiết bị chạy điện 3 pha (máy biến áp, …). Mỗi loại giấy tờ trên đều có số lượng 1 bản.

Tôi xin chân thành cám ơn!

 Người viết đơn

(Ký và ghi rõ họ tên)

Thực trạng pháp luật cạnh tranh Việt Nam về lạm dụng vị trí thống lĩnh, vị trí độc quyền

Bài luận về Thực trạng pháp luật cạnh tranh Việt Nam về lạm dụng vị trí thống lĩnh, vị trí độc quyền.

Khi Việt Nam chuyển từ nền kinh tế kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường thì ngay lập tức cũng xuất hiện sự cạnh tranh. Cạnh tranh là một trong những đặc trưng cơ bản, là năng lực phát triển của nền kinh tế thị trường. Đồng thời, cạnh tranh cũng dẫn đến việc triệt tiêu lẫn nhau giữa các đối thủ cạnh tranh để chiếm lĩnh thị trường và khẳng định sức mạnh kinh tế của mình. Quá trình này thường diễn biến từ cạnh tranh lành mạnh đến cạnh tranh không lành mạnh và dẫn đến một hệ quả tất yếu là sản sinh ra tình trạng thống lĩnh và độc quyền. Do vậy, em chọn đề số 4 làm bài tập lớn của mình: “Thực trạng pháp luật cạnh tranh Việt Nam về lạm dụng vị trí thống lĩnh, vị trí độc quyền”.

I. Một số vấn đề lý luận về hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh, vị trí độc quyền

1. Khái quát về hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh, vị trí độc quyền

1.1. Khái niệm hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh, vị trí độc quyền

Pháp luật cạnh tranh Việt Nam không đưa ra khái niệm về hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh, vị trí độc quyền mà chỉ quy định một cách khái quát các dấu hiệu cấu thành của hành vi, đồng thời có những quy định cụ thể liệt kê các hành vi bị coi là lạm dụng vị trí thống lĩnh, vị trí độc quyền. Tuy nhiên, vị trí thống lĩnh được hiểu là khả năng kiểm soát thực tế hoặc tiềm năng đối với thị trường liên quan của một loại hoặc một nhóm hàng hóa, dịch vụ của một hoặc một số doanh nghiệp. Vị trí độc quyền được hiểu là vị trí của một doanh nghiệp khi không còn đối thủ nào cạnh tranh với doanh nghiệp đó hoặc có sự cạnh tranh nhưng sự cạnh tranh đó rất yếu ớt và không đáng kể. Mặc dù có những nét đặc trưng khác biệt giữa vị trí thống lĩnh và vị trí độc quyền, song thực chất vị trí độc quyền chỉ là một dạng đặc thù của vị trí thống lĩnh[1].

Bài luận Thực trạng pháp luật cạnh tranh Việt Nam về lạm dụng vị trí thống lĩnh, vị trí độc quyền.

1.2. Các dấu hiệu của hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh, vị trí độc quyền

Thứ nhất, chủ thể thực hiện hành vi là doanh nghiệp hoặc nhóm doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh hoặc vị trí độc quyền trên thị trường liên quan.

Thứ hai, hành vi lạm dụng là những hành vi được luật cạnh tranh liệt kê. Một hành vi của doanh nghiệp thống lĩnh hoặc độc quyền trên thị trường chỉ bị quy kết là lạm dụng để hạn chế cạnh tranh khi nó mang đầy đủ các dấu hiệu của một hành vi nào đó đã được pháp luật quy định là lạm dụng.

Thứ ba, hậu quả của hành vi lạm dụng là làm sai lệch, cản trở hoặc giảm cạnh tranh trên thị trường liên quan.

1.3. Tác động của hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh, vị trí độc quyền trong nền kinh tế thị trường

Về mặt tích cực, thống lĩnh và độc quyền góp phần đẩy nhanh quá trình tích tụ, tập trung các nguồn lực phát triển, nhất là trong những ngành kinh tế mũi nhọn. Sự tích tụ và tập trung nguồn lực vào tay một hoặc một nhóm các doanh nghiệp tạo điều kiện đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ, mở rộng quy mô, tăng năng suất lao động, tạo ra những bước ngoặt mang tính đột phá cho bản thân doanh nghiệp và cho ngành sản xuất đó. Sự mở rộng về quy mô sản xuất, đến lượt nó sẽ tạo động lực kích thích trở lại cho các doanh nghiệp. Đối với độc quyền nhà nước, nếu duy trì ở quy mô thích hợp và được kiểm soát tốt sẽ góp phần tạo ra sự ổn định cho nền kinh tế cũng như trong việc thực thi các chiến lược phát triển kinh tế xã hội của Chính phủ, tạo thế chủ động trong hội nhập kinh tế quốc tế, bảo vệ các ngành và cơ sở sản xuất trong nước, bảo vệ lợi ích của người tiêu dùng và đáp ứng tốt các nhu cầu của quốc tế dân sinh.

Về mặt tiêu cực: Thứ nhất, thống lĩnh và độc quyền đi ngược lại trật tự cạnh tranh lành mạnh, kìm hãm động lực phát triển của nền kinh tế. Thứ hai, thống lĩnh và độc quyền tạo nguy cơ khủng hoảng và suy thoái của nền kinh tế. Do không chú trọng đến việc đổi mới công nghệ, tăng năng suất nữa, năng lực của các công ty thống lĩnh và độc quyền bị suy yếu, thậm chí dẫn đến suy giảm và suy thoái cả một ngành sản xuất nào đó. Sự khan hiếm của hàng hóa và giá cả leo thang do tình trạng thống lĩnh và độc quyền gây ra sẽ là nguyên nhân đưa đến lạm phát và gây mất ổn định nền kinh tế, làm tăng số người thất nghiệp. Thứ ba, thống lĩnh và độc quyền tạo ra cho các công ty thống lĩnh và độc quyền những khoản thu nhập bất chính từ lợi nhuận do việc tự định giá cả hàng hóa, góp phần làm gia tăng khoảng cách giàu nghèo, bất công trong xã hội. Đối với người tiêu dùng, họ không những chỉ phải chịu chi phí đắt đỏ thêm cho hàng hóa, dịch vụ thống lĩnh, độc quyền mà họ còn phải chịu thiệt thòi khi không được hưởng những thành quả sáng tạo trong sản xuất. Thứ tư, thống lĩnh và độc quyền còn dẫn đến tình trạng “cửa quyền” hay độc quyền cho một nhóm người có lợi ích. Điều này làm xuất hiện nguy cơ tham nhũng, tha hóa trong bộ máy công quyền. Ở Việt Nam hiện nay, các doanh nghiệp thống lĩnh, độc quyền phải tìm cách nuôi bộ máy công quyền, mua chuộc những nhà chức trách có thẩm quyền để họ bảo vệ sự thống lĩnh và độc quyền.

II. Thực trạng pháp luật cạnh tranh Việt Nam về lạm dụng vị trí thống lĩnh, vị trí độc quyền

Về cơ bản, pháp luật không chống lại các doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh, vị trí độc quyền trên thị trường nhưng pháp luật phải dự liệu trước khả năng các doanh nghiệp khi đã có vị trí thống lĩnh, vị trí độc quyền sẽ lạm dụng  vị trí này để củng cố vị trí của mình, loại bỏ đối thủ cạnh tranh, ngăn cản, hạn chế, thậm chí là triệt tiêu cạnh tranh trên thị trường.

1. Cơ sở xác định hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh, vị trí độc quyền theo pháp luật cạnh tranh Việt Nam

1.1. Xác định thị trường liên quan

Muốn xác định có hay không có quan hệ cạnh tranh trước hết đòi hỏi phải xác định được thị trường liên quan. Theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Luật Cạnh tranh, thị trường liên quan bao gồm thị trường sản phẩm liên quan và thị trường địa lý liên quan. Ví dụ: Thị trường nước giải khát có ga tại Việt Nam – Thị trường của tất cả sản phẩm liên quan là các loại nước giải khát có ga có thể thay thế cho nhau trong một khu vực địa lý liên quan là toàn bộ lãnh thổ Việt Nam.

Bài luận Thực trạng pháp luật cạnh tranh Việt Nam về lạm dụng vị trí thống lĩnh, vị trí độc quyền.

1.1.1. Xác định thị trường sản phẩm liên quan

Thị trường sản phẩm liên quan là thị trường của những hàng hóa, dịch vụ có thể thay thế cho nhau về đặc tính, mục đích sử dụng và giá cả (khoản 1 Điều 3 Luật Cạnh tranh). Ví dụ, thị trường giữa các nhà sản xuất xà phòng bột và chất tẩy rửa (trong chừng mực mà hai sản phẩm có thể thay thế được cho nhau trong điều liện thương mại thông thường)…

  • Theo quy định tại Điều 4 Nghị định số 116/2005/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Cạnh tranh ngày 15/09/2005 của Chính phủ (Nghị định 116):

+ Đặc tính của hàng hóa, dịch vụ được xác định theo một hoặc một số căn cứ sau: tính chất vật lý, tính chất hóa học, tính năng kỹ thuật, tác dụng phụ đối với người sử dụng, khả năng hấp thụ.

+ Mục đích sử dụng của hàng hóa, dịch vụ được xác định căn cứ vào mục đích sử dụng chủ yếu nhất của hàng hóa, dịch vụ đó.

+ Giá cả của hàng hóa, dịch vụ là giá ghi trong hóa đơn bán lẻ theo quy định của pháp luật.

  • Thuộc tính “có thể thay thế cho nhau” của hàng hóa, dịch vụ được xác định như sau (khoản 5 Điều 4 Nghị định 116):

+ Hàng hóa, dịch vụ được coi là có thể thay thế cho nhau về đặc tính nếu hàng hóa, dịch vụ đó có nhiều tính chất về vật lý, hóa học, tính năng kỹ thuật, tác dụng phụ đối với người sử dụng và khả năng hấp thụ giống nhau;

+ Hàng hóa, dịch vụ được coi là có thể thay thế được cho nhau về mục đích sử dụng nếu hàng hóa, dịch vụ đó có mục đích sử dụng giống nhau;

+ Hàng hóa, dịch vụ được coi là có thể thay thế được cho nhau về giá cả nếu trên 50% của một lượng mẫu ngẫu nhiên 1.000 người tiêu dùng sinh sống tại một khu vực địa lý liên quan chuyển sang mua hoặc có ý định mua hàng hóa, dịch vụ mà họ đang sử dụng hoặc có ý định sử dụng trong trường hợp giá của hàng hóa, dịch vụ đó tăng lên quá 10% và được duy trì trong 06 tháng liên tiếp. Trường hợp số người tiêu dùng sinh sống tại khu vực địa lý liên quan quy định tại điểm này không đủ 1.000 người thì lượng mẫu ngẫu nhiên được xác định tối thiểu bằng 50% tổng số người tiêu dùng đó.

Trường hợp phương pháp xác định thuộc tính “có thể thay thế cho nhau” nói trên cho kết quả chưa đủ kết luận thuộc tính “có thể thay thể cho nhau” của hàng hóa, dịch vụ, Cục quản lý cạnh tranh, Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh có quyền xem xét thêm một hoặc một số yếu tố sau đây để xác định thuộc tính “có thể thay thế cho nhau” của hàng hóa, dịch vụ: (i) Tỷ lệ thay đổi của cầu đối với một hàng hóa, dịch vụ khi có sự thay đổi về giá của một hàng hóa, dịch vụ khác; (ii) Thời gian cung ứng hàng hóa, dịch vụ ra thị trường khi có sự gia tăng đột biến về cầu; (iii) Thời gian sử dụng của hàng hóa, dịch vụ; (iv) Khả năng thay thế về cung[2]. Trong trường hợp cần thiết, Cục quản lý cạnh tranh, Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh có thể xác định thêm nhóm người tiêu dùng sinh sống tại khu vực địa lý liên quan không thể chuyển sang mua hàng hóa, dịch vụ khác có đặc tính, mục đích sử dụng giống với hàng hóa, dịch vụ mà họ đang sử dụng hoặc có ý định sử dụng trong trường hợp giá của hàng hóa, dịch vụ đó tăng lên quá 10% và được duy trì trong 06 tháng liên tiếp (khoản 7 Điều 4 Nghị định 116).

Ngoài cách xác định thị trường sản phẩm liên quan nói trên, trong một số trường hợp đặc biệt, theo quy định tại Điều 5 Nghị định 116, thị trường sản phẩm liên quan còn có thể được xác định là thị trường của một loại sản phẩm đặc thù hoặc một nhóm các sản phẩm đặc thù căn cứ vào cấu trúc thị trường và tập quán người tiêu dùng. Trong trường hợp này, việc xác định thị trường sản phẩm liên quan có thể xem xét thêm thị trường của các sản phẩm bổ trợ cho sản phẩm liên quan[3]. Ví dụ: xăng và xe máy là hai sản phẩm bổ trợ cho nhau, khi giá của xăng tăng lên thì cầu đối với xe máy giảm.

1.1.2. Xác định thị trường địa lý liên quan

Thị trường địa lý liên quan được xác định là một khu vực địa lý cụ thể trong đó có các hàng hóa, dịch vụ có thể thay thế cho nhau với các điều kiện cạnh tranh tương tự và có sự khác biệt đáng kể với các khu vực lân cận (khoản 1 Điều 3 Luật Cạnh tranh). Ví dụ: khi Hiệp hội taxi Hà Nội thỏa thuận khống chế giá thì thỏa thuận này chỉ có hiệu lực trên thị trường Hà Nội mà không ảnh hưởng đáng kể đến thị trường các khu vực địa lý khác.

Theo quy định tại khoản 2 Điều 7 Nghị định 116, ranh giới của khu vực địa lý được xác định theo các căn cứ sau:

+ Khu vực địa lý có cơ sở kinh doanh của doanh nghiệp tham gia phân phối sản phẩm liên quan;

+ Cơ sở kinh doanh của doanh nghiệp khác đóng trên khu vực địa lý lân cận đủ gần với khu vực địa lý có cơ sở kinh doanh của doanh nghiệp tham gia phân phối sản phẩm liên quan để có thể tham gia phân phối sản phẩm liên quan trên khu vực địa lý đó;

+ Chi phí vận chuyển trong khu vực địa lý;

+ Thời gian vận chuyển hàng hóa, cung ứng dịch vụ trong khu vực địa lý có cơ sở kinh doanh của doanh nghiệp tham gia phân phối sản phẩm liên quan;

+ Rào cản gia nhập thị trường[4].

Theo quy định tại khoản 3 Điều 7 Nghị định 116, khu vực địa lý được coi là có điều kiện cạnh tranh tương tự và khác biệt đáng kể với các khu vực địa lý lân cận nếu thỏa mãn một trong các tiêu chí sau đây: (i) Chi phí vận chuyển và thời gian vận chuyển làm giá bán lẻ hàng hóa tăng lên không quá 10%; (ii) Có sự hiện diện của một trong các rào cản gia nhập thị trường.

1.2. Xác định vị trí thống lĩnh, vị trí độc quyềnXác định vị trí thống lĩnh

1.2.1. Xác định vị trí thống lĩnh

Theo Điều 11 Luật Cạnh tranh, doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường là doanh nghiệp có thị phần từ 30% trở lên trên thị trường liên quan hoặc có khả năng gây hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể. Nhóm doanh nghiệp được coi là có vị trí thống lĩnh nếu cùng hành động nhằm gây hạn chế cạnh tranh và có tổng thị phần trên thị trường liên quan từ 50% trở lên đối với 2 doanh nghiệp, từ 65% trở lên đối với 3 doanh nghiệp, từ 75% trở lên đối với 4 doanh nghiệp. Như vậy, Luật Cạnh tranh chỉ quy định các trường hợp có vị trí thống lĩnh và căn cứ để xác định vị trí thống lĩnh thị trường thông qua phương pháp định lượng (xác định thị phần trên thị trường liên quan) và phương pháp định tính (có khả năng gây hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể).

  • Xác định thị phần trên thị trường liên quan

Các quy định của Luật Cạnh tranh của nước ta xác định vị trí thống lĩnh căn cứ chủ yếu vào tiêu chí thị phần[5]. Khi doanh nghiệp có thị phần từ 30% trở lên được coi là có vị trí thống lĩnh thị trường (trong thực tế các doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường như Vietnam Airline, Viettel, Vinaphone…)

Đối với việc quy định nhóm doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường, số doanh nghiệp tối đa có vị trí thống lĩnh được khoản 2 Điều 11 Luật Cạnh tranh quy định là 4 doanh nghiệp. Dưới góc độ kinh tế thì khi thị trường có một số lượng doanh nghiệp đáng kể (từ 5 trở lên) cùng tham gia sản xuất, kinh doanh một loại hàng hóa, dịch vụ thì đã đủ để hình thành cơ cấu thị trường có tính cạnh tranh; nếu có nhiều doanh nghiệp cùng hoạt động trên thị trường liên quan thì khả năng xảy ra việc đồng thời hành động hành động mà không có thỏa thuận là rất khó xảy ra. Quy định về nhóm doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh là giải pháp pháp lý để đối phó với những hành vi hạn chế cạnh tranh do một nhóm không đáng kể doanh nghiệp thực hiện trên thực tế mà nhà nước và pháp luật không thể xử lý theo các quy định về thỏa thuận hạn chế cạnh tranh.

Bài luận Thực trạng pháp luật cạnh tranh Việt Nam về lạm dụng vị trí thống lĩnh, vị trí độc quyền.

  • Xác định theo khả năng gây hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể

Theo tinh thần của Điều 11 Luật cạnh tranh, khả năng gây hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể sẽ được sử dụng để xác định vị trí thống lĩnh khi doanh nghiệp hoặc nhóm doanh nghiệp chưa tích lũy đủ mức thị phần tối thiểu mà Luật quy định để được coi là có vị trí thống lĩnh. Nói cách khác, trường hợp ngoại lệ này được áp dụng đối với doanh nghiệp có mức thị phần dưới 30% (tương ứng với các mức 50; 65; 75% cho các nhóm 2; 3; 4 doanh nghiệp) trên thị trường liên quan nhưng có căn cứ cho rằng doanh nghiệp hoặc nhóm doanh nghiệp này có khả năng hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể. Điều 22 Nghị định 116 không giải thích thế nào là có khả năng gây hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể mà chỉ đưa ra các căn cứ để xác định, bao bồm:

  • Năng lực tài chính của doanh nghiệp;
  • Năng lực tài chính của tổ chức, cá nhân thành lập doanh nghiệp;
  • Năng lực tài chính của tổ chức, cá nhân có quyền kiểm soát hoặc chi phối hoạt động của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật hoặc điều lệ của doanh nghiệp;
  • Năng lực tài chính của công ty mẹ;
  • Năng lực công nghệ;
  • Quyền sở hữu, quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp;
  • Quy mô của mạng lưới phân phối;
  • Các căn cứ khác mà cơ quan quản lý cạnh tranh và Hội đồng cạnh tranh cho là phù hợp.

Phương pháp xác định vị trí thống lĩnh của doanh nghiệp dựa trên khả năng gây hạn chế cạnh tranh đã bổ sung và khắc phục những hạn chế của việc sử dụng thị phần làm căn cứ duy nhất để xác định vị trí thống lĩnh.

1.2.2. Xác định vị trí độc quyền

Điều 12 Luật cạnh tranh quy định: “Doanh nghiệp được coi là có vị trí độc quyền nếu không có doanh nghiệp nào cạnh tranh về hàng hóa, dịch vụ mà doanh nghiệp đó kinh doanh trên thị trường liên quan”.

Dưới góc độ lý thuyết, vị trí độc quyền đã loại bỏ khả năng có sự tồn tại cạnh tranh trên thị trường liên quan bởi tại đó chỉ có một doanh nghiệp duy nhất là doanh nghiệp đang được xem xét hoạt động. Do đó, khi xác định vị trí độc quyền, cơ quan cạnh tranh chỉ cần xác định thị trường liên quan và số lượng doanh nghiệp đang hoạt động trên thị trường. Nếu kết luận đưa ra là chỉ có một doanh nghiệp duy nhất thì doanh nghiệp đó có vị trí độc quyền. Các bước phân tích về doanh thu, doanh số… để xác định tổng thị phần của thị trường sẽ không còn cần thiết.

2. Các quy định của pháp luật cạnh tranh Việt Nam về hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường và hành vi độc quyền

2.1. Các quy định về hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường

Điều 13 Luật Cạnh tranh đã quy định các hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường bị cấm và Nghị định 116 đã giải thích chi tiết đối với từng loại hành vi cụ thể, bao gồm:

+ Bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ dưới giá thành toàn bộ nhằm loại bỏ đối thủ cạnh tranh (giải thích tại Điều 23 Nghị định 116).

+ Áp đặt giá mua, giá bán hàng hóa, dịch vụ bất hợp lý hoặc ấn định giá bán lại tối thiểu gây thiệt hại cho khách hàng (giải thích tại Điều 27 Nghị định 116).

+ Hạn chế sản xuất, phân phối hàng hóa, dịch vụ, giới hạn thị trường, cản trở sự phát triển kỹ thuật, công nghệ gây thiệt hại cho khách hàng (giải thích tại Điều 28 Nghị định 116).

+ Áp đặt điều kiện thương mại khác nhau trong giao dịch như nhau nhằm tạo bất bình đẳng trong cạnh tranh (giải thích tại Điều 29 Nghị định 116).

+ Áp đặt điều kiện cho doanh nghiệp khác ký kết hợp đồng mua, bán hàng hóa, dịch vụ hoặc buộc doanh nghiệp khác chấp nhận các nghĩa vụ không liên quan trực tiếp đến đối tượng của hợp đồng (giải thích tại Điều 30 Nghị định 116).

+ Ngăn cản việc tham gia thị trường của những đối thủ cạnh tranh mới (giải thích tại Điều 31 Nghị định 116).

2.2. Các quy định về hành vi lạm dụng vị trí độc quyền

Các hành vi lạm dụng vị trí độc quyền bị cấm theo Điều 14 Luật Cạnh tranh là những hành vi đã được quy định tại Điều 13 và thêm hai hành vi sau:

+ Áp đặt điều kiện bất lợi cho khách hàng (giải thích tại Điều 32 Nghị định 116).

+ Lợi dụng vị trí độc quyền để đơn phương thay đổi hoặc hủy bỏ hợp đồng đã giao kết mà không có lý do chính đáng (giải thích tại Điều 33 Nghị định 116).

3. Các quy định của pháp luật cạnh tranh Việt Nam về xử lý hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh, vị trí độc quyền

3.1. Cơ quan xử lý hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh, vị trí độc quyền

Theo pháp luật cạnh tranh, Cục quản lý cạnh tranh là cơ quan thuộc Bộ Thương mại (nay là Bộ Công thương) có chức năng giúp Bộ trưởng thực hiện quản lý nhà nước về cạnh tranh, chống bán phá giá, chống trợ cấp, tự vệ, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng… Đối với việc xử lý hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, Cục quản lý cạnh tranh chịu trách nhiệm (i) thụ lý hồ sơ khiếu nại hoặc ra quyết định điều tra trên cơ sở phát hiện vụ việc; (ii) tổ chức điều tra; (iii) chuyển hồ sơ vụ việc và kết quả điều tra để Hội đồng cạnh tranh xử lý theo quy định của pháp luật. Hội đồng cạnh tranh có nhiệm vụ tổ chức xử lý, giải quyết vụ việc cạnh tranh liên quan đến hành vi hạn chế cạnh tranh theo quy định của pháp luật, giải quyết khiếu nại, quyết định xử lý vụ việc. Về mặt lý luận, việc tổ chức hệ thống quản lý – tài phán cạnh tranh với hai cơ quan riêng biệt  của nước ta đã đảm bảo được sự phân cấp, phân quyền cũng như có tính cưỡng chế thi hành trong xử lý các vụ việc cạnh tranh.

Bài luận Thực trạng pháp luật cạnh tranh Việt Nam về lạm dụng vị trí thống lĩnh, vị trí độc quyền.

3.2. Chế tài xử lý hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, vị trí độc quyền

Luật cạnh tranh sử dụng nguyên tắc cấm tuyệt đối để xử lý hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh, vị trí độc quyền để hạn chế cạnh tranh. Theo đó, các hành vi bị cấm trong mọi trường hợp và không áp dụng biện pháp miễn trừ. Trong hệ thống pháp luật cạnh tranh hiện hành, biện pháp xử lý vi phạm được quy định cụ thể trong Nghị định số 71/2014/NĐ-CP Quy định chi tiết Luật cạnh tranh về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực cạnh tranh ngày 21/07/2014 của Chính phủ. Theo đó, đối với hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh, vị trí độc quyền, mỗi doanh nghiệp vi phạm phải chịu hình thức xử phạt chính là phạt tiền (khoản 1 Điều 3 Nghị định 71) (không gồm hình thức cảnh cáo bởi dựa trên mức độ ảnh hưởng đến cạnh tranh của hai loại hành vi này). Ngoài hình thức xử phạt chính, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, doanh nghiệp vi phạm pháp luật cạnh tranh còn có thể bị áp dụng một số biện pháp xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả tương ứng với từng hành vi và trường hợp cụ thể.

Hình thức xử phạt tiền được xác định dựa trên tỷ lệ phần trăm doanh thu bán ra hoặc số mua vào của hàng hóa, dịch vụ liên quan đến hành vi vi phạm trong thời gian thực hiện hành vi vi phạm của từng doanh nghiệp vi phạm (trường hợp không xác định được doanh thu bán ra hoặc doanh thu số mua vào của hàng hóa, dịch vụ liên quan đến hành vi vi phạm thì tiền phạt được xác định theo tỷ lệ phần trăm tổng doanh thu của doanh nghiệp vi phạm trong năm tài chính trước năm thực hiện hành vi vi phạm) (thường mức xử phạt đến 10%). Đối với mỗi tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng quy định tại Điều 85 Nghị định 116 thì mức tiền phạt xác định theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định 71 được điều chỉnh giảm hoặc tăng tương ứng 5%.

III. Một số đánh giá về thực trạng pháp luật cạnh tranh Việt Nam hiện nay và kiến nghị hoàn thiện, nâng cao hiệu quả pháp luật điều chỉnh hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh, vị trí độc quyền

1. Ưu điểm

Về căn bản, pháp luật cạnh tranh Việt Nam điều chỉnh hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh, vị trí độc quyền đã có được một hệ thống pháp luật khá đầy đủ, đồng bộ để có cơ sở pháp lý cho việc kiểm soát thống lĩnh và độc quyền.

Pháp luật cạnh tranh điều chỉnh các hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh, vị trí độc quyền đã thể hiện có những quy định tiên phong, mở đường cho các hoạt động cạnh tranh. Do có sự tiếp thu có chọn lọc những kinh nghiệm và tư duy pháp lý của nhiều nước có nền kinh tế thị trường tiên tiến trong việc điều chỉnh pháp luật về cạnh tranh, các quy định pháp luật liên quan điều chỉnh hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh, vị trí độc quyền thể hiện tính ổn định, khả năng dự đoán của pháp luật, thể hiện sự tương thích của pháp luật cạnh tranh nước ta với những chuẩn mực quan trọng trong pháp luật cạnh tranh của các nước có nền kinh tế thị trường trên thế giới.

2. Hạn chế

-Pháp luật cạnh tranh còn nhiều nâng đỡ, ưu đãi nhiều cho một bộ phận lớn các doanh nghiệp nhà nước trong một số lĩnh vực như bảo hiểm, ngân hàng, hàng không dân dụng…

– Về xác định vị trí thống lĩnh thị trường của một doanh nghiệp, pháp luật cạnh tranh Việt Nam có phần khác nhiều so với nhiều nước trên thế giới. Theo pháp luật của nhiều quốc gia, vị trí thống lĩnh được xác lập bởi sự kết hợp của nhiều yếu tố, trong đó, thị phần luôn là một chỉ số hữu ích khởi đầu vấn đề rà soát nhưng đây không phải là điều kiện đủ. Tuy nhiên, ở Việt Nam, vị trí thống lĩnh được xác định chủ yếu qua thị phần. Mặt khác thị phần của một doanh nghiệp theo pháp luật Việt Nam lại liên quan đến doanh thu của doanh nghiệp đó hàng năm. Với cách thức thực hiện sổ sách tài chính, kế toán của các doanh nghiệp Việt Nam thì rất khó khăn cho các cơ quan chức năng khi đưa ra một con số chính xác về thị phần của họ.

-Ý thức chấp hành pháp luật cạnh tranh của các doanh nghiệp chưa cao. Theo một khảo sát năm 2013 của Cục quản lý cạnh tranh, trong số 500 doanh nghiệp được khảo sát, chỉ có 1,6% doanh nghiệp “hiểu rất rõ” Luật cạnh tranh; có tới 92,8% doanh nghiệp “chưa hiểu rõ”; 30,6% doanh nghiệp được hỏi chưa từng biết đến Cục quản lý cạnh tranh cho tới khi được hỏi. Con số trên đã phản ánh được những yếu kếm trong quá trình tuyên truyền pháp luật, đồng thời thể hiện thái độ thờ ơ của doanh nghiệp đối với quyền lợi của mình.

3. Một số kiến nghị hoàn thiện và nâng cao hiệu quả pháp luật điều chỉnh hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh, vị trí độc quyền

Hoàn thiện các quy định của pháp luật về kiểm soát hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh, vị trí độc quyền. Có thể kể đến những vấn đề sau:

+ Về xác định thị trường liên quan và vị trí thống lĩnh của doanh nghiệp, cần cân nhắc mức giá giả định sẽ tăng lên khi điều tra để kết luận vị trí thống lĩnh (có thể khống chế mức tối đa và mức tối thiểu chênh lệch với nhau không quá 5%). Điểm c khoản 5 Điều 4 Nghị định 116 xác định mức giá của sản phẩm được điều tra tăng lên 10% trong thời hạn 6 tháng để kiểm tra khả năng thay đổi nhu cầu của khách hàng mà không khống chế mức tối đa. Nếu không khống chế mức tối đa, có thể tạo ra sự tùy tiện cho cơ quan có thẩm quyền trong việc lựa chọn mức tăng giá cụ thể khi điều tra và có thể kết quả không chính xác.

+ Không nên quy định dấu hiệu của hậu quả hành vi như một dấu hiệu bắt buộc cấu thành vi phạm bởi việc lạm dụng vị trí thống lĩnh, lạm dụng vị trí độc quyền của các doanh nghiệp có vị thế này đều có tính chất, mức độ nguy hiểm cao đối với thị trường, đối với người tiêu dùng. Cơ quan có thẩm quyền xử lý vụ việc và các bên liên quan phải tốn nhiều chi phí cho công việc chứng minh hậu quả của hành vi, mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả để kết luận đó có phải là hành vi vi phạm pháp luật hay không.

Nâng cao hiệu quả kiểm soát hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh, vị trí độc quyền

+ Đảm bảo tính độc lập của cơ quan quản lý cạnh tranh. Bởi lẽ, hiện nay, Cơ quan quản lý cạnh tranh thuộc Bộ Công thương nhưng Bộ này còn là Bộ chủ quản của nhiều doanh nghiệp nhà nước quan trọng nên việc đảm bảo khách quan, vô tư khi Cơ quan quản lý cạnh tranh giải quyết các tranh chấp mà một bên là doanh nghiệp nhà nước là rất khó khăn.

+ Xây dựng cơ chế thực thi pháp luật về kiểm soát hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh, vị trí độc quyền: Cơ quan quản lý cạnh tranh nên công khai những doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh hoặc vị trí độc quyền trên thị trường để mọi thành viên của thị trường (bao gồm cả người tiêu dùng) có cơ sở để thực hiện quyền giám sát, phát hiện các hành vi có dấu hiệu của sự lạm dụng để cung cấp thông tin cho các cơ quan có thẩm quyền; thực thi luật cạnh tranh liên quan đến việc chống lạm dụng cần được đặt trong mối quan hệ với việc thực thi các đạo luật chuyên ngành trong các lĩnh vực có sự tồn tại của độc quyền nhà nước như Luật Viễn thông năm 2009, Luật Điện lực…; cần nâng cao về chất lượng và số lượng đội ngũ cán bộ của Cơ quan quản lý cạnh tranh…

Bài luận Thực trạng pháp luật cạnh tranh Việt Nam về lạm dụng vị trí thống lĩnh, vị trí độc quyền.

Cạnh tranh là thuộc tính bản chất của nền kinh tế thị trường. Trong quá trình cạnh tranh tự nhiên giữa các chủ thể kinh doanh, hầu như không có một thị trường cạnh tranh hoàn hảo. Đối với nền kinh tế đang trong quá trình chuyển đổi như Việt Nam, việc thừa nhận và bảo vệ cạnh tranh như một động lực trong nền kinh tế là cần thiết và có ý nghĩa trên cả phương diện lý luận và thực tiễn. Do đó, cần không ngừng hoàn thiện các quy định của pháp luật cạnh tranh về vị trí thống lĩnh, vị trí độc quyền nói riêng và pháp luật về cạnh tranh nói chung.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. Luật Cạnh tranh năm 2004;
  2. Nghị định số 116/2005/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Cạnh tranh ngày 15/09/2005 của Chính phủ;
  3. Nghị định số 71/2014/NĐ-CP Quy định chi tiết Luật cạnh tranh về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực cạnh tranh ngày 21/07/2014 của Chính phủ;
  4. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật cạnh tranh, Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội – 2011;
  5. Đỗ Thanh Thủy, Kiểm soát hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường theo pháp luật cạnh tranh Việt Nam, Luận văn thạc sĩ luật học, Hà Nội – 2014;
  6. Lương  Thị Vân, Kiểm soát hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường trong lĩnh vực viễn thông di động, Luận văn thạc sĩ luật học, Hà Nội – 2014;
  7. Nguyễn Hải Yến, Pháp luật điều chỉnh hành vi lạm dụng vị trí độc quyền trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam – Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Khóa luận tốt nghiệp, Hà Nội – 2008;
  8. Nguyễn Kim Phượng, Kiểm soát hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, vị trí độc quyền theo Luật cạnh tranh của Việt Nam, Luận văn thạc sĩ luật học, Hà Nội – 2007;
  9. Phan Thị Vân Hồng, Độc quyền và pháp luật về kiểm soát độc quyền ở Việt Nam hiện nay, Luận văn thạc sỹ luật học, Hà Nội – 2005.

[1] Nguyễn Kim Phượng, Kiểm soát hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, vị trí độc quyền theo Luật cạnh tranh của Việt Nam, Luận văn thạc sĩ luật học, Hà Nội – 2007, trang 6

[2] Khả năng thay thế về cung là khả năng của doanh nghiệp đang sản xuất, phân phối một hàng hóa, dịch vụ chuyển sang sản xuất, phân phối hàng hóa, dịch vụ khác trong một khoảng thời gian ngắn và không có sự tăng lên đáng kể về chi phí trong bối cảnh có sự tăng lên về giá của hàng hóa, dịch vụ khác đó(Điều 6 Nghị định 116)

[3] Sản phẩm được coi là sản phẩm bổ trợ cho sản phẩm liên quan nếu giá của sản phẩm này tăng hoặc giảm thì cầu đối với sản phẩm liên quan sẽ giảm hoặc tăng tương ứng

[4] Theo quy định tại Điều 8 Nghị định 116, rào cản gia nhập thị trường bao gồm: (1) Sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý theo quy định của pháp luật về sở hữu công nghiệp; (2) Các rào cản về tài chính bao gồm chi phí đầu tư vào sản xuất, phân phối, xúc tiến thương mại hoặc khả năng tiếp cận với các nguồn cung cấp tài chính; (3) Quyết định hành chính của cơ quan quản lý nhà nước; (4), Các quy định về điều kiện kinh doanh, sử dụng hàng hóa, dịch vụ; các chuẩn mực nghề nghiệp; (5) Thuế nhập khẩu và hạn ngạch nhập khẩu; (6)Tập quán của người tiêu dùng; (7) Các rào cản gia nhập thị trường khác.

[5] Thị phần của doanh nghiệp đối với một loại hàng hóa, dịch vụ nhất định là tỷ lệ phần trăm giữa doanh thu bán ra của doanh nghiệp này với tổng doanh thu của tất cả các doanh nghiệp kinh doanh loại hàng hóa, dịch vụ đó trên thị trường liên quan hoặc tỷ lệ phần trăm giữa số mua vào của doanh nghiệp này với tổng  số mua vào của tất cả các doanh nghiệp kinh doanh loại hàng hóa, dịch vụ đó trên thị trường liên quan theo tháng, quý, năm (khoản 5 Điều 3 Luật Cạnh tranh)

Bài luận Thực trạng pháp luật cạnh tranh Việt Nam về lạm dụng vị trí thống lĩnh, vị trí độc quyền.

Hợp đồng mua bán cây tràm

Hợp đồng mua bán cây tràm, cây gỗ làm nguyên liệu chế tác hoặc gia công, chế biến, sản xuất. Cây tràm là một trong những loại cây được ưa chuộng bởi các tính chất hiếm của gỗ, ngoài ra lá và vỏ của cây còn được sử dụng để chiết xuất tinh dầu, hương liệu. Tinh dầu tràm có tác dụng giảm nghẹt mũi, tăng cường hô hấp, trị các hiện tượng mẩn ngứa ngoài da do dị ứng, côn trùng, ngoài ra còn có khả năng tăng cường chức năng tiêu hóa, giữ ấm cơ thể và giảm đau nhức xương khớp. Bởi nhiều công dụng như vậy, việc mua bán cây tràm được diễn ra rất phổ biến, các cây có thể là tự nhiên hoặc được trồng theo quy mô kinh doanh. Hợp đồng mua bán cây tràm có thể được ký theo từng lần, đợt lấy hàng hoặc theo dài hạn và lấy hàng vào từng thời điểm nhất định trong năm.

Đặc điểm của Hợp đồng mua bán cây tràm

HỢP ĐỒNG MUA BÁN CÂY TRÀM

-Thuộc loại hợp đồng mua bán.

– Đặc điểm:

+Được phép mua bán.

+Mục đích: giao dịch mua cây tràm giữa hai bên mua và bán.

-Pháp luật điều chỉnh của hợp đồng:

  • Căn cứ Bộ Luật Dân sự  số 91/2015/QH13;
  • Căn cứ: Bộ luật thương mại Số 36/2005/QH11;
  • Căn cứ Thông tư 219/2013/TT-BTC;
  • Căn cứ: Luật lâm nghiệp số 16/2017/QH14;
  • Căn cứ vào thoả thuận giữa các bên.

-Hình thức: Văn bản tự soạn, không cần theo mẫu của các cơ quan nhà nước.

Mẫu Hợp đồng mua bán cây tràm

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

———-o0o———–

…..,ngày…..tháng…..năm……

HỢP ĐỒNG MUA BÁN CÂY TRÀM

Số     /20……/HĐMB

  • Căn cứ Bộ Luật Dân sự  số 91/2015/QH13;
  • Căn cứ: Bộ luật thương mại Số 36/2005/QH11;
  • Căn cứ: Luật lâm nghiệp số 16/2017/QH14;
  • Căn cứ Thông tư 219/2013/TT-BTC;
  • Căn cứ nhu cầu và khả năng của hai bên.

Hôm nay, ngày    tháng        năm 20…., tại …………. Chúng tôi gồm có:

BÊN MUA:

Địa chỉ:                     

Điện thoại:               

Đại diện bởi:             Ông

Chức vụ:                   

Mã số thuế:              

Tài khoản số:           

Ngân hàng

Sau đây gọi tắt là Bên A

BÊN BÁN: CÔNG TY

Địa chỉ:         

Điện thoại:               

Đại diện bởi:            

Chức vụ:                    Giám đốc Công ty.

Mã số thuế:              

Tài khoản số:            Tại ngân hàng:

Sau đây gọi tắt là Bên B

Điều 1: Nội dung hợp đồng

-Theo sự đề nghị của bên A, bên B đồng ý bán cho bên A số lượng cây tràm như sau:

STTTên vật tưĐơn vịQuy cáchSố lượng/câyĐơn giá 1 cây (vnđ)
Cừ tràm 8cm-10cm (Đường kính gốc từ 8cm-10cm)
1Cừ tràmCâyD>=8; d>=3.8; L>=4.5100036.000
2Cừ tràmCâyD>=8; d>=4.2; L>=4.5100042.000
Cừ tràm 10cm-12cm (Đường kính gốc từ 10cm-12cm)
1Cừ tràmCâyD>=10; d>=4.0; L>=4.0100036.000
2Cừ tràmCâyD>=10; d>=4.5; L>=3.7100044.000
3Cừ tràmCâyD>=10; d>=5.0; L>=3.7100046.000
Cộng tiền cây204.000.000

-Hàng hoá trên sẽ đóng theo từng lô, mỗi lô 1000 cây và đóng vào 02 thùng container.

-Giá cả trên chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng.

– Hàng hoá do Bên Bán cung cấp phải đảm bảo đúng chất lượng (Có Giấy chứng nhẫn hàng hoá cung cấp đạt tiêu chuẩn chất lượng của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền).

Điều 2: Thực hiện hợp đồng

  1. Bên B đồng ý bán cho bên A tổng số lượng là 5000 cây tràm với kích thước, giá trị được ghi rõ ở Điều 1.
  2. Với tổng giá tiền là 204.000.000 ( Hai trăm lẻ bốn triệu đồng).
  3. Bên B sẽ giao hàng cho bên A vào ngày……tháng…..năm……..

Tại……………………………………………….

  • Hàng sẽ được giao trong vòng 07 ngày kể từ ngày hợp đồng được kí kết.
  • Mọi chi phí liên quan  đến quá trình vận chuyển bên A chi trả và bên B sẽ đại diện cho bên A đứng ra chịu trách nhiệm về quá trình vận chuyển, nếu có sai sót, bên B phải hoàn toàn chịu trách nhiệm.

Điều 3: Cách thức thanh toán và thời hạn thanh toán

Cách thức thanh toán

  • Tổng số tiền bên A phải thanh toán cho bên B là: 204.000.000 ( Hai trăm lẻ bốn triệu đồng).
  • (Giá trên chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng).
  • Bên A sẽ thanh toán cho bên B 02 lần và thanh toán trực tiếp bằng tiền mặt.
  • Khi Bên A thanh toán tiền hàng theo các lần thanh toán, Bên B có nghĩa vụ ghi hoá đơn, chứng từ chứng nhận việc đã thanh toán của Bên A theo qui định của pháp luật.

Thời hạn thanh toán

  • -Lần 1: Bên A sẽ thanh toán cho bên B 50% số tiền dựa trên tổng giá trị hợp đồng kể từ ngày……….tháng……….năm…………
  • -Lần 2: Bên A sẽ thanh toán cho bên B 50% số tiền còn lại khi nhận được hàng.Ngoài ra, bên A sẽ thanh toán toàn bộ chi phí vận chuyển cho bên B khi bên A nhận được đầy đủ số lượng cũng như chất lượng hàng hoá trên.

(Ngày được tính bao gồm cả ngày nghỉ và ngày lễ, ngày  tết)

Điều 4: Quyền và nghĩa vụ giữa các bên

Bên A:

  • Bên A có trách nhiệm phải thanh toán đầy đủ số tiền cho bên B theo các đợt mà hai bên đã thoả thuận.
  • Bên A có quyền không nhận hàng nếu thấy hàng hoá không đủ số lượng, chất lượng tại nơi nhận hàng mà trước đó không có bất kì thông báo nào từ bên B.
  • Nếu bên A có sự thay đổi về nơi nhận hàng, thời gian nhận hàng, bên A phải báo cho bên B chậm nhất 03 ngày trước ngày nhận hàng, trường hợp không báo trước bên A phải chịu toàn bộ thiệt hại.

 Các quyền và nghĩa vụ khác theo luật định.

Bên B:

  • Bên B có nghĩa vụ phải giao hàng cho bên A đúng thời gian, địa điểm mà hai bên đã thoả thuận.
  • Bên B phải có nghĩa vụ giao hàng đủ số lượng, chất lượng mà hai bên đã thoả thuận.
  • Nếu bên B không có đủ hàng giao, hàng không đủ chất lượng thì bên B phải thông báo cho bên A chậm nhất 03 ngày trước ngày giao hàng và phải được bên A đồng ý, trường hợp không được bên A đồng ý, bên B phải chịu hoàn toàn thiệt hại cho bên A.
  • Bên B có nghĩa vụ cung cấp đầy đủ giấy tờ liên quan đến việc mua bán nếu bên A có yêu cầu.
  • Bên Bán có nghĩa vụ cung cấp mọi chỉ dẫn cần thiết đối với việc bảo quản, sử dụng hàng hoá theo quy định của Hợp đồng này cho Bên mua.

Các quyền và nghĩa vụ khác theo luật định.

Điều 5: Vi phạm hợp đồng và bồi thường thiệt hại

Đối với bên A:

  • Nếu Bên mua không thực hiện đúng nghĩa vụ thanh toán theo qui định tại  Hợp đồng này thì sẽ bị phạt số tiền là 1% Tổng giá trị Hợp đồng cho 01 ngày vi phạm.
  • Nếu Bên mua không thực hiện đúng nghĩa vụ tiếp nhận hàng theo qui định của Hợp đồng này thì sẽ bị phạt số tiền là 0,5% Tổng giá trị Hợp đồng cho 01 ngày vi phạm.
  • Trường hợp bên A rơi vào tình trạng khó khăn, không thể thanh toán cho bên B đúng hạn và báo trước cho bên B 01 ngày trước ngày giao hàng, được bên B đồng ý thì bên A không phải bồi thường.

Đối với bên B:

  • Nếu Bên B không giao hàng đúng thời hạn quy định tại Hợp đồng này thì sẽ bị phạt số tiền là 1% Tổng giá trị Hợp đồng cho 01 ngày vi phạm.
  • Nếu Bên B không giao đủ hàng đúng số lượng và chất lượng theo quy định tại Hợp đồng này thì sẽ phải cung cấp tiếp hàng hoá theo đúng quy định và bị phạt số tiền là 0,5% Tổng giá trị hàng hoá bị vi phạm cho 01 ngày chậm.
  • Trường hợp bên B có lý do chính đáng và có thông báo trước cho bên A chậm nhất 01 ngày, được bên A đồng ý thì bên B không phải chịu bồi thường.
  • Trường hợp bên B rơi vào tình huống bất khả kháng như: thiên tai, đường xá,… thì bên B không phải chịu bồi thường.

Điều 6: Chấm dứt hợp đồng

  • Hợp đồng sẽ đơn phương được chấm dứt nếu bên B không giao được hàng theo như đã thoả thuận mà không có bất kì thoả thuận chậm giao nào khác giữa hai bên.Trường hợp này, bên B phải hoàn lại toàn bộ số tiền mà bên A đã thanh toán cho bên B trước đó.
  • Hợp đồng đơn phương chấm dứt khi bên A không thanh toán đầy đủ số tiền cho bên B ít nhất 80% số tiền phải thanh toán ở lần 01.
  •  Hợp đồng chấm dứt khi hai bên hoàn thành giao kết.

Điều 7: Giải quyết tranh chấp

  • Khi có tranh chấp xảy ra, cả hai bên cùng gặp nhau thương lượng trên cơ sở hợp tác để đưa ra được quyết định đều có lợi cho đôi bên.
  • Nếu không đưa ra được phương án hợp lí, sẽ đưa lên Toà án có thẩm quyền giải quyết.

Điều 8: Điều khoản bổ sung

  • Hai bên phải giữ toàn bộ bí mật thông tin của nhau cũng như thông tin về giá trị hàng hoá. Nếu một trong hai bên tiết lộ bí mật sẽ tuỳ vào hậu quả của việc tiết lộ bí mật đó gây ra để quy định về mức bồi thường.
  • Về các khoản thuế phí sẽ do bên B chịu và bên B sẽ cung cấp đầy đủ hoá đơn chứng từ nếu bên A có yêu cầu.
  • Nếu có bất kì thay đổi nào trong hợp đồng, hai bên phải lập thành văn bản và văn bản này có giá trị như một phần của hợp đồng.

Hợp đồng này được in thành 02 bản: Mỗi bên giữ một bản và có giá trị pháp lý như nhau.

Đại diện Bên AĐại diện bên B
  

Hợp đồng cung cấp suất ăn cho trường học

Hợp đồng cung cấp suất ăn cho trường học là văn bản thoả thuận giữa cơ sở cung cấp dịch vụ ăn uống và cơ sở giáo dục trường học xoay quanh nhu cầu ăn uống thường xuyên của đơn vị.

Việc cung cấp suất ăn mang tính thường xuyên tiềm ẩn tương đối nhiều rủi ro bởi suy nghĩ số lượng và thời gian thực hiện hợp đồng kéo dài. Đa phần các vụ việc rủi ro về ngộ độc thực phẩm xảy ra trong thời gian qua đều xuất phát từ hoạt động cung cấp suất ăn thường xuyên này.

Bên cạnh đó, Hợp đồng cung cấp suất ăn cho trường học thường là kết quả của quá trình đấu thầu hoặc chỉ định thầu, vì thế đôi khi mức giá cạnh tranh đưa ra để đấu thầu thường không phù hợp với chất lượng thực phẩm cao. Vì vậy, các bên khi ký kết hợp đồng này cần tuyệt đối chú ý và lựa chọn sự thoả thuận chi tiết, tốt nhất là nên quy định về việc thường niên bổ sung Phụ lục Hợp đồng.

Mẫu Hợp đồng cung cấp suất ăn cho trường học

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

———–o0o———–

                …, ngày … tháng … năm …

HỢP ĐỒNG CUNG CẤP SUẤT ĂN

Số: …/HĐDV

  • Căn cứ Bộ luật dân sự 2015;
  • Căn cứ Luật thương mại 2005;
  • Căn cứ nhu cầu và khả năng thực tế của các bên.

Hôm nay, ngày … tháng … năm …, tại địa chỉ …, chúng tôi bao gồm:

Bên A

TRƯỜNG MẦM NON…

Địa chỉ:

Mã số thuế:

Tel:

Fax:

Đại diện theo pháp luật:

Chức vụ:

Bên B

CÔNG TY…

Địa chỉ:

Mã số thuế:

Tel:

Fax:

Đại diện theo pháp luật:

Chức vụ:

Cùng bàn bạc thống nhất những thỏa thuận sau đây:

Điều 1. Dịch vụ cung cấp suất ăn theo thỏa thuận

Bên B cung cấp suất ăn tận nơi cho bên A theo đúng số lượng, chất lượng tới địa điểm và thời hạn được quy định trong Hợp đồng này.

Bên A tiếp nhận suất ăn được bên B giao đến và thực hiện nghĩa vụ thanh toán theo quy định trong Hợp đồng này.

Điều 2. Cách thức tiến hành giao, nhận suất ăn

2.1. Thời gian

– Bên B xây dựng thực đơn theo tuần và gửi tới bên A vào ngày cuối cùng của tuần trước đó.

– Chậm nhất là 8:00 giờ mỗi ngày, bên A đăng ký với bên B số lượng suất ăn trong ngày theo thực đơn bên B đã lên. Trường hợp bên A muốn thay đổi thực đơn theo nhu cầu thì phải tiến hành đặt hàng thực đơn và báo trước cho bên B chậm nhất là 1 ngày kể từ ngày đặt hàng.

– Bên B tiến hành giao đủ số lượng suất ăn mà bên A đăng ký trong khung giờ từ 10:30 đến 11:00 giờ hàng ngày. Trường hợp xảy ra sự kiện bất khả kháng khiến bên B không thể thực hiện nghĩa vụ giao hàng đúng hạn, các bên có thể thỏa thuận thay đổi khung giờ giao, nhận hàng nói trên.

2.2. Địa điểm

– Bên B có trách nhiệm giao đầy đủ, đúng hạn các suất ăn tới trụ sở của bên A: …

– Xe giao hàng của bên B chỉ được đỗ tại cổng D1 của trường học; trong khung giờ giao, nhận hàng đã thỏa thuận.

2.3. Phương tiện

– Bên B chỉ được sử dụng các loại xe sau để chuyên chở suất ăn cho bên A:

  Xe tải 1 tấn: 1 xe

  Xe tải 500 kg: 1 xe

– Tất cả các xe bên B sử dụng phải đảm bảo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn giao thông đường bộ. Lái xe phải có giấy phép lái xe phù hợp với loại xe mình phụ trách. Bên B phải thông báo cho bên A thông tin lái xe và biển số xe tiến hành giao hàng vào thời điểm bên A đăng ký số lượng suất ăn mỗi ngày.

2.4. Người chịu trách nhiệm giao, nhận

– 02 đại diện được Hiệu trưởng nhà trường phân công là người chịu trách nhiệm giao, nhận hàng của bên A. 2 lái xe là người chịu trách nhiệm giao, nhận hàng của bên B.

– 02 đại diện (bên A) và 2 lái xe (bên B) cùng tiến hành kiểm kê số lượng suất ăn; ghi nhận hiện trạng suất ăn tại thời điểm diễn ra việc giao, nhận.

Trường hợp các suất ăn không đạt yêu cầu về số lượng, chất lượng sản phẩm mà bên A đưa ra, đại diện bên A có trách nhiệm thông báo ngay cho bên B để yêu cầu bồi thường thiệt hại.

Điều 3. Giá trị hợp đồng

3.1. Đơn giá

Suất ăn thường: 30.000 đồng/suất ăn

Suất ăn đặt hàng: theo thỏa thuận tại thời điểm đặt hàng. Tuy nhiên, đơn giá không được vượt quá 60.000 đồng/suất ăn.

3.2. Phí dịch vụ

Phí giao suất ăn tận nơi cho trường học của bên B là 3.000.000 đồng/tháng.

Mọi chi phí phát sinh dọc đường, không do lỗi của bên B thì bên A có trách nhiệm thanh toán, hoàn trả cho bên B.

3.3. Cách thức thanh toán

– Bên A thanh toán phí dịch vụ cho bên B trong vòng 5 ngày đầu mỗi tháng, sau khi bên B cung cấp hóa đơn tài chính hợp lệ cho bên A.

– Bên A thanh toán cho bên B theo phương thức chuyển khoản với thông tin tài khoản của bên B như sau:

  Chủ tài khoản: …

  Số tài khoản: …

  Ngân hàng: …                    

  Chi nhánh: …

Điều 4. Nghĩa vụ của bên A

– Tạo điều kiện thuận lợi cho bên B thực hiện hợp đồng; tiếp nhận toàn bộ suất ăn bên B đã giao theo thỏa thuận.

– Thực hiện nghĩa vụ thanh toán cho bên B đầy đủ và đúng hạn, trừ trường hợp bất khả kháng.

Điều 5. Quyền của bên A

– Yêu cầu bên B thực hiện công việc theo đúng chất lượng, số lượng, thời gian mà hai bên đã thỏa thuận.Trường hợp bên B thực hiện dịch vụ không đúng theo chất lượng yêu cầu hoặc không đúng thời hạn thì bên A được giảm phí dịch vụ.

– Yêu cầu bên B bồi thường thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ trong hợp đồng.  

– Được quyền từ chối người giao, nhận hàng của bên B nếu trong khi thực hiện dịch vụ, những người này không đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm hoặc có thái độ khiếm nhã, thiếu chuyên nghiệp và không hợp tác. Trong trường hợp này, bên B phải lập tức cử người khác thay thế để đảm bảo tiến độ và chất lượng dịch vụ.

Điều 6. Nghĩa vụ của bên B

– Thực hiện dịch vụ theo đúng quy chuẩn nêu trong Hợp Đồng và các phụ lục hợp đồng (nếu có).

– Bồi thường thiệt hại cho bên A nếu xảy ra thiệt hại thực tế do bên B vi phạm nghĩa vụ hợp đồng.

Điều 7. Quyền của bên B

– Yêu cầu bên A tiếp nhận suất ăn đã được giao tới địa chỉ bên A đúng thời hạn.

– Yêu cầu bên A thực hiện nghĩa vụ thanh toán theo đúng nội dung đã thỏa thuận trong Hợp đồng này.

Điều 8. Tiêu chuẩn chất lượng

– Bên B đảm bảo 100% nhân viên làm việc là người có kinh nghiệm trong chế biến và bảo quản đồ ăn đóng hộp; 100% nhân viên được liên tục đào tạo, huấn luyện nhằm nâng cao chuyên môn, kiến thức vệ sinh dinh dưỡng, an toàn thực phẩm, an toàn cháy nổ; Toàn bộ nhân viên bên B phải được kiểm tra sức khoẻ định kỳ;

– Toàn bộ khu vực hoạt động cần đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, bao gồm tất cả các khu sau: khu sơ chế, khu gia công, khu chế biến, khu ra đồ; khu rửa bát và diệt khuẩn.

– Nguồn nguyên liệu cho suất ăn phải có nguồn gốc rõ ràng, đáng tin cậy. Nguyên liệu phải được chọn lựa trên tiêu chuẩn: tươi, sạch và không chứa bất kỳ hóa chất độc hại nào có thể ảnh hưởng đến sức khỏe con người.

– Phương pháp chế biến khoa học, lành mạnh. Nghiêm cấm sử dụng mọi loại chất bảo quản, chất phụ gia hoặc gia vị không có nguồn gốc xuất xứ. Đầu bếp duy trì khẩu vị trung tính cho các suất ăn nhằm phù hợp với số đông các em học sinh.

– Thực đơn đa dạng, phong phú, đảm bảo cân bằng dinh dưỡng và được điều chỉnh theo tuần.

Trường hợp bên A phát hiện suất ăn không đáp ứng đủ tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm hoặc ghi nhận bất cứ dấu hiệu bất ổn nào về sức khỏe từ phía các em học sinh, bên A đơn phương chấn dứt Hợp đồng và bên B có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho bên A.

Điều 9. Bất khả kháng

Sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép.

– Bên B không thực hiện nghĩa vụ giao suất ăn đúng hạn do sự kiện bất khả kháng thì không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho bên A.

– Bên A không thực hiện nghĩa vụ thanh toán đúng hạn do sự kiện bất khả kháng thì không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho bên B.

Điều 10. Phạt vi phạm

Bên vi phạm Hợp đồng phải bồi thường thiệt hại thực tế phát sinh từ hành vi vi phạm và chịu phạt vi phạm. Các khoản tiền phạt được thỏa thuận như sau:

– Phạt vi phạm nghĩa vụ: … đồng

– Phạt vi phạm nội dung của hợp đồng: … đồng

– Phạt vi phạm đơn phương chấm dứt hợp đồng: … đồng

Điều 11. Giải quyết tranh chấp

– Mọi tranh chấp liên quan đến Hợp đồng này đều được giải quyết thông qua thương lượng, hòa giải giữa các bên.

– Trong trường hợp hòa giải không thành, các bên có quyền yêu cầu Tòa án nhân dân nơi bên A đặt trụ sở chính tiến hành giải quyết.

Điều 12. Chấm dứt hợp đồng

Hợp đồng này chấm dứt hiệu lực theo một trong các trường hợp sau:

– Theo thời hạn ghi nhận trong Hợp đồng hoặc một thời hạn khác heo thỏa thuận (nếu có);

– Bên A đơn phương chấm dứt Hợp đồng theo Điều 8;

– Có hành vi vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ hợp đồng dẫn đến việc một trong các bên không đạt được mục đích của việc giao kết hợp đồng;

Điều 13. Hiệu lực hợp đồng

–  Hợp đồng có hiệu lực 03 (ba) năm, kể từ ngày ký.

– Hợp đồng được lập thành 02 bản có giá trị ngang nhau, mỗi bên giữ một bản. Trường hợp các bên ký kết Phụ lục hợp đồng thì Phụ lục được xem là bộ phận không thể tách rời và có giá trị pháp lý như những điều khoản được ghi nhận trong Hợp đồng này.

Bên A                                                                                 Bên B

(Ký tên, đóng dấu)                                                              (Ký tên, đóng dấu)

Định mức di chuyển cột điện

Định mức di chuyển cột điện là quy định mức hao phí cần thiết về vật liệu, nhân công và máy móc thi công để hoàn thành một đơn vị khối lượng nào đó.

1. Định mức chi phí:

Là loại định mức dùng để dự toán chi phí của một số loại công việc.

Định mức chi phí gồm định mức tính bằng tỉ lệ phần trăm (%) và định mức tính bằng giá trị.

Định mức chi phí đóng vai trò là cơ sở xác định giá xây dựng, dự toán chi phí của một số loại công việc, chi phí trong đầu tư xây dựng gồm chi phí quản lý dự án, chi phí tư vấn đầu tư, chi phí chung, thu nhập chịu thuế tính trước, chi phí hạng mục chung và một số công việc, chi phí khác.

2. Định mức dự toán (định mức kinh tế – kỹ thuật)

Được quy định tại Quyết định số 236/QĐ-BXD về việc công bố định mức dự toán xây dựng công trình phần lắp đặt.

Định mức dự toán bao gồm:

          – Mức hao phí vật liệu: Là số lượng vật liệu chính, vật liệu phụ, các phụ kiện hoặc các bộ phận rời lẻ (không kể vật liệu phụ cần dùng cho máy móc, phương tiện vận chuyển và những vật liệu tính trong chi phí chung) cần cho việc thực hiện và hoàn thành một đơn vị khối lượng công tác lắp đặt.; Mức hao phí vật liệu đã bao gồm hao hụt vật liệu ở khâu thi công.

          – Mức hao phí lao động: Là số ngày công lao động của công nhân trực tiếp thực hiện khối lượng công tác lắp đặt và công nhân phục vụ lắp đặt.; Số ngày công đã bao gồm cả công lao động chính, lao động phụ để thực hiện và hoàn thành một đơn vị khối lượng công tác lắp đặt từ khâu chuẩn bị đến khâu kết thúc, thu dọn hiện trường thi công.; Cấp bậc công nhân là cấp bậc bình quân của các công nhân tham gia thực hiện một đơn vị công tác lắp đặt.

          – Mức hao phí máy thi công: Là số ca sử dụng máy và thiết bị thi công chính trực tiếp thực hiện kể cả máy và thiết bị phụ phục vụ để hoàn thành một đơn vị khối lượng công tác lắp đặt.

=> Định mức di chuyển cột điện là mức hao phí cần thiết về vật liệu, nhân công và máy móc để hoàn thành việc di chuyển cột điện từ vị trí này sang vị trí khác.

Như vậy để trả lời câu hỏi: Định mức chi phí là cơ sở xác định kinh phí di dời cột điện là bao nhiêu? Chúng ta cần xem xét các vấn đề thực tiễn sau:

– Định mức dự toán:

            +) Mức hao phí vật liệu: là số lượng vật liệu chính, vật liệu phụ, như cột điện, dây điện ….

            +) Mức hao phí lao động: là số ngày công lao động mà các thợ điện, công nhâ trực tiếp thực hiện công việc di dời cột điện.

            +) Mức hao phí máy thi công: là số ca sử dụng máy để hoàn thành cv di dời cột điện

Hợp đồng thi công sửa chữa nhà xưởng

Hợp đồng thi công sửa chữa nhà xưởng là văn bản giao kết của đơn vị thi công với chủ nhà xưởng, chủ đầu tư là cá nhân hoặc tổ chức trước khi tiến hành thi công tu sửa lại nhà xưởng theo yêu cầu, thiết kế đã thống nhất trước đó. Tùy vào hạng mục sửa chữa mà nội dung hợp đồng sẽ có thể bao gồm hoạt động tư vấn thiết kế hay bổ sung chi tiết về vật liệu sử dụng, công việc phải thực hiện, bản vẽ, phương án thi công sơ bộ và kết cấu công trình kèm theo.

1. Hợp đồng thi công sửa chữa nhà xưởng là một dạng hợp đồng thi công

Hợp đồng thi công sửa chữa nhà xưởng có cấu trú tương đối giống với hợp đồng thi công công trình, tuy nhiên, các hạng mục công trình thi công dựa trên nền tảng công trình có sẵn để sửa chữa, cải tạo lại theo nguyện vọng, mong muốn của chủ sở hữu, hoặc phù hợp với mục đích sử dụng của người sử dụng xưởng. Do đó, các điều khoản của hợp đồng phải nêu được những nội dung này để tránh xảy ra tranh chấp, rủi ro cho cả hai bên.

2. Đặc điểm Hợp đồng thi công sửa chữa nhà xưởng

Chủ thể của hợp đồng: Bên thi công là doanh nghiệp hoặc cá nhân đứng ra nhận thi công với những nhà xưởng nhỏ và bên chủ sở hữu, sử dụng nhà xưởng là cá nhân hoặc tổ chức;

Đối tượng của hợp đồng: là công việc sửa chữa, cải tạo nhà xưởng

3. Mục đích của Hợp đồng:

Hợp đồng nhằm thực hiện hoạt động cải tảo, sửa chữa lại xưởng sản xuất theo mong muốn của chủ sở hữu, sử dụng xưởng

4. Luật điều chỉnh:

  • Bộ luật dân sự 2015
  • Luật thương mại 2005 (Luật số 36/2005/QH11 được Quốc hội ban hành ngày 14/06/2005)
  • Luật xây dựng 2014, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2015;

5. Hình thức của Hợp đồng

Hợp đồng không có mẫu sẵn và không có quy định về mẫu..

6. Mẫu Hợp đồng thi công sửa chữa nhà xưởng

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập- Tự do- Hạnh Phúc

                 ……., ngày … tháng … năm ….

HỢP ĐỒNG THI CÔNG SỬA CHỮA NHÀ XƯỞNG

Số:…/…../HĐDV

  • Căn cứ Bộ luật dân sự 2015, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2017.
  • Căn cứ Luật thương mại 2005, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2006.
  • Căn cứ Luật xây dựng 2014, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2015.
  • Căn cứ nhu cầu và khả năng thực tế của hai bên trong hợp đồng.

            Hôm nay, ngày … tháng … năm 20…, tại Hà Nội chúng tôi gồm có:

Bên chủ sở hữu xưởng (sau đây gọi tắt là bên A):

Tên tổ chức: ………………………………………;

            Địa chỉ: ……………………………………………;

            Mã số doanh nghiệp: …………;

            Người đại diện theo pháp luật: ……………………………………;

            Chức vụ: …………………………;

            Điện thoại: ………………….;

Bên thi công (sau đây gọi tắt là bên B):

            Tên tổ chức: ………………………………………;

            Địa chỉ: ……………………………………………;

            Mã số doanh nghiệp: …………;

            Người đại diện theo pháp luật: ……………………………………;

            Chức vụ: …………………………;

            Điện thoại: ………………….;

Hai bên thỏa thuận và đồng ý ký kết hợp đồng với các điều khoản như sau:

Điều 1: Đối tượng của hợp đồng

            Bên A và bên B đồng ý thỏa thuận thi công sửa chữa nhà xưởng tại ………………….

Bên B là doanh nghiệp được thành lập hợp pháp và hoạt động theo pháp luật Việt Nam, cung cấp dịch vụ sửa chữa nhà xưởng trên địa bàn huyện…..

            Bên B cung cấp dịch vụ từ ngày …… với những nội dung công việc và chi phí cụ thể quy định trong hợp đồng.

Điều 2: Số lượng công việc, chất lượng công việc

            Số lượng công việc: đánh giá tình trạng công trình, mua nguyên vật liệu, thi công công trình, nghiệm thu công trình, bàn giao công trình.

            Chất lượng công việc: đảm bảo thực hiện đúng tiêu chuẩn như đã thỏa thuận, chất lượng nguyên vật liệu, chất lượng công việc thi công và đúng tiến độ được thỏa thuận.

Điều 3: Đánh giá tình trạng công trình.

            Bên B có trách nhiệm đến khảo sát trước 5 ngày, đánh giá tình trạng công trình và gửi bản cứng cho bên A để xác thực.

Điều 4: Số lượng, chất lượng, giá cả nguyên vật liệu

            Số lượng và giá cả cụ thể được nêu trong phụ lục.

            Các nguyên vật liệu cần thiết: …… và một số trang thiết bị khác.

            Chất lượng nguyên vật liệu: đảm bảo đúng chất lượng mua mới 100%, …

Điều 5: Thời gian thực hiện, nhân công

  1. Thi công bắt đầu từ 8 giờ sáng, kết thúc giờ trưa lúc 11 giờ 30 phút, buổi chiều bắt đầu từ 2 giờ và kết thúc lúc 5 giờ chiều. Công việc diễn ra trong vòng … ngày bắt đầu từ …. tháng … năm …
  2. Số lượng người công nhân: do bên B chịu trách nhiệm phân bổ phù hợp với tiến độ công trình.
  3. Bên B chịu trách nhiệm toàn bộ về tay nghề, phân công công việc, trả lượng và các vấn đề phát sinh khác đối với nhân công do mình sử dụng.

Điều 6: Giá dịch vụ

    Giá cả dịch vụ bao gồm giá nguyên vật liệu và giá thi công.

Giá nguyên vật liệu được tính theo bảng giá các nguyên vật liệu theo Phụ lục kèm theo Hợp đồng này.

Giá thi công được tính theo diện tích từng phần sau khi nghiệm thu. Bảng giá được liệt kê tại Phụ lục hợp đồng.

Điều 7: Phương thức thanh toán, Đặt cọc

  1 Thanh toán trực tiếp bằng tiền mặt hoặc qua chuyển khoản ngân hàng , chậm nhất là sau 5 ngày kể từ ngày nhận được kết quả nghiệm thu bàn giao.

  Đơn vị tiền thanh toán: Việt Nam đồng.

Thông tin số tài khoản thanh toán của bên B:

Số tài khoản: ………………………………………..

Chủ tài khoản:…………………………………

Ngân hàng: …………………………………

Chi nhánh: …………………………………

2. Bên A đặt cọc trước cho bên B số tiền ……………….. đồng sau 5 ngày kể từ khi ký kết hợp đồng này để đảm bảo thực hiện hợp đồng. Số tiền này sẽ được trừ vào tiền giá dịch vụ phải thanh toán sau khi nghiệm thu công trình.

Trong trường hợp hợp đồng không thực hiện được vì lý do không phải của bên B thì bên B sẽ giữ tiền cọc.

Điều 8: Quyền lợi và nghĩa vụ của bên A

  1. Nghĩa vụ của bên A.
  • Bên A có nghĩa vụ trả tiền dịch vụ theo đúng hợp đồng, đúng thời hạn theo thỏa thuận.
  • Cung cấp cho bên B bản vẽ, thiết kế chất lượng mái nhà và các giấy tờ khác mà bên B yêu cầu phục vụ cho công việc.
  • Cung cấp chỗ để vật tư cho bên B.
  • Tạo điều kiện cho bên B hoàn thành công việc đã thỏa thuận như đường điện, nước, đầu nguồn;

2.Quyền lợi của bên A.

  • êu cầu bên cung ứng dịch vụ thực hiện công việc theo đúng chất lượng, số lượng, thời hạn, địa điểm và các thỏa thuận khác..
  • Trong trường hợp bên B vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ thì có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại.
  • Đánh giá, nghiệm thu kết quả công trình, có quyền yêu cầu thi công lại hoặc sửa chữa, bổ sung nếu chất lượng công trình không đảm bảo cải thiện tình trảng hư hỏng của của công trình.

Điều 9: Quyền lợi và nghĩa vụ của bên B

  1. Nghĩa vụ của bên B
  • Bên B có nghĩa vụ cung cấp đúng và đủ số lượng, chất lượng vật tư theo thỏa thuận.
  • Sau khi hoàn thành công việc, thông báp và bàn giao cho bên A như thỏa thuận.
  • Thông báo cho bên A trong trường hợp thông tin, tài liệu không đầy đủ, phương tiện làm việc không đảm bảo chất lượng để hoàn thành công việc.
  • Thực hiện đôn đốc, giám sát công nhân để công việc hoàn thành đúng thời gian dự kiến.
  • Chịu trách nhiệm hoàn toàn cho các lỗi bên B gây ra và sai sót kỹ thuật, chất lượng vật liệu do bên B cung cấp
  • Chịu trách nhiệm cho việc đảm bảo an toàn vệ sinh lao động của công nhân.
  • Thực hiện sửa chữa và chịu phí tổn khi sửa những lỗi do bên A phát hiện khi nghiệm thu và sử dụng trong vòng 3 tháng kể từ ngày nghiệm thu có nguyên nhân từ việc thực hiện công việc của bên B.
  • Thông báo cho bên A về những vật liệu phát sinh để cùng bên A thỏa thuận sử dụng.

2.Quyền của bên B.

  • Được nhận thanh toán và Yêu cầu bên A thanh toán đầy đủ số tiền mà hai bên đã thỏa thuận đủ và đúng thời hạn.
  • Yêu cầu bên A cung cấp thông tin, tài liệu và phương tiện để thực hiện công việc.
  • Nếu bên A trả tiền chưa đủ hoặc quá hạn, có quyền yêu cầu bên A trả thêm phần lãi của số tiền còn thiếu theo thỏa thuận.
  • Trường hợp bên A vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ được thỏa thuận thì có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng và yêu cầu bên A bồi thường thiệt hại.

Điều 10: Chấm dứt hợp đồng

Hợp đồng chấm dứt khi các bên thực hiện xong các nghĩa vu của hợp đồng hoặc theo thỏa thuận của các bên.

Trường hợp một trong 2 bên vi phạm nghĩa vụ của hợp đồng làm cho công việc không thể thực hiện được hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ nghĩa vụ của hợp đồng thì bên vi phạm phải chịu phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại cho bên bị vi phạm. Mức bổi thường được tính theo quy định pháp luật.

Điều 11: Phạt vi phạm

Dựa trên căn cứ về phần nghĩa vụ bị vi phạm, tiền phạt vi phạm được thống nhất là 8% trên phần nghĩa vụ vi phạm

Điều 12: Trường hợp bất khả kháng

Sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra ngoài kiểm soát hợp lý của các Bên sau khi đã áp dụng các biện pháp cần thiết mà một Bên hoặc các Bên không thể thực hiện được các nghĩa vụ của mình theo hợp đồng này. Các sự kiện bất khả kháng bao gồm nhưng không giới hạn bởi: thay đổi về mặt chính sách của nhà nước, chiến tranh, loạn lạc, tình trạng khẩn cấp, đình công, hỏa hoạn, động đất, lũ lụt, sóng thần và các thiên tai khác.

Nếu một bên bị cản trở không thực hiện được nghĩa vụ của mình theo Hợp đồng này vì sự kiện bất khả kháng trên thì Bên đó phải thông báo cho bên kia trong vòng 05 ngày kể từ ngày xảy ra sự kiện đó. Bên bị ảnh hưởng của sự kiện bất khả kháng sẽ cùng các Bên nỗ lực để hạn chế và kiểm soát mức độ thiệt hại của sự kiện bất khả kháng. Bên không ảnh hưởng của sự kiện đó có thể gởi yêu cầu chấm dứt hợp đồng này nếu như bên bị ảnh hưởng không khắc phục được trong vòng 20 ngày kể từ ngày xảy ra sự kiện đó.

Thời gian thi công do sự kiện bất khả kháng không tính vào tiến độ thi công công trình.

Điều 13: Phương pháp giải quyết tranh chấp

Nếu khi thực hiện có tranh chấp phát sinh liên quan thì bên A và bên B phải thông báo cho bên còn lại để cùng nhau giải quyết trên tinh thần hòa giải, thương lượng. Nếu không giải quyết được thì tranh chấp sẽ được giải quyết tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật tố tụng hiện hành.

Điều 14: Hiệu lực hợp đồng.

Hợp đồng này được ký kết ngày … tháng… năm….

Hợp đồng có hiệu lực kể từ ngày ký

Hợp đồng được lập thành … bản, mỗi bản gồm … trang, có giá trị pháp lý như nhau, giao cho bên A … bản và giao bên B … bản.

Hai bên cam kết không có sự lừa dối, cả hai bên đều ký kết trên tinh thần tự nguyện, hợp tác.

Bên A                                                                                                Bên B

Tham khảo thêm bài viết tương tự:

Quy định về thanh toán thầu trong liên danh

Các Quy định về thanh toán thầu trong liên danh.

Liên danh là một hình thức hợp tác trên danh nghĩa của nhiều nhà thầu để cùng tham gia đấu thầu hoặc thực hiện một công trình xây dựng hoặc một dự án nào đó khi mà điều kiện năng lực của một nhà thầu độc lập không đủ để đáp ứng yêu cầu của chủ đầu tư hay nói cách khác là đáp ứng yêu cầu của hồ sơ mời thầu.

Theo quy định tại Điều 19 Nghị định số 48/2010/NĐ-CP ngày 07/5/2010 của Chính phủ về hợp đồng trong hoạt động xây dựng thì hồ sơ thanh toán hợp đồng xây dựng do bên nhận thầu lập phù hợp với từng loại hợp đồng xây dựng, giá hợp đồng và các thỏa thuận trong hợp đồng. Hồ sơ thanh toán (bao gồm cả biểu mẫu nếu có) phải được ghi rõ trong hợp đồng xây dựng và phải được bên giao thầu xác nhận. Theo đó, đối với trường hợp nhà thầu liên danh thì không quy định bắt buộc việc phải có chữ ký nhà thầu đứng đầu liên danh trong hồ sơ thanh toán mà do các bên thỏa thuận trong hợp đồng. Căn cứ quy định trên, việc thay đổi quy định về hồ sơ thanh toán trong hợp đồng đã ký theo đề nghị của nhà thầu thành viên liên danh như nêu tại Văn bản số 2012/SGTVT-B1 có thể thực hiện được khi nhà thầu liên danh thống nhất thay đổi thỏa thuận liên danh và được chủ đầu tư chấp thuận.

– Trường hợp các bên tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh phân chia kết quả kinh doanh bằng lợi nhuận trước thuế thu nhập doanh nghiệp thì doanh thu để xác định thu nhập trước thuế là số tiền bán hàng hóa, dịch vụ theo hợp đồng. Các bên tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh phải cử ra một bên làm đại diện có trách nhiệm xuất hóa đơn, ghi nhận doanh thu, chi phí, xác định lợi nhuận trước thuế thu nhập doanh nghiệp chia cho từng bên tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh. Mỗi bên tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh tự thực hiện nghĩa vụ thuế thu nhập doanh nghiệp của mình theo quy định hiện hành.

– Trường hợp các bên tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh phân chia kết quả kinh doanh bằng lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp thì doanh thu để xác định thu nhập chịu thuế là số tiền bán hàng hóa, dịch vụ theo hợp đồng. Các bên tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh phải cử ra một bên làm đại diện có trách nhiệm xuất hóa đơn, ghi nhận doanh thu, chi phí và kê khai nộp thuế thu nhập doanh nghiệp thay cho các bên còn lại tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh

Hợp đồng mua bán giống vật nuôi

Hợp đồng mua bán giống vật nuôi, hợp đồng cung cấp con giống. Con giống là yếu tố quan trọng quyết định năng suất, lợi nhuận của hoạt động nông nghiệp. Bởi lẽ đó, rất cần thiết phải lựa chọn con giống có nguồn gốc tốt, do đơn vị, doanh nghiệp có uy tín cung cấp, nếu không sẽ không có hiệu quả khi chăn nuôi thậm chí là thiếu hụt số lượng lớn và lỗ vốn khi bắt đầu xuất trại, thu hoạch.

1. Định nghĩa Hợp đồng mua bán giống vật nuôi

Hợp đồng mua bán giống vật nuôi, hợp đồng cung cấp con giống đều là những văn bản thỏa thuận hướng tới mục đích là giao dịch mua bán các chủng loại con giống để phục vụ hoạt động chăn nuôi, nông nghiệp theo yêu cầu. Tùy từng loại vật nuôi, lại phải có những thỏa thuận thống nhất riêng về tiêu chuẩn, điều kiện chất lượng, cách thức vận chuyển bàn giao sao cho phù hợp.

2. Hướng dẫn làm Hợp đồng mua bán giống vật nuôi

Hợp đồng mua bán giống vật nuôi cần lưu ý những thỏa thuận sau.

  • Thời gian vận chuyển con giống từ nơi cung cấp đến trang trại chăn nuôi, khung giờ vận chuyển phù hợp đảm bảo nhiệt độ, tác động môi trường thấp nhất. Đảm bảo các tiêu chuẩn đối với phương tiện vận chuyển từ quy cách, thiết kế, hệ thống hỗ trợ cho đến khử trùng buồng chứa.
  • Trách nhiệm đảm bảo dinh dưỡng ngoài (nước, điện giải, vitamin…) và các biện pháp phù hợp khác hỗ trợ sức khỏe cho con giống trong quá trình vận chuyển.
  • Quy trình bốc dỡ con giống, kiểm soát đầu vào.
  • Thỏa thuận về trách nhiệm tiêm chủng cho con giống trước khi giao, đảm bảo và cam kết chịu trách nhiệm về tình trạng, sự ổn định của con giống.

Ngoài ra các bên cũng có thể thỏa thuận thêm về những giấy tờ của con giống nếu có ví dụ như: giấy chứng nhận nguồn gốc xuất xứ, giấy chứng nhận chất lượng con giống, giấy chứng nhận đăng kí tiêm vaccine và các giấy tờ khác có liên quan.

3. Mẫu Hợp đồng mua bán giống vật nuôi

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập- Tự do- Hạnh phúc 

                                    Hà nội, ngày 20 tháng 7 năm 2020

HỢP ĐỒNG MUA BÁN GIỐNG VẬT NUÔI

Số 12/HDMBGVN

  • Căn cứ theo quy định Bộ luật Dân sự nước công hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2015;
  • Căn cứ luật thương mại nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Viêt Nam năm 2005;
  • Căn cứ theo thỏa thuận các bên.

Hôm nay, ngày 20 tháng 7 năm 2020, Tại địa chỉ 120 Nguyễn trãi, phường Thanh Xuân Bắc, quận Thanh Xuân, Hà Nội , chúng tôi gồm các bên:

Bên A (Gọi là mua)

Tên công ty: Công ty Trách nhiệm hữu hạn Ab

Mã số thuế: 154647543       Số tài khoản:19652654  

Chi nhánh: Ngân hàng công thương chi nhánh Thanh Xuân

Ngân hàng: Vietinbank

Địa chỉ: 120 Nguyễn Trãi, phường Thanh Xuân Bắc, quận Thanh Xuân, Hà Nội

Số điện thoại: 023654921                    số fax: 59561

Người đại diện theo pháp luật: Nguyên Minh Nam       Chức vụ: Giám đốc

Địa chỉ: 134 Nguyễn Trãi, phường Thanh Xuân Bắc, quận Thanh Xuân, Hà Nội.

Số điện thoại: 02608916                       Số cmnd: 035595954

Bên B (bên giao bán)

Tên Ông/bà: Nguyễn Anh                     Giới tính: Nam

Ngày sinh: 25/12/1988       Dân tộc: Kinh

Số cmnd: 618415318  Nơi cấp CAHN   Ngày cấp 22/12/2015

Địa chỉ: 622 Nguyễn Trãi, phường Thanh Xuân Bắc, quận Thanh Xuân, Hà Nội.

Tài khoản Ngân hàng: 649421874     Chi nhánh: Vietinbank

Số điện thoại:025418749

Hai bên cùng bàn bạc và thỏa thuận những nội dung sau đây:

Điều 1. Nội dung hợp đồng

– Hai bên thoải thuận về việc bên A sẽ cung cấp cho bên B một số loại giống vật nuôi như sau:

Tên loàiTuổiSố lượngGiáThành tiền
Chó phú quốc2 tháng tuổi4010.000.000400.000.000
Chó alaska2 tháng tuổi305.000.000150.000.000

Điều 2. Hình dáng, đặc điểm từng loài

– Chó Phú Quốc:

Chiều cao, cân nặng đạt chuẩn:

Con cái: chiều cao đến vai từ 48-52cm. Cân nặng 12-18kg.

Con đực: chiều cao đến vai từ 50-55cm. Cân nặng 15-20kg.

Thấp hơn hoặc nhẹ hơn một chút vẫn có thể chấp nhận được;

Bộ lông: Lông chó Phú Quốc thuần chủng rất ngắn và bó sát vào da. Độ dài lông đạt chuẩn phải nhỏ hơn 2cm. Màu lông của chúng khá đa dạng, nhưng hay gặp nhất là màu: vàng lửa, vàng mơ, đen mực, vện cọp, vện đen, bạch hổ.

Phần đuôi: Đuôi chó Phú Quốc thuần chủng ngắn, cong hình cách cung và cực kỳ linh hoạt. Độ dài của đuôi không dài quá khuỷu chân sau. Khi chó Phú Quốc dựng đuôi thì chóp đuôi cũng không cong tới sống lưng.

Phần đầu: Đầu chó Phú Quốc thon, dài và khá cân đối. Sống mũi thẳng, có màu đen. Phần mõm hình chữ V, sống mõm đều và hơi tròn. Giữa sống mũi và trán có điểm gãy hơi cong nhẹ. Lưỡi chó Phú Quốc thuần chủng đa phần là lưỡi đốm. Phần cơ hàm rất chắc khỏe, răng đầy đủ và cắn khít vào nhau.

Đôi mắt: Mắt chó Phú Quốc thuần chủng có hình hạnh nhân, kích cỡ trung bình. Màu mắt thì đa phần là đen và nâu tối. Một số trường hợp chó Phú Quốc có mắt màu vàng hổ phách cũng có thể được chấp nhận.

Phần mình: chó Phú Quốc thuần chủng có ngực sâu nhưng không quá rộng. Cơ ngực săn chắc và khỏe mạnh. Phần bụng hóp sâu, mông không quá nở nang và nhìn rất thon.

Bốn chân: chó thuần chủng có bốn chân thẳng, dài và song song với nhau. Hình dáng chân khá khấp khuỷu và gân guốc. Phần khuỷu chân trước so cao hơn so với khuỷu chân sau. Bắp đùi chân sau cực kỳ nở nang và săn chắc.

Chó Alaska:

– một nhánh của giống chó sói tuyết Bắc Cực, được biết đến đầu tiên bởi bộ tộc Mahlemut;

Thân hình: Alaska thuần chủng có chiều cao trung bình từ khoảng 60cm, nặng 30 – 50kg (trong đó dòng Alaska khổng lồ có thể cao tới gần 1m, nặng 80kg). Thông thường, những cá thể Alaska thuần chủng có chân rất lớn, săn chắc để thích nghi với công việc kéo xe tuyết từ xa xưa. Chúng có một tỷ lệ cân nặng chiều cao, khung xương và cơ bắp vô cùng cân đối mang đến cảm giác vững chắc, đồ sộ, tinh ranh thường thấy của chó sói Bắc Cực.

Bộ lông: Bộ lông của giống chó Alaska đa dạng về màu sắc, nhưng điển hình là màu: xám trắng, đen trắng, nâu đỏ và hồng phấn. Ngoài ra, còn có một số cá thể với màu hiếm: trắng bạc, trắng tuyết hoặc Agouti (màu lông xen kẽ rất đều giữa đen, xám hoặc nâu đỏ – trắng). Tuy nhiên, có 2 vùng trên cơ thể mà màu lông không thể thay đổi đó là mõm và 4 chân phải là màu trắng.

Đặc điểm lông của chó Alaska là dày, thô nhưng mềm và bóng, được phân ra thành 2 lớp. Lớp ngoài dài và thô, không thấm nước. Lớp trong dày, mềm và mượt hơn, có cấu trúc như lông cừu giúp giữ nhiệt độ cho cơ thể.

Đầu và mặt: Mặt chó Alaska bành to và bị “gãy” tại điểm trán giao với mũi, lông rậm rạp và xù xì. Tai Alaska to vừa phải, cân đối so với mặt và vành tai có nhiều lông tơ.

Mắt: Mắt chó Alaska có vị trí xiên chéo trên hộp sọ, hình quả hạnh, kích cỡ trung bình. Giống chó thuần chủng chỉ được công nhận là có mắt màu nâu hoặc nâu đen. Tất cả chó Alaska màu mắt khác, phổ biến là màu xanh da trời đều bị cho là chó lai tạp.

Đuôi: Đuôi Alaska hình bông lau xõa đều cong ngược trên lưng, có lông dày và xù xì tăng thêm độ ấm khi ở môi trường Bắc Cực khắc nghiệt.

Kiểu dáng di chuyển: Trong khi di chuyển, giống chó Alaska luôn đứng thẳng, ngẩng cao đầu, 2 mắt mở to và luôn luôn quan sát do chúng rất tò mò, nhanh nhẹn hoạt bát, luôn luôn quan sát tìm hiểu mọi sự vật hiện tượng xung quanh. 

Điều 3. Tính đảm bảo giống chó

– Việc chọn giống phải là những con khỏe mạnh, có thể chịu đựng được thay đổi môi trường.

– Đảm bảo việc tiêm phòng chống các loại bệnh dại,.. đảm bảo an toàn cho người mua;

– Đảm bảo giống các loại chó không bị bệnh, dịch, không đạt tiêu chuẩn mà các bên đã thỏa thuận;

– Đảm bảo việc các giống chó có thể ăn uống, đi vệ sinh sạch;

– Đảm bảo nguồn gốc xuất sứ của các giống cho là giống chó thuần chủng;

– Đảm bảo việc phát triển, sinh đẻ của chúng trong tương lai.

Điều 4. Ưu đãi khi mua

– Bộ phụ kiện khi mua giống cho, bao gồm:

+Bát ăn

+ Bình nước tự động.

+ Xẻng xúc cát vệ sinh.

+ Kìm cắt móng.

+ Vòng cổ chuông.

+ Lược chải lông.

– Ưu đãi khám chữa bệnh miễn phí;

Điều 5. Thời gian, địa điểm

– Thời gian: Việc vận chuyển diễn ra 1 đợt vào ngày 30 tháng 5 năm 2020;

– Địa điểm: Trại giống chó số 622 Nguyễn Trãi, phường Thanh Xuân Bắc, quận Thanh Xuân, Hà Nội.

– Việc vận chuyển giống sẽ do bên mua chịu trách nhiệm về chi phí vận chuyển;

– Kể từ thời điểm cho được chuyển trên xe thì mọi trách nhiệm sẽ thuộc quyền sở hữu của bên A.

Điều 6. Thanh toán, xác nhận hóa đơn

– Bên A thanh toán cho bên B bằng hình thức chuyển khoản ngân hàng và được chia ra làm 2 lần.

– Lần 1tiền đặt cọc vào trước 5 ngày thực hiện nhân đơn hàng;

– Lần 2 là sau khi giao nhận kết thúc, bên B sẽ thực hiện chi trả cho bên A chậm nhất là 10 ngày làm;

Điều 7. Quyền và nghĩa vụ các bên

7.1 Quyền và nghĩa vụ bên A

– Bên A có quyền kiểm tra giống chó trước khi thực hiện việc nhận hàng;

– Bên A có quyền từ chối nhận giống nếu có chứng cứ chứng minh giống cho  không đảm bảo chất lượng;

– Bên A có quyền phạt hợp đồng, yêu cầu bồi thường thiệt hại, hủy hợp đồng nếu xác nhận lỗi từ bên B;

– Bên A có nghĩa vụ nhận hàng, thành toán tiền hàng tại đúng địa điểm mà các bên đã thảo thuận.

7.2 Quyền và nghĩa vụ bên B

– Bên B có quyền yêu cầu bên A nhận giống, thanh toán chi phí tiền mua giống;

– Bến B có quyền yêu cầu phạt hợp đồng, hủy bỏ hợp đồng, yêu cầu bồi thường thiệt hại nếu xác định được lỗi của bên A;

– Bên B có nghĩa vụ đảm bảo chất lương, số lượng hàng hóa như các bên đã thảo thuận ban đầu;

– Chịu trách nhiệm đối với giống chó mà mình đã giao cho bên A;

– Bên B có nghĩa vụ cung đầy đủ số lượng giống chó cho bên A tại địa trại thú nuôi.

Điều 8. Phạt hợp đồng

– Trong quá trình diễn ra hợp đồng nếu một trong các bên thực hiện không đúng hoặc không đầy đủ nghĩa vụ hợp đồng thì chịu phạt 8% giá trị hợp đồng

Điều 9. Chấm dứt hợp đồng

– Hợp đồng chấm dứt hợp đồng khi các bên thực hiện xong quyền và nghĩa vụ của mình;

– Đơn phương chấm dứt hợp đồng nếu các bên có căn cứ xác định bên kia vi phạm nghĩa vụ cơ bản của hợp đồng. Và thông báo cho bên kia được biết về việc chấm dứt hợp đồng;

– Đơn phương chấm dứt hợp đồng không có căn cứ thì các bên phải chịu phạt hợp đồng, bồi thường thiệt hại do hành vi chấm dứt hợp đồng gây nên;

Điều 10. Giải quyết tranh chấp

 Khi tranh chấp sảy ra các bên giải quyết tranh chấp trên tinh thần thoải mái thương lương. Nếu trong quá trình thương lượng không thành công các bên nhất trí đưa ra trung tâm trọng tài để giải quyết. Quyết định của trọng tài thương mại là chung thẩm.

Điều 11. Điều khoản chung

– Hợp đồng có hiệu lực kể từ ngày ký;

– Hợp đồng chia làm 2 bản mỗi bên một bản và có giá trị pháp lý như nhau;

– Các bên cam kết các thông tin cung cấp là đúng, cam kết thực hiện đúng và đầy đủ những điều khoản của hợp đồng này, trường hợp cần thay đổi hay bổ sung, hai bên sẽ làm phụ lục với chữ ký đầy đủ.

Bên A
(ký và ghi rõ họ tên)
Bên B
(ký và ghi rõ họ tên)

4. Mẫu Hợp đồng cung cấp con giống

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Ngày, …tháng….. năm

HỢP ĐỒNG CUNG CẤP CON GIỐNG

Số:…./…..

  • Căn cứ Bộ Luật Dân Sự số 91/2015/QH13
  • Căn cứ Luật Thương Mại số 36/2005/L-QH11
  • Căn cứ nhu cầu và khả năng của hai Bên

Hôm nay ngày…., tháng….., năm…. , chúng tôi gồm

Bên A. …………

Địa chỉ: ………………………

Điện thoại: …………………… – Fax: ……………..

Mã số thuế……………………..                                                    

Tài khoản số: ………………….- Ngân hàng: …………………

Đại diện: ……………………… – Chức vụ: …………………….

Bên B. ……………

Địa chỉ: ………………………

Điện thoại: …………………… – Fax: ……………..

Mã số thuế……………………..                                                    

Tài khoản số: ………………….- Ngân hàng: …………………

Đại diện: ……………………… – Chức vụ: …………………….

Điều 1: Nội dung thỏa thuận

Bên A đông ý cung cấp giống gà  cho bên B

Thời gian hợp đồng

Giống gà: gà ta

Số lượng

Tiêu chuẩn: Chân đứng vững, thẳng, nhanh nhẹn, các ngón chân thẳng, không cong vẹo. có mắt tròn, sáng. Lông đều, bông, khô, sạch. Màu lông đúng màu chuẩn của giống, dòng. Mỏ lành lặn, đều, không bị lệch, vẹo, dị hình. Rốn gà con khô và khép kín, không bị viêm, Bụng thon, mềm.

Khối lượng gà phải đạt:

  * ≥ 32g đối với gà con thương phẩm.

  * ≥ 34g đối với gà thay thế đàn bố mẹ.

  * ≥ 36g đối với gà con thay thế đàn ông bà và đàn thuần chủng.

Thời gian vận chuyển

Địa điểm nhận

Người liên hệ trực tiếp để nhận và kiểm kê con giống kia bên A giao cho bên B

Điều 2: Cách thức thực hiện

* Bên A cung cấp giống gà cho bên B

1. Thời gian di chuyển của gà con từ khi nở đến trang trại chăn nuôi không quá 48 giờ. vận chuyển gà con vào thời gian mát nhất trong ngày, vào sáng sớm

2. Chỉ chọn những chiếc xe vận chuyển đã được thử nghiệm và chứng minh trong thực tế rằng chúng có thể vận chuyển và cung cấp gà con có chất lượng tốt.

3. Đảm bảo 100% xe vận chuyển được khử trùng đúng cách trước khi đưa gà con lên xe.

4. Duy trì nhiệt độ 32-35°C trong hộp gà bằng cách tối ưu hóa cả nhiệt độ không khí tuần hoàn và vận tốc của nó trong thùng xe

5 Cung cấp đủ  dinh dưỡng ngoài (nước, điện giải, vitamin…) hỗ trợ cho gà con trong quá trình vận chuyển để đảm bảo sức khỏe cho gà.

7. Quá trình bốc dỡ gà con nên được tiến hành nhanh nhất có thể.

8. Sử dụng cấu trúc xếp chồng và khoảng cách thích hợp giữa các hộp gà con để đảm bảo thông gió phù hợp trong quá trình vận chuyển.

9. Điều chỉnh số lượng gà con trong mỗi hộp nếu nhiệt độ tối ưu bên trong hộp gà không thể đạt được do hạn chế về thiết bị vận chuyển.

10. Đảm bảo rằng lái xe được đào tạo và tinh thần tốt, có tính chuyên nghiệp

11. Bên A có trách nhiệm tiêm chủng cho giống gà đầy dủ trước khi giao cho bên B, đảm bảo giống gà mạnh khỏe, không bệnh tật.

12. Bên A cug cấp cho bên B các giấy tờ liên quan đến con giống: giấy chứng nhận nguồn gốc xuất xứ, giấy chứng nhận chất lượng con giấy, giấy chứng nhận đăng kí tiêm vacxin và cam kết tính trung thực và chính xác của các giấy tờ pháp lý trên

Điều 3: Giá trị hợp đồng và phương thức thanh toán

  • Bên A đống ý cung cấp con giống cho bên b với tổng gái trị hợp đồng là :
  • Thuế, phí, lệ phí
  • Phương thức thanh toán: tiền việt nam đồng
  • Hình thức thanh toán: thanh toán 1 lần
  • Cách thức thanh toán : bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản
    • Thanh toán bằng tiền mặt : thanh toán cho         

Họ và tên:……………………………….. chức danh

CMND/CCCD:………………………….. ngày cấp…………..… nơi cấp

ĐT:

  • Thanh toán bằng hình thức chuyển khoản:

Số TK

Chủ tài khoản

Ngân hàng

Chi nhánh

  • Thời hạn thanh toán
  • Lệ phí đi đường: vận chuyển qua các trạm, chi phí đường bộ

Điều 4: Quyền lợi và nghĩa vụ của các bên

quyền lợi và nghĩa vụ của bên A

  1. Bên A chịu trách nhiệm với chất lượng con giống, bàn giao đúng số lượng và chủng loại như đã nêu .
  2. Bên A có trách nhiệm giao hàng đúng ngày của từng đợt theo Điều 3 của hợp đồng này.
  3. Bên A cam kết trung thực, chính xác những thông tin mà bên A đưa ra đảm bảo sẽ chịu trách nhiệm hoàn toàn đối với những sự việc phát sinh từ tính trung thực, chính xác của những thông tin này.
  4. Bồi thường thiệt hại xảy ra cho bên B nếu có thiệt hại phát sinh từ hành vi vi phạm của bản thân.
  5. Đảm bảo tuân thủ các điều kiện về thú y, kiểm dịch động vật,… theo đúng quy định của pháp luật trong quá trình thực hiện công việc

quyền lợi và nghĩa vụ của bên B

  1. Bên B có trách nhiệm thanh toán đầy đủ đúng ngày theo hợp đồng này.
  2. Bên B cam kết thực hiện Hợp đồng này bằng thiện chí.
  3. Bên B có trách nhiệm cử người nhận bàn giao con giống và lập biên bản nhận hàng.

Điều 5: Tranh chấp và giải quyết tranh chấp

 Hai bên cần chủ động thông báo cho nhau tiến độ thực hiện hợp đồng. Nếu có vấn đề gì bất lợi phát sinh các bên phải kịp thời thông báo cho nhau biết và tích cực bàn bạc giải quyết, mỗi lần bàn bạc thoả thuận cần lập biên bản ghi lại toàn bộ nội dung để làm căn cứ cho hai bên thực hiện.

Trong trường hợp tranh chấp không thỏa thuận được sẽ được giải quyết bằng hòa giải, trọng tài thương mại hoặc giải quyết theo quy định của pháp luật nước Công hòa xã hội Chủ nghĩa việt nam.

Điều 6: Trường hợp bất khả kháng

Trường hợp một bên không thể thực hiện được nghĩa vụ hợp đồng do các điều kiện thời tiết như thiên tai, bão lũ, dịch bệnh và các sự kiện khách quan khác không năm trong sự kiểm soát của bên bị ảnh hưởng và bên này đã nỗ lực hợp tác để giảm thiểu hậu quả xảy ra mà không khắc phục được thì hai bên sẽ thỏa thuận tạm dừng hoặc chấm dứt hợp đồng, có lập thành văn bản và có chữ kí của hai bên

Bất kể nguyên nhân nào khác, nếu bên bị ảnh hưởng không thực hiện nghĩa vụ trong vòng ……….. ngày kể từ ngày có sự kiện bất khả kháng xảy ra mà không báo với bên còn lại thì bên còn lại có quyền dơn phương chấm dứt hợp đồng và yêu cầu phải bồi thường thiệt hại

Điều 7: Phạt vi phạm hợp đồng và Bồi thường thiệt hại

– Bên A có trách nhiệm tiêm chủng cho giống gà đầy dủ trước khi giao cho bên B, đảm bảo giống gà mạnh khỏe, không bệnh tật, Nếu giống gà bên A cung cấp cho bên B phát hiện có con giống bị bệnh tật thì bên A phải chịu hoàn tòan trách nhiệm. Nếu con giống của bên A bị bệnh lây ra hết đàn gà của bên B thì bên A phải bồi thường toàn bộ thiệt hại cho bên B

– Trường hợp bên B chậm thực hiên nghĩa vụ thanh toán, bên B phải trả tiền phạt với mức phạt bằng 30% giá trị hợp đồng.

– Trường hợp bên A chậm bàn giao, bên A phải trả tiền phạt với mức phạt bằng 30% giá trị hợp đồng.

– Trường hợp một trong các bên đơn phương chấm dứt hợp đồng, bên vi phạm phải bồi thường thiệt hại bằng 300% giá trị hợp đồng.

Điều 8: Chấm dứt hợp đồng

Hợp đồng này sẽ chấm dứt khi có một trong các căn cứ sau

  • Hai bên hoàn thành nghĩa vụ của mình theo thỏa thuận của hợp đồng này
  • Một bên đơn phương chấm dứt hợp đồng
  • Có sự can thiệp của cơ quan có thẩm quyền

Một bên có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng nếu không phải do lỗi và không có thiệt hại xảy ra. Tất cả các trường hợp còn lại đều phải bồi thường theo thỏa

Trường hợp hợp đồng chấm dứt do vi phạm thì bên bị vi phạm phải bồi thường toàn bộ thiệt hại cho bên vi phạm tương ứng với giá trị của hợp đồng bị thiệt hại

Điều 9: Điều khoản chung

  • Hợp đồng này có hiệu lực từ ngày…. Và kết thúc ngày …..
  • Hai bên cùng đồng ý thực hiện đúng và đầy đủ các điều khoản của hợp đồng .
  • Hợp đồng này được kí tại ….
  • Bên A và bên B đồng ý đã hiểu rõ quyền, nghĩa vụ, lợi ích hợp pháp của mình và hậu quả pháp lý của việc giao kết hợp đồng này.
  • Bên A và bên B đồng ý thực hiện theo đúng các điều khoản trong hợp đồng này và không nêu thêm điều kiện gì khác.
  • Lập thành hai bản có giá trị pháp lý ngang nhau và có hiệu lực từ ngày …..      

Tham khảo thêm:

Hợp đồng mua bán vườn cây

Hợp đồng mua bán vườn cây là thoả thuận dân sự liên quan tới tài sản gắn liền với đất, việc thoả thuận hợp đồng này sẽ có thể gồm hoặc không bao gồm các quyền lợi khác như sở hữu bất động sản hay quyền khai thác diện tích đất trong thời gian sau đó.

Hợp đồng mua bán vườn cây cần được ghi nhận rõ ràng về đối tượng của hợp đồng, các thoả thuận cụ thể và cách thức thực hiện các thoả thuận này. Các đối tượng cùng là vườn cây nhưng là cây cảnh hay cây ăn quả cũng sẽ dẫn tới những cách thức khai thác, thụ hưởng khác nhau, kết quả khác nhau, từ đó thoả thuận hợp đồng cũng sẽ phải khác nhau.

Luật điều chỉnh Hợp đồng mua bán vườn cây

Các quy định pháp luật trực tiếp điều chỉnh Hợp đồng mua bán vườn cây sẽ bao gồm Bộ Luật Dân sự và Luật Lâm nghiệp. Ngoài ra tuỳ thuộc theo loại cây và các thoả thuận thực hiện giao dịch sẽ có một số luật khác có liên quan ví dụ như Luật Thương mại, các văn bản trong lĩnh vực Y tế (đối với cây thuốc hay cây nguyên liệu chế biến thuốc).

Mẫu Hợp đồng mua bán vườn cây

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Hà Nội, ngày 16 tháng 09 năm 2020

HỢP ĐỒNG MUA BÁN VƯỜN CÂY

Số:

  • Căn cứ Bộ Luật Dân sự số 91/2015/QH13 do Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành ngày 24/11/2015, có hiệu lực từ ngày 01/01/2017;
  • Căn cứ Bộ Luật Tố tụng dân sự số 92/2015/QH13 do Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành ngày 25/11/2015, có hiệu lực từ ngày 01/07/2016;
  • Căn cứ Luật Thương mại số 36/2005/QH11 do Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành ngày 14/6/2005, có hiệu lực từ ngày 01/01/2006;
  • Căn cứ Luật Đất đai số 45/2013/QH13 do Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành ngày 29/11/2013, có hiệu lực từ  ngày 01/07/2014;
  • Căn cứ vào khả năng và nhu cầu của các bên.

Hôm nay, ngày 16 tháng 09 năm 2020, tại địa chỉ …, chúng tôi gồm:

Bên A: Bên bán

Chủ sở hữu: Ông Nguyễn Văn A

Sinh ngày:…

Số CMND:…

Địa chỉ thường trú:…

Số điện thoại:…

Bên B: Bên mua

Họ và tên: Nguyễn Văn B

Sinh ngày:…

Số CMND:…

Địa chỉ thường trú:…

Số điện thoại:…

Sau khi bàn bạc, thảo luận, hai bên đồng ý ký kết hợp đồng mua bán vườn cây cảnh với nội dung sau:

Điều 1. Nội dung hợp đồng

Bên A đồng ý bán và bên B đồng ý mua vườn cây cảnh có diện tích 100m2, thuộc thừa đất số…, địa chỉ …..thuộc quyền sở hữu của bên A.

Mục đích: Bên A bán toàn bộ cây cảnh trong vườn cho bên B.

Điều 2. Đối tượng hợp đồng

a, Đối tượng: Các loại cây cảnh: …..

b, Số lượng: ….

Điều 3. Thời hạn hợp đồng

Bên B có trách nhiệm chuyển toàn bộ số cây cảnh trong vườn của bên A đi trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày hợp đồng có hiệu lực.

Bên B có thể gia hạn thêm thời gian nếu việc vận chuyển gặp khó khăn và phải thông báo cho bên A trước ngày hết thúc thời hạn hợp đồng ít nhất 05 ngày làm việc.

Điều 4. Thực hiện hợp đồng

a, Bên A có trách nhiệm cung cấp những giấy tờ liên quan để xác minh tính hợp pháp của vườn cây là thuộc quyền sở hữu của mình và không có tranh chấp liên quan tới bên thứ ba.

b, Bên A và bên B đồng kiểm tra số lượng và chất lượng cây cảnh trong vườn, có biên bản kèm theo và được ký bởi các bên.

c, Bên B cử người tới vườn để giám sát trong suốt quá trình thực hiện hợp đồng, mọi mất mát, hư hại đều do bên B chịu trách nhiệm.

d, Bên B chịu trách nhiệm vận chuyển cây cảnh tại vườn của bên A.

đ, Bên B chịu rủi ro đối với vườn cây kể từ thời điểm bên B cử người tới vườn giám sát và vận chuyển cây cảnh đi.

Điều 5. Giá cả và phương thức thanh toán

a, Giá bán: 2.000.000.000 đồng (bằng chữ: Hai tỷ đồng)

b, Đợt thanh toán: 2 đợt

    Đợt 1: ngày 17/09/2020 thanh toán: 1.000.000.000 đồng

    Đợt 2: ngày 05/10/2020 thánh toán: 1.000.000.000 đồng

c, Hình thức: Chuyển khoản tới STK:…

Ngay sau khi chuyển tiền, bên B phải thông báo bằng văn bản cho bên A biết kèm theo biên lai chứng minh, đồng thời bên A phải xác nhận việc đã nhận được tiền bằng văn bản cho bên B.

d, Đồng tiền thanh toán: Việt Nam đồng.

đ, Thanh toán chậm: trường hợp bên B chậm thanh toán cho bên A thì bên B phải trả lãi trên số tiền chậm trả theo lãi suất nợ quá hạn trung bình trên thị trường tại thời điểm thanh toán tương ứng với thời gian chậm trả. Đồng thời việc vận chuyển cây cảnh từ vườn của bên A đi phải dừng lại cho tới khi việc thanh toán được hoàn thành.

Điều 6. Quyền và nghĩa vụ của bên A

6.1. Quyền của bên A

a, Yêu cầu bên B thực hiện nghĩa vụ thanh toán đúng thời hạn, yêu cầu dừng vận chuyển cây cảnh đi nếu bên B chậm trả.

b, Bên A có quyền cử người giám sát tại vườn quá trình vận chuyển của bên B, ngăn chặn và yêu cầu bồi thường nếu bên B gây tổn thất, hư hại đến cơ sở vật chất và các đối tượng khác ngoài hợp đồng thuộc quyền sở hữu của A.

6.2. Nghĩa vụ của bên A

a, Bên A có nghĩa vụ đảm bảo quá trình vận chuyển cây cảnh tại vườn diễn ra thuận lợi (lối đi).

b, Bên A có nghĩa vụ hướng dẫn bên B vận chuyển đúng cách, hạn chế trường hợp hư hại, ảnh hưởng đến chất lượng cây cảnh. Đồng thời bên A phải hướng dẫn bên B cách chăm sóc cây cảnh tại vườn trong thời gian chờ vận chuyển.

c, Nếu xảy ra sự kiện bất khả kháng, bên A phải có nghĩa vụ phối hợp với bên B thực hiện các biện pháp ngăn chặn cần thiết để hạn chế tối đa tổn thất, chi phí cho các biện pháp ngăn chặn do bên B thanh toán.

Điều 7. Quyền và nghĩa vụ của bên B

7.1. Quyền của bên B

a, Yêu cầu bên A cung cấp những giấy tờ liên quan để xác minh tính hợp pháp của vườn cây là thuộc quyền sở hữu của mình và không có tranh chấp liên quan tới bên thứ ba. Nếu bên A có hành vi lừa dối gây thiệt hại cho bên B thì bên B có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại.

b, Yêu cầu bên A hướng dẫn cách chăm sóc cây cảnh tại vườn trong thời gian chờ vận chuyển và hướng dẫn cách vận chuyển phù hợp để hạn chế việc hư hại

c, Yêu cầu bên A cải tạo, sữa chữa lối đi nếu lối đi không đảm bảo cho quá trình vận chuyển diễn ra thuận lợi. Nếu bên A không thực hiện dẫn đến tổn thất của bên B thì bên B có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại và chấm dứt hợp đồng.

d, Trường hợp xảy ra sự kiện bất khả kháng, nếu bên A biết và có khả năng ngăn chặn, giảm tổn thất mà bên A không thực hiện thì bên B có quyền khấu trừ vào giá trị hợp đồng khoản tiền tương ứng với thiệt hại của bên B.

đ, Trường hợp vườn cây bị bên thứ ba tranh chấp thì bên A phải đứng về phía bên B để bảo vệ quyền lợi của bên B; nếu bên thứ ba có quyền sở hữu một phần hoặc toàn bộ vườn cây thì bên B có quyền hủy bỏ hợp đồng và yêu cầu bên A phải bồi thường thiệt hại.

7.2. Nghĩa vụ của bên B

a, Cử người tới giám sát vườn trong thời gian thực hiện hợp đồng, mọi tổn thất, hư hại đều do bên B chịu trách nhiệm;

b, Bảo quản cơ sở vật chất tại vườn, nếu gây hư hỏng thì phải bồi thường;

c, Thanh toán đúng hạn, nếu chậm thanh toán thì phải trả lãi theo quy định;

d, Thanh toán các chi phí hợp lý khi xảy ra sự kiện bất khả kháng mà bên A hỗ trợ ngăn chặn.

đ, Trường hợp bên B biết hoặc phải biết vườn cây thuộc sở hữu của người thứ ba mà vẫn mua thì phải trả lại cho chủ sở hữu và không có quyền yêu cầu bên A bồi thường thiệt hại.

Điều 8. Trách nhiệm bồi thường và phạt vi phạm

8.1. Bồi thường thiệt hại

Bên nào gây thiệt hại cho bên kia thì phải bồi thường thiệt hại theo thỏa thuận hợp đồng và quy định của pháp luật. Thiệt hại thực tế phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời. Khi bên bị thiệt hại có lỗi trong việc gây ra thiệt hại thì không được bồi thường phần thiệt hại do lỗi của mình gây ra. Bên có quyền và lợi ích bị xâm phạm không được bồi thường nếu thiệt hại xảy ra do không áp dụng các biện pháp cần thiết, hợp lý để ngăn chạn, hạn chế thiệt hại cho mình.

8.2. Phạt vi phạm

Bên vi phạm nghĩa vụ phải nộp phạt vi phạm, mức phạt vi phạm là 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng vi phạm.

Điều 9. Đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng

9.1. Bên A có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng trong trường hợp:

a, Bên B chậm thanh toán quá 10 ngày kể từ ngày thanh toán theo quy định của hợp đồng mà không được bên A chấp thuận.

b, Bên B cố ý gây hư hỏng nghiêm trọng vườn cây của bên A.

9.2. Bên B có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng trong trường hợp:

a, Trường hợp vườn cây đang là tài sản tranh chấp, bên B có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng.

b, Bên A không tạo điều kiện cho quá trình vận chuyển diễn ra thuận lợi.

Bên đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng mua bán phải báo cho bên kia biết trước 05 ngày nếu không có thỏa thuận khác.

Điều 10. Sự kiện bất khả kháng

Sự kiện bất khả kháng là sự kiện mang tính chất khách quan và nằm ngoài tầm kiểm soát của các bên như động đất, lũ lụt, lốc, sóng thần, lở đất, hỏa hoạn, chiến tranh hoặc có nguy cơ xảy ra chiến tranh,..và các thảm họa khác chưa lường hết được, sự thay đổi chính sách hoặc ngăn cấm của cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam, Khi có sự cố xảy ra, bên bị ảnh hưởng bởi sự kiện bất khả kháng cũng phải có nghĩa vụ thông báo cho bên kia về sự kiện bất khả kháng trong vòng 07 ngày ngay khi xảy ra sự kiện bất khả kháng.

Điều 11. Giải quyết tranh chấp hợp đồng

Nếu có tranh chấp phát sinh, hai bên cùng nhau bàn bạc giải quyết trên tinh thần hợp tác, thỏa thuận các bên cùng có lợi. Trường hợp các bên không tự giải quyết được thì sẽ yêu cầu Tòa án có thẩm quyền giải quyết. Chi phí cho mọi hoạt động kiểm tra, xác minh, lệ phí tòa án do bên có lỗi chịu.

Điều 12. Điều khoản chung

Hợp đồng này lập thành 02 bản tiếng Việt, mỗi bên giữ 01 bản, có giá trị pháp lý như nhau và có hiệu lực kể từ ngày ký.

Trong suốt quá trình thực hiện hợp đồng, nếu có phát sinh hoặc điều chỉnh nào liên quan đến hợp đồng này thì mọi phát sinh, điều chỉnh đó phải được lập thành văn bản và ký bởi hai bên trước khi có hiệu lực.

   ĐẠI DIỆN BÊN A                                                                      ĐẠI DIỆN BÊN B

 (Ký và ghi rõ họ tên)                                                                      (Ký và ghi rõ họ tên)

Hợp đồng cho thuê tàu thủy

Hợp đồng cho thuê tàu thủy, cho thuê tàu thuyền thương mại, du lịch. Tàu thuyền là phương tiện, tài sản lớn và có giá trị cao, tuy nhiên việc thường xuyên sử dụng là điều không phải chủ sở hữu nào cũng làm, bởi lẽ đây là phương tiện đường thủy, nếu không phải các đơn vị khai thác, vận chuyển hành khách, hàng hóa thì tần suất sử dụng không thể liên tục được, nhất là các con thuyền du lịch, có cấu tạo tàu thủy, tàu cánh ngầm hay tàu, thuyền buồm du lịch cá nhân. Khi này việc cho thuê lại để gia tăng thu nhập trong những lúc không có nhu cầu vận hành trở thành một biện pháp hữu hiệu, đi đôi với nó, nhu cầu mong muốn thuê tàu du lịch cá nhân hiện nay cũng là vô cùng lớn. Hợp đồng cho thuê tàu thủy có thể thỏa thuận kèm theo thuyền trưởng, thủy thủ đoàn hoặc không tùy thuộc vào kích thước, hiệu năng và mức độ phức tạp khi điều khiển của tàu. Các chi phí phát sinh trong quá trình thuê sẽ do bên thuê tự chịu trách nhiệm, các gói bảo hiểm cho người thuê thông thường sẽ được các công ty dịch vụ cho thuê tàu thuyền cung cấp kèm, những nếu thuê tàu của cá nhân, các bên cần lưu ý tự thỏa thuận về điều khoản này.

Dưới đây là mẫu Hợp đồng cho thuê tàu thủy cơ bản, xin mời các bạn cùng theo dõi và tham khảo.

Mẫu Hợp đồng cho thuê tàu thủy

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

………, ngày … tháng … năm ….

HỢP ĐỒNG THUÊ TÀU

Số: ……./…………

Căn cứ vào: 

  • Bộ Luật Dân sự số 91/2014/QH13 ngày 24/11/2015 của Quốc hội nước CHXHCNVN;
  • Bộ Luật Hàng hải số 95/2015/QH13 ngày 25/11/2015 của Quốc hội nước CHXHCNVN;
  • Luật Thương Mại số 36/2005/DH11 ngày 14/06/2005 của Quốc Hội nước CHXHCNVN;
  • Các văn bản pháp luật khác có liên quan;
  • Khả năng và nhu cầu của các Bên;

Hôm nay, ngày … tháng … năm ….tại ……………., chúng tôi gồm có:

BÊN A: (Bên cho thuê)…………………………………………………………………
Mã số thuế:…………………………………………………………………
Địa chỉ:…………………………………………………………………
Số fax:…………………………………………………………………
Số tài khoản:………………………………Ngân hàng …………………….
Đại diện theo pháp luật:……………………………………Chức vụ .…………………
CCCD/Hộ chiếu:…………………………………………………………………

Và: 

BÊN B: (Bên thuê)…………………………………………………………………
Mã số thuế:…………………………………………………………………
Địa chỉ:…………………………………………………………………
Số fax:…………………………………………………………………
Đại diện theo pháp luật:…………………………………………………………………
CCCD/Hộ chiếu:…………………………………………………………………
Chức vụ:…………………………………………………………………

Hai Bên thoả thuận và thống nhất ký kết Hợp đồng thuê tàu (Sau đây gọi là “Hợp đồng”) với các điều kiện và điều khoản như sau:

ĐIỀU 1: ĐỐI TƯỢNG CỦA HỢP ĐỒNG

1.1. Bên A đồng ý cho thuê và Bên B đồng ý thuê tàu số hiệu …………….., có các đặc điểm kỹ thuật sau đây:

……………………….

1.2. Mục đích sử dụng: ……………..

1.3. Vùng sử dụng tàu: ………

ĐIỀU 2: GIÁ THUÊ VÀ PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN

2.1. Giá thuê tàu thỏa thuận: ………………………../năm

Giá thuê là cố định, không thay đổi trong suốt thời gian thực hiện hợp đồng.

2.2. Thời hạn thanh toán: Bên B thanh toán tiền thuê tàu 06 tháng/ lần vào 10 ngày cuối cùng của tháng thứ 6.

2.3. Phương thức thanh toán: Bên B thanh toán tiền thuê tàu bằng hình thức chuyển khoản vào số tài khoản của Bên A đã nêu ở phần thông tin của Bên A.

2.4. Trường hợp Bên B chậm thanh toán cho Bên A quá … ngày so với hạn thanh toán thì Bên B phải trả lãi trên số tiền chậm trả theo lãi suất nợ quá hạn trung bình trên thị trường tại thời điểm thanh toán tương ứng với số ngày chậm trả.

ĐIỀU 3: THỜI HẠN THUÊ TÀU

Bên A cho Bên B thuê tàu trong thời hạn ….. năm tính từ ngày …./…../…….

ĐIỀU 4: ĐẶT CỌC

4.1. Trong vòng ….ngày sau khi Hợp đồng này có hiệu lực, Bên B phải đặt cọc cho Bên A số tiền là ………VNĐ.

4.2. Bên A sẽ trả lại phần cọc cho Bên B sau khi kết thúc hợp đồng và Bên B giao lại tàu cho Bên A. Trường hợp tàu bị hư hỏng cần sửa chữa, Bên A sẽ giao phần tiền cọc còn lại cho Bên B sau khi đã trừ toàn bộ chi phí sửa chữa.

ĐIỀU 5: GIAO VÀ TRẢ TÀU SAU KHI THUÊ

5.1. Thời gian giao và trả tàu sau khi thuê:

– Thời gian giao tàu:

– Thời gian trả tàu:

5.2. Địa điểm giao và trả tàu: ………..

5.3. Bên A phải cung cấp đầy đủ giấy tờ liên quan đến tàu cho Bên B.

5.4. Bên B kiểm tra tình trạng tàu khi nhận giao và viết vào biên bản giao nhận tàu có kèm chữ ký xác nhận của đại diện hai Bên.

ĐIỀU 6: QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA BÊN A

6.1. Quyền của Bên A

– Được Bên B thanh toán đầy đủ, đúng hạn;

– Yêu cầu Bên B bồi thường thiết hại nếu Bên B làm mất mát hư hỏng tàu.

6.2. Nghĩa vụ của Bên A

– Bên A phải giao tàu đủ khả năng đi biển, phù hợp với mục đích đánh cá của Bên B và các giấy tờ của tàu cho Bên B tại thời điểm giao tàu;

– Trong thời gian cho thuê tàu, Bên A không được thế chấp tàu nếu không có sự đồng ý bằng văn bản của Bên B, trường hợp Bên A làm trái quy định này sẽ phải bồi thường thiệt hại;

– Trường hợp tàu bị bắt giữ vì các tranh chấp liên quan đề quyền sở hũu hoặc các khoản nợ của Bên A, Bên A phải bảo đảm lợi ích của Bên B không bị ảnh hưởng và phải bồi thường thiệt hại gây ra.

ĐIỀU 7: QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA BÊN B

7.1. Quyền của Bên B

– Bên B có toàn quyền sử dụng con tàu vào mục đích thuê đã thỏa thuận trong hợp đồng;

– Được thuê tàu đảm bảo chất lượng, giao đúng thời gian, địa điểm đã thỏa thuận.

7.2. Nghĩa vụ của Bên B

– Sử dụng tàu đúng công dụng và mục đích;

– Thanh toán đầy đủ, đúng hạn đã thỏa thuận;

– Bên B có nghĩa vụ bảo dưỡng tàu và các thiết bị của tàu trong thời gian thuê tàu;

– Bên A có nghĩa vụ sửa chữa các hư hỏng của tàu trong thời gian thuê và phải thông báo cho Bên A biết. Bên A chịu trách nhiệm trả tiền sửa chữa, nếu các tổn thất phát sinh ngoài phạm vi trách nhiệm của Bên B;

– Trong thời gian thuê tàu, Bên B phải chịu chi phí bảo hiểm cho tàu.

– Trả lại tàu đúng tình trạng như khi nhận, đã tính phần trừ hao mòn tự nhiên;

– Chịu mọi rủi ro xảy ra đối với tàu trong thời gian chậm trả

ĐIỀU 8: PHẠT VI PHẠM HỢP ĐỒNG VÀ BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI

8.1. Phạt vi phạm hợp đồng

Trong thời hạn có hiệu lực của Hợp đồng, nếu một trong hai Bên không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ của mình theo quy định tại Điều 7 Hợp đồng này thì phải chịu một khoản tiền phạt là ………… (Bằng chữ:……..). Ngoài ra còn phải bồi thường toàn bộ những thiệt hại thực tế phát sinh do việc vi phạm hợp đồng cho Bên kia. Bên bị vi phạm có nghĩa vụ chứng minh thiệt hại với Bên còn lại. Tiền phạt vi phạm hợp đồng và tiền bồi thường thiệt hại được trả chậm nhất trong vòng …. (……..) tháng sau khi sự vi phạm xảy ra và Bên bị vi phạm chấm dứt hợp đồng.

8.2. Nếu Bên B chậm trễ thanh toán so với thời gian quy định mà không phải do lỗi bất khả kháng hoặc do lỗi của Bên A thì Bên B phải trả phần lãi suất theo lãi vay ngắn hạn của ngân hàng Bên A sử dụng tại thời điểm trên tổng số tiền chậm thanh toán. Phần tiền phạt chậm sẽ được cộng vào khi thanh toán, tối đa không quá … (….) ngày.

ĐIỀU 9: SỬA ĐỔI/TẠM NGƯNG/CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG

9.1.  Bất kỳ sửa đổi hoặc bổ sung nào đối với Hợp đồng sẽ chỉ có hiệu lực khi có thoả thuận bằng văn bản giữa các Bên.

9.2. Các trường hợp tạm ngưng thực hiện hợp đồng:

– …………………

9.3. Hợp đồng chấm dứt trong các trường hợp sau:

– Hợp đồng hết hạn và các Bên không gia hạn Hợp đồng;

– Các Bên thoả thuận chấm dứt Hợp đồng trước thời hạn. Trong trường hợp này, các Bên sẽ thoả thuận về các điều kiện cụ thể liên quan đến việc chấm dứt Hợp đồng;

– Tàu mất tích, chìm đắm, bị phá hủy, bị coi là hư hỏng không thể sửa chữa được hoặc việc sửa chữa không mang lại hiệu quả kinh tế. Nếu có tổn thất xảy ra trong trường hợp này thì các Bên cùng chịu trách nhiệm, mỗi Bên phải chịu 50% tổng thiệt hại.

– Các trường hợp bất khả kháng theo quy định tại Điều 10 Hợp đồng này.

9.4. Đơn phương chấm dứt hợp đồng

– Bên A có quyền đơn phương chấm dứt Hợp đồng khi Bên B không thực hiện nghĩa vụ thanh toán hoặc thanh toán chậm quá ………. ngày mà không có sự thoả thuận của các Bên về việc thanh toán chậm này;

– Bên B có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại nếu phát hiện Bên A vi phạm nghĩa vụ tại Điều 6 Hợp đồng này.

ĐIỀU 10: BẤT KHẢ KHÁNG

10.1. Sự kiện bất khả kháng là các sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không thểkhắc phục được, mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết mà khả năng cho phép, bao gồm nhưng không giới hạn ở các sự kiện như thiên tai, hoả hoạn, lũ lụt, động đất, tai nạn, thảm hoạ, hạn chế về dịch bệnh, nhiễm hạt nhân hoặc phóng xạ, chiến tranh, nội chiến, khởi nghĩa, đình công hoặc bạo loạn, can thiệp của Cơ quan Chính phủ…

10.2. Trong trường hợp xảy ra sự kiện bất khả kháng, mỗi Bên phải nhanh chóng thông báo cho Bên kia bằng văn bản về việc không thực hiện được nghĩa vụ của mình do sự kiện bất khả kháng, và sẽ, trong thời gian 15 (mười lăm)  ngày kể từ ngày xảy ra Sự kiện bất khả kháng, chuyển trực tiếp hoặc bằng thư bảo đảm cho Bên kia các bằng chứng về việc xảy ra Sự kiện bất khả kháng và khoảng thời gian xảy ra Sự kiện bất khả kháng đó.

10.3. Bên thông báo việc thực hiện Hợp đồng của họ trở nên không thể thực hiện được do Sự kiện bất khả kháng có trách nhiệm phải thực hiện mọi nỗ lực để giảm thiểu ảnh hưởng của Sự kiện bất khả kháng đó.

10.4. Trong trường hợp xảy ra sự kiện bất khả kháng khiến cho mỗi Bên không thể thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ quyền và nghĩa vụ của mình theo hợp đồng này thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại của mỗi Bên được loại trừ

ĐIỀU 11: GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP

Trong quá trình thực hiện nếu có gì vướng mắc, phát sinh tranh chấp, hai Bên sẽ tự thương lượng, giải quyết trên tinh thần hợp tác, thiện chí. Nếu không thương lượng được, các Bên có quyền yêu cầu Tòa án nhân dân cấp có thẩm quyền giải quyết theo quy định của pháp luật. Mọi chi phí liên quan sẽ do Bên có lỗi chịu.

ĐIỀU 12: ĐIỀU KHOẢN CUỐI CÙNG

12.1. Hai Bên cam kết thực hiện đúng và đủ những điều khoản đã thoả thuận trong Hợp đồng.

12.2. Hợp đồng có hiệu lực từ ngày ký đến ngày …/…/…… 

12.3. Hai Bên đã hiểu rõ quyền, nghĩa vụ, lợi ích hợp pháp của mình và hậu quả pháp lý của việc giao kết Hợp đồng này. Hai Bên tự đọc lại và nghe đọc lại, hoàn toàn nhất trí với nội dung của Hợp đồng và cùng ký tên dưới đây để làm bằng chứng.

12.4. Hợp đồng gồm … (……) trang, có 12 (Mười hai) điều, được lập thành 02 (hai) bản có giá trị pháp lý như nhau, Bên A giữ 01 (một) bản, Bên B giữ 01 (một) bản./

ĐẠI DIỆN BÊN A
(Ký tên và đóng dấu)
ĐẠI DIỆN BÊN B
(Ký tên và đóng dấu)

Thành lập Công ty, dịch vụ thành lập công ty trọn gói Hà Đông nhanh chóng, giá rẻ

Dịch vụ thành lập Doanh nghiệp, tư vấn mở công ty tại Quận Hà Đông, thành phố Hà Nội. Hỗ trợ thủ tục nhanh chóng, chi phí thấp, đơn giản và thuận tiện cho khách hàng.

Chi phí trọn gói cho Dịch vụ thành lập Doanh nghiệp là 1.000.000đ, mọi yêu cầu vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191 để được chúng tôi hỗ trợ giải đáp.

Hồ sơ thành lập công ty tại Hà Đông

Hồ sơ để thành lập công ty tại quận Hà Đông bao gồm:

  • Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
  • Điều lệ công ty.
  • Văn bản ủy quyền (trong trường hợp người nộp hồ sơ không phải người đại diện pháp luật công ty).
  • Danh sách thành viên (Công ty TNHH có 2 thành viên trở lên) hoặc Danh sách cổ đông sáng lập (đối với Công ty cổ phần).
  • Các giấy tờ khác trong trường hợp pháp luật có quy định (ví dụ như Giấy chứng nhận đầu tư đối với doanh nghiệp có vốn nước ngoài,…)

Các bước thực hiện Thủ tục thành lập công ty tại Hà Đông

Thủ tục thành lập công ty tại quận Hà Đông bao gồm:

  • Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ các thông tin cần thiết để lập hồ sơ thành lập doanh nghiệp.
  • Bước 2: Lựa chọn loại hình doanh nghiệp.
  • Bước 3: Lựa chọn ngành nghề kinh doanh.
  • Bước 4: Đặt tên công ty.
  • Bước 5: Xác định địa chỉ trụ sở công ty.
  • Bước 6: Xác định thành viên/cổ đông góp vốn.
  • Bước 7: Xác định mức vốn điều lệ.
  • Bước 8: Xác định người đại diện pháp luật.
  • Bước 9: Thành viên góp vốn thông qua và ký hồ sơ đăng ký doanh nghiệp.
  • Bước 10: Nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp cho Sở Kế hoạch và Đầu tư.
  • Bước 11: Nhận giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Thời gian hoàn thành quy trình đăng ký thành lập công ty tại Hà Đông

Thời gian hoàn thành quy trình đăng ký thành lập công ty phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như độ chuẩn xác, đầy đủ của hồ sơ thành lập công ty, việc tuân thủ đúng thủ tục hành chính và thời gian xử lý của cơ quan đăng ký kinh doanh.

Theo quy định mới nhất, cơ quan đăng ký kinh doanh có trách nhiệm xem xét tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ.

Tuy nhiên, thời gian hoàn thành quy trình đăng ký thành lập công ty thực tế có thể kéo dài khoảng 10 – 15 ngày nếu hồ sơ có các vấn đề phát sinh nhưng được sửa kịp thời, liên tục.

Công ty Luật LVN cung cấp Dịch vụ thành lập Doanh nghiệp tại Hà Đông như thế nào

Chúng tôi tự hào là đơn vị cung cấp Dịch vụ thành lập Doanh nghiệp nhiều năm tại Hà Nội. Với những quy trình chặt chẽ và bám sát quy định, chúng tôi có thể đem lại cho quý khách hàng những trải nghiệm dịch vụ tốt nhất với chi phí hợp lý nhất.

Mọi thủ tục đăng ký kinh doanh sẽ được chúng tôi hỗ trợ chi tiết, khách hàng chỉ cần cung cấp bản sao Giấy tờ cá nhân là đã có thể hoàn thành việc khởi tạo một công ty mới.

Thời gian hoàn thành thủ tục Đăng ký doanh nghiệp mới tại Hà Đông là bao lâu

thủ tục đăng ký doanh nghiệp mới được thực hiện theo các bước sau:

  • Bước 1: Soạn thảo và tiến hành nộp hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp.
  • Bước 2: Công bố thành lập doanh nghiệp trên Cổng thông tin quốc gia.
  • Bước 3: Nhận giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mới.

Thời gian xin cấp giấy chứng nhận đầu tư đối với Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là khoảng 15 – 30 ngày. Thời gian xin cấp giấy phép thành lập Công ty trong nước sẽ dao động từ 3 – 7 ngày.

Doanh nghiệp tại Hà Đông thường gặp phải những khó khăn gì

Doanh nghiệp có thể gặp nhiều khó khăn trong quá trình vận hành, đặc biệt là trong thời kỳ Covid-19. Một số khó khăn bao gồm:

Khó khăn khi quản lý thông tin khách hàng

Một số khó khăn khi quản lý thông tin khách hàng bao gồm:

  • Dữ liệu thông tin khách hàng bị phân tán, không đồng nhất.
  • Thông tin không được cập nhật kịp thời.
  • Mất nhiều thời gian xử lý thủ công.
  • Không khai thác triệt để data khách hàng tiềm năng.
  • Phản hồi của khách hàng bị quên hoặc bỏ sót.

Không thể tiếp cận khách hàng đa kênh

Khách hàng đa kênh là khách hàng sử dụng nhiều kênh để tiếp cận với doanh nghiệp, ví dụ như trang web, email, điện thoại, mạng xã hội, v.v. Khó khăn không thể tiếp cận khách hàng đa kênh bao gồm việc phải hỗ trợ tối đa các kênh giao tiếp mà doanh nghiệp đang sở hữu, có khả năng tích hợp với nhiều nền tảng quản trị doanh nghiệp, có giao diện thân thiện với người dùng và có hoạt động ổn định.

Mất nhiều chi phí vận hành

Chi phí vận hành là những chi phí liên quan đến việc vận hành thường ngày của cửa hàng hoặc doanh nghiệp. Các chi phí này bao gồm chi phí nhân viên, chi phí thuê mặt bằng, chi phí điện nước, chi phí vận chuyển, chi phí quản lý, chi phí bảo trì, chi phí quảng cáo, chi phí văn phòng phẩm và chi phí khác.

Không thể quản lý, giám sát nhân viên

Khó khăn trong việc quản lý và giám sát nhân viên có thể bao gồm nhiều yếu tố khác nhau. Một số khó khăn thường gặp bao gồm:

  • Khó khăn trong việc kết nối nhân viên.
  • Căng thẳng trong công việc.
  • Khó khăn trong công tác quản lý nhân sự.
  • Chưa có công cụ quản lý hiệu quả.
  • Khó khăn trong việc đào tạo nhân viên.
  • Khó khăn trong việc đánh giá nhân viên

Ngoài những khó khăn thường gặp trên, doanh nghiệp còn có thể gặp khó khăn trong việc vận chuyển hàng hóa, giá xăng, dầu tăng cao, thời gian vận chuyển và các chi phí ẩn khác.

Ai là người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp tư nhân thành lập tại Hà Đông

Theo quy định tại Khoản 4 Điều 185 của Luật Doanh nghiệp, chủ doanh nghiệp tư nhân là người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp tư nhân.

Chủ doanh nghiệp tư nhân có thể trực tiếp hoặc thuê người khác quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh.

Mỗi cá nhân được quyền thành lập mấy doanh nghiệp tư nhân ở Hà Đông

Theo quy định tại Khoản 3 Điều 188 Luật doanh nghiệp 2020, mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân. Nếu đã thành lập doanh nghiệp tư nhân sẽ không được phép thành lập thêm doanh nghiệp tư nhân khác, kể cả trên địa bàn khác.

Người đại diện theo pháp luật của công ty hợp danh thành lập tại Hà Đông là ai

Theo quy định tại Điều 184 Luật doanh nghiệp 2020, các thành viên hợp danh là người đại diện theo pháp luật của công ty và tổ chức điều hành hoạt động kinh doanh hằng ngày của công ty. Ngoài ra, trong các vụ việc dân sự, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc sẽ là người đại diện cho công ty hợp danh.

Cá nhân có nợ thuế có được mở công ty ở Hà Đông

Theo quy định của pháp luật, không cấm cá nhân nợ thuế thành lập doanh nghiệp. Tuy nhiên, nếu hành vi nợ thuế của bạn bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì bạn sẽ không được thành lập doanh nghiệp. Nếu bạn muốn mở công ty, bạn cần phải đảm bảo các điều kiện về vốn điều lệ, địa điểm kinh doanh, người đại diện theo pháp luật, giấy tờ pháp lý, thuế và các điều kiện khác.

Doanh nghiệp tại Hà Đông bỏ trốn

Doanh nghiệp bỏ trốn là doanh nghiệp không có người đại diện hợp pháp đứng ra giải quyết quyền lợi của người lao động và được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc cơ quan được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ủy quyền xác định.

Khi chủ doanh nghiệp đã bỏ trốn, mất tích, ngừng kinh doanh nhưng còn nợ thuế thì cơ quan nhà nước sẽ áp dụng tới biện các biện pháp cưỡng chế như: Trích tiền từ tài khoản của đối tượng bị cưỡng chế tại kho bạc nhà nước, tổ chức tín dụng; yêu cầu phong tỏa tài sản của đối tượng bị cưỡng chế.

Tuy nhiên, những cá nhân bỏ trốn là những cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật, thuộc trường hợp quy định tại Điểm 2 Khoản 2 Điều 17 Luật doanh nghiệp và là một trong những trường hợp không được thành lập công ty, không được góp vốn, mua cổ phần hay quản lý doanh nghiệp.

Thành lập Doanh nghiệp Hà Đông rồi bỏ trốn có sao không

Doanh nghiệp bỏ trốn là hành vi vi phạm pháp luật, thuộc trường hợp quy định tại Điểm 2 Khoản 2 Điều 17 Luật doanh nghiệp và là một trong những trường hợp không được thành lập công ty, không được góp vốn, mua cổ phần hay quản lý doanh nghiệp. Việc các doanh nghiệp bỏ trốn sau một thời gian hoạt động cũng có nguyên nhân từ việc quy định thành lập doanh nghiệp quá dễ dàng như không cần vốn pháp định, vốn điều lệ chỉ cam kết đóng và không có các quy định cũng như chế tài hậu kiểm tra việc góp vốn này.

Khi chủ doanh nghiệp đã bỏ trốn, mất tích, ngừng kinh doanh nhưng còn nợ thuế thì cơ quan nhà nước sẽ áp dụng tới biện các biện pháp cưỡng chế như: Trích tiền từ tài khoản của đối tượng bị cưỡng chế tại kho bạc nhà nước, tổ chức tín dụng; yêu cầu phong tỏa tài sản của đối tượng bị cưỡng chế.

Chủ doanh nghiệp ở Hà Đông bỏ trốn có được xuất cảnh không

Theo quy định tại Điểm 2 Khoản 2 Điều 17 Luật doanh nghiệp, chủ doanh nghiệp bỏ trốn không được xuất cảnh trong trường hợp chưa hoàn thành các nghĩa vụ hoặc có dấu hiệu phạm tội.

Khi gặp khó khăn thì nên Giải thể doanh nghiệp hay bỏ trốn

Khi doanh nghiệp gặp khó khăn không thể giải quyết thì giải thể doanh nghiệp là biện pháp để doanh nghiệp đó rút lui khỏi thị trường.

Tuy nhiên, việc giải thể doanh nghiệp hay bỏ trốn phụ thuộc vào từng trường hợp cụ thể, bạn nên tìm hiểu kỹ trước khi quyết định.

Không xử phạt đối với Doanh nghiệp Hà Đông Giải thể

Thông thường, doanh nghiệp khi giải thể sẽ không bị phạt khi không vi phạm điều cấm của luật, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ nộp thuế, không vi phạm điều pháp luật cấm.

Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp giải thể vi phạm quy định về giải thể doanh nghiệp thì sẽ bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng. Bạn nên tìm hiểu kỹ trước khi quyết định giải thể doanh nghiệp.

Bao lâu thanh tra thuế 1 lần đối với công ty thành lập mới tại Hà Đông

Theo quy định tại Điều 35, Luật Kế toán 03/2003/QH11, các doanh nghiệp phải chịu sự kiểm tra của cơ quan thuế không quá 1 lần trong 1 năm về cùng 1 nội dung. Theo đó khi xuống kiểm tra, cơ quan thuế cần phải thông báo với doanh nghiệp bằng văn bản tối thiểu là 7 ngày.

Thực tế, việc kiểm tra, thanh tra có thể xuất phát từ nhiều lý do, và chiếu theo những quy định pháp luật, nếu Doanh nghiệp có nhiều vấn đề sai sót về thuế, việc bị thanh tra thường xuyên, liên tục là hoàn toàn có thể xảy ra.

Xin hoãn quyết toán thuế được bao lâu với doanh nghiệp mới thành lập ở Hà Đông

Theo Nghị định số 41/2021/ND-CP, thời hạn giải quyết thuế có thể được hoãn tối đa 05 tháng kể từ thời hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế. Thời hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế là 90 ngày kể từ cuối năm dương lịch hoặc năm tài chính.

Thời gian gia hạn kiểm tra thuế khi thành lập Doanh nghiệp Hà Đông

Thời hạn kiểm tra thuế tại Việt Nam được quy định trong Nghị định số 126/2020/NĐ-CP là 10 ngày làm việc và có thể được kéo dài thêm 10 ngày nếu cuộc kiểm tra phức tạp hơn.

Tuy nhiên, hiện không có thông tin cụ thể về thời gian gia hạn kiểm tra thuế tại Việt Nam tính tới năm 2022 hoặc 2023.

Xem thêm:

Thành lập Công ty, dịch vụ thành lập công ty trọn gói tại Đống Đa

Dịch vụ thành lập Doanh nghiệp, mở công ty tại quận Đống Đa, thành phố Hà Nội. Dịch vụ hỗ trợ nhanh chóng, thuận tiện, dễ dàng, tư vấn đầy đủ các vấn đề pháp lý có liên quan giúp cho các Doanh nghiệp mới vững bước trên con đường kinh doanh sau này.

Chúng tôi cung cấp Dịch vụ Thành lập Doanh nghiệp chỉ với 1.000.000đ, trọn gói toàn bộ các yêu cầu cơ bản như Giấy phép kinh doanh, con dấu, mã số thuế, kê khai thuế môn bài năm đầu tiên.

Hồ sơ thành lập công ty tại Đống Đa

Hồ sơ để thành lập công ty tại quận Đống Đa bao gồm:

  • Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
  • Điều lệ công ty.
  • Văn bản ủy quyền (trong trường hợp người nộp hồ sơ không phải người đại diện pháp luật công ty).
  • Danh sách thành viên (Công ty TNHH có 2 thành viên trở lên) hoặc Danh sách cổ đông sáng lập (đối với Công ty cổ phần).
  • Các giấy tờ khác trong trường hợp pháp luật có quy định (ví dụ như Giấy chứng nhận đầu tư đối với doanh nghiệp có vốn nước ngoài,…)

Các bước thực hiện Thủ tục thành lập công ty tại Đống Đa

Thủ tục thành lập công ty tại quận Đống Đa bao gồm:

  • Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ các thông tin cần thiết để lập hồ sơ thành lập doanh nghiệp.
  • Bước 2: Lựa chọn loại hình doanh nghiệp.
  • Bước 3: Lựa chọn ngành nghề kinh doanh.
  • Bước 4: Đặt tên công ty.
  • Bước 5: Xác định địa chỉ trụ sở công ty.
  • Bước 6: Xác định thành viên/cổ đông góp vốn.
  • Bước 7: Xác định mức vốn điều lệ.
  • Bước 8: Xác định người đại diện pháp luật.
  • Bước 9: Thành viên góp vốn thông qua và ký hồ sơ đăng ký doanh nghiệp.
  • Bước 10: Nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp cho Sở Kế hoạch và Đầu tư.
  • Bước 11: Nhận giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Thời gian hoàn thành quy trình đăng ký thành lập công ty tại HĐống Đa

Thời gian hoàn thành quy trình đăng ký thành lập công ty phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như độ chuẩn xác, đầy đủ của hồ sơ thành lập công ty, việc tuân thủ đúng thủ tục hành chính và thời gian xử lý của cơ quan đăng ký kinh doanh.

Theo quy định mới nhất, cơ quan đăng ký kinh doanh có trách nhiệm xem xét tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ.

Tuy nhiên, thời gian hoàn thành quy trình đăng ký thành lập công ty thực tế có thể kéo dài khoảng 10 – 15 ngày nếu hồ sơ có các vấn đề phát sinh nhưng được sửa kịp thời, liên tục.

Công ty Luật LVN báo giá Thành lập Doanh nghiệp mới tại Đống Đa

Với kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực Đăng ký Doanh nghiệp tại Hà Nội, chúng tôi luôn cố gắng cung cấp cho khách hàng dịch vụ tốt nhất với giá thành hợp lý nhất. Bên cạnh các dịch vụ cơ bản, nếu doanh nghiệp mong muốn được hỗ trợ với các lựa chọn tối ưu hơn như hỗ trợ phát hành hoá đơn điện tử, hỗ trợ kê khai thuế, kế toán, hỗ trợ pháp luật về Hợp đồng, tư vấn thường xuyên, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi qua Hotline 1900.0191 để được hỗ trợ.

Hồ sơ đăng ký kinh doanh tại Đống Đa cần những giấy tờ gì

Hồ sơ đăng ký kinh doanh tại Đống Đa cần những giấy tờ sau:

  • Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp theo từng loại hình cụ thể
  • Điều lệ công ty (đối với công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần)
  • Danh sách thành viên góp vốn hoặc cổ đông sáng lập (đối với công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần)
  • Bản sao giấy tờ chứng thực (CMND/CCCD/Hộ chiếu) của các cá nhân đứng tên thành lập
  • Bản sao giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (đối với nhà đầu tư nước ngoài)

Doanh nghiệp tại Đống Đa phải kê khai những loại thuế gì

Doanh nghiệp tại Đống Đa phải kê khai những loại thuế sau:

  • Thuế giá trị gia tăng (GTGT)
  • Thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN)
  • Thuế thu nhập cá nhân (TNCN)
  • Lệ phí môn bài

Ngoài ra, doanh nghiệp còn có thể phải kê khai các loại thuế khác tùy thuộc vào hoạt động kinh doanh của mình, như:

  • Thuế tiêu thụ đặc biệt
  • Thuế xuất khẩu, nhập khẩu
  • Thuế tài nguyên
  • Thuế bảo vệ môi trường
  • Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp

Một số vướng mắc khi thành lập doanh nghiệp tại Đống Đa

Những trở ngại khi thành lập doanh nghiệp có thể bao gồm:

Lo ngại ảnh hưởng của tình hình dịch bệnh khiến kinh tế kiệt quệ

Tình hình dịch bệnh Covid-19 trong năm 2022 tác động nặng nề đến tình hình kinh tế-xã hội Việt Nam. Lo ngại về ảnh hưởng của bệnh dịch đến nền kinh tế, vốn được coi là một đầu tầu tăng trưởng của kinh tế thế giới, khiến chứng khoán tại một số nơi sụt giảm mạnh.

Khó khăn trong tiếp cận nguồn vốn

Một trong những khó khăn lớn nhất hiện nay của các doanh nghiệp khi tiếp cận nguồn vốn ngân hàng là tài sản thế chấp. Thiếu tài sản thế chấp; quản trị dòng tiền kém; kế hoạch kinh doanh thiếu minh bạch, khả thi là những thách thức thường gặp của doanh nghiệp khi tiếp cận vốn tín dụng.

Các starup trẻ thiếu kinh nghiệm quản lí và tiếp cận thị trường

Các startup trẻ thường gặp phải những khó khăn như thiếu kinh nghiệm quản lí và tiếp cận thị trường, thiếu mạng lưới, thiếu kinh nghiệm thực tế dự đoán thị trường và thiếu nguồn lực tài chính.

Khó khăn trong việc tìm kiếm nguồn nhân lực chất lượng cao

Một trong những khó khăn khi tìm kiếm nguồn nhân lực chất lượng cao là FDI gặp khó khăn trong tìm kiếm nguồn chất lượng cao tại Việt Nam. Ngoài ra, doanh nghiệp phải đảm bảo nâng cao chất lượng ở cả ba cấp lãnh đạo (CEO), quản lý và đội ngũ công nhân.

Thị trường lao động ngày nay rất cạnh tranh, ứng viên có thể không thiếu nhưng tìm được ứng viên phù hợp thì không đơn giản.

Trở ngại về các thủ tục pháp lý

Một trong những trở ngại về các thủ tục pháp lý là bất cập về pháp lý, thủ tục hành chính cho các lĩnh vực kinh doanh có điều kiện khi còn yêu cầu các giấy phép con khác để doanh nghiệp có thể hoạt động 1 ngành nghề nhất định theo quy định, các vấn đề này đều chưa có phương án khắc phục triệt để, rút ngắn thời gian.

Trụ sở chính của doanh nghiệp tại Đống Đa không được đặt ở đâu

Không có thông tin về việc cấm đặt trụ sở chính của doanh nghiệp tại đâu. Tuy nhiên, theo quy định tại Điều 42 Luật doanh nghiệp 2020, trụ sở chính của doanh nghiệp đặt trên lãnh thổ Việt Nam, là địa chỉ liên lạc của doanh nghiệp và được xác định theo địa giới đơn vị hành chính; có số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có).

Quy trình bổ nhiệm kế toán trưởng công ty cổ phần tại Đống Đa

Theo thông tư 163/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính, quy định về bổ nhiệm kế toán trưởng công ty cổ phần bao gồm:

  • Thẩm quyền và phân cấp, ủy quyền bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, thay thế kế toán trưởng.
  • Thông báo bổ nhiệm kế toán trưởng.
  • Lập hồ sơ bổ nhiệm kế toán trưởng.
  • Bổ nhiệm kế toán trưởng.
  • Thông báo bổ nhiệm kế toán trưởng đến cơ quan đăng ký kinh doanh

Cũng theo Thông tư 163/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn tiêu chuẩn, điều kiện, thủ tục bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, bố trí, miễn nhiệm, thay thế và xếp phụ cấp trách nhiệm công việc kế toán trưởng, phụ trách kế toán trong đơn vị kế toán thuộc lĩnh vực kế toán nhà nước.

Thành lập Doanh nghiệp tại Đống Đa có thể đặt bao nhiêu chi nhánh, văn phòng đại diện tại một tỉnh trong nước

Doanh nghiệp có thể đặt một hoặc nhiều chi nhánh, văn phòng đại diện tại một địa phương theo địa giới đơn vị hành chính và có thể thành lập chi nhánh ở trong nước và nước ngoài.

Tuy nhiên, không có quy định cụ thể về số lượng chi nhánh, văn phòng đại diện tối đa mà doanh nghiệp có thể đặt tại một tỉnh.

Chi nhánh và văn phòng đại diện tại Đống Đa có tư cách pháp nhân không

Theo quy định của Điều 92.4 Bộ luật dân sự, văn phòng đại diện, chi nhánh không phải là pháp nhân.

Cả chi nhánh và văn phòng đại diện đều là đơn vị phụ thuộc của một pháp nhân cụ thể và hoạt động của chi nhánh và văn phòng đại diện là nhân danh của pháp nhân.

So sánh chi nhánh, văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp ở Đống Đa

Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp kể cả chức năng đại diện theo ủy quyền. Ngành, nghề kinh doanh của chi nhánh phải đúng với ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp.

Văn phòng đại diện không có chức năng kinh doanh, chỉ có chức năng đại diện theo ủy quyền của Công ty. Địa điểm kinh doanh được đăng ký một số ngành nghề công ty đăng ký.

Văn phòng đại diện khi thành lập tại Đống Đa có phải nộp tờ khai thuế môn bài không

Nếu văn phòng đại diện chỉ có chức năng thay mặt công ty giao dịch với khách hàng mà KHÔNG có chức năng kinh doanh thì không phải nộp lệ phí môn bài. Tuy nhiên, nếu văn phòng đại diện của công ty có hoạt động kinh doanh thì phải nộp thuế môn bài.

Theo thông tư 156/2013/TT-BTC, nếu văn phòng đại diện của công ty có hoạt động kinh doanh thì phải nộp thuế môn bài.

Để nộp thuế môn bài, doanh nghiệp cần thực hiện các bước sau: (1) Xác định mức thuế môn bài phải nộp trong năm; (2) Lựa chọn cách kê khai thuế môn bài; (3) Nộp trực tiếp tại Cơ quan thuế, kê khai trên phần mềm Hỗ trợ kê khai (HTKK) và nộp trực tuyến, hoặc kê khai trên website Thuế điện tử và nộp trực tuyến; (4) Tiến hành nộp tờ khai thuế môn bài.

Văn phòng đại diện của Doanh nghiệp ở Đống Đa kê khai thuế TNCN theo tháng hay quý

Theo thông tư 156/2013/TT-BTC, văn phòng đại diện của công ty phải nộp thuế TNCN theo tháng hoặc theo quý. Tuy nhiên, việc kê khai theo tháng hay theo quý sẽ do Doanh nghiệp tự lựa chọn.

Các cá nhân có phát sinh thu nhập chịu thuế đều cần phải kê khai thuế thu nhập cá nhân. Việc kê khai có thể tự kê khai thuế hoặc ủy quyền cho bên trả thu nhập tuỳ theo quyết định của Công ty.

Thủ tục bổ nhiệm kế toán trưởng cho Văn phòng đại diện của công ty ở Đống Đa

Theo quy định của pháp luật, văn phòng đại diện của doanh nghiệp nước ngoài hoạt động tại Việt Nam là đơn vị kế toán nên phải bố trí kế toán trưởng.

Theo thông tư 04/2018/TT-BNV, thủ tục bổ nhiệm kế toán trưởng cho văn phòng đại diện bao gồm các bước sau:

  • Lập hồ sơ đề nghị cấp có quyền bổ nhiệm kế toán trưởng.
  • Điều tra, xác minh năng lực chuyên môn, kinh nghiệm, đạo đức nghề nghiệp của ứng viên.
  • Thẩm định hồ sơ đề nghị cấp có quyền bổ nhiệm kế toán trưởng.
  • Ký quyết định bổ nhiệm kế toán trưởng.
  • Thông báo quyết định bổ nhiệm kế toán trưởng cho cơ quan thuế và đơn vị kế toán trưởng cũ (nếu có)

Các quyền cơ bản quan trọng nhất khi thành lập doanh nghiệp tại Đống Đa là

Các quyền cơ bản quan trọng nhất của doanh nghiệp bao gồm:

  • Tự do kinh doanh ngành, nghề mà luật không cấm.
  • Tự chủ kinh doanh và lựa chọn hình thức tổ chức kinh doanh; chủ động lựa chọn ngành, nghề, địa bàn, hình thức kinh doanh; chủ động điều chỉnh quy mô và ngành, nghề kinh doanh.
  • Lựa chọn hình thức, phương thức huy động, phân bổ và sử dụng vốn.
  • Tự quyết định về sản phẩm, dịch vụ, giá cả, chất lượng, tiến độ sản xuất, kinh doanh.
  • Tự quyết định về việc tuyển dụng, sử dụng lao động, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công nhân viên.
  • Tự quyết định về việc sử dụng tài sản, bảo vệ tài sản, bảo vệ môi trường.
  • Tự quyết định về việc tham gia hoạt động xã hội, từ thiện, tài trợ, tài chính, đầu tư, kinh doanh ở nước ngoài.

Xem thêm:

Thành lập Công ty, dịch vụ thành lập công ty trọn gói tại Bắc Từ Liêm

Dịch vụ thành lập doanh nghiệp tại Bắc Từ Liêm, mở công ty trọn gói với chi phí chỉ 1.000.000đ. Trong nội dung bài viết này, chúng tôi xin được chia sẻ với các bạn các kinh nghiệm khi tiến hành thủ tục đăng ký mới doanh nghiệp, công ty tại quận Bắc Từ Liêm thuộc địa bàn thành phố Hà Nội.

Hồ sơ thành lập công ty tại Bắc Từ Liêm

Hồ sơ để thành lập công ty tại quận Bắc Từ Liêm bao gồm:

  • Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
  • Điều lệ công ty.
  • Văn bản ủy quyền (trong trường hợp người nộp hồ sơ không phải người đại diện pháp luật công ty).
  • Danh sách thành viên (Công ty TNHH có 2 thành viên trở lên) hoặc Danh sách cổ đông sáng lập (đối với Công ty cổ phần).
  • Các giấy tờ khác trong trường hợp pháp luật có quy định (ví dụ như Giấy chứng nhận đầu tư đối với doanh nghiệp có vốn nước ngoài,…)

Các bước thực hiện Thủ tục thành lập công ty tại Bắc Từ Liêm

Thủ tục thành lập công ty tại quận Bắc Từ Liêm bao gồm:

  • Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ các thông tin cần thiết để lập hồ sơ thành lập doanh nghiệp.
  • Bước 2: Lựa chọn loại hình doanh nghiệp.
  • Bước 3: Lựa chọn ngành nghề kinh doanh.
  • Bước 4: Đặt tên công ty.
  • Bước 5: Xác định địa chỉ trụ sở công ty.
  • Bước 6: Xác định thành viên/cổ đông góp vốn.
  • Bước 7: Xác định mức vốn điều lệ.
  • Bước 8: Xác định người đại diện pháp luật.
  • Bước 9: Thành viên góp vốn thông qua và ký hồ sơ đăng ký doanh nghiệp.
  • Bước 10: Nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp cho Sở Kế hoạch và Đầu tư.
  • Bước 11: Nhận giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Thời gian hoàn thành quy trình đăng ký thành lập công ty tại Bắc Từ Liêm

Thời gian hoàn thành quy trình đăng ký thành lập công ty phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như độ chuẩn xác, đầy đủ của hồ sơ thành lập công ty, việc tuân thủ đúng thủ tục hành chính và thời gian xử lý của cơ quan đăng ký kinh doanh.

Theo quy định mới nhất, cơ quan đăng ký kinh doanh có trách nhiệm xem xét tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ.

Tuy nhiên, thời gian hoàn thành quy trình đăng ký thành lập công ty thực tế có thể kéo dài khoảng 10 – 15 ngày nếu hồ sơ có các vấn đề phát sinh nhưng được sửa kịp thời, liên tục.

Đăng ký thành lập mới cho doanh nghiệp có trụ sở tại Bắc Từ Liêm ở đâu

Để đăng ký thành lập mới cho doanh nghiệp có trụ sở tại Bắc Từ Liêm, bạn cần làm những bước sau:

  • Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ gồm: Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp; Điều lệ doanh nghiệp; Bản sao giấy tờ chứng thực cá nhân của sáng lập viên và người đại diện pháp luật của công ty
  • Bước 2: Nộp hồ sơ qua mạng tại website của Sở Kế hoạch và Đầu tư (KHĐT) Hà Nội hoặc trực tiếp tại Phòng Đăng ký kinh doanh của Sở KHĐT Hà Nội
  • Bước 3: Nhận giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp có ghi thông tin về công ty.

Bạn cần chú ý các điều kiện về đối tượng bị cấm thành lập doanh nghiệp, quản lý điều hành doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2020

Chi phí thành lập mới công ty Bắc Từ Liêm

Chi phí thành lập công ty mới bao gồm:

  • Lệ phí đăng ký thành lập doanh nghiệp: 100.000đ hoặc 200.000đ (tùy loại hình doanh nghiệp)
  • Lệ phí môn bài: từ 1 triệu đến 3 triệu đồng (tùy vốn điều lệ)
  • Chi phí khắc dấu tròn doanh nghiệp: khoảng 450.000đ
  • Chi phí đặt bảng hiệu doanh nghiệp: khoảng 200.000đ
  • Chi phí mua chữ ký số gói 1 năm: khoảng 1.530.000đ
  • Chi phí nộp ký quỹ tài khoản ngân hàng: khoảng 1.000.000đ
  • Chi phí sử dụng hóa đơn: tùy thuộc vào loại hình và số lượng hóa đơn cần sử dụng.

Hồ sơ thành lập doanh nghiệp tại Bắc Từ Liêm cần những gì

Hồ sơ thành lập doanh nghiệp bao gồm:

  • Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh theo mẫu
  • Điều lệ công ty (đối với loại hình công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần)
  • Danh sách thành viên công ty
  • Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên hoặc chủ doanh nghiệp
  • Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (đối với nhà đầu tư nước ngoài)

Có nợ xấu ngân hàng có được thành lập doanh nghiệp ở Bắc Từ Liêm không

Nợ xấu là những khoản nợ mà người đi vay không có khả năng trả cả gốc lẫn lãi vào ngày đến hạn. Nợ xấu không chỉ ảnh hưởng tới ngành ngân hàng mà còn tới cả doanh nghiệp và nền kinh tế. Việc xử lý nợ xấu luôn được các quốc gia quan tâm tháo gỡ, nhưng hiện tại Việt Nam vẫn chưa có luật xử lý nợ xấu chính thức.

Về việc có nợ xấu ngân hàng có được thành lập doanh nghiệp không thì theo quy định của pháp luật Việt Nam cụ thể là đối tượng không được thành lập doanh nghiệp tại Luật Doanh nghiệp 2020 KHÔNG CÓ quy định cấm đối với những trường hợp này.

Vì thế, bạn hoàn toàn có thể thành lập công ty bình thường dù đang có các khoản nợ xấu tại Ngân hàng thương mại hay Ngân hàng thuộc hệ thống ngân hàng nhà nước.

Các đối tượng bị hạn chế thành lập doanh nghiệp bao gồm:

  • Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;
  • Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức;
  • Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp, công nhân công an trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam, trừ người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp hoặc quản lý tại doanh nghiệp nhà nước;
  • Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong doanh nghiệp nhà nước theo quy định(trừ người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác);
  • Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, người bị mất năng lực hành vi dân sự; người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; tổ chức không có tư cách pháp nhân;
  • Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù, đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đang bị Tòa án cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định, các trường hợp khác theo quy định của Luật Phá sản, Luật Phòng, chống tham nhũng;(Trường hợp Cơ quan đăng ký kinh doanh có yêu cầu, người đăng ký thành lập doanh nghiệp phải nộp Phiếu lý lịch tư pháp cho Cơ quan đăng ký kinh doanh).
  • Tổ chức là pháp nhân thương mại bị cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định theo quy định của Bộ luật Hình sự.

Đang là công chức thì có thể thành lập doanh nghiệp trên Bắc Từ Liêm không

Theo quy định của pháp luật, công chức, viên chức không được thành lập doanh nghiệp và quản lý doanh nghiệp. Tuy nhiên, công chức, viên chức có quyền góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp vào các loại hình doanh nghiệp trừ các đối tượng không được góp vốn vào doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức

Số tiền cần có để mở công ty tại Bắc Từ Liêm Hà Nội

Số tiền cần có để mở công ty phụ thuộc vào nhiều yếu tố như loại hình doanh nghiệp, ngành nghề kinh doanh, vốn điều lệ và các chi phí khác. Theo quy định của pháp luật, vốn điều lệ là số tiền chủ sở hữu hoặc các thành viên/cổ đông cùng góp để đăng ký thành lập công ty.

Vốn điều lệ không có mức tối thiểu hay tối đa chung cho tất cả các loại hình doanh nghiệp nhưng có thể có mức quy định riêng cho từng ngành nghề kinh doanh.

Ngoài vốn điều lệ, bạn cũng cần chuẩn bị các chi phí khác như chi phí dịch vụ thành lập công ty (khoảng 699.000đ – 1.500.000đ), chi phí khắc con dấu (khoảng 250.000đ – 400.000đ), chi phí thuế môn bài (2 triệu – 3 triệu/năm) và các chi phí khác tuỳ thuộc vào hoạt động của công ty.

Số nhân viên tối thiểu cho Công ty Cổ phần tại Bắc Từ Liêm là bao nhiêu

Số nhân viên tối thiểu cho Công ty Cổ phần là 03 người, đây là số lượng cổ đông tối thiểu để đăng ký thành lập công ty cổ phần. Số lượng cổ đông tối đa không bị hạn chế.

Bạn có thể mời thêm nhiều người khác tham gia làm cổ đông cho công ty của bạn và thuê người lao động theo nhu cầu doanh nghiệp.

Mức thuế môn bài của Công ty Bắc Từ Liêm hàng năm

Mức thuế môn bài của Công ty hàng năm phụ thuộc vào vốn điều lệ đã đăng ký. Theo Nghị định 139/2016/NĐ-CP, có 03 bậc thuế môn bài:

  • Bậc 1: 03 triệu đồng/năm (Doanh nghiệp có vốn điều lệ trên 10 tỷ đồng)
  • Bậc 2: 02 triệu đồng/năm (Doanh nghiệp có vốn điều lệ từ 02 tỷ đồng đến dưới 10 tỷ đồng);
  • Bậc 3: 01 triệu đồng/năm (Doanh nghiệp có vốn điều lệ dưới 02 tỷ đồng)

Bạn cần nộp thuế môn bài ngay trong tháng đăng ký kinh doanh và trước ngày 31/01 hàng năm. Một số trường hợp được miễn thuế môn bài như doanh nghiệp mới thành lập trong năm hoặc hộ kinh doanh có doanh thu dưới 100 triệu đồng.

Thành lập Công ty tại Bắc Từ Liêm phải chịu những thuế, phí, lệ phí gì

Công ty phải chịu những thuế, phí, lệ phí tùy thuộc vào đặc điểm sản xuất, kinh doanh của mình, một số loại thuế, phí, lệ phí thường gặp là:

  • Lệ phí môn bài: Doanh nghiệp nộp hàng năm căn cứ vào vốn điều lệ
  • Thuế giá trị gia tăng (VAT): Doanh nghiệp nộp hàng quý hoặc hàng tháng căn cứ vào doanh thu và chi phí
  • Thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN): Doanh nghiệp nộp hàng quý hoặc hàng năm căn cứ vào lợi nhuận và các khoản miễn thuế
  • Thuế thu nhập cá nhân (TNCN): Doanh nghiệp khấu trừ và nộp cho người lao động hàng tháng hoặc hàng quý căn cứ vào mức lương và các khoản giảm trừ

Thành lập Công ty TNHH Bắc Từ Liêm thì cần bao nhiêu thành viên

Công ty TNHH là một hình thức doanh nghiệp bao gồm hai loại hình doanh nghiệp là:

  • Công ty TNHH 1 thành viên: Chỉ có một chủ sở hữu là tổ chức hoặc cá nhân
  • Công ty TNHH 2 thành viên trở lên: Có từ 2 đến 50 thành viên là tổ chức hoặc cá nhân

Tuy theo hình thức Công ty TNHH mà bạn lựa chọn đăng ký, bạn sẽ cần đáp ứng các điều kiện về thành viên tương ứng. Công ty TNHH sẽ có tư cách pháp nhân kể từ thời điểm được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

Với nội dung trên, mong rằng chúng tôi đã có thể trợ giúp phần nào trong quá trình giải đáp các khó khăn của khách hàng. Bên cạnh đó, mọi nhu cầu liên quan tới đặt Dịch vụ hoặc thắc mắc, phản hồi, quý khách vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191 để được tư vấn. Xin cảm ơn!

Xem thêm:

Thành lập Công ty, dịch vụ thành lập công ty trọn gói ở Ba Đình

Dịch vụ mở công ty, thành lập doanh nghiệp tại Ba Đình trọn gói với chi phí chỉ 1.000.000đ. Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực hỗ trợ các đơn vị khởi nghiệp, chúng tôi luôn hướng tới giá trị cộng đồng và mong muốn tháo gỡ những khó khăn cho khách hàng trước khi bước vào thủ tục đăng ký doanh nghiệp.

Dưới đây là một chút chia sẻ về những điều cần biết xoay quanh vấn đề đăng ký doanh nghiệp có trụ sở chính đặt tại quận Ba Đình, thành phố Hà Nội.

Hồ sơ thành lập công ty tại Ba Đình

Hồ sơ để thành lập công ty tại quận Ba Đình bao gồm:

  • Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
  • Điều lệ công ty.
  • Văn bản ủy quyền (trong trường hợp người nộp hồ sơ không phải người đại diện pháp luật công ty).
  • Danh sách thành viên (Công ty TNHH có 2 thành viên trở lên) hoặc Danh sách cổ đông sáng lập (đối với Công ty cổ phần).
  • Các giấy tờ khác trong trường hợp pháp luật có quy định (ví dụ như Giấy chứng nhận đầu tư đối với doanh nghiệp có vốn nước ngoài,…)

Các bước thực hiện Thủ tục thành lập công ty tại Ba Đình

Thủ tục thành lập công ty tại quận Ba Đình bao gồm:

  • Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ các thông tin cần thiết để lập hồ sơ thành lập doanh nghiệp.
  • Bước 2: Lựa chọn loại hình doanh nghiệp.
  • Bước 3: Lựa chọn ngành nghề kinh doanh.
  • Bước 4: Đặt tên công ty.
  • Bước 5: Xác định địa chỉ trụ sở công ty.
  • Bước 6: Xác định thành viên/cổ đông góp vốn.
  • Bước 7: Xác định mức vốn điều lệ.
  • Bước 8: Xác định người đại diện pháp luật.
  • Bước 9: Thành viên góp vốn thông qua và ký hồ sơ đăng ký doanh nghiệp.
  • Bước 10: Nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp cho Sở Kế hoạch và Đầu tư.
  • Bước 11: Nhận giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Thời gian hoàn thành quy trình đăng ký thành lập công ty tại Ba Đình

Thời gian hoàn thành quy trình đăng ký thành lập công ty phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như độ chuẩn xác, đầy đủ của hồ sơ thành lập công ty, việc tuân thủ đúng thủ tục hành chính và thời gian xử lý của cơ quan đăng ký kinh doanh.

Theo quy định mới nhất, cơ quan đăng ký kinh doanh có trách nhiệm xem xét tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ.

Tuy nhiên, thời gian hoàn thành quy trình đăng ký thành lập công ty thực tế có thể kéo dài khoảng 10 – 15 ngày nếu hồ sơ có các vấn đề phát sinh nhưng được sửa kịp thời, liên tục.

Dịch vụ mở Công ty tại Ba Đình rẻ nhất là bao nhiêu

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều mức phí liên quan tới việc mở công ty, đi kèm với nó là rất đa dạng các hình thức ưu đãi, chương trình kèm theo mà các đơn vị dịch vụ cung cấp. Vì thế chi phí có thể từ thấp đến cao, tuỳ thuộc vào nhu cầu và lựa chọn của khách hàng.

Theo đó mức phí dịch vụ để mở công ty với những tuỳ chọn cơ bản sẽ dao động từ 699.000 đ đến 1.600.000 đ, tùy thuộc vào các yếu tố như loại hình công ty, địa điểm kinh doanh và thời gian hoàn thành hồ sơ.

Mức phí dịch vụ để mở công ty với những tuỳ chọn nâng cao và các dịch vụ chăm sóc, hỗ trợ đi kèm thời gian đầu thành lập để tránh những rủi ro vi phạm hành chính sẽ dao động từ 2.000.000đ đến 6.000.000đ.

Cần những hồ sơ gì để thành lập doanh nghiệp tại Ba Đình

Hồ sơ thành lập doanh nghiệp sẽ phụ thuộc vào loại hình công ty bạn muốn mở, hồ sơ cơ bản bao gồm:

  • Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp;
  • Điều lệ công ty;
  • Danh sách thành viên (nếu có);
  • Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân hoặc tổ chức đối với chủ sở hữu doanh nghiệp hoặc người đại diện theo pháp luật;

Thời gian hoàn thiện việc thành lập doanh nghiệp tại Ba Đình

Thời gian hoàn thiện việc mở công ty phụ thuộc vào nguồn gốc vốn đầu tư của bạn, nếu bạn mở công ty có vốn trong nước thì sẽ mất từ [3 đến 5 ngày] để xin giấy phép đăng ký doanh nghiệp.

Nếu bạn mở công ty có yếu tố nước ngoài thì sẽ mất từ 15 đến 30 ngày để xin giấy phép đăng ký đầu tư và từ [3 đến 5 ngày] để xin giấy phép đăng ký kinh doanh.

Thủ tục mở công ty tại Ba Đình

Thủ tục mở công ty bao gồm nhiều bước khác nhau tùy thuộc vào loại hình công ty và ngành nghề kinh doanh của bạn, bạn cần chuẩn bị các giấy tờ sau:

  • Bản sao chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp của công ty (nếu có);
  • Thông tin đăng ký doanh nghiệp (tên công ty, địa chỉ trụ sở, vốn điều lệ, ngành nghề kinh doanh…);
  • Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp (được thành viên góp vốn thông qua và ký);
  • Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (nếu có yếu tố nước ngoài).

Bạn cần gửi hồ sơ đến Phòng Đăng ký kinh doanh Sở Kế hoạch và Đầu tư để xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Sau khi có giấy phép này, các thủ tục tiếp theo cần làm sẽ là khắc dấu tròn doanh nghiệp, đăng ký chữ ký số điện tử, đăng ký kê khai thuế điện tử, đăng ký tài khoản ngân hàng cho doanh nghiệp để nộp thuế và phục vụ các hoạt động kinh doanh khác.

Hồ sơ đăng ký công ty tại Ba Đình có cần Hợp đồng thuê nhà

Hồ sơ đăng ký công ty có cần Hợp đồng thuê nhà hay không phụ thuộc vào địa chỉ trụ sở của công ty, bạn cần có Hợp đồng thuê nhà trong các trường hợp sau:

  • Địa chỉ trụ sở chính của công ty không rõ rang và không thể hiện được địa chỉ cụ thể;
  • Địa chỉ công ty đặt tại tòa nhà hỗn hợp có nhiều chức năng hoặc Tòa nhà có chức năng kinh doanh văn phòng;
  • Địa chỉ công ty không phải là nơi ở của người thành lập.

Nếu bạn có sổ đỏ hoặc giấy tờ liên quan đến quyền sử dụng đất của địa điểm làm trụ sở công ty thì bạn sẽ không cần cung cấp Hợp đồng thuê nhà.

Đăng ký trụ sở công ty Ba Đình tại văn phòng ảo có an toàn không

Đăng ký trụ sở công ty tại văn phòng ảo có thể có những rủi ro và hạn chế sau:

  • Bạn có thể bị kiểm tra hoặc xử lý nếu không đảm bảo các điều kiện về diện tích, cơ sở vật chất và nhân sự tại địa điểm đăng ký;
  • Bạn có thể gặp khó khăn trong việc mở tài khoản ngân hàng, đăng ký thuế hoặc xin cấp phép kinh doanh một số ngành nghề có điều kiện;
  • Bạn có thể bị mất uy tín và niềm tin của khách hàng, đối tác hoặc nhà cung cấp nếu họ biết bạn không có trụ sở thực sự;

Vì vậy, bạn nên cân nhắc kỹ trước khi quyết định đăng ký trụ sở công ty tại văn phòng ảo.

Thủ tục phát hành hoá đơn VAT sau khi thành lập công ty tại Ba Đình

Thủ tục phát hành hoá đơn VAT sau khi thành lập công ty có thể khác nhau tùy thuộc vào loại hóa đơn bạn sử dụng: hóa đơn giấy hay hóa đơn điện tử.

Nếu bạn sử dụng hóa đơn giấy, bạn cần lập và gửi Thông báo phát hành hóa đơn và mẫu hóa đơn cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp trước khi sử dụng.

Nếu bạn sử dụng hóa đơn điện tử, bạn cần lập tờ khai đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử gửi Tổng cục Thuế và chờ thông báo chấp nhận hoặc từ chối từ Tổng cục Thuế.

Thủ tục đăng ký tài khoản ngân hàng để đóng thuế online sau khi thành lập doanh nghiệp Ba Đình

Để đăng ký tài khoản ngân hàng để đóng thuế online sau khi mở doanh nghiệp, bạn cần thực hiện các bước sau:

  • Bước 1: Truy cập vào website của Tổng cục thuế tại địa chỉ: https://thuedientu.gdt.gov.vn/, cắm chữ ký số vào máy tính;
  • Bước 2: Chọn mục “Đăng ký tài khoản ngân hàng” và điền các thông tin yêu cầu
  • Bước 3: Chọn ngân hàng bạn muốn sử dụng để nộp thuế và xác nhận thông tin
  • Bước 4: In biên bản xác nhận đăng ký tài khoản ngân hàng và gửi về cơ quan thuế quản lý trực tiếp

Sau khi hoàn thành các bước trên, bạn có thể sử dụng tài khoản ngân hàng của mình để nộp thuế online cho các khoản thuế được xác minh sau khi kê khai, quyết toán.

Thủ tục mua chữ ký số cho doanh nghiệp tại Ba Đình

Để mua chữ ký số cho doanh nghiệp, bạn cần thực hiện các bước sau:

  • Bước 1: Chọn đơn vị cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số uy tín và phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp
  • Bước 2: Chuẩn bị các giấy tờ cần thiết để đăng ký chữ ký số, bao gồm: Giấy phép đăng ký doanh nghiệp (Bản sao y), Chứng minh nhân dân/ Căn cước công dân/ Hộ chiếu của người đại diện theo pháp luật (Bản sao y)
  • Bước 3: Gửi giấy tờ cho đơn vị cung cấp dịch vụ và nhận giấy xác nhận thông tin
  • Bước 4: Thanh toán phí dịch vụ và nhận chữ ký số

Sau khi đăng ký thành công bạn có thể sử dụng chữ ký số để xác thực các giao dịch điện tử của doanh nghiệp trên các nền tảng internet.

Thủ tục đăng ký kê khai thuế điện tử khi thành lập doanh nghiệp tại Ba Đình

Để đăng ký kê khai thuế điện tử, bạn cần thực hiện các bước sau:

  • Bước 1: Đăng ký sử dụng dịch vụ nộp thuế trên website của Tổng cục thuế tại địa chỉ: https://thuedientu.gdt.gov.vn/
  • Bước 2: Đăng ký giao dịch với cơ quan thuế bằng phương thức điện tử bằng cách nộp tờ khai đăng ký giao dịch với cơ quan thuế bằng phương thức điện tử theo mẫu số 01/ĐK-TĐT
  • Bước 3: Liên hệ ngân hàng để đăng ký nộp thuế điện tử và xác nhận thông tin tài khoản ngân hàng

Sau khi hoàn thành các bước trên, bạn có thể kê khai và nộp thuế điện tử trên website của Tổng cục thuế.

Thủ tục kê khai lao động cho công ty thành lập tại Ba Đình

Để kê khai lao động cho công ty tại Ba Đình, bạn cần thực hiện các bước sau:

  • Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ gồm: Tờ khai trình sử dụng lao động (mẫu số 01/TKTSDLĐ) và Bảng danh sách người lao động (mẫu số 02/TKTSDLĐ)
  • Bước 2: Nộp hồ sơ qua mạng tại website của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội Hà Nội hoặc trực tiếp tại Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội quận Ba Đình
  • Bước 3: Nhận kết quả xác nhận thủ tục khai trình thành công gồm 2 bản khai trình sử dụng lao động có chữ ký và đóng mộc xác nhận của Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội quận Ba Đình

Bạn cần lưu ý rằng bạn phải kê khai lao động trong vòng 30 ngày kể từ ngày có biến động về số lượng hoặc chất lượng lao động

Thủ tục đăng ký bảo hiểm cho người lao động trong Doanh nghiệp thành lập mới tại Ba Đình

Để đăng ký bảo hiểm cho người lao động trong công ty, bạn cần thực hiện các bước sau:

  • Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ gồm: Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS) và các giấy tờ chứng minh quyền lợi BHYT cao hơn (nếu có) cho mỗi người lao động
  • Bước 2: Nộp hồ sơ qua mạng tại website của BHXH Việt Nam hoặc trực tiếp tại cơ quan BHXH cấp tỉnh nơi đặt trụ sở chính của công ty
  • Bước 3: Nhận kết quả giải quyết hồ sơ là sổ BHXH và thẻ BHYT cho mỗi người lao động

Bạn cần lưu ý rằng bạn phải đăng ký bảo hiểm cho người lao động trong vòng 30 ngày kể từ ngày có biến động về số lượng hoặc chất lượng lao động

Thủ tục đăng ký kế toán trưởng khi thành lập Doanh nghiệp Ba Đình

Để đăng ký kế toán trưởng cho doanh nghiệp, bạn cần làm như sau:

  • Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ gồm: Bản sao giấy tờ chứng thực cá nhân của kế toán trưởng và Thông báo thay đổi đăng ký kinh doanh theo Mẫu II-1
  • Bước 2: Nộp hồ sơ qua mạng tại website của Sở Kế hoạch và Đầu tư (KHĐT) hoặc trực tiếp tại Sở KHĐT nơi đăng ký kinh doanh
  • Bước 3: Nhận giấy chứng nhận thay đổi đăng ký kinh doanh có ghi thông tin về kế toán trưởng

Theo quy định của Luật Kế toán 2015 và các văn bản hướng dẫn, kế toán trưởng cần có các điều kiện và nhiệm vụ sau:

Điều kiện: Có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ về kế toán; có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp; không bị cấm làm kế toán

Nhiệm vụ: Quản lý hoạt động của bộ phận kế toán; đảm bảo tính hợp pháp trong sổ sách kế toán; lập báo cáo tài chính; tham gia phân tích và dự báo nguồn tài chính

Với nội dung trên, mong rằng chúng tôi đã có thể trợ giúp phần nào trong quá trình giải đáp các khó khăn của khách hàng. Bên cạnh đó, mọi nhu cầu liên quan tới đặt Dịch vụ hoặc thắc mắc, phản hồi, quý khách vui lòng liên hệ Hotline 1900.0191 để được tư vấn. Xin cảm ơn!

Xem thêm:

Thành lập Công ty, dịch vụ thành lập công ty trọn gói tại Cầu Giấy

Thành lập Doanh nghiệp mới tại Cầu Giấy, mở công ty, đăng ký hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn. Chúng tôi cung cấp và hỗ trợ mọi dịch vụ có liên quan tới thủ tục kinh doanh với giá thành rẻ nhất, thời gian nhanh nhất.

Chi phí thành lập Doanh nghiệp mới chỉ 1.000.000đ. Mọi thắc mắc, yêu cầu xin gửi về Hotline 1900.0191 để được hỗ trợ.

Hồ sơ thành lập công ty tại Cầu Giấy

Hồ sơ để thành lập công ty tại quận Cầu Giấy bao gồm:

  • Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
  • Điều lệ công ty.
  • Văn bản ủy quyền (trong trường hợp người nộp hồ sơ không phải người đại diện pháp luật công ty).
  • Danh sách thành viên (Công ty TNHH có 2 thành viên trở lên) hoặc Danh sách cổ đông sáng lập (đối với Công ty cổ phần).
  • Các giấy tờ khác trong trường hợp pháp luật có quy định (ví dụ như Giấy chứng nhận đầu tư đối với doanh nghiệp có vốn nước ngoài,…)

Các bước thực hiện Thủ tục thành lập công ty tại Cầu Giấy

Thủ tục thành lập công ty tại quận Cầu Giấy bao gồm:

  • Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ các thông tin cần thiết để lập hồ sơ thành lập doanh nghiệp.
  • Bước 2: Lựa chọn loại hình doanh nghiệp.
  • Bước 3: Lựa chọn ngành nghề kinh doanh.
  • Bước 4: Đặt tên công ty.
  • Bước 5: Xác định địa chỉ trụ sở công ty.
  • Bước 6: Xác định thành viên/cổ đông góp vốn.
  • Bước 7: Xác định mức vốn điều lệ.
  • Bước 8: Xác định người đại diện pháp luật.
  • Bước 9: Thành viên góp vốn thông qua và ký hồ sơ đăng ký doanh nghiệp.
  • Bước 10: Nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp cho Sở Kế hoạch và Đầu tư.
  • Bước 11: Nhận giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Thời gian hoàn thành quy trình đăng ký thành lập công ty tại Cầu Giấy

Thời gian hoàn thành quy trình đăng ký thành lập công ty phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như độ chuẩn xác, đầy đủ của hồ sơ thành lập công ty, việc tuân thủ đúng thủ tục hành chính và thời gian xử lý của cơ quan đăng ký kinh doanh.

Theo quy định mới nhất, cơ quan đăng ký kinh doanh có trách nhiệm xem xét tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ.

Tuy nhiên, thời gian hoàn thành quy trình đăng ký thành lập công ty thực tế có thể kéo dài khoảng 10 – 15 ngày nếu hồ sơ có các vấn đề phát sinh nhưng được sửa kịp thời, liên tục.

Công ty Luật LVN cung cấp dịch vụ Thành lập Doanh nghiệp mới tại Cầu Giấy như thế nào

Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Đăng ký kinh doanh trong và ngoài nước cùng với hệ thống chi nhánh khắp các tỉnh thành, chúng tôi có thể cung cấp dịch vụ đăng ký kinh doanh cho quý khách hàng một cách nhanh chóng nhất, bên cạnh những hỗ trợ tận tình và hướng dẫn chi tiết.

Chúng tôi sẽ giúp khách hàng loại bỏ được hoàn toàn những rủi ro dễ mắc phải trong thời gian đầu thành lập doanh nghiệp.

Thủ tục đăng ký thành lập Doanh nghiệp ở Cầu Giấy

Thủ tục đăng ký thành lập Doanh nghiệp bao gồm các bước sau:

  • Chuẩn bị hồ sơ đăng ký doanh nghiệp, bao gồm Điều lệ công ty, Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp và các giấy tờ chứng thực cá nhân của người thành lập doanh nghiệp hoặc người được ủy quyền;
  • Nộp hồ sơ trực tiếp tại Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính hoặc qua mạng điện tử trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp;
  • Nhận Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và Mã số thuế trong vòng 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ;

Một số khó khăn khi thành lập doanh nghiệp tại Cầu Giấy

Một số khó khăn khi thành lập doanh nghiệp tại Cầu Giấy thường là:

Khó khăn về nguồn vốn: Doanh nghiệp cần có một nguồn vốn phù hợp và có một khoản dự phòng cho các vấn đề phát sinh. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng cần xin hỗ trợ, cấp vốn từ các tổ chức tài chính hoặc nhà đầu tư.

Khó khăn về nguồn nhân lực: Doanh nghiệp cần tuyển dụng và đào tạo nhân viên có chuyên môn và kỹ năng phù hợp với lĩnh vực kinh doanh. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng cần quản lý và giữ chân nhân viên hiệu quả.

Khó khăn về thị trường: Doanh nghiệp cần nghiên cứu thị trường để xác định đối tượng khách hàng, sản phẩm/dịch vụ, giá cả và chiến lược tiếp thị. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng cần đối mặt với sự cạnh tranh từ các đối thủ khác trong ngành.

Nên đặt trụ sở Công ty Cầu Giấy khi thành lập ở đâu

Để đặt trụ sở công ty, bạn cần lưu ý các quy định sau:

Trụ sở chính của doanh nghiệp là nơi liên lạc và giao dịch của doanh nghiệp tại Việt Nam.

Trụ sở chính phải ở trên lãnh thổ Việt Nam và được xác định rõ 4 cấp đơn vị hành chính (tỉnh/thành phố, quận/huyện, phường/xã, số nhà/đường).

Trụ sở chính phải có số điện thoại, số fax và email (nếu có).

Trụ sở chính không được đặt tại các khu vực bảo vệ an ninh quốc gia hoặc vi phạm quy hoạch xây dựng.

Trụ sở chính có thể đặt tại nhà riêng của người thành lập doanh nghiệp hoặc thuê tại các tòa nhà văn phòng. Tuy nhiên, cần có giấy tờ chứng minh quyền sử dụng nhà và hợp đồng thuê nhà (nếu có).

Trụ sở công ty thành lập ở Cầu Giấy văn phòng giao dịch ở chỗ khác

Theo quy định của Luật doanh nghiệp, trụ sở chính của doanh nghiệp là nơi liên lạc và giao dịch của doanh nghiệp tại Việt Nam. Trụ sở chính phải có địa chỉ xác định rõ ràng và phải ở trên lãnh thổ Việt Nam.

Doanh nghiệp có thể có một hoặc nhiều văn phòng giao dịch tại các địa điểm khác nhau để hỗ trợ hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, văn phòng giao dịch không được coi là trụ sở chính và không được thực hiện các thủ tục hành chính như cấp giấy phép kinh doanh hay đăng ký thuế.

Vì vậy, bạn có thể đặt trụ sở công ty một nơi và văn phòng giao dịch một nơi khác được. Nhưng bạn cần lưu ý các quy định về trụ sở chính đã nêu ở trên.

Phân biệt trụ sở chính với chi nhánh của doanh nghiệp thành lập ở Cầu Giấy

Trụ sở chính và chi nhánh là hai khái niệm khác nhau trong Luật doanh nghiệp. Dưới đây là một số điểm phân biệt chính:

Trụ sở chính là nơi liên lạc và giao dịch của doanh nghiệp tại Việt Nam. Trụ sở chính có địa chỉ xác định rõ ràng và phải ở trên lãnh thổ Việt Nam. Trụ sở chính có thể không diễn ra hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Chi nhánh là một đơn vị thuộc doanh nghiệp, có tư cách pháp nhân hoặc không có tư cách pháp nhân. Chi nhánh được doanh nghiệp giao quyền thực hiện một phần hoặc toàn bộ các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp tại một địa điểm khác so với trụ sở chính. Chi nhánh có con dấu riêng và được cấp giấy phép kinh doanh riêng.

Chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp được coi là thương nhân đúng hay sai

Câu trả lời là sai.

Chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp không phải là thương nhân vì không có khả năng tham gia và chịu trách nhiệm độc lập trong các quan hệ pháp luật mà chỉ là đơn vị phụ thuộc của thương nhân.

Thương nhân là cá nhân hoặc tổ chức có tư cách pháp nhân tham gia vào các hoạt động kinh doanh một cách thường xuyên và có khả năng chịu trách nhiệm về các hoạt động kinh doanh của mình.

Trường đại học thành lập tại Cầu Giấy có phải là thương nhân không

Câu trả lời là không.

Trường đại học không phải là thương nhân vì không đáp ứng các điều kiện để được coi là thương nhân theo quy định của Luật thương mại 2005. Theo luật này, thương nhân bao gồm tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh.

Trường đại học là một loại hình giáo dục được quy định bởi Luật giáo dục đại học và không có chức năng kinh doanh. Một số trường đại học có thể có các hoạt động liên quan tới kinh tế nhưng không phải là hoạt động chính của trường.

Tất cả thương nhân đều chịu trách nhiệm hữu hạn

Câu trả lời là không.

Không phải tất cả thương nhân đều chịu trách nhiệm hữu hạn. Trách nhiệm hữu hạn là trách nhiệm tài sản của thương nhân bị giới hạn trong phạm vi vốn điều lệ hoặc số vốn góp của thương nhân.

Thương nhân có thể chịu trách nhiệm hữu hạn hoặc vô hạn tùy thuộc vào loại hình doanh nghiệp mà thương nhân thành lập.

Thương nhân chịu trách nhiệm vô hạn khi thành lập công ty TNHH một thành viên hoặc công ty TNHH hai thành viên trở lên. Thương nhân chịu trách nhiệm hữu hạn khi thành lập công ty cổ phần, công ty TNHH một thành viên có chủ sở hữu là tổ chức kinh tế hoặc cá nhân hoạt động thương mại độc lập.

Hộ kinh doanh thành lập ở Cầu Giấy có phải là thương nhân không

Câu trả lời là có.

Hộ kinh doanh có thể được xem là thương nhân nếu đáp ứng các điều kiện sau: được thành lập hợp pháp, hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh.

Tuy nhiên, hộ kinh doanh không phải là doanh nghiệp vì không thuộc các loại hình doanh nghiệp được quy định bởi Luật doanh nghiệp, hộ kinh doanh là một loại hình chủ thể kinh doanh khác.

Theo luật thương mại 2005, thương nhân gồm những ai

Theo Luật thương mại 2005, thương nhân gồm có tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp và cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh.

Tổ chức kinh tế bao gồm các doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, hợp tác xã và các loại hình khác. Cá nhân hoạt động thương mại là cá nhân từ đủ 18 tuổi trở lên và không thuộc các trường hợp pháp luật cấm kinh doanh.

Kê khai thuế môn bài cho văn phòng đại diện thành lập ở Cầu Giấy

Để kê khai thuế môn bài cho văn phòng đại diện khác tỉnh, bạn cần làm những bước sau:

  • Bạn cần tra cứu các thông tin cơ bản của văn phòng đại diện như mã số thuế, tên, địa chỉ, mã tỉnh, mã quận huyện.
  • Bạn cần lập tờ khai thuế môn bài trên mẫu 01/LPMB và giấy nộp tiền trên mẫu 06/GNT
  • Bạn cần nộp hồ sơ khai lệ phí môn bài tại cơ quan thuế quản lý trực tiếp của văn phòng đại diện nơi đăng ký hoạt động
  • Mức tiền thuế lệ phí môn bài phải nộp là 1.000.000 đồng/năm. Nếu văn phòng đại diện được thành lập vào 6 tháng đầu năm (từ ngày 1/1 – 30/6) thì năm đầu nộp mức lệ phí môn bài cả năm. Nếu được thành lập vào 6 tháng cuối năm (từ ngày 1/7 – 31/12) thì năm đầu chỉ nộp một nửa mức lệ phí môn bài.

Xem thêm:

Thành lập Công ty, dịch vụ thành lập công ty trọn gói tại Hai Bà Trưng, Hà Nội

Dịch vụ thành lập Doanh nghiệp tại quận Hai Bà Trưng chỉ với 1.000.000đ, dịch vụ hỗ trợ nhanh chóng, đơn giản, dễ dàng 24/7.

Hồ sơ thành lập công ty tại Hai Bà Trưng

Hồ sơ để thành lập công ty tại quận Hai Bà Trưng bao gồm:

  • Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
  • Điều lệ công ty.
  • Văn bản ủy quyền (trong trường hợp người nộp hồ sơ không phải người đại diện pháp luật công ty).
  • Danh sách thành viên (Công ty TNHH có 2 thành viên trở lên) hoặc Danh sách cổ đông sáng lập (đối với Công ty cổ phần).
  • Các giấy tờ khác trong trường hợp pháp luật có quy định (ví dụ như Giấy chứng nhận đầu tư đối với doanh nghiệp có vốn nước ngoài,…)

Các bước thực hiện Thủ tục thành lập công ty tại Hai Bà Trưng

Thủ tục thành lập công ty tại quận Hai Bà Trưng bao gồm:

  • Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ các thông tin cần thiết để lập hồ sơ thành lập doanh nghiệp.
  • Bước 2: Lựa chọn loại hình doanh nghiệp.
  • Bước 3: Lựa chọn ngành nghề kinh doanh.
  • Bước 4: Đặt tên công ty.
  • Bước 5: Xác định địa chỉ trụ sở công ty.
  • Bước 6: Xác định thành viên/cổ đông góp vốn.
  • Bước 7: Xác định mức vốn điều lệ.
  • Bước 8: Xác định người đại diện pháp luật.
  • Bước 9: Thành viên góp vốn thông qua và ký hồ sơ đăng ký doanh nghiệp.
  • Bước 10: Nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp cho Sở Kế hoạch và Đầu tư.
  • Bước 11: Nhận giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Thời gian hoàn thành quy trình đăng ký thành lập công ty tại Hai Bà Trưng

Thời gian hoàn thành quy trình đăng ký thành lập công ty phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như độ chuẩn xác, đầy đủ của hồ sơ thành lập công ty, việc tuân thủ đúng thủ tục hành chính và thời gian xử lý của cơ quan đăng ký kinh doanh.

Theo quy định mới nhất, cơ quan đăng ký kinh doanh có trách nhiệm xem xét tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ.

Tuy nhiên, thời gian hoàn thành quy trình đăng ký thành lập công ty thực tế có thể kéo dài khoảng 10 – 15 ngày nếu hồ sơ có các vấn đề phát sinh nhưng được sửa kịp thời, liên tục.

Công ty Luật LVN cung cấp dịch vụ thành lập Doanh nghiệp mới tại Hai Bà Trưng với phí bao nhiêu

Chúng tôi cung cấp dịch vụ thành lập Doanh nghiệp mới trọn gói và cam kết các tiêu chí theo lựa chọn gói dịch vụ của khách hàng. Các Dịch vụ với chi phí trọn gói là không phát sinh thu, không kéo dài thời gian và không tạo lập các tài liệu nhiều lần, tư vấn đầy đủ, chi tiết xung quanh lĩnh vực kinh doanh của khách hàng, lựa chọn ngành nghề, mức vốn phù hợp.

Ngoài ra, chúng tôi còn hỗ trợ các gói dịch vụ tư vấn thuế, tư vấn kế toán, tư vấn thường xuyên và tư vấn nội bộ doanh nghiệp, hỗ trợ hoàn thành các chi phí hồ sơ kê khai nếu có, khắc phục các vấn đề của giám đốc, chủ doanh nghiệp với doanh nghiệp cũ lâu không hoạt động hoặc các khoản nợ, phạt thuế, phạt hành chính có liên quan.

Khó khăn trong kinh doanh năm 2023 khi thành lập Doanh nghiệp Hai Bà Trưng

Theo các chuyên gia kinh tế, bước sang năm 2023, các doanh nghiệp (DN) trong nước sẽ tiếp tục gặp nhiều khó khăn do thị trường quốc tế có nhiều diễn biến không thuận lợi, xu hướng bảo hộ thương mại tiếp tục gia tăng, tác động của cuộc chiến Nga – Ukraine vẫn còn rất lớn.

Tuy nhiên, các doanh nghiệp có thể đối mặt với những khó khăn này bằng cách tìm kiếm các cơ hội mới, tăng cường năng lực cạnh tranh, đầu tư vào nghiên cứu và phát triển, tăng cường quản trị và tài chính.

Phương pháp hiệu quả nhất hiện nay là mở rộng quỹ khách hàng, tiếp cận thêm các khách hàng mới. Để tìm kiếm khách hàng hiệu quả, bạn có thể tham khảo một số cách sau đây:

  • Lập kế hoạch tìm kiếm khách hàng, sử dụng hiệu quả danh sách khách hàng cũ;
  • Tận dụng các mối quan hệ cá nhân
  • Sử dụng các kênh truyền thông xã hội như Zalo, Facebook để tìm kiếm khách hàng
  • Tham gia các sự kiện offline, hội chợ, triển lãm
  • Sử dụng email marketing để thu hút khách hàng tiềm năng
  • Quảng cáo Google Adwords
  • Tiếp cận khách hàng tiềm năng qua các cuộc gọi ấm

Thành lập Công ty Hai Bà Trưng không có nhân viên được không

Hiện nay, không có quy định nào về việc cấm các công ty không có nhân viên được đăng ký hay hoạt động, vì thế, việc công ty không có nhân viên vẫn sẽ được thực hiện thành lâp bình thường.

Tuy nhiên, việc không có nhân viên sẽ làm cho công ty của bạn gặp phải một số thiệt thòi khi không thể khấu trừ các chi phí lương khi tiến hành quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp cuối năm hoặc các loại thủ tục khác có liên quan điển hình như đấu thầu, dự thầu, thể hiện hồ sơ năng lực.

Khi nào doanh nghiệp phải quyết toán thuế khi thành lập tại quận Hai Bà Trưng

Theo quy định tại khoản 2 Điều 44 Luật quản lý thuế 2019, doanh nghiệp có thể quyết toán thuế một năm một lần. Thời gian quyết toán thuế được quy định là doanh nghiệp có thể quyết toán chậm nhất là ngày 31/3 của năm sau năm dương lịch hoặc theo năm tài chính của doanh nghiệp.

Các trường hợp thành lập công ty Hai Bà Trưng không phải quyết toán thuế TNDN

Các trường hợp không phải quyết toán thuế TNDN bao gồm:

  • Chuyển đổi loại hình doanh nghiệp: Chuyển công ty TNHH một thành viên sang công ty TNHH hai thành viên, Chuyển công ty TNHH hai thành viên sang công ty cổ phần và ngược lại.
  • Doanh nghiệp mới thành lập trong năm tính thuế.
  • Doanh nghiệp chuyển đổi từ hình thức kinh doanh cá thể sang hình thức kinh doanh tổ chức trong năm tính thuế.
  • Doanh nghiệp chuyển đổi từ hình thức kinh doanh tổ chức sang hình thức kinh doanh cá thể trong năm tính thuế.
  • Doanh nghiệp chuyển đổi từ hình thức kinh doanh tổ chức sang hình thức kinh doanh hợp danh trong năm tính thuế.
  • Doanh nghiệp chuyển đổi từ hình thức kinh doanh hợp danh sang hình thức kinh doanh tổ chức trong năm tính thuế.
  • Doanh nghiệp chuyển đổi từ hình thức kinh doanh cá thể sang hình thức kinh doanh hợp danh trong năm tính thuế.
  • Doanh nghiệp chuyển đổi từ hình thức kinh doanh hợp danh sang hình thức kinh doanh cá thể trong năm tính thuế.
  • Doanh nghiệp chuyển đổi từ hình thức kinh doanh cá thể sang hình thức kinh doanh tổ chức hoặc hợp danh và ngược lại trong năm tính thuế.
  • Doanh nghiệp chuyển đổi từ hình thức kinh doanh tổ chức sang hình thức kinh doanh cá thể hoặc hợp danh và ngược lại trong năm tính thuế.

Các trường hợp doanh nghiệp thành lập tại Hai Bà Trưng không phải kiểm tra quyết toán thuế

Các trường hợp doanh nghiệp không phải kiểm tra quyết toán thuế bao gồm:

• Doanh nghiệp không phát sinh trả thu nhập, tức là trong năm doanh nghiệp không phát sinh trả tiền lương cho cá nhân làm việc trong doanh nghiệp.

• Doanh nghiệp, tổ chức thuộc diện nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo tỷ lệ phần trăm (%) trên doanh thu bán hàng hóa, dịch vụ theo quy định của pháp luật về thuế Thu nhập doanh nghiệp thực hiện đúng, đủ nghĩa vụ nộp thuế theo quy định của pháp luật về thuế.

• Doanh nghiệp, tổ chức thuộc diện nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo phương pháp khấu trừ chi phí theo quy định của pháp luật về thuế Thu nhập doanh nghiệp thực hiện đúng, đủ nghĩa vụ nộp thuế theo quy định của pháp luật về thuế.

• Doanh nghiệp, tổ chức thuộc diện nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo phương pháp trực tiếp tính thuế theo quy định của pháp luật về thuế Thu nhập doanh nghiệp thực hiện đúng, đủ nghĩa vụ nộp thuế theo quy định của pháp luật về thuế.

• Doanh nghiệp, tổ chức thuộc diện nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo phương pháp kết hợp giữa khấu trừ chi phí và trực tiếp tính thuế theo quy định của pháp luật về thuế Thu nhập doanh nghiệp thực hiện đúng, đủ nghĩa vụ nộp thuế theo quy định của pháp luật về thuế.

Tại sao phải quyết toán thuế TNCN cho doanh nghiệp thành lập tại Hai Bà Trưng

Quyết toán thuế TNCN là việc tính toán số thuế phải nộp của cá nhân đối với thu nhập cá nhân. Các cá nhân có phát sinh thu nhập từ nhiều nguồn khác nhau mà thuộc thu nhập phải chịu thuế thì bắt buộc phải quyết toán thuế TNCN. Việc quyết toán này có thể được làm bởi cá nhân đó hoặc được Tổ chức, doanh nghiệp nơi cá nhân đó đang công tác làm thay.

Truy thu thuế doanh nghiệp thành lập tại Hai Bà Trưng đã giải thể

Theo quy định của pháp luật, các doanh nghiệp giải thể vẫn phải nộp thuế truy thu nếu có vi phạm về thuế trước đó. Tuy nhiên, việc truy thu thuế đối với doanh nghiệp giải thể có thể bị miễn hoặc giảm nếu doanh nghiệp đó đã giải thể trước khi cơ quan thuế phát hiện vi phạm.

Giám đốc doanh nghiệp thành lập ở Hai Bà Trưng bỏ trốn

Nếu giám đốc doanh nghiệp bỏ trốn thì sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, việc xử lý sẽ phụ thuộc vào từng trường hợp cụ thể.

Cơ quan thuế sẽ thực hiện xử lý đối với người bỏ trốn như sau: Có biện pháp kiểm tra, xử lý theo quy định. Ngoài ra, khi chủ doanh nghiệp đã bỏ trốn, mất tích, ngừng kinh doanh nhưng còn nợ thuế thì cơ quan nhà nước sẽ áp dụng tới biện các biện pháp cưỡng chế.

Doanh nghiệp Hai Bà Trưng bỏ địa chỉ kinh doanh

Khi doanh nghiệp bỏ địa chỉ kinh doanh, cơ quan thuế sẽ xác minh tình trạng hoạt động của người nộp thuế tại địa chỉ đã đăng ký và xử lý theo quy định.

Doanh nghiệp không thể xác minh tình trạng hoạt động sẽ bị tạm khoá mã số thuế và các hoạt động hoá đơn trong một thời hạn nhất định.

Quy trình xác minh địa chỉ kinh doanh Công ty thành lập tại quận Hai Bà Trưng

Theo quy định tại Thông tư 95/2016/TT-BTC, cơ quan thuế hoàn thành xác minh thực tế hoạt động của người nộp thuế tại địa chỉ đã đăng ký trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày phát sinh các trường hợp phải thực hiện xác minh.

Cơ quan thuế sẽ thực hiện xác minh tình trạng hoạt động của người nộp thuế tại địa chỉ đã đăng ký và lập Biên bản xác minh tình trạng hoạt động của người nộp thuế tại địa chỉ đã đăng ký theo hồ sơ đề nghị khôi phục mã số thuế của người nộp thuế.

Bỏ công ty được thành lập tại Hai Bà Trưng không đóng thuế

Việc đóng trễ hoặc không đóng Thuế đối với Danh nghiệp đã được cấp Giấy Phép Kinh Doanh có thể dẫn đến mức phạt hành chính rất lớn, bởi mức phạt được tính luỹ thừa dựa trên số ngày nộp chậm, ngoài ra còn cộng thêm lãi suất ngân hàng nếu có. Rủi ro lớn nhất sẽ là doanh nghiệp bị chặn mã số thuế hoàn toàn và chủ doanh nghiệp, giám đốc sẽ bị đưa vào danh sách hạn chế và bị áp dụng một số chế tài như tạm hoãn xuất cảnh, hạn chế chuyển nhượng tài sản, trích thu tài sản.

Thành lập nhiều công ty ở quận Hai Bà Trưng để trốn thuế

Việc thành lập nhiều công ty để trốn thuế là hành vi vi phạm pháp luật và có thể bị phạt từ 1,5 lần số tiền thuế trốn lên đến 5 lần số tiền thuế trốn hoặc bị tù từ 6 tháng đến 3 năm.

Lách thuế khi mở công ty ở Hai Bà Trưng là gì

Lách thuế là hành vi vi phạm pháp luật, bằng kỹ năng, sự hiểu biết hay kinh nghiệm của cá nhân để hạn tránh né những nghĩa vụ bắt buộc về thuế, từ đó dẫn tới việc không đóng thuế hoặc đóng thuế không đúng mức pháp luật quy định.

Thành lập Doanh nghiệp Hai Bà Trưng không phát sinh doanh thu có phải nộp báo cáo tài chính không

Theo thông tư số 200/2014/TT-BTC của Bộ Tài chính, các doanh nghiệp không phát sinh doanh thu trong kỳ kế toán vẫn phải thực hiện nộp báo cáo tài chính.

Các doanh nghiệp tại Hai Bà Trưng cũng không ngoại lệ trong quy định này.

Không có doanh thu doanh nghiệp thành lập tại Hai Bà Trưng có được trích khấu hao

Trích khấu hao là một phương pháp kế toán được sử dụng để phân bổ chi phí của một tài sản vật chất hoặc vật lý trong suốt thời gian sử dụng của nó. Doanh nghiệp có thể trích khấu hao một tài sản mặc dù đơn vị không có doanh thu phát sinh dựa theo các báo cáo đã kê khai trong thời gian đó.

Xem thêm:

Truyền thông quốc tế – Đặc điểm, chính sách đối ngoại của Việt Nam, xu thế nghiên cứu

Truyền thông quốc tế, một vài nét lý luận về Đặc điểm, chính sách, xu thế nghiên cứu. Bài tiểu luận nhằm mục đích nghiên cứu về 3 vấn đề chính: 

  • Truyền thông quốc tế giai đoạn Chiến tranh Lạnh đến nay; 
  • Chính sách truyền thông đối ngoại của Việt Nam: 
  • Xu thế nghiên cứu Truyền thông quốc tế như một ngành khoa học. 

Trong thế kỷ XXI, hoạt động thông tin không giới hạn trong khuôn khổ quốc gia dân tộc mà được trao đổi một cách có tổ chức giữa các quốc gia. 

Truyền thông quốc tế như một dòng chảy độc lập và diễn ra trong bối cảnh kiểm soát nghiêm ngặt hơn truyền thông nội bộ. Thời kỳ đối đầu gay cấn nhất, truyền thông quốc tế không biến mất mà ngược lại còn phát triển mạnh mẽ hơn, đồng thời là một lực lượng trung tâm, ngay cả khi nó không xuất hiện trong một hình thức trực tiếp. Ví dụ, tác động của phim ảnh hay văn hóa đại chúng. 

Nhận thức đúng về TTQT, có một chiến lược phát triển bài bản về TTQT sẽ đưa TTQT trở thành lĩnh vực hữu hiệu để trao đổi thông tin giữa các quốc gia, dân tộc, văn hóa hoặc các nhóm người, các cộng đồng, kể cả ở cấp quốc tế và ở cấp độ trong nước. Mối quan hệ này có ý nghĩa quan trọng và to lớn trong quá trình xây dựng đất nước và tạo ra bản sắc văn hóa riêng biệt. Với phần lớn các vấn đề trong lĩnh vực quan hệ quốc tế, kiểm soát vũ khí và chi tiêu quân sự, các vấn đề địa chính trị, chính sách đối ngoại,.. thì thông tin đóng một vai trò rất quan trọng, vì vậy TTQT càng đáng được lưu tâm và coi trọng. 

Để có những bước tiến mới trong việc lý giải các vấn đề đặt ra, chúng ta cần tiếp tục nghiên cứu và tổng kết để có những cơ sở khoa học hơn nữa trong ngành truyền thông quốc tế. 

CHƯƠNG I : ĐẶC ĐIỂM CỦA TRUYỀN THÔNG QUỐC TẾ TỪ GIAI ĐOẠN CHIẾN TRANH LẠNH CHO ĐẾN NAY 

1. Giai đoạn Chiến tranh Lạnh : 

Chiến tranh thế giới lần thứ hai kết thúc, giữa bối cảnh một Châu Âu bị tàn phá và suy yếu trong hệ thống quốc tế với vai trò lu mờ của Anh, Pháp và một nước Đức đổ nát trên bờ vực bị chia cắt; Nhật Bản đầu hàng và chịu kiểm soát quốc tế về quân sự; Ý được kiến tạo lại nhà nước và thể chế dân chủ. 

Trong khi đó, Mỹ và Liên Xô nổi lên với vai trò là siêu cường thế giới, giàu có và hùng mạnh. Cả hai quốc gia này nhanh chóng nắm quyền chi phối toàn bộ hệ thống chính trị quốc tế1. Tuyên truyền thông qua truyền thông trong Chiến tranh lạnh đã được ưu tiên đến mức tối đa với ba lý do chính2

Thứ nhất, truyền thông là các kênh không chỉ truyền tải thông tin, mà còn nhân rộng các ý tưởng, hình mẫu thông qua nhiều mô hình và hình thức khác nhau. Nói cách khác, tuyên truyền là một vectơ mang ý thức hệ, thuyết phục bằng ý tưởng, phi bạo lực, song cũng hiệu quả như thuyết phục bằng vũ lực; – Thứ hai, thông tin mang tính phi vật chất và dễ thẩm thấu, hòa lẫn, không biết đến biên giới và giới hạn, có thể len lỏi khắp nơi cả về phạm vi địa lý lẫn xã hội, giữa các tầng lớp công chúng, từ nước này qua nước kia mà khó có khả năng ngăn chặn; 

Thứ ba, thông qua các chương trình truyền thông, nhất là các chương trình trên đài phát thanh có tính chất giải trí, các quốc gia dễ che đậy mục đích tuyên truyền, gây ảnh hưởng đến công chúng nước ngoài. 

Bước vào Chiến tranh lạnh, cả hai siêu cường đều tin vào mô hình xã hội và hệ tư tưởng mà mình theo đuổi và quyết tâm giành thắng lợi. Nhưng, triết lý tuyên truyền được lựa chọn không giống nhau. Mỹ xây dựng tuyên truyền thành khoa học, Liên Xô sử dụng tuyên truyền như một nghệ thuật. Nhìn chung, một trật tự thế giới đã được hình thành sau thế chiến II, đó là trật tự thế giới của Chiến tranh Lạnh với hai hệ quan điểm: – Chủ nghĩa cộng sản; 

– Chủ nghĩa tư bản 

Tuyên truyền của Liên Xô : 

Trong những năm tháng của Chiến tranh Lạnh, Liên Xô đã thành lập Ủy ban Thông tin Cộng sản nhằm tổ chức tuyên truyền trên toàn thế giới. 

TASS (Telegraphone Agenstvo Sovietskovo Saiutza) là nguồn tin chính của cả khối Đông Âu và cả những nước thuộc thế giới thứ ba lúc bấy giờ. 

Trọng tâm của chính sách tuyên truyền Xô Viết đưa ra là cuộc đối đầu ý thức hệ giữa chủ nghĩa cộng sản và chủ nghĩa đế quốc. Đối tượng tuyên truyền là quần chúng nhân dân thuộc các nước thuộc địa cũ thuộc thế giới thứ ba và tầng lớp nhân dân lao động tại các nước tư bản phát triển. 

Đến cuối những năm 1960, Đài phát thanh Moscow vẫn là đài phát quốc tế lớn nhất thế giới với lượng phát sóng và phổ bao phủ lớn gấp nhiều lần so với Hoa Kỳ. Nếu so sánh thời lượng phát sóng ra bên ngoài của nước Mỹ thì cũng gần như tương đương ( 3 đài chính VOA, Radio Liberty, Radio Free Europe ) tăng từ 497 giờ/ tuần lên đến 2060 giờ/ tuần kể từ 1950 – 1973. 

Phê phán “ chủ nghĩa xét lại” của Liên Xô, Trung Quốc đã vươn lên trở thành cường quốc đứng thứ 3 thế giới về phát thanh hải ngoại, tuyên truyền chế độ cộng sản của Mao Trạch Đông. 

Tuy nhiên, bất chấp mạng lưới truyền thông của Liên Xô có hùng mạnh đến đâu thì các đài phát và trụ sở báo chí ( lấy tin ) lại rất hiếm khi đặt ở nước ngoài – trừ Habana Radio ( Cuba ). Bởi vậy, Liên Xô thường gặp vấn đề bị nhiễu sóng và phá sóng; trong khi đó lại không thường xuyên xảy ra đối với hệ thống radio của phương Tây. 

Tuyên truyền của Hoa Kỳ: 

VOA là một bộ phận không thể tách rời của nền ngoại giao Hoa Kỳ thời kì Chiến tranh thế giới lần thứ II và suốt cả thời gian chiến tranh lạnh. VOA, RL, RFE và American Forces Network (AFN) đều do nhà nước tài trợ nhưng VOA là cơ quan ngôn luận chính thức của Hoa Kỳ và có trách nhiệm về phát ngôn, sử dụng quan điểm của ban biên tập của đài ,trong khi BBC World Service sử dụng các nguồn và các quan điểm bình luận khác nhau. Do đó, giới phân tích cho rằng, quan điểm hạn hẹp và không thật đáng tin cậy với tư cách là một thực thể truyền thông quốc tế. 

Cuộc vận động của VOA ủng hộ Tổng thống Truman sau sự kiện chiến tranh Triều Tiên năm 1950 đã làm tăng nhu cầu sử dụng radio với tư cách công cụ tuyên truyền ( ở Mỹ ). Đây là cuộc tập dượt về phương tiện truyền thông radio lớn nhất với hàng triệu cuộc phỏng vấn trực tiếp lên sóng để nước Mỹ thử nghiệm nhân rộng các cuộc xung đột kế tiếp diễn ra ở châu Phi, châu Á và Mỹ La tinh. 

Năm 1951, Tổng thống Truman xây dựng hẳn một Ban Tâm lý chiến trực thuộc Uỷ ban An ninh Quốc gia Hoa Kỳ nhằm thiết kế các chương trình và tư vấn cho các hoạt động tuyên truyền quốc tế chống cộng sản. 

VOA điều phối mạng truyền thông toàn cầu của Hoa Kỳ, nó có các trạm phát thanh ở khắp nơi để tuyên truyền ý tưởng về cái gọi là “ lối sống Mỹ” cho thính giả quốc tế. Những trạm chính yếu của mạng lưới này chịu sự kiểm soát của Washington ( trạm ở Bangkok là cho khu vực Đông Nam Á; trạm Poro và Tinnang ở Philippines là cho khu vực Trung Quốc, Đông Nam Á; trạm Colombo cho khu vực Nam Á; Tangier ở Morocco cho khu vực Bắc Phi; trạm Rhodes ở Hy Lạp là cho khu vực Trung Đông ..), các trạm tương tự như vậy mọc lên như nấm và chúng thực thi một chiến lược tuyên truyền toàn cầu của Mỹ. Việc đặt các trạm phát thanh sao cho sóng mạnh và không bị nhiễu, do đó thường nằm sát khu vực đối tượng tuyên truyền. Trong nhiều trường hợp, chúng có thể là những đài phát chuyển tiếp hoặc bí mật. 

Tranh giành ảnh hưởng đối với thế giới thứ ba: 

Một cuộc chiến chính yêu khác nhằm chinh phục “trái tim và khối óc” của nhân dân trong thời kỳ chiến tranh lạnh diễn ra ở địa bàn thuộc thế giới thứ ba, nơi xuất hiện hàng loạt quốc gia thoát khỏi chế độ thuộc địa. Khi đó, Liên Xô đã nhận thức được rằng, bản chất của phong trào thuộc địa là phản kháng và chống lại phương Tây, đó cũng chính là cơ hội tốt để tuyên truyền chủ nghĩa cộng sản. 

Nhằm tranh giành ảnh hưởng với làn sóng chủ nghĩa cộng sản của Liên Xô, các đài Mỹ, Pháp.. cũng phủ sóng mạnh mẽ ở khu vực châu Phi và Trung Đông. Đáng chú ý là cuộc chiến tranh ở Việt Nam đã làm cho Mỹ đầu tư đáng kể vào mạng lưới phát thanh ở Đông Nam Á với các trụ sở đặt tại Thái Lan, Philippines 

Với nguồn cung cấp năng lượng – dầu mỏ cho nền kinh tế thế giới; thêm vào đó, các chế độ chính trị ở khu vực này có xu hướng tôn giáo và bảo thủ nên khu vực Trung Đông cũng rất được phương Tây quan tâm trong thời kì chiến tranh lạnh. Ở khu vực Mỹ Latinh, Mỹ cũng tăng cường mạng lưới tuyên truyền qua sóng phát thanh sau cuộc cách mạng vô sản Cuba năm 1959, nhằm ngăn chặn làn sóng ý thức hệ cộng sản lan tỏa ở khu vực này. 

Tuy nhiên, các nước phương Tây không chỉ hướng tuyên truyền vào mục tiêu ý thức hệ mà còn quan tâm đến các mục tiêu khác như kinh tế và văn hóa. Các đài phát thanh phương Tây cũng đưa được một lượng thông tin lớn và phong phú trên nhiều lĩnh vực cho dân chúng thuộc thế giới thứ ba. 

Nhu cầu về một trật tự truyền thông quốc tế mới : 

Trước sự tranh giành ảnh hưởng của hai luồng ý thức hệ, các nước thuộc thế giới thứ ba đã lựa chọn thái độ trung lập để tranh thủ phát triển và phong trào Không liên kết (NAM) đã ra đời. Việc hình thành khối các nước không liên kết này đã làm chuyển dịch đáng kể chiến lược truyền thông quốc tế. Bản đồ truyền 7

thông quốc tế đang từ lưỡng cực “Đông – Tây” bắt đầu có xu hướng chuyển thành phân hoá theo tuyến “Bắc – Nam” 

Giai đoạn này đã xuất hiện thuật ngữ mới được thảo luận rộng rãi trong giới truyền thông quốc tế: “Trật tự thế giới mới về thông tin và truyền thông” – NWICO/ New World Information and Communication Order). 

Mốc đánh dấu về trật tự mới này là hội nghị 1975 ở Helsinki về an ninh và hợp tác châu Âu với khẩu hiệu “tự do hơn nữa thông tin và phát tán rộng rãi tất cả các loại tin tức”. 

Theo quan điểm của “trật tự mới” này thì “trật tự cũ” đang tạo ra sự bất bình đẳng trong phát triển. Trật tự thông tin cũ hàm chứa mô hình phụ thuộc rất rõ rệt đối với đời sống chính trị, kinh tế, văn hoá của các nước đang phát triển. Nhìn chung, nhu cầu về một trật tự thông tin mới là hết sức cấp thiết và rõ ràng. Nó được thể hiện ở những điểm chính yếu sau: 

i. Sự mất cân bằng về việc sở hữu công nghệ thông tin cũng như sức mạnh tổng hợp về kinh tế, chính trị, quân sự 

ii. Cấu trúc phụ thuộc của cái sau này vào cái đầu tiên được tạo nên bởi xã hội giàu thông tin có được vị thế và quy định các xã hội nghèo thông tin. 

iii. Quá trình lan tỏa thông tin trên toàn cầu không đi theo cấu trúc chiều ngang và các công ty xuyên quốc gia của phương Tây nắm giữ luật lệ các cuộc chơi. 

iv. Thông tin được các phương tiện truyền thông xuyên quốc gia xem như một loại “hàng hóa” và sức mạnh cho phép chúng thiết lập các luật lệ thị trường trên toàn cầu. 

v. Trật tự thông tin hiện hành là một bộ phận không tách rời của hệ thống ứng xử bất bình đẳng quốc tế – một thứ biến thái của chủ nghĩa thực dân mới. 

Như vậy, các tổ hợp truyền thông quốc tế lớn được trang bị thông tin một cách tự động. Ngoài ra, khi thông tin được phương Tây đưa ra thế giới thì nó đã bị thiết định, cắt gọt và chỉnh sửa theo cách nhìn nhận của các tổ hợp truyền thông quốc tế mà không phải quan điểm của chính nước cung cấp thông tin. 

Nhu cầu về một trật tự thông tin quốc tế mới (NWICO) được đặt ra và trở nên mãnh liệt vào những năm 1973-1976. UNESCO đã phải ra tuyên bố năm 1978 về truyền thông đại chúng. Cuối năm đó, Liên Hợp Quốc cũng đã thông qua nghị quyết về NWICO. 

Hệ quả là năm 1977, một Ủy ban nghiên cứu về các vấn đề truyền thông của LHQ đã được thành lập – The MacBride Commission. Năm 1980, Ủy ban này đưa ra 82 khuyến nghị, đáng chú ý là “dân chủ hóa truyền thông” và cũng đưa ra đề nghị: Phải có sự hiện diện của các đại biểu đến từ những giai tầng khác nhau trong xã hội và cơ cấu quản lí truyền thông. 

MacBride Commission cho rằng, tự do thông tin chỉ có đối với những “kẻ mạnh” trong hệ thống truyền thông thế giới, bên cạnh đó cũng chỉ ra rằng, lợi dụng chính sách mở cửa và tự do thông tin, một số tập đoàn và quốc gia đã làm xói mòn sự ổn định xã hội, vi phạm đến chủ quyền và an ninh của các quốc gia khác, quấy rối sự phát triển của quốc gia đó.. 

Với tư cách là những văn bản quốc tế đầu tiên đưa ra cái nhìn toàn diện về những vấn đề của truyền thông quốc tế tuy nhiên các hãng truyền thông lớn như The World Press Freedom Committee, AP, UPI, American Newspaper Publishers Association… đã bày tỏ thái độ không đồng tình trước thái độ chống tư nhân hóa các phương tiện truyền thông và những cáo buộc liên quan đến hiệu ứng tiêu cực của quảng cáo đối với xã hội được nêu ra trong các tài liệu của MacBride Commission. 

Dựa trên các tài liệu này, UNESCO đã tổ chức một hội nghị toàn thể ở Belgrade năm 1980 và thông qua một nghị quyết về “một trật tự truyền thông quốc tế mới” với những nội dung cơ bản sau: 

– Xóa bỏ tình trạng mất cân đối và bất công về thông tin hiện nay; – Xóa bỏ những hiệu ứng tiêu cực do một số dạng độc quyền thông tin gây ra; 

– Dỡ bỏ những rào cản bên trong và bên ngoài đối với quá trình tự do hóa và phát tán ác dòng chảy thông tin và tư tưởng mang tính đối xứng; – Đa nguyên hóa các nguồn và các kênh thông tin; 

– Tự do in ấn và thông tin; 

– Quyền tự do cho các phóng viên và các nhà chuyên môn trong lĩnh vực truyền thông; 

– Thúc đẩy năng lượng truyền thông của các nước phát triển bằng cách tạo thực trạng của họ thông qua việc cung ứng thiết bị, đào tạo nhân sự, nâng cấp hạ tầng, thiết kế thông tin phù hợp với nhu cầu tâm lý; 

– Các nước phát triển cần phải tỏ rõ thiện chí trong việc giúp đỡ thực hiện các mục tiêu trên; 

– Tôn trọng tất cả các đặc thù văn hóa và quyền của các dân tộc trong việc thông tin cho thế giới biết về lợi ích, nguyện vọng và các giá trị văn hóa cũng như xã hội của họ; 

– Tôn trọng quyền của tất cả mọi người tham dự vào quá trình trao đổi thông tin quốc tế trên cơ sở bình đẳng, công bằng và cùng có lợi; – Tôn trọng các quyền của công chúng, các nhóm sắc tộc, xã hội cũng như các cá nhân trong việc tiếp cận các nguồn tin và tham dự tích cực vào quá trình truyền thông. 

Bất đồng quan điểm : 

Các nước phương Tây đứng đầu là Hoa Kỳ coi trật tự thông tin và truyền thông mới là mang “hơi hướng Xô Viết” vì nó thúc đẩy các nước thuộc thế giới thứ ba, kiểm soát truyền thông đại chúng thông qua hệ thống giám sát của nhà nước. Những nước này cho rằng, về lý thuyết, quan điểm của NIWCO là hoàn toàn đi ngược các giá trị tự do của phương Tây và nguyên tắc “dòng chảy tự do thông tin” đã được đề ra trước đó ; NIWCO cũng đã tạo điều kiện cho những kẻ độc tài ở các nước thuộc thế giới thứ ba cái cớ bóp nghẹt tự do truyền thông, đưa ra các hệ thống kiểm duyệt và ngăn chặn các phóng viên nước ngoài bằng các khẩu hiệu như “quyền tự quyết văn hóa”, “chống chủ nghĩa đế quốc truyền thông”.. 

Các thể chế thông tin của phương Tây đã mạnh mẽ đấu tranh chống lại bất cứ sự đổi thay nào trong trật tự thông tin toàn cầu. Điều mà các quốc gia độc tài ở thế giới thứ ba đã không cho phép giới truyền thông thực hiện vì lý do chính trị. 

Sự đổ vỡ của NWICO : 

Những năm 1979 đến cuối những năm 1980 có nhiều biến động lớn trên trường quốc tế: cách mạng Hồi giáo (1979) ở Trung Đông; Nga can thiệp vào Afghanistan.. Tổng thống Hoa Kỳ ở giai đoạn này – Ronald Reagan đưa ra quan điểm về giai đoạn mới của Chiến tranh Lạnh. Đây cũng là thời kì các chính sách của các cường quốc tư bản chủ nghĩa đối với các nước đang phát triển thuộc thế giới thứ ba bây giờ đã chuyển hướng sang trao đổi và khuyến khích thương mại thuộc khu vực tư nhân thay vì viện trợ hay can thiệp quân sự để thúc đẩy phát triển. 

Trong lĩnh vực truyền thông quốc tế, Mỹ tỏ thái độ dứt khoát phản đối NWICO, MacBride Commission và UNESCO nói chung về những chính sách và đường lối mà các thể chế quốc tế này theo đuổi. Luận điểm mà Mỹ đưa ra là MacBride Commission đã trao quyền và tạo điều kiện để các chính phủ của các nước đang phát triển có cớ kiểm soát chặt chẽ hơn các phương tiện truyền thông đại chúng. 

Xu hướng giải điều tiết kinh tế và tư nhân hóa đối với truyền thông nói riêng và với kinh tế nói chung đã thể hiện rất rõ trong chính sách của các phe bảo thủ cầm quyền tại hai cường quốc là Mỹ và Anh. Đến lượt mình, những xu hướng này đã tác động mạnh đến chiều hướng phát triển của truyền thông quốc tế trong giai đoạn những năm 1980. Luận thuyết “các dòng chảy thông tin tự do” lúc này đã được gắn kết chặt chẽ với luận thuyết “thị trường tự do”. 

Đặc biệt, Tổng thống Reagan đã rất chú trọng đến sức mạnh chính trị của truyền thông, khi nêu ra những bài học kinh nghiệm của nước Mỹ về tuyên truyền trong những năm 1950; từ đó nhấn mạnh tính chất công cụ của truyền thông và thể hiện rõ ý định sử dụng truyền thông để truyền bá tư tưởng Mỹ trên khắp thế giới, đồng thời chống lại ý thức hệ của Liên Xô. 

Theo cách đó, ngoại giao công chúng đã được Mỹ thúc đẩy mạnh mẽ và rõ rệt chính là ở giai đoạn này. Ủy ban Thông tin quốc tế (IIC) của Hoa Kỳ đã lên kế hoạch để hỗ trợ các hành động quốc tế của Mỹ gắn với mục tiêu an ninh. Hàng loạt các dự án và chương trình truyền thông của IIC đã ra đời vào giai đoạn này. 

2. Giai đoạn kết thúc Chiến tranh Lạnh đến nay: 

Bức tường Berlin sụp đổ năm 1989, hai năm sau đó là sự tan rã của Đế chế Xô viết, kéo theo sự sụp đổ hàng loạt của hệ thống xã hội chủ nghĩa. Chiến trah Lạnh đã đi đến hồi kết thúc. Bức tranh chính trị thế giới đã đổi thay đáng kể. 

Năm 1989, Truyền hình đã có một ảnh hưởng rất đáng kể đối với sự sụp đổ chính trị ở các nước Đông Âu. Với chủ nghĩa tư bản, văn hóa cùng ý thức hệ của nó đã lan tỏa một cách khá hòa bình ở các nước này. 

Tháng 8 năm 1991, một sự kiện ở Moscow đã làm chấn động dư luận quốc tế vì nó đã đem lại cho các khán thính giả trên thế giới chứng kiến những thời khắc quan trọng nhất trong sự biến động chính trị, không chỉ có ý nghĩa với Liên Xô mà còn với cả sự tiến triển của nền chính trị thế giới – kết thúc chiến tranh Lạnh với sự sụp đổ của Đế chế Xô viết. Từ sau thời điểm này, giới truyền thông của khối Đông Âu đã bước vào kỷ nguyên của tự do thông tin và thị trường truyền thông. 

Trật tự lưỡng cực trên thế giới biến mất – chỉ còn lại một cực chiến thắng (Hoa Kỳ và các đồng minh), do đó cuộc chiến tuyên truyền trên mạng truyền thông quốc tế giữa hai cực cũng đã đi đến hồi kết – tuy nhiên những gì còn lại của hiện thực ấy là sự lãnh đạo của Hoa Kỳ trong truyền thông quốc tế. 

Trong giai đoạn kết thúc cuộc chiến, các đài phát thanh của phương Tây ở châu Âu đã làm việc với công suất như chưa từng bao giờ có trước đó. Hòa đồng với sự tích cực của mạng truyền thông phương Tây là sự mở cửa hệ thống truyền thông nội địa các nước Đông Âu với sự nới lỏng kiểm duyệt của nhà nước đối với tự do ngôn luận. 

Bên cạnh những biến cố và chính sách chính trị, một nguyên nhân khác nữa thúc đẩy sự phát triển của truyền thông quốc tế ở giai đoạn này là sự phát minh và ứng dụng hệ thống truyền tín hiệu trực tiếp từ vệ tinh (DBS); cáp quang; kỹ thuật thông tin số và máy tính. 

Hai đặc điểm cơ bản của truyền thông quốc tế ở giai đoạn này là: Tư nhân hóa – định hướng theo thị trường; và hình thành nên một hạ tầng kỹ thuật cho truyền thông toàn cầu. 

Truyền thông quốc tế phát triển theo hướng tư nhân hóa và được dẫn dắt bởi thị trường hơn là bởi ý chí của các nhà nước . 

Những năm 1990 đã xuất hiện những thay đổi nền tảng trên trường chính trị quốc tế, những thay đổi ấy dẫn đến việc hình thành nên một hệ thống thể chế thương mại quốc tế định hướng cơ sở thị trường. Tình thế đó đã có ảnh hưởng mạnh đến truyền thông quốc tế. 

Truyền thông đang bước từ nhãn quan chính sách “lấy nhà nước làm trung tâm” sang nhãn quan “lấy thị trường làm định hướng”. Theo đó, không phải nhà nước kiểm soát và định hướng truyền thông theo các mục tiêu của nhà nước, trái lại, chính thị trường dẫn dắt định hướng phát triển của cái sau này theo các quy luật khách quan của nó ( chẳng hạn về lợi nhuận, chênh lệch giá cả, cung cầu..) 

Quan điểm này được chấp nhận và thực hiện trước hết là ở các cường quốc, thứ nữa là các thể chế quốc tế đa phương (UNESCO, ITU..). Tuy nhiên, đối với các nước độc tài, các nước kém phát triển, quá trình đó diễn ra khá chậm trễ và đôi khi còn bị cố tình ngưng trệ bởi những lý do chính trị. 

Việc nghiên cứu truyền thông từ giác độ nhà nước dưới hình thái “thông tin đối ngoại” của nước này đối với nước khác (quan hệ chính phủ – chính phủ) vốn rất phổ biến và mang tính truyền thống trước đó, mà ở đó các siêu cường thông tin dần bị thay thế bởi các nghiên cứu về những mạng truyền thông quốc tế ở cấp độ khu vực và toàn cầu, trong đó vai trò của nhà nước chỉ là một trong những tác nhân bên cạnh các tác nhân phi nhà nước như công ty, tổ chức phi chính phủ, các mạng xã hội, thậm chí là Netizen. 

Xu hướng hình thành nên một hạ tầng kỹ thuật cho truyền thông toàn cầu 

Bên cạnh quá trình giải điều tiết và tư nhân hóa, truyền thông cũng bị ảnh hưởng lớn lao đến từ các phát minh khoa học và công nghệ, đặc biệt là quá trình vi tính hóa và công nghệ số. Các tác nhân này đã hình thành nên hệ thống truyền thông vệ tinh. 

Có thể nói, chính nhờ sự tồn tại của một hạ tầng kỹ thuật là hệ thống vệ tinh, truyền thông đang được toàn cầu hóa, vì vậy, ý niệm về truyền thông quốc tế với tư cách là một hiện thực độc lập mới trở nên rõ ràng. 

Thông tin dưới hình thái số hóa thông tin qua các phương tiện truyền thông đến với hệ thống vệ tinh và từ đó phát tán khắp bề mặt trái đất. Đây thật là một cuộc cách mạng về truyền thông mà lịch sử trước đó chưa từng chứng kiến. 

Các nhà nghiên cứu nhìn nhận hạ tầng của truyền thông quốc tế hiện nay từ hai giác độ: “phần cứng” và “phần mềm”. Liên quan đến “phần cứng”, hệ thống này được cấu từ : 

– Mạng vệ tinh toàn cầu; 

– Mạng Internet với nền tảng do Mỹ phát triển và xây dựng;

– Hệ thống các đường truyền, thiết bị công nghệ đi kèm;

– Các chủ thể truyền thông; 

Trong khi đó, “phần mềm” bao gồm: 

– Các luật lệ truyền thông quốc tế ( công ước, hiệp định,..) – Các trình điều khiển chạy trên thiết bị truyền thông; 

– Các dòng thông tin; 

– Văn hóa của các chủ thể tham dự quá trình truyền thông; – Ngôn ngữ giao tiếp; 

– Năng lực kết nối, chia sẻ, phân tích ,.. của cả hai bên 

Truyền thông quốc tế được hình dung như một hiện thực độc lập tương đối trong quan hệ với các chủ thể là nhà nước thì : Quá trình xây dựng phần cứng và phần mềm của truyền thông quốc tế hiện nay diễn ra như thế nào? Ai là người đóng góp và ai có lợi nhất? là những câu hỏi mà các nhà nghiên cứu về truyền thông quốc tế hiện nay đang hướng đến giải đáp. 

CHƯƠNG II : CHÍNH SÁCH THÔNG TIN ĐỐI NGOẠI CỦA VIỆT NAM 

1. Quá trình ra đời và phát triển của chính sách thông tin đối ngoại Việt Nam: 

Chiến lược thông tin đối ngoại Việt Nam là một phần quan trọng trong đường lối đối ngoại của nước ta những năm đổi mới. Sự nhận thức đúng đắn và kịp thời của Đảng về việc cung cấp thông tin đối ngoại đã thực sự là nền tảng để định hướng các hoạt động trong lĩnh vực này. 

Đảng và Chính phủ ta có ban hành nhiều văn bản quan trọng về công tác thông tin đối ngoại như: chỉ thị số 11/CT-TW về “đổi mới và tăng cường công tác thông tin đối ngoại”, Thông báo số 188/TB-TW về công tác thông tin đối ngoại trong tình hình mới , Nghị quyết ĐH IX của Đảng (2001) tiếp tục nhấn mạnh nhiệm vụ tăng cường công tác TTĐN,… Văn bản đầu tiên của Đảng và Nhà nước ta là Chỉ thị số 11/CT-TW của Ban bí thư Trung ương Đảng (1992) về “đổi mới và tăng cường” công tác thông tin đối ngoại. Xét về nguyên nhân khách quan, thời điểm đầu những năm 1990 là thời điểm bất lợi cho chế độ xã hội chủ nghĩa vì một loạt mô hình XHCN ở các nước Đông Âu và Liên Xô sụp đổ dẫn đến phong trào cộng sản, thoái trào, tạo điều kiện cho các lực lượng thù địch chế độ XHCN đẩy mạnh các hoạt động thông tin liên lạc, lừa bịp nhằm chống phá3. Đây là thời điểm vô cùng cần thiết để ta tiến hành thông tin đối ngoại về bản chất tốt đẹp của Nhà nước XHCN. Dù con đường tiến tới CNXH có nhiều khó khăn, thử thách nhưng chúng ta sẽ chứng minh với thế giới rằng Việt Nam đang bắt đầu công cuộc đổi mới và không lùi bước trước bất cứ thử thách nào. 

Ngoài ra đây cũng là lúc chúng ta cần củng cố và xây dựng niềm tin, sự đoàn kết, đồng lòng và ủng hộ trong nhân dân ta đối với sự nghiệp Đổi mới và con đường mà Đảng và Nhà nước đã chọn để không một lực lượng thù địch nào có thể làm chia rẽ sự đoàn kết nội bộ ấy. 

Sau hai cuộc chiến tranh dài chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, Việt Nam đã và đang bắt đầu công cuộc đổi mới trong thập kỉ đầu những năm 1990, Việt Nam không chỉ muốn các nước biết đến hình ảnh Việt Nam với tình thần dung cảm , ý chí kiên cường mà còn ở những khía cạnh khác như sự say mê, cần cù, sáng tạo… trong lao động, sự yêu thương và tinh thần đoàn kết của đồng bào, một Việt Nam thời kỳ đổi mới của sự năng động, của ý chí vươn lên, sẵn sàng cho hội nhập… 

Về những nguyên nhân chủ quan thì chúng ta chưa có sự chỉ đạo thống nhất, sắc bén, kịp thời về công tác TTĐN cũng như không có chính sách, chế độ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ làm công tác TTĐN trong khi phương tiện, cơ sở vật chất kĩ thuật thiếu thốn. Rõ ràng là, công tác TTĐN của Việt Nam vẫn ở tình trạng yếu kém kéo dài cả về lực lượng, nội dung, hình thức thông tin. 

Chỉ thị số 10/CT-TTg ngày 26/04/2000 của Thủ tướng Chính phủ về “tang cường quản lý và đẩy mạnh công tác TTĐN” ra đời sau khi công tác TTĐN đã đạt được một số kết quả khả quan , Nhà nước đã dành ngân sách thích đáng cho TTĐN, đổi mới và hiện đại hóa hệ thống thông tin viễn thông và kết nối mạng Internet, đội ngũ cán bộ, cơ sở vật chất tăng cường, nhận thức của các cấp, các ngành có bước chuyển mới4. Điều này thể hiện sự phù hợp với xu thế vận dụng nguồn sức mạnh mềm trong kỷ nguyên thông tin và toàn cầu hóa của thế giới nhằm góp phần phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước. Tuy nhiên, công tác TTĐN của ta vẫn chưa đáp ứng được những yêu cầu đặt ra của thời đại hội nhập hiện nay nên cần phải “đẩy mạnh” hơn nữa quá trình này. 

Đến Quyết định số 79/2010/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành kèm theo Quy chế quản lý gồm 3 chương, 13 điều đã quy định và phân công trách nhiệm rõ ràng, cụ thể hơn cho các bộ ngành liên quan. Một điểm mới cho Quyết định này là trong phần “Quy định chung” đã chính thức đưa ra khái niệm về thông tin đối ngoại. Thông tin đối ngoại gồm hai chiều: chiều thứ nhất là thông tin về Việt Nam ra thế giới và chiều thứ hai chứa đựng thông tin về thế giới vào Việt Nam. Ngày nay, dường như không có sự phân biệt rạch ròi giữa nội dung thông tin trong nước và quốc tế. Trong nội dung thông tin về tình hình quốc tế có thể hiện thái độ, lập trường, quan điểm của Việt Nam về các vấn đề quan hệ quốc tế hay thể hiện cách ứng xử và giải quyết các vấn đề khu vực và quốc tế cùng quan tâm. Đồng thời, trong nội dung thông tin về tình hình tring nước cũng sẽ có những yếu tố khu vực và quốc tế có liên quan, tác động đến Việt Nam. Quyết định số 16 QĐ/TW ngày 27/12/2001 về thành lập Ban chỉ đạo công tác thông tin đối ngoại, tạo điều kiện cho việc triển khai thực hiện công tác này thống nhất và tập trung hơn. Trong kết luận số 16 – KL/TW ngày 14/02/2012 của Bộ Chính trị về “Chiến lược phát triển thông tin đối ngoại giai đoạn 2011- 2020” cũng chỉ rõ. 

2. Việc nắm vững vai trò và nội dung căn bản của chính sách thông tin đối thoại có ý nghĩa như thế nào? 

Công tác thông tin đối ngoại là một bộ phận quan trọng trong công tác đối ngoại của Đảng và Nhà nước, đồng thời cũng là một phần không thể thiếu trong chiến lược thông tin để phục vụ lợi ích quốc gia, góp phần quan trọng đối với sự nghiệp phát triển của đất nước. Công tác thông tin đối ngoại không chỉ dừng lại trong việc truyền và nhận tin tức một cách thụ động, mà còn bao hàm cả việc phân tích, đánh giá, phát biểu quan điểm và định hướng xử lý về các thông tin liên quan đến những sự kiện trong nước và quốc tế nhằm đạt tới những mục đích cụ thể về đường lối đối nội và đối ngoại của mỗi quốc gia. 

Dưới góc độ pháp lý, Điều 6 Nghị định 72/2015/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý hoạt động thông tin đối ngoại quy định: “Thông tin đối ngoại bao gồm thông tin chính thức về Việt Nam, thông tin quảng bá hình ảnh Việt Nam và thông tin tình hình thế giới vào Việt Nam.” Trong đó, thông tin chính thức về Việt Nam là thông tin về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; thông tin về tình hình Việt Nam trên các lĩnh vực; thông tin về lịch sử Việt Nam và các thông tin khác5. Thông tin quảng bá hình ảnh Việt Nam là thông tin về đất nước, con người, lịch sử văn hóa của dân tộc Việt Nam6. Thông tin tình hình thế giới vào Việt Nam là thông tin về tình hình quốc tế trên các lĩnh vực, về quan hệ giữa Việt nam với các nước và các thông tin khác nhằm thúc đẩy quan hệ chính trị, xã hội, văn hóa, quốc phòng – an ninh giữa Việt Nam với các nước, phục vụ phát triển kinh tế đất nước, thúc đẩy tiến trình hội nhập quốc tế của Việt Nam7. Ngoài ra, thông tin đối ngoại còn bao gồm cả việc cung cấp thông tin giải thích, làm rõ, tức là những tư liệu, tài liệu, hồ sơ, lập luận nhằm giải thích, làm rõ các thông tin sai lệch về việt Nam trên tất cả các lĩnh vực8

Trong quá trình học tập tại Học viện Ngoại giao và nghề nghiệp tương lai, việc nắm vững vai trò và nội dung căn bản của chính sách thông tin đối ngoại sẽ hạn chế những thông tin sai lệch trên lĩnh vực tư tưởng, văn hóa. Bên cạnh đó , còn dễ dàng trong việc phân tích, đánh giá, đưa ra quan điểm và định hướng xử lý về các thông tin liên quan đến những sự kiện trong nước và quốc tế nhằm đạt tới những mục đích cụ thể . 

CHƯƠNG III: SỰ CẦN THIẾT CỦA XU THẾ NGHIÊN CỨU TRUYỀN THÔNG QUỐC TẾ 

Thực tiễn và lý luận luôn song hành và hỗ trợ cho nhau để khám phá một ngành khoa học mới. TTQT cũng như vậy, trong những năm tới, các nhà khoa học và nghiên cứu TTQT tại việt Nam sẽ tập trung nghiên cứu một cách có hệ thống các nguồn thông tin như: 

– Các tin tức và bình luận quốc tế trên các phương tiện truyền thông khác nhau (như các ấn phẩm in ấn, phát thanh, truyền hình và Internet); – Một số nguồn tin (như thông cáo báo chí và báo cáo báo chí, trong đó có nhiều nguồn thông qua truy cập trực tiếp từ Internet); 

– Các hình thức truyền thông trực tiếp của hợp tác quốc tế trong phạm vi mà họ đang mở để quan sát (ví dụ các cuộc tranh luận, các cuộc họp báo: mở cửa cho báo chí và công chúng); 

– Các văn bản hợp tác quốc tế. 

Các nghiên cứu về TTQT tại Việt Nam, gồm: 

i. Nghiên cứu về các bước cơ bản của việc tạo ra một không gian thông tin liên lạc toàn cầu duy nhất; 

ii. Phân tích các chiến lược cho chính sách thông tin đối ngoại của các cường quốc hàng đầu thế giới (Nga, Mỹ, Nhật Bản,..) và các nước khu vực (Trung Quốc, Hàn Quốc,..) 

iii. Phân tích các hoạt động của chính phủ và các phương tiện truyền thông trong lĩnh vực truyền thông quốc tế; 

iv. Xem xét những triển vọng cho sự phát triển của TTQT Việt Nam trong quá trình hình thành một không gian thông tin thống nhất của khu vực và quốc tế; 

v. Nghiên cứu về vấn đề xác định chủ đề của truyền thông toàn cầu và phân tích so sánh của các hoạt động thông tin của các tổ chức này. Mục đích là nghiên cứu về mô hình và đặc điểm của sự hình thành và phát triển của cộng đồng thế giới, từ đó đưa ra chiến lược thông tin phù hợp, phục vụ mục tiêu quốc gia. Đặc biệt chú ý đến chi tiết và phân tích toàn diện các cơ sở của chính sách đối ngoại của nước CHXHCN Việt Nam , vị trí và vai trò của nước ta trong TTQT hiện đại, cũng như xem xét các tính năng chính của các phương tiện truyền thông đại chúng, chính phủ và các cơ quan nhà nước trong lĩnh vực này. 

Truyền thông có ảnh hưởng rất lớn đến mọi vấn đề của xã hội. Truyền thông tác động đến nhận thức của công chúng, từ nhận thức sẽ tác động đến hành động và ứng xử của công chúng. Khi mà một ứng xử của công chúng được lặp đi lặp lại sẽ thành nề nếp, tập quán cuối cùng trở thành những chuẩn mực của xã hội. Nhờ đến truyền thông mà những vấn đề này được xã hội chấp nhận và lan truyền nhanh trong công chúng9

Truyền thông có tác động lớn đến các nhóm đối tượng lớn như sau:

Đối với chính quyền nhà nước: 

– Giúp các cơ quan nhà nước đưa thông tin đến người dân về các chính sách kinh tế, văn hóa xã hội, luật pháp đến với dân chúng, thuyết phục công chúng thay đổi về nhận thức và hành xử đúng pháp luật. Ngoài ra chính phủ cũng nhờ truyền thông để thăm dò lấy ý kiến của dư luận trước khi ban hành các văn bản pháp lý. Nhờ truyền thông mà nhà nước điều chỉnh các chính sách quản lý của mình và tạo ra sự đồng thuận cao trong dân chúng. 

– Truyền thông làm cho chính phủ, những người thừa hành pháp luật được trong sạch và minh bạch hơn, thông qua thông tin phản biện của các đối tượng dân chúng trong xã hội.

Đối với công chúng: 

– Giúp cho người dân cập nhật thông tin kinh tế văn hóa xã hội, pháp luật trong và ngoài nước. Giúp người dân giải trí và học tập về phong cách sống những người xung quanh. Truyền thông ủng hộ cái đẹp và bài trừ cái xấu. Truyền thông đóng vai trò trong việc tạo ra các xu hướng về lối sống, văn hóa, thời trang… 

– Ngoài ra truyền thông còn giúp cho người dân phản hồi, nói lên tiếng nói của mình, bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của mình. 

Đối với nền kinh tế: 

– Nhờ có truyền thông mà doanh nghiệp có thể quảng bá sản phẩm và dịch vụ, giúp cho người mua nhận biết và sử dụng sản phẩm và dịch vụ. Truyền thông cũng tạo ra nhu cầu tiêu dùng sản phẩm và dịch vụ, giúp các công ty tạo ra công ăn việc làm cho nhiều người, giúp kinh tế phát triển. Hơn 90% ngân sách marketing của doanh nghiệp là sử dụng các phương tiện truyền thông để quảng cáo sản phẩm và dịch vụ để thu hút người tiêu dùng nhận biết và sử dụng sản phẩm và dịch vụ của họ; 

– Bản thân truyền thông cũng là một ngành kinh tế quan trọng của một quốc gia, giải quyết công ăn việc làm và tạo ra giá trị cho nền kinh tế; – Truyền thông cũng là công cụ giúp cho người tiêu dùng phản ánh về chất lượng sản phẩm và dịch vụ của các nhà sản xuất. 

Với vai trò quan trọng truyền thông rất lớn đối với xã hội loài người, nghiên cứu truyền thông ra đời để giúp cho truyền thông đóng góp nhiều vai trò tích cực hơn là tiêu cực. Nghiên cứu truyền là các hoạt động nghiên cứu về sự tác động của truyền thông đối với công chúng qua đó các nhà làm truyền thông có sự điều chỉnh về nội dung, hình thức và phương tiện truyền thông để tăng tính hiệu quả của việc sử dụng truyền thông đối với các vấn đề của xã hội.

1900.0191